Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Báo cáo thực tập thù lao lao động tại công ty cổ phần vật tư nông sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.36 KB, 66 trang )

---------***--------

BÁO CÁO THỰC TẬP

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN :
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGÀY SINH:
KHOÁ:
NGÀNH :

HỆ

ĐỊA ĐIỂM HỌC: TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

HÀ NỘI, NĂM 2023

1


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT..............................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.............................................................................4
LỜI NĨI ĐẦU............................................................................................................... 5
PHẦN I: MỞ ĐẦU........................................................................................................7
1. Mục đích của việc nghiên cứu về thù lao lao động.................................................7
2. Ý nghĩa chọn đề tài nghiên cứu về thù lao lao động...............................................7
3. Lý do chọn đề tài nghiên cứu về thù lao lao động...................................................7
PHẦN II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NƠNG SẢN
(APROMACO.................................................................................................9
2.1 Giới thiệu khái qt về Cơng ty Cổ phần vật tư Nông sản (APROMACO.........9
2.1.1 Tên doanh nghiệp và giám đốc hiện tại của doanh nghiệp...............................9


2.1.3 Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp.......................................................................10
2.1.4 Loại hình doanh nghiệp.....................................................................................10
2.1.5 Nhiệm vụ của doanh nghiệp..............................................................................10
2.1.6 Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kì.............................................10
2.1.7 Ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần vật tư Nông sản
(APROMACO)..............................................................................................11
2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần vật tư Nông sản (APROMACO)
........................................................................................................................12
2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp....................................................12
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận...........................................................13
2.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh
nghiệp.............................................................................................................15
2.3 Công nghệ sản xuất -kinh doanh..........................................................................15
2.3.1 Dây chuyền sản xuất sản phẩm & kinh doanh dịch vụ...................................15
2.3.2 Đặc điểm công nghệ sản xuất- kinh doanh.......................................................18
2.3.3 Tổ chức sản xuất................................................................................................21
2.4 Khái quát hoạt động sản xuất- kinh doanh của Công ty Cổ phần vật tư Nông
sản (APROMACO).......................................................................................22
2.4.1 Đối tượng lao động.............................................................................................22

2


2.4.2 Lao động.............................................................................................................25
2.4.3 Vốn...................................................................................................................... 27
2.4.4 Khái quát kết quả kinh doanh của công ty......................................................30
PHẦN III: THỰC TRẠNG THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬT TƯ NÔNG SẢN (APROMACO)........................................................33
3.1. Hệ thống trả công lao động tại Công ty Cổ phần vật tư Nơng sản
(APROMACO)..............................................................................................33

3.2. Tình hình trả cơng tại Cơng ty Cổ phần vật tư Nơng sản (APROMACO)......40
3.2.1 Hình thức trả công hiện DN đang áp dụng, công thức tính lương.................40
3.2.2 So sánh tương quan tiền lương với cơng ty khác..............................................44
3.3. Tình hình khuyến khích tài chính (thưởng).......................................................45
3.3.1 Hình thức khuyến khích tài chính....................................................................45
PHẦN IV: XU HƯỚNG VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN CƠNG
TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ
NÔNG SẢN (APROMACO)........................................................................52
4.1. Xu hướng, triển vọng...........................................................................................52
4.2. Đề xuất và khuyến nghị.......................................................................................54
4.3. Hạn chế và giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thù lao lao động tại Công ty
cổ phần vật tư nông sản (Apromaco).........................................................................58
KẾT LUẬN..................................................................................................................60

3


DANH MỤC VIẾT TẮT

4

Ký hiệu viết tắt

Diễn giải

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT


Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

NLĐ

Người lao động

LĐTBXH

Lao động thương binh xã
hội

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSNH

Tài sản ngắn hạn

TSDH


Tài sản dài hạn

CBNV

Cán bộ nhân viên


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy công ty Cổ phần vật tư Nông sản (APROMACO)
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất phân bón
Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh tại công ty
Bảng 2.2: Trang thiết bị tại cơng ty
Bảng 2.3: Lao động tại cơng ty
Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn tại cơng ty
Bảng 2.5: Tình hình kinh doanh tại cơng ty
Bảng 3.1: Bảng thanh tốn lương, Phụ cấp chức danh quản lý của Công ty
Bảng 3.2: Bảng thanh tốn lương bộ phận gián tiếp của Cơng ty
Bảng 3.3: Bảng hệ số lương cấp bậc công nhân công nghệ
Bảng 3.4: Bảng hệ số lương cấp bậc công nhân cơ khí
Bảng 3.5: Cơ cấu quỹ lương của Cơng ty
Bảng 4.1: Dự tính phát triển cơng ty

