Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thực tập sơ sở ngành tim hiều về ngân hàng và tổng quan về môi trường làm việc tại ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.4 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ
NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH
TÌM HIỂU VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG
ĐƠNG PHỊNG GIAO DỊCH LÊ CHÂN

Họ tên SV:
Mã SV:
Lớp:
Nhóm:
Người hướng dẫn:

HẢI PHỊNG - 2020


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
TMCP: Thương mại cổ phần
NHNN: Ngân hàng nhà nước
PGD: Phòng giao dịch
Tp: Thành phố
DANH MỤC CÁC BẢNG
bảng 1.1 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng ocb giai đoạn 2016 - 2019 .......... 16
bảng 1.2 Kết quả kinh doanh của OCB PGD Lê Chân giai đoạn 2017 - 2019... 17

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Phương Đơng .................................. 9


hình 1.2 Cơ cấu tổ chức tại PGD Lê Chân .......................................................... 13


LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước ngày càng hội nhập, mở cửa với nền kinh tế
thế giới, ngành Ngân hàng ngày càng khẳng định vị trí, vai trị của mình đặc biệt
là các NHTM. NHTM là tổ chức tín dụng có chức năng huy động và sử dụng vốn,
là cầu nối dẫn vốn giữa các các nhân, tổ chức trong nên kinh tế.
Ngân hàng TMCP Phương Đông là một trong những ngân hàng mạnh hàng đầu
Việt Nam có những đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Với mục tiêu trở
thành ngân hàng có tốc độ phát triển nhanh chóng và bền vững, Ngân hàng
Phương Đơng đã có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây
Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Phương Đơng Phịng giao dịch Lê
Chân với sự hướng dẫn của Trưởng phòng giao dịch Nguyễn Anh Việt cùng với
những kiến thức được trang bị trên ghế nhà trường, tơi đã từng bước vận dụng vào
tìm hiểu thực tế về tổng quan và môi trường hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
OCB. Từ đó hồn thành bản báo cáo thực tập bao gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Phương Đơng (OCB) Phịng
giao dịch Lê Chân
Chương 2: Tìm hiểu về mơi trường hoạt dộng của Ngân hàng TMCP Phương
Đơng Phịng giao dịch Lê Chân
Chương 3: Kết luận và kiến nghị


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG (OCB)
PHỊNG GIAO DỊCH LÊ CHÂN
1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển


1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Phương Đơng
Tên tiếng Việt: NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐƠNG
Tên tiếng Anh: ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Tên viết tắt: NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐƠNG hoặc OCB
Hội sở chính: 41 và 45 Lê Duẩn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Website: www.ocb.com.vn
Email:
Ngân hàng TMCP Phương Đông – Orient Commercial Joint Stock Bank (OCB)
được thành lập từ ngày 10/06/1996. Trải qua 24 năm hoạt động và phát triển,
OCB đã và đang dần khẳng định vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam, với các cột mốc hình thành và phát triển quan trọng:
- Năm 1996: Trong bối cảnh đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường,
Ngân hàng TMCP Phương Đông được thành lập với vốn điều lệ ban đầu
70 tỷ đồng gồm 1 hội sở chính đặt tại số 45 Lê Duẩn, Quận 1, Tp. Hồ Chí
Minh
- Năm 2003: Sát nhập Ngân hàng Tây Đơ vào OCB
- Năm 2007: Ký kết liên minh chiến lược với BNP Paribas
- Năm 2008: OCB và Temenos AG (Thụy Sĩ) ký kết hợp đồng triển khai hệ
thống Ngân hàng lõ Temenos T24
- Năm 2010: Công bố ứng dựng thành công hệ thống Temenos T24
- Năm 2012: OCB và IFC, BNP Paribas ký kết hợp đồng tín dụng 25 triệu
USD
- Năm 2013:
Tổng tài sản đạt gần 33.000 tỷ đồng
Công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới


Triển khai đề án tự tái cơ cấu giai đoạn 2012 – 2015
- Năm 2014: Ký kết hợp tác OCB – KPMG: Nâng cấp khung Quản trị Rủi

ro OCB
- Năm 2015: Khởi động dự án Basel II dưới sự tư vấn DBS Singapore
- Năm 2016:
Tổng tài sản đạt gần 65.000 tỷ đồng
Tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm 3 Ngân hàng dẫn đầu thị trường
- Năm 2017: OCB là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai thành
công Dự án Basel II
- Năm 2018:
Ra mắt OCB OMNI trở thành ngân hàng hợp kênh đầu tiên tại Việt Nam
Khối Khách hàng Đại chúng ra mắt nhận diện thương hiệu “COM-B”
Được Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) cấp giấy chứng nhận Hệ thống đảm bảo
An ninh thông tin ISO/IEC 27001
Được Moody’s tăng lên bậc B1
Chính thức được NHNN cơng nhận đạt chuẩn BASEL II
- Năm 2019:
Ra mắt Ngân hàng số OCB OMNI
Triển khai thành công nhiều dự án công nghệ số
Mạng lưới hoạt động: Được thành lập từ ngày 10/06/1996, đến nay OCB có 200
đơn vị kinh doanh trên tồn quốc, hiện diện ở tất cả các thành phố và vùng kinh
tế trọng điểm trong nước
Tăng trưởng vốn điều lệ: từ 70 tỷ đồng năm 1996 đến 8.767 tỷ đồng năm 2019
Tầm nhìn: “Trở thành Ngân hàng tốt hàng đầu Việt Nam”
Sứ mệnh: “Tạo ra những giải pháp tối ưu đem lại giá trị cao nhất cho khách
hàng và nhà đầu tư, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của cộng đồng và
xã hội thông qua việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên tâm huyết, am hiểu
nhu cầu của khách hàng”


1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Phương Đơng – Phịng
giao dịch Lê Chân

Ngày 16/01/2017 Ngân hàng Phương Đơng chi nhánh Hải Phịng khai trương
Phịng giao dịch Lê Chân tại địa chỉ 278Q – 278H Trần Nguyên Hãn, Phường
Niệm Nghĩa, Quận Lê Chân, Tp Hải Phòng
Việc khai trương Phòng giao dịch OCB Lê Chân nằm trong chiến lược phát triển
mạng lưới kênh phân phối và gia tăng các tiện ích cho khách hàng
1.2.

Chức năng, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Phương Đông Phòng giao dịch Lê Chân

1.2.1. Chức năng
- Trực tiếp tổ chức kinh doanh trên địa bàn theo sự phân cấp của Ngân hàng
Phương Đơng chi nhánh Hải Phịng
- Điều hành q trình kinh doanh, kiểm tra và kiểm tốn nội bộ theo sự ủy
quyền được giao
1.2.2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
Ngân hàng OCB phòng giao dịch Lê Chân hiện nay cung cấp các dịch vụ:
- Nhận tiền gửi vào tài khoản tiết kiệm nội và ngoại tệ
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng nội và ngoại tệ
- Chuyển tiền trong và ngoài nước
- Chuyển ngân và thu ngân ngoại tệ
- Thanh toán xuất nhập khẩu
- Bảo lãnh và tái bảo lãnh
- Dịch vụ bảo quản, giữ hộ chứng từ tài sản có giá trị
- Dịch vụ nhờ thu
- Phát hành thẻ tín dụng, mở tài khoản
- Dịch vụ E – banking, Home banking
1.3.

Bạn hàng, đối tác, thị trường chính của Ngân hàng TMCP Phương Đơng

Phịng giao dịch Lê Chân

1.3.1. Bạn hàng, đối tác


Hiện nay, Ngân hàng OCB có các đối tác chính sau:
- Là thành viên của Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng tồn cầu
- Tham gia chương trình Quỹ phát triển nông thôn ( RDF) của ngân hàng
thế giới (Word Bank)
- Hệ thống chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới Wester Union
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
- Liên minh thẻ Vietcombank
- Liên minh Công ty cổ phần thẻ Smartlink
- Trường Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh
- Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gịn
- Tập đồn FCL
- Các đối tác liên kết trả góp liên kết với OCB: Điện Máy Xanh, Sài Gịn
Spa, Công ty Cổ phần Công nghệ Vi mô, Công ty Cổ phần Ngân lượng,
Công ty TNHH Thương mại điện tử Lotte Việt Nam, Sendo, Tiki, Payoo,
Nha khoa Kim, Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin Nam Á,…
1.3.2. Thị trường chính
Ngân hàng OCB Phịng giao dịch Lê Chân có địa điểm ở 278Q – 278H Trần
Nguyên Hãn, Phường Niệm Nghĩa, Quận Lê Chân, Tp Hải Phòng.
Hiện tại đoạn đường Trân Nguyên Hãn có 7 Ngân hàng đang hoạt động ( đã bao
gồm OCB) đó là: Ngân hàng Vietcombank, Agribank, Abbank, Baovietbank, MB
Nam Hải Phòng, Seabank, Bidv và OCB
Đây là nơi tập trung dân cư đông đúc, gần với Trường THCS Võ Thị Sáu, Trường
Cao đẳng Y tế Hải phòng, bến xa Niệm Nghĩa,…
Đây cũng là nơi có nhiều điểm nút giao thơng quan trọng: đường Tơ Hiệu, Hồng
Minh Thảo, Thiên Lơi,…

