Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Quản trị quy trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần asc trans việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN TRỊ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG THIẾT BỊ Y
TẾ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ASC
TRANS VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. CHU TIẾN MINH

NGUYỄN THỊ THU THỦY
Lớp: K55E3
Mã sinh viên : 19D130181

HÀ NỘI – 2023


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Quản trị quy trình nhận hàng Thiết bị y tế nhập
khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam” là cơng trình
nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của ThS. Chu Tiến Minh. Các số liệu sử dụng
phân tích trong bài khóa luận có nguồn gốc rõ ràng, chính thống và đúng quy định.
Nội dung khóa luận là sản phẩm mà em nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại
Trường Đại học Thương mại và q trình thực tập tại Cơng ty Cổ phần ASC TRANS
Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và khơng có bất cứ sự sao


chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài khóa luận trước đó. Nếu phát hiện có sự sao
chép kết quả nghiên cứu của đề tài khác, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Thủy
Nguyễn Thị Thu Thủy


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài khóa luận này, em đã nhận được sự hỗ trợ,
hướng dẫn rất nhiều từ phía nhà trường, q thầy cơ và doanh nghiệp.
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thương mại đã tạo môi
trường học tập, rèn luyện tốt và cung cấp cho em những kiến thức, kỹ năng hữu ích
giúp em có thể áp dụng và thuận lợi thực hiện bài khóa luận này. Đặc biệt, em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Chu Tiến Minh – giảng viên hướng dẫn trực tiếp của
bài khóa luận. Nhờ có sự chỉ bảo tận tình, kiên nhẫn của thầy, em mới có được hướng
đi đúng đắn, hồn thành tốt bài khóa luận này.
Bên cạnh đó, em cũng gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và các anh chị đồng
nghiệp trong Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam đã hỗ trợ em có thêm kiến
thức, kỹ năng thực tế trong quá trình thực tập tại cơng ty.
Vì kiến thức bản thân cịn hạn chế, trong q trình hồn thiện bài khóa luận,
em khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ
các q thầy cơ để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ..................................................................... i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. iii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 1
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 4
1.4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 4
1.5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 4
1.5.1. Phạm vi về nội dung ............................................................................................ 4
1.5.2. Phạm vi về không gian ........................................................................................ 4
1.5.3. Phạm vi về thời gian ............................................................................................ 5
1.6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.............................................................................. 5
1.6.2. Phương pháp xử lí số liệu ................................................................................... 5
1.7. Kết cấu khóa luận .................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ........................................................................................................ 7
2.1. Khái quát về giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển ................................... 7
2.1.1. Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế ................................................. 7
2.1.2. Khái quát về nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển ............................................ 9
2.2. Khái quát về quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển .................. 11
2.2.1. Khái niệm quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển................... 11
2.2.2. Vai trị của quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển.................. 12
2.2.3. Nội dung của quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển .............. 12
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển ................................................................................................................... 17
2.3.1. Nhân tố bên trong ............................................................................................. 17
2.3.2. Nhân tố bên ngoài ............................................................................................. 19
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG THIẾT BỊ Y TẾ
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ASC TRANS VIỆT NAM
........................................................................................................................................ 24

3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam ........................................... 24
3.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam ............................... 24
3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam ......... 32


3.2. Thực trạng quản trị quy trình nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của
Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam....................................................................... 39
3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển ....... 39
3.2.2. Thực trạng tổ chức nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển .............. 41
3.2.3. Thực trạng giám sát nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển ............. 48
3.2.4. Thực trạng điều hành nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển .......... 49
3.3. Đánh giá hoạt động quản trị quy trình nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường
biển của Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam. ........................................................ 52
3.3.1. Những thành tựu đạt được ................................................................................ 52
3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại................................................................................. 55
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................................... 57
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG THIẾT BỊ Y TẾ
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ASC TRANS VIỆT NAM
........................................................................................................................................ 59
4.1. Định hướng phát triển hoạt động quản trị quy trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu
bằng đường biển của Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam ...................................... 59
4.1.1. Định hướng phát triển chung............................................................................. 59
4.1.2. Định hướng cho hoạt động quản trị quy trình nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu
bằng đường biển ........................................................................................................ 61
4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường
biển của Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam ......................................................... 62
4.2.1. Giải pháp hồn thiện quy trình nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển
................................................................................................................................. 62
4.2.2. Giải pháp về khách hàng và thị trường ............................................................... 65

4.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ............................................................... 65
4.3. Kiến nghi với các cơ quan Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền ............................... 68
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................. 74


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ 2.1

Tổ chức của giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển

13

Sơ đồ 3.1

Mơ hình tổ chức của Cơng ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam

26

Sơ đồ 3.2

Quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển của
Cơng ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam

42


BẢNG
Bảng 3.1

Cơ cấu nguồn nhân lực cơng ty giai đoạn 2020 - 2022

28

Bảng 3.2

Tình hình tài sản của công ty trong 3 năm 2020 - 2022

30

Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11

Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty trong 3
năm 2020 - 2022
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty giai đoạn 2020 2022
Cơ cấu doanh thu, lợi nhuận và chi phí Cơng ty giai đoạn 2020
- 2022
Doanh thu và tỷ trọng của hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

của Công ty giai đoạn 2020 - 2022
Kế hoạch phân cơng cơng việc trong quy trình nhận hàng thiết
bị y tế nhập khẩu
Thống kê việc lập kế hoạch nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu
bằng đường biển (2020 – 2022)
Số lượng sai sót trong khâu làm thủ tục hải quan nhận hàng thiết
bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của Cơng ty (2020 – 2022)
Tình hình thơng quan phân luồng tờ khai các lơ hàng thiết bị y
tế nhập khẩu bằng đường biển (2020 – 2022)
Tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong quá trình nhận
hàng thiết bị y tế nhập khẩu (2020 – 2022)
BIỂU ĐỒ

i

31

32

33

34

39

40

44

46


51


Biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.2

Tỷ trọng doanh thu nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển của
Cơng ty (2020 – 2022)
Tỷ trọng doanh thu theo thị trường thiết bị y tế nhập khẩu giai
đoạn 2020 - 2022

ii

35

37


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Từ viết tắt Tiếng Việt
Từ viết tắt

Nghĩa

TTBYT

Trang thiết bị y tế

BYT


Bộ Y Tế

VND

Việt Nam Đồng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

CTCP

Công ty cổ phần

TPCN

Thực phẩm chức năng

2. Từ viết tắt Tiếng Anh
Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

CFS

Certificate of Free Sale


Giấy chứng nhận lưu hành tự do

ISO

International Organization

Tổ Chức Tiêu Chuẩn Hóa Quốc

for Standardization

Tế

C/O

Certificate of Origin

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

POL

Port of Loading

Cảng xếp hàng (cảng đi)

POD

Port of Discharge

Cảng dỡ hàng


ETD

Estimated time of Departure

Ngày tàu chạy

SI

Shipping instruction

Hướng dẫn làm hàng

VGM

Verified Gross Mass

Phiếu xác nhận khối lượng toàn bộ

MSDS

Material Safety Data Sheet

Bảng chỉ dẫn an tồn hóa chất

HBL

House Bill of Lading

Vận đơn nhà


MBL

Master Bill of Lading

Vận đơn chủ

LCC

Local charges

Phụ phí tại cảng địa phương

EDO

Electronic Delivery Order

Lệnh giao hàng điện tử

AN

Arrival Notice

Giấy thông báo hàng đến
Bản kê khai hàng hóa

MANIFEST

iii



Harmonized Commondity
HS CODE

Description and Coding
System

iv

Hệ thống hài hịa mơ tả và mã
hàng hóa


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, q trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát
triển làm cho hoạt động kinh tế quốc tế nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung ngày
càng đi lên với tốc độ mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, thị trường giao nhận hàng hóa
quốc tế cũng diễn ra ngày càng sôi nổi, các doanh nghiệp đa quốc gia, doanh nghiệp
kinh doanh quốc tế cạnh tranh nhau để đạt được uy tín và vị thế lớn, hướng tới phát
triển bền vững trong tương lai. Nắm bắt được tình thế đó, các cơng ty giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu tham gia vào thị trường tương đối lớn và có xu hướng ngày càng
tăng trưởng. Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu giúp cho hoạt động thương
mại quốc tế lưu thông dễ dàng hơn, giúp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
xuất nhập khẩu tiết kiệm chi phí nhờ chun mơn hóa trong sản xuất, đặc biệt là hoạt
động nhận hàng nhập khẩu. Dịch vụ nhận hàng nhập khẩu đẩy mạnh đáng kể tốc độ
lưu chuyển của hàng hóa nhập khẩu.
Trong lĩnh vực giao nhận, nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là phương
thức phổ biến nhờ có nhiều ưu điểm hơn cả như là chuyển chở được hàng hóa có khối
lượng lớn, những tuyến đường vận chuyển xa, giúp tiết tiệm chi phí. Nghiệp vụ giao
nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là một quy trình phức tạp do phải bao gồm

nhiều mối quan hệ với nhiều bên trong các khâu như: Hãng tàu, khách hàng, hải quan,
… Do đó, các doanh nghiệp giao nhận khơng thể khơng tránh khỏi các sai sót như
hàng hóa bị hỏng hóc, chậm tiến độ, vướng mắc về thủ tục hải quan, chậm trễ trong
tồn quy trình do khả năng nguồn lực còn hạn chế. Để hoạt động giao nhận hàng hóa
phát triển tốt địi hỏi doanh nghiệp cần có cơng tác quản trị hoạt động này thật hiệu
quả, từ đó giúp cho doanh nghiệp khai thác tối đa hiệu quả sử dụng nguồn lực, nắm
bắt các cơ hội nâng cao vị thế và khả năng đối phó với các thách thức cịn gặp phải.
Cơng ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam là một trong những công ty tại Việt
Nam lựa chọn cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu là ngành
nghề kinh doanh chính của mình nhưng cũng khơng tránh khỏi những khó khăn chung
của ngành. Chính vì vậy, việc phân tích, nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản trị quy
trình nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển tại cơng ty từ đó đề xuất các