5


LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu một bước thay đổi quan trọng của các doanh
nghiệp Việt Nam. Và bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh gay gắt trên thị trường sau đại dịch
covid 19 kết thúc cũng tạo cho doanh nghiệp phải đứng trước sự cạnh tranh về tài nguyên,
nguồn lực từ bên trong và bên ngoài. Vì vậy, thay đổi và làm mới mình là điều cần thiết

đối với mỗi doanh nghiệp để có thể bắt kịp xu hướng của xã hội.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào thì nguồn nhân lực hay
người lao động ln đóng vai trị quyết định đến sự tồn tại và phát triển của của doanh
nghiệp. Bởi vậy, việc thu hút và giữ chân nhân tài cũng là một vấn đề đáng quan trong bối
cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động như ngày nay. Vấn đề sử dụng, phân
công, đánh giá kết quả làm việc, tạo điều kiện để người lao động hoàn thành nhiệm vụ
được giao là vấn đề cần phải được chú trọng và quan tâm đúng mức.
Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu để đưa ra giải pháp nhằm hồn thiện cơng
tác thù lao lao động tại cơng ty, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho
người lao động, nâng cao chất lượng công việc và xây dựng được đội ngũ nhân sự chất
lượng hơn. Nếu công tác tạo động lực cho người lao động được thực hiện tốt thì sẽ mang
lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, sẽ khuyến khích người lao động làm việc hăng say,
cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp, giúp người lao động tích cực học tập và nâng cao
trình độ, phát huy tính sáng tạo trong cơng việc và nhiệm vụ được giao gằn các cá nhân
cùng với lợi ích của doanh nghiệp. Khi đó khơng những doanh nghiệp thu được kết quả
kinh doanh cao mà còn có cả một đội ngũ người lao động có trình độ chun mơn và gắn
bó với doanh nghiệp. Vấn đề là mỗi một loại hình doanh nghiệp lại có những đặc điếm,
cách thức hoat động khác nhau, mục tiêu để ra cũng khơng giống nhau nên đế tìm được
quy chuẩn phát triến chung là không hể đơn giản. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề
đó nên em chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng về chính sách thù lao lao động tại Công ty
cổ phần vật tư nông sản (Apromaco)” đề tài báo cáo thực tập.

6


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Mục đích của việc nghiên cứu về thù lao lao động
- Mục đích cơ bản của nghiên cứu về thù lao lao động là hiểu và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến mức lương và điều kiện làm việc của người lao động. Nghiên cứu này giúp xác
định các yếu tố quan trọng như trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm, ngành nghề, vị trí

cơng việc và thị trường lao động để xác định mức lương công bằng và hợp lý.
- Nghiên cứu về thù lao lao động mang lại thông tin quan trọng cho nhà quản lý doanh
nghiệp và chính phủ để thiết kế chiến lược tiền lương và chính sách lao động hiệu quả. Nó
cũng cung cấp thơng tin hữu ích cho người lao động để hiểu về giá trị của công việc của
mình và có thể đàm phán mức lương cơng bằng.
2. Ý nghĩa chọn đề tài nghiên cứu về thù lao lao động
- Việc nghiên cứu thù lao lao động cũng giúp hiểu rõ hơn về sự chênh lệch thu nhập giữa
các nhóm người trong xã hội. Nó có thể phân tích sự khơng cơng bằng trong mức lương
dựa trên giới tính, chủng tộc hoặc quốc gia để tìm ra các khía cạnh chính sách có thể được
áp dụng để giảm thiểu sự chênh lệch này.
3. Lý do chọn đề tài nghiên cứu về thù lao lao động
- Mục đích của doanh nghiệp là lợi nhuận, mục đích của người lao động là tiền lương.
Với ý nghĩa này tiền lương khơng chỉ mang tính chất là chi phí mà nó trở thành phương
tiện tạo giá trị hay đúng hơn nó là nguồn cung ứng sự sáng tạo sức sản xuất năng suất lao
động trong quá trình sinh ra các giá trị gia tăng. Về phía người lao động thì nhờ vào tiền
lương mà họ có thể nâng cao mức sống giúp họ hoà đồng với văn minh với xã hội.
Tên đề tài và kết cấu của báo cáo
1. Tên đề tài
- Sau thời gian thực tập, em đã chọn đề tài: “Thù lao lao động tại Công Ty Cổ Phần Vật
Tư Nông Sản (APROMACO)”

