Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải hải bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.4 KB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ &KINH DOANH QUỐC TẾ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH GIAO
HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG
KHÔNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN
TẢI HẢI BẰNG

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

TS. PHAN THU TRANG

NGUYỄN THÚY HOA
Lớp: K55E2
Mã sinh viên : 19D130086

HÀ NỘI, 2023


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp của em với đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro
trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của Chi nhánh Công ty
TNHH thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải Hải Bằng” được tiến hành công khai dựa
trên sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ khơng nhỏ từ phía Chi nhánh công ty
TNHH thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải Hải Bằng, cùng với sự hướng dẫn và giúp
đỡ nhiệt tình từ giảng viên TS Phan Thu Trang.


Bài viết có sử dụng tài liệu của một số các trang web và giáo trình của khoa Kinh kế và
Kinh doanh quốc tế Trường Đại học Thương Mại. Tất cả các số liệu, thông tin trong bài
nghiên cứu đều trung thực, được trích nguồn rõ ràng, đã được xác nhận bởi Chi nhánh
công ty TNHH thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải Hải Bằng, khơng có bất cứ sự sao
chép nào tư nghiên cứu tương tự trước đó.
Tơi xin chịu trách nghiệm về cơng trình nghiên cứu của riêng mình!
Hà Nội, 27 tháng 04 năm 2023
Sinh viên

Nguyễn Thúy Hoa

1


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... 1
MỤC LỤC ........................................................................................................................... 2
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................... 6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH GIAO
HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG
TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HẢI BẰNG ....... 9
1.1.

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ................................................................. 9

1.2.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 10


1.3.

Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 12

1.4.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 12

1.5.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 13

1.6.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 13

1.6.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 13

1.6.2.

Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu ........................................................ 14

1.7.

Kết cấu đề tài ....................................................................................................... 14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH

GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CHI NHÁNH
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HẢI
BẰNG ................................................................................................................................. 16
2.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................................ 16
2.1.1. Khái niệm về nguy cơ, tổn thất, rủi ro ........................................................... 16
2.1.2. Khái niệm về giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không ...................... 17
2.1.3. Khái niệm về quản trị rủi ro trong giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng
không ........................................................................................................................... 19
2.2. Một số lý thuyết về quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng
đường hàng khơng......................................................................................................... 19
2.2.1. Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không ............................ 19
2.2.2. Nội dung quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường
hàng không ................................................................................................................. 21

2


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH GIAO
HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG CỦA CƠNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HẢI BẰNG ........................ 29
3.1. Giới thiệu về Chi nhánh công ty TNHH thương mại và dịch vụ giao nhận
vận tải Hải Bằng 3.1.1. Khái quát về Chi nhánh công ty TNHH thương mại và
dịch vụ giao nhận vận tải Hải Bằng ......................................................................... 29
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh ....................................................................................... 30
3.1.3. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................. 31
3.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh công ty TNHH
thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải Hải Bằng ................................................... 33
3.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty TNHH thương
mại và dịch vụ giao nhận vận tải Hải Bằng ............................................................. 33
3.2.2. Tình hình hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của Chi

nhánh công ty TNHH thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải Hải Bằng ......... 35
3.3. Thực trạng quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của Haba
Logistics .......................................................................................................................... 38
3.4. Thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường
hàng không của Chi nhánh công ty TNHH thương mại và dịch vụ giao nhận vận
tải Hải Bằng ................................................................................................................... 42
3.4.1. Nhận dạng rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng
khơng của Chi nhánh công ty TNHH thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải
Hải Bằng ..................................................................................................................... 42
3.4.2. Phân tích và đo lường rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng
đường hàng không của Chi nhánh Công ty TNHH thương mại và dịch vụ giao
nhận vận tải Hải Bằng ............................................................................................... 48
3.4.3. Kiểm sốt rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng
không của Chi nhánh công ty TNHH thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải
Hải Bằng. .................................................................................................................... 57
3.4.4. Tài trợ rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng
khơng của Chi nhánh công ty TNHH thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải
Hải Bằng ..................................................................................................................... 59
3.5. Đánh giá thực trạng về quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu
bằng đường hàng không của Chi nhánh công ty TNHH thương mại và dịch vụ
giao nhận vận tải Hải Bằng. ......................................................................................... 60
3.5.1. Thành công ....................................................................................................... 60
3


3.5.2. Hạn chế ............................................................................................................. 60
3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................................... 61
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỒN
THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG

MẠI VÀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HẢI BẰNG. .......................................... 63
4.1. Định hướng phát triển quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu
bằng đường hàng không của Chi nhánh công ty TNHH thương mại và dịch vụ
giao nhận vận tải Hải Bằng .......................................................................................... 63
4.1.1. Định hướng chiến lược kinh doanh của công ty đến năm 2025 .................. 63
4.1.2. Định hướng phát triển về quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất
khẩu bằng đường hàng không của Chi nhánh công ty TNHH thương mại và dịch
vụ giao nhận vận tải Hải Bằng.................................................................................. 64
4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng
xuất khẩu bằng đường hàng không của Chi nhánh công ty TNHH thương mại và
dịch vụ giao nhận vận tải Hải Bằng............................................................................. 65
4.2.1. Hoàn thiện và nâng cao năng lực nghiên cứu và nhận dạng rủi ro, dự báo
rủi ro............................................................................................................................ 65
4.2.2. Hoàn thiện các quy trình và nghiệp vụ phân tích, đo lường rủi ro ............ 66
4.2.3. Hồn thiện q trình kiểm sốt rủi ro ........................................................... 67
4.2.4. Hồn thiện cơng tác tài trợ rủi ro................................................................... 69
4.3. Một số khuyến nghị ................................................................................................ 70
4.3.1. Kiến nghị với tổng cục hải quan ..................................................................... 70
4.3.2. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước .................................................................... 70
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 74
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 75