Vị trí địa lý thuận lợi cùng dân số đơng, tỉ trọng đân số được đào tạo và dân số tẻ
tăng đã tạo thị trường rộng lớn cho hoạt động kinh doanh các dịch vụ của Ngân
hàng. Hai đối tượng khách hàng chính của phịng giao dịch là khách hàng cá nhân
và các doanh nghiệp của và nhỏ


1.4.

Cơ cấu tổ chức và nhân sự

1.4.1. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Ngân hàng TMCP Phương Đông
 Sơ đồ tổ chức

Đại Hội Đồng Cổ Đơng
Ban kiểm sốt
Hội Đồng Quản Trị

Kiểm soát nội bộ

Các cơ quan trục thuộc HĐQT

Văn phòng Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc

Các cơ quan trực thuộc TGĐ

Phòng ban trực thuộc

FDI &


Khối khách hàng doanh

Khối quản lí rủi

Korean Desk

nghiệp siêu nhỏ

ro

Khối khách hàng

Khối khách hàng

Khối quản lí tín

đại chúng

doanh nghiệp

dụng

Khối kinh doanh tiền

Khối cơng nghệ

Khối bán lẻ

tệ và đầu tư
Khối vận hành


Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Phương Đông


 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
➢ Đại hội đồng cổ đông:
- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ
- Bầu, nhiễm nhiệm, bãi miễn thành viên HĐQT, thành viên BKS phù hợp
với các điều kiện và tiêu chuẩn quy định của pháp luật
- Thông qua phương án thay đổi mức vốn điều lệ, quyết định loại cổ phần và
tổng số cổ phần từng loại được quyền chào bán
- Quyết định thành lập công ty trực thuộc
- Quyết định tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản ngân hàng
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
➢ Hội đồng quản trị:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước đại hội cổ đông trong việc thực
hiện nhiệm vụ quyền hạn được giao
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh
doanh hàng năm của ngân hàng
- Phê duyệt và rà soát định kỳ chiến lược rủi ro về tín dụng, chiến lược tổng
thể và kế hoạch dài hạn cho hoạt động của ngân hàng
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu chuyển đổi của ngân hàng
- Quyết định mua lại cổ phần của ngân hàng theo quy định tại điều lệ
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ
➢ Tổng giám đốc:
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐQT, ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh
doanh và đầu tư của ngân hàng đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông qua
- Trực tiếp điều hành, theo dõi, giám sát chất lượng tín dụng và hiệu quả các
hoạt động tín dụng trên tồn hệ thống
- Xét duyệt tín dụng theo ủy quyền phán xét của HĐQT

- Các trường hợp giá trị cac skhoanr tín dụng vượt quá mức phán quyêt của
TGĐ sẽ được trình lên hộ đồng tín dụng xét duyệt


- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác ủy quyền của HĐQT và theo quy định
của pháp luật
➢ Ban kiểm soát:
- Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và điều lệ ngân hàng
trong quản trị, điều hành ngân hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước
ĐHĐCĐ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, tính trung thực và mức độ
cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức
công tác kế tốn, thống kê và lập báo cáo tài chính
- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và
sáu tháng của ngân hàng; báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT lên
ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên
- Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của ngân hàng, các công việc quản
lý, điều hành hoạt động của ngân hàng bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết
hoặc theo quyết định của ĐHĐCĐ
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của
ngân hàng
➢ Khối khách hàng đại chúng: quản lý và phát triển kinh doanh các sản phẩm và
dịch vụ thuộc phân khúc khách hàng đại chúng trong phạm vi rủi ro cho phép theo
quy định của OBC từng thời kỳ
➢ Khối bán lẻ: quản lý và phát triển kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ thuộc
phân khúc khác hàng cá nhân trong phạm vi rủi ro cho phép theo quy định của
OCB theo từng thời kỳ
➢ Khối khách hàng doang nghiệp siêu nhỏ: quản lý và phát triển các sản phẩm và
dịch vụ thuộc phân khúc SME và MSME trong phạm vi rủi ro cho phép theo quy
định của OBC từng thời kỳ