7


2. Kết cấu của báo cáo gồm 5 phần chính như sau:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Khái quát chung về Công ty cổ phần vật tư nông sản (Apromaco)
Phần 3: Thực trạng trả thù lao lao động Công ty cổ phần vật tư nông sản
(Apromaco)
Phần 4: Những giải pháp và xu hướng nhằm hồn thiện cơng tác trả thù lao lao

động tại Công ty cổ phần vật tư nông sản (Apromaco)
Phần 5: Kết luận

8


PHẦN II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NƠNG SẢN
(APROMACO)
2.1 Giới thiệu khái qt về Cơng ty Cổ phần vật tư Nông sản (APROMACO)
Công ty cổ phần vật tư Nông sản (Apromaco), trước đây là Công ty Vật tư Nông sản
thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, được cổ phần hố tháng 11 năm 2005 là
một trong những doanh nghiệp chuyên doanh phân bón lớn nhất Việt Nam.
Hàng năm, Apromaco nhập khẩu từ 500.000 - 700.000 tấn phân bón hố học các loại,
với kim ngạch nhập khẩu 130 -150 triệu đô la Mỹ để cung ứng cho thị trường trong nước.
Với hệ thống chi nhánh, văn phòng đại diện, và mạng lưới đại lý trên toàn quốc,
Apromaco đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại phân bón và vật tư nơng nghiệp
phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên cả nước. Với phương châm là “người bạn
đồng hành tin cậy của người nơng dân” các sản phẩm phân bón do Apromaco cung cấp đã
được khẳng định uy tín về chất lượng và sự tín nhiệm trên thị trường. Ngồi việc cung
ứng phân bón, Apromaco cịn tổ chức các khố đào tạo, khuyến nông, hướng dẫn và trợ
giúp người nông dân trong việc sử dụng phân bón đạt hiệu quả cao nhất.
2.1.1 Tên doanh nghiệp và giám đốc hiện tại của doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Sản (APROMACO)
- Tên tiếng anh: AGRICULTURAL PRODUCTS AND MATERIALS JOINT STOCK
COMPANY
- Tên viết tắt: APROMACO
- Giám đốc hiện tại: Nguyễn Tiến Dũng
2.1.2 Địa chỉ hiện tại và thông tin cơ bản
- Địa chỉ hiện tại của doanh nghiệp: 14 Ngô Tất Tố, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3823 2688

- Email:

9


2.1.3 Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
- Hoạt động từ 30/3/2006 do Cục Thuế Thành phố Hà Nội quản lý
- Vốn điều lệ: 192.298.760.000 VNĐ
2.1.4 Loại hình doanh nghiệp
- Công ty cổ phần vật tư nông sản (Apromaco) hoạt đơng dưới hình thức cơng ty cơng ty
cổ phần ngồi quốc doanh (100% vốn tư nhân)
2.1.5 Nhiệm vụ của doanh nghiệp
- Apromaco đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại phân bón và vật tư nơng nghiệp
phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên cả nước.
- Với định hướng phát triển trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành, Apromaco thực hiện đa
dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh. Các dự án bất động sản do Apromaco làm chủ
đầu tư đều mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo nên những diện mạo mới cho những
vùng đất du lịch đầy tiềm năng.
2.1.6 Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kì
- Quyết định thành lập và ngày thành lập:
1990: Công ty vật tư Nông Sản (Apromaco) được thành lập theo quyết định của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Apromaco là thành viên của Tổng
Công ty vật tư Nông nghiệp Việt Nam (VIGECAM)
1997: Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn có quyết định sát nhập Cơng ty vật tư
dịch vụ Nông nghiệp và Công ty vật tư Nông nghiệp 2 Hà Bắc vào Công Ty Vật Tư Nông
Sản để trở thành cơng ty có qui mơ lớn hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng
hơn.
2005: Apromaco được cổ phần hoá theo Quyết định số 3037/BNN-DMDN ngày
3/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn


10


2.1.7 Ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần vật tư Nông sản (Apromaco)
Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh tại công ty
ST

Mã ngành nghề kinh doanh

Tên ngành nghề kinh doanh

1

0510

Khai thác và thu gom than cứng

2

0520

Khai thác và thu gom than non

3

0710

Khai thác quặng sắt

4


0722

Khai thác quặng kim loại khác khơng chứa sắt

5

0730

Khai thác quặng kim loại q hiếm

6

0810

Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét

7

1008

Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản

8

2011

Sản xuất hoá chất cơ bản

9


2012

Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ

10

2220

Sản xuất sản phẩm từ plastic

11

3100

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

12

4312

Chuẩn bị mặt bằng

13

4321

Lắp đặt hệ thống điện

14


4329

Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

15

4620

Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu

16

4631

Bán buôn gạo

T

11


17

4632

Bán bn thực phẩm

18


4653

Bán bn máy móc, phụ tùng máy nơng nghiệp

19

4659

Bán bn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy
khác

20

4669

Bán bn chun doanh khác (phân bón; thuốc
trừ sâu và hóa chất sử dụng trong nơng nghiệp)

21

4690

Bán bn tổng hợp

22

5210

Kho bãi và lưu giữ hàng hóa


23

5224

Bốc xếp hàng hóa

24

6810

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất
thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần vật tư Nông sản (APROMACO)
2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp.
Hiện tại Công ty đang áp dụng theo mô hình tổ chức của Cơng ty Cổ phần. Mơ hình tổ
chức này được xây dựng dựa trên mục tiêu phát triển chiến lược kinh doanh của Công ty.
Cơ cấu tổ chức tại đơn vị có sự hợp lý, phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của
các phòng ban và các phân xưởng. Điều này đã tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất của
Công ty ngày càng phát triển, đời sống của cán bộ công nhân viên tại đơn vị ngày càng
được cải thiện và thu nhập của công nhân viên luôn ổn định và đạt mức cao.

12


Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy công ty Cổ phần vật tư Nông sản (APROMACO)

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Đại Hội đồng Cổ đông
Quyết định những vẫn đề được Luật phát và Điều lệ Công ty quy định, Đại Hội đồng

Cổ đông thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Cơng ty và tài chính cho năm tiếp
theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm sốt
của Cơng ty.

13


- Hội đồng Quản trị:
Do Đại Hội đồng Cổ đông bầu ra, quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của
Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội đồng Cổ đông. Hội đồng Quản
trị giữ vai trò định hướng chiến lược kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm,
chỉ đạo và giám sát hoạt động của Công ty thông qua Ban điều hành của Cơng ty.
- Ban kiểm sốt:
Kiểm tra hoạt động tài chính của Cơng ty, giám sát việc tn thủ chấp hành chế độ
hạch tốn, kế tốn, quy trình, quy chế nội bộ của Công ty, thẩm định báo cáo tài chính
hàng năm, báo cáo Đại hội đồng cổ đơng về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của Báo
cáo tài chính Cơng ty.
- Ban Tổng Giám đốc:
Có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại
hội đồng cổ đồng thơng qua.
- Phịng Tài chính - Kế tốn:
Có nhiệm vụ thực hiện cơng tác kế tốn của Cơng ty, đề xuất các giải pháp và điều
kiện tạo nguồn vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đầu tư, phát triển của Công ty, giúp
Công ty giám sát tài chính và phát huy các nguồn lực tài chính tại Cơng ty theo pháp luật
về tài chính và kế tốn.
- Phịng Tổ chức hành chính:
Thực hiện công tác nhân sự, đào tạo, tiền lương, chế độ chính sách cho người lao động
và cơng tác hành chính, phục vụ.
- Phòng ĐTXD


