Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu mặt hàng bao bì màng mỏng sang thị trường eu của ctcp nhựa an phát xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI XUẤT KHẨU MẶT
HÀNG BAO BÌ MÀNG MỎNG SANG THỊ TRƢỜNG
EU CỦA CTCP NHỰA AN PHÁT XANH

Giáo viên hƣớng dẫn
TS. NGUYỄN BÍCH THỦY

Sinh viên thực hiện
ĐẶNG THỊ THÙY LINH
Lớp: K54E3
Mã sinh viên : 18D130169

HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Cơ hội và thách
thức khi xuất khẩu mặt hàng bao bì màng mỏng sang thị trƣờng EU của CTCP
Nhựa An Phát Xanh” một cơng trình nghiên cứu độc lập, dƣới sự hƣớng dẫn của
TS. Nguyễn Bích Thủy.
Những số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực, hồn tồn khơng sao chép
bất kỳ nguồn nào khác. Ngồi ra, trong luận văn có sử dụng một số nguồn tài liệu
tham khảo đã đƣợc trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng. Em xin hồn tồn chịu
trách nhiệm trƣớc Bộ môn, Khoa và Nhà trƣờng về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2022
Sinh viên thực hiện


Đặng Thị Thùy Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành bài khóa luận này, em đã nhận
đƣợc sự hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trƣờng, quý thầy cô và doanh nghiệp.
Trƣớc tiên em xin chân thành cảm ơn nhà trƣờng, quý thầy cô giảng viên
khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, những ngƣời đã truyền đạt kiến thức và kinh
nghiệm quý báu cho em qua những bài học bổ ích. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian
qua, TS. Nguyễn Bích Thủy. Nhờ có sự chỉ bảo tận tình, kiên nhẫn của cơ, em mới
có đƣợc hƣớng đi đúng đắn, hồn thành tốt bài khóa luận này.
Bên cạnh đó, em cũng vô cùng biết ơn ban lãnh đạo và các anh chị đồng
nghiệp trong CTCP Nhựa An Phát Xanh đã hƣớng dẫn, hỗ trợ để em có thêm đƣợc
kiến thức, kỹ năng trong q trình thực tập tại Cơng ty cũng nhƣ khi thực hiện đề tài
khóa luận này.
Do hạn chế về thời gian, trình độ, kiến thức cũng nhƣ vốn kinh nghiệm cịn ít
nên bài khóa luận này khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận đƣợc ý kiến
đóng góp, nhận xét của q thầy cơ để bài luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii

DANH MỤC HÌNH - BẢNG ................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... vii
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT
KHẨU BAO BÌ MÀNG MỎNG SANG THỊ TRƢỜNG EU ....................................1
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ...............................................................1
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...........................................................................2
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến cơ hội và thách thức ................2
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến cơ hội và thách thức khi xuất
khẩu ......................................................................................................................4
1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến cơ hội và thách thức khi xuất
khẩu nhựa và các sản phẩm nhựa sang thị trường EU ........................................5
1.3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................6
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................6
1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................7
1.3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................7
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................7
1.5. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................7
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................8
1.7. Kết cấu của khóa luận .......................................................................................8
Chƣơng 2: CƠ SỞ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO THỊ
TRƢỜNG EU..............................................................................................................9
2.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu ...............................................................................9
2.1.1.

Khái niệm xuất khẩu ...............................................................................9

2.1.2.

Các hình thức xuất khẩu chủ yếu ..........................................................10


2.1.3.

Vai trò của xuất khẩu ............................................................................12
iii


2.2. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu sang thị trƣờng EU ..........................14
2.2.1. Cơ hội đối với xuất khẩu sang thị trường EU ..........................................15
2.2.2. Thách thức đối với xuất khẩu sang thị trường EU ...................................16
2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu ............................................................17
2.3.1. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng trong nước xuất khẩu ...............................17
2.3.2. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng ngồi nước ...............................................20
2.3.3. Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - chính trị thế giới ................................21
Chƣơng 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC XUẤT
KHẨU BAO BÌ MÀNG MỎNG CỦA CTCP NHỰA AN PHÁT XANH SANG
THỊ TRƢỜNG EU ....................................................................................................22
3.1. Giới thiệu về CTCP Nhựa An Phát Xanh .......................................................22
3.1.1. Khái quát về CTCP Nhựa An Phát Xanh .................................................22
3.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Nhựa An Phát Xanh
trong giai đoạn 2019-2021 .................................................................................27
3.1.3. Tình hình hoạt động xuất khẩu bao bì màng mỏng của CTCP Nhựa An
Phát Xanh trong giai đoạn 2019-2021 ...............................................................29
3.2. Xuất khẩu của CTCP Nhựa An Phát Xanh sang thị trƣờng EU trong bối cảnh
thực thi Hiệp định EVFTA ....................................................................................31
3.2.1. Hiệp định EVFTA .....................................................................................31
3.2.2. Thực trạng xuất khẩu bao bì màng mỏng của CTCP Nhựa An Phát Xanh
sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA .........................41
3.3. Thực trạng cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu bao bì màng mỏng của
CTCP Nhựa An Phát Xanh sang EU trong bối cảnh thực thi EVFTA ..................42

3.3.1. Cơ hội .......................................................................................................42
3.3.2. Thách thức ................................................................................................50
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP ĐỂ TẬN DỤNG CƠ HỘI VÀ ĐỐI PHÓ VỚI THÁCH
THỨC TRONG XUẤT KHẨU BAO BÌ MÀNG MỎNG CỦA CTCP NHỰA AN
PHÁT XANH SANG THỊ TRƢỜNG EU ................................................................57
4.1. Định hƣớng đối với xuất khẩu của công ty trong bối cảnh thực thi Hiệp định
EVFTA...................................................................................................................57
4.1.1. Định hướng phát triển chung ...................................................................57
iv


4.1.2. Định hướng phát triển trong bối cảnh thực thi hiệp định EVFTA trong
thời gian tới ........................................................................................................58
4.2. Giải pháp để tận dụng cơ hội và đối phó thách thức trong xuất khẩu bao bì
màng mỏng của CTCP Nhựa An Phát Xanh sang thị trƣờng EU .........................59
4.3. Một số kiến nghị với các bên liên quan ..........................................................63
4.3.1. Đối với Nhà nước .....................................................................................63
4.3.2. Đối với doanh nghiệp ...............................................................................64
KẾT LUẬN ...............................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... viii

v


DANH MỤC HÌNH - BẢNG
DANH MỤC BẢNG – BIỂU
Bảng 3.1. Cơ cấu lao động tại CTCP Nhựa An Phát Xanh đến ngày 31/12/2020... 24
Bảng 3.2. Danh sách đất đai, nhà xƣởng của CTCP Nhựa An Phát Xanh .............. 25
Bảng 3.3. Cơ cấu nguồn vốn của CTCP Nhựa An Phát Xanh ................................. 26
Bảng 3.4. Tình hình tài sản CTCP Nhựa An Phát Xanh .......................................... 27

