Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận tốt nghiệp quan điểm của lênin về xuất khẩu tư bản ý nghĩa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.6 KB, 20 trang )

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Chủ đề: Quan điểm của Lênin về xuất khẩu tư bản. Ý nghĩa trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1

NỘI DUNG
I.

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG CỦA V.L.LÊ NIN VỀ
XUẤT KHẨU TƯ BẢN

2

1.

Khái niệm “xuất khẩu tư bản”

2

2.

Bản chất của xuất khẩu tự bản

3



3.

Hình thức của xuất khẩu tự bản

4

4.

Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản

6

II.

Ý NGHĨA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT

8

NAM HIỆN NAY.
Ý nghĩa và tình hình xuất khẩu tư bản đối với xây dựng và
1.

hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

8

nghĩa ở Việt Nam hiện nay
2.


Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay

12

3.

Vận dụng đối với Quân đội và bản thân

15

KẾT LUẬN

18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

19


MỞ ĐẦU
V.I.Lênin (1870 -1924) kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác, đứng
trước những quan điểm, những tư tưởng bảo thủ, làm sai lệch chủ nghĩa Mác
V.I. Lê nin đã đưa ra những quan điểm luận giải bảo vệ và phát triển chủ
nghĩa Mác. Khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản độc quyền, trong tác phẩm "Chủ
nghĩa đến quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản", V.I. Lênin đã xác
định những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền, nghĩa là sự biểu
hiện của sự thống trị của độc quyền trong nền kinh tế của mỗi nước tư bản
chủ nghĩa và cả trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới. Nghiên cứu
những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền Lênin đã làm rõ

những hình thức biểu hiện mới của tư bản tài chính và những biểu hiện mới
của xuất khẩu tự bản trong giai đoạn hiện nay của chủ nghĩa tư bản. Từ sự
phân tích những đặc điểm đó đã làm rõ bản chất và địa vị lịch sử của của chủ
nghĩa tư bản độc quyền. Xuất phát từ vị trí, vai trị quan trọng của xuất khẩu
tư bản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia tôi chọn đề tài:
“Quan điểm của V.I.Lênin về xuất khẩu tư bản. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn”
để nghiên cứu làm đề tài tiểu luận của mình.


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG CỦA V.L.LÊ NIN VỀ
XUẤT KHẨU TƯ BẢN
1. Khái niệm “xuất khẩu tư bản”
Để hiểu vấn đề này, V.I.Lênin đã nhắc lại một loạt những quan điểm lý
luận quan trọng: Trước chủ nghĩa tư bản độc quyền, sự bóc lột thuộc địa chủ
yếu bằng con đường trao đổi không ngang giá trong thương nghiệp (cùng với
sự bóc lột phi kinh tế). Từ khi chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền, chỉ
trong những điều kiện đã được tạo ra, khi sự bóc lột các nước lạc hậu và phụ
thuộc dựa trên việc xuất khẩu tư bản được đặt lên hàng đầu. Xuất khẩu hàng
hóa là đem hàng hóa ra nước ngồi bán đểthực hiện giá trị và giá trị thặng dư
tạo ra trong nước. Xuất khẩu tư bản là đen tư bản ra nước ngồi bóc lột giá trị
thặng dư trực tiếp tại nước nhập khẩu tư bản. Xuất khẩu hàng hóa nhằm bóc
lột thêm lợi nhuận bằng trao đổi còn xuất khẩu tự bản nhằm bóc lột siêu lợi
nhuận độc quyềnbằng cách bành trướng quan hệ sản xuấ ra nước ngoài.
Theo Lênin, điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản cũ trong đó sự cạnh
tranh tự do cịn hồn tồn thống trị, là việc xuất khẩu hàng hố. Cịn điển
hình của chủ nghĩa tư bản mới trong đó các tổ chức độc quyền thống trị là
việc xuất khẩu tư bản. Chủ nghĩa tư bản là nền sản xuất hàng hoá ở mức độ
phát triển cao nhất khi mà chính ngay sức lao động cũng trở thành hàng
hoá. Sự phát triển của trao đổi trong nước và đặc biệt là trên quốc tế là một

đặc điểm tiêu biểu của chủ nghĩa tư bản. Sự phát triển khơng đều và có tính
chất nhảy vọt của các doanh nghiệp khác nhau, của các ngành công nghiệp
khác nhau và của những nước khác nhau là điều không tránh khỏi trong chế
độ tư bản chủ nghĩa.
Theo Lênin, nếu chủ nghĩa tư bản cỏ phát triển được nông nghiệp là
lĩnh vực hiện nay, ở mọi nơi, vẫn còn hết sức lạc hậu so với công nghiệp,
nếu chủ nghĩa tư bản có thể nâng cao được mức sống của quần chúng nhân


dân là những người hiện nay, ở khắp các nước vẫn còn thiếu ăn và nghèo
khổ, mặc dù kỹ thuật phát triển rất nhanh nhưng vẫn khơng thể nào có
chuyện tư bản thửa được. Chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn còn là chủ nghĩa
tư bản, số tự bản thừa vẫn cịn được dùng khơng phải để nâng cao mức
sống của quần chúng trong nước đó, vì thế sẽ đi đến kết quả là làm giảm
bớt lợi nhuận của mọi tư bản mà là để tăng thêm lợi nhuận bằng cách xuất
khẩu tư bản ra nước ngoài vào những nước lạc hậu.
Trong các nước lạc hậu này, lợi nhuận thường cao vị tư bản vẫn cịn ít,
giá đất đai tương đối thấp, tiền công hạ, nguyên liệu rẻ. Sở dĩ có thể xuất khẩu
được tư bản là vì một số nước lạc hậu đã bị lôi cuốn vào quỹ đạo của chủ
nghĩa tư bản thế giới. Sở dĩ cần phải xuất khẩu tư bản là vì trong một số ít
nước chủ nghĩa tư bản đã “quả chín” và tư bản thiếu địa bàn đầu tư “ có lợ”
(trong điều kiện nông nghiệp lạc hậu, quần chúng nghèo khố).
Việc xuất khẩu tư bản ảnh hưởng đến sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản và thúc đẩy hết sức nhanh sự phát triển đó trong những nước đã được đầu
tư. Cho nên nếu trên một mức độ nào đó việc xuất khẩu có thể gây ra một sự
ngưng trệ nào đó trong sự phát triển của các nước xuất khẩu tư bản, thì việc
đó lại làm cho CNTB phát triển rộng và sâu thêm trên tồn thế giới mà thơi.
Các nước xuất khẩu tư bản hầu như bao giờ cũng có khả năng thu
được một số “khoản lợi” nào đó, và tính chất của những khoản lợi này làm
sáng tỏ trưng của thời đại tư bản tài chính và độc quyền. Theo ông, Tư bản

tài chính đã tạo ra thời đại của các tổ chức độc quyền cũng thực hành
những nguyên tắc độc quyền. Việc dùng những “mối liên hệ để ký kết có
lợi đã thay thế cho sự cạnh tranh trên thị trường công khai.
2 Bản chất của xuất khẩu tự bản
Xuất khẩu tự bản là quá trình ăn bán bình phương. Để chứng minh luận
điểm này, VILênin đã xem xét một cách chi tiết khả năng và tính tất yếu của
xuất khẩutư bản. Đầu thế kỷ XX đến nay, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu
và phổ biến. Tình hình đó do những ngun nhân sau đây:


Thứ nhất, tư bản tài chính đã tích lũy được một số tư bản khổng lồ
nhưng nếu đem đầu tư trong nước thì lợi ích bị hạn chế;
Thứ hai, trong thời kỳ độc quyền có những điều kiện thuận lợi cho
xuất khẩu tư bản. Điều kiện đó là, đại đa số các nước đã bị lôi cuốn vào thị
trường quốc tế. Hàng hải phát triển, đường bộ, đường sắt đã được xây dựng
ở các nước thuộc địa.
Như vậy thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền đã tạo ra những điều kiện
và khả năng cho xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu và phổ biến. V.I.Lênin đã
chỉ rõ, tại sao ở các thuộc địa, lợi nhuận của tư bản đầu tư cao hơn đáng kể so
với ở chính quốc: Tư bản “thừa” xuất khẩu chủ yếu sang những nước lạc hậu
vì ở đây tư bản cịn ít, giá ngun liệu, giá ruộng đất, giá cả sức lao động thấp.
Ngoài ra tư bản còn được xuất khẩu sang các nước tư bản phát triển đang
thiếu vốn hoặc bị tàn phá trong chiến tranh. Cịn có những nước vừa nhập
khẩu tư bản vừa xuất khẩu tư bản như Anh, Tây Đức... vừa vay tiền của Mỹ
vừađầu tư tư bản vào Mỹ la tinh, vào châu Phi, châu Á.
3. Hình thức của xuất khẩu tự bản
Xuất khẩu tự bản tồn tại dưới nhiều hình thức, xét theo cách thức đầu
tư được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu: Xuất khẩu tư bản trực tiếp và
xuất khẩu tư bản gián tiếp.
Xuất khẩu tư bản trực tiếp: lập ở nước ngồi những xí nghiệp công

nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng, đường xe lửa, thuê hoặc mua lại những
xí nghiệp ởnước ngồi, chung vốn hoặc mua cổ phiếu ở nước ngồi biến nó
thành một chi nhánh của cơng ty mẹ. Các xí nghiệp mới hình thành thường
tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương, nhưng cũng có những xí nghiệp
mà tồn bộ số vốn là của một cơng ty nước ngồi.Thực hiện những hình
thức xuất khẩu đó có thể do tư nhân (các tổ chức độc quyền), có thể là do
nhà nước tư sản.
Xuất khẩu tư bản gián tiếp: là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng
cho vay thu lãi, thông qua các ngân hàng tư nhân hoặc các trung tâm tín dụng


quốc tếvà quốc gia, tư nhân hoặc các nhà tư bản cho các nước khác vay vốn
theo nhiều hạn định khác nhau để đầu tư vào các đề án phát triển kinh tế ngày
nay hình thức xuất khẩu này cịn được thực hiện bằng việc mua trái khoán hay
cổ phiếu của các công ty ở nước nhập khẩu tư bản
Xét theo chủ sở hữu có xuất khẩu tự bản nhà nước và xuất khẩu tự bản
tư nhân. Xuất khẩu tự bản nhà nước: là hình thức xuất khẩu tự bản mà nhà
nước xuất khẩu tư bản lấy tư bản từ ngân quỹ của mình đầu tư vào nước nhập
khẩu tư bản hoặc viện trợ hồn lại hay khơng hồn lại để thực hiện những
mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự.
Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào các ngành
thuộc kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư tư bản tư nhân
Về chính trị, viện trợ nhà nước xuất khẩu tư bản nhằm cứu vãn chế độ
chính trị thân cận đang bị lung lay hoặc tạo mối liên hệ phụ thuộc lâu dài.
Về quân sự, viện trợ nhà nước xuất khẩu tư bản nhằm lôi kéo các
nước phụthuộc vào các khối quân sự hoặc buộc cá nước nhận viện trợ phải
đa quân tham chiến chống nước khác, cho nước xuất khẩu lập căn cứ trên
lãnh thổ của mình hoặc để bán vũ khí...
Xuất khẩu tự bản tư nhân: là hình thức xuất khẩu tự bản do tự bản tư
nhân thực hiện. Ngày nay, hình thức này chủ yếu do các công ty xuyên quốc

gia, đa quốc gia tiến hành thơng qua hoạt động đầu tư kinh doanh. Hình thức
xuất khẩu tư bản tư nhân thường được đầu tư vào các ngành kinh tế có vịng
quay tư bản ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao. Xuất khẩu tự bản tư
nhân là hình thức chủ yếu của xuất khẩu tư bản có xu hướng tăng nhanh
chiếm tỉ lệ cao trong tổng tư bản xuấtkhẩu. Nếu những năm 70 của thế kỷ
XX xuất khẩu tư bản tư nhân đạt trên 50% thì đến những năm 80 của thế
kỷ XX xuất khẩu tư bản tư nhân đạt 70% trong tổng tư bản xuất khẩu.
Xuất khẩu tư bản của tư nhân có sớm hơn và chiếm ưu thế trong thời
kỳ trước chiến tranh thế giới thứ hai, ngày nay nó vẫn chiếm vị trí quan trọng.
Xuất khẩu tư bản nhà nước được tăng cường từ sau chiến tranh thế giới thứ 2,


nó có đặc điểm là: nguồn vốn tư bản xuất khẩu lấy từ ngân sách và từ số tiền
các tổ chức độc quyền cho nhà nước vay. Nhà nước phải xuất khẩu để xây
dựng các kết cấu hạ tầng phục vụ cho các tổ chức độc quyền đầu tư ra nước
ngồi. Điều quan trọng là phải phân tích hậu quả của xuất khẩu tư bản.
VILênin nhấn mạnh rằng, xuất khẩu tư bản đẩy nhanh sự phát triển chủ nghĩa
tư bản trong các nước thuộc địa, nhưng đồng thời nền kinh tế của các nước đó
mang tính chất q quặt, mất cân đối, các nước thuộc địa trở thành nơi cung
cấp ngun liệu - nơng nghiệp cho các chính quốc. Cần phải chú ý rằng, xuất
khẩu tư bản, mặc dù là có tính chất điển hình trong điều kiện chủ nghĩa tư bản
độc quyền, nhưng không loại bỏ và không thay thế xuất khẩu hàng hóa.
Hiện nay xuất khẩu tư bản xuất hiện hàng loạt các hiện tượng mới, như
các tổchức độc quyền Mỹ xâm nhập vào nền kinh tế của hàng chục nước,
tăng nhanh vốn đầu tư ở đó, thiết lập sự kiểm soát những vị then chốt trong
nền kinh tế. Xuất khẩu tư bản hằng năm từ Mỹ sang các nước khác nhiều
hơn rất nhiều so với từ Anh, Đức và Pháp. Vai trò của nhà nước với tư cách
là người xuất khẩu tư bản vào các nước đang phát triển tăng lên đáng kể.
Do cách mạng khoa học - kỹ thuật và sự thay đổi cơ cấu sản xuất đang diễn
ra sự biến đổi hướng xuất khẩu tư bản. Nếu vào đầu thế kỷ XX, như

V.I.Lênin đã chỉra rằng, cơ sở của sự bành trướng của các tổ chức độc
quyền là các thuộc địa và cácnước phụ thuộc, thì hiện nay tư bản tư nhân
hướng vào các nước tư bản công nghiệp phát triển. Xuất khẩu tư bản vào
các nước này chiếm tới 70% đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước tư
bản phát triển (năm 1914 chỉ chiếm 43%).
4. Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản
Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, luồng xuất khẩu tư bản chủ yếu
từ các nước tư bản phát triển sang các nước kém phát triển (chiếm tỷ trọng
trên 70%). Nhưng những thập kỷ gần đây, đại bộ phận dòng đầu tư chảy qua
lại giữa các nước tư bản phát triển với nhau. Tỷ trọng xuất khẩu tư bản giữa
ba trung tâm tư bản chủnghĩa tăng nhanh; đặc biệt, dòng đầu tư chảy mạnh


theo hướng từ Nhật Bản vào Mỹ và Tây Âu, cũng như từ Tây Âu chảy sang
Mỹ. Do đó, trước đây Mỹ là một nước đầu tư lớn nhất thì nay trở thành nước
nhận đầu tư lớn nhất. Trước tình hình đó, nhiều nhà lý luận tư sản cho rằng,
xuất khẩu tư bản khơng cịn là thủ đoạn và phương tiện mà các nước giàu
dùng để bóc lột các nước nghèo. Theo họ, xuất khẩu tư bản đã trút bỏ bản
chất cũ của nó và trở thành hình thức hợp tác cùng có lợi trong mối quan hệ
quốc tế. Sự hợp tác này diễn ra chủ yếu giữa các nước tư bản với nhau.Đó là
quan niệm hồn tồn sai lầm.
Như ta biết, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã tạo ra những biến
đổi nhảyvọt trong sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vào những năm 1980,
nhiều ngành công nghiệp mới ra đời như: ngành công nghệ sinh học, ngành
chế tạo vật liệu mới, ngành bán dẫn và vi điện, ngành vũ trụ và đại dương...
Những ngành này có thiết bị và quy trình cơng nghệ hiện đại, tiêu tốn ít
nguyên, nhiên, vật liệu. Trong nền kinh tế của các nước tư bản phát triển, đã
diễn ra sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành sản xuất
mũi nhọn có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao. Sự xuất hiện những ngành
nghề mới đã tạo ra nhu cầu đầu tư hấp dẫn, vì trongthời gian đầu nó tạo ra lợi

nhuận siêu ngạch rất lớn. Việc tiếp nhận kỹ thuật mới chỉdiễn ra ở các nước tư
bản phát triển, vì ở các nước đang phát triển khơng có kết cấu hạ tầng phù
hợp, tình hình chính trị kém ổn định, tỷ suất lợi nhuận của tư bản đầutư khơng
cịn cao như trước...
Thời gian này, xu hướng liên kết các nền kinh tế ởcác trung tâm tư
bản chủ nghĩa phát triển rất mạnh. Kết quả là hình thành các khối kinh tế với
những đạo luật bảo hộ rất khắt khe. Để nhanh chóng chiếm lĩnh thịtrường,
các công ty xuyên quốc gia đã biến các chi nhánh của mình thành một
bộphận cấu thành của khối kinh tế mới nhằm tránh đòn thuế quan nặng của
các đạo luật bảo hộ. Nhật và Tây Âu đã tích cực đầu tư vào thị trường Mỹ
bằng cách đó. Sự biến động về địa bàn và việc tăng tỷ trọng đầu tư của các
nước tư bản phát triển vào nhau không làm cho đặc điểm và bản chất của


xuất khẩu tư bản thay đổi, mà chỉ làm cho hình thức và xu hướng của xuất
khẩu tự bản thêm phong phú và phức tạp hơn.
Một là, sự xuất hiện các ngành mới có hàm lượng khoa học - kỹ thuật
cao ở các nước tư bản phát triển cao bao giờ cũng dẫn đến cấu tạo hữu cơ của
tư bản nâng cao và điều đó tất yếu dẫn đến tỷ suất lợi nhuận có xu hướng
giảm xuống. Hiện tượng thừa tư bản tương đối - hệ quả của sự phát triển đó là
khơng tránh khỏi.
Hai là, sự phát triển mạnh mẽ các thiết bị và quy trình cơng nghệ mới
đã dẫn đến sự loại bỏ các thiết bị và công nghệ ít hiện đại hơn ra khỏi q
trình sản xuất trực tiếp (do bị hao mịn hữu hình và vơ hình). Đối với nền kinh
tế của thế giới đang phát triển thì những tư liệu sản xuất này rất có ích và vẫn
là kỹ thuật mới mẻ. Nhằm mục đích thu lợi nhuận độc quyền cao, các tập
đoàn tư bản độc quyền đưa các thiết bị sang các nước đang phát triển dưới
hình thức chuyển giao cơng nghệ. Rõ ràng, khi chủ nghia tư bản cịn tồn tại
thì xuất khẩu tư bản từ các nước tư bản phát triển sang các nước đang phát
triển là điều không tránh khỏi. Xét trong một giai đoạn phát triển nhất định,

có thể diễn ra sự thay đổi tỷ trọng tư bản đầu tư vào khu vực này hay khu vực
khác của thế giới, nhưng phân tích một thời kỳ dài hơn ởquy mơ thế giới cho
thấy, xuất khẩu tư bản vẫn là vũ khí chủ yếu mà tư bản độc quyền sử dụng để
bành trướng ra nước ngồi. Tình trạng nợ nần của các nước đang phát triển ở
châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh là thực tế chứng minh cho kết luận trên.
CHƯƠNG II. Ý NGHĨA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

1. Ý nghĩa và tình hình xuất khẩu tư bản đối với xây dựng và hoàn
thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự đột phá trong tư
duy và thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây là vấn đề lý luận và thực tiễn mới mẻ và hết sức phức tạp, gắn bó giữa
việc nhận thức quy luật khách quan với phát huy vai trò chủ động, sáng tạo


của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; là kết quả một q trình tìm tịi,
thể nghiệm lâu dài, từ chưa đầy đủ đến ngày càng đầy đủ, từ chưa sâu sắc đến
ngày càng sâu sắc hơn. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ
và có hiệu quả mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng
tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thế chế
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, hiện đại,
hội nhập”1. “Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức
thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách nhằm tạo lập mơi trường
đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng, thúc đẩy đổi mới sáng
tạo; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển,
nhất là đất đai, tài chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả,
đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng những

biện pháp hữu hiệu”.2
Xuất khẩu tư bản có vai trị quan trọng trong q trình xây dựng, phát
triển và hồn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay: Đối với nước nhập khẩu:
Một là, phát triển LLSX (trình độ người lao động, TLSX)
Hai là, cơ cấu đầu tư lớn lên => cơ cấu nền KT thay đổi => cơ cấu
ngành nghề, việc làm, thu nhập, tiêu dùng thay đổi..
Ba là, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, chiến lược sản
xuất của nền KT.
Bốn là, tập trung sản xuất lớn: Hình thành các khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu dân cư, đô thị lớn
Tuy nhiên, mặt trái: Nếu không tự chủ về mặt kinh tế sẽ dẫn đến sự lệ
thuộc, phụ thuộc vào nền KT nước ngoài, kinh tế trong nước phát triển mất
cân đối, ảnh hưởng về tâm lý, thói quen tiêu dùng mới, ô nhiễm môi trường.
1

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. I, tr. 37
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. I, tr. 43

2


Vì vậy, chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu tư bản để thúc
đẩy nền kinh tế của Việt Nam.
Thuận lợi: Trở thành thành viên của WTO, hàng hố của VN có cơ hội
có mặt trên thị trường thế giới và hấp dẫn các cơng ty nước ngồi đầu tư vào
thị trường VN. Xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế sẽ giúp doanh
nghiệp có điều kiện tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ, phương
thức quản lý tiên tiến từ các nước phát triển. Đây là cơ hội để các doanh
nghiệp trong nước học hỏi cách thức quản lý mới, sử dụng công nghệ mới

trong sản xuất và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Cải tiến và hoàn
thiện các dây chuyền sản xuất theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố sẽ
giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí, tạo ra những sản phẩm mới có chất
lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong
tin ở đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc ngoài. Gia nhập WTO,
thực thu theo đúng các nguyên tắc của tổ chức này thì hàng hố của VN được
đội xử bình đăng như hàng hố của các nước thành viên khác, các doanh
nghiệp của VN có vị thể ngang bằng với doanh nghiệp của các nước thảnh
viên khác, các doanh nghiệp VN cũng được đối xử công bằng như các doanh
nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp trẻ, năng động, chấp nhận mạo hiểm, dám
đối đầu với cạnh tranh cùng với đội ngũ nhân viên kinh doanh nhạy bén với
những thay đổi của thị trường giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng rút ngắn
khoảng cách thua kém về tải và lực, nâng cao vị thế của doanh nghiệp VI
gang bằng với doanh nghiệp trước ngồi trong mơi trường hội nhập nhanh
chóng vi canh ranh gay gắt như hiện nay. Các doanh nghiệp đã nhận thức
được tầm quan trọg của mẫu mã, chất lượng hàng hố, mạnh dạn trong việc
đổi mới cơng nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh. Khả năng thâm nhập thị
trường xuất khẩu của tất do anh nghiệp VN tăng Khó khăn Các doanh nghiệp
xuất khẩu chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giá cả, tính cạnh
tanh của giá cả còn thấp. Phần lớn việc định giá là dựa vào giá cả của đối thủ


cạnh tranh Các doanh nghiệp doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa thật sự chủ
động trong việc nghiên cứu nhu cầu thị trường để hoạch định chiến lược giá
Nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay vẫn cịn ít nên
việc thu mua, dự trữ hàng hố cịn hạn chế, đây cũng chính là nguyên nhân
khiến các doanh nghiệp xuất khẩu chưa có khả năng chủ động trong việc định
ga Hon nữa do có khả năng xoay chuyên vốn lưu động cịn thấp khiến cho
doanh nghiệp ln ở trong tình trạng cái lồn mặc đủ đã thế chấp tài sản để vay
ngân hàng vẫn không đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.

Đa số doanh nghiệp VN còn chưa thể đáp ứng được các quy định nghiêm ngặt
về an toàn vệ sinh thực phẩm và các quy định về chất lượng Trước hội nhập
kinh tế toán cầu, làn sóng nhập khâu đang phát triển trích trẻ, tra tất cả các
lướt Phai CỔ cắt cuêu bắt để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước,
một trong những chiêu bản đó là đề ra những quy định nghiêm ngặt về vệ sinh
an toàn thực phẩm Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu của ta chưa đáp ứng
được các yêu cầu nghiêm ngặt này. Sử dụng thiết bị công nghệ lạc hậu chi phi
nguyên vật liệu cao, tăng suất lao động tháp do đó chi phi kinh doanh cao nên
lợi nhuận thấp, doanh nghiệp khơng có nguồn lực đơ phát triển Khơng thiết
lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác chuyên nghiệp như: vận
chuyển hàng hoá, dịch vụ hải quan, ngân hàng, luật sư đại diện. Hầu hết các
danh nghiệp đều tự trình thực hiện tất cả các khâu trong quá trình xuất nhập
khẩu Điều này sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian và
nhiều lúc gặp khó khăn từ phía đối tác, Doanh nghiệp thiếu hiểu biết về hệ
thống pháp luật, thông lệ quốc tế, thiếu thông tin và khơng tích cực tìm hiểu
những quy định của các nước nhập khẩu hay những quy định của tổ chức
thương mai thế giới mã VN gờ đây đã là thành viên thứ 150 CHinh sự thiếu
hiểu biết này đã gây khơng tít khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu VN, làm
hạn chế khả năng kinh doanh của doanh nghiệp như việc nước ta từng bị kiện
bán phá giá các tra, cá basa, tôm (DN Mỹ kiện), giày da (PN EU khởi kiện),
nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc bị Thái Lan chiếm dụng nhân


2. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay
Tích cực đổi mới cơng nghệ và phương thức quản lý để nâng cao khả
năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vấn đề đổi mới công nghệ luôn là
vấn đề rất thân gái đối với các doanh nghiệp VN DN xuất nhập khẩu VN cịn
thiếu nhiều thơng tin về các cơng nghệ tiên tiến hiện nay nên có khi đã bỏ tiền
ra mua công nghệ đã trở nên lạc hậu ở thời điểm hiện tại... Vì vậy, ta nên đưa
ra một số giải pháp để doanh nghiệp có thể đổi mới công nghệ như:

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn để họ
có khả năng "đổi mới cơng nghệ Cụ thể là ta tiến xây dựng các quỹ đầu tư
mạo hiểm để giúp các doanh nghiệp trong lúc họ cần vốn, làm cho các doanh
nghiệp tiếp cận dể dàng với nguồn vốn vay từ ngân hàng Bên cạnh đó, doanh
nghiệp cịn có thể phát hành chứng khoắn để huy động vốn.
Cần xây dựng hệ thống thông tin khoa học công nghệ để cung cấp
thơng tin cập nhật, chính xác và chi tiết về các cơng nghệ hiện đại, qua đó
doanh nghiệp có thể an tâm lựa chọn cơng nghệ thích hợp nhất cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh của mình. Đồng thời, gio do anh nghiệp sử dụng hiệu
quả và triệt để công nghệ để tránh gây lãng phi.
Thực hiện cổ phần hố các trung tâm nghiên cứu cơng nghệ để có thể
hoạt động tốt hơn, đồng thời triển khai hướng các trung tâm này vào việc
phục vụ cho các doanhnghiệp có hiệu quả hơn.
Chú trọng đầu tư vào con người giúp người lao động lẫn người quản lý
có đầy đủ kiếnthức, hiểu biết để khai thác triệt để các công nghệ mới và hiện
đại
Để đẩy mạnh xuất khẩu trước hết các doanh nghiệp cần phải xác định
được chiến lược mặt hàng xuất khẩu và chiến lược thu trường đúng đắn Trên
cơ sở lựa chọn thị trường và xác định được mặt hàng xuất khẩu chủ lực thi
các doanh nghiệp cần lựa chọn phường thức đổi mới công nghệ sản xuất,
công nghệ quan lý sao cho phù hợp. Mặt hàng xuất khẩu phải đảm bảo các
tiêu chuẩn theo đúng yêu cầu của nước nhập khẩu Phát triển thị trường, tạo
bản sắc riêng cho doanh nghiệp để xây dùng thương hiệu vững chắc nhằm


khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Phải tăng cường đến
kết hợp tác theo chiều dọc và the chiều ngang đảm báo Tiguôi cung nguyên
hệu vả pha luôn nhận thức được tầm quan trọng giữa cạnh tranh và hợp tác.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn t cần phải tăng cường hợp tác, liên kết để
giúp đỡ lẫn nhau. Phải hoàn thiện cơ chế quản lý, đào tạo và phát huy năng

lực lãnh đạo của nhà quản trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần
nhận thức được vai trò các tổ chức này thật sự là cầu nối giữa doanh nghiệp
và các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Tích cực tiên hành các hoạt
động cho nên thường trại. Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới tồn
cầu hố. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị
trường trong nước. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có chinh sách kinh tế vĩ mơ
đúng đắn có năng lực để bảo và phân tích tình hình, có thể quản lý phải tạo
Có khả năng phát triển tích cực, hạn chế được thăng anh hướng tiêu
cực trước những biến động trên thị trường thế gở. Những biến động dù rất
nhỏ nhưng nếu khơng tích cực phân tích, tìm hiểu nguyên nhân, dự báo xu
hướng tiếp diên và có biện pháp phịng ngừa thì việc chúng ta bị ảnh hưởng
là rất lớn. Khi hội nhập, sự thiếu hên kết giữa các doanh nghiệp với nhau
không những gam mệu quả sản xuất kinh doanh trà giảm khả năng cạnh
xanh mà còn đe dọa đến sự sống cịn của chính doanh nghiệp đó. Gió đầy,
cạnh tranh ngày càng gay gắt địi hỏi phải liên kết, hợp tác giữa các doanh
nghiệp trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết. Nâng cao chất lượng
sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của nước nhập
khẩu Các doanh nghiệp xuất khẩu phải đến hành kiểm tra sản phẩm một
cách chặt chẽ, có hệ thống từ đầu vào cho đến đầu ra.
Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước hiện nay
cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau:
M t là, thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành
chính, hạn chế sự quan liêu của các cơ quan quản lý nhà nước. Rà soát, loại
bỏ luật, cơ chế, chính sách khơng cịn phù hợp, bổ sung hồn thiện hệ thống


luật kinh tế phù hợp với điều kiện tình hình mới; đẩy mạnh cải cách hành
chính, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng
quản lý kinh tế của doanh nghiệp…
Hai là, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã

hội phù hợp. Đây là một công cụ hết sức quan trọng để Nhà nước quản lý vĩ
mô nền kinh tế. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
phải được xây dựng dựa trên những căn cứ khoa học, trên cơ sở khảo sát, điều
tra xác định chính xác các nguồn lực của quốc gia có thể huy động. Hệ thống
mục tiêu, các cân đôi lớn, các giải pháp chủ yếu phải có tính khả thi cao và
phản ánh bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở chiến lược phát triển dài hạn, nhà nước đề ra kế hoạch, chương
trình phát triển kinh tế, xã hội ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho từng giai
đoạn.
Dựa vào kế hoạch hoá và chương trình hố nền kinh tế mà Nhà nước
thực hiện điều chỉnh sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa một cách có ý thức theo những mục tiêu đã định. Chương trình hố
nền kinh tế hiện nay cần tập trung ưu tiên cho các lĩnh vực chủ yếu như: tiền
tệ, việc làm, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và các ngành mũi nhọn
trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại.
Ba là, đổi mới hồn thiện chính sách tài chính. Đổi mới và hồn thiện
chính sách thuế và chi tiêu ngân sách nhà nước để Nhà nước thực hiện chính
sách phân phối lại thu nhập quốc dân, điều tiết lại thu nhập của các tầng lớp
dân cư; mở rộng hoặc thu hẹp các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, kiểm soát
khống chế các cơ sở sản xuất kinh doanh và giải quyết vấn đề thất nghiệp…
Bốn là, sử dụng linh hoạt chính sách tiền tệ để Nhà nước điều tiết nền
kinh tế vĩ mơ; kìm chế lạm pháp, chống khủng hoảng kinh tế, kích thích đầu
tư và tăng trưởng kinh tế bền vững.
Năm là, chính sách chống khủng hoảng chu kỳ và chống lạm phát.
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, Nhà nước phải thực hiện tăng cầu bằng
các biện pháp tăng chi tiêu chính phủ, tăng tiêu dùng cá nhân. Tăng chi tiêu


chính phủ thơng qua tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, tăng bao mua của
Nhà nước; tăng chi tiêu cá nhân bằng cách giảm thuế, giảm lãi suất tín dụng...

Kết quả làm tăng cầu xã hội nên hàng hoá bán được do đó khắc phục tình
trạng khủng hoảng thừa.
Lạm phát, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy,Nhà
nước phải chú trọng việc kiềm chế lạm phát. Các biện pháp chống lạm phát
mà Nhà nước sử dụng là: Kiểm soát phát hành tiền giấy, kiểm sốt giá cả,
kích thích mở rộng sản xuất, thu hút tiền vào Ngân hàng Trung ương thông
qua thị trường mở, quy định lãi suất chiết khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc…
Sáu là, thực hiện chính sách tăng trưởng kinh tế. Để tăng trưởng kinh
tế thì phải khuyến khích tích luỹ và phải đẩy mạnh xuất khẩu. Vì vậy,Nhà
nước phải thực hiện hàng loạt các biện pháp về thuế, tín dụng, giao thơng vận
tải, thơng tin; khuyến khích phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ mới; phát
triển giáo dục - đào tạo; xúc tiến thương mại… Bên cạnh đó Nhà nước cịn
phải quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội khác như thực hiện các chính sách
tiền lương, thu nhập, việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ… Các chính sách
xã hội này sẽ tác động trở lại với chính sách phát triển kinh tế.
3. Vận dụng đối với Quân đội và bản thân
Đối với quân đội phải làm tốt chức năng tham mưu, đề xuất với Đảng,
Nhà nước để thực hiện chủ trương gắn kinh tế với quốc phòng, quốc phòng
với kinh tế trong từng chiến lược, từng quy hoạch, kế hoạch, nhất là ở các địa
bàn trọng điểm, chiến lược. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và nâng cao hiệu
quả các khu kinh tế quốc phịng để góp phần phát triển kinh tế xã hội ở các
địa phương, xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân, gắn với thế trận an ninh
nhân dân vững chắc trên từng địa bàn. Triển khai thực hiện nghiêm túc Đề án
cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp quân đội. Quan điểm
nhất quán của Bộ Quốc phòng là tạo điều kiện tốt nhất cho các địa phương
phát triển kinh tế xã hội, trừ các vị trí trọng yếu về quốc phịng liên quan đến
thế phịng thủ của đất nước; đồng thời các doanh nghiệp phải thực hiện tốt
các



quy định của pháp luật trong sản xuất kinh doanh. Bộ Quốc phòng đã ban
hành nhiều văn bản yêu cầu các đơn vị phải thực hiện nghiêm túc, đã và sẽ
tiếp tục tiến hành rà soát, kiểm tra, thanh tra những đơn vị, doanh nghiệp, cá
nhân không làm tốt; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân sai phạm trong
quản lý, sử dụng đất quốc phòng, tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế. Quân
đội khi tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế phải là tấm gương để các doanh
nghiệp bên ngoài thấy được, học tập, noi theo; để các cấp, các ngành, cấp ủy,
chính quyền các địa phương tin tưởng việc làm của quân đội là đúng đắn, là vì
dân, vì sự phát triển kinh tế xã hội; phải có trách nhiệm tiếp tục giữ vững và
phát huy được hình ảnh tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” không những trong chiến
đấu, công tác mà cả trong lao động sản xuất.
Thực hiện có hiệu quả Đại hội đảng bộ Quân đội lần thứ XI: Đổi mới,

hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành, thực hiện tốt công tác kế hoạch và
đầu tư. Đổi mới mạnh mẽ phương thức bảo đảm tài chính và thực hiện
cơ chế quản lý tài chính Quân đội.
Lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh
tế kết hợp với quốc phịng. Rà sốt, bổ sung, điều chỉnh và chỉ đạo hồn
thành mục tiêu cơ cấu lại, cổ phần hóa, đổi mới doanh nghiệp quân đội.
Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị
về xây dựng và phát triển CNQP; xây dựng CNQP theo hướng tự chủ, tự
cường, hiện đại và lưỡng dụng, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.
Quy hoạch, sắp xếp các cơ sở CNQP nòng cốt trên cả ba miền phù hợp với
thế trận phòng thủ chiến lược.
Là cán bộ, đảng viên trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, trên cương
vị là Tiểu đoàn Trưởng/Trường CĐHC 2/TCHC, qua nghiên cứu chuyên đề
thấy rằng phải quán triệt đầy đủ, toàn diện, sâu sắc Nghị quyết Đại hội XIII
của Đảng, đặc biệt là đường lối về phát triển kinh tế - xã hội, vị trí vai trị
của Qn đội trong thực hiện chủ trương gắn kinh tế với quốc phòng, quốc



phịng với kinh tế. Tích cực học tập về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí minh để nâng cao nhận thức toàn diện. Đồng thời chỉ đạo, chỉ huy các
đơn vị thuộc quyền làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư
tưởng cho bộ đội, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho bộ đội, làm rõ
việc thực hiện chức năng là đội quân lao động sản xuất là một trong ba chức
năng của quân đội trong thời bình, từ đó giúp bộ đội xác định quyết tâm, rèn
luyện ý thức tổ chức, kỷ luật nghiêm, sắn sàng nhận và và hoàn thành mọi
nhiệm vụ được giao, để bộ đội không bị dao động trước những khó khăn,
qua đó góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên, hoàn thành
xuất sắc các nhiệm vụ được giao, xây dựng tổ chức đảng hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ, cơ quan đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”.

Phát huy sức mạnh tổng hợp, vai trò của các lực lượng, nòng cốt là
Ban Chỉ đạo 35, Lực lượng 47 các cấp, cơ quan thơng tấn, báo chí trong
đấu tranh phịng, chống “diễn biến hịa bình”, “phi chính trị hóa” Qn
đội, nhất là trên Internet, mạng xã hội, giữ vững trận địa tư tưởng của
Đảng trong Quân đội. Phải nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch phản
động, cơ hội chính trị và các phần tử chống chủ nghĩa xã hội ln tìm mọi
cách phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam
chúng đưa ra luận điệu quân đội không tham gia phát triển kinh tế, không phải
lao động sản xuất. Những luận điệu này ít nhiều đã tác động vào các giai tầng
xã hội, làm xuất hiện sự hoài nghi trong nhận thức của những người non kém
về chính trị, những người mặc cảm về chế độ xã hội chủ nghĩa. Do vậy phải
tích cực, chủ động đấu tranh vạch rõ âm mưu thâm độc của các thế lực thù
địch, phản động, cơ hội chính trị, nâng cao cảnh giác cho cán bộ, đảng viên và
quần chúng nhân dân, vơ hiệu hóa luận điệu của chúng, bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ chủ
trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của
Nhà


nước

Cộng

hịa



hội

chủ

nghĩa

Việt

Nam./.


KẾT LUẬN
Xuất khẩu tư bản luôn thể hiện kết quả hai mặt. Một mặt, nó làm cho
các quan hệ tư bản chủ nghĩa được phát triển và mở rộng ra trên địa bàn
quốc tế, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phân cơng lao động và quốc tế
hóa đời sống kinh tế của nhiều nước, là một trong những nhân tố cực kỳ
quan trọng tác động từ bên ngoài vào làm cho q trình cơng nghiệp hóa ở
các nhập khẩu tư bản phát triển nhanh chóng. Song, mặt khác, xuất khẩu tư
bản cũng để lại cho các quốc gia nhập khẩu tư bản những hậu quả nặng nề
như: nền kinh tế phát triển mất cân đối và lệ thuộc, nợ nần chồng chất, do bị
bóc lột quá nặng nề... Lợi dụng mặt tích cực của xuất khẩu tư bản, Việt Nam

có thể mở rộng việc tiếp nhận đầu tư để đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa
ở nước mình. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải biết vận dụng mềm dẻo, linh
hoạt nguyên tắc cùng có lợi, lựa chọn phương án thiết thực và tăng cường
kiểm sốt có hiệu quả để xây dựng nền sản xuất hiện đại.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế xuất khẩu tư bản – Đồng chủ biên: PGS.TS
Nguyễn Bạch Nguyệt. PGS.TS Từ Quang Phương – Nxb Đại học Kinh tế
quốc dân. Năm 2007.
2. Đánh giá tình hình thực hiện phát triển kinh tế xã hội 5 năm 20152020- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
3. Đánh giá tình hình thực hiện phát triển kinh tế xã hội 10 năm 20102020- Nxb Chính trị quốc gia Sự thật.
4. Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc khóa XI
5. Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc khóa XIII, sđd tr37
6. Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc khóa XIII, sđd tr43
7. Văn kiện Đại hội Đảng bộ Quân đội khóa XI
8. Niên giám thống kê (2001- 2010) - Nxb Thống kê H.2010



×