14


Có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện các hoạt động xuất nhập
khẩu, phát triển thị trường và tìm kiếm nguồn hàng hóa cho Cơng ty. Quản lý kho ngun
vật liệu, hàng hóa cho Cơng ty. Thực hiện sản xuất các sản phẩm theo kế hoạch sản xuất
đưa ra theo đúng TTSP, quy trình sản xuất của Cơng ty, đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa
kịp thời và chất lượng.
- Phòng thị trường
Thực hiện việc nghiên cứu, phát triển ra các sản phẩm mới phù hợp, nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm với chi phí hợp lí để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.
- Phịng KHDN:
Có chức năng tham mưu, tư vấn cho Ban Giám đốc trong công tác quản lý chất lượng
hệ thống của Công ty theo tiêu chuẩn, tổ chức thử nghiệm, kiểm định sản phẩm theo quy
định.
- Các Công ty trực thuộc Công ty, công ty
Thực hiện các định hướng, kế hoạch kinh doanh của Cơng ty đặt ra.
2.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp
Hiên nay, Các phòng ban, bộ phận thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác nhau
trong công ty nhưng sự liên kết là tiên quyết và không thể thiếu được. Các mối quan hệ
giữa các bộ phận trong hệ thống quản lí doanh nghiệp hoạt động độc lập với nhau. Mỗi bộ
phận đều có chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng thống nhất với nhau.
Cơ cấu tổ chức tại đơn vị có sự hợp lý, phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của
các phòng ban và các phân xưởng. Điều này đã tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất của
Công ty ngày càng phát triển, đời sống của cán bộ công nhân viên tại đơn vị ngày càng
được cải thiện và thu nhập của công nhân viên luôn ổn định và đạt mức cao.

15



2.3 Công nghệ sản xuất - kinh doanh
2.3.1 Dây chuyền sản xuất sản phẩm & kinh doanh dịch vụ
a) Vẽ sơ đồ dây chuyền sản xuất - kinh doanh
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất phân bón

b) Thuyết minh sơ đồ dây chuyền
Bước 1: Xử lý sơ bộ
Chất thải chăn nuôi được tập trung thu gom lại và xử lý trước khi ủ để điều chỉnh
độ ẩm, pH, kích thước nguyên liệu cho phù hợp với quá trình ủ.

16


- Điều chỉnh độ ẩm: Sử dụng máy ép để loại bỏ nước sao cho độ ẩm của nguyên liệu đạt
<50%. Chất thải chăn nuôi dạng rắn sau khi ép loại bỏ nước cần đánh tơi trước khi xử lý.
Có thể trộn với chất độn như than bùn, hoặc mùn cưa hoặc trấu hoặc phế phụ phẩm nông
nghiệp theo tỷ lệ phù hợp để đạt độ ẩm theo yêu cầu.
- Điều chỉnh pH: Dùng vôi bột hoặc nước vôi (tùy vào độ ẩm ban đầu của chất thải chăn
nuôi) để điều chỉnh pH của nguyên liệu (pH đạt 6,5 -7,0).
- Làm giảm kích thước: Kích thước của chất thải chăn nuôi và một số chất độn thường
không đồng đều nên trước khi ủ cần làm nhỏ bằng cào, cuốc hoặc bừa, …
Bước 2: Phối trộn
- Pha trộn rỉ đường, đạm urê, kali clorua vào nước, khuấy đều. Dung dịch thu được gọi là
dung dịch dinh dưỡng.
- Trộn đều nguyên liệu gồm chất thải chăn nuôi dạng rắn và supe lân bằng thiết bị
đảo trộn nguyên liệu, tưới từ từ dung dịch dinh dưỡng vào khối nguyên liệu.
- Bổ sung chế phẩm vi sinh vật; tiếp tục đảo đều bằng thiết bị đảo trộn nguyên liệu.
- Độ ẩm khối ủ sau phối trộn đạt 50 -55%.
Bước 3: Ủ

