Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tkc q2 thiet ke tmb nha may dien chuan (rev3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 19 trang )

QUYỂN

2

THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG, HẠNG MỤC DÙNG
CHUNG VÀ CÁC ĐIỂM ĐẤU NỐI

Tháng 10/2017
Thực hiện:

Vũ Huy Bích

Kiểm tra:

Cao Minh Thiện

Ngày

Ký tên


MỤC LỤC
1.1.

NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG .......................................................... 1

1.1.1.

Giới thiệu chung .......................................................................................................... 1

1.1.2.



Các điều kiện ảnh hưởng đến thiết kế Tổng mặt bằng nhà máy nhiệt điện than ......... 1

1.1.3.

Nguyên tắc bố trí Tổng mặt bằng ................................................................................ 2

1.2.

CÁC GIẢI PHÁP BỐ TRÍ TỔNG MẶT BẰNG NHÀ MÁY ........................................ 8

1.3. HẠNG MỤC DÙNG CHUNG VÀ GIẢI PHÁP BỐ TRÍ HÀNH LANG KỸ THUẬT
VÀ ĐIỂM ĐẤU NỐI ............................................................................................................... 10
1.3.1.

Hạng mục dùng chung .............................................................................................. 10

1.3.2.

Hành lang kỹ thuật ..................................................................................................... 15

1.3.3.

Điểm đấu nối, giao diện ............................................................................................. 16

1.3.4.

Quản lý giao chéo ...................................................................................................... 17

1.4.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 17

1.4.1.

Kết luận ...................................................................................................................... 17

1.4.2.

Kiến nghị .................................................................................................................... 17


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

1.1. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG
1.1.1.

Giới thiệu chung

Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy điện (NMĐ) là khâu tối quan trọng để đảm bảo tính
kinh tế trong xây dựng, tính hợp lý trong khai thác vận hành, bảo dưỡng sửa chữa, tính
đồng bộ trong các dây truyền cơng nghệ để từ đó đề xuất giải pháp tối ưu bố trí từng
hạng mục cơng trình của nhà máy, phù hợp với các điều kiện về xây dựng, tuân thủ
nghiêm ngặt các yêu cầu về môi trường. Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy điện than
nhằm các mục đích sau:
 Chuẩn xác hố vị trí xây dựng các hạng mục cơng trình trên cơ sở điều kiện địa chất
các hạng mục cơng trình trong tổng thể tồn bộ dây truyền công nghệ, dây truyền

quản lý và khai thác vận hành nhà máy.
 Xác định diện tích chiếm đất các hạng mục cơng trình, sử dụng hiệu quả diện tích
sử dụng đất, tăng hiệu quả sử dụng và giảm chi phí đầu tư xây dựng.
 Xác định cao trình chuẩn san nền đảm bảo tối ưu hóa trong cân bằng đào đắp tổn
thất cột áp bơm nước làm mát bình ngưng, tiết kiệm tối đa tiêu hao điện tự dùng.
 Đồng bộ hoá các hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện, hệ thống giao thông,
chiếu sáng, an ninh bảo vệ, giao diện đấu nối, hành lang kỹ thuật và hành lang cây
xanh đảm bảo yêu cầu về vệ sinh mơi trường và an tồn về phịng chống cháy nổ.
 Xác định mặt bằng và biện pháp tổ chức thi công đảm bảo tránh tối đa ảnh hưởng
trong q trình thi cơng khi xây dựng các hạng mục cơng trình.
 Thiết kế bố trí tổng mặt bằng phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với quy hoạch
chung của khu vực, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và dân sinh, không ảnh
hưởng đến hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng khơng và an
ninh quốc phịng.
 Tận dụng tốt các cơ sở hạ tầng sẵn có của khu vực, diện tích chiếm đất phù hợp và
có tính đến khả năng mở rộng, giảm thiểu chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng.
 Bố cục chặt chẽ, gọn gàng, vị trí các khu vực phù hợp với dây chuyền cơng nghệ
của nhà máy. Cần có sự hài hồ giữa các hạng mục cơng trình và cây xanh tạo cảnh
quan cho khn viên nhà máy.
 Bố trí hệ thống đường giao thông và các tuyến hành lang kỹ thuật phù hợp với địa
hình khu vực đảm bảo sự tối ưu trong khả năng vận chuyển nhiên, nguyên vật liệu,
chất thải đến và ra khỏi nhà máy.
 Các hạng mục cơng trình khi bố trí phải có giải pháp kết cấu, kiến trúc hiện đại,
bền, đẹp, phù hợp với cảnh quan của khu vực, cần xem xét đến hướng gió để giảm
thiểu sự ảnh hưởng của gió bụi đến khu vực lân cận và môi trường xung quanh.
 Đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định và luật liên quan đến công tác quy hoạch và hệ
thống cơ sở hạ tầng, môi trường, cây xanh…
1.1.2.

Các điều kiện ảnh hưởng đến thiết kế Tổng mặt bằng nhà máy nhiệt điện

than

Quyển 2 – Thiết kế Tổng mặt bằng và các điểm đấu nối
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 1 / 17


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Vị trí địa điểm xây dựng (ven biển, ven sơng)
 Diện tích mặt bằng
 Hướng gió chủ đạo
 Hướng dịng chảy sơng/biển
 Quy mơ cơng suất
 Cơng nghệ áp dụng
 Vị trí xây dựng cảng than
 Hướng xuất tuyến đấu nối
 Cấp điện áp đấu nối
 Tình trạng mặt bằng
 Cao trình mặt bằng hiện hữu
 Hướng kết nối hạ tầng giao thơng với bên ngồi
 Cấp và thải nước làm mát
 Điều kiện địa chất
 Điều kiện thuỷ văn
 Cao trình san nền
 Điều kiện thải xỉ

 Giao diện đấu nối
 Hành lang kỹ thuật
 Các hạng mục dùng chung
 Các quy định liên quan luật xây dựng, quy hoạch như: diện tích xây dựng, diện
tích cây xanh…
1.1.3.

Nguyên tắc bố trí Tổng mặt bằng

Bố trí TMB nhà máy điện được xem xét trên cơ sở tổng thể dây truyền cơng nghệ, đặc
tính cơng nghệ, phương án xây dựng, thuận tiện trong quản lý và khai thác vận hành.
Bố trí TMB phải hài hồ giữa điều kiện tự nhiên địa điểm và quy hoạch xây dựng
chung của khu vực dự án.
Thông thường nhà máy điện than công suất lớn không xây dựng đơn chiếc mà thường
quy hoạch xây dựng thành TTĐL gồm nhiều nhà máy, nhiều chủ đầu tư, nhiều hình
thức đầu tư, và thường phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn, nên việc bố trí TMB nhà
máy đầu tiên (giai đoạn đầu) phải xem xét tổng thể cho tất cả các giai đoạn phát triển
sau này bao gồm diện tích bố trí nhà máy, khu vực thi công, khu vực phụ trợ, khu vực
cung cấp và xử lý nước thải, tuyến thải xỉ và bãi thải xỉ, khu vực tái sử dụng tro xỉ,
giao thông đi lại và thông tin liên lạc giữa các khu vực, các giao diện, các tuyến hành
lang kỹ thuật cũng như các hướng xuất tuyến đấu nối với hệ thống điện từ sân phân
phối của nhà máy và các hạng mục dùng chung giữa các nhà máy.
Nguyên tắc thiết kế bố trí Tổng mặt bằng nhà máy phải tuân thủ theo nguyên tắc đảm
Quyển 2 – Thiết kế Tổng mặt bằng và các điểm đấu nối
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 2 / 17


Tổng Công Ty Phát Điện 3

Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

bảo tính hiệu quả kinh tế, an tồn trong thi cơng vận hành và tiết kiệm diện tích chiếm
đất.
Diện tích chiếm đất của nhà máy phải được xác định trên cơ sở nhu cầu cho việc xây
dựng đáp ứng quy mô công suất và công năng các hạng mục cơng trình. Diện tích bố
trí phải phù hợp theo từng giai đoạn và theo phân kỳ đầu tư.
Bố trí TMB nhà máy phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
 Hợp lý theo dây truyền công nghệ
 Giao thông thuận lợi
 Bố trí phù hợp giữa bên trong và bên ngoài nhà máy, giữa khu vực sản xuất và
khu vực hậu cần, giữa khu sản xuất và khu cung ứng.
 Phù hợp với quy hoạch của địa phương và của khu vực
 Thuận tiện cho công tác thi công xây dựng theo giai đoạn, tránh chồng chéo
 Bố trí TMB phải xem xét để có khả năng cho mở rộng trong tương lai
 Tận dụng hợp lý điều kiện địa hình địa chất để bố trí TMB nhà máy.
 Giảm thiểu cơng tác san lấp mặt bằng
 Chi phí xây dựng thấp, chi phí vận hành nhỏ và hiệu quả kinh tế cao
 Đảm bảo các yêu cầu về an tồn phịng cháy chữa cháy
 Đáp ứng các quy định về bảo vệ mơi trường, an tồn trong thi công vận hành và
vệ sinh công nghiệp
 Đáp ứng yêu cầu về cảnh quan mơi trường, cây xanh.
Bố trí TMB nhà máy phải phân theo khu vực chức năng khác nhau như là khu vực các
tồ nhà chính (bao gồm khu vực lò hơi, tua bin, máy phát), khu vực sân phân phối, khu
vực kho than, khu vực phụ trợ, khu vực thi công, khu kho bãi, nhà tạm trên cơng
trường, khu văn phịng làm việc và khu vực sinh hoạt của cán bộ cơng nhân viên nhà
máy.
Bố trí vị trí các tồ nhà trong cùng khu vực phải đảm bảo mỹ quan khoa học và tiện lợi

theo từng chức năng, phải xem xét đến ảnh hưởng của tia nắng mặt trời, hướng gió,
cũng như mật độ xây dựng hợp lý.
Với nhà máy điện than ven biển thứ tự bố trí các hạng mục chính như sau:
1.

Cảng biển:

Bao gồm các tuyến đê chắn sóng, chắn cát, khu vực trong bể cảng bố trí các tuyến bến
than, bến dầu, bến cảng tổng hợp, bến xuất tro xỉ và bến đá vôi thạch cao nếu cần thiết.
Bố trí mặt bằng khu cảng biển phải đáp ứng các tiêu chí sau:
 Đảm bảo u cầu bố trí cơng nghệ bốc xếp trên bến được thuận lợi và tối ưu.
 Đảm bảo đáp ứng khối lượng than, thiết bị, nguyên liệu thông qua cảng theo các
giai đoạn đầu tư của các NMĐ.

Quyển 2 – Thiết kế Tổng mặt bằng và các điểm đấu nối
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 3 / 17


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Đảm bảo công nghệ bốc xếp vận chuyển hàng từ cảng vào kho than nhanh chóng,
thuận lợi.
 Khả năng tận dụng tối đa số lượng và công suất hoạt động của thiết bị bốc xếp
trên cảng.
 Khu cảng được xây dựng với chi phí hợp lý nhất.

 Đảm bảo các yêu cầu về an toàn hàng hải và khơng gây ảnh hưởng đến tính bền
vững của mơi trường khu vực.
2.

Luồng tàu

Luồng tàu ra vào cảng được bố trí dựa trên bản đồ khảo sát địa hình đáy biển có độ sâu
tự nhiên tốt để giảm khối lượng nạo vét. Luồng tàu vào cảng có đường tâm tạo với
hướng sóng lớn khoảng 300 để tránh vùng tác đô ̣ng của sóng vào khu vực phía trong
bể cảng.
3.

Khu vực kho than

Kho than thường có dạng kết hợp kho than hở ngồi trời với kho than khơ kín. Hệ
thống băng tải kín được sử dụng để vận chuyển than từ kho than tới gian bunke than.
Hiện nay, căn cứ vào các dữ liệu thu thập trong quá trình vận hành, việc thiết kế kho
than kín tồn bộ sẽ giúp nhà máy vận hành tiết kiệm chi phí tiêu hao nhiên liệu và đạt
hiệu suất cao. Khuyến nghị các nhà máy về sau xem xét thiết kế kho than kiểu kín
nhằm đảm bảo tiết kiệm chi phí vận hành, đạt hiệu suất cao và góp phần bảo vệ mơi
trường do tác động của việc chống phát tán bụi than tốt hơn.
4.

Khu vực nhà máy chính

Thứ tự bố trí khu nhà máy chính như sau: Nhà tua bin - khu vực lị hơi - ESP - ống
khói - khu vực khử lưu huỳnh bằng nước biển (Sea-FGD).
Nhà điều khiển trung tâm thường bố trí nằm giữa 2 lị hơi. Hai tổ máy sẽ có chung 1
phịng điều khiển trung tâm.
Các nhà máy điện ven biển thường sử dụng nước biển để khử lưu huỳnh trong khói

thải thơng qua hệ thống FGD. Hệ thống Sea FGD được đặt trước ống khói. Nước biển
để khử lưu huỳnh được lấy từ hệ thống thải nước làm mát của nhà máy. Nước biển sau
khi ra khỏi bộ khử lưu huỳnh được thải vào cống hộp thải nước làm mát của nhà máy
và cuối cùng thải ra biển.
Hệ thống nước làm mát tuần hoàn được lấy từ cửa lấy nước đặt ở phía trong bể cảng
bao bởi 2 tuyến đê chắn sóng. Thơng thường nước làm mát được dẫn vào gần với khu
vực nhà máy chính bằng kênh dẫn hở. Trạm bơm nước làm mát bố trí cuối kênh dẫn
hở để giảm công suất bơm nước làm mát. Nước sau khi làm mát bình ngưng được dẫn
bằng tuyến cống hộp thải nước làm mát đến hố siphon sau đó đổ ra kênh thải hở để lợi
dụng mặt thoáng giúp toả nhiệt làm giảm nhiệt độ nước thải làm mát trước khi thải ra
mơi trường biển. Vị trí điểm thải nước làm mát thường bố trí phía ngồi khu vực bể
cảng.
5.

Khu nhà phụ trợ

Khu vực phụ trợ chủ yếu bao gồm nhà hành chính, canteen, xưởng sửa chữa, nhà
Quyển 2 – Thiết kế Tổng mặt bằng và các điểm đấu nối
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 4 / 17


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

kho.v.v. khu vực này thường bố trí gần lối vào chính để thuận tiện cho việc giao thơng
đi lại.

6.

Khu vực bố trí các hệ thống BOP

Khu vực BOP được chia thành ba (03) khu vực nhỏ:
 Khu vực 1 chủ yếu bao gồm nhà bơm nước làm mát tuần hồn, nhà chứa Clo,
khu vực xử nước thơ, nước khử khống, khu vực xử lý nước thải, lị hơi phụ.
Các hệ thống này cố gắng bố trí càng gần khu gian máy chính càng tốt vì sẽ tiết
kiệm được chi phí đầu tư và vận hành hệ thống đường ống, công suất bơm...
 Khu vực 2 chủ yếu bao gồm hệ thống phụ trợ vận chuyển than như nhà để xe
than, nhà bơm nước rửa xe và gian điều khiển kho than, silo tro bay, khu vực
lắng trong nước tro đáy lò, trạm bơm nước thu hồi (nếu áp dụng thải xỉ ướt).
 Khu vực 3 chủ yếu gồm nhà chứa hydro, nhà xử lý nước chứa NH3, khu vực
bồn dầu, trạm bơm chữa cháy và các hạng mục phụ trợ còn lại.... Lưu ý, việc
thiết kế các khu hóa chất có tính chất độc hại, nguy hiểm và có nguy cơ cháy nổ
cao cần phải được xem xét kỹ càng, tuân thủ tuyệt đối các quy định về an tốn,
đặc biệt là tránh cùng hướng gió hướng vào khu vực gian máy chính và nhà
hành chính nơi có nhiều cán bộ, cơng nhân viên làm việc.
7.

Bố trí các cơng trình ngầm

Các cơng trình ngầm trong nhà máy như hệ thống đường ống cấp nước, thoát nước
thải, thoát nước mưa, các tuyến mương cáp ngầm, các tuyến ống công nghệ đi ngầm
qua các trục giao thông nội bộ phải được xem xét một cách tổng thể để bố trí đảm bảo
tính hợp lý, tránh các giao chéo khơng cần thiết.
8.

Khu vực sân phân phối


Sân phân phối của nhà máy thường được bố trí nằm phía trên cùng của nhà máy điện.
Tất cả các xuất tuyến và sân phân phối 220/500kV đều thuộc phạm vi đầu tư của EVN.
Sân phân phối thường được xây dựng theo từng giai đoạn. Điện phát ra từ nhà máy sẽ
theo các tuyến đường dây trên không hoặc cáp ngầm để đấu nối vào các ngăn lộ đã
được quy hoạch trên cơ sở mặt bằng sân phân phối 500/220kV do EVN đầu tư.
9.

Các khu cách ly vệ sinh và các dải cây xanh cách ly

Khu cách ly vệ sinh và dải cây xanh cách ly là khoảng cách tối thiểu được tính mốc từ
nguồn phát thải trong nhà, xưởng sản xuất hoặc dây chuyền công nghệ tới khu dân cư
Các khu cách ly vệ sinh và dải cây xanh cách ly giữa các nhà máy với nhau hoặc giữa
nhà máy với các khu dân cư kế cận cần thiết được xem xét để bố trí hợp lý tạo dải cách
ly hợp lý. Chiều rộng dải cách ly phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo TCVN
4449-1987: Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế.
10.

Bố trí bãi thải xỉ

Bãi xỉ và phương án vận chuyển xỉ than là một phần quan trọng trong thiết kế bố trí
tổng mặt bằng nhà máy nhiệt điện. Quy hoạch bãi xỉ phụ thuộc vào phương án thải xỉ
của nhà máy và ngược lại vị trí bãi thải xỉ là cơ sở để lựa chọn phương án vận chuyển
tro xỉ.
Quyển 2 – Thiết kế Tổng mặt bằng và các điểm đấu nối
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 5 / 17


Tổng Công Ty Phát Điện 3

Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Vị trí bãi thải xỉ của nhà máy cần được nghiên cứu, phân tích lựa chọn trên cơ sở điều

kiện địa hình thực tế khu vực dự án.
Hình dưới đây là ví dụ một bố trí Tổng mặt bằng Nhà máy nhiệt điện than - Công suất
2x600MW điển hình.

Quyển 2 – Thiết kế Tổng mặt bằng và các điểm đấu nối
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 6 / 17


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Bãi thi công

Sân Phân phối

Bãi xỉ Nhà máy 2

Khu BOP

Khu vực BTG


Kho Than
Bãi xỉ Nhà máy 1

Bãi xỉ

Cảng Than

Cảng dầu

Đê chắn sóng

Hình 1: Bố trí TMB Nhà máy nhiệt điện than-Cơng suất 2x600MW điển hình
Quyển 2 – Thiết kế Tổng mặt bằng và các điểm đấu nối
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 7 / 17


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

1.2. CÁC GIẢI PHÁP BỐ TRÍ TỔNG MẶT BẰNG NHÀ MÁY
Việc bố trí Tổng mặt bằng nhà máy điện về cơ bản là giống nhau trong cùng một nhà
máy. Tuy nhiên phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế kỹ thuật của địa
điểm do vậy trong q trình thiết kế bố trí tổng mặt bằng cần đưa ra một vài phương
án để so sánh lựa chọn phương án tối ưu nhất. Để có cơ sở so sánh các tiêu chí sau đây
sẽ được phân tích, tính tốn so sánh để lựa chọn phương án bố trí tổng mặt bằng tối

ưu:
Bảng 1. Tiêu chí đưa vào so sánh đề xuất phương án bố trí tổng mặt bằng
No.
1.

Các hạng
mục
Hướng
chủ đạo

Tiêu chí đưa vào so sánh đề xuất phương án bố trí tổng
mặt bằng nhà máy điện

gió Hướng gió thịnh hành khu vực nhà máy là cơ sở để xem xét
bố trí các hạng mục chính liên quan đến khuyếch tán khói
bụi và cảnh quan mơi trường cũng như an tồn cháy nổ, hóa
chất độc hại do lan truyền theo hướng gió.

2.

Điều kiện địa Do mặt bằng nhà máy điện than trải rộng trên phạm vi diện
chất
tích lớn có điều kiện địa chất khơng giống nhau do vậy phải
xem xét bố trí các hạng mục các cơng trình có trọng tải lớn
như lị hơi, tua bin, máy phát và ống khói cần thiết bố trí
trên khu vực có điều kiện địa chất tốt hơn so với các hạng
mục phụ trợ khác.

3.


Bố trí tuyến Việc bố trí tuyến cấp nước làm mát phải được bố trí hợp lý.
cấp nước làm Bố trí lấy nước làm mát phải xem xét ảnh hưởng của hướng
mát
dòng chảy ven biển theo các mùa cũng như độ lớn của vận
tốc dòng chảy để bố trí đảm bảo được tính kinh tế của nhà
máy đặc biệt là phải tránh được hiện tượng tái tuần hoàn
nhiệt nước vào làm mát làm mát ảnh hưởng đến hiệu suất
làm mát bình ngưng.

4.

Bố trí tuyến Tương tự như trên, vị trí cửa thải nước làm mát phải được
thải nước làm xem xét một cách cẩn thận và đưa vào so sánh trên cơ sở
mát
đảm bảo được việc cách ly giữa nguồn nước thải làm mát
và nguồn nước vào làm mát tuần hồn của các tổ máy.
Bố trí hệ thống thải nước làm mát phải so sánh trên cơ sở
các tiêu chí: Chiều dài tuyến đường ống cấp nước làm mát;
Khoảng cách cửa lấy nước và thải nước làm mát; Công suất
trạm bơm cấp nước làm mát; Tổn thất cột áp của bơm làm
mát tuần hoàn; Chiều dài đường ống thải nước làm mát; Độ
dốc thải nước làm mát
Trên cơ sở kết quả so sánh sẽ đề xuất lựa chọn phương án

Quyển 2 – Thiết kế Tổng mặt bằng và các điểm đấu nối
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 8 / 17



Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

No.

Các hạng
mục

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Tiêu chí đưa vào so sánh đề xuất phương án bố trí tổng
mặt bằng nhà máy điện
kinh tế nhất để bố trí vào TMB nhà máy.
Hệ thống thải nước làm mát cũng sẽ xem xét bố trí các
điểm quan trắc, lấy mục phục vụ công tác kiểm tra, quản lý
môi trường.

5.

Khuyếch tán Trên cơ sở kết quả chạy mơ phỏng các phương án bố trí cửa
nhiệt thải làm thải nước làm mát sẽ xác định được quy mô lan truyền
mát
khuếch tán nhiệt nước làm mát để lựa chọn phương án tổng
mặt bằng tối ưu về mặt thải nước làm mát.

6.

Bố trí cảng Chiều dài tuyến băng tải than đến kho than
than
Thuận lợi cho việc vận chuyển than từ kho than đến lò hơi

Số lượng các giao cắt trên không với tuyến băng tải

7.

Gia cố và xử Trên cơ sở điều kiện địa chất tính tốn gia cố xử lý nền để
lý nền móng
đề xuất giải pháp bố trí tổng mặt bằng lựa chọn phương án
có chi phí xử lý nến móng thấp nhất.

8.

Thốt
mưa

nước Bố trí TMB nhà máy điện liên quan đến các giải pháp thoát
nứơc mưa và thoát nước mặt. Do vậy cần so sánh để lựa
chọn phương án có chi phí thấp và khả năng thoát nước tốt
nhất. Hệ thống thoát nước mưa cũng phải xem xét thiết kế
hệ thống hố 3 ngăn thu gom rác, tạp chất trước khi thải ra
mơi trường và có thể ứng phó sự cố trong trường hợp khẩn
cấp.
Nhà máy điện được đặt tại khu vực ven biển, vì thế việc
ngăn ngừa lũ lụt/thải nước và chắn sóng phải được đưa vào
tính tốn các phương án bố trí mặt bằng

9.

Bố trí sân Việc bố trí sân phân phối ảnh hưởng đến chiều dài tuyến
phân phối
cáp từ các tổ máy đến cột cổng của sân phân phối nến tiêu

chí này cần được đưa vào so sánh để lựa chọn phương án bố
trí TMB nhà máy
Bố trí các xuất tuyến đường dây ảnh hưởng đến chi phí đầu
tư xây dựng các hệ thống lưới điện đồng bộ với nhà máy.
Do vậy cần đưa tiêu chí này để so sánh lựa chọn.

10.

Khối
lượng Khối lượng vật liệu san lấp mặt bằng liên quan đến chi phí
san gạt mặt cho mỗi phương án bố trí tổng mặt bằng do vậy cần đưa vào
bằng
so sánh để có phương án lựa chọn.

Quyển 2 – Thiết kế Tổng mặt bằng và các điểm đấu nối
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 9 / 17


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

No.

Các hạng
mục

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện


Tiêu chí đưa vào so sánh đề xuất phương án bố trí tổng
mặt bằng nhà máy điện

11.

Kết nối giao Mỗi phương án bố trí TMB nhà máy điện đều liên quan đến
thông
kết cấu hạ tầng giao thông trong nhà máy. Do vậy tiêu chí
này cần đưa vào so sánh để tổng hợp lựa chọn phương án
tối ưu.

12.

Vận chuyển, Đa số công tác vận chuyển vật tư thiết bị, nguyên vật liệu
tập kết vật phục vụ thi công xây dựng nhà máy điện ven biển đề sử
liệu thi công
dụng phương tiện thuỷ. Do vậy việc phương án bố trí TMB
nhà máy cần xem xét để đảm bảo thuận lợi cho việc bốc dỡ
bao gồm cả bốc dỡ thiết bị siêu trường siêu trọng.

1.3. HẠNG MỤC DÙNG CHUNG VÀ GIẢI PHÁP BỐ TRÍ HÀNH LANG KỸ
THUẬT VÀ ĐIỂM ĐẤU NỐI
1.3.1. Hạng mục dùng chung
Nhằm phát huy tối đa hiệu quả kinh tế của một TTĐL (bao gồm nhiều nhà máy) cả về
mặt kinh tế và xã hội, tránh trùng khớp và giảm hiệu quả sử dụng gây lãng phí đầu tư
cũng như tiết kiệm tài nguyên đất, cần thiết phải xem xét xây dựng các hạng mục dùng
chung giữa các nhà máy trong TTĐL trên cơ sở tiến độ các dự án, đặc tính kỹ thuật
cơng nghệ, quy mơ, mục tiêu sử dụng, an toàn vận hành,..
Thực hiện mục tiêu nêu trên, thông thường, một TTĐL sẽ phải xem xét quy hoạch các
hạng mục dùng chung gồm 2 phần:

 Phần ngoài TTĐL: Phần này bao gồm các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của TTĐL
như:
 San gạt mặt bằng TTĐL và bãi thải xỉ;
 Hệ thống cấp nước thi công;
 Hệ thống cấp nước vận hành;
 Hệ thống điện thi cơng;
 Hệ thống đường giao thơng bên ngồi TTĐL;
 Cảng tổng hợp, đê chắn sóng và nạo vét luồng;
 Sân phân phối và đường dây truyền tải;
 Phần trong hàng rào TTĐL: Phần này bao gồm các hệ thống hạ tầng kỹ thuật
bên trong TTĐL như:
 Hệ thống cấp nước làm mát tuần hoàn;
 Hệ thống thải nước làm mát tuần hoàn
Quyển 2 – Thiết kế Tổng mặt bằng và các điểm đấu nối
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 10 / 17


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Tuyến hành lang kỹ thuật cho các tuyến đường ống công nghệ như nước
ngọt, dầu, hơi tự dùng, ống vận chuyển xỉ,...
 Các điểm đấu nối
Các điểm đấu nối kỹ thuật sẽ được xác định rõ và đạt được thống nhất vào thời
điểm sớm nhất có thể giữa các nhà đầu tư của từng nhà máy trong TTĐL nhằm
đảm bảo cho việc xây dựng và hoàn thành các hệ thống hạ tầng dùng chung này để

thuận tiện cho việc xây dựng các nhà máy điện trong từng giai đoạn phát triển.
Nguyên tắc quan trọng nhất trong vấn đề hạng mục dùng chung là xác định được
Đơn vị chủ trì thực hiện, quản lý, chịu trách nhiệm về hạng mục dùng chung này.
Thông thường sẽ thuộc về Chủ đầu tư của dự án đầu tiên trong TTĐL.
Trong quá trình xây dựng hạng mục dùng chung các Chủ đầu tư và các bên liên
quan có thể tham gia giám sát công tác xây dựng. Các chủ đầu tư cần thơng tin
phục vụ thiết kế có thể gửi văn bản trực tiếp cho Đơn vị chủ trì để được cung cấp
và hướng dẫn.
Chi phí hệ thống CSHT dùng chung do Đơn vị chủ trì đầu tư, sau này sẽ được chia
sẻ chi phí thơng qua báo cáo trình Bộ Cơng Thương chủ trì xử lý và phân chia, các
nhà đầu tư cần đưa chi phí này vào Tổng mức đầu tư dự án để tính vào giá điện.
Các nhà đầu tư cần tuân thủ quy hoạch được duyệt để triển khai thiết kế dự án.
Dưới đây là ví dụ về nguyên tắc thiết kế hạng mục dùng chung trong một TTĐL,
cụ thể là TTĐL Vĩnh Tân:
Bảng 2. Mô tả các hạng mục dùng chung ngoài hàng rào TTĐL
Stt
1

Hạng mục
San gạt mặt bằng

Mô tả

Nhà đầu tư

Mặt bằng nhà máy đã được san gạt đến cao độ Vinacomin
+3.5m và +4.5m (cao độ Hịn Dấu).
Diện tích chiếm đất các nhà máy như sau:
- VT1: 48.654ha
- VT2: 61.323ha

- VT3: 56.11ha
- Sân Phân Phối: 12.838ha
- Diện tích khu vực bên ngồi dùng chung:
84.511ha
- Bãi thi công Vĩnh Tân 1: 6.68ha
- Bãi thải xỉ số 1 (chưa mở rộng):
122.1618ha
- Bãi thải xỉ số 1 bổ sung: 76.42ha
- Bãi thải xỉ số 2: Thung lũng núi Ông Đỏ
và núi Đá Chẹt: 120ha
- Diện tích khu vực cảng và đê chắn sóng:
195.9992ha

2

Nước thi cơng

Nguồn nước cấp cho nhu cầu thi công TTĐL EVN

Quyển 2 – Thiết kế Tổng mặt bằng và các điểm đấu nối
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 11 / 17


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Stt


Hạng mục

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Mô tả

Nhà đầu tư

Vĩnh Tân là nguồn nước từ hồ Đá Bạc. Trạm
bơm nước thi công đặt gần hồ Đá Bạc, cách hồ
Đá Bạc khoảng 600m.
Trạm bơm gồm 3 bơm, lưu lượng bơm 300m3/h,
cột áp 60mH2O. Trong đó gồm hai bơm vận
hành và 1 bơm dự phịng;
Áp lực tại hàng rào TTĐL Vĩnh Tân 1bar
Tuyến ống cấp nước HDPE D355 từ trạm bơm
đến TTĐL dài 5.2km;
Lưu lượng nước cấp cho các nhà máy dự kiến
như sau:
Vĩnh Tân 1: 150.0 m3/h
Vĩnh Tân 2: 150.0 m3/h
Vĩnh Tân 3: 250.0 m3/h
3

Nước vận hành

Nguồn nước cấp cho nhu cầu vận hành TTĐL EVN
Vĩnh Tân là nguồn nước từ hồ sơng Lịng Sơng
thơng qua hệ thống kênh tiếp nước Lịng Sơng –
Đá Bạc.

Trạm bơm nước vận hành đặt gần hồ Đá Bạc,
cách hồ Đá Bạc khoảng 600m
Trạm bơm gồm 5 bơm, tổng lưu lượng cấp
40,000m3/h, cột áp 50mH2O. Trong đó gồm 4
bơm vận hành và 1 bơm dự phòng;
Áp lực tại hàng rào TTĐL Vĩnh Tân 2bar
Tuyến ống cấp nước HDPE D630 từ trạm bơm
đến TTĐL dài 5.2km; Lưu lượng nước cấp cho
các nhà máy như sau:
Vĩnh Tân 1: 327m3/h
Vĩnh Tân 2: 280.7m3/h
Vĩnh Tân 3: 575 m3/h

4

Điện thi công

Xây dựng mới tuyến đường dây trên không hai EVN
mạch từ trạm biến áp 110kV Ninh Phước đến
hàng rào TTĐL Vĩnh Tân cấp điện phục vụ thi
công các dự án thuộc TTĐL Vĩnh Tân;
Xây dựng mới 10 trạm biến áp 22/0.4kV –
630kVA và tuyến đường dây trên không một
mạch kết hợp di dời tuyến đường dây hiện hữu

Quyển 2 – Thiết kế Tổng mặt bằng và các điểm đấu nối
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 12 / 17



Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Stt

Hạng mục

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Mô tả

Nhà đầu tư

477.5 cấp điện phục vụ thi công nhà máy điện
Vĩnh Tân 2
5

Đường giao thông Tuyến số 1: Từ điểm giao cắt giữa đường số 4 với EVN
bên ngoài TTĐL
đường số 1 trước nhà máy phía Đơng Bắc của
TTĐL ra quốc lộ 1A có chiều dài khoảng
244.57m
Tuyến số 4: Tại điểm giao cắt giữa Bờ đê biển
với đường số 4 liên thơng sau đó chạy dọc hàng
rào Trung tâm theo hai cạnh phía Đơng và phía
Bắc Trung tâm với tổng chiều dài khoảng
2609.57m

6


Đường ra bãi xỉ

7

Cảng biển nước sâu

8

Bãi thải xỉ

Tuyến số 2: là đường nối từ nhà máy ra bãi xỉ, bắt
đầu từ điểm giao cắt giữa đường số 4 với đường
số 2, giao với quốc lộ 1A, đi qua đường sắt Bắc –
Nam ra bãi thải xỉ, chiều dài khoảng 1542.4m
Quy mô EVN đầu tư như sau:
-

01x 3,000DWT cảng tổng hợp sử dụng
chung cho Vĩnh Tân 1 và Vĩnh Tân 2

-

Xây dựng 02 đê chắn sóng phía tây và phía
đơng dài khoảng 2.8km

-

Nạo vét luồng tàu và nạo vét trước bến đảm
bảo cho tàu trọng tải đến 30,000DWT


-

Trang bị các tàu lai dắt, hệ thống báo hiệu
hành hải cho cho khu vực luồng tàu và khu
vực đậu tàu (ngoài khơi)

EVN

EVN đã đền bù giải phóng mắt bằng diện tích EVN
122ha bãi thải xỉ chung cho cả 3 nhà máy.
Bãi thải xỉ mở rộng hiện đang xem xét xin thoả
thuận thêm 76.42ha để phân chia cho các chủ đầu
tư VT3 và Vĩnh Tân 1.

