Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SKKN: Lịch sử địa phương Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.63 KB, 6 trang )

Hà Tĩnh, một số danh nhân lịch sử văn hoá
tiêu biểu. Từ nửa sau thế kỉ XIX đến nay.

1. Phan Đình Phùng (1847 1895)

a

Phan Đình Phùng quê ở làng Đông Thái, tổng Việt Yên, huyện La Sơn
(nay là xã Tùng ảnh, Đức Thọ), con cụ phó bảng Phan Đình Tuyển và bà
Phan Thị Long. Ông đỗ cử nhân năm 1876 và đỗ Đình nguyên (Tiến sĩ) năm
1877, đợc bổ làm tri huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình rồi về giữ chức Ngự
sử trong Viện Đô sát của triều đình Huế. Năm 1883, do bất bình với triều
đình ông bị cách chức đuổi về quê.
Ngày 12/ 9 /1885 chiếu Cần Vơng thứ hai đợc ban ra tại Phú Gia (Hơng
Khê). Đợc tin vua Hàm Nghi ra tới sơn phòng, Phan Đình Phùng lên yết kiến
và đợc nhà vua phong làm Tán lí quân vụ, thống lĩnh các đạo nghĩa binh trong
địa phơng mình. Làng Đông Thái tiếp tục đợc xây dựng thành đại đồn Đông
Thái. Nghĩa quân Đông Thái phối hợp với nghĩa quân Trung Lễ (do Lê Ninh
lãnh đạo) tổ chức đánh địch, sau đó có thêm một lực lợng mạnh của nghĩa
quân Cao Thắng đến gia nhập (1886). Từ đây, cuộc khởi nghĩa ngày càng lan
rộng làm kẻ thù khiếp sợ. Thực dân Pháp cấu kết với Nam triều phong kiến,
tìm mọi thủ đoạn khép chặt vòng vây, chặn đờng tiếp tế, tiêu hao sinh lực của
nghĩa quân. Trong một trân giao chiến với giặc, Phan Đình Phùng bị thơng
nặng. Ngày18/12/1895, ông qua đời tại Đại bản doanh Núi Quạt (Vũ Quang).
Phan Đình Phùng đợc coi là ngôi sao sáng nhất trong công cuộc đánh
giặc cứu nớc của các Văn thân ở cuối thế kỉ XIX.
2. Cao Thắng (1864 1893)

Tổ tiên của Cao Thắng ở xóm Cửa Nơng, làng Phúc Dơng( nay là xã Sơn
Phúc, Hơng Sơn). Đến đời ông nội, vì bị bọn cờng hào trong làng chèn ép, gia
đình chuyển tới xóm Nhà Nàng , thôn Yên Đức, xã Tuần Lễ( nay là xã Sơn