- Nguyên liệu sau khi trộn đều được chuyển đến vị trí ủ trên hệ thống băng tải.
- Tiến hành đánh luống khối ủ: Cao 0,8 -1,0 m; rộng 1,5 -2,0 m và chiều dài thích
hợp; Khơng nén chặt khối ủ, đảm bảo độ xốp trong khối ủ.
- Dùng bạt, ni lơng phủ kín bề mặt khối ủ.
Bước 4: Đảo trộn
- Hàng ngày kiểm tra nhiệt độ khối ủ. Khi nhiệt độ trong khối ủ tăng và giữ ở mức ≥60
độ C trong 3 ngày liên tục (khoảng 5 -7 ngày sau ủ), tiến hành đảo, trộn khối ủ bằng máy
xúc theo nguyên tắc từ dưới lên và từ trong ra ngoài. Bổ sung nước nếu khối ủ bị khô.

17


- Tiếp tục theo dõi nhiệt độ khối ủ và đảo trộn lần 2 tương tự như lần 1, khi nhiệt độ trong
khối ủ tăng và giữ ở mức ≥ 60 độ C trong 3 ngày liên tục (khoảng 7-10 ngày sau đảo trộn
lần 1).
Bước 5: Ủ chín
- Sau khi đảo trộn, nếu nhiệt độ khối ủ không tiếp tục tăng mà giảm dần, giữ khối ủ trong
thời gian 1 tuần để ổn định thành phần, chất lượng phân ủ. Tổng thời gian ủ đối với phân
gà là 22-25 ngày, phân lợn, phân bò là 28 -30 ngày. Lưu ý: Nguyên liệu đạt độ hoai mục
khi nhiệt độ của khối nguyên liệu cao hơn nhiệt độ môi trường tối đa 5 độ C.
Bước 6: Sấy, nghiền
- Sản phẩm cuối cùng tạo ra là phân bón hữu cơ. Trường hợp độ ẩm phân bón hữu
cơ chưa đạt theo qui định, cần tiến hành phơi hoặc sấy trên thiết bị chuyên dụng đến
độ ẩm ≤ 30%. - Nghiền, sàng (nếu cần) để tạo ra sản phẩm đồng đều, kích cỡ hạt của sản
phẩm <5,0 mm
- Sản phẩm được kiểm tra chất lượng trước khi đóng bao. Cân, đóng bao sản phẩm
với khối lượng 25, 50 kg trên thiết bị cân, đóng bao chuyên dụng. Hệ thống ủ dạng đánh
luống thổi khí cưỡng bức Trong hệ thống này, dùng thiết bị thổi không khí từ dưới lên
trên hoặc thiết bị hút khơng khí từ trên xuống đi xuyên qua đống ủ có chiều cao 1,5 -2,0
m, khí được cung cấp bằng hệ thống phân phối đều khắp khối ủ. Thời gian ủ chất thải

chăn nuôi 20 -35 ngày.
- Ủ trong thùng quay: Ủ phân hữu cơ trong thùng quay nhằm mục đích tăng tốc độ q
trình ủ phân thơng qua việc duy trì những điều kiện tốt nhất cho vi sinh vật hoạt động,
đồng thời làm giảm thiểu hoặc loại bỏ những tác động có hại đến mơi trường xung quanh.
Trong q trình hoạt động, các thùng quay có thể chuyển động quay liên tục với tốc độ 1 10 vòng/phút. Nguyên liệu trong thiết bị sẽ được trộn, xoay và thơng khí liên tục trong
quá trình ủ. Thời gian ủ khoảng 15 -20 ngày.