4


LỜI CẢM ƠN
Logistics được coi là một mắt xích vơ cùng quan trọng trong nền kinhtế. Logistics phát
triển tốt sẽ giúp các doanh nghiêp tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc hiệu quả.
Ngày nay, logistics cũng là một trong những điểm mạnh, giúp phát huy lợi thế cạnh tranh

của các doanh nghiệp.
Sau thời gian học tập, trau dồi kiến thức trên ghế nhà trường, em đã có cơ hội thực tập tại
Chi nhánh công ty TNHH thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải Hải Bằng. Đây là cơ
hội để em áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế và tự mình tích lũy thêm nhiều
kinh nghiệm quý báu. Sau những nỗ lực của bản thân cùng sự giúp đỡ của mọi người, em
đã hồn thành được Khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến
những tâm huyết, tri thức mà thầy cô Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã chỉ bảo em.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tới cô Phan Thu Trang – Người đã tận tình hướng hẫn, hỗ
trợ về chun mơn và theo dõi sát sao chúng em trong quá trình làm khóa luận. Đồng
thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Chi nhánh công ty TNHH thương
mại và dịch vụ giao nhận vận tải Hải Bằng cùng với các anh, chị nhân viên đã nhiệt tình
hướng dẫn chun mơn nghiệp vụ và cung cấp đầy đủ các thông tin để đợt thực tập của
em diễn ra tốt đẹp.
Khóa luận tốt nghiệp của em được thực hiện trong khoảng thời gian hơn 4 tuần. Do giới
hạn về thời gian thực tập, phạm vi nghiên cứu rộng và năng lực còn hạn chế, dù đã rất cố
gắng, nỗ lực song khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được
hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!
Hà Nội, 27 tháng 04 năm 2023
Sinh viên
Hoa
Nguyễn Thúy Hoa
5


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

STT

Tên


Trang

1

Bảng 2.1: Bảng đo lường rủi ro dựa trên mức độ tổn thất và tần suất

25

xuất hiện
2

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh công ty TNHH thương

31

mại và dịch vụ giao nhận vận tải Hải Bằng
3

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2022

34

4

Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2022

34

5


Bảng 3.2: Doanh thu theo loại hình kinh doanh giai đoạn 2020-2022

36

6

Sơ đồ 3.2: Thực trạng quy trình giao hàng xuất khẩu đường hàng

38

khơng của Haba Logistics
7

Biểu đồ 3.2: Anh/Chị có gặp rủi ro trong quy trình giao hàng xuất

42

khẩu bằng đường hàng không?
8

Biểu đồ 3.3: Phương pháp được sử dụng để nhận dạng rủi ro trong

43

quy trình giao hàng xuất khẩu của công ty
9

Bảng 3.3: Những rủi ro thường xảy ra trong hoạt động giao hàng


44

xuất khẩu bằng đường biển của Chi nhánh Công ty TNHH thương
mại và dịch vụ giao nhận vận tải Hải Bằng
10

Bảng 3.4: Nguyên nhân và đối tượng chịu tổn thất do các rủi ro trong

49

quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của Haba
Logistics
11

Bảng 3.5: Đặc trưng của rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu
bằng đường hàng không của Haba Logistics

6

53


12

Biểu đồ 3.4: Giai đoạn thường xuất hiện rủi ro trong quy trình giao

54

hàng xuất khẩu bằng đường hàng khơng của Haba Logistics
13


Biểu đồ 3.5: Mức độ xảy ra các rủi ro trong quy trình giao hàng xuất

55

khẩu bằng đường hàng khơng của Haba Logistics
14

Hình 4.1: Quy trình quản lý rủi ro trong quy trình giao hàng xuất
khẩu bằng đường hàng không

7

67


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt
1
2
3
4
5
6
7
7
8
9
10
11

12
ALSW
13
ASEAN

Nghĩa theo tiếng nước ngoài
Manifest
Shipping advice
Delivery Receipt
Shipping document
Booking confirmation
Commercial invoice
Packing list
Pre-alert
Terminal
Airport
Handle
Destination
ALS Warehouse
Association of South East

14

C/O

Certificate Original

15

CPTPP


16

EVFTA

Comprehensive and Progressive
Agreement for Trans-Pacific
Partnership Agreement
European – Vietnam Free Trade
Agreement

17

FTA

Free Trade Agreement

18

HAWB

House Airway Bill

19

IATA

20
21
22

23
24
25
26
27

MAWB
PIC
TMQT
TNHH
USD
XK
XNK
RR

International Air Transport
Association
Master Airway Bill
Person In Charge

8

Nghĩa tiếng việt
Bản kê khai hàng hóa
Thơng báo hàng đến
Biên lai giao nhận hàng
Chứng từ giao hàng
Xác nhận đặt hàng
Hóa đơn thương mại
Phiếu đóng gói hàng hóa

Bộ chứng từ đầy đủ
Cảng
Sân bay
Làm hàng
Điểm đến
Nhà kho ALS
Hiệp hội các quốc gia
Đơng Nam Á
Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa
Hiệp định Đối tác tồn
diện và tiến bộ xun
Thái Bình Dương
Hiệp định Thương mại tự
do Việt Nam – Liên minh
Châu Âu
Hiệp định thương mại tự
do
Vận đơn hàng không thứ
cấp
Hiệp hội Vận tải hàng
không quốc tế
Vận đơn hàng không chủ
Người chịu trách nhiệm
Thương mại quốc tế
Trách nhiệm hữu hạn
Đô la Mỹ
Xuất khẩu
Xuất nhập khẩu
Rủi ro