Lễ, Hơng Sơn).
Năm 1874, tuy còn nhỏ tuổi nhng Cao Thắng đã xung phong làm liên lạc
trong đội quân khởi nghĩa của Trần Quang Cán( Quân Cờ vàng). Cuộc khởi
nghĩa thất bại, ông lui về quê ẩn náu một thời gian rồi bị bắt giam vào nhà lao
Hà Tĩnh. Tháng 11/1885, khi Lê Ninh đánh thành Hà Tĩnh, Cao Thắng đợc
giải thoát khỏi nhà lao. Trở về quê,ông cùng em một là Cao Nữu chiêu mộ
quân khởi nghĩa. Đợc tin cụ Phan Đình Phùng dấy nghĩa ở Đức Thọ, ông đem
toàn bộ lực lợng đến núi Phụng Công( nay thuộc xã Đức Hoà, Đức Thọ) xin
gia nhập vào năm 1886. Sau khi tụ quân, cụ Phan đã tín nhiệm và phong cho
ông chức Trởng cơ. Nhận thấy nếu chỉ chiến đấu đơn độc thì phong trào sẽ
thất bại, năm 1887, cụ Phan Đình Phùng ra Bắc đặt quan hệ với phong trào
ngoài đó, Cao Thắng đợc cử làm lãnh đạo nghĩa quân, toàn quyền tổ chức và
xây dựng lực lợng.
Nhận trách nhiệm lớn, Cao Thắng quyết định rút quân về vùng núi rừng
hiểm trở huyện Hơng Sơn( thuộc địa phận xã Sơn Giang), một thời gian sau
lại chuyển về Thợng Bồng, Hạ Bồng(nay là Đức Bồng, Đức Lĩnh huyện Vũ
Quang). Dựa vào địa thế hiểm trở của vùng trung du sát rừng núi, ông đã xây
dựng vùng này thành một căn cứ địa hoàn chỉnh của cuộc khởi nghĩa. Cao
Thắng cùng với một số nghĩa quân có tay nghề đã nghiên cứu chế tạo thành
công loại súng trờng theo mẫu1874 của Pháp. Ông còn xây dựng một đội
quân có chất lợng chiến đấu cao, kỉ luật nghiêm. Đồng thời tích trữ lơng
thực, muối ở căn cứ Vũ Quang- Ngàn Trơi( huyện Vũ Quang ngày nay)để khi
cần thiết có thể rút lên đó. Để tập hợp các lực lợng chống Pháp khá mạnh ở
trong tỉnh thành một khối thống nhất, tháng 9/ 1889, Cao Thắng đã phái ngời
ra Bắc đón cụ Phan Đình Phùng về lãnh đạo phong trào chung.
Giữa năm 1890, trớc sự tấn công ngày càng ác liệt của quân thù, Phan
Đình Phùng và Cao Thắng đã chuyển Đại bản doanh đi sâu vào vùng núi để
vừa chủ động tấn công địch vừa tăng cờng bảo vệ căn cứ chính.
Cuối năm 1893, trên đờng tiến quân ra tỉnh lị Nghệ An để tiêu diệt
địch,trong cuộc chiến đấu tại đồn Nu( xã Thanh Xuân, Thanh Chơng, Nghệ

1


An) Cao Thắng không may bị thơng nặng và hy sinh ngày 21/11/1893, lúc
ông mới 29 tuổi. Cao Thắng hy sinh, nghĩa quân Phan Đình Phùng mất một
chỉ huy mu lợc và dũng mãnh. Khởi nghĩa Phan Đình Phùng sau đó gặp nhiều
khó khăn lớn và dần đi vào thoái trào.
3. Ngô Đức Kế ( 1879 1929)

Ngô Đức Kế là vị đại khoa thứ ba của dòng họ Trảo Nha thế tớng ở đất
Thạch Hà xa (nay là thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc). Ông là chắt của Tiến sĩ
Ngô Phúc Lâm, cháu cử nhân Ngô Phùng,con trởng cử nhân Ngô Huệ Liên.
Năm 19 tuổi đỗ cử nhân khoa Đinh Dậu( 1897), 23 tuổi đỗ Tam giáp đồng
Tiến sĩ khoa Tân Sửu(1901).
Nhng thế cuộc đã không đa ông theo con đờng làm quan mà chọn con đờng cách mạng cú nớc. Ngô Đức Kế đã có mặt ngay từ đầu phong trào Duy
Tân do cụ Phan Bội Châu khởi xớng. Ông đã mở một vài hiệu buôn ở Nghèn,
Vinh buôn bán đờng, mật, tơ lụa,đồng thời làm nơi hội họp của ngời trong
hội.
Năm 1908, phong trào chống su thuế nổ ra ở Nam - Ngãi rồi lan rộng ra
tận Hà Tĩnh, Ngô Đức Kế cùng một số nhân vật quan trọng của Hội duy tân
nh Đặng Văn Bá, Lê Văn Huân..v.v.. bị bắt đa về giam ở nhà lao Hà Tĩnh và
bị khép vào tội Âm tập khai thơng, âm hành trị nghịch, tiềm thông dị
quốc(nghĩa là: giả họp nhau buôn bán, bí mật giúp bọn phản nghịch, ngầm
thông với nớc khác để làm loạn), bị kết án treo cổ, sau chuyển thành đi đày
chung thân ra Côn Đảo. Tại đây, ông đã gặp các cụ Huỳnh Thúc Kháng, Đặng
văn Cẩn, Phan Bội Châu và gắn bó thành bốn nhà chí sĩ cầm đầu các hoạt
động cách mạng trong nớc.
Ra tù chẳng đợc bao lâu, ông ốm nặng rồi mất vào ngày 10 tháng 12 năm
1929. Nhà thờ ông ở xóm Phúc Sơn ( Thị trấn Nghèn, Can Lộc) đã đợc xếp
hạng di tích lịch sử quốc gia.