18


- Bảo quản: Phân hữu cơ được bảo quản nơi khơ, sạch, thống mát, tránh ánh nắng trực
tiếp từ mặt trời và cách xa nơi để hoá chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật.
Sử dụng: Phân bón hữu cơ được tạo ra có thể sử dụng như một nguồn hữu cơ bón cho cây
trồng hoặc phối trộn thêm với NPK tạo thành phân bón hữu cơ khống hoặc phối trộn vi
sinh vật có ích tạo thành phân hữu cơ vi sinh.
2.3.2 Đặc điểm công nghệ sản xuất- kinh doanh
a) Đặc điểm về phương pháp sản xuất kinh doanh
Hiện nay, cơng nghệ sản xuất phân bón cơng ty đang được cải tiến dần cho ra đời nhiều
thế hệ phân bón vừa đảm bảo chất lượng, vừa an tồn với mơi trường. Công ty sử dụng
công nghệ tháp cao sản xuất phân bón
Đây cơng nghệ sản xuất phân bón hiện đại, được ứng dụng sản xuất ở nhiều nước trên
thế giới. Nguyên liệu sản xuất phân bón bao gồm: Đạm Urê, MAP, Kali trắng, CaCO3 và
các nguyên tố vi lượng khác được phối trộn với nhau. Sau đó sẽ được đưa sang tháp tạo
hạt NPK. Lúc này, các nguyên liệu được đun nóng và duy trì ở nhiệt độ nhất định, ngun
liệu chính là Urê sẽ nóng chảy hịa trộn cùng với các nguyên liệu khác và tạo thành khối
dịch gần như đồng nhất.
Sau đó, khối dịch tự động sẽ được xả xuống máy tạo hạt ly tâm. Lúc này sẽ tạo thành
các hạt dịch bắn ra rơi tự do trong khơng khí trong lịng tháp và được hệ thống quạt gió có
tốc độ cực mạnh thổi từ dưới lên làm giảm tốc độ rơi và làm khô trước khi hạt rơi xuống
sàng phân loại. Các hạt khơ và trịn sẽ từ từ rơi xuống sàng phân ly phân loại sản phẩm,

các hạt đạt yêu cầu sẽ được chuyển tiếp đến hệ thống phun bao màng chống vón cục phân
bón.
+) Hạt phân sẽ trịn đều, bóng đẹp và có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là độ đạm từ
20% trở lên, cao hơn hẳn các loại phân bón khác.

19


+) Tạo ra sản phẩm phân bón hỗn hợp hịa tan (100%) trong nước với các tỷ lệ khác nhau,
tổng hàm lượng NPK có thể lên tới 60 – 65% và sử dụng qua hệ thống tưới nhỏ giọt.
b) Đặc điểm về bố trí mặt bằng nhà xưởng, về thơng gió, ánh sáng

 Thiết kế, lắp đặt nhà xưởng và các thiết bị sản xuất:
+) Xây dựng nhà xưởng phải tuân thủ về quy định đặt nhà máy, thiết bị, nguyên vật liệu
để, thiết bị phù hợp.
+) Nền, tường, trần: cần trơn nhẵn, màu sáng, không thấm nước, không kẽ hở.
+) Trần chỉ nên cao không quá 2.7m, ngoại trừ khu vực có thiết bị có cao hơn.
+) Tiếp giáp tường nền, tiếp giáp tường tường, tiếp giáp tường trần: bo trịn lõm.
+) Tất cả các gờ tường (ví dụ: gờ tiếp giáp giữa đầu tường và vách kính) đều phải vát
chéo 45 độ.

 Hệ thống chiếu sáng (đèn): Tất cả các đèn lắp đặt đều phải có máng chụp, nên lắp âm
trần để có ánh sáng tốt nhất.
 Phương tiện rửa tay: sử dụng bồn rửa tay không vận hành bằng tay. Cần trang bị kèm
theo phương tiện làm khô tay (khăn lau dùng một lần rồi giặt lại hoặc máy sấy tay).

 Các thiết bị không di chuyển được (lắp đặt cố định):
Cần tạo khoảng cách giữa gầm thiết bị với nền xưởng tối thiểu để có thể vệ sinh được
gầm máy và phần nền xưởng ngay bên dưới máy, nếu khơng thì lắp sát trên bề mặt nền
ln.

Bố trí mặt bằng và thiết kế của nhà xưởng phải nhằm mục đích giảm tối đa nguy cơ sai
sót và đảm bảo làm vệ sinh cũng như bảo dưỡng có hiệu quả để tránh nhiễm chéo, tích tụ
bụi hoặc rác, và nói chung là bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào tới chất lượng sản phẩm.
Hệ thống ống cấp nước đi nổi, cách tường tối thiểu 3 cm (thông thường các đường ống
này được lắp trên cao, gần sát trần).
20



×