1


giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động là một vấn đề cấp thiết. Việc tiếp cận quy trình
nhận hàng nhập khẩu của cơng ty ở góc độ quản trị sẽ giúp nhìn nhận được thực trạng
một cách tổng quát, khoa học từ đó đánh giá, điều chỉnh những sai sót hiệu quả hơn
và thống nhất, giúp nâng cao năng lực quản lý của nhà quản trị.
Từ thực tiễn trên, qua q trình thực tập tại Cơng ty Cổ phần ASC TRANS
Việt Nam và dựa trên những kiến thức đã được trang bị tại trường, em xin lựa chọn
đề tài: “Quản trị quy trình nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của
Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gầ n đây, viê ̣c tâ ̣p trung nghiên cứu quy trình giao nhâ ̣n hàng
hóa xuấ t nhâ ̣p khẩ u quố c tế đang dầ n trở nên cầ n thiế t và đa da ̣ng hơn. Tra cứu tại
kho dữ liệu của Khoa Kinh tế và kinh doanh quố c tế và website tra cứu tài liê ̣u Google
Scholar có một số cơng trình nghiên cứu về quản trị quy trình giao nhận hàng hóa

xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam như:
Luận văn “Quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu vận chuyển bằng đường
biển tại công ty cổ phần giao nhận ISO” của Nguyễn Thị Hải năm 2015 khoa Thương
mại quốc tế, trường Đại học Thương mại đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị
quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển và phân tích được thực trạng
quản trị quy trình tại cơng ty Cổ phần giao nhận và từ đó tác giả đưa ra các giải pháp
nhằm hồn thiện quản trị quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu của cơng ty.
“Quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần
giao nhận vận tải KEPLER” – Khóa luận tốt nghiệp năm 2021 của Trần Thị Dung,
trường Đại học Thương mại đã tiếp cận được cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp nên
phân tích tương đối khả quan với độ chính xác cao hơn giúp người đọc có cái nhìn cụ
thể và rõ ràng về thực trạng quản trị quy trình của cơng ty và đưa ra các giải pháp
thiết thực để nâng cao nghiệp vụ giao nhận.
“Hồn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công
ty TNHH PCSC” luận văn tốt nghiệp năm 2015 của tác giả Lê Bùi Chí Hữu. Luận

2


văn đã hệ thống hóa được những lý luận cơ bản, phân tích cụ thể quy trình giao nhận
hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển, đưa ra được những đánh giá điểm mạnh, hạn
chế trong hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu và từ đó đưa ra biện pháp hoàn
thiện. Đề tài đã đi sâu vào hoạt động nhập khẩu là thế mạnh của công ty.
Luận văn “Quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu vận chuyển bằng Container
tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vnlogs” của Lê Thị Kim Oanh năm 2019 đã
phân tích được thực trạng cơng tác quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu vận chuyển
bằng container, đánh giá và đề xuất một số giải pháp khắc phục và hồn thiện quy
trình góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động. Luận văn này đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu như thống kê, mô tả, phân tích, so sánh đánh giá để góp phần tạo nên
thành công của bài nghiên cứu.

Luận văn “Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cơng ty cổ phần đại
lý hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng”, luận văn thạc sĩ năm 2018 của tác giả
Chung Ngọc Khánh. Phân tích lập luận có cơ sở, bài nghiên cứu của tác giả chỉ ra
được hoạt động xuất nhập khẩu đồng thời nêu ra được những khó khăn vướng mắc
mà cơng ty gặp phải từ đó đề xuất giải pháp và định hướng phát triển của công ty
trong tương lai. Tuy nhiên, đề tài này mới chỉ dừng lại việc nghiên cứu một cách tổng
quát hoạt động giao nhận bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu mà chưa đi sâu vào
hoạt động nào cụ thể là thế mạnh của cơng ty ví dụ như hoạt động nhận hàng nhập
khẩu hay giao nhận xuất khẩu.
Nhìn chung những đề tài nghiên cứu trên đều đã hệ thống được những sơ sở
lý luận, phân tích được thực trạng hoạt động quản trị giao nhận nói chung và đưa ra
những giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên, phần lớn các đề tài chủ yếu nghiên cứu về
quản trị quy trình giao nhận bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu, các đề tài phân tích
sâu về quản trị quy trình cụ thể là xuất hay nhập khẩu còn thiếu cụ thể về từng khía
cạnh quản trị của quy trình, cụ thể về một loại hàng hóa đặc trưng đặc biệt là trong
quy trình nhập khẩu. Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, để có một cái nhìn sâu sắc
và tồn diện việc nghiên cứu đề tài “Quản trị quy trình nhận hàng Thiết bị y tế nhập
khẩu bằng đường biển của công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam” là việc cần
thiết nên được xem xét hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trước tình

