Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tkc q3 chuong 20 lo hoi phu (rev 3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.62 KB, 12 trang )

Chương

20
LÒ HƠI PHỤ

Tháng 10/2017
Thực hiện:

Huỳnh Văn Vững

Kiểm tra:

Bùi Văn Tú

Ngày

Ký tên


MỤC LỤC
1.
2.
2.1.
2.2.
3.
3.1.
3.2.
4.

TỔNG QUAN ..............................................................................................................1
TIÊU CHÍ THIẾT KẾ..................................................................................................1


Thơng số thiết kế ..........................................................................................................1
Tiêu chuẩn áp dụng ......................................................................................................2
PHÂN TÍCH LỰA CHỌN GIẢI PHÁP ......................................................................2
Lựa chọn lị hơi phụ .....................................................................................................2
Phân tích lựa chọn nhiên liệu đốt .................................................................................5
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................10


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

1.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

TỔNG QUAN

Nồi hơi hay còn gọi là lò hơi là thiết bị sử dụng các loại nhiên liệu: dầu, khí đốt, than,
gỗ… làm nhiên liệu đốt sinh nhiệt đun sôi nước chuyển nước từ trạng thái lỏng sang
trạng thái hơi, chuyển từ dạng năng lượng nhiệt thành năng lượng của dòng hơi nhằm
phục vụ cho nhu cầu về nhiệt trong lĩnh lực nhiệt điện, công nghiệp… Tùy theo mục
đích sử dụng mà lị hơi tạo ra nguồn hơi có nhiệt độ và áp suất phù hợp để đáp ứng
nhu cầu sử dụng. Trong nhà máy điện (NMĐ) lò hơi phụ là thiết bị quan trọng cho
việc khởi động NMĐ hoạt động sau những lần trùng tu hoặc những NMĐ mới đi vào
hoạt động. Vì tổ máy muốn đi vào hoạt động thì cần một số lượng hơi lớn để làm
nóng nước cấp lị hơi, sấy nóng khơng khí cấp vào lị để cấp khí cho q trình đốt,
hoặc gia nhiệt nóng dầu (nếu đốt dầu HFO),… tất cả đều phục vụ cho nhu cầu khởi
động quá trình đốt lị hơi chính của NMĐ. Trong NMĐ lị hơi chính là một trong
những thiết bị chính để vận hành nhà máy, để nhà máy đi vào hoạt động thì lị hơi
chính phải đi vào hoạt động đầu tiên để sinh ra hơi khởi động tua bin làm quay máy

phát sinh ra điện năng. Lị hơi chính là nguồn cho q trình sinh ra điện năng, nhưng
muốn lị hơi chính đi vào hoạt động thì cần một nhiệt lượng khá lớn để khởi động đi
vào vận hành. Lượng nhiệt này được cấp từ dòng hơi áp suất và nhiệt độ cao có thể có
từ các NMĐ lân cận nếu có thể hoặc phải thiết kế một lò hơi phụ cho NMĐ để sinh ra
hơi sử dụng cho nhu cầu này.
2.

TIÊU CHÍ THIẾT KẾ

2.1.

Thơng số thiết kế

Với mục đích thiết kế lị hơi phụ nhằm cấp hơi để phục vụ cho nhu cầu khởi động lị
hơi chính. Vậy ở giai đoạn khởi động, các thiết bị trong NMĐ cần sử dụng hơi như:
 Tua bin dẫn động bơm nước cấp lò hơi
 Bộ gia nhiệt khơng khí bằng hơi
 Hệ thống hơi chèn trục tua bin
 Bộ khử khí
 Hệ thống gia nhiệt nước cấp lò hơi
 Hệ thống gia nhiệt dầu nặng HFO (nếu có).
Các thơng số chính cần để thiết kế lò hơi là nhiệt độ, áp suất, lượng hơi cần dùng.
Những thông số này đã đủ đáp ứng để thiết kế một lò hơi. Tùy từng NMĐ khác nhau
mà thông số sử dụng hơi là khác nhau. Chẳng hạn, với nhu cầu thực tế việc sử dụng
hơi để khởi động tổ máy NMĐ Vĩnh Tân 2 (2×622MW) thì cần thiết kế lị hơi phụ có
cơng suất lị hơi 50t/h, áp suất 1,27MPa, và hơi sử dụng ở nhiệt độ 350ºC.

