Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dạy học tích cực trong Hóa học docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.43 KB, 4 trang )

Dạy học tích cực trong Hóa
học
Dạy học tích cực là quá trình dạy học phát huy
được cao độ tính tích cực nhận thức của học
sinh trong hoạt động học tập, nó được dựa trên
cơ sở quan niệm về tính tích cực hóa hoạt động
của hoc sinh và lấy học sinh làm trung tâm của quá trình
học tập. Để đạt được tính tích cực trong dạy học cần phải
đổi mới về “chất” tất cả các quá trình dạy học Hóa học.
Quá trình dạy học Hóa học
Quá trình dạy học Hóa học là một hệ toàn vẹn bao gồm các
thành tố: Mục đích, nội dung dạy học, phương pháp và
phương tiện dạy học, hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động
học của học sinh, hình thức tổ chức dạy học và kết quả của
sự dạy học. Các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ, quan hệ
thống nhất và chi phối lẫn nhau.
Mục đích dạy học xác định nội dung, cấu trúc tiến trình và việc
lựa chọn phương pháp và phương tiện, hình thức tổ chức dạy
học khác nhau.
Theo phương hướng dạy học tích cực cần đảm bảo tính hệ thống
trong việc đổi mới, khai thác các yếu tố tích cực trong các thành
tố của cả quá trình dạy học hóa học. Việc đổi mới cần được thực
hiện từ sự đổi mới mục tiên giáo dục, nội dung dạy học. Khai
thác các yếu tố tích cực trong hoạt động dạy và hoạt động học,
sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học, hình thức tổ chức
dạy học và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh để có được hình ảnh chân thực về kết quả của
quá trình dạy học.
Điểm mới trong đổi mới mục tiêu dạy học
Do yêu cầu phát triển xã hội hướng tới một xã hội tri thức nên
mục tiêu dạy học cũng cần phải được thay đổi để đào tạo ra


những con người đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường lao
động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống. Có khả năng hòa
nhập và cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là có năng lực hành động,
tính sáng tạo, năng động, tính tự lực và trách nhiệm, năng
lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức
hợp và khả năng học tập suốt đời.
Hiện nay, ở nước ta đang tiến hành đổi mới giáo dục, mục tiêu
của các cấp học, bậc học có sự đổi mới tập trung vào việc hình
thành năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực giải
quyết vấn đề, năng lực thích ứng cho học sinh.
Mục tiêu của việc dạy và học Hóa học tập trung nhiều hơn tới
việc hình thành năng lực hành động cho học sinh. Năng lực hành
động là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các
hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc lĩnh vực nghề
nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, có kĩ năng, kĩ
xảo và có kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động. Về cấu
trúc năng lực hành động là sự gặp nhau giữa các năng lực
chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực
cá thể mà tạo thành.
Ngoài những kiến thức, kĩ năng cơ bản mà học sinh cần đạt
được ta cần chú ý nhiều hơn tới việc hình thành các kĩ năng vận
dụng kiến thức, tiến hành nghiên cứu khoa học như:
- Biết quan sát thí nghiệm, phân tích, dự đoán, kết luận, kiểm tra
kết quả và mô tả.
- Phân loại, ghi chép thông tin, đề ra các giả thuyết khoa học,
giải quyết vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ tìm tòi nghiên cứu khoa
học.
- Biết thực hiện một số thí nghiệm hóa học từ đơn giản tới phức
tạp theo hướng độc lập và hoạt động theo nhóm.
- Vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề đơn giản của

cuộc sống có liên quan tới hóa học.
Trong các hoạt động, chú trọng tới việc động viên học sinh từ
phát hiện và giải quyết một cách chủ động, sáng tạo các vấn đề
thực tế có liên quan tới hóa học.
Đổi mới nội dung dạy học
Hiện nay chúng ta đã tiến hành đổi mới nội dung chương trình
và sách giáo khoa ở các cấp học. Chương trình trung học phổ
thông đảm bảo cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức
hóa học phổ thông cơ bản, hiện đại, thiết thực có nâng cao về
Hóa đại cương, Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Phân tích hóa học và
Hóa học với các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường. Các nội
dung cụ thể được thể hiện trong chương trình sách giáo khoa.
Đổi mới hoạt động dạy học của giáo viên
Trong hoạt động dạy của người giáo viên cần chú trọng đến vai
trò thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động của học sinh để
đạt mục tiêu nhằm kích thích hoạt động nhận thức tích cực của
học sinh, dạy học sinh làm việc độc lập, hình thành năng lực
hành động, năng lực giải quyết vấn đề. Các hoạt động của giáo
viên bao gồm:
+ Thiết kế, kế hoạch giờ học bao gồm các hoạt động của học
sinh theo các mục tiêu cụ thể của mỗi bài học hóa học mà học
sinh cần đạt được.
+ Tổ chức các hoạt động trên lớp để học sinh hoạt động cá thể
hay hoạt động theo nhóm như:
- Nêu ra các vấn đề cần tìm hiểu, giúp học sinh hiểu rõ vấn đề.
- Tổ chức các hoạt động tìm tòi, phát hiện tri thức và hình thành
kĩ năng hóa học.
- Vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra.
+ Định hướng, điều chỉnh các hoạt động như:
- Chính xác hóa các kiến thức học sinh thu được qua các hoạt

động học tập: Mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích các kết
luận về bản chất hóa học, các mối liên hệ mà học sinh tìm tòi
được, các khái niệm hóa học mới được hình thành

×