Bảng 3.5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019 – 2021 của CTCP
Nhựa An Phát Xanh ................................................................................................. 27
Bảng 3.6. Kim ngạch xuất khẩu các nhóm mặt hàng chủ yếu của CTCP Nhựa An
Phát Xanh giai đoạn 2019 – 2021 ............................................................................ 29
Bảng 3.7. Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của CTCP Nhựa An Phát Xanh giai đoạn
2019 – 2021 .............................................................................................................. 31
Bảng 3.8. Tổng hợp cam kết mở cửa của EU đối với một số nhóm hàng quan trọng
của Việt Nam............................................................................................................ 33
Bảng 3.9. Tổng hợp cam kết mở cửa của Việt Nam đối với một số nhóm hàng quan
trọng của EU ............................................................................................................ 35
Bảng 3.10. Kim ngạch xuất khẩu bao bì màng mỏng sang EU của công ty giai đoạn
2019 – 2021 .............................................................................................................. 44
Bảng 3.11. Cơ cấu sản phẩm bao bì màng mỏng xuất khẩu sang EU của công ty giai
đoạn 2019 – 2021 ..................................................................................................... 48
Bảng 3.12. Quy tắc xuất xứ đối với tất cả các sản phẩm nhựa trong Hiệp định
EVFTA ..................................................................................................................... 50
Biểu đồ 3.1. Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm của công ty giai đoạn
2019–2021 ................................................................................................................ 30
Biểu đồ 3.2. Kim ngạch xuất khẩu bao bì màng mỏng sang EU của cơng ty giai
đoạn 2019 – 2021 ..................................................................................................... 44
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của CTCP Nhựa An Phát Xanh ......................... 23

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết

Nghĩa Tiếng Anh


Nghĩa Tiếng Việt

ASEAN-China Free Trade

Hiệp định Thƣơng mại hàng hóa

Agreement

ASEAN – Trung Quốc

tắt
ACFTA

Cơng ty cổ phần

CTCP
Comprehensive and Progressive
CPTPP

Agreement for Trans-Pacific
Partnership

EVFTA
FTA

Hiệp định Đối tác Tồn diện và
Tiến bộ xun Thái Bình Dƣơng

European-Vietnam Free Trade


Hiệp định thƣơng mại tự do Liên

Agreement

minh châu Âu - Việt Nam

Free Trade Area

Hiệp định thƣơng mại tự do

GSP

Ƣu đãi đơn phƣơng

MFN

Nguyên tắc tối huệ quốc

QTXX

Quy tắc xuất xứ

R&D

Nghiên cứu và phát triển

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TTVMT

Thân thiện với môi trƣờng

UKVFTA

WTO

UK-Vietnam Free Trade

Hiệp định thƣơng mại tự do Việt

Agreement

Nam – Vƣơng quốc Anh

World Trade Organization

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

vii


Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT
KHẨU BAO BÌ MÀNG MỎNG SANG THỊ TRƢỜNG EU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ với nhiều loại
hình khác nhau, mà trong đó, phổ biến nhất là dƣới dạng các hiệp định thƣơng mại
tự do song phƣơng và đa phƣơng. Các hiệp định này tạo điều kiện về tự do thƣơng

mại, ƣu đãi thuế quan, mở cửa đến các thị trƣờng mới giúp các quốc gia và khu vực
có thể tận dụng những lợi thế và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, bên cạnh
những thách thức song hành. Khơng nằm ngồi xu hƣớng chung của thế giới, Việt
Nam cũng tham gia vào đƣờng đua hội nhập và mạnh mẽ nhất là bằng các hợp tác
song phƣơng và đa phƣơng với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới. Theo
thống kê của Trung tâm WTO và Hội nhập, tính đến tháng 01/2022, Việt Nam có
15 FTAs có hiệu lực và 2 FTAs đang đàm phán. Đặc biệt, Hiệp định Thƣơng mại tự
do Việt Nam-EU – EVFTA có hiệu lực ngày 01/08/2020 hứa hẹn sẽ là một trong
các “xung lực” cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam bởi nó mở ra nhiều ƣu đãi về
thuế và phi thuế cho Việt Nam tại thị trƣờng rộng lớn và nhiều tiềm năng nhƣ EU.
EU có một ngành cơng nghiệp nhựa rất phát triển, phục vụ sản xuất và tiêu
dùng trong khu vực, đồng thời xuất khẩu ra thế giới. Ngành công nghiệp nhựa của
EU bao gồm: nhựa nguyên liệu, nhựa thành phẩm, máy móc thiết bị sản xuất nhựa
và tái chế nhựa. Năm 2018, EU sản xuất ra 62 triệu tấn nhựa, chiếm 17% tổng nhựa
sản xuất của thế giới. Mặc dù có thế mạnh sản xuất nhựa, nhƣng EU vẫn nhập khẩu
một lƣợng lớn nhựa (cả nguyên liệu và thành phẩm) từ thế giới. Các sản phẩm thành
phẩm nhựa EU nhập khẩu chính là: nhựa bao bì, các loại ống vòi và phụ kiện, các
loại tấm phiến, màng lá. Bên cạnh đó, EU đƣợc coi là thị trƣờng xuất khẩu trọng
điểm, cũng là thị trƣờng nhiều tiềm năng đối với các sản phẩm nhựa của Việt Nam.
Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu nhựa sang EU tăng nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng
nhập khẩu nhựa từ thị trƣờng này. EU hiện là thị trƣờng xuất khẩu nhựa lớn nhất
của Việt Nam, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu nhựa của Việt Nam năm 2019
với kim ngạch xuất khẩu là 754 triệu USD, chủ yếu xuất khẩu thành phẩm là các
sản phẩm nhựa bao bì, gia dụng, các loại ống xây dựng, tấm phiến màng lá. Trong
đó, nguyên liệu nhựa xuất khẩu sang EU chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng xuất
1


khẩu nhựa sang EU của Việt Nam – 13% năm 2019. Theo Vụ Thị trƣờng châu Âu,
châu Mỹ (Bộ Công Thƣơng), đa số các mặt hàng nhựa (trƣớc thời điểm EVFTA có