4. Võ Liêm Sơn (1888-1949)

Võ Liêm Sơn hiệu Ngạc Am sinh ngày mồng bảy tháng bảy năm Mậu
Tý(8-8-1888) trong một gia đình nho học yêu nớc ở làng Phổ Minh, xã Hữu
Ngoại (nay là xã Thiên Lộc,Can Lộc) con danh sĩ Võ Kiều Sơn đã từng tham
gia phong trào Cần Vơng chống Pháp. Ông không phải là nhà khoa bảng đỗ
đạt thật cao nhng lại là ngời uyên thâm cổ học cũng nh tân học, nắm chắc
chính học, chính đạo. Từ nhỏ, ông đã học Hán học rồi theo học quốc ngữ,
tiếng Pháp .Năm 1905 vào trờng Quốc học Huế học cùng lớp với Nguyễn Tất
Thành(sau này là Hồ Chí Minh). Năm 1912 ông đỗ cử nhân Hán học rồi ra
làm tri huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Cha đầy một năm sau, do chống lại
hành vi bỉ ổi, tham lam của ngời Pháp,ông bị huyền chức, chuyển sang làm
Thừa biện rồi Huấn đạo Ninh Thuận, Kiểm học Phú Yên. Đến năm 1919 ông
bỏ ngạch quan chuyển sang dạy học tại trờng Quốc học Huế. Các nhà cách
mạng nh Trần Phú, Hà Huy Tập,Trơng Tấn Bửu,Võ Nguyên Giáp đều là
học sinh của ông thời đó .
Năm 1927,ông tham gia Tân Việt cách mạng Đảng rồi bị bắt giam vào nhà
lao Hà Tĩnh. Đợc tha, ông lại trở về Huế.Khâm sứ Pháp Se-ten dục ông trở lại
làm quan và chống lại cộng sản , nhng ông đã nói thẳng Họ không phải là
kẻ thù của tôi
Năm 1944, ông cùng ngời con thứ hai là Võ Gíơi Sơn tham gia Việt
Minh.Võ Giới Sơn bị giặc giết hại, ông về quê nghỉ ngơi một thòi gian rồi ra
nhận chức Chủ tịch Mặt trận Liên Việt Hà Tĩnh (1946).Năm 1947 ông giữ
chức Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến Liên khu 4 và Chủ tịch Mặt trận Liên Việt
Liên khu. Cũng vào năm này, ông đợc cử đi dự Hội nghị văn hoá toàn quốc ở
Việt Bắc, đợc gặp lại lại ngời học trò cũ đã là Tổng t lệnh Võ Nguyên Giáp,
đặc biệt là đợc yết kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngời bạn đồng môn ở trờng
Quốc học Huế ngày xa cùng đàm đạo, xớng hoạ.
Về quê một thời gian ngắn, ông lâm bệnh và mất vào ngày25 tháng giêng
năm Kỷ Sửu (22-2-1949)