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH GIAO
HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG
TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HẢI BẰNG
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Sự giao lưu
buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới với khối lượng hàng hóa lớn
địi hỏi thị trường hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện cho các bên.
Để đảm bảo các điều kiện đó thì doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải có những biện
pháp, chiến lược nhằm xử lý, kiểm sốt và hạn chế rủi ro xảy ra. Điều này làm cho nhu
cầu về vận tải hàng không trở nên quan trọng và thiết yếu hơn bao giờ hết. Vận tải hàng
không không chỉ đơn thuần là vận tải hành khách mà cịn thích ứng và đáp ứng với nhu
cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu nội đoạn và quốc tế.
Để vận tải hàng không ngày càng khẳng định được hiệu quả kinh tế cao cần phải
nhận diện, quản trị những rủi ro có thể xảy ra trong quy trình giao hàng xuất khẩu, từ đó
là tiền đề phát triển kinh tế phi biên giới. Trong lĩnh vực giao nhận, giao nhận hàng xuất
khẩu bằng đường hàng không không phải là phương thức có mức chi phí vận chuyển
thấp, tuy nhiên nếu là hàng hóa có giá trị cao hoặc chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian thì
đây là phương thức phù hợp nhất. Đặc biệt là trong quá tình hình dịch bệnh Covid-19,
khiến hoạt động cảng biển ở nhiều quốc gia bị đóng băng thì hoạt động xuất khẩu bằng
đường hàng không diễn ra vô cùng nhộn nhịp. Tuy nhiên, trước điều kiện kinh tế-xã hội
cùng với việc áp dụng những điều khoản Thương mại quốc tế còn nhiều hạn chế nên
không thể tránh khỏi những rủi ro trong q trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng
khơng như chậm tiến độ giao hàng, mất mát, giao sai, vướng mắc về thủ tục hải quan,...
điều này gây ra không ít tổn thất khơng đáng có cho các cơng ty.
Chi nhánh công ty TNHH thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải Hải Bằng tại Hà
Nội là một doanh nghiệp với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trên lĩnh vực giao nhận.
Tuy nhiên, những rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng khơng là
điều khơng thể tránh khỏi. Chính vì vậy, việc phân tích, nghiên cứu, đánh giá thực trạng

quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng khơng tại Chi nhánh
9


của cơng ty, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động này là điều cần thiết. Việc
tiếp cận quy trình giao hàng xuất khẩu của Chi nhánh nhưng ở góc độ quản trị sẽ giúp
nhìn nhận được thực trạng một cách tổng quát, khoa học, từ đó có thể có cách đánh giá,
điều chỉnh những sai sót hiệu quả và toàn diện hơn.
Từ thực tế trên, qua q trình thực tập tại Chi nhánh Cơng ty TNHH thương mại và
dịch vụ giao nhận vận tải Hải Bằng và dựa trên những kiến thức đã được trang bị trên
giảng đường, em xin chọn đề tài: “ Quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu
bằng đường hàng không của Chi nhánh công ty TNHH thương mại và dịch vụ giao nhận
vận tải Hải Bằng” giai đoạn 2020 – 2022 làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cuả mình.
1.2.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài cùng với thực trạng quản trị rủi ro của Chi

nhánh Công ty, em thấy rằng rủi ro mà Chi nhánh Công ty gặp phải dù nhỏ hay lớn đều
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Công ty. Khi lựa chọn đề tài này em đã tham khảo
một số khóa luận của các sinh viên khóa trước và một số đề tài liên quan như:
Liên quan đến quản trị rủi ro có đề tài:
-

Đề tài Khóa luận tốt nghiệp “Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro của Công ty Cổ phần
xây lắp Bưu điện” (Lưu Thị Phượng, Đại học Thương Mại). Đề tài trên đã phân tích
đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro và đề xuất các giải pháp để hồn thiện
quy trình quản trị rủi ro của Cơng ty.

-


Đề tài Khóa luận tốt nghiệp “Quản trị rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập
khẩu sản phẩm vách và khung bể bơi từ thị trường Áo của Công ty cổ phần Ngọc
Phương Việt” (Phạm Thị Phương Loan, Đại học Thương mại). Đề tài đã khái quát quy
trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu từ thị trường Áo, phân tích thực trạng và đề xuất
giải pháp nâng cao quá trình quản trị rủi ro trong hoạt động trên.

Liên quan đến giao nhận vận tải có các đề tài:

10


-

Đề tài Nghiên cứu khoa học “Rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu bằng đường hàng khơng và các biện pháp giảm thiểu rủi ro” (Nhóm sinh viên
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh). Nghiên cứu đề cập đến những rủi ro xảy ra
trong q trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng khơng và giải
pháp nâng cao quy trình giao nhận đã hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản, phân tích,
đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện quy trình giao nhận hàng
xuất khẩu bằng đường hàng khơng tại doanh nghiệp.

-

Đề tài Khóa luận tốt nghiệp “Quản trị rủi ro trong quá trình giao nhận hàng bằng
đường biển của Công ty Cổ phần Kinh doanh quốc tế Fingroup” (Nguyễn Thúy Hằng,
Đại học Thương Mại). Khóa luận này chỉ đề cập đến thực trạng hoạt động xuất nhập
khẩu bằng đường biển và khía cạnh chung của rủi ro và giải pháp cho các rủi ro đó
trong giao nhận hàng xuất khẩu của Công ty Cổ phần Kinh doanh quốc tế Fingroup.


