Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Ôn tập vật lý 11 bao toan va chuyen hoa nang luong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.95 KB, 16 trang )

Ngày soạn:...................................
Họ và tên:......................
TÊN BÀI DẠY: BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
BỘ SÁCH: Cánh Diều SỐ TIẾT:05
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hoạt động nhóm.
- Năng lực thực hành thí nghiệm
b. Năng lực đặc thù mơn học
- Vận dụng được cơng thức tính thế năng, động năng, cơ năng, hiệu suất.
2. Về phẩm chất
- Có thái độ hứng thú trong học tập mơn Vật lý.
- Có sự u thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.
- Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Bài giảng powerpoint kèm các hình ảnh và video liên quan đến nội dung bài học
- Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1. Động năng được tính bằng biểu thức:
A. Wđ = mv2/2
B. Wđ = m2v2/2
C. Wđ = m2v/2
D.Wđ=mv/2
Câu 2. Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của động năng?
A. J.


B. kg. m2/s2.
C. N. m.
D. N. s.
Câu 3. Động năng là đại lượng
A. vô hướng, ln dương. B. vơ hướng, có thể dương hoặc bằng không.
C. véc tơ, luôn dương.
D. véc tơ, luôn dương hoặc bằng không.
Câu 4. Độ biến thiên động năng của một vật chuyển động bằng
A. công của lực ma sát tác dụng lên vật.
B. công của lực thế tác dụng lên vật.
C. công của trọng lực tác dụng lên vật.
D. công của ngoại lực tác dụng lên
vật.
Câu 5. Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng
của vật sẽ
A. tăng lên 2 lần.
B. tăng lên 8 lần.
C. giảm đi 2 lần.
D. giảm đi 8
lần.
Câu 6. Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ
A. tăng 2 lần.
B. không đổi.
C. giảm 2 lần.
D. giảm 4 lần.
Câu 7. Một ôtô khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ơtơ có
giá trị:
A. 105 J
B. 25,92.105 J
C. 2.105 J

D.51,84.105 J
Câu 8. Một vật có khối lượng m = 4kg và động năng 18 J. Khi đó vận tốc của vật là:
A. 9 m/s
B. 3 m/s
C. 6 m/s
D. 12 m/s
Câu 9. Hai ô tô cùng khối lượng 1,5 tấn, chuyển động với các tốc độ 36km/h và 20m/s. Tỉ số
động năng của ô tô 2 so với ô tô 1 là
A. 4.
B. 2.
C. 0,25.
D. 0,309.
Câu 10. Một vật trọng lượng 10 N có động năng 50 J (Lấy g = 10m/s2). Khi đó vận tốc của
vật bằng


A. 10 m/s.

B. 7,1 m/s.

C. 1 m/s.

D. 0,45m/s.

Câu 11. Một ô tô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc thì tài xế tắt máy. Cơng của
lực ma sát tác dụng lên xe làm xe dừng lại là
mv 2
m v2
A. A = 2 .
B. A = - 2 .

C. A = mv2.
D. A = -mv2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.
Câu 1. Dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật là
A. Thế năng đàn hồi.
B. Động năng.
C. Cơ năng.
D. Thế năng trọng trường.
Câu 2. Biểu thức của thế năng trọng trường là?
A. Wt = mgz2
B. W = mgz
C. W = mgz2/2
D.W=mgz/
2
Câu 3. Thế năng trọng trường là đại lượng
A. vơ hướng, có thể dương hoặc bằng khơng.
B. vơ hướng, có thể âm, dương hoặc bằng khơng.
C. véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực.
D. véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.
Câu 4. Một cần cẩu nâng một contenơ khối lượng 3000kg từ mặt đất lên độ cao 2m (tính theo
sự di chuyển của trọng tâm contenơ). Lấy g = 9,8m/s2, chọn mốc thế năng ở mặt đất. Thế năng
trọng trường của contenơ khi nó ở độ cao 2m là
A. 58800J.
B. 85800J.
C. 60000J.
D. 11760J
Câu 5. Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100m
xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40m. Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10, lấy g = 9,8m/s2. Thế
năng của thang máy ở tầng cao nhất là
A. 588 kJ.