➢ Khối khách hàng doanh nghiệp: quản lý và phát triển các sản phẩm và dịch vụ
thuộc phân khúc CB và LC trong phạm vi rủi ro cho phép theo quy định của OBC
từng thời kỳ


➢ Khối kinh doanh tiền tệ và đầu tư: phát triển và quản lý các hoạt động kinh
doanh, điều hòa nguồn vốn, ngoại hối, đầu tư trên toàn hệ thống trong phạm vi rủi
ro cho phép theo quy định của OCB trong từng thời kỳ
➢ Khối quản lý rủi ro: phát triển và quản lý khung chính sách, cơng cụ quản lý
rủi ro mang tính tổng quát và định hướng cho tồn ngân hàng
➢ Khối quản lý tín dụng:
- Quản lý và thực hiện cơng tác thẩm định tín dụng, phê duyệt tín dụng trên
tồn hệ thống (trừ khối ComB)
- Quả lý và thực hiện công tác định giá tài sản bảo đảm theo thẩm quyền trên
toàn hệ thống
- Quản lý và thực hiện công tác xử lý giao dịch tín dụng, giám sát các khoản
cấp tín dụng sau phê duyệt
➢ Khối công nghệ: tổ chức xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng
đáp ứng như cầu kinh doanh, đảm bảo chất lượng dịch vụ an toàn bảo mật
➢ Khối vận hành: xây dựng, tổ chức thực hiện các cơng tác vận hành trên tồn hệ
thống bao gồm: hành chính, thanh tốn, ngân quỹ và các chức năng khác được uy
định theo từng thời kỳ


1.4.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Ngân hàng TMCP Phương Đơng Phịng giao
dịch Lê Chân
 Sơ đồ tổ chức
Trưởng phịng giao dịch

Phịng tín dụng


Phịng kế tốn

Khách

Khách

Kiểm

hàng cá

Hàng

sốt

nhân

Doanh

nội

thu

(RB)

Nghiệp

bộ

chi


Kế
tốn

Phịng hành chính

Kho

Văn

Bảo

quỹ

thư

vệ

hình 1.2 Cơ cấu tổ chức tại PGD Lê Chân
 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
➢ Trưởng phòng giao dịch:
- Điều hành hoạt động của Phòng giao dịch OCB Lê Chân
- Là người địa diện theo ủy quyền và là người điều hành cao nhất mọi hoạt
động của Phịng giao dịch
- Thực hiện cơng tác quản lý hoạt động tại Phòng giao dịch trong phạm vi
phân cấp quản lý phù hợp với các quy định của Ngân hàng TMCP Phương
Đơng
➢ Phịng tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bão lãnh đối
với khách hàng theo quy định
- Phòng khách hàng doanh nghiệp:

 Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, thị phần và chăm
sóc khách hàng hiện hữu
 Hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đến cho vay, bảo
lãnh


 Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án
vay vốn, khả năng quản lý, tài sản đảm bảo của khách hàng
 Phân tích, thẩm định, đề xuất cho vay và gia hạn cho vay hồ sơ bảo lãnh
 Hướng dẫn khách hàng bổ sung hồ sơ, tiều liệu để hồn thiện hồ sơ
 Thơng báo đến khách hàng quyết định cho vay hoặc không cho vay của
Ngân hàng
 Tiến hành làm thủ tục công chứng hợp đồng cầm cố thế chấp và thực hiện
đăng kí giao dịch đảm bảo
 Tham gia tiếp nhận tài sản được cầm cố
 Kiểm tra sử dụng vốn định kì hoặc đột xuất khi cho doanh nghiệp vay
 Nhắc nhở doanh nghiệp trả vốn và lãi đúng hạn
 Đề xuất lên trưởng phòng giao dịch các biện pháp giải quyết các khoản
nợ trễ hạn, quá hạn trong phạm vi quyền hạn được giao
- Phòng khách hàng các nhân (RB): tương tự phòng khách hàng doanh nghiệp,
phòng RB bổ sung thêm: nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ, xác minh nhân dân,
nguồn thu nhập dùng để trả nợ đối với khách hàng cá nhân cho vay bất động
sản và tiêu dùng; thực hiện giải ngân, thu hồi nợ đối với nghiệp vụ cho vay cán
bộ công nhân viên và gớp nợ theo quy định của ngân hàng
➢ Phịng kế tốn:
- Tổ chức hướng dẫn thực hiện, kiểm tra công các kế hoạc kế tốn và báo cáo
kế tốn của các phịng, các đơn vị trực thuộc
- Tổng hợp, lập và phân tích báo cáo tài chính của phịng giao dịch
- Quản lý kế toán chi tiêu nội bộ, thanh khoản, kho quỹ
- Phân tích và đánh giá tài chính hiệu quả kinh doanh của phòng giao dịch

