Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng rau củ quả sang thị trường nhật bản của công ty tnhh thương mại và xnk tre việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI “NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU HÀNG RAU
CỦ QUẢ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI VÀ XNK TRE VIỆT”

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. NGUYỄN DUY ĐẠT

Nguyễn Thị Diệu Linh
Lớp: K55E1
Mã sinh viên: 19D130023

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế trường Đại học
Thương Mại cùng với sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Duy Đạt, em
đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng rau
củ quả sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre
Việt”
Để hồn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã tận tình
hướng dẫn, giảng dạy trong quá trình em học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường


Đại học Thương Mại.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Duy Đạt đã tận tình góp ý, giúp đỡ và
hướng dẫn em thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và các anh chị tại Phịng Kinh Doanh của
Cơng ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt đã luôn tạo cơ hội cho em được trải
nghiệm thực tế, giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hồn thiện khóa luận tốt nghiệp
tại cơng ty.
Do kiến thức cịn hạn chế và có nhiều bỡ ngỡ trong việc nghiên cứu thực hiện đề
tài nên khó tránh khỏi có những thiếu sót, hạn chế trong khóa luận. Em rất mong nhận
được sự góp ý từ phía các thầy cơ và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em có thể
hồn thiện một cách đầy đủ nhất.
Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cơ giáo tại Trường Đại học Thương Mại
nói chung, tại khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế nói riêng và TS. Nguyễn Duy Đạt
dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2023
Ký tên
Nguyễn Thị Diệu Linh

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ..........................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................1
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu: ..................................................................1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: ..........................................................................2
1.3. Mục đích nghiên cứu: .............................................................................................3

1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .....................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................4
1.6. Kết cấu của Nghiên cứu/ khóa luận/ luận văn/ luận án .......................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU
SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP ..........................................................................5
2.1. Một số khái niệm cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh .......................5
2.1.1. Khái niệm cạnh tranh ...........................................................................................5
2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh ............................................................................6
2.1.3. Các cấp độ cạnh tranh..........................................................................................6
2.2. Một số lý thuyết về hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản
phầm của doanh nghiệp ................................................................................................9
2.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp .........9
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp .......... 11
2.2.3. Các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh
nghiệp………….. ............................................................................................................17
2.3. Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của Công
ty TNHH thương mại và XNK Tre Việt .....................................................................19
2.3.1. Sản phẩm thay thế ...............................................................................................19
2.3.2. Đối thủ cạnh tranh hiện hữu...............................................................................19
2.3.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng ..............................................................................20
2.3.4. Nhà cung cấp ......................................................................................................20
2.3.5. Khách hàng .........................................................................................................20
2.4. Phân định nội dung nghiên cứu ...........................................................................21

ii


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG RAU CỦ QYẢ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XNK TRE VIỆT ..............................23

3.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt: ...............23
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre
Việt ……….. ....................................................................................................................23
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty ..............................................................24
3.1.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2020 – 2022 ................24
3.2. Thực trạng cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu hàng rau củ quả
sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt ......25
3.2.1. Đặc điểm mặt hàng rau củ quả, thị trường Nhật Bản và phương thức kinh
doanh XK của công ty ....................................................................................................25
3.3. Các nhân tố tác động đến nâng cao năng lực xuất khẩu rau củ quả sang thị
trường Nhật Bản của Công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt ...................36
3.3.1. Sản phẩm thay thế ...............................................................................................36
3.3.2. Đối thủ cạnh tranh hiện hữu...............................................................................37
3.3.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng ..............................................................................39
3.3.4. Nhà cung cấp ......................................................................................................41
3.3.5. Khách hàng .........................................................................................................42
3.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu tóc tự nhiên Việt Nam sang thị
trường EU của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Ivirgo .............................42
3.4.1. Thành công: ........................................................................................................42
3.4.2. Vấn đề tồn tại và nguyên nhân ............................................................................45
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG RAU CỦ
QUẢ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI VÀ XNK TRE VIỆT ..........................................................................................49
4.1. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng rau củ quả sang thị trường
Nhật Bản của công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt .................................49
4.1.1. Dự báo nhu cầu thị trường và định hướng phát triển công ty trong thời gian
tới……………….. ...........................................................................................................49

iii



4.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển công ty ...................................................50
4.2. Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng rau củ quả sang thị
trường Nhật Bản của công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt ....................52
4.3. Kiến nghị đối với Nhà nước .................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................56

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 3.1. Sản lượng xuất khẩu các mặt hàng NS giai đoạn 2020-2022 .......................31
Bảng 3.2. Trình độ lao động của cơng ty giai đoạn 2020 − 2022 .................................35

Hình 3.1. Tốc độ tăng GDP các quý của năm 2022 ......................................................26
Hình 3.2. Tốc độ tăng GDP năm 2022 theo khu vực kinh tế ........................................27
Hình 3.3. Hệ thống đảm bảo ATTP và Hệ thống kiểm soát TP NK ở Nhật Bản ...........29
Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu mặt hàng rau củ quả xuất khẩu năm 2022 của Cơng ty TNHH
thương mại và XNK Tre Việt ........................................................................................32
Hình 3.5. So sánh xuất khẩu rau củ quả của các tháng trong năm 2019 và năm 2020 .38
Hình 3.6. Các thị trường xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam năm 2020 ......................38

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT


1

XNK

2

XK

3

EU

4

WTO

5

FTA

6

VJEPA

7

RCEP

8


9

10

TÊN TIẾNG ANH

Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu
European Union
Worrld Trade
Organnization
Free Trade Agreement

