Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tkc q5 chuong 05 thiet ke kết cấu lấy nước và thải nước (rev3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.48 KB, 17 trang )

Chương

5
THIẾT KẾ KẾT CẤU LẤY NƯỚC VÀ THẢI NƯỚC LÀM
MÁT

Tháng 10/2017
Người thực hiện:

Trương Minh Đức

Người kiểm tra:

Nguyễn Văn Đức

Ngày

Ký tên


MỤC LỤC
1.
TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU LẤY NƯỚC VÀ THẢI NƯỚC LÀM MÁT NHÀ
MÁY NHIỆT ĐIỆN ............................................................................................................... 1
2.
YÊU CẦU THIẾT KẾ............................................................................................. 1
2.1
Mục đích.................................................................................................................. 1
2.2
Thơng số thiết kế ..................................................................................................... 2
2.3


Ngun lý tính tốn.................................................................................................. 2
2.2.1
Tính tốn hình dạng và kích thước ........................................................................... 2
2.2.2
Tính tốn tổn thất cột nước ...................................................................................... 3
2.4
Tiêu chuẩn áp dụng .................................................................................................. 4
2.5
Phần mềm áp dụng................................................................................................... 5
3.
PHÂN TÍCH LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KỸ THUẬT .............................................. 5
3.1
Phân loại cơng trình lấy nước:.................................................................................. 5
3.1.1
Theo phương tách dịng chảy khỏi dịng chính vào cơng trình lấy nước .................... 5
3.1.2
Theo hình thức có đập hay khơng có đập ................................................................. 5
3.1.3
Theo khả năng điều tiết lưu lượng ............................................................................ 7
3.2
Phân tích lựa chọn cơng trình lấy nước cho nhà máy nhiệt điện................................ 7
3.2.1
Cơng trình lấy nước bằng kênh ................................................................................ 7
3.2.1.1 Kênh gia cố bằng đá xếp:......................................................................................... 8
3.2.1.2 Kênh gia cố bằng đá xây:......................................................................................... 8
3.2.1.3 Kênh gia cố bằng tấm BTCT: ................................................................................... 8
3.2.1.4 Kết luận: .................................................................................................................. 8
3.2.2
Công trình lấy nước bằng cống ................................................................................ 9
3.2.2.1 Phân loại .................................................................................................................. 9

3.2.2.2 Kết luận: ................................................................................................................ 12
3.3
Cơng trình thốt nước và cửa thải nước .................................................................. 12
3.3.1. Phân loại.................................................................................................................... 12
3.3.2 Giải pháp tại cửa nhận nước, cửa thải nước và taluy kênh .......................................... 12
4.
PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM ......................................................................................... 14


EVNGENCO3
PECC2

1.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU LẤY NƯỚC VÀ THẢI NƯỚC LÀM MÁT NHÀ
MÁY NHIỆT ĐIỆN

Kết cấu lấy nước và thải nước làm mát là một hệ thống quan trọng trong nhà máy nhiệt điện.
Chức năng chủ yếu của kết cấu này là lấy nước để làm mát hệ thống turbine, đảm bảo turbine
vận hành tốt.

Hình 1. Sơ đồ hệ thống nước làm mát
 Nước làm mát vận hành theo lưu đồ sau : {Miệng lấy nước → kênh / cống hộp / ống →
trạm bơm → bình ngưng → hố siphon → kênh / cống hộp / ống → miệng thải nước}
2.

YÊU CẦU THIẾT KẾ


2.1 Mục đích
Thiết kế kết cấu cửa lấy nước và thải nước nhằm mục đích đảm bảo khả năng lấy nước và
thải nước cho Nhà máy nhiệt điện sao cho tối ưu nhất: diện tích mặt cắt nhỏ nhất nhưng khả
năng lấy nước và thải nước lớn nhất; dễ dàng kết nối với các hạng mục khác của nhà máy;
phù hợp với cảnh quan và không gây ảnh hưởng cho môi trường biển (hoặc sông).