Quyển 3, Chương 20 – Lò hơi phụ
Ấn bản 3, tháng 10/2017


Trang 1 / 10


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Bảng 20.1: Thơng số thiết kế lị hơi phụ
Đơn vị

Thông số

Công suất

T/h

50

Áp suất hơi làm việc

MPa

1,27

Tên

Nhiệt độ hơi làm việc

0


C

350

Nhiệt độ khơng khí cấp

0

C

20

Nhiệt độ nước cấp

0

C

20

2.2.

Tiêu chuẩn áp dụng

Lò hơi và các thiết bị kèm theo được tính tốn thiết kế theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn
sau:
2.2.1. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
TCVN 7704: Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt,
sử dụng và sửa chữa.

TCVN 6008-1995: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm
tra.
TCVN 6413-1998 (ISO 5730:1992): Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ
nồi hơi ống nước).
2.2.2. Tiêu chuẩn quốc tế
ASME B31.1: Power Piping.
ANSI/NBBPVI-23 is a standard that provides rules and guidelines for in-service
inspection, repair, and alteration of pressure-retaining items.
ASME B31.9: Building Services Piping
ASME CDS-1: Controls and Safety Devices for Automatically Fired Boilers
ASHRAE 90.1: Defines minimum efficiency requirements for gas and oil-fired boilers

3.
3.1.

PHÂN TÍCH LỰA CHỌN GIẢI PHÁP
Lựa chọn lò hơi phụ

Lò hơi là thiết bị quan trọng nên việc lựa chọn phù hợp kiểu lị và thiết bị phụ trợ lị có
ảnh hưởng quyết định đến chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cũng như khả năng vận hành, độ
tin cậy và an toàn của nhà máy. Ngoài đảm bảo nguyên tắc an toàn, độ tin cậy, đạt chỉ
tiêu kinh tế - kỹ thuật thì việc lựa chọn cịn phải đảm bảo tính thân thiện đối với mơi
trường. Trong q trình phát triển lị hơi, vì mục đích sản xuất nên các loại lị hơi phù
Quyển 3, Chương 20 – Lò hơi phụ
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 2 / 10


Tổng Công Ty Phát Điện 3

Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

hợp cho những mục đích sử dụng cũng như nhu cầu khác nhau. Về tổng thể người ta
dựa theo ngun lý làm việc lị hơi hay cơng nghệ đốt nhiên liệu của lò hơi mà phân
loại lò hơi, sau đây là 2 dạng hơi chính thường dùng:
Lị hơi ống lửa:
Đặc điểm của loại lò hơi này dùng nhiên liệu là gas hoặc dầu, có một hoặc hai ống lửa
và một vài đường khói, nước nồi vịng quanh các ống. Tuỳ thuộc vào thiết kế, các lò
hơi này được giới hạn đến áp suất vận hành khoảng 30bar và sản lượng hơi đạt tới
30t/h, hiếm khi có bộ tiết kiệm và bộ quá nhiệt. Chúng được lắp đặt liền khối trên một
bộ khung và cung cấp hơi cho các nhà máy cỡ nhỏ hoặc trung bình trong nhà máy
ngành cơng nghiệp, nhưng đơi khi cũng được dùng làm lị hơi phụ để khởi động lò hơi
trong các nhà máy NMĐ. Khi hoạt động, khói nóng đi trong ống cịn nước đi bên
ngoài tạo điều kiện trao đổi nhiệt tốt. Vì vậy, năng suất bốc hơi khá cao nên khá gọn
nhẹ, dễ lắp đặt, khơng tốn nhiều diện tích. Tuy nhiên, giá thành nhiên liệu khá đắt.