AFTA

11

Association of

EVFTA

13

Hiệp định thương mại tự do

Hiệp hội các quốc gia Đông

Southeast Asian Nations Nam Á
ASEAN Free Trade


Khu vực mậu dịch tự do

Area

ASEAN

Progressive Agreement
for Trans-Pacific
Partnership

12

Tổ chức thương mai thế giới

Toàn diện ASEAN - Nhật Bản

Comprehensive and
CPTPP

Liên minh Châu Âu

Hiệp định Đối tác Kinh tế

AJCEP

ASEAN

NGHĨA TIẾNG VIỆT


European-Vietnam Free
Trade Agreement

TNHH

Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến

bộ

xuyên

Thái

Dương.
Hiệp định Thương mại tự do
giữa Việt Nam và Liên minh
Châu Âu
Trách nhiệm hữu hạn

vi

Bình


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng phát triển thì việc xuất khẩu đang
đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Xuất khẩu góp phần quan trọng vào phát triển kinh
tế, cải kiện cán cân thanh tốn, ổn định kinh tế vĩ mơ, ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm

phát, tạo hiệu ứng lan toả thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu
lao động và tạo động lực đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nói
chung, xuất khẩu tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế đất nước.
Nông sản là một trong số các ngành tạo ra kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt
Nam - sau hơn 20 năm thu hút vốn đầu tư nước ngồi đã có những đóng góp nhất định
đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước với doanh thu xuất khẩu tăng gấp 15
lần trong vòng 10 năm qua và đang trở thành một trong những ngành có sản phẩm xuất
khẩu thế mạnh của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, hiện nay chúng ta
đã trở thành một trong 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất trên thế giới, kim
ngạch xuất khẩu ln đạt khoảng 30 tỷ USD/năm trong vịng suốt 10 năm qua. Kim
ngạch xuất khẩu tăng từ 19,22 tỷ USD năm 2010 tăng lên 40,08 tỷ USD năm 2020 với
nhịp tăng trưởng bình qn hàng năm đạt 7,6%.
Cơng ty TNHH Thương Mại và NXK Tre Việt là một trong số các công ty đứng
đầu về xuất khẩu nông sản, cụ thể là mặt hàng Rau củ quả đã có những thành tựu đáng
kể trong cơng cuộc đổi mới và là đối tác lâu năm của các tập đoàn lớn trên tồn thế
giới. Trong thời gian qua, cơng ty đã chinh phục được nhiều thị trường trong đó có thị
trường khó tính Nhật Bản, tuy nhiên trong bối cảnh tự do hóa thương mại ngày nay,
cơng ty đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh lớn mạnh là
Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…Đây là một thách thức lớn địi hỏi cơng ty cần có
biện pháp nhằm tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao uy tín của cơng ty
trên trường quốc tế.
Sau một thời gian thực tập ở công ty và những kiến thức tích lũy được ở nhà
trường, em viết khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất
khẩu hàng rau củ quả sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Thương Mại
và XNK Tre Việt”. Với đề tài này, chúng ta có thể thấy được những thách thức và cơ

1


hội tạo động lực để cơng ty có thể mang các sản phẩm chất lượng của Việt Nam ra

quốc tế, mà cụ thể là Nhật Bản.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
“Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm” có rất nhiều. Qua q trình
tìm hiểu các đề tài của các sinh viên nhiều trường đại học và nghiên cứu khoa học của
các Giáo sư, Tiến sĩ em nhận thấy có nhiều sinh viên cũng nghiên cứu theo hướng của
đề tài này. Bản thân em đã tham khảo một số khóa luận tốt nghiệp để có cách làm tốt
nhất cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Ví dụ như:
Đề tài luận văn “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Quảng Thành
Việt Nam " tác giả Phạm Thị Lê Vy (2017), chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp. Đây
là một đề tài phản ánh đầy đủ về năng lực cạnh tranh, phân tích rõ thực trạng của công
ty TNHH Quảng Thành và cũng đưa ra các giải pháp thiết thực để nâng cao năng lực
cạnh tranh cho công ty. Tuy nhiên luận văn vẫn gặp phải những hạn chế khi chỉ phân
tích thực trạng và giải pháp trong hoạt động kinh doanh của công ty chứ khơng đi sâu
vào phân tích năng lực cạnh tranh của công ty.
Luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty thương mại Hà Nội
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" của tác gia Đoàn Minh Thịnh (2010). Trên cơ
sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, trên cơ sở phân tích thực
tiễn và xu hướng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam nói chung và Tổng cơng
ty thương mại Hà Nội nói riêng. Tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích năng lực cạnh
tranh của tổng cơng ty thương mại Hà nội trong điều kiện hội nhập kinh tế rồi từ đó
đưa ra những giải pháp, đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh của Hapro. Tuy trong
luận văn đã đề cập đến những hạn chế nhưng vẫn chưa đưa ra những giải pháp thiết
thực định hướng cho cơng ty.
Khóa luận "Nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trưởng
Hàn Quốc của Công ty cổ phần may Long Mã" của sinh viên Nguyễn Thị Vân Trang
(2018). Dựa trên các chi tiêu đánh giá về năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may
xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc. Tuy nhiên để tải chưa chỉ ra được những yếu tố
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của công ty và cũng chưa
phân tích được chiến lược cạnh tranh hiện hữu.


2


Luận văn “thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam
sang thị trưởng EU" của tác giả Trần Thị Tuyết Nhung (2015). Đây là đề tài nghiên
cứu đã thể hiện rõ được thực trạng sản xuất và xuất khẩu của mặt hàng cà phê sang thị
trường Châu Âu từ năm 2010 đến năm 2014, đưa ra được những lý luận về thúc đẩy
xuất khẩu sản phẩm. Tuy nhiên chưa chỉ ra được nhiều tồn tại của q trình thúc đẩy
xuất khẩu, vẫn mang tính lý thuyết chưa thực sự kỹ càng.
Đề tài "Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty trách
nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ nhập khẩu Hải Phòng” của Nguyễn Thị Hich Nio
(2015). Đề tài này phân tích và nêu ra được tình hình của cơng ty từ năm 2009 - 2010,
trình bày rõ q trình hình thành và phát triển của cơng ty, đưa ra được các biện pháp
mang tính thực tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tại các thị trường
lớn như Mỹ, Nhật Bản, Nga,…
Các đề tài trên đều liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh một cách chung
chung. Với đề tài của mình, em đi sâu vào phân tích việc nâng cao khả năng cạnh
tranh của sản phẩm cụ thể - rau củ quả - tại thị trường cụ thể là Nhật Bản.
1.3. Mục đích nghiên cứu:
-