3


hình cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Ngồi việc đưa ra các cơ sở lý luận chung về quản
trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, tiếp đến phân tích sâu hơn về
thực trạng qua quan sát hoạt động thực tế của Công ty trong giai đoạn 2020 – 2022.
Qua đó, đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện quy trình nhận hàng Thiết bị
y tế nhập khẩu bằng đường biển của với định hướng trong thời gian tới.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Với mục đích quản trị quy trình nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường

biển tại Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam nên những vấn đề sau đây được coi
là những mục đích thiết thực, nền tảng cho những nghiên cứu trong bài viết:
 Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, quản
trị quy trình nhận hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị quy trình nhận
hàng của doanh nghiệp giao nhận hàng hóa vận chuyển quốc tế.
 Phân tích thực trạng nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển tại
công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam.
 Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
quản trị quy trình nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của
Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu Quản trị quy trình nhận hàng Thiết bị y
tế nhập khẩu của Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu quy trình nhận hàng nhập khẩu mặt hàng
Thiết bị y tế của công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam.
1.5.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam, cụ
thể là tại bộ phận xuất nhập khẩu.

4


1.5.3. Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu này sử dụng các số liệu được tổng hợp trong khoảng thời gian từ
năm 2020 đến năm 2022
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

- Phương pháp phỏng vấn điều tra: Thực hiện phỏng vấn với một số cán bộ,
công nhân viên, quản lý của công ty từ nhiều bộ phận khác nhau nhằm thu thập những
thơng tin đảm bảo tính khách quan của thực trạng hoạt động quản trị quy trình nhập
khẩu của công ty.
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của công ty với khách hàng,
các thủ tục pháp lý công ty thực hiện với các các bên liên quan.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Thu thập dữ liệu nội bộ tại Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam như:
Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo phòng xuất nhập
khẩu giai đoạn 2020 – 2022.
- Nguồn dữ liệu bên ngồi như: Internet, website chính thức của cơng ty
“ các kết quả nghiên cứu trước đó, …
1.6.2. Phương pháp xử lí số liệu
Phương pháp thống kê mơ tả: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô
tả để phản ánh thực trạng quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu của Công ty Cổ
phần ASC TRANS Việt Nam trong giai đoạn năm 2020 đến năm 2022.
Phương pháp phân tích: phân tích các các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đã thu
thập được để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp so sánh trên cơ sở sử dụng dãy số biến động theo thời gian, so
sánh nguồn lực công ty, số lượng cơ sở vật chất, doanh thu của cơng ty, tình hình hoạt
động nhập khẩu bằng đường biển, ... phục vụ cho đánh giá thực trạng quy trình nhận

5


hàng hóa xuất nhập khẩu của Cơng ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam trong giai
đoạn 2020 đến năm 2022
1.7. Kết cấu khóa luận
Đề tài được trình bày theo kết cấu bao gồm bốn chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển
Chương 3: Thực trạng quản trị quy trình nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu
bằng đường biển của công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động quản trị quy trình nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển
của Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam.

6


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.1. Khái quát về giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
2.1.1. Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế
2.1.1.1. Khái niệm dịch vụ giao nhận
Trong quá trình giao thương quốc tế, hoạt động giao nhận hàng hóa phục vụ
đắc lực cho quá trình xuất nhập khẩu, là khâu quan trọng trong thực hiện hợp đồng
mua bán ngoại thương. Sở dĩ như vậy là do đặc điểm của hoạt động thương mại quốc
tế là người mua và người bán ở những nước khác nhau. Sau khi hợp đồng mua bán
được ký kết, người bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng, tức là hàng hoá được vận
chuyển từ người bán sang người mua. Để cho q trình vận chuyển đó bắt đầu được,
tiếp tục được, kết thúc được, tức là hàng hoá đến được tay người mua cần phải thực
hiện hàng loạt các công việc khác nhau liên quan đến quá trình chuyên chở như đưa
hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng hoá ở dọc
đường, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận... Những cơng việc đó được gọi
là giao nhận.
Trên thế giới, theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế
(FIATA) “Giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến chuyên chở, gom
hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ

trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn
ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính
thức, mua bảo hiểm cho hàng hóa và thu tiền hay lập các chứng từ liên quan đến hàng
hóa. Dịch vụ giao nhận bao gồm có dịch vụ logistics cũng với công nghệ thông tin
hiện đại liên quan chặt chẽ đến quá trình vận tải, xếp dỡ hoặc lưu kho bãi và quản lý
chuỗi cung ứng thực tế. Những dịch vụ này có thể được cung cấp để đáp ứng với việc
áp dụng linh hoạt các dịch vụ được cung cấp”.
Từ quan điểm trên có thể rút ra rằng, dịch vụ giao nhận hàng hóa là tập hợp
các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa nhằm thực hiện
việc chuyển giao hàng hóa từ nơi người gửi hàng đến nơi người nhận hàng. Người
giao nhận với chủ hàng và người giao nhận với người vận tải ràng buộc với nhau