-

Đề tài Luận văn “Quản trị rủi ro trong xuất khẩu hàng hóa” (Th.S Hạ Thị Thu Hải).
Luận văn đã tập trung và làm rõ được những vấn đề chính trong quản lý rủi ro trong
lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa đồng thời phân tích thực trạng quản trọ rủi ro đối với hoạt
động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ
thống quản trị rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam.

-

Đề tài Luận văn “Các giải pháp phát triển vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường hàng khơng của Vietnam Airlines” (Thâm Thúy Hà, Đại học Ngoại Thương).
Luận văn đã phân tích cụ thể những rủi ro xảy ra trong quy trình giao nhận hàng xuất
nhập khẩu bằng đường hàng không của Vietnam Airlines, đặc biệt là đo lường rủi ro
và mức độ ảnh hưởng của từng rủi ro, từ đó đưa ra những đề xuất và biện pháp khắc
phục để phát triển hoạt động vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty.
Sau khi đọc và tham khảo các cơng trình nghiên cứu trên, các cơng trình nghiên cứu

này chỉ mới dừng lại ở việc nhận dạng và đưa ra giải pháp để khắc phục hay kiểm sốt rủi
ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng khơng, song chưa đề cập đến
việc phân tích, đo lường mức độ gây thiệt hại của các rủi ro của doanh nghiệp trong quy
trình giao hàng xuất khẩu. Rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu là một vấn đề rất
11


phức tạp, khó lường trước và khó kiểm sốt được. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam gia
nhập các hiệp định thương mại và hội nhập quốc tế, hoạt động xuất khẩu giữa Việt Nam
và các nước trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, cùng với nó là việc quản trị rủi ro
trong quy trình giao hàng xuất khẩu ngày càng được chú trọng. Do đó, doanh nghiệp cần
phải quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu, đặc biệt là giao hàng xuất khẩu

bằng đường hàng không thật hiệu quả, nắm bắt được cách xử lý, ứng phó, hạn chế những
tổn thất mà các rủi ro đã, đang và có thể xảy ra trong tương lai. Trước tính cấp thiết đã
nêu trên cũng như tính không trùng lặp của đề tài, em mong muốn với đề tài: “Quản trị
rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của Chi nhánh Công
ty TNHH Thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải Hải Bằng”, trọng tâm nghiên cứu là
tiến hành đo lường và phân tích những rủi ro trong quy trình giao hàng hóa xuất khẩu
bằng đường hàng khơng. Từ đó, đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hạn chế, kiểm sốt
và phịng ngừa những rủi ro đó, giúp Cơng ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và
chất lượng dịch vụ ngày một tốt hơn.
1.3.

Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu các vấn đề sau:

-

Khái quát hệ thống các vấn đề lý thuyết cơ bản liên quan đến quản trị rủi ro, quy trình
giao hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam và đi sâu nghiên cứu quản trị rủi
ro giao hàng XNK.

-

Tìm hiểu, phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng
đường hàng không của Chi nhánh Công ty TNHH thương mại và dịch vụ giao nhận
vận tải Hải Bằng và từ đó đánh giá thực trạng nhằm nhận diện được những mặt đã đạt
được và vấn đề còn tồn tại trong quản trị rủi ro quy trình giao hàng xuất khẩu bằng
đường hàng khơng của cơng ty.

-


Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao việc quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng
xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty.

1.4.

Đối tượng nghiên cứu

12


Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng
xuất khẩu nói chung và hoạt động quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng
đường hàng khơng nói riêng, trong phạm vi của Chi nhánh Công ty TNHH thương mại và
dịch vụ giao nhận vận tải Hải Bằng.
1.5.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: đề tài nghiên cứu quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng

xuất khẩu bằng đường hàng không của Chi nhánh Công ty TNHH thương mại và dịch vụ
giao nhận vận tải Hải Bằng
Phạm vi về thời gian: đề tài nghiên cứu nghiệp vụ quy trình giao hàng xuất khẩu
bằng đường hàng khơng của Chi nhánh Công ty TNHH thương mại và dịch vụ giao nhận
vận tải Hải Bằng và lấy số liệu năm 2020 – 2022. Giải pháp cho đề tài được định hướng
trong khoảng thời gian 5 năm 2024 – 2028.
Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các rủi ro trong quá trình giao hàng
xuất khẩu bằng đường hàng không của Chi nhánh Công ty TNHH thương mại và dịch vụ
giao nhận vận tải Hải Bằng.
1.6.


Phương pháp nghiên cứu

1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: dữ liệu thứ cấp được thu thập từ phỏng vấn
trực tiếp hoặc phát phiếu hỏi (phụ lục) các anh chị trong bộ phận Air Export và bộ phận
Terminal trực thuộc phòng Air Freight Forwarding của Chi nhánh Công ty. Mẫu N = 42
(đều là nhân viên và quản lý thuộc bộ phận, trực tiếp thực hiện và chịu trách nhiệm về
hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của Chi nhánh Công ty).
Phương tháp thu thập dữ liệu thứ cấp: nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Báo
cáo tài chính, Thuyết mình báo cáo tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
Chi nhánh Công ty giai đoạn 2020-2022, các tài liệu, hợp đồng được tham khảo trong quá

13


trình thực tập tại Chi nhánh Cơng ty. Ngồi ra, còn được thu thập từ bên ngoià như các
bài viết được đăng tải trên báo và website của Chi nhánh Cơng ty.
1.6.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu
-

Phương pháp thống kê: thu thập, phân loại thông tin và số liệu, qua đó đánh giá về
thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng khơng
của Cơng ty.

-

Phương pháp phân tích: phân tích các thông tin, số liệu từ những tài liệu nội bộ của
công ty để nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thống kê từ đó
đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro của Công ty.