Hình 20.1: Lị hơi ống lửa nằm ngang
Lò hơi ống nước:
Loại lò hơi này có thể dùng nhiên liệu gas, dầu, than đá hay biomass. Là lò hơi cỡ lớn
với nước đi trong các ống, tuần hoàn tự nhiên hoặc cưỡng bức, áp suất vận hành lên
tới 180bar và sản lượng hơi trong các nhà máy ngành cơng nghiệp có thể đạt khoảng
300t/h, trong các nhà máy nhiệt điện đạt tới 2000t/h. Lò hơi loại này sử dụng nhiệt
sinh ra từ quá trình cháy của khí, dầu, than đá, sinh khối… và được trang bị bộ gia
nhiệt cho nước cấp, bộ tiết kiệm, bộ quá nhiệt, bộ khử quá nhiệt. Về mặt kinh tế loại
này có thể tận dụng để đốt các loại nhiên liệu mà các lị hơi khác khơng đốt được, như
trấu, bả mía, củi vụn. Khói đi trong buồng lửa truyền nhiệt bức xạ cho dàn ống sinh
hơi, rồi trao đổi nhiệt đối lưu trong dàn ống đối lưu. Xét về chi phí đầu tư loại này đắt
Quyển 3, Chương 20 – Lò hơi phụ

Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 3 / 10


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

hơn ống lò ống lửa, nhưng bù lại có thể đốt các nhiêu liệu rẻ tiền hơn (than, biomass),
khả năng thu hồi vốn cao. Tuy nhiên, vì khá cồng kềnh và cần có mặt bằng lắp đặt nên
khơng linh hoạt.

Hình 20.2: Ảnh minh họa lị hơi ống nước
u cầu đặt ra đối với việc chọn loại lò hơi:
 Vận hành và bão dưỡng thuận tiện
 Độ tin cậy cao
 Đảm bảo các yêu cầu về môi trường
 Chi phí đầu tư hợp lí
 Chi phí vận hành và bão dưỡng hợp lí
Lựa chọn lị hơi phụ
Lị hơi phụ là một thiết bị quan trọng và có yêu cầu kỹ thuật cao nhất trong số các thiết
bị cung cấp hơi tập trung. Đây là thiết bị cung cấp nhiệt chính cho các thiết bị để khởi
động tổ máy NMĐ. Với yêu cầu kỹ thuật cao, giá thành lớn nên đòi hỏi việc chọn là
hơi theo yêu cầu kinh tế - kỹ thuật cũng như phù hợp với điều kiện và yêu cầu cụ thể
của nhà máy là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Vì thế, tùy vào nhu cầu sử dụng
hơi của mỗi NMĐ mà việc lựa chọn cơng suất lị hơi phụ cũng như nhiệt độ, áp suất
cần dùng cho là khác nhau. Chẳng hạn, với nhu cầu thực tế việc sử dụng hơi để khởi
Quyển 3, Chương 20 – Lò hơi phụ

Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 4 / 10


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

động tổ máy NMĐ Vĩnh Tân 2 (2x622MW) thì lị hơi phụ thuộc loại lị hơi ống nước
có bao hơi được chọn với cơng suất lị hơi 50t/h, áp suất 1,27MPa và hơi sử dụng ở
nhiệt độ 3500C.
Phân tích lựa chọn nhiên liệu đốt

3.2.