hiệu lực) đang chịu thuế cơ bản 6,5%. Sau khi EVFTA có hiệu lực từ ngày
01/08/2020, nhựa là một trong các nhóm sản phẩm của Việt Nam sớm tận dụng
đƣợc các cơ hội từ Hiệp định này để tăng trƣởng xuất khẩu sang EU, cụ thể là thuế
sẽ đƣợc giảm về 0% và không áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Với tốc độ phát triển nhanh, ngành Nhựa đang đƣợc coi là một ngành năng
động trong nền kinh tế Việt Nam. Sự tăng trƣởng đó xuất phát từ thị trƣờng rộng,
tiềm năng lớn và đặc biệt là vì ngành nhựa Việt Nam mới chỉ ở bƣớc đầu của sự
phát triển so với thế giới. Tuy nhiên, để có thể đi xa, thâm nhập sâu hơn vào thị
trƣờng thế giới, mà đặc biệt là thị trƣờng trọng điểm, nhiều tiềm năng nhƣ EU thì
địi hỏi các doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất nhập khẩu, nâng cao chất lƣợng, kỹ
thuật,… và tận dụng tối đa những ƣu đãi của các hiệp định thƣơng mại. Nhận thức
đƣợc tầm quan trọng của cơ hội và thách thức của các hiệp định thƣơng mại đối với
hoạt động xuất khẩu của công ty, em đã lựa chọn đề tài “Cơ hội và thách thức khi
xuất khẩu mặt hàng bao bì màng mỏng sang thị trường EU của CTCP Nhựa An
Phát Xanh” để làm khóa văn tốt nghiệp. Em hy vọng đề tài này có thể mang lại cho
cơng ty một số đóng góp trong q trình phát triển nâng cao hoạt động xuất khẩu,
giúp công ty tận dụng hơn nữa đƣợc cơ hội cũng nhƣ đối phó đƣợc với những thách
thức của Hiệp định EVFTA khi xuất khẩu sang thị trƣờng EU.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến cơ hội và thách thức
Phan Văn Tân, Ngô Đức Thành (2013) tiến hành nghiên cứu “Biến đổi khí
hậu ở Việt Nam: Một số kết quả nghiên cứu, thách thức và cơ hội trong hội nhập
quốc tế” đã trình bày một số biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong các
thập kỷ qua, xu thế biến đổi trong tƣơng lai cũng nhƣ một số bằng chứng và khả
năng tác động tiềm ẩn của nó. Bên cạnh các yếu tố nhƣ lƣợng mƣa, nhiệt độ, tốc độ
gió, v.v… bài báo cũng chỉ ra một số kết quả về sự biến đổi của các hiện tƣợng khí
hậu cực đoan nhƣ mƣa lớn, nắng nóng, rét đậm, rét hại, hạn hán, hoạt động của
xốy thuận nhiệt đới,… Từ đó, báo cáo cũng đề cập đến vấn đề hợp tác và hội nhập
quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu biến đổi khí hậu và xây dựng các kịch bản biến
2



đổi khí hậu cho Việt Nam, phục vụ chiến lƣợc và kế hoạch ứng phó hiệu quả với
biến đổi khí hậu, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội - môi trƣờng.
Nghiên cứu “M&A trong thương mại điện tử - cơ hội và thách thức cho hệ
sinh thái thương mại điện tử của Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hồng Quân
(2018) đã tổng hợp lý thuyết về hệ sinh thái TMĐT, thống kê, phân tích tình hình
M&A trong lĩnh vực TMĐT của các thƣơng hiệu Việt Nam sở hữu (trong khoảng 5
năm gần đây) đặt trong bối cảnh M&A xuyên biên giới (thƣơng vụ M&A nƣớc
ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nƣớc ngoài) để thấy rõ những cơ hội và thách
thức đặt ra cho hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam trong thời gian tới nhằm đƣa ra
một số kiến nghị để thiết lập hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam và tạo dựng một nền
tảng vững chắc cho TMĐT của Việt Nam trƣớc bối cảnh cuộc Cách mạng Công
nghiệp 4.0.
Nghiên cứu “Cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng 4.0 trong lĩnh vực
văn hóa” của tác giả Nguyễn Văn Cƣơng (2018) đã nhận diện bản chất Cách mạng
Công nghiệp 4.0 để tiếp cận và có giải pháp phù hợp trƣớc cơ hội và thách thức mà
Cách mạng Công nghiệp 4.0 đặt ra là vấn đề cấp bách cần nghiên cứu đối với ngành
văn hóa và Trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội.
Nguyễn Thị Nhung (2020) thông qua nghiên cứu “Đầu tư xanh - cơ hội và
thách thức” đƣa ra các quyết định đầu tƣ dựa trên các tiêu chí bảo vệ mơi trƣờng
nhằm tác động tích cực đến mơi trƣờng, và tạo ra một khoản lợi nhuận tài chính
nhất định đối với các khoản đầu tƣ đƣợc thực hiện. Nghiên cứu chỉ ra các cơ hội
phát triển của đầu tƣ xanh và nhƣng thách thức mà các chủ thể tham gia đầu tƣ xanh
sẽ phải đối mặt. Ngoài ra, bài viết nhấn mạnh vai trị của Chính phủ trong việc đẩy
mạnh hoạt động đầu tƣ xanh tại các quốc gia.
Nghiên cứu “Căng thẳng thương mại Mỹ-Ttrung, cơ hội và thách thức đối
với nền kinh tế Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Lệ Quyên (2021) đi sâu giải
quyết các mục tiêu cụ thể nhƣ sau: phân tích đƣợc nguyên nhân và diễn biến của
những căng thẳng trong thƣơng mại giữa Mỹ và Trung Quốc; phân tích những điểm

mạnh, những hạn chế cịn tồn tại của nền kinh tế Việt Nam, từ đó đánh giá các cơ
hội và thách thức mà nền kinh tế phải đối mặt từ cuộc chiến này; đề xuất những giải