2


5. Hoàng Ngọc Phách - Cây bút mở đầu tiểu thuyết hiện đại
Việt Nam.(1896-1973)

Hoàng Ngọc Phách sinh ngày 20-8-1896 tại làng Đông Thái, tổng Việt
Yên , huyện Đức Thọ( nay là xã Tùng ảnh, Đức Thọ) con nhà nho học yêu nớc từng tham gia phong trào Cần Vơng là cụ Hoàng Mộng Cân.Thuở nhỏ ông
học chữ Hán với bố, đến năm 1914 vào học trờng Bởi (trờng Chu Văn An
ngày nay). Năm 1919 đỗ bằng cao đẳng tiểu học Pháp và bằng Thành Chung.
Năm 1922 tốt nghiệp Ban văn học trờng cao đẳng s phạm.Đây cũng là thời
gian ông khai bút viết Tố Tâmtác phẩm quan trọng bậc nhất trong cuộc đời
và sự nghiệp văn học của ông, thực sự gây chấn động d luận thời đó. Tố
Tâm là dấu ấn của ngời dọn đờng hiện đại hoá tiểu thuyết hiện đại.
Ra trờng, Hoàng Ngọc Phách đợc bổ đi dạy trờng Thành Chung Nam
Định, rồi đổi lên Nha học chính Đông Dơng , làm Tổng th ký trờng cao đẳng
s phạm (1925).Do bị tình nghi có liên can xa gần với phong trào yêu nớc,
phong trào cách mạng nên bị chuyển đi nhiều nơi nh Hải Phòng, Lạng Sơn,
Bắc Ninh. Đến tổng khởi nghĩa, ông làm hội trởng các hội: Khuyến học,
Truyền bá Quốc ngữ Sau cách mạng tháng Tám, ông tiếp tục giữ chức giám
đốc học khu Bắc Ninh, đợc bầu vào HĐND,UBND tỉnh. Kháng chiến toàn
quốc bùng nổ, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành Giáo dục ở
chiến khuViệt Bắc.
Sau ngày hoà bình lập lại, Hoàng Ngọc Phách trở về dạy học ở trờng cấp
III Phan Đình Phùng, Hà Tĩnh rồi ra công tác ở Ban tu th Bộ Giáo dục. Tại
đây, ông tham gia su tầm, biên soạn các công trình văn học và tham gia Ban
chấp hành Hội nhà văn Việt Nam rồi công tác tại Viện Văn học cho đến ngày
nghỉ hu. Ông mất ngày 24-11-1973 tại Hà Nội
6. Xuân Diệu (1916-1985)


Xuân Diệu( tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu) sinh ngày 21-2-1916 tại xã
Tùng Giản, huyện Tuy Phớc tỉnh Bình Định.Cha ông là Ngô Xuân Thọ quê ở
Trảo Nha( nay là ở thị trấn Nghèn huyện Can Lộc), mẹ là Nguyễn Thị Hiệp
quê ở Bình Định.
Thuở nhỏ, Xuân Diệu học chữ Hán và chữ quốc ngữ với cha. Năm 1927
học trờng cao đẳng tiểu học Quy Nhơn. Năm 1935 học tú tài bán phần tại trờng Bởi, năm 1936 học tú tài toàn phần tại trờng trung học Khải Định ở Huế.
Đầu năm 1940, ông làm ở Ty Thơng chính Mĩ Tho.Năm 1943, ông xin thôI
việc ra Hà Nội sống cùng Huy Cận bằng nghề viết văn.
3


Từ năm 1944 trở đi, ông tham gia Việt Minh và hăng hái hoạt động văn
nghệ phục vụ hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.Năm 1948,Xuân Diệu
đợc bầu làm Uỷ viên BCH Hội văn nghệ Việt Nam .Từ năm 1957- 1985 là Uỷ
viên BCH Hội nhà văn Việt Nam. Năm 1983, ông đợc bầu làm Viện sỹ Thông
tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà dân chủ Đức. Năm 1985, ông đợc
tặng thởng Huân chơng Độc lập hạng Nhất.
Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Diệu đợc coi là Cây đại
thu sum suê nhiều cành, nhiều lá. Trong sự nghiệp văn học đồ sộ ấy,thơ
chiếm một vị trí rất quan trọng, thể hiện niềm khát khao giao cảm với đời.
Với hai tập thơ Thơ thơ và Gửi hơng cho gió, ông trở thành trụ cột
,thành đỉnh cao của cả phong trào Thơ mới. Xuân Diệu có hơn 500 bài thơ
tình nồng nàn, sôi nổi, thể hiện đầy đủ nhất mọi cung bậc của tình yêu. Điều
đó đã giúp ông trở thành một trong những nhà thơ tình vĩ đại nhất nớc ta trong
thế kỉ XX.
Ngày 18-12-1985, Xuân Diệu từ trần sau một cơn đau tim đột ngột. Đến
năm 1996, ông đợc truy tặng Giải thởng Hồ Chí Minh về văn học (đợt1)
7. Huy Cận (1919-2005)