- Tham mưu với trưởng phịng chi nhánh về chế độ tài chính
➢ Phịng hành chính:
- Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư


- Chịu trách nhiệm công tác lễ tân, hậu cần của phòng giao dịch
- Thực hiện mua sắm, quản lý các loại tài sản, văn phòng phẩm của phòng
giao dịch
- Kiểm kê tài sản
- Tổ chức và giám sát công tác áp giải tiền
- Đảm vảo an ninh, phòng cháy chữa cháy
- Lên kế hoạch tuyển dụng hàng năm, phối hợp với phòng Nhân sự ở Hội sở
tổ chức tuyển dụng tại phòng giao dịch
 Nhân sự: hiện tại, phòng giao dịch OCB Lê Chân có 21 cán bộ, bao gồm:
- Trưởng phòng giao dịch: 1 người
- Phòng khách hàng cá nhân: 5 người
- Phòng khách hàng doanh nghiệp: 5 người
- Kế toán: 3 người
- Văn thư: 2 người
- Bảo vệ: 2 người
1.5.

Cơ sở vật chất của Ngân hàng TMCP Phương Đơng PGD Lê Chân

Cơ sở hạ tầng phịng giao dịch OCB Lê Chân có vị trí hoạt động kinh doanh mặt
tiền, đẹp, thơng thống, dễ nhìn từ nhiều hướng thuận lợi cho việc khách hàng đến
thực hiện giao dịch. Các phòng ban được sắp xếp hợp lý; quầy giao dịch rỗng rãi,
sạch sẽ và an toàn. Hệ thống điều hịa hai chiều, lọc khí cung cấp nhiệt độ phù
hợp tại phòng giao dịch tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng đến giao dịch.
Tồn bộ máy tính được kết nối với mạng nội bộ. Khách hàng được sử dụng wifi

miễn phí. Các thiết bị khác như máy in, máy fax, điện thoại bàn, máy đếm tiền
đều sử dụng tốt. Ngồi khơng gian đón tiếp thực hiện giao dịch, phịng giao dịch
còn phòng dành cho nhân viên để giải lao, ăn trưa tại văn phòng
1.6.

Kết quả kinh doanh

1.6.1. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Đông giai đoạn 2016 –
2019


(đơn vị: tỉ đồng)
Năm 2018
Năm 2019

Năm 2016

Năm 2017

4,368

5,967

8,397

11,075

484

1,022


2,202

3,231

Tổng chi phí

3,552

4,799

6,298

8,112

Lợi nhuận ròng

387

8167

1,761

2,582

Chỉ tiêu
Tổng doanh
thu
Tổng lợi nhuận
trước thuế


bảng 1.1 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng ocb giai đoạn 2016 - 2019
Tất cả các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuân trước thuế, chi tiêu, lợi nhuận rịng đều
có xu hướng tăng qua các năm từ 2016 đến 2019
➢ Tổng doanh thu: năm 2019, tổng doang thu tăng 2,678 tỉ đồng so với năm 2018,
với tỉ lệ tăng 31,89%
➢ Tổng lợi nhuận trước thuế: năm 2019, tổng lợi nhuận trước thuế tăng 1,029 tỉ
đồng so với năm 2018, với tỉ lệ tăng 46,73%
➢ Tổng chi phí: năm 2019, tổng chi phí tăng 1,814 tỉ đồng so với năm 2018, với
tỉ lệ tăng 28,80%
➢ Lợi nhuận ròng: năm 2019, lợi nhuận ròng tăng 821 tỉ đồng so với năm 2018,
với tỉ lệ tăng 46,62%


1.6.2. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Đơng Phịng giao dịch
Lê Chân giai đoạn 2017 – 2019
(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Tổng doanh thu