-

Phương pháp so sánh: lập bảng biểu thống kê, sơ đồ hình vẽ về hoạt động kinh doanh
qua các năm, từ đó chỉ ra sự khác nhau, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận qua các năm

-

Phương pháp tổng hợp: phân tích, đưa ra các nhận xét, đánh giá về thực trạng quản trị
rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng khơng của Cơng ty.
Ngồi ra, luận văn còn áp dụng các phương pháp tiếp cận duy vật biện chứng, duy

vật lịch sử, các quan điển về hội nhập kinh tế quốc tế.
1.7.

Kết cấu đề tài

Tên khóa luận: “Quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường
hàng không của Chi nhánh Công ty TNHH thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải Hải
Bằng”
Ngoài các phần Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận được chia thành
4 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng
đường hàng khơng của Chi nhánh công ty TNHH thương mại và dịch vụ giao nhận vận
tải Hải Bằng”

14


Chương 3: Phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng

đường hàng khơng của Chi nhánh Công ty TNHH thương mại và dịch vụ giao nhận vận
tải Hải Bằng
Chương 4: ĐỊnh hướng và đề xuất giải pháp quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng
xuất khẩu bằng đường hàng khơng của Chi nhánh Công ty TNHH thương mại và dịch vụ
vận tải Hải Bằng.

15


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH
GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CHI NHÁNH
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HẢI
BẰNG
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm về nguy cơ, tổn thất, rủi ro
2.1.1.1. Khái niệm về nguy cơ
Nguy cơ rủi ro là những đe dọa nguy hiểm có thể xảy ra, là hiện tượng bất lợi đối với
con người, luôn tiềm ẩn và song hành cùng các hoạt động của con người” (PGS.TS Dỗn
Kế Bơn, 2009, Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Trang 334).
Các nguy cơ có thể được phân loại theo nhiều cách. Một trong những cách này là phân
loại bằng cách chỉ ra nguồn gốc của mối nguy (phân loại theo nguồn gốc mối nguy). Một
khái niệm quan trọng trong việc xác định mối nguy theo nguồn gốc là sự hiện diện của năng
lượng được lưu trữ trong mối nguy, khi được giải phóng, có thể gây ra thiệt hại.
2.1.1.2. Khái niệm về tổn thất
“Tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản, về con người, tinh thần, sức khỏe và
sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ các rủi ro gây ra” (PGS.TS Dỗn Kế Bơn, 2009,
Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Trang 336).
Tổn thất có thể là hữu hình (tổn thất tài sản, con người, sức khỏe) và cũng có thể là
vơ hình (tinh thần, đe dọa sự nghiệp…). Tổn thất vơ hình hồn tồn có thể đo lường và quy
đổi ra thành tiền và khơng ít trong các trường hợp tổn thất vơ hình cịn lớn hơn cả tổn thất

hữu hình. Trong hoạt động thương mại quốc tế, thường chỉ đề cập đến những tổn thất hữu
hình.

2.1.1.3. Khái niệm về rủi ro
Rủi ro là những biến cố khơng chắc chắn mà con người khó có thể lường trước được.
Nếu rủi ro xảy ra có thể gây tổn thất cho con người những cũng có thể mang đến những cơ
hội khi nhìn theo khía cạnh khác.
Việc nghiên cứu rủi ro thực chất nhằm đạt được mục đích cuối cùng là hạn chế những
thiệt hại, tổn thất cho các đối tượng có liên quan. Nghĩa là việc nghiên cứu rủi ro được xem
16


xét trong những phạm vi nhất định, gắn với từng đối tượng nhất định trong từng hoạt động,
bởi vì có thể một sự kiện xảy ra là rủi ro với người này, công ty này nhưng lại là cơ hội đối
với người khác, công ty khác.
“Nguy cơ rủi ro là những đe dọa nguy hiểm có thể xảy ra, là hiện tượng bất lợi đối
với con người, luôn tiềm ẩn và song hành cùng các hoạt động của con người” (PGS.TS
Dỗn Kế Bơn, 2009, Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Trang 336).

2.1.1.4. Khái niệm về quản trị rủi ro
Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2013), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, cho rằng: “Quản
trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, tồn diện và có hệ thống nhằm nhận
dạng, kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất
lợi của rủi ro”.
Theo Giáo trình Quản trị rủi ro của PGS.TS Trần Hùng đề cập: “Quản trị rủi ro là q
trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường và đánh giá) rủi ro, xây dựng và triển hai
kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục các hậu quả của rủi ro” (PGS.TS Trần Hùng, 2017,
Giáo trình quản trị rủi ro, Trang 28).
Như vậy, có thể hiểu quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và
có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,

những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro để thực hiện được các hoạt động tác nghiệp một cách
hiệu quả, từ đó là cơ sở để thực hiện các mục tiêu dài hạn, thực hiện được sứ mạng của
doanh nghiệp mà quản trị chiến lược đã đề ra.
2.1.2. Khái niệm về giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa giữa các nước thơng qua hoạt động mua
bán. Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở những nước khác
nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiện việc giao hàng, tức là
hàng hóa được vận chuyển từ người bán sang người mua. Để cho q trình đó được bắt đầu,
tiếp tục được và kết thúc được, tức là hàng hóa đến được tay người mua cần phải thực hiện
hàng loạt những công việc khác nhau liên quan đến quá trình chuyên chở, như bao bì đóng
17