Rev. 3

Quyển 5, Chương 5 – Thiết kế kết cấu lấy nước và thải nước làm mát
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 1 / 15


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Tiêu chí thiết kế cho kết cấu cửa lấy nước và thải nước của nhà máy Nhiệt điện phải theo sát
các quy định trong Hợp đồng và các tiêu chuẩn áp dụng được quy định.
Các yêu cầu cụ thể cho công tác thiết kế được liệt kê như sau:
 Xác định hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng

Rev. 3

 Xác định hệ thống phần mềm, ứng dụng được phép áp dụng trong thiết kế.
 Xác định đặc trưng nền đất từ báo cáo khảo sát địa chất khu vực nhà máy. Thông qua
việc đánh giá điều kiện địa chất, kỹ sư thiết kế sẽ phân tích, kiến nghị xem có cần phải
gia cố đất nền hay không (CDM, bấc thấm, hút chân không …)

 Xác định kết cấu (kênh hở, cống, ống …) và loại vật liệu sử dụng cho kết cấu cửa lấy
nước và thải nước: bê tông, bê tông cốt thép, đá xây, đá xếp ...
 Xác định tiết diện kết cấu lấy và thải nước làm mát ứng với các tần suất thiết kế.
2.2 Thông số thiết kế
Thiết kế kết cấu lấy nước và thải nước làm mát phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố điều kiện tự
nhiên như: điều kiện địa chất, điều kiện thủy văn …nhưng yếu tố quyết định chính ảnh hưởng
trực tiếp đến thiết kế là:
 Thông số mưa tại trạm thủy văn gần nhất hoặc tại địa điểm xây dựng nhà máy.
 Mực nước triều lớn nhất thiết kế (theo tần suất thiết kế 1%).
 Mực nước triều nhỏ nhất thiết kế (theo tần suất thiết kế 97%).
 Tổng lưu lượng nước làm mát cho nhà máy.
 Bản đồ địa chất.
 Bản đồ địa hình.
 Vật liệu thiết kế (đá hộc, ống thép, đá lát, bê tơng …)
2.3 Ngun lý tính tốn
Để hạn chế chi phí xây dựng và thiết bị, hệ thống thủy lực trong nhà máy nhiệt điện sẽ được
ưu tiên thiết kế theo nguyên tắc tự chảy (nước sẽ chảy từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp
suất thấp) và tổn thất thủy lực là nhỏ nhất.
2.2.1 Tính tốn hình dạng và kích thước
Từ cơng thức Sêzi:
v  C Ri

Cơng thức tính lưu lượng:
Q  AC Ri

Diện tích mặt cắt ướt
Quyển 5, Chương 5 – Thiết kế kết cấu lấy nước và thải nước làm mát
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 2 / 15



EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

A  (b  mh)h

Chu vi mặt cắt ướt
P  b  2h 1  m 2

Khi thiết kế phải xét đến vấn đề kinh tế kỹ thuật sao cho đáp ứng nhu cầu sử dụng lâu dài,
khơng bị xói lở hoặc bồi lắng. Do đó khi thiết kế thì vận tốc phải thỏa điều kiện khơng lắng
và khơng xói
vkl  v  vkx

2.2.2 Tính tốn tổn thất cột nước
Để đảm bảo nước làm mát từ bình ngưng chảy được ra biển (sơng) theo ngun tắc tự chảy
cần phải tính tốn cẩn thận tất cả các tổn thất có thể xảy ra trong toàn bộ mạng lưới đường
ống thải nước làm mát của nhà máy nhiệt điện.
Các tổn thất cột nước được chia thành 2 nhóm:
 Tổn thất cột nước dọc đường (tuyến tính)
Trong ống trịn (cơng thức Đácxi Vâyxbac):
hd  

l v2
d 2g

Trong kênh hở (hoặc ống có mặt cắt bất kì):

hd 

v2
l
C2R

Trong đó:
 : hệ số sức cản dọc đường
g : gia tốc rơi tự do
l : chiều dài ống hoặc kênh
d : đường kính ống
v : vận tốc trung bình của dịng chảy
R : bán kính thủy lực
C : hệ số Sêzi
i : độ dốc thủy lực
Công thức Sêzi :
v  C Ri

Công thức Maning :
Quyển 5, Chương 5 – Thiết kế kết cấu lấy nước và thải nước làm mát
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 3 / 15


EVNGENCO3
PECC2

C


Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

1 16
R
n

 Tổn thất cột nước cục bộ
Sức cản cục bộ được tạo nên bởi các bộ phận định hình, các phụ kiện và các thiết bị khác của
đường ống. Chúng gây ra sự thay đổi về giá trị và phương của vận tốc chuyển động của chất
lỏng trên những đoạn riêng rẽ của đường ống.
Công thức Vâyxbac:
hc  

v2
2g

 : hệ số sức cản cục bộ
Trị số của hệ số sức cản cục bộ phụ thuộc vào hình dạng hình học của sức cản cục bộ và số
Râynơn của dịng chảy khi đi qua sức cản cục bộ.
Các trường hợp tổn thất cột nước cục bộ:
 Đường ống mở rộng đột ngột
 Đường ống co hẹp đột ngột
 Đường ống mở rộng dần dần
 Đường ống thu hẹp dần dần
 Từ hồ chứa đi vào ống
 Ống ngoặt
 Mối nối trong đường ống
 Các lưới
 Tổn thất cột nước khi rẽ nhánh
2.4 Tiêu chuẩn áp dụng