Hệ thống khái quát những vấn đề cơ bản liên quan đến năng lực canh tranh

của sản phẩm.
-

Phân tích và đánh giá thực trạng tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu

mặt hàng rau củ quả sang thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH Thương Mại và
XNK Tre Việt, từ đó nhận thấy được những lợi thế và hạn chế về năng lực cạnh tranh

của sản phẩm so với các đối thủ khác.
-

Phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng

rau củ quả sang thị trường Nhật Bản.
-

Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng

rau củ quả sang thị trường Nhật Bản.
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng rau củ quả sang thị trường Nhật Bản của
Công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt. Hiện nay, yêu cầu về an toàn thực
phẩm đang ngày càng trở nên khắt khe, rau củ quả lại là những thực phẩm không thể

3


thiếu trong các bữa cơm gia đình. Trước tình hình đó, cơng ty đã nghiên cứu và cho ra
đời các sản phẩm rau củ quả hoàn toàn hữu cơ, xanh, sạch và an toàn đối với người sử
dụng.
1.4.2.
-

Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi về nội dung: tìm hiểu về nhu cầu tiêu thụ rau củ quả của thị trường

Nhật Bản để nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng này của cơng ty TNHH Thương
Mại và XNK Tre Việt tại chính thị trường đó.
-

Phạm vi về thời gian: từ 2020 - 2022

-

Phạm vi về không gian: công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt, thị

trường tiêu thụ rau củ quả Nhật Bản
-

Phạm vi các lĩnh vực nghiên cứu, không nghiên cứu

1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu: Ngoài quan sát trực tiếp hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty, các tài liệu liên quan được em thu thập và tổng hợp
lại từ nguồn nguồn báo cáo tài chính từ năm 2020 đến 2022, nguồn tài liệu từ Phòng
kế tốn của cơng ty.
1.5.2.

Phương pháp xử lý dữ liệu


Dựa vào nguồn dữ liệu đã tổng hợp được, phương pháp phân tích dữ liệu giúp
đưa ra những nhận định, đánh giá rõ ràng, đảm bảo nội dung nghiên cứu cụ thể và
mang tính thực tiễn cao.
1.6. Kết cấu của Nghiên cứu/ khóa luận/ luận văn/ luận án
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh
nghiệp
Chương 3: Thực trạng, cơ hội và thách thức trong hoạt động xuất khẩu hàng rau
củ quả sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh xuất nhập khẩu hàng rau củ quả sang thị trường Nhật Bản của công ty
TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt

4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU
SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Một số khái niệm cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
2.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng khá phổ biến, nó được hiểu như là sự ganh
đua, đấu tranh giữa các chủ thể nhằm đạt được một mục đích nhất định nào đó. Tuy
nhiên do từng thời kì kinh tế và cách tiếp cận khác nhau nên có nhiều quan niệm khác
nhau về cạnh tranh.
Trước đây các nhà nghiên cứu cho rằng cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay
gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh
doanh hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Trong thời kì chiếm hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất, dưới chế độ phong kiến và tiền tư bản, cạnh tranh được xem là các
hoạt động chèn ép nhau, dùng mọi mưu kế, quyền thế nhằm tạo thế độc tơn trên thị

trường.
Ngày nay quan điểm cạnh tranh có nhiều thay đổi, nhiều quốc gia cho rằng hàng
hóa hay sản phẩm cạnh tranh tốt trên thị trường như là một động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế, nâng cao mức sống và tăng phúc lợi cho người dân, các doanh nghiệp tạo
ra nhiều hàng hóa chất lượng cao, thỏa mãn được nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng thì sẽ phát triển. Do đó, các quốc gia và doanh nghiệp đều cố gắng huy động và
sử dụng hợp lý các nguồn lực sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
Cạnh tranh là quy luật tất yếu của sản xuất hàng hóa dịch vụ, địi hỏi các doanh
nghiệp phải kiên trì nâng cao năng suất sản xuất bằng cách nâng cao chất lượng sản
phẩm, cải tiến kĩ thuật sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất. Khi một nước trực tiếp
tham gia cạnh tranh quốc tế thì tiêu chuẩn về hàng hóa dịch vụ khơng còn là tiêu cuẩn
trong nước mà là tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy các doanh nghiệp trong nước khơng chỉ
phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Xét theo quan điểm tổng hợp, cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó chủ thể kinh
tế ganh đua nhau để dạt được mục tiêu kinh tế của mình, thơng thường là chiếm lĩnh
thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi
nhất.

5


2.1.2.

Khái niệm năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh (hay “khả năng cạnh tranh”, “tính cạnh tranh”) là sức mạnh
tương đối của một chủ thể kinh tế trong tương quan với các chủ thể kinh tế khác.
Năng lực cạnh tranh (Competitiveness) là những yếu tố thể hiện năng lực thực có
và những ưu điểm, lợi thế của chủ thể kinh doanh so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Mục đích của việc này là đưa ra sự phục vụ tốt nhất làm thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng và mang về nguồn lợi nhuận cao.
Để đánh giá độ hiệu quả của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, người ta sẽ
dựa vào các tiêu chí sau đây:


Danh tiếng và thương hiệu: Đây sẽ là điều kiện để kích thích khách hàng

nhanh chóng đặt mua sản phẩm. Và có được điều này, thị phần của bạn cũng tăng lên
đáng kể.


Hiệu quả sản xuất kinh doanh: Để đánh giá tiêu chí này, người ta sẽ dựa vào

hai yếu tố đó chính là: năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Năng suất lao động
của doanh nghiệp càng cao thì năng lực cạnh tranh càng lớn. Còn về chất lượng sản
phẩm tốt sẽ là yếu tố để mang lại sự cạnh tranh cao nhất.


Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường: Đây là một trong những tiêu chí

quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Thị phần
càng lớn càng sản phẩm của doanh nghiệp càng được ưa chuộng.


Để phát triển thị phần doanh nghiệp cần phải tiến hành xúc tiến thương mại,

tổ chức các dịch vụ đi kèm, cung cấp sản phẩm uy tín, chất lượng...