B. 392 kJ.
C. 980 kJ.
D. 588 J.
Câu 6. Một tảng đá khối lượng 50 kg đang nằm trên sườn núi tại vị trí M có độ cao 300 m so
với mặt đường thì bị lăn xuống đáy vực tại vị trí N có độ sâu 30 m. Lấy g ≈ 10 m/s2. Khi chọn
gốc thế năng là đáy vực. Thế năng của tảng đá tại các vị trí M và N lần lượt là
A. 165 kJ ; 0 kJ.
B. 150 kJ ; 0 kJ.
C. 1500 kJ ; 15 kJ.
D. 1650 kJ ; 0 kJ.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Ở các cơng viên giải trí hiện tại, thường có trị chơi trải nghiệm tàu lượn siêu tốc.Khi bắt
đầu,động cơ điện tử từ từ kéo kéo toa tàu lên đỉnh đầu tiên của cung đường ray( hình 2.3). Nó
chuyển động nhanh dần và có đà để di chuyển đến đỉnh thứ 2 ( thấp hơn đỉnh thứ nhất ) , sau
đó tiếp tục trượt xuống và tăng tốc.
Hãy phân tích sự biến đổi động năng và thế năng của toa tàu trong trò chơi tàu lượn siêu tốc
trên?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Xét con lắc gồm quả lắc 5kg treo vào đầu sợi dây
chắc, mảnh, dài và không dãn. Di chuyển quả lắc
đến vị trí có độ cao 0,15m như hình 2.5 rồi thả nhẹ.
Bỏ qua ma sát.
a/ Tính động năng, thế năng và cơ năng của quả lắc
tại vị trí bắt đầu thả.
b/ Tính động năng, thế năng và cơ năng của quả lắc
tại vị trí thấp nhất trên quỹ đạo. Suy ra tốc độ của
quả lắc tại vị trí này.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Nhảy cầu là 1 môn thể thao. Vận động viên nhảy lên , đạt
điểm cao nhất cách mặt nước 10m rồi rơi xuống.Trong quá
trình rơi, vận động viên nhào lộn đẹp mắt trước khi chạm
nước.Em hãy ước lượng tốc độ của vận động viên trước khi
chạm nước. Nước trong bể có vai trị như thế nào trong việc
đảm bảo an toàn cho vận động viên.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
1.Lấy ví dụ về sự chuyển hóa từ năng lượng dự trữ thành năng lượng hoạt động trong cuộc
sống và sản xuất nơng nghiệp; cơng nghiệp?
2. Giải thích tại sao cần tắt điều hòa; tắt đài; tắt đèn trong ô tô khi ô tô đang đi trên đường mà
gần hết xăng?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
1. Bạn hãy tìm hiểu thêm về q trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể và các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu suất chuyển hóa năng lượng dự trữ trong thức ăn?
2. Hãy tìm hiểu về các dạng năng lượng hao phí trong q trình sản xuất và truyền tải điện
năng đi xa?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8
-Tìm hiểu và trình bày cách chế tạo mơ hình minh họa định luật bảo toàn năng lượng sgk ?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 9
1. Máy tời đang hoạt động với công suất 1000W đưa 100 kg vật liệu lên đều tới độ cao 16m
trong 20s . Tính hiệu suất của máy tời?
2. Với mỗi động cơ ở bảng 2.1 (sgk) chỉ ra dạng năng lượng cung cấp ; dạng năng lượng có
ích; dạng năng lượng hao phí tạo ra và biểu diễn dưới dạng lược đồ như hình 2.7(sgk)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 10
-Chế tạo một mơ hình minh họa định luật bảo tồn năng lượng, liên quan đến các dạng năng
lượng khác?
2. Học sinh
- Ôn lại những vấn đề đã được học về năng lượng đã học ở THCS
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp, máy tính cầm tay….

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. ĐỘNG NĂNG, THẾ NĂNG
Thời gian thực hiện: (02 tiết)


1. Hoạt động 1: Mở đầu (Tạo tình huống học tập về thế năng, động năng )
a) Mục tiêu: Thông qua các nhiệm vụ học tập: Nêu các ví dụ về vật có khả năng thực hiện cơng
trong thực tế và cho HS xem video(tranh) hoạt động của búa máy đóng cọc. Từ đó xuất hiện vấn
đề cần nghiên cứu.
b) Nội dung: HS tiếp nhận vấn đề từ GV
c) Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm và ghi chép của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Bước thực
Nội dung các bước
hiện
Bước 1
GV: yêu cầu HS mô tả hoạt động của búa máy để đóng cọc sau khi xem
video( tranh; ảnh) và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao khi đưa búa máy lên vị trí càng cao thì cọc bê tông lún càng sâu?
+ Năng lượng mà búa truyền sang cọc có liên hệ gì với khối lượng búa và độ
cao của nó trước khi thả rơi?
+Từ đó xuất hiện vấn đề cần nghiên cứu.
Bước 2
GV nêu một vài ví dụ trong thực tế:
+ Một quả bưởi đang trên cành, ở độ cao 2m so với mặt đất
+ Một chiếc xe tải đang chuyển động với vận tốc 36 km/h trên đường.
+ Một thác nước đang chảy từ độ cao 10 xuống.
+ Một hòn đá đang nằm yên trên mặt đất.
+ Một cung tên đang giương.
- GV đặt câu hỏi: Trong các ví dụ trên, ví dụ nào có vật mang năng lượng?