Huy Cận (Tên khai sinh là Cù Huy Cận) sinh ngày 31-5-1919 ở làng Ân

Phú, huyện Hơng Sơn, sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện
Vũ Quang). Học hết trung học ở Huế, năm 1939, ông ra Hà Nội học ở trờng
Cao Đẳng Canh nông. Từ năm 1942, Huy Cận tích cực hoạt động trong Mặt
trận Việt Minh, vừa học nông lâm vừa làm thơ viết văn. Năm 1945, ông tham
dự Quốc dân Đại hội Tân Trào, đợc bầu vào Uỷ ban dân tộc giải phóng toàn
quốc. Tháng 8-1945, Cù Huy Cận đợc cử vào phái đoàn Chính phủ lâm thời
(gồm Nguyễn Lơng Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) vào Huế tiếp nhận
sự thoái vị của vua Bảo Đại. Trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà do Chủ Tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, ông giữ chức Bộ trởng Bộ
Canh nông lúc mới 26 tuổi. Sau đó,ông liên tục tham gia chính quyền cách
mạng, giữ nhiều trọng trách : Thứ trởng Bộ Canh nông rồi Bộ Kinh tế( 19471949), Thứ trởng -Tổng th ký Hội đồng Chính phủ( 1949-1955),Thứ trởng Bộ
Văn hoá (1955-1984). Từ tháng 9-1984, ông là Bộ trởng đặc trách công tác
văn hoá nghệ thuật tại Văn phòng Hội đồng Bộ trởng kiêm Chủ tịch Uỷ ban
Trung ơng liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam và là Tổng th ký Uỷ ban
giải thởng Nhà nớc.
Do những cống hiến xuất sắc của mình, Huy Cận đợc tặng thởng Huân
chơng Hồ Chí Minh, Giải thởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt1)
và nhiều huân, huy chơng cao quý trong và ngoài nớc. Tháng 6-2001, Huy
Cận đợc bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm thơ Thế giới.
Huy Cận là một trong những tác gỉa xuất sắc của phong trào Thơ mới.
Sau cách mạng, đặc biệt là sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi,
thơ ông gắn bó với cuộc sống cách mạng của nhân dân trong những cảm xúc
mới dồi dào, khoẻ khoắn .Bằng tài năng bẩm sinh và qúa trình lao động sáng
tạo công phu, nghiêm túc, Huy Cận đã tạo dựng cho mình một phong cách
lớn trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
Ông mất ngày 19-2-2005 tại Hà Nội. Ngày 23-2-2005, Ông đợc truy tặng
Huân chơng Sao Vàng, phần thởng cao quý nhất của Đảng và Nhà nớc ta.
4



8. Trần Phú .
( Xem phần lịch sử địa phơng của THCS)
9. Hà Huy Tập .
( Xem phần lịch sử địa phơng của THCS)
10.Trần Hữu Thiều .( Xem phần lịch sử địa phơng của THCS)
11. Nguyễn Đổng Chi ( 1915 1984 )

