Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

SKKN LỊch sử địa phương tỉnh Bình Thuận THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.09 MB, 62 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN
TRƯỜNG PHỔ THƠNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH BÌNH THUẬN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2008-2009

ĐỀ TÀI

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
BÌNH THUẬN CẬN HIỆN ĐẠI
“Những nội dung chính về lịch sử địa phương Bình Thuận
từ 1858 đến năm 2000 dùng cho học sinh THPT”

Người thực hiện
LÊ MINH ĐẠO
1


GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN
TRƯỜNG PHỔ THƠNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH BÌNH THUẬN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2008-2009

ĐỀ TÀI

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
BÌNH THUẬN CẬN HIỆN ĐẠI
“Những nội dung chính về lịch sử địa phương Bình Thuận
từ 1858 đến năm 2000 dùng cho học sinh THPT”


Người thực hiện
LÊ MINH ĐẠO
(Tổ trưởng chuyên môn Lịch sử)
ĐỀ TÀI ĐƯỢC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN
XẾP LOẠI B THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 483/QĐKT, NGÀY 20/08/2009

2


Mục lục
A.Lý do chọn đề tài.
B.Khảo sát thực trạng.
C.Nội dung đề tài.
I.Bình Thuận từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1930.
1.Thực dân Pháp xâm lược và phong trào Cần Vương.
2.Những chuyển biến mới trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp.
3.Những phong trào đấu tranh đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng.
II.Bình Thuận từ trước cách mạng tháng tám đến 1954:
1.Đảng lãnh đạo nhân dân Bình Thuận tiến tới cách mạng tháng tám 1945
2.Nhân dân Bình Thuận kháng chiến chống Pháp xâm lược lần 2.
III.Bình Thuận từ 1954 đến 1975:
1.Chống chính sách khủng bố của Mỹ-Diệm tiến tới Đồng Khởi.
2.Nhân dân Bình Thuận phá tan các chiến lược chiến tranh của Mỹ-ngụy.
3.Tích cực tiến lên giải phóng hồn tồn miền Nam 1975.
IV.Bình Thuận từ 1975 đến 2000:
1.Bình Thuận năm đầu sau giải phóng.
2.Bước đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên quê hương Bình Thuận
(1975-1985).
3.Bình Thuận thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng

cộng sản Việt Nam (1986-2000).
*Phụ lục ảnh.
*Phụ lục sơ đồ-bản đồ.
V.Giáo án lên lớp.
VI.Bài tập thực hành.
D.Biện pháp tiến hành.
E.Hiệu quả về khả năng phổ biến của đề tài.
F.Các đề nghị, kiến nghị.

A.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
3


- Trong sách giáo khoa lịch sử Trung học phổ thông đã cải cách hiện nay, rất chú
trọng đến chương trình lịch sử địa phương. Lịch sử lớp 10 dành 2 tiết để tìm hiểu lịch
sử địa phương giai đoạn Cổ - Trung đại, lịch sử lớp 11 và 12 giành 4 tiết để tìm hiểu
về lịch sử địa phương giai đoạn Cận - Hiện đại đến năm 2000.
- Lịch sử địa phương giai đoạn Cổ - Trung đại, trong năm học 2006-2007 tôi đã biên
soạn dưới dạng “Lịch sử Văn hóa”, có giáo án, có tranh ảnh, có bài tập để phù hợp
với đối tượng là học sinh phổ thông. Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm này đã được Hội
đồng khoa học cấp ngành công nhận xếp loại A.
- Hiện nay, tư liệu về lịch sử địa phương giai đoạn Cận - Hiện đại khá nhiều và nhiều
nội dung đã được một số tác giả biên soạn và in thành sách, Cấp trung học cở sở đã và
đang được học về lịch sử địa phương giai đoạn này. Tuy nhiên vẫn chưa có tài liệu
nào biên soạn dành riêng cho đối tượng học sinh Trung học phổ thông (kiến thức sẽ
đồng tâm), chính vì thế tơi biên soạn tài liệu này nhằm mục đích sau:
+ Đáp ứng được việc giảng dạy 4 tiết lịch sử địa phương Cận - Hiện đại ở lớp 11 và
lớp 12 theo phân phối chương trình sách giáo khoa mới.
+Giúp cho học sinh có cái nhìn khái quát về lịch sử, về truyền thống đấu tranh chống
giặc ngoại xâm, xây dựng quê hương của nhân dân tỉnh Bình Thuận thời chống Pháp,

chống Mỹ. Đặc biệt là sự lãnh đạo của Đảng Bộ Tỉnh Bình Thuận, vượt qua khó khăn
thử thách trước và sau 1975 để tiến tới thực hiện công cuộc đổi mới đạt được nhiều
thành tựu quan trọng.
+Qua đó, học sinh tự hào về q hương Bình Thuận, đồn kết giúp nhau cùng tiến bộ,
phấn đấu học tập góp phần đưa Bình Thuận đi lên.
B.KHẢO SÁT THỰC TRẠNG:
- Chất lượng tuyển sinh đầu vào lớp 10 của trường trong những năm qua còn thấp,
tâm lý của đa số học sinh vẫn xem môn lịch sử là mơn học phụ. Đây là khó khăn lớn
nhất giúp học sinh học tốt.
- Việc tìm tịi khám phá kiến thức, tiến tới tiếp thu lĩnh hội kiến thức phụ thuộc vào
năng lực, khả năng tổng hợp và tâm tư tình cảm của học sinh. Trong khi đó khả năng
tư duy phân tích của nhiều học sinh dân tộc thiểu số ở trường còn hạn chế.
- Trong nội dung đề tài này, tơi khơng đi sâu phân tích, cũng như trình bày tất cả
những vấn đề gì về lịch sử nói chung và lịch sử đấu tranh cách mạng nói riêng của
giai đoạn Cận - Hiện đại đến 2000, vì với thời lượng phân phối chương trình và khả
năng của học sinh phổ thơng thì chưa thể làm được. Đối với giai đoạn lịch sử Cổ Trung đại, tơi nghiêng về lịch sử-văn hóa vì đây là giai đoạn phát triển của các tộc
người, gắn liền với việc giao lưu tiếp thu văn hóa lẫn nhau, tất nhiên là có các cuộc
chiến tranh nhưng đó khơng phải là nội dung trọng tâm. Trong giai đoạn lịch sử Cận Hiện đại thì khác, đây là giai đoạn nhân dân Việt Nam trong đó có Bình Thuận đấu
tranh chống giặc ngoại xâm, nên nội dung chính sẽ là các cuộc khởi nghĩa, các trận
đánh…và sau 1975 đề tài sẽ tập trung vào nội dung xây dựng quê hương, những thành
tựu đạt được. Cũng nên thống nhất, dạy lịch sử địa phương là địa phương cấp tỉnh,
không dạy lịch sử địa phương riêng của một huyện nào đó vì thực tế các sự kiện liên
quan đến nhiều huyện và lan rộng trên địa bàn cả tỉnh. Do kiến thức đồng tâm nên đối
với đối tượng là học sinh THPT, phải yêu cầu cao hơn, chủ yếu là đưa ra các sự kiện,
4


các số liệu tiêu biểu để học sinh tự phân tích và rút ra kết luận. Kiến thức sẽ được xâu
chuỗi, kèm theo các sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh, các địa danh cũng phải đơn giản và chú
giải với thực tế địa đồ hiện nay của Tỉnh để học sinh dễ nắm bắt.

C.NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
I.BÌNH THUẬN TỪ GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1930:
1.Thực dân Pháp xâm lược và Phong trào Cần Vương:
Từ giữa thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản tăng cường mở rộng thuộc địa, hầu hết
các nước Châu Á đều trở thành đối tượng để xâm lược. Năm 1858 lợi dụng tình hình
kinh tế xã hội Việt Nam khủng hoảng suy yếu, Pháp đã tấn công Đà Nẵng nhưng đã
vấp phải sự kháng cự kiên cường của nhân dân ta, đành phải lui vào chiếm Gia Định.
Năm 1865 Miền Đông Nam Kỳ bị Pháp chiếm, Phan Trung, quê ở Phan Thiết, lúc
này là Tùy phái ở Gia Định đã chỉ huy nghĩa quân của mình vào Biên Hịa, Định
Tường, đánh giặc. Ơng Nguyễn Thơng cùng một số sỹ phu Nam Kỳ không chịu hợp
tác với Pháp đã “tị địa” ra Phan thiết lập “Đồng Châu xã” và với chức “Doanh điền sứ
Bình Thuận”, 1873 Nguyễn Thông đã lập cơ sở dinh điền gần chân núi Tà Dơn (gọi là
Trại Núi) và có ý định đưa dân khẩn hoang tính kế tích trữ lương thực, xây dựng lực
lượng chống Pháp lâu dài…nhưng không thành công. Bên cạnh đó ơng cịn mở
trường dạy học, sáng tác thơ văn khơi dậy truyền thống yêu nước chống ngoại xâm,
giành độc lập cho nước nhà. Nghĩa quân Trương Định sau khi thất thủ ở Nam Kỳ
cũng đã chọn Hàm Tân để lui về náu mình. 1885 Pháp nhấn mạnh “…Bình Thuận lộ
ra sắc thái kỳ lạ của một vùng biên cương ẩn náu tất cả những kẻ đã xa lánh xứ sở
q hương vì mục đích chính trị, những kẻ đó đang tìm cách tạo ra một xã hội hỗn tạp
chắc chắn để lợi dụng làm việc trái phép…”
Năm 1885, khi nước ta đã bị thực dân Pháp xâm lược hoàn toàn, Vua Hàm
Nghi xuống Chiếu Cần Vương, Chánh tổng Lại An là ông Ung Chiếm đã chiêu mộ
nghĩa quân đứng lên chống Pháp. Căn cứ chính ở làng Khánh Tường, Tân Xuân,
Thiện Mỹ, Long Thạnh, Kim Ngọc (nay là Hàm Thắng, Phú Long). Nghĩa quân đã
nhiều lần vây đánh Phủ thành Hàm Thuận (ở Phan Thiết) và tấn công địch ở cầu Bến
Lội, Phú Long và cửa biển Phú Hài….Ngồi ra, hưởng ứng chiếu Cần Vương cịn có
lực lượng của lãnh binh Nguyễn Văn Luận cùng với nghĩa quân của Phùng Hàn,
Phùng Tố xây dựng căn cứ ở núi Kênh Kênh (La Bá – xã Phong Phú) được các dân
tộc Kinh, Chăm, Rắclây tham gia rất mạnh mẽ với khí thế “Bình Tây sát tả”, phị vua,
cứu nước. Nghĩa quân của ông Phạm Đoan ở Tuy Phong, đã lập cơ binh (đại đội)

trang bị giáo mác, đóng căn cứ tại vùng Bàu Vua, Bàu Khoai. Năm 1886, nghĩa quân
đã tấn công chiếm huyện lỵ Tuy Phong, thừa thắng tấn cơng vào Duồng (nay là xã
Chí Cơng) và phối hợp với nghĩa quân của Phùng Hàn, Bùi Đảng ở Hòa Đa (Phan Rí)
đánh chiếm tỉnh lỵ Bình Thuận (Chợ Lầu), bắt quan lại, làm chủ tỉnh đường.
Ngày 3 tháng 7 năm 1886, Pháp đưa quân bằng đường biển, đổ bộ lên Phan
Rí và chiếm thành Bình Thuận. Chúng tiến hành tàn sát nhân dân quanh vùng để lùng
bắt và tiêu diệt nghĩa quân. Ngày 28/07/1886 quân Pháp và tay sai đánh chiếm Hàm
Thuận, Phan Thiết, Ông Ung Chiếm cho quân dàn trận từ Bến Lội đến Lại An đánh
trả. Sau ba ngày chiến đấu, nghĩa quân bị tổn thất nặng nên rút về Dương Xuân,
Phước Môn, ông Ung Chiếm bị địch bắn tại cây me làng Thiện Mỹ và bêu đầu ở chợ
5