3


pháp để chính phủ và doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế
những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt.
TS. Nguyễn Hoàng Tố Loan (2021) đã thực hiện nghiên cứu “Con đường
chuyển đổi số trong kiểm toán: cơ hội và thách thức”. Bài viết trình bày nhu cầu
của chuyển đổi số đối với xã hội Việt Nam nói chung và với ngành nghề kiểm tốn
nói riêng; phân tích thực trạng về quá chuyển đổi số cũng nhƣ ảnh hƣởng của
chuyển đổi số trong nghề nghiệp kiểm toán với tiêu biểu và tiên phong là kiểm toán
độc lập. Tiếp theo, các tác giả đánh giá các cơ hội cũng nhƣ thách thức của chuyển
đổi số trong trong lĩnh vực kiểm toán hiện nay đồng thời đƣa ra các kiến nghị trong
quá trình xây dựng chiến lƣợc chuyển đổi số trong kiểm tốn.
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến cơ hội và thách thức khi xuất
khẩu
Nghiên cứu “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thép sang
thị trường EU của Công ty TNHH Tiến Đạt trong bối cảnh thực thi Hiệp định
EVFTA” của tác giả Trần Đức Lâm (2020) đã chỉ ra đặc điểm thị trƣờng mặt hàng
nhập khẩu, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty, những cơ hội và thách
thức của công ty khi xuất khẩu mặt hàng thép trong bối cảnh thực thi Hiệp định
EVFTA và đƣa ra đƣợc những giải pháp mang tính chân thực. Tuy nhiên, nghiên
cứu chƣa nêu đƣợc những đặc điểm của thị trƣờng một cách cụ thể, sự phát triển và
tầm quan trọng của thị trƣờng, những giải pháp đƣợc đƣa ra cũng chƣa đi thẳng vào
việc giải quyết những thách thức thực tế công ty đang đối mặt.
Bài nghiên cứu “CPTPP - Tác động đến xuất khẩu gạo, cơ hội và thách
thức đặt ra tới các nước trong khn khổ hiệp định” của tác giả Lê Hồng Ngân
(2020) đã phân tích tác động của Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái

Bình dƣơng đối với mặt hàng gạo sang các nƣớc trong khuôn khổ 11 nƣớc, để thấy
đƣợc những cơ hội có thể nắm bặt và tận dụng. Đồng thời chỉ ra những mặt còn tồn
tại, những thách thức đối mặt tiềm ẩn của hiệp định này mang lại. Qua đó đƣa ra
kiến nghị và giải pháp nhằm tận dụng những cơ hội cũng nhƣ hạn chế tác động tiêu
cực trong quá trình hội nhập.
TS. Trƣơng Thu Hà (2021) thực hiện nghiên cứu “EVFTA và nông sản Việt
Nam xuất khẩu: Thách thức, cơ hội và giải pháp” đã đánh giá những cơ hội và
4


thách thức của xuất khẩu nông sản vào EU khi tham gia EVFTA. Từ đó, tác giả đƣa
ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tận dụng những cơ hội do EVFTA
mang lại.
Nghiên cứu “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang Anh sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Vương quốc
Anh được ký kết” tác giả Hà Văn Hội (2021) đã phân tích những cơ hội và thách
thức mới sau khi UKVFTA có hiệu lực. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Vƣơng quốc Anh trong thời
gian tới.
1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến cơ hội và thách thức khi xuất
khẩu nhựa và các sản phẩm nhựa sang thị trường EU
Nguyễn Thùy Dƣơng (2017) đã thực hiện nghiên cứu “Giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH
sản xuất nhựa Việt Nhật” nhằm nêu bật tầm quan trọng của thị trƣờng Nhật Bản
đối với hoạt động xuất khẩu nhựa của Công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật,
cũng nhƣ những thành công và hạn chế, thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất
khẩu mặt hàng đó sang thị trƣờng Nhật Bản đầy tiềm năng. Bên cạnh đó, tác giả
cũng đề xuất các giải pháp cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nhựa của Công ty
trong giai đoạn 2017 - 2020.
Nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu các sản phẩm từ

plastic sang thị trường Bắc Mỹ tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại sản xuất
bao bì Tuấn Ngọc” của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Anh (2018) đã trình bày thực
trạng xuất khẩu và các biện pháp mà Công ty đã thực hiện để nâng cao hiệu quả
xuất các sản phẩm plastic. Từ đó, tác giả tiến hành đánh giá khả năng xuất khẩu của
Công ty và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
Nghiên cứu “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt nhựa sang thị
trường Châu Âu của CTCP sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú” của
tác giả Nguyễn Thủy Tiên (2018) đã hệ thống những vấn đề lý luận về xuất khẩu
mặt hàng hạt nhựa tái sinh; phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa tái
sinh sang thị trƣờng EU của CTCP sản xuất đầu tƣ thƣơng mại quốc tế Minh Phú

5


giai đoạn 2014 – 2017. Từ đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
mặt hàng hạt nhựa tái sinh sang thị trƣờng EU Công ty.
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh (2021) đã thực hiện nghiên cứu “Cơ hội và
thách thức nhập khẩu nguyên liệu sản xuất các sản phẩm từ nhựa từ thị trường
Trung Quốc của Công ty TNHH vật tư điện tử Yunqing Việt Nam trong bối cảnh
thực thi Hiệp định ACFTA” nhằm tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi nhập
khẩu nguyên liệu sản xuất từ nhựa từ Trung Quốc về Việt Nam trong bối cảnh thực
thi ACFTA tại Việt Nam với thực tế là Công ty TNHH vật tƣ điện tử Yunqing Việt
Nam. Nghiên cứu đã hệ thống cơ sở lý thuyết về nhập khẩu nguyên liệu sản xuất từ
nhựa trong bối cảnh hiệp định ACFTA, trình bày thực trạng nhập khẩu nguyên liệu
sản xuất từ nhựa của Công ty TNHH vật tƣ điện tử Yunqing Việt Nam trong bối
cảnh thực thi ACFTA. Từ đây, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để tận dụng cơ
hội và đối phó với thách thức nhập khẩu nhựa nguyên liệu sản xuất của Công ty
trong bối cảnh thực thi Hiệp định ACFTA.
Xét riêng các nghiên cứu ở Việt Nam, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về cơ
hội và thách thức trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, từ giáo dục, đến tôn giáo, địa lý,

kinh tế,… Cũng có khơng ít đề tài nghiên cứu đến vấn đề cơ hội và thách thức trong
xuất khẩu. Các nghiên cứu này đề cập đến nhiều ngành hàng, sản phẩm khác nhau,
tuy nhiên đa số các nghiên cứu đƣợc cơng bố và có kết quả đƣợc đánh giá cao lại
nghiên cứu trên phạm vi ngành, khu vực địa lý, mà ít đề cập đến trƣờng hợp riêng
tại các doanh nghiệp. Còn nếu chỉ xét riêng về vấn đề cơ hội và thách thức đối với
xuất khẩu nhựa và các sản phẩm nhựa thì rất ít. Và hầu nhƣ chƣa có đề tài đƣợc
cơng bố nào nghiên cứu riêng về cơ hội, thách thức đối với xuất khẩu bao bì màng
mỏng. So với các nghiên cứu trƣớc, bài nghiên cứu sẽ đi sâu vào phân tích khía
cạnh xuất khẩu, những cơ hội và thách thức mà Công ty sẽ gặp phải khi xuất khẩu
sản phẩm này sang thị trƣờng EU.
1.3. Mục đích nghiên cứu
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi:
+ Doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải những cơ hội và thách thức gì khi
xuất khẩu sang thị trƣờng EU?
6