Trách nhiệm xã hội: Để chiếm được lịng tin của khách hàng cũng như có

năng lực cạnh tranh cao, các sản phẩm của doanh nghiệp phải đảm bảo không gây ô
nhiễm. Bên cạnh đó, sản phẩm phải được cấp chứng chỉ an tồn mơi trường theo
ISO.14000 hoặc theo tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn Việt Nam
2.1.3.

Các cấp độ cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh được chia thành ba cấp độ khác nhau gồm: cấp quốc gia,
doanh nghiệp và sản phẩm, hàng hóa.
Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia
Năng lực cạnh tranh quốc gia được hiểu là dựa trên các trụ cột của một quốc gia
của một diễn đàn kinh tế nổi tiếng thì năng lực cạnh tranh quốc gia là một hệ thống các

6


thể chế, chính sách, quy định tạo nên mức sản lượng của một quốc gia. Nói cách khác,
một nền kinh tế cạnh tranh thì có xu hướng có thể đem tới mức thu nhập cao hơn cho
các công dân của mình, tỷ lệ tái đầu tư lớn hơn và do đó có thể phát triển nhanh hơn
trong tương lai trung và dài hạn.
Như vậy, năng lực cạnh tranh của quốc gia là khả năng của một đất nước sau khi
thực hiện các cơng việc trong một q trình dài thì đạt được những vượt trội, bền
vững, nhanh chóng về mức sống. Hoặc có thể hiểu qua những giá trị, mức sống, nguồn
thu nhập của người dân tại quốc gia đó.
Nhiều quan điểm còn cho rằng năng lực cạnh tranh của quốc gia còn được thể
hiện qua hiệu suất sản xuất của quốc gia đó. Và nguồn tác động vào năng lực này
chính là dựa vào nguồn nhân lực, nguồn vốn và nguồn tài nguyên của quốc gia hoặc
những chính sách hỗ trợ hoạt động đầu tư, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài.

Năng lực cạnh tranh cấp ngành
Cạnh tranh giữa các ngành còn được coi là cuộc cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi nhuận hơn và
kết quả là tạo ra lợi nhuận nhiều hơn.
Khi một sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được sử dụng hay tiêu thụ
nhiều sẽ góp phần làm cho tỷ lệ cạnh tranh ngành của sản phẩm, dịch vụ đó được tăng
theo và kéo theo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo không chỉ
trong thị trường trong nước mà sang cả các nước trên thế giới.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp thể hiện qua khả năng sinh lời của đồng vốn
mà doanh nghiệp đã đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đa số năng lực cạnh
tranh ở cấp độ này được thể hiện qua khả năng lợi nhuận, chi phí, năng suất sản xuất
và thị phần. Và yếu tố tác động vào năng lực này chính là quản trị nhân lực, tài chính,
phịng kinh doanh, những kiến thức về mặt công nghệ, khả năng lường trước được nhu
cầu của thị trường. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cụ thể
như sau:
Năng suất lao động: Đây được xem là yếu tố góp phần quyết định khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp. Năng lực lao động được tính dựa trên các số liệu thống kê về
số lượng sản phẩm, giá trị tạo ra trong một khoảng thời gian xác định. Để có được

7


năng suất lao động người quản lý doanh nghiệp đã phải lựa chọn, đào tạo người lao
động, trình độ quản lý của các cán bộ cấp cao và trình độ phát triển công nghệ của
doanh nghiệp.
Thị phần: Thị phần là yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi một doanh nghiệp sẽ có một thị phần nhất định,
thị phần của doanh nghiệp là phần của doanh nghiệp là phần thị trường mà doanh
nghiệp đó chiếm lĩnh trên tổng thị trường kinh doanh.

Thương hiệu doanh nghiệp: Chúng ta vẫn thường hay nghe đến nhiều thương
hiệu nổi tiếng và đa số những thương hiệu đó đã trải qua thời gian xây dựng khá lâu và
được nhiều người quan tâm. Trong giai đoạn cơng nghệ phát triển như ngày nay thì khi
các sản phẩm dịch vụ có thương hiệu lại càng được chú ý và lan truyền mạnh mẽ. Khi
sản phẩm, dịch vụ được nhiều người quan tâm và được sự tin tưởng từ khách hàng và
cơng chúng thì doanh nghiệp đó càng có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường.
Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: Một điểm thu hút được nhiều nhà đầu tư và sự
quan tâm của nhiều người đó chính là lợi nhuận, phần doanh thu cịn lại sau khi đã trừ
đi tất cả các khoản chi phí trong doanh nghiệp. Cịn tỷ suất lợi nhuận đó chính là hiệu
quả sử dụng nguồn vốn trên mức lợi nhuận tạo ra. Chính vì vậy, khi một doanh nghiệp
có tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận cao thì doanh nghiệp đó đã có năng lực cạnh tranh
càng lớn trên thị trường.
Việc có năng lực cạnh tranh đã giúp cho doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm, dịch
vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hấp dẫn khách hàng mục tiêu; Giúp doanh
nghiệp thu được nhiều doanh thu và lợi nhuận hơn và cải thiện vị trí, vị thế của mình
trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm, hàng hóa
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được xác định bằng phần trăm thị phần của
sản phẩm trên thị trường. Các nhà nghiên cứu sẽ xem xét đánh giá năng lực sản phẩm
dựa trên chi phí và năng suất sản xuất của doanh nghiệp đó so với đối thủ cạnh tranh.