Dinh (nay thuộc Phú Hài). Tháng 08/1886 các thủ lĩnh Phạm Đoan, Phùng Hàn,
Phùng Tố và đến tháng 09/1886 Nguyễn Văn Luận, Cao Hành (một thủ lĩnh của nghĩa
quân Bùi Đảng) bị Pháp bắt và đã hy sinh.
Tháng 9/1886 ngọn cờ Cần Vương kháng Pháp của nhân dân Bình Thuận
chấm dứt, tỉnh thành Bình Thuận và các phủ, huyện rơi vào tay giặc. Năm 1887 thực
dân Pháp đặt các cơ quan đại lý tại Bình Thuận, quản lý tồn bộ kinh tế xã hội với các
luật lệ khắt khe trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
2.Những chuyển biến mới trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp:
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp chia nước ta làm ba kỳ với ba chế độ cai trị
khác nhau. Bình Thuận thuộc Trung Kỳ là “Xứ tự trị” nên chính quyền triều đình nhà
Nguyễn vẫn được Pháp duy trì. Ở huyện có tri huyện, dưới huyện có chánh tổng và
cấp xã có Ban lý hương. Đa số dân cư vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Mạnh
và gắn bó với Phật giáo. Năm 1885 nhà thờ Tân Lý được thành lập (thuộc giáo phận
Quy Nhơn) từ đó đạo Thiên Chúa chính thức thiết lập tại Bình Thuận. Một số trường
học Pháp-Việt cũng được xây dựng để truyền bá tư tưởng văn hóa Pháp và đào tạo tay
sai. Cơ quan đại lý (Délégue) của Pháp có bộ máy giúp việc chun mơn ở các ngành
kinh tế, văn hóa, xã hội và có cả qn đội (lính khố xanh) để dùng khi đàn áp…thực

chất đây là bộ máy chính quyền.
Cường hào, địa chủ dựa vào Pháp cướp đoạt ruộng đất của nông dân. Riêng
địa chủ ở Phan Thiết chiếm hơn 40% diện tích ruộng đất của Hàm Thuận như: Lục
Thị Đậu, Trần Gia Hòa. Địa chủ Trần Huỳnh Kỳ có gần 200 mẫu ruộng ở Tam Tân,
Bàu Dịi. Tồn bộ ruộng đất vùng Bắc Hàm Tân đều nằm trong tay những địa chủ Hộ
Cang, Cửu Dương. Hàng trăm, hàng nghàn mẫu ruộng đất với những giấy phép “khai
khẩn đồn điền” các sĩ quan, cố đạo, viên chức Pháp lần lượt kéo đến Bình Thuận.
Demonestrol lập đồn điền Tà Mon, Casset lập đồn điền ở Cây số 13-14 (Hàm Thuận
Nam). Nhà thờ Kim Ngọc cũng chiếm trên 100 ha ruộng đất, phát canh thu tơ bóc lột
giáo dân.
Thực dân Pháp giữ độc quyền trong mua bán muối, nấu bán rượu, thuốc
phiện, bông vải và thuốc lá. Pháp đặt các đồn thuế quan tại các trung tâm buôn bán và
các làng có sản xuất “hàng cấm” nhằm quản lý, kiểm sốt chặt chẽ các loại lâm thổ
sản khác. Nếu ai bao che chúng bắt được, sẽ bị đánh đập tàn nhẫn và lâm vào cảnh tù
tội. Cảnh sưu thuế nặng nề càng làm cho đời sống của nhân dân Bình Thuận cực khổ.
Ngoài các thứ thuế phải nộp đủ và nộp đúng thời hạn như thuế ruộng đất, thuế muối,
thuế ghe thuyền, thuế chợ…cịn có thuế thân đánh vào tráng đinh và hàng năm người
nông dân phải nộp một xuất sưu (gọi là làm xâu) để đi xây đắp cầu đường, dinh thự,
nhà tù…cho Pháp. Lợi dụng ruộng đất trong vùng thường bị hạn hán, bọn thực dân
Pháp còn cậy quyền thế độc chiếm khai thác nguồn nước, nông dân khi muốn sử dụng
phải nộp một khoản tô gọi là “tô nước”. (ví dụ : chủ đập Đồng Mới – Bắc Bình)
Ngay từ năm 1890, đã có một con đường Cái quan nối liền Phan Thiết với Bà
Rịa. Để phục vụ cho việc khai thác bóc lột, thực dân Pháp làm thêm đường thuộc địa
số 1 (nay là quốc lộ 1). Năm 1898, Vua Thành Thái có chỉ dụ đặt Phan Thiết thành thị
xã và năm 1899 đường tỉnh lộ 8 (nay là quốc lộ 28) từ Phan Thiết đi Di Linh được
mở. Năm 1903, Pháp cho xây dựng nhà ga xe lửa Phan Thiết và đến 1910, Phan Thiết
6


đã trở thành một đô thị khá sầm uất, các đường phố được đặt tên và hai bên đường là

các công sở, các ngôi nhà được xây dựng mang kiến trúc Pháp thuộc.
Các xí nghiệp cơng nghiệp lần lượt ra đời như nhà máy điện, xưởng cơ khí
sửa chữa, nhà máy xay xát, sở khai thác muối và năm 1915 xí nghiệp nước suối
khống Vĩnh Hảo chính thức đi vào khai thác, sản phẩm được lưu hành trên cả nước.
Những thay đổi về kinh tế đã tác động đến việc phân hóa xã hội tại Bình
Thuận. Đơng đảo nhất, nghèo khổ nhất là tầng lớp nông dân với cảnh mất mùa đói
kém và sưu thuế nặng nề. Những người theo nghề biển làm công cho các Hàm hộ
(chủ thuyền, chủ lều nước mắm) tuy lao động luôn cực khổ, nguy hiểm nhưng cuộc
sống lúc nào cũng khó khăn. Tầng lớp công nhân phát triển ngày càng đông và làm
việc tập trung ở nhà máy nước suối Vĩnh Hảo, các nhà ga xe lửa. Các hoạt động của
cơng nhân có nhiều ảnh hưởng đến các tầng lớp nhân dân. Các chủ xưởng, chủ hiệu
bn, Hàm hộ hoặc những người có học thức ở Bình Thuận đã hình thành tầng lớp Tư
sản-Tiểu tư sản, phần lớn họ chưa có địa vị ổn định nhưng có ý thức độc lập dân tộc.
Sau các phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp theo xu hướng Cần
Vương thất bại, tinh thần yêu nước của nhân dân Bình Thuận vẫn tiếp tục phát triển
nhưng chịu ảnh hưởng của tư tưởng mới dân chủ tư sản. Cụ nghè Trương Gia Mơ
người xã Chí Cơng, khi cịn làm quan ở Huế đã đưa ra 5 điều trần dâng lên Vua, nhằm
canh tân đất nước nhưng không được chấp nhận nên cáo quan về quê bốc thuốc chữa
bệnh. Năm 1905 Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp là những
người đề xướng cuộc vận động Duy Tân đã có mặt tại Bình Thuận để tìm những
người cùng chí hướng, bàn tính việc thành lập các cơng ty, hiệp hội nhằm chấn hưng
công nghiệp bản xứ, tuyên truyền tư tưởng yêu nước, mở mang dân trí cho nhân dân.
Cụ Trương Gia Mô và hai người con của cụ Nguyễn Thông là Nguyễn Quý Anh,
Nguyễn Trọng Lội là những người rất sớm tán thành tư tưởng này. Từ 1906 đến 1908
Liên thành thương quán (công ty Liên Thành), Liên thành thư xã, Dục Thanh học hiệu
(Trường Dục Thanh) được thành lập tại Phan Thiết và lần lượt có cơ sở chi nhánh ở
Phan Rí – Hịa Đa và các địa phương khác trong cả tỉnh. Phong trào học chữ quốc
ngữ, đọc các sách báo tiến bộ diễn ra sôi nổi trong nhân dân làm thực dân Pháp lo sợ.
Năm 1909, Nguyễn Tất Thành từ Quy Nhơn vào làng Hà Thủy gặp cụ
Trương Gia Mô. Anh Thành được sắp xếp cho ở tại chùa Phước An (thuộc xã Chí

Cơng) một thời gian, sau đó cụ đưa anh Thành vào dạy học ở trường Dục Thanh
(Phan Thiết). Ngày 19/09/1910 cụ Trương Gia Mơ cùng với anh Thành vào Sài Gịn
và từ đây Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước.
3.Những phong trào đấu tranh đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng:
Năm 1925, Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên được Nguyễn Ái Quốc
thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ, tổ chức tuyên truyền
chủ nghĩa Mác Lê-nin vào trong nước. Năm 1928, Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh
Niên có chủ trương đưa hội viên vào các nhà máy, đồn điền,…cùng lao động với công
nhân để vận động cách mạng. Tân Việt cách mạng Đảng một tổ chức yêu nước hoạt
động theo xu hướng cộng sản đã tác động mạnh mẽ đến phong trào yêu nước của tỉnh
Bình Thuận.
7