- HS thảo luận theo cặp đôi: chỉ ra các ví dụ về các vật có mang năng lượng.
- GV: Vật nào có dạng năng lượng dưới dạng thế năng, vật nào có dạng năng
lượng dưới dạng động năng?
- HS: trả lời
- GV: Vậy các dạng năng lượng này phụ thuộc vào yếu tố nào, tính bằng cơng
thức nào?
- HS: thảo luận nhóm và nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về thế năng
a) Mục tiêu:
- Tìm hiểu khái niệm thế năng trọng trường.
- Liên hệ giữa thế năng và công của lực thế.
b) Nội dung:
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hồn thành u cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c) Sản phẩm:
II. Thế năng
1. Khái niệm thế năng trọng trường
Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật ; nó
phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.
Nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất thì cơng thức tính thế năng trọng trường của một vật có
khối lượng m đặt tại độ cao h là
Wt = P.h = mgh
2. Liên hệ giữa thế năng và công của lực thế
A = P.s = P.h = m.g.h
- Thế năng của vật ở độ cao h có độ lớn bằng cơng của lực dùng để nâng đều vật lên độ cao
này
- Công trong trường hợp này được gọi là cơng của lực thế, nó khơng phụ thuộc vòa độ lớn
quãng đường đi được mà chỉ phụ thuộc vào sự chênh lệch độ cao của vị trí đầu và vị trí cuối.



d) Tổ chức thực hiện:
Bước thực
Nội dung các bước
hiện
Bước 1
GV yêu cầu học sinh nhắc lại đặc điểm của trọng lực.
HS: Nêu đặc điểm của trọng lực.
Bước 2

GV yêu cầu học sinh nhận xét về khả năng sinh công của vật ở dộ cao h so với
mặt đất.
HS: Nhận xét khả năng sinh công của vật ở độ cao h so với mặt đất.
GV: Giới thiệu khái niệm thế năng trọng trường.
HS: Ghi nhận khái niệm thế năng trọng trường.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trang 87 sách CD
HS: Thảo luận nhóm trả lời.

Bước 3

GV yêu cầu học sinh làm BT ví dụ trang 88
HS: thực hiện

Bước 4

GV yêu cầu học sinh tìm hiểu mối liên hệ giữa thế năng và cơng của lực thế
thơng qua ví dụ nâng vật khối lượng m lên một độ cao h.
HS: lắng nghe, ghi nhận
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về động năng
a) Mục tiêu:

- Tìm hiểu khái niệm động năng
- Liên hệ giữa động năng và công của lực
b) Nội dung:
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hồn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c) Sản phẩm:
I. Động năng
1. Khái niệm động năng
- Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động và được xác
1
định theo công thức
Wđ = 2 mv2
- Đơn vị của động năng là jun (J).
2. Liên hệ giữa động năng và công của lực
1
1
2
A = 2 mv2 - 2 mv12 = Wđ2 – Wđ1
- Công của ngoại lực tác dụng lên vật bằng độ biến thiên động năng của vật.
- Nếu ban đầu vật đứng n thì động năng của vật có giá trị bằng công của lực tác dụng lên vật
- Hệ quả: Khi ngoại lực tác dụng lên vật sinh cơng dương thì động năng tăng. Ngược lại khi
ngoại lực tác dụng lên vật sinh cơng âm thì động năng giảm.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước thực
Nội dung các bước
hiện
Bước 1
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm động năng.
Bước 2
- GV : Động năng của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
-HS: thảo luận theo cặp đôi, trả lời câu hỏi giáo viên

- GV nhận xét câu trả lời, thông báo cơng thức tính động năng
- HS: Tiếp thu, ghi nhớ.
Bước 3
- GV yêu cầu học sinh tìm mối liên hệ giữa công của lực tác dụng và độ biến
thiên động năng.


Bước 4

HS: Tìm mối liên hệ giữa cơng của lực tác dụng và độ biến thiên động năng.
- GV yêu cầu học sinh tìm hệ quả.
HS: Tìm hệ quả khi nào thì động năng tăng, khi nào thì động năng giảm,
- GV: Cho HS liên hệ với thực tế, tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm
+ Tại sao khi tham gia giao thơng khơng được phóng nhanh vượt ẩu?
+ Yếu tố phóng nhanh có ảnh hưởng thế nào đến hậu quả của một tai nạn giao
thông?
- HS: suy nghĩ, thảo luận nhóm, trình bày kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu HS vận dụng làm bài tập sau phần bài học trang 88.
- HS: vận dụng giải bài tập