7


thơng qua hợp động vận tải. Người giao nhận có thể làm dịch vụ một cách trực tiếp,
thông qua đại lý hoặc thuê dịch vụ của người thứ ba khác.
2.1.1.2. Khái niệm người giao nhận
Trong thương mại quốc tế, việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến người
mua thường phải trải qua nhiều hơn một phương thức vận tải cụ thể với các thủ tục
xuất nhập khẩu liên quan. Vì vậy, người giao nhận với nhiệm vụ thu xếp tất cả những
vấn đề thủ tục và các phương thức vận tải nhằm dịch chuyển hàng hóa từ quốc gia
này đến quốc gia khác với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí và đem lại hiệu quả cao.
Có rất nhiều định nghĩa, khái niệm về người giao nhận được các tổ chức đưa
ra. Người ta thường hiểu người kinh doanh dịch vụ giao nhận hay các doanh nghiệp
giao nhận là người giao nhận.
Theo Điều 164, luật Thương mại Việt Nam 2005: “Người làm dịch vụ giao
nhận hàng hóa là thương nhận có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao
nhận hàng hóa”
Theo FIATA, “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên

chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác. Người giao
nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như
bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa”
Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho hàng,
người giao nhận chun nghiệp hay bất kì người nào khác có đăng ký kinh doanh
dịch vụ giao nhận hàng hóa. Theo luật Thương mại Việt Nam thì người làm dịch vụ
giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ
giao nhận hàng hóa.
2.1.1.3. Khái niệm nhập khẩu
Theo Điều 28, Khoản 2, Luật Thương mại 2005 của Việt Nam, “Nhập khẩu
hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật”

8


Thơng qua khái niệm trên, có thể định nghĩa khái niệm nhập khẩu là hoạt động
mua hàng hóa từ quốc gia khác để tiêu thụ nội địa hoặc nhập khẩu tái xuất nhằm bổ
sung các loại hàng hóa mà trong nước không sản xuất được hoặc không đáp ứng nhu
cầu.
2.1.2. Khái quát về nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
2.1.2.1. Khái niệm về nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là dịch vụ liên quan đến vận chuyển
và làm thủ tục để nhận hàng nhập khẩu thông qua phương thức vận chuyển đường
biển. Dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển đảm nhận toàn bộ khối
lượng kể từ khi nhận hàng từ người xuất khẩu đến khi giao hàng cho người nhập
khẩu.
2.1.2.2. Nội dung nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Người nhận hàng (người cung cấp dịch vụ nhận hàng) đứng trên danh nghĩa

của chủ hàng, nhận hàng hóa cho khách hàng của mình và đưa về nơi lưu trữ của
khách hàng hoặc lưu trữ tại cơ sở của mình và vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của
khách hàng. Người nhận hàng thông thường là các công ty cung cấp dịch vụ giao
nhận.
Hoạt động nhận hàng nhập khẩu đường biển góp phần quan trọng trong q trình
giao nhận hàng hóa từ người xuất khẩu đến tay nhà nhập khẩu, đóng vai trị hồn
thiện chuỗi cung ứng hàng hóa. Từ đó, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và lợi
ích sử dụng cho khách hàng.
Dịch vụ nhận hàng nhận khẩu bằng đường biển có tác dụng tiết kiệm, giảm chi
phí trong q trình lưu thơng phân phối hàng hóa. Dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển và các chi phí
khác phát sinh trong q trình lưu thơng. Giảm thiểu được chi phí này sẽ góp phần
khơng nhỏ làm cho giá cả hàng hóa giảm xuống mang lại nhiều lợi ích cho khách
hàng và tăng yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp.
 Ưu điểm, nhược điểm của nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển.
- Ưu điểm:

9


Năng lực chuyên chở lớn hơn các phương thức vận chuyển khác nhờ hai yếu
tố. Một là, năng lực chuyên chở của công cụ vận tải biển không bị hạn chế như các
công cụ vận tải khác. Trong cùng một chuyến đường biển có thể tổ chức chạy nhiều
chuyến tàu trong cùng một thời gian. Hai là, trọng tải biển rất lớn và vẫn có xu hướng
tăng lên với tất cả các nhóm tàu nhờ các biến bộ khoa học kỹ thuật.
Giá thành vận chuyển thấp. Giá thành vận chuyển đường biển chỉ cao hơn vận
tải đường ống và thấp hơn nhiều so với các phương thức vận chuyển khác. Nguyên
nhân chủ yếu là do trọng tải tàu biển lớn, cự li chuyên chở trung bình dài, năng suất
lao động cao.
Các tuyến đường vận chuyển biển hầu hết là những tuyến đường giao thông