Năm 1928, đồng chí Lê Trọng Mâu từ Gia Định ra và 1930 đồng chí
Dương Chước từ Khánh Hịa vào đã đến làng Đại Nẫm (Phan Thiết) để tuyên truyền
chủ nghĩa Cộng sản và kết nạp được một số Đảng viên mới (trong đó có thầy giáo
Ngơ Đức Tốn). Tháng 3/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập dưới sự chủ
trì của Nguyễn Ái Quốc (tức thầy giáo Nguyễn Tất Thành). Cuối năm 1930, từ tổ
chức “phản đế Đồng minh Hội” đồng chí Ngơ Đức Tốn đã thành lập chi bộ Cộng sản
đầu tiên của tỉnh Bình Thuận tại dốc Ông Bằng, làng Tam Tân (nay thuộc La Gi).
Cũng trong thời gian này đồng chí Hồ Quang Cảnh, đồng chí Nghệ từ Sài
Gịn ra làng Tùy Hịa (Hàm Đức) kết nạp đồng chí Nguyễn Thắng vào Đảng Cộng
sản. Từ đồng chí Nguyễn Thắng các tổ Nơng hội được thành lập và nhiều đồng chí
khác ở một số làng nay thuộc khu vực Hàm Đức, Hàm Chính, Hàm Thắng lần lượt
được đứng vào hàng ngũ của Đảng như: Nguyễn Gia Tú, Nguyễn Tương, Trần
Hồnh….Từ đó tổ chức Đảng Cộng sản ở Bình Thuận khơng ngừng lớn mạnh và các
phong trào quần chúng đều được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đêm 12 rạng
13/07/1930 hàng trăm truyền đơn được rải nhiều nơi trên đường phố Phan Thiết. Nội
dung có đoạn: “Hỡi anh chị em thợ thuyền, dân cày, học sinh, binh lính ! Hỡi người

lao khổ ! nay mai bọn đế quốc Pháp sẽ lấy tiền của chúng ta đặng mà xài phí làm lễ
kỷ niệm 14/07…Chúng nó ghi nhớ ngày cách mạng Pháp phá khám lớn Baxti năm
1789 mà ở Đơng Dương thì nó xây thành, đắp lũy, khám lớn, khám nhỏ nhiều hơn
trường học”. Dưới tờ truyền đơn ký tên: “Đảng Cộng sản Nam Kỳ lâm thời chấp hành
ủy viên Hội”
Từ thực tiễn của phong trào đấu tranh cách mạng, nhiều quần chúng ưu tú
đã được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Bên cạnh việc xây dựng các tổ chức Đảng,
Đảng còn chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh sẽ
phải nổ ra khơng bao lâu nữa. Đồng chí Nguyễn Gia Tú được phân công cùng với
một số hội viên Nông hội các làng Tùy Hòa (Hàm Đức), Kim Ngọc (Hàm Thắng),
Thiện Mỹ (nay thuộc Phú Long) tổ chức thành lập các đội tự vệ vũ trang, trước mắt
để bảo vệ các cuộc hội họp của Đảng.
Phong trào cách mạng đang trên đà phát triển, rất cần có tờ báo để cổ vũ và
hướng dẫn. Chính vì thế tổ chức Đảng ở Bình Thuận đã phát hành nội bộ tờ Báo
“Nhân Đạo” và những tài liệu nói về Cách mạng Tháng Mười Nga, Công xã Pari,
Công xã Quảng Châu… Cơ sở in ấn được đặt tại làng Tùy Hòa (Hàm Đức). Cơ sở này
còn đảm nhận việc in những truyền đơn phục vụ cho các cuộc đấu tranh bằng hình
thức tuyên truyền, phát động rộng rãi.
Để kỷ niệm ngày 01/08 hàng năm, ngày “Nhân dân thế giới chống chiến
tranh đế quốc”, đêm 14 rạng 15/08/1931, giữa trời mưa gió các tổ chức Đảng trong
tỉnh nhất loạt hành động theo kế hoạch đã định. Từ Phan Thiết đến Đại Nẫm, Phú
Hội, Rạng, Mũi Né, trên quốc lộ 1, trên đường số 8 (QL 28) từ Phan Thiết đến Ma
Lâm và các làng Dân Thạnh, Vĩnh Hòa, Long Thạnh…, truyền đơn rải đầy các ngã và
băng ngữ treo ở một số nơi…trên cây me gần ga Ma Lâm, cây lim làng Dân Thạnh,
trước cổng đồn lính khố xanh Phan Thiết, nóc đình làng Thiện Khánh…cờ đỏ búa
liềm tung bay trong gió. Ngay trong ngăn kéo của viên cơng sứ Bình Thuận, viên tri
phủ Hàm Thuận cũng có truyền đơn cách mạng.
8



Lý hương các phường, các làng hoảng hốt, nổi trống mõ liên hồi về hoạt
động của Cộng sản. Khí thế cách mạng sôi động cả một vùng rộng lớn của tỉnh Bình
Thuận. Cơng sứ Pháp tại Bình Thuận gọi điện báo khẩn cấp ra Huế. Ngơ Đình Diệm
lập tức được thăng chức Tuần Vũ Bình Thuận và ra lệnh lùng sục bắt bớ những người
bị nghi ngờ là yêu nước, tiến hành nhiều thủ đoạn thâm hiểm, khốc liệt… Nhiều đồng
chí lãnh đạo của các tổ chức Đảng trong tỉnh bị bắt, bị kết án tù khổ sai, trong đó có
các đồng chí Hồ Quang Cảnh, Nguyễn Thắng, Nguyễn Gia Tú, Nguyễn Tương, Trần
Hoành…Cuộc đấu tranh của Đảng gặp nhiều khó khăn, phong trào cách mạng tạm
thời lắng xuống.
II.BÌNH THUẬN TỪ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN 1954:
1.Đảng lãnh đạo nhân dân Bình Thuận tiến tới cách mạng tháng Tám 1945:
Sau thời gian bị khủng bố trắng, quần chúng cách mạng trong tỉnh cũng
dần dần ổn định trở lại. Năm 1934 – 1935 đồng chí Nguyễn Gia Tú, Trần Hồnh
Nguyễn Tương và một số đồng chí khác ra khỏi tù, tiếp tục hoạt động. Tháng 07/1936
Ban chấp hành trung ương Đảng chỉ đạo “Cách mạng Đông Dương chưa thể trực tiếp
đánh đổ thực dân Pháp và làm cách mạng ruộng đất; chỉ đấu tranh chống Phát xít và
chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, địi tự do dân chủ,
cơm áo và hịa bình”. Đảng chủ trương thành lập Mặt trận để đoàn kết rộng rãi các
tầng lớp trong cuộc đấu tranh này. Tháng 08/1936 phong trào Đơng Dương đại hội
được khởi xướng, đồng chí Nguyễn Gia Tú thành lập ủy ban vận động Đông Dương
đại hội tại Phan Thiết gồm 3 người: Nguyễn Gia Tú – cựu chính trị phạm, Lâm Đình
Trúc – trí thức, Tống Ngọc Cang – nhà kinh doanh nước mắm. Ủy ban phân phát
truyền đơn đến từng gia đình để giác ngộ tinh thần yêu nước của nhân dân và có thêm
kinh nghiệm đấu tranh cơng khai. Năm 1937 tiểu thương Chợ Phan Thiết đấu tranh
bãi thị và giành thắng lợi. Đảng cũng cơng khai ủng hộ người có cảm tình với Đảng ra
ứng cử vào cơ quan Viện dân biểu Trung Kỳ và ông Huỳnh Văn Dậu đã trúng cử.
Phong trào đòi dân chủ dân sinh cũng đã thắng lợi như phong trào của công nhân nhà
máy đèn Phan Thiết, nông dân Ngã Hai, người làm muối ở Duồng, ở Trinh Tường,
những người làm nghề xe kéo, xe ngựa tại Phan Thiết, Phú Long,…Năm 1939 chiến
tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Pháp ra lệnh giải tán Đảng Cộng sản, đàn áp phong

trào cách mạng, các tổ chức Đảng ở Bình Thuận rút vào hoạt động bí mật chấm dứt
thời kỳ dân chủ công khai.
Năm 1940, xứ ủy Trung Kỳ cử đồng chí Trần Hữu Dực vào chỉ đạo các
tỉnh Nam Trung Kỳ và ở Bình Thuận đồng chí Dực đã móc nối liên lạc với đồng chí
Nguyễn Tương. Năm 1941, Nhật – Pháp cấu kết đàn áp nhân dân ta, nhiều nhóm Việt
Minh tại Bình Thuận được thành lập. Khi Nhật chiếm Đông Dương, một mặt Pháp
hợp tác với Nhật, một mặt Pháp lôi kéo người Đông Dương chống Nhật. Nhật cho
cơng ty Mít-su-bi-shi chiếm hãng “Cá Bạc” ở Bình Hưng và lập nhà băng ở Phan
Thiết để tiến hành khai thác về mặt kinh tế. Pháp cho thành lập trường Cao Đẳng thể
dục Đông Dương, trường Cao Đẳng thanh niên Đông Dương ở Đức Long (Phan
Thiết) nhằm ru ngủ tầng lớp thanh niên Bình Thuận quên đi nhiệm vụ cứu nước. Dân
ta đang sống trong cảnh “một cổ hai tròng”, nhiệm vụ cứu nước ngày càng trở nên cấp
bách.
9


Năm 1943, Mỹ mở mặt trận Thái Bình Dương, đã trút bom nhiều lần vào
đảo Phú Quý giết dân thường vô tội. Máy bay Mỹ thường xuyên bắn phá vào ga xe
lửa, các đoàn tàu, đoàn xe của Nhật và cả khu chế biến hải sản của cơng ty Mít-su-bishi tại Phan Thiết. Đêm 09/03/1945, Nhật tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền
Pháp, đưa Huỳnh Dư, một giáo học ở Quảng Nam lên làm tỉnh trưởng Bình Thuận và
thiết lập bộ máy tay sai thân Nhật ở các cấp. Tháng 04/1945 một số Đảng viên
Nguyễn Sắc Kim, Nguyễn Nhơn, Nguyễn Chúc,…về Bình Thuận hoạt động cùng với
đồng chí Nguyễn Tương. Ban vận động Việt Minh lâm thời tỉnh Bình Thuận được
thành lập.
Ngày 15/8/1945 Nhật đầu hàng Đồng minh, chính phủ tay sai của Nhật ở
Việt Nam vô cùng hoang mang tạo điều kiện khách quan có lợi cho tổng khởi nghĩa
đã đến. Từ 16 – 17/8/1945 Đại hội quốc dân Tân Trào tán thành chủ trương khởi
nghĩa, cử Hồ Chí Minh làm chủ tịch Ủy ban dân tộc giải phóng. Tại Bình Thuận, ngày
17/08/1945 cờ đỏ sao vàng được treo trước tịa Sứ của Pháp, trại lính bảo an và biểu
ngữ được treo trên cầu gỗ sông Cà Ty (Phan Thiết) với nội dung:

- Đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.
- Tước vũ khí qn đội phát xít Nhật ở Đơng Dương.
- Dựng chính phủ nhân dân cách mạng lâm thời.
- Việt Nam hoàn toàn độc lập.
Ngày 19/8 Hà Nội giành được chính quyền. 23/8 Huế giành được chính
quyền. Tin các tỉnh đã khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân dồn dập báo về.
Nhận thấy thời cơ đã đến, ngày 23/08/1945 Ban Việt Minh lâm thời tỉnh Bình Thuận
họp mở rộng tại phường Đức Nghĩa-Phan Thiết bàn việc tiếp quản các công sở của
địch. Sáng 24/08/1945 Tỉnh trưởng Huỳnh Dư trao ấn tín cho cách mạng. Ngày
25/08/1945 chính quyền cấp tỉnh đã hồn tồn về tay nhân dân. Một bộ phận lính bảo
an tự nguyện tham gia Việt Minh và đứng vào hàng ngũ cách mạng. Tất cả các thứ
thuế bất công do chế độ thực dân đặt ra được tuyên bố xóa bỏ. Ngày 02/09/1945 trên
sân vận động Phan Thiết và các huyện, nhân dân trong tỉnh tổ chức mít tinh, diễu
hành mừng ngày Hồ Chủ Tịch đọc tuyên ngôn độc lập, tuyến bố thành lập Nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng hịa.
2.Nhân dân Bình Thuận kháng chiến chống Pháp xâm lược lần 2:
Tháng 09/1945 Mặt trận Việt Minh của tỉnh chính thức được thành lập do
đồng chí Nguyễn Tương làm chủ tịch. Tổ chức Đảng của tỉnh do đồng chí Nguyễn
Sắc Kim phụ trách. Lực lượng vũ trang của tỉnh và Ty Công An tỉnh cũng được thành
lập. Thực hiện chủ trương của Đảng, Bác Hồ về “kháng chiến, kiến quốc” chính
quyền mới của tỉnh đã vận động nhân dân chống giặc đói, giặc dốt với phong trào
tăng gia sản xuất và tham gia các lớp bình dân học vụ ở khắp mọi nơi trong tỉnh.
Phong trào “Tuần lễ vàng” được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Đặc biệt có bà
Nguyễn Thị Thềm, cơng chúa Hoàng tộc Chăm đã ủng hộ Mão đội đầu và một số đồ
thờ cúng bằng vàng của các Vua Chăm trước kia. Đó là một nghĩa cử đáng quý của
đồng bào dân tộc đối với niềm tin vào sự thắng lợi chính nghĩa của cách mạng. Tháng
01/1946 Bác sỹ Huỳnh Tấn Đối và đồng chí Nguyễn Tương được bầu và trúng cử đại
biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
10



Tuy nhiên hịa bình khơng lâu, nhân dân Bình Thuận lại phải chuẩn bị
bước vào cuộc kháng chiến lâu dài. Ngay từ ngày 28/08/1945 Pháp đã thực hiện âm
mưu chống phá cách mạng, chúng cho biệt kích nhảy dù xuống nhà thờ Tân Lý (nay
thuộc La Gi) và vùng Suối Kiết (Tánh Linh). Ngày 23/09/1945 quân Pháp được sự
giúp đỡ của quân Anh đã đánh chiếm Sài Gòn – Chợ Lớn và tiến đánh các tỉnh Đông
Nam bộ, Nam Trung bộ. Các đoàn quân Nam tiến từ Miền Bắc, Miền Trung hành
quân vào Nam đánh Pháp lần lượt tụ hội tại Bình Thuận. Trước tình hình đó, thực
hiện chủ trương của Trung ương “khơng sớm thì muộn Pháp sẽ đánh mình và mình
nhất định phải đánh Pháp”, ngày 13/01/1946 tại Phan Rang đại diện Việt Minh và Ủy
ban hành chính 4 tỉnh: Khánh Hịa, Ninh Thuận, Lâm Viên và Bình Thuận đã họp bàn
thống nhất hành động, chuẩn bị kháng chiến chống Pháp.
Ngày 28/01/1946 Pháp từ Di Linh theo đường 8 (QL 28) đánh xuống Phan
Thiết. Ngày 30/01/1946 có thiết giáp, xe tăng yểm trợ Pháp đưa quân từ Phan Rang
vào Phan Thiết. Ta chặn đánh địch tại Vĩnh Hảo và bố trí chướng ngại vật, đào hầm
hào phục kích tại dốc Hồi Long (Tuy Phong). Hơn một giờ chiến đấu trong ngày
31/01/1946, 11 chiến sĩ của ta đã hy sinh. Đây là trận chiến đấu đầu tiên của tự vệ
Bình Thuận trong kháng chiến chống Pháp. Trưa 31/01/1946 tại cầu Phú Long chúng
lại bị ta chặn đánh. Các trận đánh còn diễn ra ở ga xe lửa Phan Thiết, cầu Quan (nay
là cầu Lê Hồng Phong). Đến tháng 02, Pháp mới chiếm xong Ma Lâm và Hàm Tân.
Các cơ quan lãnh đạo của tỉnh rút về căn cứ Tam Giác (Hàm Thuận Bắc).
Sau ngày 06/03/1946 địch chủ động gặp ta để bàn ký Hiệp định Sơ bộ ở địa
phương. Tuy nhiên Pháp đã bội ước và tiến hành tấn cơng chúng ta ở nhiều nơi. Để
phù hợp với tình hình mới ngày 25/06/1946 tỉnh thành lập trung đồn 82. Ngày
20/12/1946 Hồ Chủ Tịch ra lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến”, trung ương Đảng
cử đồng chí Phạm Văn Đồng về Nam Trung Bộ để chỉ đạo, đối phó với địch trong
tình hình mới. Quân dân Bình Thuận liên tục tấn cơng địch, đánh 98 trận thu nhiều vũ
khí đạn dược. Tiêu biểu là trận đánh vào đồn Lầu Ông Hồng ngày 14/06/1947. Ngồi
ra cịn có các trận đánh khác ở Cầu Trại (Hàm Thuận), Xóm Lụa (Phú Long), Bàu Đá
(Tuy Phong), Thái An (Hòa Đa). Đây là thời điểm phong trào chiến tranh du kích của

tỉnh phát triển mạnh nhất, tiêu biểu là những chiến công của Cảm tử đội “Nguyễn
Thái Học” làm cho địch vô cùng khiếp sợ, cung cấp nhiều bài học cho những chặng
đường kháng chiến tiếp theo. Năm 1948, ta thành lập trung đoàn 812.
Năm 1949, Mặt trận Liên Việt, tỉnh Đoàn thanh niên và hội phụ nữ Cứu
Quốc được thành lập. Tháng 08/1949, đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ nhất được
khai mạc, đồng chí Nguyễn Diêu được bầu làm Bí thư tỉnh ủy. Trong hai ngày 2021/01/1951 địch huy động cả tiểu đoàn đánh vào La Gàn, Cát Bay (Tuy Phong) giết
hại 178 người, bị thương 50 người, đốt 200 nóc nhà và giết hàng trăm trâu bò. Đây là
trận tàn sát dã man nhất Nam Trung Bộ. Ở Tam Giác (Hàm Thuận Bắc) chúng đánh
phá với cường độ chưa từng thấy, dân chúng phải sơ tán khắp nơi và có lúc dân số
4.000 người chỉ còn dưới 500 người. Địch chà đi xát lại ác liệt như vậy phong trào có
tổn thất, nhưng lực lượng ta vẫn đứng vững.

11


Căng Esepic từ năm 1946 là trường đào tạo sĩ quan ngụy, là căn cứ quân
sự khống chế Tây Nam Phan Thiết và vùng kháng chiến của Hàm Thuận. Ngày
28/12/1951 trung đồn 812 đã bất ngờ tấn cơng diệt hơn 150 địch (trong đó có 1 tên
quan năm Pháp) thu 150 súng trường, 5 trung liên, 20 tiểu liên, 1 vô truyến điện,
hàng trăm thùng đạn, phá hủy 2 khẩu pháo và nhiều kho nguyên liệu. Ta phải huy
động 500 dân công mới mang hết số chiến lợi phẩm này về căn cứ.
Tháng 08/1952 tại căn cứ Lê Hồng Phong, đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ II
được tổ chức. Năm 1952 ta tấn công vào nhà hàng Xêrauy (Phan Thiết), 1953 ta tấn
công vào tiểu khu Mương Mán, Ngã hai, Sông Quao, Mũi Né gây được tiếng vang lớn
trên chiến trường Bình Thuận. Đêm 07/04/1954 ta nhất loạt nổ súng trên tồn mặt trận
miền Tây của tỉnh, giải phóng Tánh Linh và một phần tỉnh Lâm Đồng. Tháng 05/1954
ta giải phóng Hịa Đa, Tuy Phong, Hàm Thuận và đêm 31/07/1954 ta tấn công đồn
Sông Dinh và đây là trận đánh cuối cùng của quân dân Bình Thuận trong chiến dịch
Đông Xuân 1953-1954 và trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau chiến thắng Điện
Biên Phủ (07/05/1954) Pháp chấp nhận lập lại hịa bình ở Đơng Dương, nhân dân