gói, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng hóa
dọc đường, dỡ hàng hóa khỏi tàu và giao cho người nhận. Tất cả những công việc trên được
gọi là dịch vụ giao nhận.
Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding Service), theo quy tắc mẫu của FIATA (Hiệp
hội giao nhận kho vận quốc tế) về dịch vụ giao nhận là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến
vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các
dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính,
mua bảo hiểm, thanh tốn, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.
Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tin học cho phép kết hợp các quá
trình sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với hoạt động vận tải có hiệu quả hơn, nhanh
chóng hơn và cũng phức tạp hơn. Nó cũng cho phép người vận tải nâng cao chất lượng dịch
vụ đối với người gửi hàng. Hoạt động giao nhận giờ đây khơng chỉ bó gọn trong việc nhận
hàng ở cảng bốc để chun chở đến cảng đích mà cịn mở rộng dịch vụ đưa hàng từ bất kì
địa điểm nào theo yêu cầu của người gửi đến tận tay người nhận.
Vận tải hàng không là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đại diện cho phương
thức vận tải tiên tiến và hiện đại, ngày càng đóng vai trị to lớn và có ảnh hưởng nghiêm
trọng trong cơng cuộc phát triển kinh tế văn hóa – xã hội, an ninh và quốc phòng của đất

nước. Tuy nhiên trong ngành vận tải hàng không cũng diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt này,
để củng cố và mở rộng thị trường vận tải hàng không, các công ty kinh doanh vận tải hàng
không đã sử dụng phương thức gom hàng để đáp ứng yêu cầu chất lượng vận tải và nhằm
hạ giá thành cước vận tải rất quan trọng và đặc biệt trong những năm gần đây là dịch vụ
giao nhận.
Do đó giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng khơng là dịch vụ liên quan đến vận
chuyển và làm các thủ tục để giao hàng xuất khẩu thông qua phương thức vận chuyển đường
hàng khơng. Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng khơng đảm nhận tồn
bộ khối lượng công việc kể từ khi nhận hàng từ người bán đến khi giao hàng cho người
mua. Hơn nữa, dịch vụ này phải chuẩn bị kiểm tra toàn bộ các chứng từ hàng hóa, kiểm tra
đối chiếu với các quy định của nó, trên cơ sở đó tư vấn cho khách hàng chuẩn bị các chứng
từ phù hợp để công việc tiến hành trôi chảy, hiệu quả.
18


Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, em chỉ xin đề cập đến dịch vụ giao nhận hàng
hóa xuất khẩu bằng đường hàng không
2.1.3. Khái niệm về quản trị rủi ro trong giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng khơng
“Quản trị rủi ro là q trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường và đánh giá)
rủi ro, xây dựng và triển khai hệ thống kiểm soát, tài trợ để khắc phục các hậu quả của rủi
ro” (PGS.TS Trần Hùng, 2017, Giáo trình Quản trị rủi ro, Trang 28).
Mục tiêu của quản trị rủi ro là tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực thơng qua việc tối
thiểu hóa những thiệt hại do rủi ro gây ra và khai thác những cơ hội từ rủi ro. Quản trị rủi
ro không chỉ đơn thuần là hoạt động thụ động, né tránh hay phòng tránh mà còn là những
hoạt động chủ động, tích cực của nhà quản trị trong cơng việc dự kiến những thiệt hại, tổn
thất có thể xảy ra và tìm cách làm giảm nhẹ hậu quả của chúng.
Quản trị rủi ro trong tác nghiệp thương mại quốc tế là hệ thống các nghiệp vụ nhằm
nhận dạng, đánh giá, đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của rủi ro trong quá trình
tiến hành các tác nghiệp thương mại quốc tế (PGS.TS Dỗn Kế Bơn, 2009, Giáo trình Quản
trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Trang 375).

Như vậy quản trị rủi ro trong tác nghiệp thương mại quốc tế không chỉ đơn thuần là
nhận dạng được rủi ro mà quan trọng hơn là phải đánh giá được mức độ nguy hiểm của ro
và đưa ra các biện pháp hạn chế tới mức thấp nhất những tổn thất do rủi ro mang đến trong
từng tác nghiệp của chuỗi tác nghiệp thương mại quốc tế từ khi lựa chọn đối tác cho đến
khi thanh toán tiền hàng và thực hiện các nghĩa vụ liên quan khác, Quản trị rủi ro trong tác
nghiệp thương mại quốc tế cần phải được tiến hành một cách đồng bộ từ xác lập kế hoạch
nhân sự đến triển khai các tác nghiệp trong từng tác nghiệp cụ thể với khả năng huy động
và tận dụng tối đa các nguồn lực cả bên trong và bên ngồi doanh nghiệp theo phương
châm :phịng ngừa” được ưu tiên trước hết.

2.2. Một số lý thuyết về quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng
đường hàng khơng
2.2.1. Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
19


Bước 1: Đàm phán và kí kết hợp đồng với khách hàng
Sau khi công ty chào giá, nếu khách hàng chấp nhận mức giá đã đưa ra thì hai bên sẽ
kí hợp đồng dịch vụ, ủy thác cho cơng ty giao nhận giao hàng và làm các thủ tục có liên
quan đến lô hàng xuất khẩu. Hai bên thương thảo để đi đến thống nhất nội dung hợp đồng
ngoại thương, trong đó có những điều khoản quan trọng về hàng hóa, điều kiện giao hàng
(Incoterms), trách nhiệm của mỗi bên.
Bước 2: Đặt booking với hãng hàng khơng
Kí hợp đồng dịch vụ xong, chủ hàng sẽ gửi Booking request để xác nhận lại thơng
tin về hàng hóa. Nhân viên của cơng ty vận chuyển sẽ gửi Booking Request đến hãng tàu
để đặt chỗ, hãng tàu sẽ gửi lại Booking để xác nhận đã giữ chỗ trên con tàu. Booking
Confirmation thể hiện những thông tin cần thiết sau: Số booking, tên tàu và số hiệu chuyến
bay, cảng xếp hàng (Port of loading), cảng dỡ hàng (Port of Discharge),...
Bước 3: Chuẩn bị hàng xuất và đóng hàng
Bước tiếp theo trong quy trình xuất khẩu hàng hóa sau khi đã có booking là lên kế