68,744

74,598


79,425

4,380

5,486

6,458

64,364

69,112

72,967

Tổng lợi nhuận
trước thuế
Tổng chi phí

bảng 1.2 Kết quả kinh doanh của OCB PGD Lê Chân giai đoạn 2017 - 2019
Tất cả các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuân trước thuế, chi tiêu đều có xu hướng tăng
qua các năm từ 2017 đến 2019:
➢ Tổng doanh thu: năm 2019, tổng doang thu tăng 4,827 triệu đồng so với năm
2018, với tỉ lệ tăng 6,47%
➢ Tổng lợi nhuận trước thuế: năm 2019, tổng lợi nhuận trước thuế tăng 972 triệu
đồng so với năm 2018, với tỉ lệ tăng 17,72%
➢ Tổng chi phí: năm 2019, tổng chi phí tăng 3,855 triệu đồng so với năm 2018,
với tỉ lệ tăng 5,58%
1.7.


Định hướng hoạt động

Năm 2020, năm cuối cùng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn
2016 – 2020, cũng là năm cuối cùng thực hiện chiến lược tái cơ cấu ngành ngân
hàng giai đoạn 2016 – 2020, với những thành quả phát triển kinh tế đầy ấn tượng
và tăng trưởng ở mức cao. Dưới sự định hướng của chính phủ và chỉ đạo của
NHNN, OCB phòng giao dịch Lê Chân tiếp tục đặt ra những mục tiêu tham vọng
hơn để phát triển mạnh mẽ, hiệu quả, an toàn và bền vững, cụ thể:
- Ý thức được tầm quan trọng của việc tiếp thị quảng bá hình ảnh doanh
nghiệp cán bộ nhân viên Phịng giao dịch Lê Chân ln ln tìm mọi biến


pháp quảng bá, giới thiệu về Ngân hàng OCB, giới thiệu sản phẩm dịch vụ
của Ngân hàng
- Duy trì những khách hàng hiện tại và phát triển thêm những khách hàng là
những doanh nghiệp có quy mơ sản xuất kinh doanh lớn, cá nhân, doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
- Tăng trưởng tín dụng đi đối với đảm bảo an tồn tín dụng
- Định hướng chuyển dịch mạnh cơ cấu kì hạn của nguồn vốn theo hướng
tăng trưởng huy động vốn trung, dài hạn
- Để mang đến những dịch vụ tối ưu, tiện lợi, an toàn nhất cho khách hàng,
OCB Phịng giao dịch Lê Chân khơng ngừng nâng cao têu chuẩn tiêu chuẩn
bảo mật, tăng cường kiểm sốt cơng tác vận hành thẻ
- Nâng cao chất lượng chăm sóc, phục vụ khách hàng


CHƯƠNG 2
TÌM HIỂU VỀ MƠI TRƯỜNG HOẠT DỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP
PHƯƠNG ĐƠNG PHỊNG GIAO DỊCH LÊ CHÂN
2.1.


Ngành hoạt động, thị trường kinh doanh

Hoạt động cơ bản của Phòng giao dịch bao gồm: huy động vốn, tín dụng chủ yếu
là khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ giao dịch
và thanh toán và một số hoạt động dịch vụ khác
2.1.1. Huy động vốn
Phòng giao dịch có kế hoạch bám sát thị trường và nắm vững địa bàn hoạt động
trên khu vực mình quản lí, qua thời gian khảo sát đẽ biết được thói quen giao dịch
tài chính của người dân. Phịng triển khai chương trình quảng bá hình ảnh, giới
thiệu các dịch vụ ưu đãi để thu hút khách hàng. Phịng ln mở rộng duy trì mối
quan hệ với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lí và vùng lân cận
Huy động vốn gồm các hoạt động:
- Tiền gửi tiết kiệm với các hình thức có kì hạn và khơng có kì hạn tạo sự
linh động cho khách hàng
- Tiền gửi thanh toán với thủ tục nhanh gọn kết hợp với dịch vụ trách dẫn số
dư và các giao dịch tài khoản qua mạng đã giúp cho khách hàng giảm bớt
chi phí đi lại mà vẫn thực hiện tốt các giao dịch cũng như kiểm sốt chặt
chẽ tài khoản của mình
- Dịch vụ bảo quản, giữ hộ chứng từ có giá trị, tài sản quý với mức phí ưu
đãi thu hút sự quan tâm của khách hàng
- Dịch vụ trả lương cho nhân viên thơng qua tào khoản ngân hàng
2.1.2. Hoạt động tín dụng:
Đây là hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng OCB phịng giao dịch Lễ Chân.
Tập trung tín dụng bán lