Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tkc q3 chuong 18 he thong hydro (rev 3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.62 KB, 12 trang )

Chương

18
HỆ THỐNG SẢN XUẤT HYDRO

Tháng 10/2017
Thực hiện:

Đinh Hồng Sơn

Kiểm tra:

Bùi Văn Tú

Ngày

Ký tên


MỤC LỤC
1.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ SỰ CẦN THIẾT ........................................1

1.1.

Sự cần thiết ...................................................................................................................1

1.2.

Tổng quan về cơng nghệ ..............................................................................................2



2.

PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CƠNG NGHỆ ..............................................................3

2.1.

Các cơng nghệ sản xuất hydro......................................................................................3

3.

CƠ SỞ THIẾT KẾ.....................................................................................................5

3.1.

Cơ sở thiết kế................................................................................................................5

3.2.

Tiêu chuẩn áp dụng ......................................................................................................6

4.

TÍNH TỐN CƠNG SUẤT HỆ THỐNG ...............................................................6

5.

CẤU HÌNH HỆ THỐNG ..........................................................................................7

5.1.


Các thiết bị chính..........................................................................................................7

5.2.

Vật liệu chế tạo .............................................................................................................8

5.3.

Mơ tả các thiết bị chính ................................................................................................8


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

1.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ SỰ CẦN THIẾT

Trong nhà máy nhiệt điện, hydro được dùng để làm mát các máy phát điện. thông
thường các nhà máy điện sẽ phải đầu tư lắp đặt hệ thống sản xuất hydro để đảm bảo
nhu cầu và chủ động trong quá trình vận hành, ngồi ra khi tự sản xuất hydro, kích
thước các bồn dự trữ sẽ được giảm đáng kể, giảm rủi ro cháy nổ trong quá trình vận
chuyển và lưu kho. Hydro phải luôn được sản xuất và dự trữ để đảm bảo nhà máy điện
hoạt động liên tục và ổn định.
1.1.

Sự cần thiết


Trong quá trình làm việc, các cuộn dây máy phát điện sẽ phát sinh ra nhiệt, nhiệt có
thể làm hỏng cách điện và biến dạng các cuộn dây, gây hư hỏng máy phát. Ngồi ra,
nhiệt cịn làm giảm hiệu suất, tuổi thọ máy phát do hiệu ứng nhiệt làm nhiệt độ cuộn
dây tăng cao.
Để kiểm soát nhiệt độ máy phát và giữ thiết bị vận hành ở hiệu suất cao, máy phát cần
phải được làm mát phù hợp.
Tùy theo cơng suất, máy phát điện sẽ có các phương thức làm mát khác nhau. Có ba
loại làm mát cơ bản được áp dụng trong nhà máy điện: làm mát bằng khơng khí, làm
máy bằng hydro và làm máy bằng nước.
Các phương thức làm mát khác nhau tùy thuộc vào công suất máy phát điện được thể
hiện ở biểu đồ dưới đây.

Đối với nhà máy nhiệt điện có các tổ máy có cơng suất nhỏ, máy phát thường được
làm mát bằng khơng khí. Với các tổ máy trung bình, khi khơng khí khơng thể đáp ứng
nhu cầu làm mát, hydro sẽ được sử dụng để làm mát, còn ở các tổ máy có cơng suất
lớn, khi hydro cũng không thể đáp ứng nhu cầu làm mát, nước sẽ được sử dụng để làm
mát. Kiểu làm mát sử dụng cho máy phát còn tùy thuộc vào từng nhà chế tạo.
Chương này sẽ mô tả hệ thống sản xuất hydro dung trong các máy phát làm mát bằng
hydro.

Quyển 3, Chương 18 – Hệ thông sản xuất hydro
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 1 / 10


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2


1.2.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Tổng quan về cơng nghệ

Khí hydro được chọn để làm mát máy phát vì có ưu điểm nhiệt dung riêng (heat
capacity) và độ dẫn nhiệt (heat conductivity) cao nên lượng nhiệt tải lớn. Ngoài ra, độ
nhớt (viscosity) của hydro thấp giúp cho các tổn hao khí động học (windage/friction)
thấp hơn so với khơng khí trong q trình làm mát máy phát điện. Tổn hao khí động
học có thể chiếm tới 30-40% tổn hao hiệu suất máy phát.
Các tổn hao khí động học phụ thuộc nhiều vào độ tinh khiết của hydro, độ tinh khiết
thấp sẽ dẫn đến tổn hao khí động học cao. Biểu đồ dưới đây mơ tả tương quan giữa độ
tinh khiết và các tổn hao do khí đơng học gây ra.

Độ tinh khiết của hydro trong quá trình vận hành tùy thuộc vào các nhà chế tạo máy
phát và phải được duy trì để đảm bảo khả năng làm mát cũng như hiệu suất máy phát.
Bảng dưới liệt kê độ tinh khiết hydro tại các nhà máy nhiệt điện hiện hữu
Stt

Nhà máy điện

Độ tinh khiết của hydro, %

Công nghệ điện phân

1

Vĩnh Tân 1


99,75

Kiềm

2

Vĩnh Tân 4

99,9

Kiềm

3

Duyên Hải 1

99,75

Kiềm

5

Mông Dương 2

99,8

PEM

Độ tinh khiết của hydro trong mọi trường hợp phải được duy trì trên 95% để đảm bảo
khả năng chống cháy nổ. trong quá trình vận hành, để ngăn ngừa cháy nổ, các khí trơ,

thơng thường là nitơ, sẽ được sử dụng để thổi sạch khơng khí ra khỏi máy phát trước
khi nạp hydro, hoặc dùng để đẩy hydro ra khỏi máy phát trong trường hợp cần thiết.
Trong nhà máy điện, hydro thường được sản xuất bằng cách điện phân nước. Nguyên
lý cơ bản đện phân nước là dùng dòng điện một chiều nối với các điện cực đặt trong
nước. ở một mức điện áp nhất định, hydrô và ôxy sẽ được sinh ra tại các điện cực
dương và âm. Lược khí sinh ra tỉ lệ trực tiếp với dòng điện đi qua các điện cực.
Phản ứng điện hóa xảy ra ở các điện cực như sau:
Tại anode: 2H2O -- > O2 + 4 H+ + 4eQuyển 3, Chương 18 – Hệ thông sản xuất hydro
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 2 / 10


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Tại cathode: 2H+ +2e- < -- > H2
Phương trình tổng quát như sau: 2H2O -- > 2H2 + O2
Để tăng hiệu suất q trình điện phân, thơng thường các chất điện giải sẽ được bổ sung
vào trong nước để làm tăng khả năng phân ly các ion H+, OH- và tăng độ dẫn điện. Các
chất điện giải thông thường là axít hoặc kiềm. Kiềm thường được sử dụng do có tính
ăn mịn thấp hơn.
Ngồi ra, màng điện phân polimer (PEM: Polymer electrolyte membrane) cũng thường
được sử dụng trong sản xuất hydro. Màng điện phân có ưu điểm là khơng sử dụng hóa
chất có tính ăn mịn cao do đó giảm thiểu khả năng ơ nhiễm mơi trường. Do có cấu tạo
kiểu màng rắn, hydro sản xuất theo phương pháp này có độ tinh khiết rất cao. Ngồi
ra, do có thể làm việc ở cường độ dịng điện cao, chi phí vận hành có thể thấp hơn.
Sơ đồ tổng thể hệ thống hydro trong nhà máy như sau:


2.
2.1.

PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CƠNG NGHỆ
Các cơng nghệ sản xuất hydro

Có 2 phương pháp sản xuất hydro cơ bản được áp dụng trong cơng nghiệp gồm
phương pháp hóa nhiệt và điện phân. Phương pháp hóa nhiệt dùng nhiệt năng và các
phản ứng hóa học để thay đổi các cấu trúc phân tử khí NG, than, nhiên liệu sinh
học…để sản xuất hydro. Nhiệt phân có cơng nghệ phức tạp, phù hợp với qui mô sản
xuất lớn. Điện phân sử dụng năng lượng điện để tách hydro và ơxy. Điện phân có cơng
nghệ đơn giản nên khả năng tự động hóa cao do đó thường được chọn để sản xuất
hydro trong nhà máy điện mặc dù có suất đầu tư và chi phí sản xuất cao hơn.
Quyển 3, Chương 18 – Hệ thông sản xuất hydro
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 3 / 10


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Có hai phương pháp điện phân nước hiện đang được sử dụng trong công nghiệp: điện
phân trong dung dịch kiềm và sử dụng màng điện phân (PEM). Ngoài ra cịn có
phương pháp điện phân bằng điện cực ơxýt rắn (SOEC solid oxide electrolyzer cell)
nhưng hiện tại phương pháp này còn đang được nghiên cứu, phát triển và chưa được
ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất hydro. Công nghệ SOEC đang được

nghiên cứu ứng dụng chủ yếu trong pin nhiên liệu (fuel cell) do có tính thuận nghịch
có thể chuyển hóa ngược hydro và ơxy thành điện năng.
Các phương pháp điện phân kiềm và PEM được mô tả trong hình sau

Bảng dưới so sánh hai phương pháp điện phân kiềm và PEM:
STT Điện phân kiềm

Điện phân PEM

1

Công nghệ đã được kiểm chứng và Công nghệ mới
phát triển từ lâu

2

Hiệu suất thấp hơn PEM, khoảng Hiệu suất cao, khoảng 57% hoặc hơn
41%

3

Dùng dung dịch điện phân là kiềm, Khơng sử dụng dung dịch điện phân,
có rủi ro gây ăn mịn hệ thống, ơ nước được đưa trực tiếp đến các điện cực
nhiễm mơi trường

4

Có cấu tạo vách ngăn dạng xốp Có cấu tạo màng rắn giữa hai điện cực
(porpose separator) gữia hai điện nên có thể sản xuất hydro có độ tinh khiết
cực nên hydro hoặc ơxy có thể rất cao


Quyển 3, Chương 18 – Hệ thông sản xuất hydro
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 4 / 10


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

STT Điện phân kiềm

Điện phân PEM

thẩm thấu qua vách ngăn
Hiện tại cả hai phương pháp điện phân kiềm và màng PEM đều được ứng dụng rộng
rãi trong sản xuất hydro. Việc chọn lựa công nghệ tùy thuộc vào quá trình chọn lựa,
đấu thầu cho từng dự án.
Theo như phân tích ở trên, cả hai cơng nghệ điện phân đều có thể được sử dụng để sản
xuất hydro trong các nhà máy điện phục vụ công tác làm mát máy phát.
3.
3.1.

CƠ SỞ THIẾT KẾ
Cơ sở thiết kế

Các thông số thiết kế hệ thống hydro tùy thuộc vào yêu cầu về hydro của máy phát
điện. Bảng dưới liệt kê các dữ liệu điển hình từ máy phát điện (các dữ liệu này sẽ thay

đổi tùy vào loại máy phát và nhà chế tạo):
Stt

Dữ liệu đầu vào yêu cầu

Đơn vị tính

Giá trị yêu Ghi chú
cầu

1

Nhu cầu bổ sung hydro khi m3/ngày
vận hành bình thường (ở 1
atm, 25oC)

40

2

Lượng hydro yêu cầu để m3
làm sạch khí CO2 (ở 1 atm,
25oC)

220

Sử dụng trong 1 lần
vận hành

3


Lượng hydro cần để tăng áp m3
suất trong máy phát lên
định mức (ở 1 atm, 25oC)

583

Sử dụng trong 1 lần
vận hành

4

Hàm lượng ẩm (tối đa)

ppm

<1

Tương đương điểm
đọng sương khoảng 76ºC

5

Hàm lượng ôxy (tối đa)

ppm

<1

6


Áp lực yêu cầu tại máy phát bar(g)

5,3

7

Độ tinh khiết

%

99,99

8

Nhiệt độ tối đa

ºC

46

Quyển 3, Chương 18 – Hệ thơng sản xuất hydro
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Có thể thay đổi tùy
thuộc vào yêu cầu từ
nhà sản xuất máy
phát

Trang 5 / 10



Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Ngoài các yêu cầu từ nhà chế tạo, các dữ liệu đầu vào sau cũng cần phải được xem xét
trong q trình tính tốn.
Stt

Dữ liệu đầu vào u cầu

Đơn
tính

vị Giá trị u Ghi chú
cầu

1

Cấu hình hệ thống

%

2×100

2

Số giờ làm việc của hệ thống


Giờ/ngày

12

3

Thời gian dự trữ cho vận hành

Ngày

10

3.2.

Tiêu chuẩn áp dụng

Lượng hydro
bổ sung cho 10
ngày vận hành

Thiết kế, chế tạo, lắp đặt và thử nghiệm hệ thống sản xuất hydro phải tuân thủ các tiêu
chuẩn sau:
 BS 5045 tiêu chuẩn các bình thép chứa khí (Transportable Gas Cylinders Part 1
Seamless Steel Containers)
 IEC 60079 Tiêu chuẩn thiết bị điện cho mơi trường khí gas (Electrical Apparatus
for Exposure Gas atmospheres)
 BS 5345 Tiêu chuẩn chọn lựa thiết bị điện sử dụng trong mơi trường có khả năng
cháy nổ (Code of Practice for selection, installation and maintenance of electrical
apparatus for use in potentially explosive atmosphere (other than mining)).

 EN 50020 Tiêu chuẩn thiết bị điện cho mơi trường có khả năng cháy nổ (Electrical
apparatus for potentially explosive atmospheres – Intrinsic safety 'i').

 NFPA 50A Tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ hệ thống hydro lắp đặt tại hiện trường
(Gaseous Hydrogen Systems at Consumers Sites)
 ASME B31.12 tiêu chuẩn đường ống dùng cho hệ thống hydro

Ngoài ra, các tiêu chuẩn như ASME, section VIII, Div 1 tiêu chuẩn bình chịu áp lực,
ASME B31.1, ASME B31.3 tiêu chuẩn đường ống; ANSI, ASME tiêu chuẩn van, phụ
kiện đường ống; các tiêu chuẩn về kết cấu thép, chế tạo, lắp đặt điện…. cũng được áp
dụng.
4.

TÍNH TỐN CƠNG SUẤT HỆ THỐNG

Các tính tốn dưới đây điển hình cho nhà máy điện có cơng suất 2×600MW có các
máy phát điện được làm mát bằng hydro. Kết quả tính tốn có thể thay đổi tùy thuộc
vào nhu cầu hydro của máy phát.

Quyển 3, Chương 18 – Hệ thông sản xuất hydro
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 6 / 10


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Stt


Thơng số tính tốn

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Đơn vị tính

Giá trị tính

Ghi chú
Tổng công
suất hệ thống

A

Công Suất hệ thống

1

Tổng lượng hydro bổ
sung ở 1 atm, 25oC

m3/ngày

2

Lượng hydro ở điều kiện
chuẩn 1 atm, 20oC

Nm3/ngày


3

Cơng suất tính tốn hệ
thống

Nm3/h

118/12=9,8

4

Cơng suất chọn (bao gồm
dự phịng)

Nm3/h

9,8x114%=11,2

B

Lượng hydro dự trữ

40x3=120

Tính bằng 3
lần nhu cầu

120x20/25=118

Chọn cao hơn

khoảng 12%15%

(1 atm, 25oC)
1

Lượng hydro bổ sung
trong 10 ngày

m3

120x10=1200

2

Tổng lượng hydro

m3

1200+220+583=2003

3

Lượng dự trữ

m3

2003x1,05=2100

5.


Chọn lượng
dự trữ lớn
hơn khoảng
5%

CẤU HÌNH HỆ THỐNG

Mơ tả dưới đây cho cấu hình hệ thống sản xuất hydro bằng cơng nghệ điện phân kiềm.
Cấu hình chi tiết sẽ tùy thuộc vào từng nhà chế tạo.
5.1.

Các thiết bị chính

Các thiết bị trong hệ thống sản xuất hydro gồm:
-

Thiết bị điện phân tạo hydro tích hợp các thiết bị làm sạch/ sấy khí

-

Nguồn cấp điện 380/480VAC, 50/60Hz, 3 pha

-

Hệ thống đường ống công nghệ

-

Bồn nước


-

Các tủ bảng điều khiển

Quyển 3, Chương 18 – Hệ thông sản xuất hydro
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 7 / 10


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

-

Máy nén hydro (nếu có)

-

Các thiết bị đo, đầu dị rị rỉ hydro

-

Bồn chứa hydro

-

Các bình chứa nitơ

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện


Hệ thống sản xuất hydro thường được điều khiển bằng hệ thống điều khiển tích hợp
(ICMCS) tại chỗ.
5.2.

Vật liệu chế tạo

Nhìn chung vật liệu sử dụng cho hệ thống hydro phải phù hợp với ASME B31.12.
Vật liệu chế tạo các thiết bị chính và đường ống được liệt kê trong bảng sau:
STT

Thiết bị

Vật liệu

1

Bồn chứa nước khử khống, hóa chất

316L (SS)

2

Bồn chứa hydro

SA372 grade J, class 70 hoặc tương
đương

3


Đường ống, van

Đồng hoặc hợp kim đồng (BS2871,
BS 2874 CZ 121) hoặc tương đương
SS 316; 316L
Các vật liệu phù hợp tiêu chuẩn
ASTM B31.12

4

Bơm

5.3.

Mô tả các thiết bị chính

316L

Các thiết bị chính trong hệ thống sản xuất hydro gồm: môđun điện phân, hệ
thống chất điện phân (electrolyte) và hệ thống làm sạch/sấy hydro.
Mô đun điện phân:
Trong môđun này, nước sẽ được điện phân thành hydro và ôxy. Môđun gồm
nhiều phần tử điện phân mắc nối tiếp nhau. Trong mỗi phần tử, hydro và ôxy sẽ
được sinh ra ổ các điện cực khác nhau. Giữa các điện cực là các màng ngăn để
tránh hydro và ôxy kết hợp lại với nhau
Thường KOH được dùng để di chuyển các ion giữa các điện cực. KOH không
bị mất đi trong quá trình điện phân.
Hệ thống dung dịch điện phân:
Dung dịch điện phân sẽ di chuyển tuần hoàn qua các điện cực hydro và ôxy
bằng bơm. Hydro và ôxy tại các điện cực sẽ được chuyển đến các bình phân ly,

tại đó các khí sẽ được tách ra khỏi dung dịch KOH. Trong q trình tuần hồn,

Quyển 3, Chương 18 – Hệ thông sản xuất hydro
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 8 / 10


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

dung dịch điện phân cũng sẽ giải nhiệt và bổ sung nước cho các điện cực. nhiệt
sau đó sẽ được thải ra ngoài qua các bộ trao đổi nhiệt.
Nhiệt độ, lưu lượng và mực dung dịch điện phân được kiểm soát liên tục. hệ
thống sẽ tự động ngừng hoạt động khi mực KOH cao hoặc thấp hơn bình
thường, hoặc nhiệt độ tăng cao q mức hoặc khơng có KOH đi qua các điện
cực.
Hệ thống làm sạch/sấy hydro
Do hydro được tách ra từ dung dịch nên các khí này sẽ được đi qua các thiết bị
ngưng tụ, tách nước và bộ lọc kết hợp. 2x100% bộ sấy kiểu hấp thụ, tự động
hoàn nguyên sẽ được lắp đặt trên hệ thống để đảm bảo điểm đọng sương của
hydro dưới -76oC (ở áp suất khí quyển), ứng với hàm lượng nước dưới 1ppm.
Trong bộ sấy còn chứa lượng nhỏ các chất xúc tác để đảm bảo khử hồn tồn
ơxy (nếu có) trong khí hydro.
Sau khi được làm khơ, khí hydro sẽ được đi qua bộ lọc micron để loại bỏ nốt
các hạt rắn.
Hệ thống điều khiển
Hệ thống sản xuất hydro thường có hệ thống điều khiển bằng PLC

(programmable Logic Control). Tủ điều khiển được đặt gần hệ thống hydro và
cho phép người vận hành gíam sát hệ thống
Nguồn điện
Điện được cấp cho toàn bộ hệ thống. nguồn điện AC được chuyển đổi thành
DC dùng cho các môđun điện phân.
Điện 3 pha được đưa vào tủ phân phối, được đặt ở khu vực riêng để đảm bảo an
toàn cháy nổ
Hệ thống an toàn
Hệ thống phải được thiết kế vận hành tin cậy và an tồn. Trong q trình vận
hành, các thơng số sẽ được giám sát liên tục. trong trường hợp các thông số
vượt quá khoảng làm việc cho phép, hệ thống sẽ tự động tắt nguồn cấp đến các
môđun điện phân. Hàm lượng ôxy trong hydro phải được giám sát để đảm bảo
môđun điện phân hoạt động tốt.
Các thiết bị hệ thống an toàn bao gồm: bộ giám sát hàm lượng ôxy trong hydro,
hệ thống báo động, công tắc ngừng khẩn cấp.
Thiết bị/đầu dị phát hiện rị rỉ khí
Thiết bị/đầu dị hydro được lắp trên trần hệ thống và kết nối đến bảng điều
khiển hệ thống. trong trường hợp có báo động rò rỉ hydro, hệ thống sản xuất
hydro sẽ ngừng hoạt động. hệ thống báo động khi nồng độ hydro trong khơng
khí đạt 1% và ngừng hoạt động khi đạt 2%
Thiết bị đo độ ẩm/điểm đọng sương

Quyển 3, Chương 18 – Hệ thông sản xuất hydro
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 9 / 10


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2


Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Thiết bị đo độ ẩm sẽ được lắp sau hệ thống sinh hydro. Thiết bị đo độ ẩm cũng
được kết nối đến bảng điều khiển để ngừng hệ thống trong trường hợp có báo
động độ ẩm cao
Thiết bị phân tích hàm lượng ơxy
Thiết bị được dung để giám sát hàm lượng ơxy có trong hydro. Hệ thống sẽ
ngưng hoạt động trong trường hợp có báo động
Máy nén khí hydro
Trong trường hợp hydro được dự trữ ở áp lực cao, các máy nén hydro sẽ được
sử dụng. Áp lực hydro tại các bồn chứa áp lực cao có thể đạt 150 bar hoặc hơn.
Trong trường hợp hydro được lưu trữ trong các bồn áp lực thấp, hệ thống có thể
khơng cần các máy nén khí nếu áp lực hydro tại đầu ra hệ thống sinh hydro cao
hơn áp lực các bồn chứa.
Hệ thống giảm áp hydro
Hydro từ bình chứa sẽ được giảm áp đến áp lực yêu cầu trước khi đưa vào máy
phát.
Các bình chứa hydro
Hydro có thể chứa trong các bình chứa áp lực cao hoặc thấp tùy thuộc vào yêu
cầu.
Hệ thống bình chứa Nitơ
Nitơ thường được sử dụng để thổi sạch khơng khí/hydro trong hệ thống trong
trường hợp khởi động/ngừng tổ máy.

Quyển 3, Chương 18 – Hệ thông sản xuất hydro
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 10 / 10




×