9

7

Chi phí duy tu bảo EVN sẽ tổ chức định kỳ duy tu bảo dưỡng trong EVN
dưỡng nạo vét suốt giai đoạn vận hành
luồng tàu, đê chắn
sóng, hệ thống báo
hiệu hàng hải hàng
năm
Chi phí duy tu bảo EVN sẽ tổ chức định kỳ duy tu bảo dưỡng trong EVN
dưỡng đường xá, suốt giai đoạn vận hành
cầu cống hàng năm

Quyển 2 – Thiết kế Tổng mặt bằng và các điểm đấu nối

Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 13 / 17


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Bảng 3. Mô tả các hạng mục dùng chung trong phạm vi TTĐL Vĩnh Tân
Stt

Hạng mục

Mô tả

Nhà đầu tư

1

Kênh lấy nước làm Thiết kế xây dựng VT2
mát chung cho Tổng lưu lượng thiết kế: 132.1 m3/s trong đó:
Vĩnh Tân 2 và Vĩnh
- Vĩnh Tân 2: 48 m3/s
Tân 3
- Vĩnh Tân 3: 84.1 m3/s

2


Kênh thải hở thoát Thiết kế xây dựng VT2
EVN/VT2
nước
làm
mát Tổng lưu lượng nước thải thiết kế: 177.46m3/s
chung cho VT1, trong đó:
VT2 và Vĩnh Tân 3
- Vĩnh Tân 1: 45.36 m3/s
- Vĩnh Tân 2: 48.00 m3/s
- Vĩnh Tân 3: 84.10 m3/s

3

Các điểm đấu nối Thiết kế xây dựng VT2
EVN/VT2
cấp nước làm mát Các đầu chờ đấu nối nước làm mát vào trạm bơm
vào trạm bơm Vĩnh VT3 sẽ do VT2 cung cấp lắp đặt sẵn.
Tân 3

4

Các điểm đấu nối Thiết kế xây dựng VT2
EVN/VT2
thải nước làm mát
3 đầu chờ đấu nối nước làm mát cho 3 nhà máy
VT1, VT2, và VT3 sẽ do VT2 cung cấp lắp đặt
sẵn.

5


Sân phân
500/220kV

EVN/VT2

phối EVN xây dựng lắp đặt sân phân phối 500/220kV. EVN
Các nhà máy VT1 và Vĩnh Tân 3 đấu nối vào
thanh cái sân 500kV

Bảng 4. Phân chia chi phí xây dựng hạng mục dung chung TTĐL Vĩnh Tân
Stt

Hạng mục

Dự kiến phân chia để thu hồi vốn

Nhà đầu tư

1

San gạt mặt bằng

Phân chia theo diện tích sử dụng

2

Nước thi cơng

Phân chia trên cơ sở m3 nước sử dụng theo EVN
đồng hồ đo đặt tại điểm đấu nối


3

Nước vận hành

Phân chia trên cơ sở m3 nước sử dụng theo EVN
đồng hồ đo đặt tại điểm đấu nối

4

Điện thi công

Phân chia trên cơ sở kW sử dụng theo đồng EVN
hồ đo đặt tại điểm đấu nối

5

Đường giao thông bên Phân chia trên cơ sở công suất nhà máy

Quyển 2 – Thiết kế Tổng mặt bằng và các điểm đấu nối
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Vinacomin

EVN
Trang 14 / 17


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2


Stt

Hạng mục

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Dự kiến phân chia để thu hồi vốn

Nhà đầu tư

ngoài TTĐL
6

Đường ra bãi xỉ

Phân chia trên cơ sở thu phí theo lượng xỉ
vận chuyển hàng năm

7

Cảng biển nước sâu

Phân chia trên cơ sở thu phí theo lượng than EVN
qua cảng/năm

8

Bãi thải xỉ


Phân chia theo diện tích sử dụng

9

Chi phí duy tu bảo dưỡng Phân chia trên cơ sở thu phí theo lượng than EVN
nạo vét luồng tàu, đê qua cảng/năm
chắn sóng, hệ thống báo
hiệu hàng hải hàng năm

1.3.2.

EVN

Kênh lấy nước làm mát

Phân chia theo lưu lượng nước làm mát

EVN

Kênh thải nước làm mát

Phân chia theo lưu lượng nước làm mát

EVN

Các điểm đấu nối cấp Phân chia theo lưu lượng nước làm mát
nước làm mát

EVN


Các điểm đấu nối thải Phân chia theo lưu lượng nước làm mát
nước làm mát

EVN

Sân
phân
500/220kV

EVN

phối Phân chia theo công suất

Hàng rào tạm cho thi Phân chia theo cơng suất từng nhà máy
cơng

EVN

Chi phí duy tu bảo dưỡng Phân chia theo công suất
đường xá, cầu cống hàng
năm

EVN

Hành lang kỹ thuật

Để đảm bảo việc bố trí và xây dựng các đường ống và cống ngầm được thuận lợi cả
trong giai đoạn xây dựng cũng như thuận tiện trong giai đoạn nhà máy đi vào vận
hành hoặc khi ngừng bảo trì, các tuyến hành lang kỹ thuật sau sẽ được bố trí theo
tuyến tuân thủ những nguyên tắc chính sau:

 Các khoảng trống, hành lang kỹ thuật và tải trọng sẽ được sắp xếp đủ cho tất cả
những đường ống dự kiến cùng với các thiết bị và phụ trợ phù hợp với những
yêu cầu về kỹ thuật, an tồn, phịng cháy chữa cháy trong suốt q trình xây
dựng, lắp đặt cũng như vận hành và bảo trì.
 Đảm bảo tính khả thi khi đấu nối các dự án. Thuận lợi trong quá trình xây dựng,
lắp đặt và kết nối phù hợp với từng giai đoạn phát triển của dự án và khả năng
dự phòng mở rộng trong tương lai
Mục đích của bố trí này nhằm:
− Tiết kiệm không gian và mặt bằng, đảm bảo thẩm mỹ công nghiệp
Quyển 2 – Thiết kế Tổng mặt bằng và các điểm đấu nối
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 15 / 17


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

− Tạo thuận lợi trong công tác thiết kế kiến trúc và xây dựng, tránh các điểm giao
cắt không hợp lý
− Thuận lợi cho công tác thi công xây lắp
Trong q trình Thiết kế bố trí TMB nhà máy nhiệt điện than, các Hành lang kỹ thuật
sau cần được xem xét:
 Tuyến hành lang kỹ thuật cấp nhiên liệu dầu
 Tuyến hành lang kỹ thuật cấp nhiên liệu than
 Tuyến hành lang kỹ thuật cấp và thải nước làm mát tuần hoàn
 Tuyến hành lang kỹ thuật piperack bố trí ống kỹ thuật (bố trí ống hơi tự dùng,
nước, PCCC, khí nén, máng cáp...)

 Tuyến hành lang kỹ thuật thải tro xỉ
 Tuyến hành lang kỹ thuật đấu nối điện lên Sân phân phối
 Tuyến hành lang kỹ thuật SCADA/thông tin liên lạc
1.3.3.

Điểm đấu nối, giao diện

Trong quá trình thiết kế TMB, việc xác định giao diện và điểm đấu nối các giao
diện là công tác phức tạp, quan trọng và cần phải tiến hành thiết lập, rà sốt kỹ
càng nhằm đảm bảo tốt cơng tác quản lý giao diện giữa các hạng mục, các nhà
máy, các dự án khác nhau trong cùng một trung tâm điện lực
Các điểm đấu nối sau cần được xem xét:
 Điểm đấu nối đường giao thông
 Điểm đấu nối cung cấp nhiên liệu than
 Điểm đấu nối cung cấp nhiên liệu dầu
 Điểm đấu nối nước làm mát tuần hoàn
 Điểm đấu nối nước thô
 Điểm đấu nối nước thải
 Điểm đấu nối nước thi công
 Điểm đấu nối hơi tự dùng
 Điểm đấu nối PCCC
 Điểm đấu nối pipe rack
 Điểm đấu nối tiêu thụ tro xỉ
 Điểm đấu nối điện thi công
 Điểm đấu nối điện lên Sân phân phối
 Điểm đấu nối SCADA/thơng tin liên lạc
Chi tiết vị trí, giao diện các điểm đấu nối phải được xác định trong quá trình thiết
kế Tổng mặt bằng nhà máy
Quyển 2 – Thiết kế Tổng mặt bằng và các điểm đấu nối
Ấn bản 3, tháng 10/2017


Trang 16 / 17


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

1.3.4.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Quản lý giao chéo

Với bố trí mặt bằng lựa chọn, về cơ bản sẽ khơng có giao chéo đáng kể đòi hỏi giải
pháp phức tạp giữa các hạng mục của các nhà máy.
Giải pháp cụ thể đối với 1 số giao chéo điển hình như sau:
− Giữa đường giao thông với các tuyến băng tải than, đá vôi thạch cao: bố trí băng
tải than đi trên cao, đảm bảo khoảng khơng cho phương tiện lưu thơng trên
đường (ví dụ: 4,5 – 5,0m)
− Giữa đường giao thông với các đường ống cơng nghệ, giá cáp: có thể bố trí các
đường ống đi vượt trên cao nhờ hệ thống giá đỡ, hoặc đi ngầm dưới đất với các
biện pháp bảo vệ phù hợp đối với tải trọng do phương tiện giao thông đi qua.
− Giữa các đường ống công nghệ với nhau, với giá cáp: bố trí ở các cao độ khác
nhau.
− Giữa các đường ống cấp nước làm mát tuần hồn và các piperack: bố trí các
piperack có khoảng cách giữa hai trụ đỡ hợp lý nhằm tránh giao cắt kỹ thuật với
các tuyến ống nước làm mát đi ngầm.
1.4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.4.1.


Kết luận

Việc bố trí tổng mặt bằng nhà máy điện một cách hợp lý sẽ giảm được chi phí đầu tư
xây dựng, giảm thiểu chi phí sử dụng đất, phát huy cơng năng của từng hệ thống
hạng mục cơng trình, đảm bảo hiệu quả trong khai thác vận hành nhà máy mang lại
hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cho các chủ đầu tư.
Tuỳ thuộc vào công nghệ áp dụng của từng nhà máy, tuỳ theo hình thức đầu tư và vị
trí địa điểm quy hoạch xây dựng của nhà máy để đề xuất các phương án bố trí tổng
mặt bằng nhà máy một cách phù hợp, hiệu quả.
1.4.2.

Kiến nghị

Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy trong đề án này là kết quả đúc kết kinh nghiệm của
nhiều nhà máy nhiệt điện đã được thiết kế xây dựng và đang khai thác vận hành. Mỗi
dự án tuy vậy đều có những đặc thù cơng nghệ vì vậy sẽ phải xem xét để bố trí một
cách hợp lý trên cơ sở điều kiện kỹ thuật và điều kiện tự nhiên của địa điểm.

Quyển 2 – Thiết kế Tổng mặt bằng và các điểm đấu nối
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 17 / 17



×