Bình Thuận tập kết chuyển quân ra Bắc và cùng nhân dân cả nước tiếp tục cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc.
III.BÌNH THUẬN TỪ 1954 ĐẾN 1975:
1.Chống chính sách khủng bố của Mỹ-Diệm tiến tới Đồng Khởi:
Tháng 10/1955, bằng “trưng cầu dân ý” phế truất Bảo Đại, Mỹ đưa Ngơ
Đình Diệm lên làm Tổng Thống. Chúng xây dựng ngụy quyền, cải tổ lại ngụy quân,
lập đội ngũ Hội tề để làm tay sai ở các địa phương. Sau 1954, chúng đưa 65.000
người phần lớn là binh lính và các gia đình theo đạo Thiên Chúa từ Bắc vào Bình
Thuận. Các tỉnh Tây Nguyên và Cực Nam Trung Bộ chúng mở chiến dịch “tố Cộng
đợt I” từ 1955-1956 và “tố Cộng đợt II” từ 1956-1958. Từ 1957, chúng còn mở chiến
dịch “Thượng du vận” tập trung đánh phá phong trào cách mạng ở miền núi các tỉnh.
Cuối 1954 đầu 1955 phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-nevơ của quần chúng diễn ra nhiều nơi trong tỉnh. Tiêu biểu là lực lượng nhân sỹ trí
thức trong tổ chức “bảo vệ hịa bình” của Phan Thiết, Hàm Thuận đã đưa bản kiến
nghị với 2000 chữ ký và một bản kiến nghị với 600 chữ ký của nhân dân Xã Hàm
Thắng (trong đó có 28 chữ ký của đại biểu theo đạo Thiên Chúa) lên tên tỉnh trưởng
Bình Thuận. Ngày 01/08/1954 hơn một vạn dân các xã Hàm Liêm, Hàm Chính, Hàm
Phong, Hàm Hiệp tập trung dự mít tinh mừng ngày hịa bình, sau đó kéo về Phan
Thiết được nhân dân Hàm Thắng và vùng ven thị xã tham gia. Địch dùng lựu đạn cay
và gây thép gai để dàn áp nhưng đoàn người vẫn vào được Phan Thiết, cuộc biểu
dương lực lượng của ta đã kết thúc thắng lợi. Tiếp tục đêm 02/08/1954 hơn 300 quần
chúng các xã Hàm Hiệp, Hàm Cường, Hàm Mỹ, Hàm Kiệm kéo về đồn Ngã Hai
(Hàm Mỹ) đưa kiến nghị đòi thi hành Hiệp định, địch bắn vào đồn biểu tình làm 50
người chết và bị thương. Các nơi khác như Tánh Linh, Hòa Đa, Phan Lý, Hàm Tân
phong trào đấu tranh biểu tình của quần chúng cũng bị địch đàn áp, khủng bố.
Tháng 02/1955, Ngơ Đình Diệm đề ra chính sách “Tố Cộng” nhằm tiêu
diệt tận gốc phong trào cách mạng ở miền Nam. Nhiều cán bộ kháng chiến và nhân
dân Bình Thuận bị tù đày, bị giết hại. Một số tên đầu hàng giặc (như Võ Xuân Viên)
12



làm tay sai chỉ điểm cho Diệm, gây tổn thất cho cách mạng. Biết Mỹ-Diệm không thi
hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, tháng 06/1955 tỉnh ủy Bình Thuận chuyển về khu Lê
Hồng Phong (Bắc Bình) để chỉ đạo phong trào. Tháng 12/1955, Tỉnh ủy Bình Thuận
mở Hội nghị tại Rừng Lớn (khu Lê Hồng Phong) và đã nhận định: “Ta chưa hướng
phong trào giữ đúng phương châm: có lý lẽ, có mức độ, đã để bộc lộ lực lượng”. Hội
nghị chủ trương: “tập hợp quần chúng bằng mọi hình thức hợp pháp, nửa hợp pháp.
Lãnh đạo quần chúng đòi dân sinh dân chủ là chính, đồng thời chống địch khủng bố
trả thù những người kháng chiến cũ, địi lập quan hệ bình thường giữa hai Miền và
tuyên truyền về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.
Một số tổ chức đoàn thể của ta như Hội Phụ Nữ Việt Nam tỉnh Bình
Thuận, Thanh Niên Lao Động, chuyển ra hoạt động hợp pháp và tạo được nhiều cơ sở
ở Bắc Bình, Hàm Thuận, Phan Thiết. Tháng 04/1957, địch triển khai thực hiện chính
sách dinh điền, lập khu trù mật, gom dân tại chỗ ở miền núi và chúng đưa dân các tỉnh
miền Trung lên khu vực Sông La Ngà lập các “khu dinh điền” nhằm đánh phá phong
trào cách mạng ở các tỉnh miền núi và Tây Ngun. Nhiều thơn có đồng bào dân tộc
đã bỏ ra rừng, sống bất hợp tác với giặc làm cho âm mưu của chúng không thực hiện
được. Ngày 30/09/1957, 131 đồng chí của ta bị địch bắt ở Bình Thuận, đã bị đày ra
giam giữ tại Côn Đảo. Đây là chuyến tàu đầu tiên chở những người yêu nước Bình
Thuận bị địch kết án trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tháng 02/1959 nhân dân các dân tộc vùng núi Bác Ái (tỉnh Ninh Thuận)
nổi dậy tấn công địch, khơng khí “Đồng Khởi” đã bắt đầu lan rộng ra tồn miền Nam.
Tháng 07/1959, tỉnh ủy Bình Thuận mở Hội nghị tại Ra Pú (Di Linh) bàn biện pháp
xây dựng lực lượng vũ trang, sản xuất tự túc và công tác diệt ác. Ngày 02/09/1959
tỉnh ủy thành lập đơn vị vũ trang tập trung của tỉnh lấy phiên hiệu là 2/9 do đồng chí
Phạm Hồi Chương và Nguyễn Hội chỉ huy. Ngày 17/01/1960 từ huyện Mỏ Cày,
phong trào Đồng Khởi đã lan ra toàn tỉnh Bến Tre đã tác động đến nhiều nơi ở Miền
Nam. Tháng 03/1960 đồng chí Nguyễn Gia Tú được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bình
Thuận, đã triệu tập Hội nghị và hội nghị nhất trí dùng lực lượng vũ trang tiêu diệt
quận lỵ Chi khu Hồi Đức-Bắc Ruộng, giải phóng khu tập trung Bắc Ruộng đưa dân
về xây dựng căn cứ. Đồng chí Phạm Hồi Chương được giao làm chỉ huy trưởng.

Ngày 18/07/1960 lực lượng tham gia chiến đấu đã tổ chức triển khai. Ta dùng chiến
thuật đánh đặc cơng, bí mật tiếp cận mục tiêu bất ngờ nổ súng tiêu diệt chúng. Không
giờ ngày 31/07/1960 ta tấn công vào chi khu quận lỵ và kêu gọi quần chúng nổi dậy.
Sau 2 giờ chiến đấu ta hoàn toàn làm chủ quận lỵ và khu tập trung Bắc Ruộng, diệt và
bắt sống trên 300 tên địch, thu nhiều súng đạn, hơn 4.000 dân được giải phóng khỏi
khu tập trung trở về quê cũ. Chiến thắng Hoài Đức-Bắc Ruộng “là một trong các cuộc
chiến thắng mở đầu cho bước ngoặc lịch sử của phong trào chống Mỹ-Ngụy, cứu
nước ở miền Nam” (phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn văn Linh, nhân dịp kỷ niệm 33 năm
chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng)
Ngày 20/12/1960 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời,
từ ngày 05 đến 12/10/1962 Hội nghị tỉnh ủy Bình Thuận đã họp bàn thành lập Mặt
trận giải phóng Miền Nam của tỉnh (có 2466 hội viên) và cũng cố các đồn thể (Đồn
Thanh niên tỉnh có 553 đồn viên).
13


2.Nhân dân Bình Thuận phá tan các chiến lược chiến tranh của Mỹ-Ngụy:
Tháng 11/1946 Mỹ-Ngụy bắt đầu thực hiện “kế hoạch Stalay – Taylo” của
“Chiến lược chiến tranh đặc biệt” tại Bình Thuận. Chúng tiến hành lập các “Ấp chiến
lược”, trên quốc lộ I và quốc lộ 28 chúng tiến hành gom dân về các khu tập trung như
Lương Sơn, Phú Long, Bình Lâm, Bình An, Tân Điền,…nhằm ngăn chặn sự chi viện
của nhân dân cho cách mạng và đánh bật lực lượng của ta ra khỏi địa bàn Tam Giác.
Nhiều nơi đồng bào vẫn kiên quyết bám trụ, bám đất sản xuất và tìm cách liên lạc với
cách mạng. Năm 1962 tỉnh ủy Bình Thuận chỉ đạo: “nhiệm vụ trung tâm là phá Ấp
chiến lược,…làm chủ vùng tranh chấp ở đồng bằng,…xây dựng căn cứ ở vùng miền
núi”. Ở Thuận Phong quần chúng phá trên 5000 mét rào ấp chiến lược. Tại Phan
Thiết, Hàm Thuận phong trào cũng nổi dậy mạnh mẽ, buộc địch phải co lại. Ngày
04/08/1962 ta đánh Chi khu Hàm Tân, địch chết và bị thương 136 tên, bắt sống 11
tên, thu tồn bộ vũ khí. Ngày 05/08 một đại đội bảo an của địch chi viện cho Chi khu
Hàm Tân, cũng bị ta phục kích tấn công thiệt hại nặng. Đến cuối năm 1962, ta giữ

vững 9 xã căn cứ miền núi, 12 xã đồng bằng với hơn 9.000 dân.
Phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh tại Phan Thiết. Ngày
04/08/1962 hàng ngàn phật tử, học sinh, giáo chức,… biểu tình kéo đến dinh tỉnh
trưởng. Hịa Thượng Thích Minh Hương đã tự thiêu trước dinh tỉnh trưởng Bình
Thuận để phản đối chính quyền Ngơ Đình Diệm đàn áp phật tử. Tháng 11/1963 học
sinh trường Phan Bội Châu và trường trung học Bồ Đề (nay là Trường Tun Quang)
đã đập phá tượng Ngơ Đình Khơi (anh ruột Ngơ Đình Diệm) và địi chính quyền địch
sửa đổi chương trình giáo dục, thực hiện dân chủ trong nhà trường, không được bắt
học sinh đi quân dịch.
Năm 1964 địch lập “Biệt khu Bình Lâm” đóng tại Phan Thiết để điều hành
các cuộc hành quân càn quét từ Bình Thuận đến Lâm Đồng. Từ tháng 01 đến tháng
04/1964 địch mở 29 cuộc càn quét suốt dọc giáp ranh Bình Thuận-Lâm Đồng và cả
các xã giải phóng của Hàm Thuận. Địch dùng máy bay rải chất độc hóa học, bỏ thuốc
độc vào nguồn nước, thức ăn để giết hại đồng bào, chiến sỹ ta…làm cho ta gặp nhiều
khó khăn. Cuối năm 1965, ta vừa xây dựng lực lượng, vừa tiếp tục tấn công địch, phá
tan nhiều ấp chiến lược. Vùng giải phóng được mở rộng nối liền căn cứ Hồi ĐứcTánh Linh với Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
“Chiến tranh đặc biệt” với âm mưu “Dùng người Việt trị người Việt”
thất bại, Mỹ chuyển sang “Chiến lược chiến tranh cục bộ” với lực lượng quân Mỹ
trực tiếp tham chiến trên chiến trường Việt Nam. Tháng 11/1965 bộ phận tiền trạm
Thủy quân lục chiến của Mỹ đã đến Bình Thuận. Chúng thực hiện kế hoạch “Mùa
khô lần I” mở các đợt đánh phá vào Hoài Đức, Thuận Phong, Hàm Thuận, vùng ven
Phan Thiết nhằm đánh chiếm vùng giải phóng, tiếp tục dồn dân lập Ấp chiến lược.
Cuối 1965 bộ đội địa phương, dân qn du kích 2 huyện Hồi Đức, Tánh Linh đánh
trả cuộc càn quét của Mỹ-Ngụy. Diệt hơn 200 tên, bắn rơi 5 máy bay, 1 xe bọc thép,
thu 31 súng các loại. Đây là trận đánh Mỹ đầu tiên trên chiến trường Bình Thuận.
Ngày 21/02/1966 tiểu đồn 482 phục kích trên quốc lộ 28 đánh vào đồn
xe tiếp tế của địch đang từ Phan Thiết lên Ma Lâm, diệt gọn đại đội 888 bảo an và gần
hết 6 trung đội dân vệ, diệt tại chỗ 87 tên, bắt sống 90 tên, thu 2 xe và toàn bộ lương
14