Nhiên liệu sử dụng để làm nhiên liệu đốt cho lò hơi là rất đa dạng như thể rắn có than
đá, than bùn, than gỗ… thể khí có khí gas, khí đốt… thể lỏng có dầu DO, dầu HFO…
Nói chung, nhiên liệu đốt có rất nhiều loại và khi đốt nhiên liệu sẽ có những phát thải
ra môi trường. Cũng mỗi loại nhiên liệu đốt khác nhau thì lị hơi sẽ có những cơng
nghệ đốt cũng như vận hành là khác nhau. Thế nên việc chọn ngun liệu đốt cho lị
hơi phụ là cực kì quan trọng đối với việc đáp ứng nhu cầu sử dụng và quy định của
pháp luật về chất thải môi trường. Trong phạm vi cho việc lựa chọn nhiên liệu đốt cho
lị hơi phụ thì việc chọn nhiên liệu dầu DO được ưu tiên
Đặc tính dầu Diesel (DO)
Tiêu chuẩn TCVN 5689:2005 quy định các chỉ tiêu chất lượng cho nhiên liệu dầu DO.
Bảng 20.2: Chi tiết các thông số đặc tính cuả dầu DO
Tên chỉ tiêu


1

Hàm lượng lưu huỳnh, (%, max.)

2

Chỉ số xêtan, (min.)

46

ASTM D4737

3

Nhiệt độ cất, (°C, 90% thể tích,
max.)

360

TCVN 2698:2002/
(ASTM D 86)

4

Điểm chớp cháy cốc kín, (°C,
min.)

5

Độ nhớt động học ở 40°C,

(mm²/s)

6

Cặn carbon của 10% cặn chưng
cất, (% khối lượng, max.)

7

Điểm đông đặc, (°C, max.)

8

Hàm lượng tro, (% khối lượng,
max.)

Quyển 3, Chương 20 – Lò hơi phụ
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Mức

Phương pháp thử

STT

0,05

0,25

55


TCVN 6701:2002
(ASTM D2622), ASTM
D5453

TCVN 6608:2000
(ASTM D3828),
ASTM D93

2 ÷ 4,5

0,3

6

0,01

TCVN 3171:2003
(ASTM D445)
TCVN 6324:1997
(ASTM D 189)/ ASTM
D 4530
TCVN 3753:1995,
ASTM D97
TCVN 2690:1995,
ASTM D482

Trang 5 / 10



Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

STT

Tên chỉ tiêu

Mức

Phương pháp thử

9

Hàm lượng nước, (mg/kg, max.)

200

ASTM E203

10

Tạp chất dạng hạt, (mg/l, max.)

10

ASTM D2276

11


Ăn mòn mảnh đồng ở 50°C, 3
giờ, max.

Loại 1

TCVN 2694: 2000
(ASTM D130-88)

12

Khối lượng riờng 15C,
(kg/m)

13

bụi trn, (àm, max.)

14

Ngoi quan

820 ữ 860

TCVN 6594: 2000
(ASTM D1298),
ASTM 4052

460


ASTM D6079

Sạch, trong

ASTM D4176

Lưu ý:
Phương pháp tính chỉ số xêtan không áp dụng cho các loại dầu Diesel có phụ gia
cải thiện trị số xêtan.
1 mm²/s = 1 cSt.
Yêu cầu nhiên liệu và yêu cầu môi trường là rất khắt khe, nên dầu DO có hàm lượng
lưu huỳnh 0,05% thường được sử dụng là nhiên liệu dự phịng cho các NMĐ chu trình
hỗn hợp. Phân tích chi tiết của dầu DO được trình bày trong bảng sau:
Bảng 20.3: Thành phần % nhiên liệu dầu DO
Đơn vị

Giá trị

- Cacbon (C)

%

86,19

- Hydro (H)

%

13,11


- Nitơ (N)

%

0,08

- Oxy (O)

%

0,1

- Lưu huỳnh (S)

%

0,05

- Độ ẩm (W)

%

0,47

- Độ tro (Ash)

%

0


kJ/kg

45.225

Thông số
Thành phần theo khối lượng

Nhiệt trị cao (HHV)

Quyển 3, Chương 20 – Lò hơi phụ
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 6 / 10