8


2.2. Một số lý thuyết về hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu
sản phầm của doanh nghiệp
2.2.1.

Khái niệm về năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh


nghiệp
a. Một số khái niệm cơ bản
- Khái niệm về xuất khẩu
Theo điều 28, mục 1 chương 2 luật thương mại Việt Nam năm 2005, xuất khẩu
hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực
đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định
của pháp luật.
Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất của hoạt
động thương mại quốc tế. Mục đích của việc xuất khẩu là khai thác được thế mạnh của
từng quốc gia trong những phân công lao động quốc tế. Việc trong đổi hàng hóa dịch
vụ giữa các nước thơng qua mua bán sẽ tạo điều kiện cho sự tiến bộ khoa học kĩ thuật,
đẩy mạnh phạm vi chun mơn hóa sản xuất. Số sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con
người ngày càng dồi dào và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng lớn.
- Khái niệm năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm
Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản
phẩm đó trên cùng một thị trường so với các sản phẩm cùng chủng loại của các doanh
nghiệp khác. Một sản phẩm có năng lực cạnh tranh hay khơng là do thị phần sản phẩm
đó trên thị trường lớn hay nhỏ. Thị phần là yếu tố phản ánh sản phẩm có năng lực cạnh
tranh cao, tuy nhiên khơng thể khơng nói đến sức mạnh và đặc tính của sản phẩm trên
thị trường. Khi mua sản phẩm, khách hàng quan tâm đến các yếu tố như giá cả, chất
lượng, thương hiệu sản phẩm, dịch vụ khách hàng. Một sản phẩm có tính cạnh tranh
cao khi có chất lượng vượt trội so với các hàng hóa cùng loại ở cùng một mặt bằng
giá, hoặc có đặc tính vượt trội độc đáo riêng.
Trước đây quan niệm cạnh tranh về giá cả của sản phẩm được đặt lên hàng đầu.
Nhưng trong xu thế hiện nay, chất lượng sản phẩm mới là yếu tố được đưa lên hàng
đầu. Thương hiệu sản phẩm cũng là một yếu tố chủ chốt nâng cao năng lực cạnh tranh
của sản phẩm. Ta có thể dễ dàng thấy được sản phẩm của một thương hiệu nổi tiếng
bao giờ cũng có sức cạnh tranh cao hơn so với các sản phẩm cùng loại chưa có thương

9



hiệu hoặc thương hiệu chưa nổi tiếng.
b. Vai trò của cạnh tranh
-

Đối với nền kinh tế:

Cạnh tranh làm sống động nền kinh tế, thúc đẩy q trình tích tụ và tập trung vốn
tăng cường đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển nhanh nền kinh tế quốc dân.
-

Đối với chủ thể kinh doanh:

Bằng sự hấp dẫn từ lợi nhuận của việc đi trước về chất lượng, mẫu mã hàng hóa
và áp lực phá sản nếu dừng lại, cạnh tranh buộc các chủ thể kinh tế phải thường xun
tìm tịi, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao chất
lượng sản phẩm mới. Cạnh tranh chính là sự sàng lọc mọi mặt, giúp nâng cao trình độ
mọi mặt của những người lao động sản xuất, nhất là đội ngũ các nhà quản trị kinh
doanh. Mặt khác, cạnh tranh sẽ đào thải những chủ thể kinh tế không thích ứng được
với sự khắc nghiệt của cạnh tranh trên thị trường.
-

Đối với người tiêu dùng:

Cạnh tranh tạo ra một áp lực liên tục đối với giá cả sản phẩm, buộc các nhà
doanh nghiệp phải đối phó, phản ứng kịp thời và phù hợp với mong muốn của người
tiêu dùng về giá cả, chủng loại, mẫu mã, chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Thơng
thường, cạnh tranh làm giá có xu hướng ngày càng giảm, số lượng, chủng loại hàng

hóa ngày càng tăng, chất lượng hàng hóa tốt, đa dạng và đáp ứng tốt nhu cầu người
tiêu dùng. Vì vậy, cạnh tranh được coi là lực lượng điều tiết trên thị trường, góp phần
làm giảm thiểu hiện tượng độc quyền hóa kinh doanh.
-

Các vai trò khác:



Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp và nhà nước mở rộng tìm kiếm thị

trường, thúc đẩy thực hiện việc liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài nhằm
huy động nguồn vốn, lao động, khoa học kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý, hòa nhập thị
trường mới.


Cùng với sự tác động của các quy luật kinh tế khác trong nền kinh tế thị

trường, cạnh tranh đã điều tiết một cách tự phát nền kinh tế trong từng thời kì nhất
định. Vận dụng quy luật cạnh tranh, các doanh nghiệp và Nhà nước có điều kiện hoạch

10


định được các chiến lược kinh tế và chiến lược sản xuất kinh doanh một cách khoa
học, góp phần nâng cao năng lực trong quản lí vi mơ cũng như vĩ mơ.
2.2.2.

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh


nghiệp
-

Thị phần

Thị phần là một phần sản lượng tiêu thụ mà một doanh nghiệp nào đó đã chiếm
lĩnh được trong một thị trường nhất định. Số liệu về tỷ trọng thị trường dùng để đo
lường mức độ tập trung hóa của người bán trong một thị trường.
Cơng thức tính thị phần doanh nghiệp:


Thị phần = Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của

thị trường.


Thị phần = Tổng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu

thụ của thị trường.
Ngồi ra thị phần tương đối cịn được xoay quanh 2 cơng thức:


Thị phần tương đối = Tổng doanh số thu được của doanh nghiệp / Tổng

doanh số của đối thủ cạnh tranh thu được trong thị trường.


Thị phần tương đối = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản

phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

-

Tăng trưởng thị phần và lợi nhuận

Thị trường ln có sự thay đổi và đấy là lý do những người làm chủ doanh
nghiệp cần xác định thị phần của doanh nghiệp, đặc biệt là thị phần tăng trưởng. Để
đánh giá đúng thị phần tăng trưởng của doanh nghiệp, các nhà quản lý chiến lược
thường sử dụng Ma trận Boston (ma trận BCG). Trong đó, trục tung là sự tăng trưởng
doanh số, sản lượng và trục hoành là thị phần.
Loại ma trận này được chia ra làm 4 ô: ô Dấu hỏi, ô ngôi sao 5 cánh, ô Bò sữa và
ơ Chó mực. Trong đó:


Ơ Dấu hỏi

Là những sản phẩm mới vào thị trường. Nhóm này khi mới vào thị trường
thường có tiềm năng phát triển mạnh tuy nhiên thị phần sở hữu cịn khiêm tốn, chưa có
chỗ đứng trên thị trường cho nên nhóm này chỉ là một dấu chấm hỏi. Với nhóm này,
doanh nghiệp cần có kế hoạch marketing thử trong thời gian ngắn, tích cực theo dõi thị

11


trường và phân tích sản phẩm để đưa ra quyết định tiếp tục phát triển nó hay khơng.
Từ đó hoạch định nhóm phù hợp nhất cho sản phẩm như đưa sản phẩm vào nhóm
Ngơi sao để được đẩy mạnh marketing hay cho vào nhóm Chó mực để loại bỏ.