+ Những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu bao bì màng mỏng sang thị
trƣờng EU mà CTCP Nhựa An Phát Xanh sẽ gặp phải là gì?
+ Giải pháp tận dụng cơ hội và đối phó thách thức khi xuất khẩu bao bì màng
mỏng sang EU của Cơng ty?
1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hƣớng đến tập trung nghiên cứu các cơ hội và thách thức khi xuất
khẩu bao bì màng mỏng sang thị trƣờng EU, nhất là trong bối cảnh thực thi
EVFTA, với thực trạng xuất khẩu tại CTCP Nhựa An Phát Xanh.
1.3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở luận về xuất khẩu và cơ hội và thách thức khi xuất khẩu
sang thị trƣờng EU của doanh nghiệp Việt Nam
- Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu bao bì màng mỏng của CTCP Nhựa

An Phát Xanh sang thị trƣờng EU, cùng các cơ hội và thách thức mà công ty sẽ gặp
phải, đặc biệt là trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức khi
xuất khẩu bao bì màng mỏng sang thị trƣờng EU của CTCP Nhựa An Phát Xanh
trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA.
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu những lý luận về xuất khẩu, thực tiễn
cơ hội và thách thức khi xuất khẩu bao bì màng mỏng của CTCP Nhựa An Phát
Xanh sang từ thị trƣờng EU.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nội dung:
Tìm hiểu, phân tích và đánh giá cơ hội và thách thức khi xuất khẩu bao bì
màng mỏng sang thị trƣờng EU của CTCP Nhựa An Phát Xanh, nhất là trong bối
cảnh thực thi hiệp định EVFTA, từ đó đƣa ra các giải pháp phù hợp để tận dụng cơ
hội và đối phó thách thức.
 Phạm vi về không gian
Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại CTCP Nhựa An Phát Xanh, cụ thể là tại bộ
phận xuất khẩu.
 Phạm vi thời gian
7


Nghiên cứu này sử dụng các số liệu đƣợc thu thập trong khoảng thời gian từ
01/01/2018 đến 31/12/2021.
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Thu thập và tổng hợp các thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu,
Hiệp đinh EVFTA… trong các tài liệu tham khảo nhƣ sách, báo, internet, các kết
quả nghiên cứu trƣớc đó…
- Thu thập các thơng tin liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt

động xuất khẩu công ty sang thị trƣờng EU… trong các tài liệu từ văn phịng
chun mơn của CTCP Nhựa An Phát Xanh.
 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Từ các dữ liệu thu thập đƣợc qua phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, tác
giả sẽ tiến hành phân tích các dữ liệu đó thơng qua các phƣơng pháp phân tích, tổng
hợp, diễn giải và quy nạp các thơng tin từ các lý thuyết để phát hiện vấn đề và đề
xuất các hƣớng giải quyết cho đề tài, từ đó đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
1.7. Kết cấu của khóa luận
Đề tài đƣợc trình bày theo kết cấu bao gồm bốn chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI
XUẤT KHẨU BAO BÌ MÀNG MỎNG SANG THỊ TRƢỜNG EU
Chương 2: CƠ SỞ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ CƠ HỘI VÀ THÁCH
THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO THỊ
TRƢỜNG EU
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI
XUẤT KHẨU BAO BÌ MÀNG MỎNG CỦA CTCP NHỰA AN PHÁT XANH
SANG THỊ TRƢỜNG EU
Chương 4: GIẢI PHÁP ĐỂ TẬN DỤNG CƠ HỘI VÀ ĐỐI PHÓ VỚI
THÁCH THỨC XUẤT KHẨU BAO BÌ MÀNG MỎNG CỦA CTCP NHỰA AN
PHÁT XANH SANG THỊ TRƢỜNG EU

8


Chƣơng 2: CƠ SỞ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO THỊ
TRƢỜNG EU
2.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu
2.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Theo quan điểm của Đinh Thị Liên và các cộng sự (2011) trong Giáo trình

Thƣơng mại quốc tế, “Hoạt động thƣơng mại hàng hóa là lĩnh vực hoạt động xuất
hiện đầu tiên trong thƣơng mại quốc tế, phát triển khơng ngừng và vẫn là hình thức
hoạt động phổ biến và quan trọng nhất hiện nay”.
Feenstra và Taylor (2010) lại đƣa ra một định nghĩa khác về xuất khẩu trong
giáo trình Thƣơng mại quốc tế đó là: ”Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ
từ nhau. Xuất khẩu là sản phẩm đƣợc bán từ nƣớc này sang nƣớc khác”.
Theo Điều 18, Khoản 1, Luật thƣơng mại 2005 của Việt Nam, “Xuất khẩu
hàng hóa là việc hàng hoá đƣợc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đƣa vào khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật”.
Có thể định nghĩa khái niệm xuất khẩu nhƣ sau: xuất khẩu là việc một quốc
gia bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ của một
trong hai quốc gia đó hoặc của quốc gia thứ ba làm phƣơng thức thanh tốn. Mục
đích của hoạt động này là khai thác đƣợc lợi thế của từng quốc gia trong phân công
lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi thì các
quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.
Như vậy, xuất khẩu được hiểu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của
một quốc gia với phần cịn lại của thế giới thơng qua mua bán nhằm khai thác triệt
để lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Cơ sở của xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa (bao gồm
hàng hóa vơ hình và hữu hình) trong nƣớc. Cho tới khi sản xuất phát triển và việc
trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra
ngoài biên giới của các quốc gia hoặc giữa thị trƣờng nội địa và khu chế xuất.