thực phẩm đưa về căn cứ. Lực lượng địch từ phan Thiết lên ứng cứu cũng bị ta tiêu
diệt 72 tên, bị thương 27 tên. Địch phải cho máy bay ném bom bắn phá. Đây là trận
đánh lớn giữa ban ngày, địa hình trống trải, diệt nhiều sinh lực địch, làm chủ trục
đường 28 (Hàm Thuận Bắc) nhân dân vô cùng phấn khởi tin tưởng vào một ngày tất
thắng. Tiếp đó, trong năm 1966 tiểu đồn 482 mở nhiều trận tập kích địch ở Tầm
Hưng, Bình An, Tân Điền, Đại Nẫm, Phú Hội, đồi Đất Đỏ. Trên các hướng Thuận
Phong, Hàm Tân, Hồi Đức, Hịa Đa, Tánh Linh nhân dân phối hợp với bộ đội đánh
trả nhiều cuộc càn quét của địch…gây cho chúng nhiều thiệt hại nặng.
Tại Phan Thiết phong trào đấu tranh chính trị trong giới thanh niên, học
sinh tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Trường Phan Bội Châu, Bồ Đề, Tiến Đức nhiều lần tổ
chức các cuộc biểu tình tuần hành trên đường phố Phan Thiết chống Mỹ-Thiệu. Tại
chùa Phật Học đã thành lập “lực lượng thanh niên, học sinh Bình Thuận tranh thủ hịa
bình, độc lập, tự do” và tổ chức cuộc biểu tình có hơn 5000 người tham gia. Ngày
12/02/1966 có 500 lính ngụy và 80 cảnh sát tham gia biểu tình chống Mỹ-Thiệu.
Cơng tác binh vận cịn thành cơng khi hàng loạt các làng Vĩnh Hảo, Tuy Tịnh, Phú
Điền, Phước Thể, Bình Thạnh đều có binh lính ngụy trở về tham gia cách mạng.
Cuối năm 1966 Mỹ tăng cường những binh đoàn thiện chiến với những
loại vũ khí hiện đại vào Bình Thuận. Chúng tấn công ào ạt vào các khu vực của ta ở
Hàm Thuận, Đức Linh, Tánh Linh, Hòa Đa, Tuy Phong. Tỉnh ủy Bình Thuận chỉ đạo:
“kiên quyết đánh bại kế hoạch bình định lấn chiếm của địch” “Phải bám chắc lưng
địch mà đánh”. Đêm 07/01/1967 tiểu đồn 480 tập kích vào Chi khu Duồng và đến
20/02/1967 tấn công địch ở Tuy Tịnh (Tuy Phong) đều giành thắng lợi. Ngày
17/02/1967 tiểu đồn 482 tấn cơng đồn xe bọc thép của Mỹ, bắn cháy 14 chiếc, diệt
gần 100 tên. Tại Thuận Phong, Hịa Đa liên tục tấn cơng địch, diệt 280 lính Mỹ và
chư hầu, bắn cháy 5 xe, bảo vệ được dân và các cơ quan của ta. Tại Bàu Ốc, ngày
08/11/1967 ta cũng diệt gần 700 tên, phá hủy 47 xe quân sự và bắn rơi 4 máy bay.
Tháng 12/1967 Quân ủy khu VI hạ quyết tâm: “phối hợp chung với tồn
miền trong cuộc tấn cơng và nổi dậy sắp đến, Quân khu tập trung đánh dứt điểm hai
thị xã lớn là Phan Thiết và Đà Lạt”. Tại Phan Thiết cơ quan chỉ huy tiền phương

được thành lập, hơn 70 tấn vũ khí, thuốc men, lương thực, thực phẩm được đưa vào
ém sát vùng ven thị xã. Đêm 30 tết Mậu Thân 1968 quân ta đã làm chủ nhiều đô thị ở
miền Nam. Ở Bình Thuận do nhận nhiệm vụ chậm nên yếu tố bất ngờ khơng cịn,
mùng 3 tết (01/02/1968) ta bắt đầu nổ súng tấn công Phan Thiết. Sau một ngày chiến
đấu ta làm chủ 2/3 đồn địch, trong đó có những địa điểm trọng yếu của địch như: đồn
Trinh Tường, Chi khu Châu Thành, Căng ESEPIC, Cổng chữ Y. Sau 3 đợt tấn công ta
đã làm chủ được nhiều khu vực và giải thoát cho hơn 700 cán bộ, đồng bào ta bị giam
giữ tại Lao Xá. Nhiều tấm gương hy sinh anh dũng, tiêu biểu là Trung đội trưởng Từ
Văn Tư, mặc dù bị gãy hai chân, nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu, động viên anh em cho
đến lúc hy sinh: “Nếu có chết hãy quay đầu về hướng giặc mà chết”, trở thành tấm
gương sáng cho đồng đội noi theo. Trong năm 1968, ta đã đánh 1.026 trận, tấn công
hầu hết các mục tiêu quân sự quan trọng của địch, tiêu diệt 14.276 địch (có nhiều tên
Mỹ), phá hủy 175 xe quân sự, 5 khẩu pháo, bắn hạ 77 máy bay, thu 250 súng các loại.
15


Không thắng ta sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968,
Mỹ chấp nhận đàm phán với ta ở PaRi. Nhưng với bản chất ngoan cố Mỹ tiếp tục tiến
hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với chương trình bình định nơng thơn là
“trụ cột” là “xương sống”. Địch tăng cường hệ thống phòng thủ các thị trấn, thị xã,
các trụ lộ giao thông với hệ thống lơ cốt, đồn bót (vành đai bao quanh Phan Thiết dài
trên 5.000 mét). Chúng cịn tăng cường cho Bình Thuận một Chiến đồn thiết giáp
gồm có 120 xe tăng và xe bọc thép, đưa Sư đoàn 23 của ngụy về đứng chân và hoạt
động tại Sông Mao.
Ngày 22/02/1969 ta tấn công vào Căng ESEPIC phá hủy nhiều phương tiện
chiến tranh của Mỹ, quân tiếp viện từ Sông Mao vào cũng bị ta chặn đánh. Địch dùng
máy bay bắn phá. Du kích xã Cà Lon (nay là Phan Sơn) là ngọn cờ đầu cho phong
trào bắn rơi máy bay Mỹ (từ 1969 đến 1975 đã bắn rơi 26 máy bay, Riêng ba anh em
Mang Đa, Mang Đang, Mang Kha đã bắn rơi 15 chiếc). Phong trào săn diệt xe cơ giới
bằng vũ khí tự tạo cũng phát triển mạnh. Đồng bào ở Hàm Thuận, Hàm Tân, Tuy

Phong đẩy mạnh đấu tranh chính trị, khơng cho con em mình bị địch cưỡng bức vào
lực lượng phòng vệ dân sự của địch. Tháng 09/1969 Bác Hồ mất, nhiều nơi làm lễ
truy điệu, ngay trong vùng địch kiểm sốt nhiều gia đình vẫn tự lập bàn thờ và để tang
Bác. Tính đến 1970 ta vẫn giữ vững quyền làm chủ 50 Ấp trong 31 xã trên 3 vạn dân.
Chịu ảnh hưởng của phong trào chống Mỹ Ngụy của học sinh Sài Gòn,
Quy Nhơn, học sinh trường Phan Bội Châu và trường Bồ Đề (Phan Thiết) đã phát
động phong trào “Một tuần chống Mỹ” lơi kéo được cả Phật tử tham gia biểu tình:
“Đã đảo Mỹ giết hại người Việt Nam”; đêm 21/05/1971 đã tổ chức sinh hoạt chính
trị-văn nghệ “Hát cho đồng bào tôi nghe” với những bài hát sôi nổi hào hùng, khơi
dậy ý thức chống Mỹ trong tầng lớp thanh niên học sinh Bình Thuận.
Cuối tháng 03/1972 quân Mỹ rút khỏi địa bàn Bình Thuận, Bình Tuy. Địch
tăng cường bắt lính bổ sung cho lực lượng lính cộng hịa và bảo an, chúng ra sức đối
phó với cơng tác binh vận của ta. Qua giáo dục giác ngộ, ta đã vận động được 1.296
binh lính bỏ súng về nhà làm ăn. Ngày 27/01/1973 Hiệp định Pa Ri được ký kết, quân
Mỹ buộc phải rút khỏi Việt Nam.
3.Tích cực tiến lên giải phóng hồn tồn Miền Nam 1975:
Sau Hiệp định Pari địch đã không thực hiện lệnh ngừng bắn mà ra sức
giành giật quyết liệt với ta ở nhiều xã, ấp trên những trục lộ giao thông quan trọng.
Chúng đưa hơn 14.000 dân từ Quảng Trị, Quảng Nam đến “khai hoang” từ km 30 đến
58 trên quốc lộ I, vùng Láng Gòn và tây nam Lagi. Chúng cịn tăng cường bắt lính để
xây dựng ngụy quân. Tính đến cuối năm 1973 lực lượng địch ở Bình Thuận lên đến
10.075 thuộc nhiều binh chủng khác nhau. Ở các xã phường, bọn ác ôn từ quân đội
được đưa sang bộ máy Hội tề để tiến hành kìm kẹp đàn áp nhân dân ta cùng với việc
cướp lại ruộng đất, vơ vét lúa gạo và tăng thuế để bù vào các khoản viện trợ ngày
càng giảm dần từ phía Mỹ.
Năm 1973 Ban Liên Hiệp Quân Sự bốn bên và Ủy ban Quốc tế có về
Bình Thuận để giám sát việc thực hiện Hiệp định PaRi. Tuy nhiên địch vẫn tiếp tục
đánh phá vào các vùng giải phóng của ta. Trong năm 1973, ta đánh 800 trận, loại khỏi
vòng chiến 2.472 tên địch, thu nhiều vũ khí.
16