Ơ ngơi sao


Đây là nhóm sản phẩm đang được thị trường chào đón, đang phát triển mạnh.
Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao nhất, tăng tốc chiếm lĩnh thị trường và mang về
lợi nhuận, doanh nghiệp cần đẩy mạnh tăng trưởng nhóm này bằng cách tập trung
nguồn lực marketing một cách tối đa, tập trung vào việc quảng cáo hiệu quả.


Ơ bị sữa

Đây là nhóm sản phẩm khó có thể tăng trưởng thêm trên thị trường, nhưng thị
phần vẫn còn và nó vẫn mang lại nguồn doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp. Do vậy
doanh nghiệp chỉ cần cung cấp nguồn lực vừa phải để duy trì và hạn chế việc giảm thị
phần.


Ơ chó mực

Đây là nhóm sản phẩm khơng có khả năng phát triển, không mang lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp, thị phần khơng có. Với nhóm này, doanh nghiệp khơng nên tiếp tục
đầu tư tài chính và nguồn lực mà nên loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh các phí tổn
khơng cần thiết như tồn kho, bảo quản, quản lý, kiểm kê, đối soát… gây ảnh hưởng
đến tiền đầu tư chi tiêu của doanh nghiệp.
Với cách phân chia theo ma trận BCG, doanh nghiệp có thể thuận lợi quan sát
được tình trạng phát triển cũng như thực trạng của các dòng sản phẩm tung ra trên thị
trường từ đó đi đến các quyết định về việc thực hiện chiến lược, định hướng phát triển.
-

Chất lượng của sản phẩm

Chất lượng là một trong các yếu tố quan trọng tạo lên ưu thế cạnh tranh của sản
phẩm. Chất lượng sản phẩm cao phải đặt trong mối quan hệ với giá cả, mẫu mã và các

các dịch vụ của doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường. Sản phẩm có chất lượng
cao, giá cả, mẫu mã phù hợp với thị trường mục tiêu sẽ tạo ra ưu thế, uy tín riêng của
doanh nghiệp về sản phẩm của mình.
Các doanh nghiệp xuất khẩu muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì phải tập trung vào
việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các
nước khác trên thế giới. Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền với sự phát triển công

12


nghệ của doanh nghiệp, và đặc biệt là với yếu tố chi phí. Nâng cao chất lượng với chi
phí tối thiểu cho phép là biện pháp mà doanh nghiệp nào cũng muốn nhưng để thực
hiện nó là cả một vấn đề.


Độ dinh dưỡng: Trái cây và rau củ là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất

dồi dào, bao gồm folate, vitamin C và kali. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời,
có thể giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh và ngăn ngừa táo bón cũng như các vấn đề
tiêu hóa khác. Chế độ ăn giàu chất xơ cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột.


Độ sạch được thể hiện qua q trình ni trồng, chăm sóc rau củ quả kĩ

lưỡng:
Trong quy trình chăm sóc rau củ quả, cần xới đất có tác dụng làm cho đất tơi
xốp, thống khí và có khả năng giữ nước. Trong khi xới đất sẽ tạo điều kiện cho một
số sinh vật háo khí trong đất tăng cường hoạt động, đẩy nhanh quá trình phân phân
hủy. Xới đất sẽ làm cho các loại cỏ dại chết đi, nên các chất dinh dưỡng trong đất sẽ
được cung cấp đầy đủ nuôi sống rau củ quả. Khi xới đất, làm cỏ cần chọn những ngày

khô ráo để không làm gãy cây, đứt rễ, rụng hoa và quả làm giảm năng suất.
Lựa giống tốt, cây khỏe mạnh, thân mập không mang mầm mống sâu bệnh.
Bón phân: Bón đủ lượng phân cần thiết, khơng thừa cũng khơng thiếu, Bón đúng
thời kỳ u cầu của cây, Bón đúng cách, đúng phương pháp, Cân đối giữa các nguyên
tố đạm, lân và kali. Sử dụng các loại phân bón dạng mùn hoặc dạng viên, ví dụ như:
trùn quế Sfarm, phân bò, phân gà, phân hữu cơ vi sinh đầu trâu HCMK 7, phân hữu có
sinh học đầu trâu HCMK 6.
Bấm ngọn, tỉa cành là kỹ thuật thâm canh của nghề trồng rau. Vì vậy, để thực
hiện được thao tác này phải được thực hiện theo hướng dẫn của các chuyên gia.
Nhiều loại rau củ quả cho ra rất nhiều hoa, chính vì vậy sẽ xuất hiện tình trạng
cây không đủ dinh dưỡng để nuôi đủ hoa, quả làm hoa rụng đi rất nhiều. Chính vì vậy,
cần thường xun tỉa bớt hoa, quả để cho năng suất cao hơn.
Để chống rét cho rau áp dụng các cách như lựa chọn loại giống có khả năng chịu
rét. Trồng trong nhà kính, có mái che. Ở một số nơi thì lựa chọn bón các loại phân hữu
cơ vào gốc để chống rét và tưới đuổi sương. Để chống nóng cho rau bằng việc làm
giàn che, che phủ mặt đất, tưới nước cho cây. Ngăn ngừa úng hạn cho rau bằng cách
xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý, dùng nguồn nước sạch để tưới cho cây.

13


Rau là cây trồng hay bị nhiều sâu bệnh phá hoại nên khi chăm sóc vườn rau, các
chuyên gia phải thường kiểm tra để phát hiện kịp thời sâu bệnh nhằm đưa ra phương
pháp xử lý kịp thời. Khi rau có dấu hiệu bị sâu bệnh cần sử dụng các biện pháp phòng
trừ thận trọng và hợp lý. Chú trọng các biện pháp phòng như vệ sinh đồng ruộng, dùng
các giống chống bệnh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác làm tăng tính chống
chịu sâu bệnh của cây v.v…
-

Giá cả của sản phẩm


Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thị phần của doanh
nghiệp và khả năng sinh lời. Đồng thời, giá cả cịn là một cơng cụ linh hoạt nhất, mềm
dẻo nhất trong cạnh tranh.
Giá của sản phẩm trên thị trường được hình thành thơng qua thỏa thuận giữa
người bán và người mua. Nó đóng vai trị quan trọng trong quyết định mua hay không
mua của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp, khách hàng là thượng đế, họ có quyền lựa chọn những gì mà họ cho là tốt
nhất. Với cùng một loại sản phẩm với chất lượng tương đương nhau, chắc chắn họ sẽ
lựa chọn mức giá bán thấp hơn đối với sản phẩm mà họ cần mua.
Khi thu nhập của đại bộ phận dân cư đều tăng, khoa học kỹ thuật phát triển thì
việc doanh nghiệp định giá thấp chưa hẳn là giải pháp hữu hiệu, đơi khi cịn bị đánh
đồng với việc suy giảm chất lượng. Vì vậy, định giá thấp, định giá ngang thị trường
hay định giá cao, làm sao sử dụng giá cả như một vũ khí cạnh tranh lợi hại là tùy thuôc
vào chiến lược marketing của doanh nghiệp cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn
trong chu kỳ sản phẩm hay tùy thuôc vào đặc điểm của từng vùng thị trường.
-

Trình độ cơng nghệ

Áp dụng các công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, tiết kiệm nhân lực và thời gian.
Công ty đã áp dụng các công nghệ sản xuất nhập khẩu từ châu Âu vô cùng hiện
đại và mang lại hiệu quả sản xuất cao:


Cơng nghệ điện tốn đám mây: Được ứng dụng và phát triển ở nhiều ngành,

nhiều khu vực khác nhau, và cũng rất phổ biến trong nông nghiệp. Theo thống kê, hiện
trên 30% nông trại khu vực Châu Âu và Châu Mỹ đã sử dụng công nghệ này, bao gồm

những lưu trữ dữ liệu tồn kho, lịch trình sử dụng thiết bị, mơ hình thời tiết và năng suất

14


cây trồng… Công ty đã liên kết với các đối tác đến từ châu Âu và nhập khẩu loại công
nghệ này và học các phương thức sử dụng của nó. Các thông tin được lưu giữ trên máy
chủ và người sử dụng có thể đồng bộ hóa dữ liệu của họ trên các máy tính hay các loại
máy móc khác nhau, tận dụng những phần mềm tùy chỉnh để có những nhận định
chính xác về những gì đang diễn ra trong nơng trại của họ.


Cảm ứng đo nồng độ Nitơ: Người ta đã sáng chế ra nhiều loại cảm ứng Nitơ

được gắn các cảm biến quang học đo sức khỏe của cây, giúp nhà nơng sử dụng lượng
phân bón phù hợp. Bộ cảm biến sẽ bắn các tia hồng ngoại và ánh sáng đỏ ra cánh đồng
và đo lượng ánh sáng cây trồng phản chiếu lại. Ánh sáng phản chiếu càng mạnh nghĩa
là cây càng khỏe và ngược lại, ánh sáng yếu tức là cây cần thêm phân bón. Ngồi ra là
hàng loạt cảm ứng được sử dụng trong thời gian gầy đây giúp việc đánh giá, quản lý
cây trồng và gia súc dễ dàng hơn rất nhiều, chẳng hạn cảm ứng đo độ ẩm, khơng khí,
hướng gió, thành phần đất…


Cơng nghệ nhà kính: Đây là một trong những loại công nghệ được áp dụng

phổ biến nhất trong nông nghiệp, có thể dễ dàng gặp nhà kính ở các nơng tại từ châu Á
đến Âu, Mỹ, Phi, Úc. Nhà kính thường có các cạnh và mái được làm bằng nilon, nhựa
hoặc kính, có khả năng tự nóng lên do bức xạ nhìn thấy được của mặt trời (tia cực tím,
tia tử ngoại, tia UV) khi đi qua lớp kính trong suốt bị hấp thụ bởi thực vật, đất đai và
những vật thể khác bên trong nhà kính, nhiệt từ những bề mặt nóng bên trong được giữ

lại bởi tường kính và làm khơng khí bên trong ấm lên. Hơn thế, rau củ quả và cấu trúc
bên trong nhà kính sau khi được làm ấm lại bức xạ một lần nữa nhiệt năng của chúng
trong dải quang phổ hồng ngoại, và tác động lên nhiệt độ, mơi trường bên trong nhà
kính. Ni trồng trong nhà kính có thể cho năng suất cao gấp 50 lần so với nuôi trồng
trong môi trường truyền thống ngồi trời. Dễ thấy nhà kính có rất nhiều ưu điểm, như
tránh được điều kiện khí hậu bất lợi, đảm bảo luôn giữ được môi trường ổn định cho
cây trồng vật nuôi, chống côn trùng, bệnh tật lây lan… Đặc biệt chỉ cần kết hợp với
một số ứng dụng công nghệ khác như công nghệ gene, nhân giống, quang học, cảm
biến…


Cơng nghệ đèn LED: Bên cạnh nhà kính, đèn LED cũng là một trong những

công nghệ được sử dụng ngày càng nhiều trong nền NNCNC. Ánh sáng có nhiều tác
động đến tốc độ sinh trưởng của cây trồng và vật ni. Do đó, người ta sử dụng cơng

15


nghệ đèn LED để điều chỉnh ánh sáng phù hợp cho cây trồng, vật nuôi tùy theo thời
điểm nhất định, nhằm kích thích tăng trưởng, tăng giá trị dinh dưỡng, giảm nồng độ
Nitrat trong rau quả, hay để ươm giống cây, thu hút côn trùng gây hại mùa màng,
chiếu sáng dẫn dụ trong đánh bắt hải sản, thay đổi nhịp sinh học nhằm kích thích sinh
trưởng đối với vật ni…
-