9


2.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Căn cứ vào đặc điểm sở hữu hàng hóa trƣớc khi xuất khẩu, nguồn hàng nhập
khẩu ngƣời ta có thể chia ra thành nhiều loại hình thức xuất khẩu khác nhau: xuất

khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp; xuất khẩu ủy thác, bn bán đối lƣu, xuất
khẩu hàng hố theo nghị định thƣ, xuất khẩu tại chỗ, gia công quốc tế, tạm nhập tái
xuất. Cụ thể nhƣ sau:
 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hố và dịch vụ do chính
doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nƣớc tới khách
hàng nƣớc ngồi thơng qua các tổ chức của mình.
Trong trƣờng hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp thƣơng
mại không tự sản xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu bao gồm hai cơng đoạn: Thu
mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phƣơng trong nƣớc và đàm phán
ký kết với doanh nghiệp nƣớc ngồi, giao hàng và thanh tốn tiền hàng với đơn vị
bạn.
 Xuất khẩu ủy thác
Đây là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị xuất nhập khẩu đóng vai trò là
ngƣời trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến
hành làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu do đó nhà sản xuất và qua đó đƣợc
hƣởng một số tiền nhất định gọi là phí uỷ thác.
Hình thức này bao gồm các bƣớc sau: Ký kết hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với
đơn vị trong nƣớc; Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng bên
nƣớc ngồi; Nhận phí uy thác xuất khẩu từ đơn vị trong nƣớc.
 Bn bán đối lưu
Hình thức này là một trong những phƣơng thức giao dịch xuất khẩu trong đó
xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, ngƣời bán hàng đồng thời là ngƣời mua,
lƣợng trao đổi với nhau có giá trị tƣơng đƣơng. Trong phƣơng thức xuất khẩu này
mục tiêu là thu về một lƣợng hàng hố có giá trị tƣơng đƣơng. Vì đặc điểm này mà
phƣơng thức này cịn có tên gọi khác nhƣ xuất nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi
hàng. Buôn bán đối lƣu ra đời từ lâu trong lịch sử quan hệ hàng hoá tiền tệ, trong đó
sớm nhất là hàng đổi hàng và trao đổi bù trừ. Các loại hình bn bán đối lƣu bao
10



gồm: Nghiệp vụ hàng đổi hàng, Nghiệp vụ bù trừ, Nghiệp vụ mua đối lƣu, Nghiệp
vụ chuyển giao nghĩa vụ; Giao dịch bồi hoàn và Nghiệp vụ mua lại.
 Xuất khẩu hàng hóa theo nghị định thư
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thƣờng là để gán nợ) đƣợc ký kết theo
nghị định thƣ giữa hai Chính phủ. Đây cũng là một trong những hình thức xuất
khẩu mà doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị
trƣờng: tìm kiến bạn hàng, mặt khách khơng có sự rủi ro trong thanh tốn.
Trên thực tế hình thức xuất khẩu này chiếm tỷ trong rất nhỏ. Thông thƣờng
trong các nƣớc XHCN trƣớc đây và trong một số các quốc gia có quan hệ mật thiết
và chỉ trong một số doanh nghiệp nhà nƣớc.
 Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức kinh doanh mới nhƣng đang phát triển rộng rãi, do những
ƣu việt của nó đem lại. Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hố không cần
vƣợt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn mua đƣợc. Do vậy nhà xuất khẩu
không cần phải thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà
xuất khẩu. Mặt khác doanh nghiệp cũng khơng cần phải tiến hành các thủ tục nhƣ
thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hố… do đó giảm đƣợc chi phí khá lớn.
Trong điều kiện nền kinh tế nhƣ hiện nay xu hƣớng di cƣ tạm thời ngày càng
trở nên phổ biến mà tiêu biểu là số dân đi du lịch nƣớc ngồi tăng nên nhanh chóng.
Các doanh nghiệp có nhận thức đây là một cơ hội tốt để bắt tay với các tổ chức du
lịch để tiến hành các hoạt động cung cấp dịch vụ hàng hoá để thu ngoại tệ. Ngồi ra
doanh nghiệp cịn có thể tận dụng cơ hội này để khuếch trƣơng sản phẩm của mình
thơng qua những du khách. Mặt khác, với sự ra đời của hàng loạt khu chế xuất ở các
nƣớc thì đây cũng là một hình thức xuất khẩu có hiệu quả đƣợc các nƣớc chú trọng
hơn nữa. Việc thanh toán này cũng nhanh chóng và thuận tiện.
 Gia cơng quốc tế
Đây là một phƣơng thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận gia
công nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia
công) để chế biến ra thành phẩm giao cho bên đặt gia cơng và nhận thù lao (gọi là

phí gia công). Phƣơng thức này giúp bên đặt gia công lợi dụng về giá rẻ, nguyên
phụ liệu và nhân công của nƣớc nhận gia công. Đồng thời phƣơng thức này cũng
11


giúp bên nhận gia công giải quyết công ăn việc làm cho nhân công lao động trong
nƣớc hoặc nhập đƣợc thiết bị hay cơng nghệ mới về nƣớc mình, nhằm xây dựng
một nền công nghiệp dân tộc nhƣ Nam Triều Tiên, Thái Lan, Singapore...
 Tạm nhập tái xuất
Đây là một hình thức xuất khẩu trở ra nƣớc ngồi những hàng hoá trƣớc đây
đã nhập khẩu, chƣa qua chế biến ở nƣớc tái xuất qua hợp đồng tái xuất bao gồm
nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ đã bỏ ra
ban đầu. Hợp đồng này luôn thu hút ba nƣớc xuất khẩu, nƣớc tái xuất, và nƣớc nhập
khẩu. Vì vậy ngƣời ta gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam
giác.
Tái xuất theo đúng nghĩa của nó, trong đó hàng hố đi từ nƣớc xuất khẩu đến
nƣớc tái xuất, rồi lại đƣợc xuất khẩu từ nƣớc tái xuất sang nƣớc nhập khẩu. Ngƣợc
chiều với sự vận động của hàng hoá là sự vận động của đồng tiền đồng tiền đƣợc
xuất phát từ nƣớc nhập khẩu sang nƣớc tái xuất và nhanh chóng đƣợc chuyển sang
nƣớc xuất khẩu. Ƣu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể thu đƣợc lợi
nhuận cao mà khơng phải tổ chức sản xuất, đầu tƣ vào nhà xƣởng máy móc, thiết bị,
khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn.
Kinh doanh tái xuất địi hỏi sự nhạy bén tình hình thị trƣờng và giá cả, sự
chính xác và chặt chẽ trong các hoạt động mua bán. Do vậy khi doanh nghiệp tiến
hành xuất khẩu theo phƣơng thức này thì cần phải có đội ngũ cán bộ có chun mơn
cao.
2.1.3. Vai trị của xuất khẩu
Theo thời gian, mặc dù hoạt động xuất khẩu ngày càng diễn ra mạnh mẽ với
nhiều hình thức đa dạng khác nhau, song, chung quy hoạt động này đều nhằm mục
đích đem lại lợi ích cho cảquốc gia, doanh nghiệp xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Tuy

nhiên, trong bài nghiên cứu này, tác giả chỉ đê cập đến vai trò của xuất khẩu đối với
quốc gia và doanh nghiệp xuất khẩu.
 Đối với nền kinh tế
Thứ nhất, đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Lợi ích này mang tính vĩ mơ,
và cũng là yếu tố then chốt mà các quốc gia khuyến khích hoạt động xuất khẩu để
đảm bảo cán cân thanh tốn và tăng tích lũy và dự trữ ngoại tệ.
12