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Đơn vị

Giá trị

Nhiệt trị thấp (LHV)

kJ/kg

42.600


Khối lượng riêng

kg/m³

865

Độ nhớt động học

mm²/s

2÷3,6

Thơng số

Các thành phần chi tiết và đặc tính nhiên liệu DO nêu trong bảng trên chỉ có tính tham
khảo. Khi thiết kế tính tốn q trình cháy cho lị hơi, việc lấy mẫu và phân tích nhiên
liệu DO rất quan trọng, kết quả phân tích sẽ là thông số đầu vào rất quan trọng để thiết
kế quá trình cháy.
Hệ thống cấp nhiên liệu dầu gồm các thiết bị chính sau:
 Các bồn chứa dầu.
 Bơm vận chuyển dầu.
 Các bộ lọc kép (duplex strainer).
 Hệ thống đường ống.
 Các loại van, để điều khiển và đóng ngặt hệ thống khi cần thiết.
 Các đồng hồ đo thông số hệ thống: Đồng hồ đo áp suất, nhiệt độ, lưu lượng...
Cơng nghệ đốt nhiên liệu dầu:
Mục tiêu chính liên quan tới kỹ thuật đốt là phải đốt cháy dầu với các tiêu chí là phải
đạt hiệu xuất tốt nhất, đảm bảo an toàn vận hành và giảm thiểu sự ơ nhiễm đối với
khơng khí. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được bằng cách sử dụng các cụm đầu đốt thích
hợp và vận hành chúng một cách đúng đắn. Chúng ta có thể xếp các nhóm đầu đốt tuỳ

theo nguyên lý xử lý dầu trước khi đưa vào đốt bằng phương pháp phân biệt các đầu
đốt hoạt động theo cách làm hoá hơi hay phun sương.
Nguyên lý của các đầu đốt hoạt động bằng cách làm hoá hơi là: dầu được làm hố hơi
dưới điểm cháy, sau đó hơi dầu đã tạo thành được hồ trộn với khơng khí cần thiết cho
sự cháy và được đốt cháy. Các loại dạng đầu đốt này chỉ sử dụng được với các loại dầu
hoá hơi trên nhiệt độ thấp như dầu nhẹ, diesel. Các đầu đốt kiểu hoá hơi chỉ dùng trong
các lị sưởi dầu của gia đình và các lị hơi công suất nhỏ.
Nhiệm vụ của các đầu đốt dầu hoạt động theo kiểu phun sương là dẫn nhiên liệu vào
vùng đốt và cùng lúc phân tán chúng ra thành các hạt sương nhỏ. Dầu được phun
sương, được hoá hơi bởi nhiệt bức xạ của ngọn lửa, bởi sự truyền nhiệt và bởi nhiệt
lượng tuần hoàn trong ngọn lửa. Độ lớn của các giọt dầu được phun sương phụ thuộc
vào chất lượng dầu, vào kiểu phun sương và sự hoạt động của chúng, các giọt dầu lớn
hơn cũng có thể xuất hiện trong nhiên liệu được phun sương. Tuỳ theo kiểu phun
sương mà sự phân bố các kích thước, các hạt sương cũng thay đổi.
Yêu cầu cơ bản được đặt ra đối với các đầu đốt là phải đảm bảo một sự phân bố các
hạt sương một cách hợp lý, để việc hố hơi nhanh nhất. Ngồi ra, nhiên liệu phải được
phân bổ đều đặn trong khơng khí, chúng ta có thể xếp nhóm các đầu đốt như sau:
Quyển 3, Chương 20 – Lò hơi phụ
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 7 / 10


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Bảng 20.4: So sánh công nghệ các đầu đốt dầu
Đầu đốt


Ưu điểm

Nhược điểm

– Phun sương mịn, vận tốc tương
Đầu đốt phun sương đối lớn, nên hoà trộn tốt với
bằng khơng khí (kiểu khơng khí dùng để đốt cháy.
gió tán sương – air – Kết cấu đơn giản, không cầu kì
atomizing)
mà vẫn cháy tốt, hiệu suất cao.
– Khơng kén dầu, có thể đốt
được dầu xấu.
– Cần phải trang bị thêm máy
nén khí.

– Dầu tiếp tục được hâm nóng từ – Tiêu hoá hơi để phun
sương, mất khoảng
Đầu đốt phun sương hơi dùng để phun sương.
bằng hơi bão hoà (hơi – Kết cấu đơn giản, khơng cầu 2÷3% sản lượng hơi.
nóng tán sương – kỳ mà vẫn cháy tốt, hiệu suất
steam atomizing)
cao.
– Khơng kén dầu, có thể đốt
được dầu xấu.

– Dầu có áp suất cao (đến 30at)
Đầu đốt dùng áp lực được đưa vào đầu đốt sẽ cải
thiện độ mịn của việc phun
phun sương (cao áp)

sương.
– Kết cấu đơn giản.

– Xét về quan điểm hồ trộn với
khơng khí, đây là kiểu có lợi
Đầu đốt phun sương nhất. Phạm vi phân bố các hạt
bằng phương pháp ly sương rộng hơn so với sự phân
tâm (kiểu chén xoay) bố của kiểu phun sương dùng áp
lực.

– Béc phun dầu địi hỏi
gia cơng cầu kỳ, chính
xác và địi hỏi vật liệu
chịu mài mịn.
– Chất lượng dầu ảnh
hưởng nhiều đến việc
đốt cháy.

-Kết cấu phức tạp, chi
tiết địi hỏi gia cơng
chính xác, chén xoay
có vận tốc cao, giá
thành cao.

-Khơng kén dầu, có thể đốt được
dầu xấu.

Quyển 3, Chương 20 – Lò hơi phụ
Ấn bản 3, tháng 10/2017


Trang 8 / 10


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Lựa chọn nhiên liệu & công nghệ đốt:
Dầu là loại nhiên liệu không thể thiếu trong NMĐ than hay nhà máy điện chu trình
hỗn hợp. Đối với nhà máy nhiệt điện than, nhiên liệu dầu đóng vai trị là nhiên liệu
trong q trình khởi động lị hơi chính, đốt bổ sung ở tải thấp, và cũng là một trong
những nhiên liệu đốt của lò hơi phụ. Trong NMĐ than cả dầu HFO và dầu DO đều
được sử dụng làm nhiên liệu đốt cho lị hơi. Dầu DO có chất lượng tốt hơn dầu HFO,
dễ đốt hơn và hệ thống cung cấp đơn giản hơn do không phải gia nhiệt dọc theo đường
ống và trong các bồn dầu. Trước đây do giá thành dầu DO tương đối cao hơn so với
dầu HFO, nên phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng giai đoạn, từng nhà máy và đặc
biệt là hiệu quả kinh tế đầu tư mà việc lựa chọn sử dụng dầu DO hay HFO được quyết
định.
Nhưng hiện nay giá thành giữa dầu DO và HFO không chênh lệch nhau nhiều và dùng
dầu DO đốt ở Việt Nam thì khơng cần dùng hệ thống gia nhiệt nên việc lựa chọn dầu
DO làm nhiên liệu đốt cho lò hơi. Vì khi sử dụng nhiên liệu dầu DO để làm nhiên liệu
đốt cho lò hơi là rất thuận tiện cho việc khởi động lị hơi cũng như tính kinh tế của dự
án. Do sử dụng lò hơi phụ trong NMĐ là không thường xuyên chỉ sử dụng sau những
lần trùng tu hoặc những NMĐ mới đi vào hoạt động. Vì vậy, việc lựa chọn nhiên liệu
dễ vận chuyển, kết cấu đơn giản, dễ bảo trì và khởi động nhanh là yêu cầu thiết yếu
cho việc lựa chọn.
Bên cạnh tính kinh tế - kỹ thuật, vấn đề ô nhiễm đang là vấn đề nóng được cả thế giới
quan tâm cũng khơng riêng gì ở Việt Nam. Khí thải gây ơ nhiễm là những hợp chất
độc hại có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và môi trường trong thời gian

dài bao gồm: cacbon oxít (CO), nitơ oxít (NOx), lưu huỳnh oxít (SOx) hydrocacbon
nói chung (HC) và thành phần bụi bay theo. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí
thải cơng nghiệp nhiệt điện QCVN 22: 2009/BTNMT được ban hành theo thông tư số
25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 quy định về các
thông số nồng độ C ô nhiễm làm cơ sở tính tốn nồng độ tối đa cho phép và nồng độ
phát thải tối đa ra mơi trường trong khí thải công nghiệp nhiệt điện được quy định tại
bảng 3.3 dưới đây :
Bảng 20.5: Nồng độ C của các thông số ơ nhiễm trong khí thả cơng nghiệp nhiệt điện
Nồng độ C (mg/Nm3)
STT

Thơng số

A

B (Theo nhiên liệu)
Than

1

Bụi

400

2

Nitơ oxít, NOx

1000


(tính theo NO2)

200
 650 (với than có hàm
lượng chất bốc > 10%)

Dầu

Khí

150

50

600

250

 1000 (với than có hàm
lượng chất bốc ≤ 10%

Quyển 3, Chương 20 – Lò hơi phụ
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 9 / 10


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2


Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Nồng độ C (mg/Nm3)
STT

Thông số

A

B (Theo nhiên liệu)
Than

Lưu huỳnh đioxit, SO2 1500 500

3

Dầu

Khí

500

300

Chú thích: Tùy theo loại nhiên liệu được sử dụng, nồng độ tối đa cho phép của các
thành phần ô nhiễm NOx, SO2 và bụi trong khí thải nhà máy nhiệt điện được quy định
trong bảng 3.3 Các giá trị nồng độ này tính ở điều kiện chuẩn. Đối với nhà máy nhiệt
điện dùng nhiên liệu than, nồng độ oxy (O2) dư trong khí thải là 6% đối với tuabin
khí, nồng độ oxy dư trong khí thải là 15%.

Trong đó:
 Cột A quy định nồng độ C làm cơ sở tính tốn nồng độ tối đa cho phép các
thơng số ơ nhiễm trong khí thải cơng nghiệp nhiệt điện đối với các tổ máy nhà
máy nhiệt điện hoạt động trước ngày 17 tháng 10 năm 2005 với thời gian áp
dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014.
 Cột B quy định nồng độ C làm cơ sơ tính tốn nồng độ tối đa cho phép các
thơng số ơ nhiễm trong khí thải cơng nghiệp nhiệt điện áp dụng đối với:
+ Các tổ máy của nhà máy nhiệt điện hoạt động kể từ ngày 17 tháng 10 năm
2005.
+ Tất cả tổ máy của nhà máy nhiệt điện với thời gian áp dụng kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2015.
Theo như QCVN 22: 2009/BTNMT về nồng độ phát khí thải thì việc chọn nhiên liệu
dầu DO làm nhiên liệu là thích hợp với u cầu. Vì Đốt dầu DO chủ yếu chỉ quan tâm
tới NOx vì hàm lượng S trong dầu DO rất thấp(<0,3% giá trị mặc định là 0,05%). Đặc
biệt, khi sử dụng công nghệ đốt dầu bằng các đầu đốt hoạt động theo cách làm hoá hơi
hay phun sương như trên thì hầu như nhiên liệu cấp vào lị là đốt cháy hồn tồn nên
nồng độ phát thải khí CO là rất thấp. Tóm lại, việc chọn nhiên liệu đốt dầu DO và
chọn công nghệ đầu đốt phun sương bằng phương pháp ly tâm cho lò hơi phụ trong
NMĐ than là lựa chọn ưu việt trong thời điểm hiện nay.
4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tài liêu thiết kế lò hơi phụ của NMĐ Vĩnh Tân 2
[2] Sách cơng nghệ lị hơi và mạng nhiệt của PGS.TS Phạm Lê Dzần & TS.Nguyễn
Công Hân của NXB khoa học và kỹ thuật

Quyển 3, Chương 20 – Lò hơi phụ
Ấn bản 3, tháng 10/2017


Trang 10 / 10



×