 QCVN 02: 2009/BXD: Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam về các thông số điều kiện tự
nhiên.
 QCVN 04-05:2012/BNNPTNT - Cơng trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế
 TCXDVN 372 : 2006: Ống BTCT thoát nước.
 14TCN 197 : 2006: Thiết kế cống lấy nước BTCT.
 TCVN 7957: 2008: Thoát nước – Mạng lưới cơng trình và bên ngồi – Tiêu chuẩn thiết
kế
 TCVN 8305 – 2009: Kênh Đất- Yêu Cầu Kỹ Thuật Trong Thi Công
Quyển 5, Chương 5 – Thiết kế kết cấu lấy nước và thải nước làm mát
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 4 / 15


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Sổ tay tính tốn thủy lực P.G.Kixêlep
 Và các tiêu chuẩn khác.
2.5 Phần mềm áp dụng
 Exel: tính tốn kích thước kết cấu, tính tốn tiêu năng …
 EHPro: tính tốn thủy lực cơng trình
 Hecras: tính tốn thủy lực cơng trình
 GeoSlope: tính tốn ổn định mái dốc kênh, tính tốn dịng thấm …
3.

PHÂN TÍCH LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KỸ THUẬT


Cửa lấy nước là cơng trình trực tiếp lấy nước từ sơng hoặc biển vào cơng trình dẫn nước hoặc
trực tiếp vào trạm bơm của nhà máy nhiệt điện.
Hình dạng và kết cấu cửa lấy nước phụ thuộc vào sơ đồ bố trí cơng trình đấu nối, điều kiện
địa hình, địa chất, lượng hàm cát của dòng chảy và các điều kiện kinh tế thi công.
Đường dẫn nước từ cửa lấy nước vào trạm bơm thường là kênh, cống hoặc ống.
 Phải đảm bảo cung cấp đủ lưu lượng nước cần thiết cho nhà máy nhiệt điện.
 Giữ cho bùn cát, rác bẩn khỏi đường dẫn làm hư hại công trình và thiết bị.
 Cửa lấy nước phải có hình dạng, kích thước, vị trí sao cho nước chảy vào thuận dòng,
tổn thất thủy lực nhỏ. Với dòng chảy sau cửa là có áp thì phải giữ cho khơng khí khơng
cuộn theo dịng chảy vào đường dẫn.
 Đảm bảo ổn định, bền vững, vận hành tiện lợi. Giá thành xây dựng và chi phí vận hành
thấp nhất.
3.1 Phân loại cơng trình lấy nước:
3.1.1 Theo phương tách dịng chảy khỏi dịng chính vào cơng trình lấy nước
 Cơng trình lấy nước bên cạnh: phương của dịng chảy vào cơng trình lấy nước hợp với
phương của dịng chảy trong sơng (biển) một góc xấp xỉ 900
 Cơng trình lấy nước chính diện: phương của dịng chảy vào cơng trình lấy nước gần
như song song với phương của dịng chảy trong sơng (biển).
3.1.2 Theo hình thức có đập hay khơng có đập
 Cơng trình lấy nước có đập

Quyển 5, Chương 5 – Thiết kế kết cấu lấy nước và thải nước làm mát
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 5 / 15


EVNGENCO3
PECC2


Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Khuyết điểm:
 Có kết cấu phức tạp, giá thành cao.
 Khó thi công, thời gian thi công dài
Ưu điểm:
 Không chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng chảy tự nhiên.
 Chất lượng nước lấy tốt, hạn chế được bùn cát.
 Quản lý khai thác đơn giản.
 Cơng trình lấy nước khơng đập

Ưu điểm:
Quyển 5, Chương 5 – Thiết kế kết cấu lấy nước và thải nước làm mát
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 6 / 15


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Có kết cấu đơn giản, giá thấp.
 Dễ thi công
Khuyết điểm:
 Chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng chảy tự nhiên.
 Chất lượng nước lấy tương đối thấp, mang theo nhiều bùn cát.
 Quản lý khai thác khó khăn, tốn kém.
3.1.3 Theo khả năng điều tiết lưu lượng