3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- HS hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập về thế năng, động năng.
b) Nội dung:
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hồn thành u cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c) Sản phẩm:
Kiến thức được hệ thống và vận dụng được các công thức.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước thực
Nội dung các bước

hiện
Bước 1
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
+ Phát phiếu học tập số 1 và số 2 chia lớp thành 2 nhóm và phân cơng mỗi nhóm
làm 1 phiếu
+ Dành thời gian cho các em nghiên cứu ở nhà.
Bước 2
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
Bước 3
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện 1 nhóm trình bày.
Mỗi nhóm cử đại diện lên bảng trình bày
Về nhà hồn thành nội dung của phiếu học tập đã được giao
PHT 1. ĐỘNG NĂNG
Câu 1. Động năng được tính bằng biểu thức:
A. Wđ = mv2/2
B. Wđ = m2v2/2
C. Wđ = m2v/2
D. Wđ = mv/2
Câu 2. Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của động năng?
A. J.
B. kg. m2/s2.
C. N. m.
D. N. s.
Câu 3. Động năng là đại lượng
A. vô hướng, luôn dương. B. vô hướng, có thể dương hoặc bằng khơng.
C. véc tơ, ln dương.
D. véc tơ, luôn dương hoặc bằng không.
Câu 4. Độ biến thiên động năng của một vật chuyển động bằng
A. công của lực ma sát tác dụng lên vật.

B. công của lực thế tác dụng lên vật.
C. công của trọng lực tác dụng lên vật.
D. công của ngoại lực tác dụng lên vật.
Câu 5. Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng
của vật sẽ
A. tăng lên 2 lần.
B. tăng lên 8 lần.
C. giảm đi 2 lần.
D. giảm đi 8 lần.
Câu 6. Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ
A. tăng 2 lần.
B. không đổi.
C. giảm 2 lần.
D. giảm 4 lần.
Câu 7. Một ôtô khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ơtơ có
giá trị:
A. 105 J
B. 25,92.105 J
C. 2.105 J
D. 51,84.105 J


Câu 8. Một vật có khối lượng m = 4kg và động năng 18 J. Khi đó vận tốc của vật là:
A. 9 m/s
B. 3 m/s
C. 6 m/s
D. 12 m/s
Câu 9. Hai ô tô cùng khối lượng 1,5 tấn, chuyển động với các tốc độ 36km/h và 20m/s. Tỉ số
động năng của ô tô 2 so với ô tô 1 là
A. 4.

B. 2.
C. 0,25.
D. 0,309.
2
Câu 10. Một vật trọng lượng 10 N có động năng 50 J (Lấy g = 10m/s ). Khi đó vận tốc của vật
bằng
A. 10 m/s.
B. 7,1 m/s.
C. 1 m/s.
D. 0,45m/s.
Câu 11. Một ô tô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc thì tài xế tắt máy. Công của
lực ma sát tác dụng lên xe làm xe dừng lại là
mv 2
mv 2
A. A = 2 .
B. A = - 2 .
C. A = mv2.
D. A = -mv2
PHT 2. THẾ NĂNG
Câu 1. Dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật là
A. Thế năng đàn hồi.
B. Động năng.
C. Cơ năng.
D. Thế năng trọng trường.
Câu 2. Biểu thức của thế năng trọng trường là?
A. Wt = mgz2
B. W = mgz
C. W = mgz2/2
D. W = mgz/2
Câu 3. Thế năng trọng trường là đại lượng

A. vô hướng, có thể dương hoặc bằng khơng.
B. vơ hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
C. véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực.
D. véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.
Câu 4. Một cần cẩu nâng một contenơ khối lượng 3000kg từ mặt đất lên độ cao 2m (tính theo
sự di chuyển của trọng tâm contenơ). Lấy g = 9,8m/s2, chọn mốc thế năng ở mặt đất. Thế năng
trọng trường của contenơ khi nó ở độ cao 2m là
A. 58800J.
B. 85800J.
C. 60000J.
D. 11760J
Câu 5. Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100m
xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40m. Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10, lấy g = 9,8m/s2. Thế
năng của thang máy ở tầng cao nhất là
A. 588 kJ.
B. 392 kJ.
C. 980 kJ.
D. 588 J.
Câu 6. Một tảng đá khối lượng 50 kg đang nằm trên sườn núi tại vị trí M có độ cao 300 m so
với mặt đường thì bị lăn xuống đáy vực tại vị trí N có độ sâu 30 m. Lấy g ≈ 10 m/s2. Khi chọn
gốc thế năng là đáy vực. Thế năng của tảng đá tại các vị trí M và N lần lượt là
A. 165 kJ ; 0 kJ.
B. 150 kJ ; 0 kJ.
C. 1500 kJ ; 15 kJ.
D. 1650 kJ ; 0 kJ.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tịi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng
đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.
b) Nội dung:

Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân
c) Sản phẩm:
Bài tự làm vào vở ghi của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung 1: Học bài và làm các bài tập giáo viên giao
Ơn tập
Nội dung 2: - Tìm hiểu thêm về thế năng đàn hồi.
Mở rộng
- Giải thích được hoạt động của máy đóng cọc dựa trên sự chuyển hóa động
năng và thế năng của vật.
- HS vận dụng những kiến thức đã được học ở trên lớp để xem có thể làm


được những gì vào trong thực tiễn.
B. CƠ NĂNG, BẢO TOÀN CƠ NĂNG
Thời gian thực hiện: (01 tiết)
I. Hoạt động 1: Mở đầu (Tạo tình huống học tập về cơ năng)
a) Mục tiêu: Thông qua các nhiệm vụ học tập tạo nhu cầu nhận thức về sự biến đổi động năng và
thế năng, về cơ năng.
b) Nội dung: HS tiếp nhận vấn đề từ GV
c) Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm và ghi chép của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- HS: thảo luận nhóm và nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu
II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự chuyển hóa động năng và thế năng của vật.
a. Mục tiêu: Phân tích được sự chuyển hóa động năng và thế năng của vật trong 1 số trường hợp
đơn giản.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của
giáo viên
c. Sản phẩm:

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
- Lực kéo động cơ thực hiện công đưa
tàu lên đỉnh đường ray , tại đỉnh ray ,
thế năng cực đại ( Wt cực đại ).
- Khi trượt xuống dốc, động năng tăng
và thế năng giảm. Khi tới đáy cung
đường , thế năng chuyển hóa thành động
năng , năng lượng nhiệt, năng lượng âm
thanh.
- Khi lên dốc, động năng giảm chuyển
hóa thành thế năng.
- Trong quá trình di chuyển, năng lượng của tàu bị hao phí do ma sát và sức cản khơng khí.
d. Tổ chức thực hiện
Bước
Nội dung các bước
thực hiện
Bước 1
GV u cầu HS làm việc nhóm hồn thành phiếu học tập số 1
Bước 2
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
- GV quan sát và lựa chọn 4 nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình
bày trước lớp.
- HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của
nhóm đại diện.
Bước 3
- GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh
Bước 4
GV: Trong ví dụ trên, ta thấy có sự chuyển hóa từ động năng sang thế năng và
ngược lại. Đồng thời năng lượng ( động năng và thế năng ) bị mất mát do ma sát
nên tàu lên các đỉnh tiếp theo thấp hơn đỉnh trước.

GV: Năng lượng hao phí trong q trình tàu chuyển động tồn tại dưới dạng nào?
HS: Nhiệt năng và năng lượng âm.
GV: Em hãy phân tích sự chuyển hóa động năng và thế năng trong các trường
hợp sau :
1.Chơi xích đu ở cơng viên.
2. Nhảy tự do trên bạt nhún
3. Chuyển động của võng.
HS : suy nghĩ phân tích các ví dụ trên và trả lời trước lớp.


Bước 5

GV: đưa ra cho HS kết luận về sự chuyển hóa động năng và thế năng : Trong
q trình chuyển động có sự chuyển hóa từ động năng sang thế năng và ngược
lại. Đồng thời năng lượng ( động năng và thế năng ) bị mất mát do ma sát , ma
sát càng lớn thì hao phí năng lượng càng nhiều.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về định luật bảo toàn cơ năng.
a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm cơ năng: Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và vận
dụng định luật bảo toàn cơ năng trong 1 số trường hợp đơn giản.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hồn thành u cầu dựa trên gợi ý của
giáo viên
c. Sản phẩm:
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
a/ Tại vị trí bắt đầu thả :
Wt max= m.g.h = 5.10.0,15 = 7,5 (J) = W
Wđ = 0
b/ Tại vị trí thấp nhất trên quỹ đạo, tồn bộ thế năng đã
chuyển hóa thành động năng, do đó :
Wt = 0

Wđmax = 7,5 J = W
Từ công thức động năng ta tìm được v = 1,73 (m/s)
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Nếu bỏ qua mất mát năng lượng , áp dụng bảo tồn cơ năng
ta có :
Wđ max = Wt max
Vận tốc trước khi chạm mặt nước khoảng : 14,1 (m/s)

d. Tổ chức thực hiện
Bước thực
Nội dung các bước
hiện
Bước 1
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm cơ năng đã học ở THCS.
- HS: Nhắc lại khái niệm cơ năng.
Bước 2
- GV giới thiệu khái niệm cơ năng trọng trường.
- HS: Ghi nhận khái niệm cơ năng trọng trường.
Bước 3