Thương hiệu

Thương hiệu (trong tiếng Anh là Brand) là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến
khi đề cập tới các chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp

trong hoạt động kinh doanh, tên gọi xuất xứ hàng hóa. Nó thường được ủy quyền cho
người đại diện thương mại chính thức và gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất.
Brand có thể được cảm nhận vơ hình hay hữu hình bởi những người nghe tới
hoặc đã trải nghiệm những gì mà tổ chức/cá nhân tạo nên. Đó là sự nhận biết, cảm
nhận dịch vụ/sản phẩm mà doanh nghiệp đã khơi gợi lên.
-

Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất sản phẩm phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp và mối quan hệ
của doanh nghiệp và nhà cung ứng. Chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới năng
lực cạnh tranh của sản phẩm theo hướng: Chi phí sản xuất càng cao, giá thành sản
phẩm tăng cao, sức cạnh tranh của sản phẩm giảm nếu như cạnh tranh về giá.
Doanh nghiệp với máy móc, thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến cùng nguồn vật
tư, nguyên liệu đầu vào với giá thành rẻ dễ dàng tạo ra những sản phảm có sức cạnh
tranh lớn về giá do năng suất lao động tăng, ít hao phí và ngược lại.
-

Marketing

Định nghĩa Marketing phổ biến và được áp dụng nhiều nhất chính là định nghĩa
của Philip Kotler- cha đẻ ngành Marketing hiện đại. Cụ thể định nghĩa của ông như
sau:
Marketing là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thơng và phân phối những giá trị đó
nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu đề đem lại lợi nhuận tối ưu của doanh
nghiệp.
Ban đầu marketing chỉ thịnh hành và áp dụng nhiều cho các doanh nghiệp dạng
sản xuất hàng hóa tiêu dùng, sau này thì lĩnh vực này được mở rộng và áp dụng cho cả
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Ngày nay, Marketing được


16


áp dụng cho hầu hết các lĩnh vực kinh doanh như chính trị, văn hóa, xã hội, sức
khỏe,…chiếm vai trị rất quan trọng trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp.
2.2.3.

Các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm

của doanh nghiệp.
Hiện nay hướng đi cho các doang nghiệp xuất khẩu là áp dụng hệ thống tiêu
chuẩn chất lượng quốc tế để khẳng định chất lượng sản phẩm của mình và kiểm sốt
chặt chẽ chi phí sản xuất để đưa ra giá cả hợp lý cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng.
- Nghiên cứu mở rộng thị trường
Môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, các doanh
nghiệp cần thực hiện các nghiên cứu trên thị trường nước ngoài một cách thận trọng và
tỷ mỷ để đưa ra các quyết định chính xác hơn. Thêm vào đó nó cịn giúp các nhà kinh
doanh hoạch định các chiến lược Marketing khi đã hiểu rõ hơn về nhu cầu của thị
trường hiện tại cũng như tương lai.
Thông tin có thể được tổng hợp từ nguồn thơng tin sơ cấp và thứ cấp. Thông tin
thứ cấp là những thông tin đã được cơng bố. Các doanh nghiệp có thể thu thập thơng
tin này từ:
• Các tổ chức quốc tế như niên giám thống kê về thương mại quốc tế do liên
hợp quốc tế phát hành.
• Các tổ chức chính phủ thường cung cấp các thông tin về quy định xuất nhập
khẩu, các tiêu chuẩn chất lượng, quy mô thị trường.
• Các hiệp hội thương mại và thương nghiệp như hiệp hội Pasta,Onion phát
hành các ấn phẩm nhằm cập nhật các sự kiện giúp các nhà kinh doanh quốc tế tìm
kiếm cơ hội kinh doanh và né tránh rủi ro.

• Các tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin dịch vụ về văn hố và các điều kiện về
tài chính. Internet và trang web cập nhật các thông tin về thị trường như: giá cả sản
phẩm, mặt hàng, các chiến lược marketing.
Thông tin sơ cấp là những thông tin chưa được công bố. Các nhà kinh doanh
sử dụng loại thông tin này để hiểu sâu hơn về thị trường mà thơng tin thứ cấp mang
lại. Các doanh nghiệp có được thông tin này bằng cách tự thu thập hoặc thuê các thông
tin điều tra thị trường. Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

17


• Qua hội chợ và các phái đoàn thương mại để đánh giá được về đối thủ cạnh
tranh, sản phẩm và xác định được cơ hội kinh doanh.
• Phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn nhóm cho phép các doanh nghiệp đánh giá
được hành vi, thái độ của người tiêu dùng.
• Các cuộc điều tra: là nghiên cứu thơng tin về người tiêu dùng thông qua việc
sử dụng bảng câu hỏi viết. Phương pháp này cho phép thu thập được khối lượng thơng
tin lớn.
• Quan sát mơi trường: Là q trình liên tục thu thập, phân tích, xử lý thơng tin
cho các mục tiêu chiến lược và chiến thuật. Nó cho phép thu thập các thông tin chi tiết
về môi trường kinh doanh mà công ty đang hoạt động hay sắp thâm nhập. Đây là
phương pháp phức tạp nhất vì thông tin được cập nhật liên tục nên giúp chô doanh
nghiệp nhanh chóng tìm kiếm được cơ hội kinh doanh và phát hiện rỉu ro sớm để né
tránh rủi ro thành công.
- Xúc tiến, quảng bá về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường nước
ngoài
Khi thâm nhập vào thị trường nước ngồi, các doanh nghiệp cần tạo ra hình ảnh
riêng biệt về sản phẩm của mình, giới thiệu nó đến với người tiêu dùng. Niềm tin của
khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp là yếu tố đẩy mạnh lượng tiêu dùng
tăng lên. Do đó, nó là điều kiện tốt để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Các biện pháp mà doanh nghiệp thường áp dụng để tiến hành xúc tiến, quảng bá
sản phẩm của mình:
• Tham gia các hội chợ, triển lãm.
• Quảng cáo sản phẩm, hình ảnh qua các phương tiện như: qua báo chí, truyền
hình, qua mạng.
• Tài trợ cho các hoạt động xã hội.
• Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sản phẩm, về doanh nghiệp.
• Khuyến mại sản phẩm và tổ chức dùng thử sản phẩm tại nơi công cộng hoặc
tại gia đình.
• Thơng qua hệ thống kênh phân phối nước sở tại để quảng bá sản phẩm và hình
ảnh của mình.

18


×