 Cơng trình lấy nước có cống
 Cơng trình lấy nước khơng cống
3.2 Phân tích lựa chọn cơng trình lấy nước cho nhà máy nhiệt điện
Cơng trình lấy nước cho các nhà máy nhiệt điện thường được đặt ở những con sơng lớn hoặc
biển,có điều kiện địa chất tương đối tốt, có chất lượng nước tốt, độ sâu lấy nước lớn để giảm
bớt khối lượng và thời gian nạo vét.
Cơng trình lấy nước cho các nhà máy nhiệt điện thường là kênh (kết cấu đá hoặc bê tơng),
cống BTCT hoặc ống trịn (thép, HPDE …)
3.2.1 Cơng trình lấy nước bằng kênh
Theo hình thức kết cấu có 2 loại: kênh đất và kênh xây
Kênh đất: có kinh phí xây dựng ban đầu thấp nhưng lượng mất nước do thấm lớn, chiếm
nhiều diện tích mặt đất, thường xảy ra xói, hàng năm phải đầu tư kinh phí để sửa chữa. Việc
sửa chữa kênh khơng chỉ gây tốn kém về chi phí mà cịn làm gián đoạn việc vận hành của hệ
thống  thay thế kênh đất bằng kênh xây đá hoặc BTCT.
Hình dạng mặt cắt kênh phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa chất, điều kiện sử
dụng, hình thức kết cấu, điều kiện thi cơng … Mặt cắt kênh phổ biến là hình thang hoặc hình
chữ nhật

Quyển 5, Chương 5 – Thiết kế kết cấu lấy nước và thải nước làm mát
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 7 / 15


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Mặt cắt kênh phải thiết kế lợi nhất về mặt thủy lực (với diện tích ướt nhỏ nhất nhưng lưu

lượng nước chuyển qua phải lớn nhất)  tiết kiệm được khối lượng đào, đắp. Kênh được
thiết kế cần đảm bảo điều kiện khơng xói, khơng lắng và khơng mọc cỏ trong kênh. Khi có
cỏ mọc trong kênh, độ nhám lịng kênh tăng, năng lực vận chuyển nước bị giảm. Để tránh cỏ
mọc thì vận tốc trong kênh nên lớn hơn 0.6 m/s và chiều sâu nước trong kênh nến lớn hơn
1.5m
3.2.1.1 Kênh gia cố bằng đá xếp:
Đường kính viên đá chừng 0,3 – 0,4m. Chiều dày lớp đá 0,3 ÷ 0,6m. Bên dưới có lớp đệm
bằng vải địa kỹ thuật và lớp đá dăm dày 15 – 20cm.
Ưu điểm:
 Thi công nhanh.
 Giá thành rẻ
Khuyết điểm:
 Độ nhám lớn, tổn thất ma sát dịng chảy khá nhiều
 Diện tích kênh lớn
3.2.1.2 Kênh gia cố bằng đá xây:
Chiều dày lớp đá 0,15 ÷ 0,4m. Bên dưới có lớp đệm bằng vải địa kỹ thuật và lớp đá dăm dày
15 – 20cm. Sau khi xếp lớp đá xong ta chít mạch bằng lớp vữa M200 để làm giảm độ nhám,
tăng khả năng tải nước.
3.2.1.3 Kênh gia cố bằng tấm BTCT:
Các tấm BTCT này có thể đổ tại chỗ hoặc đúc sẵn.
Chiều dày tấm BTCT khoảng 0,1 – 0,2m. Bên dưới có lớp đệm bằng vải địa kỹ thuật và lớp
đá dăm dày 0,1 – 0,4m.
Để đề phòng chống nứt do nhiệt độ thay đổi và lún không đều theo chiều dài kênh, cứ khoảng
2 ÷ 5m bố trí khe hở rộng 1 ÷ 2 cm (đổ nhựa đường để chống thấm)
3.2.1.4 Kết luận:
Cơng trình lấy nước cho các nhà máy nhiệt điện bằng kênh tương đối nhiều do những ưu
điểm mà phương pháp này mang tới nhưng nó cũng có những mặt hạn chế.
Ưu điểm:
 Thi công nhanh.
 Giá thành rẻ (chỉ ở những địa điểm có trữ lượng đá dồi dào)

 Tạo được mỹ quan cho nhà máy.
Khuyết điểm:
Quyển 5, Chương 5 – Thiết kế kết cấu lấy nước và thải nước làm mát
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 8 / 15


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Độ nhám lớn, tổn thất ma sát dòng chảy khá nhiều.
 Chiếm diện tích trên tổng mặt bằng nhà máy tương đối lớn.
 Khó kết nối với cơ sở hạ tầng trong nhà máy.
3.2.2 Cơng trình lấy nước bằng cống
 Cống ngầm là loại cơng trình đặt dưới đê, đập vật liệu địa phương, dùng vào việc
lấy và thải nước.
3.2.2.1 Phân loại
 Cống ngầm được phân thành các loại sau:
 Theo vật liệu xây dựng: có các loại cống bằng sành, bê tông, BTCT và ống kim loại.
Trong thực tế xây dựng, sử dụng nhiều nhất là cống bằng BTCT và kim loại.
 Theo hình dạng kết cấu: cống trịn, cống hộp và cống vịm.

 Theo cách bố trí: cống đặt trực tiếp trên nền (chỉ trong trường hợp cống đi qua nền đá
tốt) và cống đặt trong hành lang bằng BTCT.
 Theo hình thức lấy nước
 Lấy nước kiểu đặt van khống chế ở hạ lưu







 Hình thức lấy nước này đơn giản, giảm được khối lượng cơng trình. Nhưng đường
ống thường xuyên ở trong trạng thái có áp nên cống cần phải làm bằng những vật
liệu bền chắc như BTCT, thép hay thép bọc BTCT.
 Lấy nước kiểu ống đặt nghiêng

Quyển 5, Chương 5 – Thiết kế kết cấu lấy nước và thải nước làm mát
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 9 / 15


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Ống được đặt nghiêng trên mái đập hoặc sườn đồi, trên ống bố trí các lỗ ở các cao
độ khác nhau để lấy nước.
Ưu điểm:
 Kết cấu đơn giản
 Phương tiện đóng mở đơn giản
Khuyết điểm:
 Quản lý phức tạp
 Hay bị rị nước, khó khống chế lưu lượng.
 Lấy nước kiểu ống đặt nghiêng










Ưu điểm:
 Giá thành rẻ
Quyển 5, Chương 5 – Thiết kế kết cấu lấy nước và thải nước làm mát
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 10 / 15


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Phương tiện đóng mở đơn giản
Khuyết điểm:
 Cửa van và dây kéo luôn nằm trong nước nên dễ bị han rỉ hư hỏng
 Kiểm tra sửa chữa khó khan
 Khó kiểm sốt lưu lượng.
 Lấy nước kiểu tháp
 Hình thức này thường được dùng nhiều nhất, nhất là trong các hồ chứa loại vừa và
lớn, có cột nước cao, lưu lượng qua cống lớn.


 Khi ống đi qua nền có điều kiện địa chất không tốt cần đặt ống trên bệ đỡ bằng BTCT.
Góc ơm của bệ đỡ thường lấy 90o, 120o, 180o. Bệ đỡ có góc ơm 1800 là tốt nhất nhưng
tốn vật liệu.
 Nếu điều kiện địa chất quá yếu phải xử lý gia cố nền bằng các phương pháp như: cọc
CDM, bơm hút chân không …

Quyển 5, Chương 5 – Thiết kế kết cấu lấy nước và thải nước làm mát
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 11 / 15


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

3.2.2.2 Kết luận:
Cơng trình lấy nước và thải nước cho các nhà máy nhiệt điện bằng cống có những ưu điểm
và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
 Có thể lấy nước ở những vùng biển hoặc sơng có cột nước thấp.
 Kết nối dễ dàng với cơ sở hạ tầng trong nhà máy (do là kết cấu ngầm)
Khuyết điểm:
 Chi phí đắt (vật liệu, sơn chống ăn mịn, chống thấm …)
 Thi cơng phức tạp
3.3 Cơng trình thốt nước và cửa thải nước
3.3.1. Phân loại
Cơng trình thốt nước và cửa thải nước của nhà máy nhiệt điện thường theo nguyên tắc tự