Bước 4

- GV : Kết luận nội dung :
+ Cơ năng của vật bằng tổng động năng và thế năng của nó. Khi vật chuyển
động trong trường trọng lực thì cơ năng có dạng:
1
W = Wđ + Wt = 2 mv2 + mgh
+ Trong quá trình chuyển động, động năng giảm do chuyển hóa thành thế năng
hoặc ngược lại. Q trình chuyển hóa này thường kèm theo sự mất mát năng
lượng. Nếu ma sát nhỏ, có thể bỏ qua sự hao phí thì cơ năng bảo toàn:

W = Wđ + Wt = hằng số
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm hồn thành phiếu học tập số 2.


HS : Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
GV quan sát và lựa 2 hs đại diện cho 2 nhóm lên bảng trình bày.
HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của
nhóm đại diện.
GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh
Bước 5
GV yêu cầu HS làm việc nhóm hồn thành phiếu học tập số 3
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
- GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình
bày trước lớp.
- HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của
nhóm đại diện.
- GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh
Hoạt động 2. 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- HS hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập về cơ năng, định luật bảo toàn cơ năng.
b) Nội dung:
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c) Sản phẩm:
Kiến thức được hệ thống và vận dụng được các công thức.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước thực
Nội dung các bước
hiện
Bước 1
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV yêu cầu nhắc lại các kiến thức về chủ đề Cơ năng. hệ thống kiến thức chủ
đề dưới dạng sơ đồ tư duy.
+ HS tổng hợp kiến thức của chủ đề, trình bày dưới dạng sơ đồ
+ GV yêu cầu HS thảo luận làm bài tập ví dụ trang 104 sách KNTT:

Bước 2
Bước 3

+ Sau đó GV yêu cầu HS thảo luận làm bài trong phiếu học tập 3,
+ Dành thời gian cho các em nghiên cứu ở nhà.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
Báo cáo kết quả và thảo luận
+ Đại diện 1 nhóm trình bày.
+ Mỗi nhóm cử đại diện lên bảng trình bày .
+ Về nhà hoàn thành nội dung của phiếu học tập đã được giao

Hoạt động 2.4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tịi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng
đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.
b) Nội dung:
Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân
c) Sản phẩm:


Bài tự làm vào vở ghi của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung 1:
Học bài và làm các bài tập giáo viên giao
Ôn tập

Nội dung 2:
Mở rộng

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thêm về cơ năng và sự bảo toàn cơ năng khi một
vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực (chuyển động trong trọng trường); cơ
năng và sự bảo toàn cơ năng khi một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.
- GV yêu cầu vận dụng định luật bảo tồn cơ năng giải thích một số tình
huống trong đời sống, kĩ thuật.
- GV yêu cầu giải thích được vì sao vận động viên nhảy sào có thể nhảy lên
được tới hơn 6 m, trong khi đó vận động viên nhảy cao chỉ nhảy được tới hơn
2 m.
- GV u cầu HS về nhà:
1. Tìm hiểu các ví dụ thực tế thể hiện sự chuyển hóa năng lượng giữa thế
năng và động năng, ghi lại hình ảnh, giải thích.
2. Em hãy thiết kế chế tạo một mơ hình máy phát điện hoạt động dựa vào sự
chuyển hóa năng lượng giữa thế năng và động năng.

C. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG, HIỆU SUẤT
Hoạt động 1: Mở đầu: Tạo tình huống học tập
a. Mục tiêu:
- Từ một ví dụ thực tế về sự chuyển hóa năng lượng , kích thích học sinh tìm hiểu thêm những
kiến thức mới liên quan
b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên
c. Sản phẩm: nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu của HS
d. Tổ chức thực hiện
Bước thực
Nội dung các bước
hiện
Bước 1
GV đặt vấn đề bài học: Cho HS xem một ví dụ về sự chuyển hóa năng lượng