Thứ hai, tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu và tái đầu tư vào
các lĩnh vực khác. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào các khoản đầu tƣ của nƣớc
ngoài đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nhu cầu nhập
khẩu lớn nhƣ Việt Nam.
Thứ ba, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong quá trình hội nhập
vào nền kinh tế thế giới và khu vực, để tồn tại, đứng vững và phát triển, trong bối
cảnh hàng hoá các nƣớc phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với nhau và gặp phải sự
cản trở của các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nƣớc nhập khẩu đặt ra,
các nƣớc xuất khẩu phải không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành
sản phẩm… để tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho hàng hố nƣớc mình.
Thứ tư, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế nông nghiệp
sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ và dần chuyển dịch sang nền kinh tế đối
ngoại, phù hợp với xu hƣớng phát triển của kinh tế thế giới và khu vực.
Thứ năm, đóng góp không nhỏ trong việc giải quyết vấn đề công ăn, việc làm
cho người lao động. Xuất khẩu làm tăng nhu cầu về hàng hóa mà doanh nghiệp phải
cung cấp, từ đó địi hỏi các doanh nghiệp phải mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng
suất lao động,… Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng lao động cũng tăng
lên, tạo ra thu nhập chính đáng, ổn định hơn và nâng cao đời sống cho họ.
Thứ sáu, cơ sở quan trọng tạo điều kiện mở rộng và thúc đẩy các quan hệ
kinh tế đối ngoại của đất nước. Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại đã làm
cho nền kinh tế nƣớc ta gắn chặt với phân công lao động quốc tế. Thông thƣờng

hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó
thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu và sản xuất hàng hóa
thúc đẩy các quan hệ tín dụng, đầu tƣ, vận tải quốc tế… Nó chính các quan hệ kinh
tế đối ngoại lại tạo điều kiện để cho mở rộng xuất khẩu.
 Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số và lợi
nhuận bán hàng. Trong bối cảnh thị trƣờng trong nƣớc dần trở nên bão hòa, xuất
khẩu trở thành giải pháp giúp doanh nghiệp duy trì, phát triển khi mở rộng hoạt
động ra thị trƣờng quốc tế. Ngoài vấn đề lợi nhuận, xuất khẩu đồng thời sẽ tạo động
lực để các doanh nghiệp không ngừng cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch
13


vụ để có thể cạnh tranh trên thị trƣờng lớn và đa dạng hơn, với những yêu cầu, quy
định khắc nghiệt hơn.
Thứ hai, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa thị trường đầu ra của mình. Đa
dạng hóa thị trƣờng giúp doanh nghiệp tạo ra các nguồn thu nhằm ổn định luồng
tiền thanh toán cho các nhà cung cấp. Đồng thời, đa dạng hóa thị trƣờng cũng giúp
doanh nghiệp tránh phụ thuộc vào một hay một vài thị trƣờng nào đó.
Thứ ba, quảng bá thương hiệu rộng rãi, trên phạm vi thế giới. Sản phẩm
xuất khẩu không chỉ là thƣơng hiệu riêng của doanh nghiệp mà còn là một thƣơng
hiệu quốc gia xét trên thị trƣờng quốc tế. Có càng nhiều doanh nghiệp tạo tên tuổi
thì sẽ tích tiểu thành đại, dần khẳng định đƣợc vị thế của quốc gia.
Thứ tư, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp xúc, trau dồi kinh nghiệm hoạt
động, xây dựng chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế với chi phí và rủi ro
thấp nhất. Khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp
phải cạnh tranh và hợp tác với nhiều doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu. Điều này
sẽ giúp doanh nghiệp tiếp xúc đƣợc với nhiều kinh nghiệm và tƣ duy mới từ đối tác
và đối thủ, mà thị trƣờng nội địa không thể mang lại. Đây là cơ hội để doanh nghiệp
tiếp thu và phát triển tƣ duy, chiến lƣợc của mình. Những doanh nghiệp có tƣ duy

kinh doanh tốt sẽ có tầm nhìn chiến lƣợc xa, loại bỏ những thói quen xấu trong kinh
doanh để phát triển ngày một tốt hơn.
2.2. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu sang thị trƣờng EU
Đƣợc biết đến là một thị trƣờng rộng lớn với sức mua và khả năng chi trả của
ngƣời tiêu dùng lớn, EU là một thị trƣờng mà nhiều doanh nghiệp khao khát, trong
đó có cả các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, không dễ để xuất khẩu sang một
thị trƣờng lớn với sự phát triển vƣợt trội trên nhiều mặt, với các yêu cầu và đòi hỏi
cao nhƣ thế. Thực tế cho thấy, hàng hóa từ Việt Nam rất khó để đáp ứng đƣợc yêu
cầu và những chính sách khắt khe của thị trƣờng này. Do đó, có thể khẳng định,
Hiệp định thƣơng mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam EVFTA đã mở ra
nhiều cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam. Song, bên cạnh những cơ hội
to lớn vẫn luôn tồn tại những thách thức mà các doanh nghiệp Việt phải đối mặt và
vƣợt qua để có thể đẩy mạnh xuất khẩu có hiệu quả hàng hóa sang EU.

14


2.2.1. Cơ hội đối với xuất khẩu sang thị trường EU
Có thể kể đến một số cơ hội phổ biến mà EVFTA mang lại cho xuất khẩu
Việt Nam nhƣ sau:
Thứ nhất, cơ hội tăng khả năng cạnh tranh về giá. Trƣớc khi EVFTA có hiệu
lực, mặc dù EU là một trong những thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, thị
phần hàng hóa của Việt Nam tại khu vực này vẫn còn rất khiêm tốn, bởi năng lực
cạnh tranh của hàng Việt Nam (đặc biệt là năng lực cạnh tranh về giá) cịn hạn chế.
Vì vậy, nếu đƣợc xóa bỏ tới trên 99% thuế quan theo EVFTA, các DN sẽ có nhiều
cơ hội tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa khi nhập khẩu vào khu vực thị
trƣờng quan trọng này. Điều quan trọng hơn, tiếp cận thị trƣờng EU còn là bƣớc
đệm để Việt Nam tiếp cận các thị trƣờng phát triển khác.
Thứ hai, việc tiếp tục thúc đẩy thƣơng mại với các nƣớc EU sẽ là cơ hội mở
rộng thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt là đối với các sản phẩm Việt

