Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thanh Long - Loại Quả Nhiều Công Dụng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.99 KB, 6 trang )

Thanh Long - Loại Quả Nhiều Công
Dụng
Cây thanh long còn gọi là tường liên, tên khoa
học là Hylocereus undatus (Haw) Britt & Rose,
thuộc họ xương rồng (Cataceae), có nguồn gốc
ở các nước Trung và Nam Mỹ, được nhập vào
các nước Đông Nam Á để làm cảnh, làm thực
phẩm và làm thuốc.
Trong cây có chứa chất hentriacontane và
sitosterol. Về mặt dinh dưỡng, trong 100g phần ăn được của thanh long có
chứa: nước 84g, protein 1,4g, lipid 0,4g, glucid 11,8g, cellulose 1,4g,
vitamin C 8mg, một ít vitamin A, chất nhầy.

Vỏ trái thanh long khá dày, chiếm 26% trọng lượng trái, giúp cho việc bảo
quản được lâu, không bị hư thối. Hơn nữa, thanh long ít sâu bệnh nên người
trồng ít sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật.

Thanh long là một món giải khát, tráng miệng rất được ưa chuộng ở các
nước nhiệt đới và một số nước ôn đới. Trái thanh long phải để chín rục ăn
mới ngon, nhưng có người lại thích hương vị chua chua ngọt ngọt khi trái
vừa chín tới.



Theo Đông y, trái thanh long có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng thanh
nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm.

Thân cây thanh long có tác dụng thư cân hoạt lạc (giúp gân cốt co duỗi khỏe
khoắn và làm thông suốt các kinh lạc) và giải độc.

Hoa thanh long có tác dụng bổ phế, trừ ho.



Người ta sử dụng trái thanh long để giải nhiệt, nhuận trường. Đặc biệt, chất
nhầy trong trái thanh long giúp làm giảm cholesterol của thức ăn và muối
mật. Do đó, người mập phì, người có hàm lượng cholesterol huyết áp tăng
cao nên ăn thanh long.

Thanh long còn thích hợp với người bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, táo
bón kinh niên.

Thân cây thanh long gọt bỏ vỏ và gai, rửa thật sạch với nước muối loãng, giã
nát lấy nước bôi hay dùng bã để đắp chữa bỏng lửa, bỏng nước sôi, viêm
tuyến mang tai, đinh nhọt, gãy xương.

Hoa thanh long khi nở có màu trắng đẹp như hoa quỳnh, được dùng chữa
viêm phế quản, viêm hạch bạch huyết thể lao, giải độc rượu. Liều dùng 15-
30g tươi, sắc uống hoặc 10-12g khô sắc uống, hãm trà để uống.



Người ta còn nấu hoa thanh long với thịt heo nạc để làm món xúp bổ dưỡng,
chữa được tình trạng phổi yếu hay bị ho đàm.

Các nhà khoa học ước tính rằng, chỉ cần khoảng 600-700g thanh long đủ
cung cấp lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể, chống được bệnh scorbut và
một số chứng bệnh do thiếu vitamin C.

Trái thanh long còn được dùng để chế biến nhiều món ăn như: gỏi thanh
long, salad thanh long, thanh long xào, thanh long nấu canh cá, cá xốt thanh
long, chè thanh long, nước ép thanh long, sinh tố thanh long, thạch thanh
long…


Người ta đã làm món thạch thanh long có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt,
giúp giảm mỡ, làm đẹp da mặt… như sau:

Nguyên liệu: bột thạch rau câu (agar-agar) 12g, đường trắng 100g, nước cốt
dừa 200ml, thanh long chín xay nhuyễn một cốc 300ml, lá dứa ba cái, nước
sôi để nguội 200ml.

Cách làm: cho nước, bột thạch và lá dứa vào nồi, đun sôi. Nấu cho tới khi
bột thạch hòa tan. Để nhỏ lửa, thêm nước cốt dừa, đường và thanh long vào,
khuấy đều, đun sôi lại rồi tắt bếp. Vớt bỏ lá dứa, đổ hỗn hợp vào khay, để
nguội và cho vào tủ lạnh bảo quản, dùng ăn mát.

Có thể làm món chè thanh long như sau:

Nguyên liệu: thanh long hai trái (nếu có hai màu khác nhau càng tốt), đường
cát trắng 200g, dừa khô nạo sẵn 200g, kem sữa tươi 50 ml, vani một ống,
nước sạch 600ml.

Cách làm: thanh long rửa sạch, lột bỏ vỏ, dùng muỗng múc thành từng viên
tròn. Dừa khô vắt lấy nước cốt, pha chung với kem sữa tươi, quậy đều, cho
vào tủ lạnh, ngăn mát. Đun sôi nước, cho đường vào nấu tan, thêm vani,
quậy đều, để nguội. Xếp khoảng 8-10 viên thanh long vào tô, chan nước
đường, nước đá đập nhuyễn, nước dừa sữa. Dùng ăn giải nhiệt, giải khát rất
tốt.

Những người thường bị lạnh bụng, đi cầu phân lỏng, đầy bụng thì không nên
ăn món này.


×