hoạch lấy hàng và đóng hàng. Sau khi có Booking Confirmation từ hãng hàng không, nhân
viên kinh doanh sẽ giao cho nhân viên giao nhận cùng với thông tin chi tiết lơ hàng xuất
khẩu, thời gian đóng hàng để nhân viên giao nhận theo dõi, nhận hàng và làm các thủ tục
cần thiết để đưa hàng vào đóng kho của từng Airline.
Bước 4: Làm thủ tục hải quan
Mở tờ khai hải quan: để có thể mở được tờ khai hải quan cần chuẩn bị đầy đủ các giấy
tờ sau: giấy giới thiệu nhân viên giao nhận, giấy tiếp nhận hồ sơ do hải quan cấp (2 bản),
tờ khai hải quan (2 bản), hợp đồng ngoại thương (bản sao), hóa đơn thương mại (invoice),
và phiếu đóng hàng (packing list).
Đăng kí tờ khai: đăng kí viên sẽ dựa và những thơng tin trên bước mở tờ khai để nhập
thơng tin và trình lãnh đạo hải quan ký để lô hàng xuất đi được thông qua. Doanh nghiệp
20


phải tiến hàng đóng phí làm thủ tục hải quan. Bộ phận hải quan sẽ ghi tên tàu bay và số
hiệu chuyến bay và số seal vào mặt sau của tờ khai (phần dành cho hải quan). Sau khi lô
hàng đã được giao cho khách thì nhận viên giao nhận phải làm thực xuất cho lô hàng, bao
gồm các giấy tờ: tờ khai hải quan (1 bản chính, 1 bản sao), commercial invoice (1 bản
chính), vận đơn đường hàng khơng (Bill tàu).
Bước 5: Giao hàng cho tàu và lấy B/L
Để kết thúc việc thông quan cho lô hàng, nhân viên giao nhận của các công ty Forward
phải cung cấp chi tiết thông tin về khách hàng và lô hàng để hãng tàu làm vận đơn. Giao
hàng cho tài sẽ được kết thúc khi công ty đã nhận được vận đơn đường hàng khơng, có thể
là bill gốc (3 bản) hoặc surrendered bill.
Bước 6: Tập hợp bộ chứng từ và thanh tốn với khách hàng
Bước cuối cùng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng khơng chính là
thanh tốn tiền hàng. Trong bước này, người làm thủ tục xuất nhập khẩu phải hồn thành
bộ chứng từ thanh tốn bao gồm: hóa đơn thương mại (Commercial invoice), phiếu đóng
gói (Packing list), vận đơn đường biển, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), và giấy chứng nhận
khử trùng,...

2.2.2. Nội dung quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng
không
2.2.2.1. Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là q trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro có
thể xảy ra trong hoạt động của tổ chức/ doanh nghiệp.
Nhận dạng rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu là quá trình xác định một cách liên
tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động giao hàng xuất khẩu của doanh
nghiệp. Dựa vào quy trình giao hàng xuất khẩu đã nêu trên và qua thực tập, khảo sát doanh
nghiệp, rủi ro trong quy trình giao hàng thường gặp nhiều nhất xảy ra ở các bước 2, bước 3
và bước 4. Tập trung vào các rủi ro trước, trong và sau khi giao hàng.
21


Cơ sở nhận dạng rủi ro: đầu tiên là nguồn rủi ro (phát sinh mối hiểm họa và mối nguy
hiểm) thường được tiếp cận từ các yếu tố môi trường hoạt động của doanh nghiệp gồm môi
trường vĩ mô (môi trường chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, tự nhiên, khoa học
công nghệ) và môi trường vi mô (đối tác, nguồn lực doanh nghiệp). Thứ hai là đối tượng
chịu rủi ro (có thể là tài sản hoặc nguồn nhân lực hoặc trách nhiệm pháp lý của doanh
nghiệp).
Một số loại rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình giao hàng xuất khẩu
bằng đường hàng không là:
-

Rủi ro xác định bối cảnh, mục tiêu: đến từ hai phía là nhân viên và kháhc hàng. Sai
thơng tin do khách hàng gửi hoặc nhân viên không check lại không kĩ càng sẽ gây ra
những rủi ro không đáng có gây ảnh hưởng đến q trình giao hàng cũng như đơn hàng
đó.

-


Rủi ro thiếu thơng tin (sản phẩm, đối tác, văn hóa, pháp luật, chính trị,...): rủi ro này
có thể đến từ khách hàng khi cung cấp thơng tin cho nhân viên bộ phận về lô hàng hoặc
khi nhân viên cung cấp thông tin lên giấy tờ hoặc đối với các cơ quan hải quan,...

-

Rủi ro trong việc handle hàng hóa tại cảng đi và cảng đến: đây là rủi ro đến từ những
lí do khách quan trong quá trình sử dụng các thiết bị chuyên dụng để nâng đỡ, chất
chồng hàng hóa, nhân viên bộ phận nên kiểm tra thêm kĩ càng trước khi sử dụng thì sẽ
giảm thiểu được những rủi ro khơng đáng có.

-

Rủi ro khi các kiện hàng bị chất xếp quá nặng lên nhau, bị đâm, bị móc do q trình
chất xếp khơng được chằng buộc kĩ càng: xảy ra trong quá trình load hàng lên máy bay,
nhân viên bất cẩn, lơ là khơng kiểm tra kĩ thì sẽ gây nên những tổn thất nghiêm trọng
về hàng hóa như hỏng hóc, vỡ,...