Nguyễn Đổng Chi sinh ngày 6 -1 -1915 tại Phan Thiết trong một gia đình
nhà Nho yêu nớc. Cha ông là Nguyễn Hiệt Chi, quê ở xã ích Hậu huyện Can
Lộc (nay là xã ích Hậu, huyện Lộc Hà) tham gia phong trào Duy tân ở Nghệ
Tĩnh và là một trong những ngời sáng lập trờng Dục Thanh ở Phan Thiết. Gia
đình ông có rất nhiều cống hiến cho dân tộc: Chú ruột Nguyễn Hàng Chi bị
Pháp xử chém vì cầm đầu phong trào chống su thuế ở Nghệ Tĩnh năm 1908;
Giáo s , nhà dân tộc học Nguyễn Đức Từ Chi; bác sỹ Nguyễn Kính Chi, Thứ
trởng Bộ Ytế trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và là Đại biểu Quốc hội
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ khoá I- IV; Giáo s văn học Nguyễn Huệ Chi:
Phó giáo s, nhà nghiên cứu mĩ thuật cổ Nguyễn Du Chi.
Từ nhỏ, Nguyễn Đổng Chi đã học chữ Hán, chữ Nôm tại nhà và theo học
Tiểu học ở Vinh, Hà Tĩnh , Đồng Hới và học trung học tại Vinh. Năm 1934
trở đi, ông bắt đầu tham gia nghiên cứu, viết sách, làm báo về dân tộc học và
các vấn đề xã hội. Từ năm 1939, ông tham gia phong trào dân chủ phản đế
Đông Dơng rồi lãnh đạo Đoàn thanh niên cứu quốc Can Lộc, tổ chức Đội vũ
trang cớp chính quyền Can Lộc thành công ngày 15-8-1945 sớm nhất trong
toàn quốc. Cũng năm này, ông làm chủ bút báo Truyền thanh và giữ chức
Chủ tịch Hội Văn hoá cứu quốc Nghệ An .
Cuối năm 1946, Nguyễn Đổng Chi ra Hà Nội tham gia Đội tự vệ cầm cự
với quân Pháp ở mặt trận Nam Hà Nội trong vòng 2 tháng.
Đầu năm 1927, ông trở về làm công tác kinh tế tài chính ở khu 4 , giữ
nhiều chức vụ của Liên khu 4. Từ năm 1955 đến năm 1981, ông lần lợt nhận
công tác ở Ban nghiên cứu Văn Sử - Địa , Viện sử học, Trởng phòng T liệu

Th viện, Trởng ban Hán- Nôm.
Cuộc đời từng trải với 50 năm cầm bút, Nguyễn Đổng Chi đã đóng góp
xuất sắc trong nhiều lĩnh vực : sáng tác văn học, nghiên cứu văn học viết,
nghiên cứu Lịch sử, nghiên cứu Hán- NômĐặc biệt, ông đã su tầm và viết
lại gần 2000 truyện cổ Việt Nam và quốc tế trong bộ sách Kho tàng
truyện cổ tích Việt Nam gồm 5 tập. Đây là bộ sách đợc biên soạn và in
xong lâu nhất :25 năm ( 1957-1982).
5


Năm 1984, ông đợc phong hàm Giáo s. Ông mất ngày 20-7-1984 tại Hà
Nội. Nguyễn Đổng Chi đợc truy tặng Huân Chơng Độc lập hạng Nhì và Gải
thởng Hồ Chí Minh (đợt 1)
12. Phan Huy Lê.

Giáo s,Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê sinh ngày 23 tháng 2 năm 1934
tại xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà ( nay là huyện Lộc Hà) trong một gia
đình nho học có truyền thống khoa cử. Ông là hậu duệ của Thợng th, nhà
ngoại giao Phan Huy ích ( danh sĩ đời vua Lê Cảnh Hng, là nhà ngoại giao
xuất sắc từng cùng Ngô Văn Sở hộ tống quốc vơng giảcủa triều Tây Sơn
sang dự lễ mừng thọ vua Càn Long nhà Thanh và nối lại tình hoà hiếu giữa
hai nớc năm 1790). Phan Huy ích là thân sinh nhà bác học Phan Huy Chú
.Thân sinh Phan Huy Lê là Lang trung Bộ hình triều Nguyễn Phan Huy Tùng
(đỗ Hội nguyên và Tam giáp đồng tiến sĩ khoa Quý Sửu - năm 1913)
Ông là tác giả của hàng chục tác phẩm lớn về lịch sử dân tộc, trong đó
lịch sử Việt Nam(4tập)do ông chủ biên và là tác giả chính của tập1vàtập 2.
Ông đợc Nhà nớc phong hàm Giáo s đợt đầu tiên (1980),danh hiệu Nhà
giáo Nhân dân (1994), Giải thởng Nhà nớc (2000).
Ông là ngời Việt Nam đầu tiên đợc Nhật Bản trao tặng Giải thởng quốc tế
văn hoá châu á(1996). Năm2002 Phan Huy Lê đợc Chính phủ Pháp trao tặng

Huân chơng Cành cọ Hàn lâm.
Hiện nay,Giáo s-Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê là một trong những
chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử
Việt Nam các khoá II,III.IV,V (từ 1990- 2010)

6



×