hóa học dự trũ trong thức ăn :
- Theo Viện Dinh Dưỡng – Bộ Y tế , thanh sô cô la 100g chưa năng lượng
449kcal tương đương với 1879 000 J. Vì vậy , nếu 1 người có khối lượng
80kg muốn leo lên đỉnh núi cao 2000m thì cơ bắp cần thực hiện cơng để tích
trữ thế năng là: Wt= 80.9,81.2000=1569600 J
- Như vậy trên lí thuyết người le núi chỉ cần ăn 1 thỏi sô cô la kể trên là có
đủ năng lượng để leo lên đỉnh núi cao 2000m. Tuy nhiên , trên thực tế cơ thể
người khơng thể chuển hóa tồn bộ năng lượng hóa học dự trữ trong thức ăn
thành thế năng trọng trường( dạng năng lượng có ích trong tình huống này) .
Phần lớn năng lượng dự trữ trong thức ăn bị chuyển hóa thành năng lượng
hao phí như: nhiệt năng và động năng của cơ thể…
Bước 2
HS nhận thức được vấn đề bài học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về sự chuyển hóa năng lượng và định luật bảo tồn năng lượng
a. Mục tiêu:
- Tìm hiểu và rút ra kết luận rằng năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
(chuyển hóa năng lượng) ; từ vật này sang vật khác ( truyền năng lượng ) khi có lực tác dụng
hoặc các tác động vật lí khác.
- Phát biểu được nội dung của định luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hồn thành u cầu dựa trên gợi ý của
giáo viên
c. Sản phẩm:
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


1. Lấy ví dụ:
Ví dụ 1: hàng ngày khi ta ăn uống các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong
thức ăn được nạp vào cơ thể, năng lượng đó được chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác
như nhiệt năng (làm ấm cơ thể vào mùa đông hoặc khi chúng ta vận động); động năng (khi

chúng ta vận động hàng ngày), thế năng trọng trường (khi chúng ta đi leo núi hoặc di chuyển
lên một độ cao nào đó), năng lượng âm (khi chúng ta nói chuyện, hát hị), ….
Ví dụ 2: máy cày là thiết bị trong nông nghiệp, sau một khoảng thời gian chúng ta phải đổ
xăng hoặc dầu, năng lượng hóa học dự trữ trong nhiên liệu (xăng, dầu) được nạp vào cho máy
cày. Năng lượng này chuyển hóa thành động năng để vận hành động cơ, năng lượng nhiệt
(làm nóng động cơ), năng lượng âm thanh (gây ra tiếng ồn), …
2. Cần tắt điều hịa, tắt đài, tắt đèn trong ơ tơ khi ô tô đang đi trên đường mà gần hết xăng để
giảm thiểu sự tiêu tốn năng lượng. Vì hầu hết hoạt động của các thiết bị trên xe đều được cung
cấp từ năng lượng xăng.
d. Tổ chức thực hiện
Bước thực
Nội dung các bước
hiện
Bước 1
GV: Năng lượng dự trữ trong thanh sơ cơ la đã chuyển hóa thành các dạng năng
lượng khác như : thế năng trọng trường; nhiệt năng; động năng của cơ thể...Tức
là năng lượng có sự chuyển hóa .
Bước 2
- GV giúp HS rút ra kết luận về sự chuyển hóa năng lượng ( chuyển hóa hoặc
truyền)
Bước 3

Bước 4

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
- GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình
bày trước lớp.
- HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của
nhóm đại diện.

- GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh:
-GV nêu thêm một số ví dụ khác về sự chuyển hóa năng lượng.
- GV giới thiệu nội dung định luật bảo toàn năng lượng.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về hiệu suất
a. Mục tiêu:
- Từ ví dụ thực tiễn, định nghĩa được hiệu suất
- Vận dụng được hiệu suất trong một số trường hợp thực tế.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của
giáo viên
c. Sản phẩm:
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Thức ăn dự trữ năng lượng hóa học, khi được đưa vào cơ thể thông qua việc ăn uống, các
chất trong thức ăn tham gia các phản ứng hóa học, chuyển hóa thành năng lượng dự trữ cho cơ
thể, năng lượng đó có thể chuyển hóa thành động năng (giúp con người hoạt động) và năng
lượng nhiệt (làm ấm cơ thể), …
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chuyển hóa:
+ Cơ thể chứa ít các vi khuẩn có lợi, khơng chuyển hóa hồn tồn các chất dinh dưỡng.
+ Hiệu suất chuyển hóa có liên quan đến gene và hormon chuyển hóa. Ví dụ những người có
chức năng tuyến giáp bình thường sẽ sản sinh ra nhiều nhiệt chuyển hóa hơn và hiệu suất
chuyển hóa sẽ thấp hơn. Những người có chức năng tuyến giáp kém hơn sản sinh ít nhiệt và có
sự chuyển hóa hiệu suất cao hơn. Đó là một lí do vì sao những người có chức năng tuyến giáp
kém thường phản ứng chậm hơn với chế độ ăn kiêng.


+ Ngồi ra cịn do trong thức ăn có một số chất khó chuyển hóa, hoặc chứa các chất độc làm
giảm hiệu suất chuyển hóa.
- Năng lượng hao phí trong quá trình sản xuất điện năng:
+ Năng lượng nhiệt: năng lượng từ nhiên liệu chuyển hóa 1 phần thành nhiệt năng tỏa ra mơi
trường xung quanh và làm nóng các thiết bị sản xuất.