-

Rủi ro khi xảy ra tai nạn hàng khơng có thể khiến hàng hóa bị hư hỏng nặng hoặc nhẹ
tùy mức độ: đây là điều khơng thể tránh khỏi cũng như đốn trước được, nhưng cũng ít
khi xảy ra nhưng nếu xảy ra sẽ gây ảnh hưởng rất nặng nề cả về hàng hóa lẫn con người.

-

Rủi ro về thời tiết: tương tự với rủi ro về tai nạn hàng không, đều là những nguyên nhân
khác quan. Thời tiết xấu như bão, lốc xốy, gió mạnh,... ảnh hưởng đến q trình giao
hàng.
22



-

Rủi ro về kỹ thuật: điều này có thể là do khách quan hoặc chủ quan. Khách quan có thể
là do tác động về bên ngoài như điều kiện thời tiết,... Về chủ quan có thể là do nhân viên
kiểm tra chưa kĩ, chưa đúng quy trình,... gây ra những rủi ro ảnh hưởng đến quá trình
giao hàng.

-

Rủi ro về quy định, luật pháp của một số quốc gia: các quy định về danh mục hàng hóa
xuất khẩu thay đổi, thuế suất thay đổi, quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa thay
đổi nhưng nhân viên bộ phận chưa cập nhật kịp

-

Rủi ro về thanh toán: tỷ giá biến động, điều khoản thanh tốn khơng rõ ràng, khơng
đồng nhất về đồng tiền thanh toán...

Phương pháp nhận dạng rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng
khơng:
-

Phương pháp sơ đồ: mơ hình hóa hoạt động diễn ra trên cơ sở xây dựng một hoặc một
chuỗi các sơ đồ diễn tả các hoạt động diễn ra trong điều kiền cụ thể để nhận dạng rủi ro,
phân tích nguyên nhân, liệt kê các tổn thất tiềm năng về tài sản, về trách nhiệm pháp lý,
và về nguồn lực.

-


Thanh tra hiện trường: quan sát trực tiếp tổng thể và các hoạt động diễn ra tại đơn vi,
bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện công việc giao hàng xuất khẩu tại các địa
điểm giao nhận hàng hóa (Terminal, Airport,...). Các thông tin cần được ghi chép tỉ mỉ
để phục vụ cho việc nghiên cứu;

-

Làm việc với các bộ phận khác của doanh nghiệp: giao tiếp, trao đổi với các cá nhân
trong bộ phận chụy trách nhiệm hoặc thực hiện công việc giao hàng xuất khẩu trong
doanh nghiệp hoặc thông qua hệ thống tổ chức khơng chính thức, thơng tin được thu
thập dưới dạng văn bản hoặc bằng miệng.

-

Làm việc với bộ phận khác bên ngoài: tiếp xúc, trao đổi, bàn luận với các cá nhân, tổ
chức bên ngoài như đội Terminal, các bộ phận vận chuyển hàng nội địa, các hãng hàng
khơng,...

-

Phân tích trường hợp rủi ro đã từng xảy ra: nghiên cứu từng trường hợp, phát hiện sai
sót, những nguy cơ rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không.

23


-

Nghiên cứu số lượng tổn thất trong quá khứ: tham khảo hồ sơ được lưu trữ về các tổn

thất trong quá khứ mà có thể xảy ra trong tương lai (lặp lại rủi ro).
Việc nhận dạng rủi ro được thực hiện trong suốt quy trình giao nhận hàng xuất khẩu

của doanh nghiệp, từ giai đoạn lập kế hoạch đến khi giao hàng thàng công, kiểm tra, đánh
giá và rút kinh nghiệm. Mỗi giai đoạn đều có thể xảy ra những rủi ro khác nhau, tần suất
ảnh hưởng và mức độ gây thiệt hại của mỗi rủi ro cũng khác nhau. Do đó, phải xem xét thật
kỹ tồn bộ q trình giao hàng, bằng các phương pháp kể trên để nhận dạng được tất cả các
rủi ro có thể xảy ra.
2.2.2.2. Phân tích, đo lường rủi ro
Phân tích rủi ro là việc nghiên cứu những hiểm họa, xác định những nguyên nhân dẫn
đến rủi ro và phân tích những tổn thất.
Phân tích rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không là việc
nghiên cứu những hiểm họa, xác định nguyên nhân dẫn đến rủi ro và phân tích những tổn
thất mà rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không gây ra.
Nội dung:
Phân tích hiểm họa: là q trình phân tích những điều kiện tạo ra rủi ro hoặc những
điều kiện, yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra trong quy trình giao hàng xuất
khẩu bằng đường hàng khơng của doanh nghiệp. Có thể thơng qua q trình kiểm soát trước,
kiểm soát trong và kiểm soát sau hoạt động giao hàng để phát hiện ra mối hiểm họa.
Phân tích ngun nhân: Rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu có thể chia ra các
nhóm sau:
-

Nhóm nguyên nhân liên quan đến con người – nguyên nhân chủ quan, rủi ro có thể bắt
nguồn từ sự bất cẩn, chủ quan của con người hoặc cũng có thể do sự chưa am hiểu, kỹ
năng thực hành yếu.

-

Nhóm nguyên nhân khách quan – liên quan đến kỹ thuật: sự trục trặc của các thiết bị

vận chuyển, đo lường, tính tốn, do thiếu sự bảo dưỡng định kỳ, hoặc những sai sót
trong khâu thiết kế của nhà sản xuất. Ngồi ra, cịn có rủi ro do tác động của điều kiện
thời tiết, môi trường, xã hội,...
24


×