tự nhiên. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giá thành vận tải đường biển
thấp hơn các phương thức vận chuyển khác.
- Nhược điểm:
Vận chuyển đường biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Vì là nhận
hàng nhập khẩu bằng đường biển nên quá trình này phụ thuộc vào mơi trường hoạt
động, thời tiết, điều kiện trên mặt biển ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyên chở.
Những rủi ro về thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển sẽ gây ra những tổn thất lớn cho
tàu, hàng hóa và sinh mạng con người.
Tốc độ vận chuyển của tàu biển còn thấp. Tốc độ của một tàu chở hàng bình
thường thấp hơn só với tốc độ của các phương tiện giao thông khác. Việc gia tăng
thêm tốc độ vượt qua ngưỡng này đòi hỏi tiêu hao một năng lượng lớn hơn nhiều và
không đảm bảo tính kinh tế.
2.1.2.3. Đặc điểm hàng Thiết bị y tế
- Khái niệm: Trang thiết bị y tế được định nghĩa trong khoản 1 Điều 2 Nghị định
98/2021/NĐ – CP cụ thể như sau:
Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, vật tư cấy ghép, dụng cụ, vật liệu, thuốc thử
và chất hiệu invitro, phần mềm (software) đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:

10


a) Được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu
trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích
sau đây:
- Chuẩn đốn, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù
đắp tổn thương, chấn thương;
- Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;
- Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
- Kiểm sốt sự thụ thai;
- Khử khuẩn trang thiết bị y tế;

- Cung cấp thơng tin cho việc chuẩn đốn, theo dõi, điều trị thông qua biện
pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.
b) Khơng sử dụng cơ chế dược lý, miễn dịch hoặc chuyển hóa trong hoặc trên cơ
thể người hoặc nếu có sử dụng các cơ chế này thì chỉ mang tính chất hỗ trợ để
đạt mục đích quy định tại điểm a khoản này.
- Phân loại: Theo Điều 4 Chương II Nghị định 98/2021/NĐ – CP về phân loại trang
thiết bị y tế: Trang thiết bị y tế được phân làm 4 loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn
liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó:
1. Trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị có mức độ rủi ro thấp.
2. Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị có mức độ rủi ro trung bình
thấp.
3. Trang thiết bị y tế thuộc loại C là trang thiết bị có mức độ rủi ro trung bình
cao.
4. Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị có mức độ rủi ro cao.
2.2. Khái quát về quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
2.2.1. Khái niệm quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Theo Bài giảng “Quản trị giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế” Trường
Đại học Thương mại, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, bộ môn Quản trị tác
nghiệp thương mại quốc tế: “Quản trị quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế là việc
lập kế hoạch, tổ chức và giám sát điều hành quá trình giao nhận vận chuyển hàng hóa

11


giữa hai địa điểm (một địa điểm bốc hàng và một địa điểm dỡ hàng) tại hai quốc gia
khác nhau, có xem xét đến an tồn, hiệu quả và chi phí
Thơng qua khái niệm trên, có thể rút ra khái niệm về Quản trị quy trình nhận
hàng nhập khẩu bằng đường biển như sau:
Quản trị quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là việc lập kế
hoạch, tổ chức và giám sát điều hành quá trình nhận hàng được vận chuyển bằng

đường biển giữa hai địa điểm (cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng) tại hai quốc gia khác
nhau, có xem xét đến an tồn, hiệu quả và chí phí.
2.2.2. Vai trị của quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Việc nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển vốn là một loại hình dịch vụ mang
tính vơ hình, khó kiểm sốt, với sự phối hợp, tham gia của nhiều bên, thêm vào đó
các yếu tố quốc tế khiến cho hoạt động này lại càng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc quản
trị tốt quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển sẽ mang lại những lợi ích to
lớn đối với tất cả các chủ thể tham gia qua trình nhận hàng nhập khẩu này, cụ thể:
Đối với chủ hàng: Thực hiện tốt việc quản trị nhận hàng hóa quốc tế bằng
đưởng biển giúp cho việc thực hiện kinh doanh được thuận lợi, hàng hóa được giao
đi đúng thời hạn, đảm bảo giao hàng theo quy định của hợp đồng thu về lợi nhuận.
Đối với người giao nhận: Thực hiện tốt việc quản trị nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển giúp giao, nhận hàng hóa đúng thời hạn, đủ số lượng, đảm bảo yêu
cầu trong hợp đồng với các bên liên quan, đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Đối với người vận chuyển: Thực hiện tốt quản trị nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển giúp hoàn thành hợp đồng vận chuyển, nâng cao uy tín của doanh
nghiệp và thu được lợi nhuận.
2.2.3. Nội dung của quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
2.2.3.1. Bước 1: Lập kế hoạch nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải nói chung và dịch vụ
nhập hàng nhập khẩu bằng đường biển nói riêng là một quá trình cung ứng dịch vụ
làm việc liên quan với nhiều bên, là sự phối hợp làm việc giữa các bộ phận bên trong
và bên ngồi doanh nghiệp mà vì thế không thể không tránh khỏi những rủi ro, sự

12


phối hợp khơng ăn ý trong q trình quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển. Chính vì vậy, bước đầu tiên cũng là bước tiên quyết lập kế hoạch nhận
hàng là khâu vô cùng quan trọng để cho tồn bộ quy trình được diễn ra sn sẻ và

mang lại kết quả tốt nhất. Lập kế hoạch sẽ định hướng cho các bước hoạt động sau
của quy trình nhận hàng, xác định rõ nội dung công việc cần thực hiện và yêu cầu đối
với nội dung các công việc đó. Lập kế hoạch giúp nhà quản trị dễ dàng đưa ra các
phương án, quyết định, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển một cách tốt nhất, an
tồn tránh các rủi ro phát sinh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Lập kế hoạch giao nhận vận chuyển nhận hàng nhập khẩu được công ty xây
dựng dựa trên mối quan hệ công việc giữa chủ hàng xuất nhập khẩu, công ty giao
nhận và nhà vận tải. Nội dung kế hoạch bao gồm các vấn đề về mục tiêu về doanh số,
về thị trường, các công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, phương án về nhân
sự, phương án về chi phí, phương án về cơ sở vật chất. Liên quan đến các công việc
cần thực hiện, công ty giao nhận có thể lập kế hoạch về những nội dung sau:
Lập kế hoạch tìm kiếm và lựa chọn người vận chuyển: Trong đó bao gồm các
cơng việc như nhận thơng tin từ khách hàng, sắp xếp phương án vận chuyển, xây
dựng và gửi báo giá cho khách hàng.
Lập kế hoạch tổ chứ vận chuyển hàng hóa quốc tế: Trong đó bao gồm các công
việc nhận thông tin về nhu cầu vận chuyển của khách hàng, sắp xếp phương án vận
chuyển, báo giá vận chuyển, ký hợp đồng vận chuyển.
Lập kế hoạch tổ chức nhận hàng xuất khẩu: Trong đó bao gồm các cơng việc
như nắm tình hình hàng hóa và phương tiện vận tải, chuẩn bị chứng từ nhận hàng
nhập khẩu, nhận hàng hóa tại địa điểm quy định, quyết tốn chi phí.
2.2.3.2. Bước 2: Tổ chức nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Hoạt động tổ chức nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là một chuỗi các
công việc bao gồm:
Sơ đồ 2.1: Tổ chức giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Nắm tình
hình hàng hóa
và phương
tiện vận tải

Chuẩn bị

chứng từ
nhận hàng
13
nhập khẩu

Nhận hàng
hóa tại địa
điểm quy
định

Quyết tốn
chi phí


Nguồn: Bài giảng Quản trị giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế - Đại học
Thương mại
Bước 1: Nắm tình hình hàng hóa và phương tiện vận tải
Cơng ty giao nhận cần phối hợp với nhà nhập khẩu nắm tình hình phương tiện
vận tải hoặc tiến hành lưu cước, đăng ký chuyến phương tiện vận tải
 Trường hợp đã có hợp đồng với bên chuyên chở thực tế, công ty giao nhận cần
liên lạc với hãng vận chuyển để biết lịch trình của phương tiện vận chuyển có
thay đổi gì không.
 Trường hợp cần lưu cước (Booking note) với hãng tàu chợ hoặc hãng hàng
không do nhà nhập khẩu là người chịu trách nhiệm vận chuyển quốc tế
(Incoterms nhóm E và F), công ty giao nhận thực hiện như ở phần “Tổ chức
vận chuyển hàng hóa quốc tế”
Bước 2: Chuẩn bị chứng từ nhận hàng nhập khẩu
Công ty giao nhận nhận pre – alert và bản chụp chứng từ từ đại lý nước ngoài,
in chứng từ, kiểm tra đối chiếu MBL/MAWB và HBL(s)/HAWB(s) các chi tiết có
khớp nhau khơng. Nếu có khác biệt giữa MBL/MAWB và HBL(s)/HAWB(s) thì viết

mail báo ngay cho đại lý, yêu cầu họ kiểm tra xem chi tiết trên MBL/MAWB đúng
hay HBL(s)/HAWB(s) đúng và chỉnh sửa bill để nộp Manifest. Lưu ý Place of
Delivery có thể khác nhau giữa HBL & MBL, khi đó cơng ty giao nhận sẽ phụ trách
chuyển hàng từ Place of Delivery trên MBL đến Place of Delivery trên HBL.
Trước ngày tàu đến hãng tài hoặc Co – loader sẽ gửi giấy báo hàng đến, trên
A/N mà hãng tàu hay Co – loader gửi thường có thơng báo số cước và các Local
charges phải nộp. Kiểm tra xem tiền cước Collect có khớp với Pre – alert của đại lý
không. Dựa trên A/N của hãng vận chuyển để gửi A/N cho khách hàng.
Nắm tình hình hoặc thay mặt chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu
đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng và đóng lệ phí.