Nam có thế mạnh. Việc có đƣợc FTA với thị trƣờng lớn nhƣ Pháp, Đức, Italy sẽ tạo
ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu.
Thứ ba, thúc đẩy quá trình cải cách thể chế, hồn thiện mơi trƣờng kinh
doanh. Tham gia EVFTA cũng nhƣ khi tham gia WTO hay các FTA trƣớc đây là
cơ hội để ta tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, trong đó có thể thể kinh tế
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, một trong ba đột phá chiến lƣợc mà Đảng
ta đã xác định.
Thứ tư, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và tham gia chuỗi cung ứng khu vực và
toàn cầu. Tham gia EVFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp khi chuỗi cung
ứng mới hình thành, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền
kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp tham gia vào các
cơng đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bƣớc sang giai đoạn phát triển
các ngành điện tử, công nghệ cao sản phẩm nông nghiệp xanh...
Thứ năm, thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trƣởng. Tham
gia EVFTA cũng hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mơ hình tăng trƣởng và cơ cấu lại
nền kinh tế của ta, đặc biệt là trong các lĩnh vực nhƣ tài chính – ngân hàng, chi tiêu
công và nông nghiệp – nông thôn.

15


Thứ sáu, tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam thu hút công nghệ
nguồn, việc kết nối với các đối tác có trình độ cơng nghệ cao nhƣ EU sẽ cũng giúp
doanh nghiệp Việt Nam liên thông với các đối tác có cơng nghề và năng lực quản lý
ở cấp độ tiến tiến nhất trên thế giới. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam
học hỏi và vƣơn lên để đáp ứng đƣợc các đòi hỏi của mơi trƣờng cạnh tranh tồn
cầu.
Thứ bảy, vấn đề việc làm, thu nhập và phát triển bền vững. Tham gia
EVFTA sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trƣởng. Theo đó, sẽ tạo thêm
nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoa đói giảm nghèo. Tăng trƣởng

kinh tế cũng giúp ta cô thêm nguồn lực để cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực và
chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, do Hiệp định EVFTA đều bao gồm cả các
cam kết về bảo vệ môi trƣờng nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thƣơng mại và thu
hút đầu tƣ sẽ đƣợc thực hiện theo cách thân thiện với môi trƣờng hơn, giúp kinh tế
Việt Nam tăng trƣởng bền vững hơn.
2.2.2. Thách thức đối với xuất khẩu sang thị trường EU
Một số thách thức tồn tại, đe dọa xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhƣ:
Thứ nhất, các yêu cầu về quy tắc xuất xứ có thể khó đáp ứng.
Thơng thƣờng hàng hóa muốn đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan theo FTA thì
nguyên liệu phải đáp ứng đƣợc một tỷ lệ về hàm lƣợng nội khối nhất định (nguyên
liệu có xuất xứ tại EU và/hoặc Việt Nam). Đây là một thách thức lớn đối với các
doanh nghiệp Việt Nam bởi nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu hiện
nay chủ yếu đƣợc nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc ASEAN và các nƣớc không thuộc
khối. Điều này đặt ra yêu cầu cho Việt Nam phải tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu
nguyên liệu mới nhƣ thị trƣờng EU,… hoặc phát triển vùng nguyên liệu nội địa.
Thứ hai, các rào cản TBT, SPS và yêu cầu của khách hàng.
EU là một thị trƣờng khó tính, khách hàng có yêu cầu cao về chất lƣợng sản
phẩm. Đồng thời, các yêu cầu bắt buộc về vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi
trƣờng.... của EU cũng rất khắt khe và khơng dễ đáp ứng. Vì vậy, dù có đƣợc hƣởng
lợi về thuế quan thì hàng hóa của Việt Nam cũng phải hoàn thiện rất nhiều về chất
lƣợng để có thể vƣợt qua đƣợc các rào cản này.
Thứ ba, nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thƣơng mại.
16


Thơng thƣờng khi rào cản thuế quan khơng cịn là công cụ hữu hiệu để bảo
vệ nữa, doanh nghiệp ở thị trƣờng nhập khẩu có xu hƣớng sử dụng nhiều hơn các
biện pháp phòng vệ thƣơng mại nhƣ chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để
bảo vệ ngành sản xuất nội địa và EU cũng là một trong những thị trƣờng có truyền
thống sử dụng các cơng cụ này nên doanh nghiệp Việt Nam có thể bị lúng túng về

mặt pháp lý.
Thứ tư, đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt.
Xuất khẩu sang thị trƣờng EU đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp và hàng
hóa Việt phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong nội khối
và các doanh nghiệp từ các thị trƣờng khác xuất khẩu sang. Trong khi, thƣơng hiệu
sản phẩm Việt Nam vẫn cịn yếu, hàng hóa Việt Nam vẫn chƣa đƣợc thị trƣờng EU
biết đến, hiệu quả của công tác quảng bá và thúc đẩy các sản phẩm chƣa cao, Việt
Nam cũng chƣa phải là quốc gia có nguồn hàng hóa chất lƣợng cao. Nhƣ vậy, dù
đƣợc hƣởng lợi thuế nhƣng nếu các doanh nghiệp Việt Nam không tự mình cải tiến,
nâng cao chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả sản xuất thì chắc chắn sẽ bị đào thải khỏi
thị trƣờng.
2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu
2.3.1. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng trong nước xuất khẩu
2.3.1.1. Nhóm các nhân tố bên ngồi doanh nghiệp
Đây là các nhân tố thuộc nội tại nƣớc xuất khẩu, có ảnh hƣởng đến hoạt động
xuất khẩu của doanh nghiệp, nhƣng khơng thuộc phạm vi kiểm sốt của doanh
nghiệp.
Thứ nhất, chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội, chính sách và pháp luật liên
quan đến hoạt động xuất khẩu của Nhà nƣớc.
Đây là nhân tố không chỉ tác động đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của
doanh nghiệp ở hiện tại, mà cịn cả trong tƣơng lai. Chính sách ngoại thƣơng của
chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi, là một trong những rủi ro lớn đối với
nhà làm kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy họ phải nắm bắt đƣợc chiến lƣợc phát triển
kinh tế của đất nƣớc để biết đƣợc xu hƣớng vận động của nền kinh tế và sự can
thiệp của Nhà nƣớc, tuân theo và hƣởng ứng nó ở hiện tại, mặt khác doanh nghiệp
phải có các kế hoạch xuất khẩu trong tƣơng lai cho phù hợp.
17



×