Năm 1974, ta đẩy mạnh đấu tranh chính trị. Ở Tuy Phong 100% học sinh
bãi khóa khơng đến trường. Cơng tác binh vận đạt nhiều kết quả vì hầu hết anh em
đều bị cưỡng bức vào binh lính chống lại cách mạng. Nhờ thơng qua tun truyền về
chính sách của ta, một số binh lính giác ngộ tốt đã trở thành cơ sở nội tuyến phục vụ
đắc lực cho nhiều trận đánh đồn, diệt ác có kết quả. Ở vùng giải phóng ta cịn tăng gia
sản xuất và chú trọng phát triền văn hóa, giáo dục, y tế. Đối với địch chúng tiếp tục di
dân ở miền Trung vào, tiến hành lấn chiếm bình định (san ủi ruộng đất của bà con địa
phương) nhiều vùng ở Hoài Đức, Tánh Linh, Hàm Tân.
Hồi Đức, Tánh Linh là địa bàn có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với
cả ta và địch, vì ai làm chủ được vùng này sẽ chia cắt được Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên, xác lập bàn đạp tấn cơng Sài Gịn từ hướng Đơng. Chính vì thế đêm ngày 09
rạng sáng ngày 10/12/1974 ta nổ súng đồng loạt tấn cơng giải phóng Hồi Đức-Tánh
Linh. Sau 3 tiếng chiến đấu, tiểu đoàn 200C của ta đã làm chủ cao điểm Lồ Ồ, chi khu
Tánh Linh rơi vào tình thế bị uy hiếp hết sức nghiêm trọng. Cùng thời gian này tiểu
đoàn 812 đã chiếm hết các mục tiêu quan trọng như: Đồi Giang, Xã Dú, Huy Khiêm
bao quanh Chi khu Quận lỵ Hoài Đức, đồng thời ta diệt luôn Chi khu Sùng Nhơn hỗ
trợ cho đồng bào nổi dậy làm chủ. 12 giờ trưa ngày 24/12/1974 Chi khu Tánh Linh
được giải phóng. Từ ngày 03 đến ngày 09/01/1975 ta bao vây và tấn cơng Chi khu
Hồi Đức nhưng do địch cịn mạnh nên ta chưa giải phóng được, tuy nhiên tồn bộ
vùng nơng thơn đã được giải phóng. Chiến thắng này góp phần vào chuyển biến tình
hình, tạo tiền đề cho cuộc tiến công và nổi dậy, giải phóng hồn tồn q hương.
Ngày 16/03/1975 trung đồn 812 cùng bộ đội địa phương tiếp tục tấn
cơng Chi khu Hồi Đức. Sau 3 ngày chiến đấu ta đã chiếm được một số mục tiêu
vịng ngồi. Sáng 20/03/1975 có sự hỗ trợ của pháo binh, ta đã giải phóng Chi khu
Hồi Đức và ngày 23/03/1975 huyện Hoài Đức được hoàn toàn giải phóng.
Ngày 24/03/1975 Tây Ngun hồn tồn giải phóng, 27/03/1975 ta giải
phóng Lâm Đồng và ngày 01/04 bọn địch ở Đà Lạt đã tháo chạy về Phan Rang. Ngày
05/04/1975 Tỉnh ủy Bình Thuận họp cùng bộ đội tiền phương tại thơn Phú Minh

(Hàm Phú) đã hạ quyết tâm: “giải Phóng Chi khu Thiện Giáo (Ma Lâm), quốc lộ 28
và quốc lộ I, sau đó phối hợp với các lực lượng của trên giải phóng thị xã Phan Thiết
và tồn tỉnh”.
Ngày 08/04/1975 ta giải phóng Chi khu Thiện giáo và tồn bộ thị trấn Ma
Lâm, ngày 09 và 10/04 các thôn xã dọc quốc lộ I và quốc lộ 28 được giải phóng tạo
thành một vành đai áp sát thị xã Phan Thiết. Cùng ngày ta nã pháo vào tiểu khu địch ở
Phan Thiết và Sân bay Căng ESEPIC, đẩy địch vào tình thế rối loạn.
Chiều 17/04/1975 qn đồn II của Bộ tiến quân từ Phan Rang vào giải
phóng Tuy Phong và đến sáng 18/04/1975 đã giải phóng hồn tồn các huyện Hịa
Đa, Phan Lý, Hải Ninh. Chiều 18/04/1975 lữ đồn tăng và trung đoàn 18 bộ binh (của
quân đoàn II) vượt cầu Phú Long tấn công vào Phan Thiết. Tiểu đoàn 130 pháo binh
(của Quân khu VI) từ Tam Giác phối hợp nã pháo vào các kho hậu cần, kho xăng, kho
đạn của địch ở Căng ESEPIC và trung tâm Phan Thiết làm địch không kịp trở tay. 22
giờ ngày 18/04/1975 ta chiếm được Sở chỉ huy của địch, Tòa hành chánh tỉnh và khu
vực Thương Chánh. Sáng 19/04/1975 ta phá nhà lao, giải thoát cho hơn 400 chiến sỹ,
17


đồng bào đang bị giam giữ, đồng thời giải phóng khu vực Mũi Né, Ngã Hai (Hàm
Thuận). 09 giờ sáng 19/04/1975 Ủy ban quân quản vào tiếp quản Thị Xã Phan Thiết.
Ngày 23/04/1975 ta giải phóng Bình Tuy và làm chủ LaGi. Ngày 27/04/1975 ta bất
ngờ đổ bộ lên đảo Phú Quý, chỉ sau 1 giờ chiến đấu, phần đất cuối cùng của tỉnh Bình
Thuận được hồn tồn giải phóng.
Như vậy từ ngày 16/03/1975 đến 27/04/1975 quân và dân Bình Thuận đã
giải phóng hồn tồn q hương, góp phần cùng cả nước đại thắng Mùa Xuân 1975
thống nhất đất nước.
IV.BÌNH THUẬN TỪ 1975 ĐẾN 2000:
1.Bình Thuận năm đầu sau giải phóng:
Hậu quả 21 năm xâm lược của đế quốc Mỹ để lại hết sực nặng nề. Từ
đồng bằng đến rừng núi nơi nào cũng xơ xác tiêu điều, trong lòng đất đầy những vết

bom, vết đạn. Cầu cống, đường giao thơng hư hỏng nặng. Lương thực và những hàng
hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân đều thiếu thốn nghiêm trọng. Hơn 300.000
đồng bào từ các khu tập trung, Ấp chiến lược trở về làng cũ thiếu nơi ăn, chốn ở, việc
làm. Các đảng phái phản động, ngụy quân, ngụy quyền vẫn ngấm ngầm hoạt động
chống phá cách mạng.
Trước những khó khăn đó Trung ương đã chi viện cho Bình Thuận một
khối lượng lớn nguyên vật liệu, nhu yếu phẩm và cán bộ khoa học kỹ thuật để ta
nhanh chóng ổn định tình hình. Ta tiến hành cải tạo những ngụy quân, ngụy quyền đã
ra trình diện và phần đông đã được cho về quê cũ làm ăn sinh sống. Đối với nơng dân
ta thực hiện “người cày có ruộng”, tịch thu ruộng đất của số điền chủ, tư sản mại bản,
cầm đầu ngụy quân ngụy quyền chia cho nơng dân nghèo. Chỉ tính 4 huyện: Hàm
Thuận, Thuận Phong, Phan Lý, Hòa Đa ta đã thu hồi 4.693 ha ruộng đất chia cho
8.090 hộ nông dân với 58.574 nhân khẩu. Các đập nước Đá Dựng (Hàm Tân), Cây
Xoài (Tánh Linh), Trà Tân (Hồi Đức), Cà Tót (Hàm Thuận), Vĩnh Hảo (Tuy Phong)
đều được sửa chữa nâng cấp để phục vụ nước tưới cho những vùng khô hạn. Các làng
nghề đánh cá, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp cũng được khôi phục giúp cho nhân dân
nhiều nơi vượt qua cảnh thiếu đói, thất nghiệp, thiếu việc làm.
Từ ngày 10/09 đến 30/10/1975 ta tiến hành hai đợt cải tạo XHCN tấn
cơng vào giai cấp tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với đế quốc. Nhà nước thu giữ
một số cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà hàng, kho tàng, phương tiện lưu thông, vàng
bạc, kim loại quý. Các nhu yếu phẩm đều do nhà nước thống nhất quản lý và phân
phối.
Những ngày lễ lớn ta tổ chức triển lãm hình ảnh tuyên truyền về cuộc đời
hoạt động của Bác Hồ, thành tích xây dựng XHCN ở miền Bắc, thành tích kháng
chiến chống Mỹ ở miền Nam, đơng đảo quần chúng đến xem và hưởng ứng. Văn hóa
của chế độ cũ, các hủ tục lạc hậu bị ngăn cấm, xóa bỏ. Các trường học được mở cửa,
tạo điều kiện cho con em sớm được đến trường. năm học mới đầu tiên 1975-1976 cấp
I có 38.619 học sinh, cấp II có 5.382 học sinh. Cơng tác chữa bệnh ở các cơ sở y tế
cũng đã được khơi phục. Nhìn chung Bình Thuận, Bình Tuy đã hồn thành xuất sắc
nhiệm vụ tiếp quản, ổn định kinh tế xã hội, an ninh quốc phịng sau giải phóng.