14


Bước 3: Nhận hàng hóa tại địa điểm quy định
Cơng ty giao nhận phối hợp cùng người nhà nhập khẩu để thực hiện các công việc:
 Khai báo và thông quan cho hàng hóa nhập khẩu. Cơng ty giao nhận có thể
khai báo dưới tên của chủ hàng hoặc dưới tên chính mình (đại lý khai báo hải
quan). Nếu hàng hóa bị phân và luồng đỏ cần phối hợp với cán độ hải quan để
kiểm tra thực tế hàng hóa.
 Tiến hành kiểm nghiệm, giám định, nếu cần và lấy giấy chứng nhận hay biên
bản thích hợp.
 Nhận hàng nhập khẩu từ nhà vận chuyển thực tế.
Bước 4: Quyết toán chi phí
Sau khi nhận hàng hóa, cơng ty giao nhận quyết tốn chi phí với các nhà xuất
khẩu và người nhập khẩu các chi phí như cước vận chuyển (nếu có), local charge tại
đầu nhập khẩu, phí hoa hồng cho đại lý nước ngồi và các chi phí khác.
Thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và việc thống nhất gửi hóa đơn
gốc tùy thuộc và thống nhất giữa cơng ty giao nhận với các nhà xuất khẩu và người
nhập khẩu

2.2.3.3. Bước 3: Giám sát nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Là việc kiểm tra, đơn đốc, kiểm sốt tồn bộ quy trình thực hiện nhận hàng
nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty để có thể nhận được ngun vật liệu, vật tư
hàng hóa, đúng chất lượng, số lượng, đảm bảo tránh sự chậm trễ, sai sót. Hoạt động
giám sát cần thực hiện đồng thời ở những thời điểm khác nhau của tồn bộ quy trình
nhận hàng. Nhằm đảm bảo các bên thực hiện nghĩa vụ của mình gắn liền từ khi có
nhu cầu vận chuyển hàng hóa được giao cho người nhận đến thanh tốn tồn bộ chi
phí liên quan.
Kiểm tra giám sát ở các nội dung: Giám sát thuê phương tiện vận chuyển, giám
sát bản thân công ty, giám sát hành trình vận chuyển hàng hóa, giám sát các bên liên
quan giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu trong việc thu thập các thông tin liên quan

15


từ đó theo dõi tiến độ cũng như nhắc nhở các đối tác, giám sát phí vận chuyển và các
chứng từ vận tải, giám sát số lượng và chất lượng hàng hóa.
Để thực hiện giám sát có thể sử dụng các phương pháp như: Hồ sơ theo dõi,
phiếu giám sát, hay sử dụng phương pháp vi tính như dùng các phương tiện kỹ thuật,
định vị GPS để theo dõi lịch trình.
2.2.3.4. Bước 4: Điều hành nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Điều hành q trình vận chuyển hàng hóa là tất cả các quyết định cần phải đề ra
để giải quyết những vấn đề khơng tính trước được hoặc khơng giải quyết được một
cách đầy đru trong thời gian xây dựng hợp đồng vận chuyển và do vậy không được
chuẩn bị để đưa vào các quy định và điều kiện của hợp đồng vận chuyển. Quá trình
này phải tập trung giải quyết các vấn đề sau: Chất lượng và số lượng hàng hóa, hợp
đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm, quy trình thanh tốn, khiếu nại và tranh chấp.
 Chất lượng và số lượng hàng hóa: Trong q trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển không thể tránh khỏi những rủi ro không lường trước ảnh hưởng
đến chất lượng số lượng của hàng hóa so với chất lượng ban đầu hay trong quy

định hợp đồng vận chuyển. Giải quyết các vấn đề sự thay đổi trong chất lượng
hàng hóa, sự tăng giảm, thiếu hụt mất mát hàng hóa trong quy trình và thương
lượng những khoản chi phí trong trường hợp đó.
 Hợp đồng vận chuyển: Trong hợp đồng quy định rõ những điều khoản giữa
hai bên, phải lưu ý những vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển hay dỡ
hàng.
 Hợp đồng bảo hiểm (nếu có): Thơng báo, thực hiện các thủ tục khiếu nại với
công ty bảo hiểm trong trường hợp phát sinh hàng hóa bị tổn thất.
 Khiếu nại và tranh chấp: Với vai trò là bên thứ ba giữa người bán và nhà nhập
khẩu nên công ty có nghĩa vụ nếu cần trong q trình giải quyết tranh chấp.
Cung cấp các thông tin cần thiết, giải quyết khiếu nại và tranh chấp theo đúng
hợp đồng ngoại thương.
Nhiệm vụ điều hành của của các ban lãnh đạo, khi có phát sinh trong q trình
nhận hàng, ban lãnh đạo phải nhận dạng được các vấn đề phát sinh, thu thập các thông

16


×