chảy để tiết kiệm chi phí đầu tư, thường có 2 loại:
 Loại hở: kênh
 Loại kín: cống, đường ống …
Cũng như cơng trình lấy nước và cửa lấy nước, cơng trình thoát nước và cửa thải nước sử
dụng kết cấu hở hay kín cũng đều có các ưu nhược điểm tương tự như đã nêu ở phần trước.
Tuy nhiên kết cấu hở (sử dụng kênh đá hộc) ngày càng được sử dụng phổ biến hơn so với kết
cấu kín.
Nếu địa điểm chọn để xây dựng nhà máy nhiệt điện có địa hình ở cửa thải nước khơng sâu,
chiều sâu cột nước khơng đủ thì nên sử dụng phương án thải nước bằng đường ống thay vì
thải thẳng ra biển (hoặc sơng) bằng kênh.
3.3.2 Giải pháp tại cửa nhận nước, cửa thải nước và taluy kênh
Tại cửa nhận nước và cửa thải nước thường được gia cố để tránh được tình trạng xói mịn
cũng như ngăn chặn tình trạng cát bồi lắng, làm giảm khả năng lấy nước và thải nước của
nhà máy. Biện pháp gia cố thường bằng đá hộc xếp và làm mái taluy (m = 4 hoặc m = 5) để
đảm bảo thuận dòng chảy, giúp lấy nước vào và thải nước ra tối đa mà không làm tổn hại
nhiều đến lịng biển (hoặc sơng)
Hệ thống lấy nước và thải nước làm mát bằng kênh hở thường được đặt trực tiếp trên đất nền
tại khu vực thi cơng vì không phải chịu tải trọng lớn. Tuy nhiên tại những khu vực nền đất
Quyển 5, Chương 5 – Thiết kế kết cấu lấy nước và thải nước làm mát
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 12 / 15


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

yếu thì trước khi đào mái taluy kênh ta phải gia cố nền đất bằng các biện pháp như: sử dụng

cọc CDM (nhà máy nhiệt điện Ơ Mơn), sử dụng vải địa kỹ thuật, sử dụng bấc thấm, sử dụng
bơm hút chân không hoặc sử dụng kết hợp bấc thấp và bơm hút chân không (nhà máy nhiệt
điện Duyên Hải) …

Quyển 5, Chương 5 – Thiết kế kết cấu lấy nước và thải nước làm mát
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 13 / 15


EVNGENCO3
PECC2

4.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM

Bảng tính tốn kênh
I. THƠNG SỐ TÍNH
TỐN
Hình dạng mặt cắt kênh
Áo kênh
Lưu lượng thiết kế
Hệ số mái dốc
Độ dốc kênh
Hệ số nhám
Chiều dài kênh
Gia tốc trọng trường

II. TÍNH TỐN
Chiều rộng kênh
Chiều sâu
Diện tích mặt cắt ướt
Chu vi ướt
Bán kính thuỷ lực
Hệ số Sêdy
Môđun lưu lượng
Môđun lưu lượng
So sánh
Vận tốc trung bình trong
kênh


HIỆU

GIÁ TRỊ

ĐƠN
VỊ

CƠNG THỨC

GHI
CHÚ

Hình
Thang
Đá xây
Q

m
i
n
L
g

54
1.5
0.0005
0.03
1250
9.81

m3/s
Chọn
m
m/s2
Chọn

b
h


R
C
K1
K2

V


7.00
3.51
42.98

m
m
m2

19.64
2.19

m
m

R=

m3/s
m3/s

K=Q/sqrt(I)
K=w C.sqrt( R )

37.98
2414.95
2414.95

Goal
Seek

0.00

1.26

Quyển 5, Chương 5 – Thiết kế kết cấu lấy nước và thải nước làm mát
Ấn bản 03, tháng 10/2017

7
3.51

m/s

Trang 14 / 15


EVNGENCO3
PECC2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Bảng tính toán cống
Chiều rộng
Chiều cao
Số lượng cống
Độ dốc
Hệ số nhám
Chiều dài cống
Mực nước trước
cống (LWL)
Mực nước sau
cống
Chêch lệch mực

nước thượng hạ
lưu
Diện tích ướt
Chu vi ướt
BK Thủy lực
Hệ số Chezy

b=
h=
i=
n=
L=

4
4
10
0.0001
0.014
50

m
m
%
m

Htl =

1.64

m


Hhl =

1.57

m

H =
 =
 =
R=
C=

0.07
160
160
1
71.43

m

Hệ số lưu lượng c =

0.77
146.00

m3/s

Qcan =


146

m3/s

v=

0.91

m/s

Lưu lượng cống

Q=

Lưu lượng cần
Vận tốc nước
trong cống

146
Q

Quyển 5, Chương 5 – Thiết kế kết cấu lấy nước và thải nước làm mát
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Goal
0.000 seek
Goal
0.000 seek

Trang 15 / 15




×