18


2. Bước đầu xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội trên quê hương Bình Thuận (19751985):
Ngày 20/12/1975 các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy hợp nhất
thành tỉnh Thuận Hải. Đồng chí Lê Văn Hiền làm Bí thư tỉnh ủy, đồng chí Trần Ngọc
Trác được bầu làm chủ tịch tỉnh. Ngày 25/04/1976 cử tri cả nước đi bỏ phiếu bầu đại
biểu quốc hội khóa VI, Bình Thuận có 9 đại biểu trúng cử vào quốc hội. Các tổ chức
đoàn thể, các Sở ban ngành của tỉnh và chính quyền địa phương các cấp cũng được
thành lập và bắt tay vào xây dựng chế độ mới.
Đế quốc Mỹ sau khi thất bại ở Việt Nam đã tiến hành cấm vận kinh tế Chính trị - ngoại giao nước ta. Chúng lơi kéo những người làm tay sai trước đây tổ
chức chống đối chính quyền cách mạng và vượt biên trái phép làm cho đời sống nhân
dân không ổn định. Mặt khác bọn phản động Pôn Pốt mở cuộc tấn công ta ở biên giới
Tây Nam (1978) và Trung Quốc mở cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (1979), ta
cịn phải làm nghĩa vụ quốc tế với nước bạn Campuchia, cùng với hạn hán, lũ lụt mất
mùa khiến cho công cuộc khôi phục sau chiến tranh rất khó khăn.
Để thốt khỏi khủng hoảng, tỉnh đã coi trọng đẩy mạnh sản xuất lương
thực. Các giống lúa có năng xuất cao được áp dụng rộng rãi. 101 máy kéo, hơn 1.000
trâu bò, 26.000 tấn phân đạm được đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Cuộc vận động
nông dân làm ăn tập thể, xây dựng Hợp tác xã được phát động. Đức Linh và Hàm
Thuận là hai huyện đầu tiên hồn thành Hợp tác hóa nơng nghiệp. Tính đến tháng
07/1979 đã có 216 Hợp tác xã nơng nghiệp, 362 tập đồn sản xuất, chiếm 73,7% số
hộ nơng dân và 64,3% tổng diện tích canh tác. Ta đã chuyển hơn 4 vạn dân đi xây
dựng vùng kinh tế mới, chuyển gần 4.000 dân đảo Phú Quý vào đất liền làm ăn và
định canh định cư cho 2 vạn đồng bào miền núi.
Về xây dựng cơ bản ta đã tập trung hơn 70% vốn đầu tư cho ngành cơng
nghiệp và thủy lợi. Từ 12 xí nghiệp năm 1976 đến 1978 tăng lên hơn 50 xí nghiệp
cơng nghiệp (tiêu biểu là Xi măng Phương Hải, gạch ngói Trinh Tường, cơ khí Hàm
Tân, các nhà máy đơng lạnh ở Phan Thiết, Phan Rí Cửa…). Trồng bơng vải, khai thác
hải sản và đánh bắt cá cũng được coi trọng. Năm 1978 đã đưa được 75% ngư dân vào

làm ăn tập thể. Nhờ đó sản lượng đánh bắt và thu mua tăng lên rõ rệt.
Về giáo dục, ta ưu tiên xóa nạn mù chữ nên phong trào học bổ túc văn
hóa trong các cơ quan, đơn vị vũ trang phát triển mạnh. Các huyện thị đã có trường
cấp III, một số nơi có trường Mẫu giáo. Tồn tỉnh trung bình cứ 4 người dân thì có 1
người đi học.
Trong lúc ta đẩy mạnh cải tạo XHCN một cách toàn diện và triệt để thì
các thế lực phản động phản ứng ngày càng gay gắt quyết liệt. Bọn phản động trong
người Hoa, trong Thiên Chúa giáo và phản động Fulro… lập các tổ chức chống phá
cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang, chuẩn bị thời cơ lật đổ chính quyền. Ta đã
tổ chức nhiều đợt truy qt, xóa sổ tiểu đồn Fulro do Huỳnh Ngọc Sắng cầm đầu,
xóa sổ “Mặt trận phục quốc cứu nguy dân tộc” ở Lương Sơn và một số tổ chức phản
động khác ở Phan Thiết, Hàm Tân…an ninh chính trị được giữ vững, nhân dân tin
theo chính quyền cách mạng.
19


Từ ngày 16 đến 23/10/1979 Đại hội Đảng Bộ tỉnh Thuận Hải lần thứ II
được triệu tập, đề ra phương hướng nhiệm vụ trong hai năm 1980-1981 “giải quyết
vững chắc vấn đề lương thực thực phẩm, Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các
ngành kinh tế, bảo đảm trật tự an ninh quốc phòng”.
Từ ngày 03 đến 07/03/1983 Đại hội Đảng Bộ tỉnh Thuận Hải lần thứ III
được tổ chức. Trong năm 1985 hàng hóa khan hiếm, đồng tiền mất giá trị sử dụng, thị
trường rối loạn, phân phối lưu thông và xuất nhập khẩu không được quản lý làm ảnh
hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Kinh tế quan liêu bao cấp trở nên
không phù hợp nữa, đổi mới trở thành một yêu cầu bức thiết để vượt qua khó khăn,
xây dựng xã hội phồn vinh hạnh phúc.
3.Bình Thuận thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
Việt Nam 1986-2000:
Từ ngày 13 đến 18/10/1986 Đại hội Đảng Bộ tỉnh Thuận Hải lần thứ IV
đã khẳng định “…nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện ba chương trình kinh tế nhằm giải

quyết một cách căn bản nhu cầu lương thực, hàng tiêu dùng thiết yếu,..tăng nhanh
kim ngạch xuất khẩu…”. Triển khai thực hiện nghị quyết 10 của Bộ chính trị và nghị
quyết 05 của tỉnh ủy, từ 1988 ta đã thực hiện cơ chế khoán mới (khoán 10) giao ruộng
đất cho từng hộ nơng dân. Khi hộ gia đình trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, bộ máy
quản lý hợp tác xã nhiều nơi giảm mạnh. Đầu năm 1988 tỉnh đã giải thể các trạm kiển
soát trên các trục lộ giao thơng, xóa bỏ ngăn sơng cấm chợ, mở rộng giao lưu hàng
hóa giữa các địa phương; cho phép mở rộng giao lưu hàng hóa với sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế. Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, trong lúc tư
nhân bung ra cạnh tranh gay gắt, thì hoạt động thương nghiệp của quốc doanh tỏ ra
lúng túng, thua lỗ, mất thị trường dẫn đến vỡ nợ phải phá sản.
Tỉnh dành 63% tổng vốn ngân sách đề đầu tư các cơng trình trọng điểm
như xây dựng đường điện, thủy lợi, giao thông, trường học, bệnh viện. Hồ sơng Quao
là một cơng trình trọng điểm được Trung ương đầu tư, để cấp nước tưới cho địa bàn
Hàm Thuận Bắc và nước sinh hoạt cho Phan Thiết được hoàn thành vào năm 1991.
Tuy nhiên thiên tai xảy ra liên tiếp, nắng hạn kéo dài nhiều nơi lâm vào cảnh thiếu
ăn. Hàm Thuận Bắc là nơi mà tỉnh phải thường xuyên trợ cấp 70-80 tấn gạo hàng năm
để cứu đói. Do giá cả biến động mạnh, thu nhập thực tế của người làm công ăn lương
(công chức và cán bộ hưu trí) đều giảm sút. Xã hội xuất hiện phân hóa giàu nghèo.
Ngày 26/12/1991 Thuận Hải được chia thành hai tỉnh mới là Ninh
Thuận và Bình Thuận (bao gồm cả Bình Tuy). Từ 24 đến 27/06/1991 Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ VII được tiến hành đã khẳng định “tiếp tục xây dựng nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, vận hành theo cơ chế
thị trường, có sự quản lý của nhà nước”. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến
bộ. Dù cuối năm 1992 mưa nhiều gây lũ lụt, nhiều vùng bị mất trắng nhưng sản lượng
lương thực vẫn đạt 220.000 tấn, tăng 20% so với 1990. Vùng lúa Bắc Bình, Hàm
Thuận Bắc, Tánh Linh, Đức Linh chiếm 77% về diện tích và 82,5% về sản lượng lúa
tồn tỉnh. Các cơng trình thủy lợi Cà Giây (Bắc Bình), Đá Bạc (Tuy Phong), Ba Bàu
(Hàm Thuận Nam) được hoàn thành phát huy tác dụng. Nơng-lâm-hải sản tăng trưởng
bình qn hàng năm là 11,87%.
20



Cây cao su, cây điều, cây tiêu phát triển mạnh ở Đức Linh, Tánh Linh.
Cây thanh long trồng tập trung ở Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc góp phần tăng
kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Trong thương nghiệp hàng hóa luân chuyển thuận lợi,
không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Hoạt động kinh tế đối ngoại
bước đầu có chuyển biến, nhất là trên lĩnh vực gọi vốn đầu tư nước ngồi. Năm 1996
Bình Thuận có 10 dự án với tổng số vốn là 44,31 triệu USD.
Văn hóa-Giáo dục-Y tế được tiếp tục phát triển theo hướng xã hội hóa.
Trường Dân Tộc Nội trú được thành lập vào năm 1993 tạo nhiều cơ hội cho con em
các đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện đến trường, góp phần nâng cao trình độ
dân trí, phát triển kinh tế xã hội ở vùng sâu vùng xa. Diện đói nghèo thu hẹp dần,
giảm từ 32,4% xuống cịn 25,6%, số hộ giàu tăng lên. Cuộc vận động đền ơn đáp
nghĩa, xây nhà tình nghĩa, tình thương, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, các hoạt
động nhân đạo từ thiện… được toàn dân hưởng ứng đem lại hiệu quả thiết thực. Các
cơng trình văn hóa (tháp PơShanInu, Dinh vạn thủy tú,…) được trùng tu tôn tạo. Các
lễ hội của đồng bào Chăm, đồng bào Hoa được sưu tầm bảo tồn.
Bước vào đầu thế kỷ XXI, Bình Thuận trở thành “thủ đơ” ReSort của
Việt Nam. Mũi Né Phan Thiết có tên trên bản đồ du lịch thế giới, giúp cho ngành
“công nghiệp khơng khói” của Bình Thuận phát triển mạnh, thu hút số lượng lớn nhân
công lao động. Khu công nghiệp Phan Thiết ngày càng phát triển. Thủy điện Hàm
Thuận-Đa Mi, thủy điện Đại Ninh liên tiếp được xây dựng. Ngành cơng nghiệp khai
thác dầu khí như mỏ Sư tử vàng, Sư tử đen ngồi khơi Bình Thuận bước đầu đem lại
nguồn thu ngân sách lớn cho tỉnh. Cây thanh long Bình Thuận xuất khẩu qua Mỹ và
thị trường Châu Âu tạo cơ hội cho Bình Thuận vươn xa, khẳng định đường lối đổi
mới của Đảng là đúng đắn, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.
*****

21



Nguyễn Thông (1827-1884)

Căn cứ La Bá (Tuy Phong)

Mộ Lãnh binh Nguyễn Văn Luận (Trái), Mộ Phạm Đoan (Phải)
22


Ga xe lửa Phan Thiết năm 1903

Cầu Quan và tháp nước Phan Thiết thời Pháp thuộc

Trường tiểu học Việt-Pháp Phan Thiết năm 1937

23


Trường Dục Thanh Phan Thiết 1907

Các cổ đông
của Công ty
nước mắm
Liên Thành

Một ngôi nhà
cổ thời Pháp
thuộc tại
Phan Thiết


24


Nguyễn Tương
Nguyễn Gia Tú

Lễ đài buổi mít tinh mừng ngày Độc lập 02-09-1945 tại Phan Thiết
25


×