+ Năng lượng âm thanh: nhiên liệu bị đốt cháy hoặc tham gia các phản ứng phát ra âm thanh.
2. Năng lượng hao phí trong q trình truyền tải điện năng đi xa là năng lượng nhiệt: do dây
dẫn bao giờ cũng có điện trở nên sẽ có sự tỏa nhiệt làm nóng đường dây và các thiết bị.
d. Tổ chức thực hiện
Bước
Nội dung các bước
thực hiện
Bước 1
GV u cầu HS làm việc nhóm hồn thành phiếu học tập số 2
Bước 2
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
- GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình
bày trước lớp.
- HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của
nhóm đại diện.
Bước 3
- GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh
Bước 4
GV yêu cầu học nêu cơng thức tính hiệu suất H từ kiến thức khoa học nói chung
- HS nêu cơng thức : H(%)=(Wcó ich/ Wcung cấp).100%
-GV phân tích: H thấp làm lãng phí năng lượng , ơ nhiễm mơi trường; ...nên cần
nâng cao H của máy móc là phát triển đất nước bền vững.
Bước 5
GV yêu cầu HS làm việc nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
- GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình
bày trước lớp.
- HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của
nhóm đại diện.
- GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về mơ hình minh họa định luật bảo tồn năng lượng
a. Mục tiêu:
- Tìm hiểu mơ hình đơn giản minh họa sự bảo toàn năng lượng trong sgk.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hồn thành u cầu dựa trên gợi ý của
giáo viên
c. Sản phẩm:
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Chế tạo con lắc như hình 2.8
Chuẩn bị: 2 quả cầu thép giống hệt nhau, 2 sợi dây mảnh, 1 khung có đế vững chắc
Cách tiến hành: Buộc quả cầu bằng sợ dây mảnh sau đó treo lên khung thép như hình 2.8


Bước
thực hiện
Bước 1

Nội dung các bước

GV yêu cầu HS làm việc nhóm hồn thành phiếu học tập số 3
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
- GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình
bày trước lớp.
- HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của
nhóm đại diện.
- GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh
Bước 2
- GV kết luận về sự chuyển hóa và bảo tồn năng lượng trong mơ hình nói trên
- HS tiếp thu.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS hệ thống lại nội dung kiến thức bài học

b. Nội dung: Học sinh áp dụng cơng thức tính hiệu suất để thực hiện phiếu học tập số
c. Sản phẩm:
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1.
W có ích là: Wc= 100.10.16= 16000 (J)
W cung cấp là : A= P.t= 1000.20=20000 (J)
Hiệu suất của máy tời là : H= 16000/20000.100% = 80%
2.


d. Tổ chức thực hiện:
Bước
Nội dung các bước
thực hiện
Bước 1
GV u cầu HS làm việc nhóm hồn thành phiếu học tập số 4
Bước 2
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
- GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình
bày trước lớp.
- HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của
nhóm đại diện.
Bước 3
- GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng
đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân :
+ Vận dụng hiệu suất để giải một số BT trong sgk; sbt và vận dụng vào thực tế

+ Có thể chế tạo mơ hình đơn giản minh họa định luật bảo toàn năng lượng, liên quan đến các
dạng năng lượng khác nhau
c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 (GỢI Ý)
- Dụng cụ: một viên bi, hai thanh kim loại nhẵn, hai giá đỡ có vít điều chỉnh độ cao.
- Chế tạo: Dùng hai thanh kim loại uốn thành đường ray và gắn lên giá đỡ để tạo được mơ
hình như hình bên.


Thí nghiệm:
+ Thả viên bi từ điểm A trên đường ray.
+ Kiểm chứng xem viên bi có lên được điểm D không?
Kết quả:
+ Viên bi lên gần tới điểm D, vì:
+ Do trong quá trình viên bi di chuyển từ điểm A trên đường ray, có sự ma sát giữa viên bi và
đường ray làm cho cả viên bi và đường ray nóng lên, đồng thời phát ra âm thanh.
+ Năng lượng dự trữ (thế năng trọng trường của viên bi tại điểm A) được chuyển hóa thành
động năng để viên bi di chuyển lên gần tới điểm D và một phần năng lượng chuyển hóa thành
nhiệt năng và năng lượng âm thanh.
Chứng tỏ năng lượng được bảo tồn, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
d. Tổ chức thực hiện:
Nội dung 1:
- Làm bài tập trong SGK
Vận dụng kiến - Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 5
thức
Nội dung 2:
- Ôn lại kiến thức về vận tốc, động năng; sự va chạm để chuẩn bị cho tiết
Chuẩn bị cho
học sau ( động lượng )
tiết sau

IV. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................



×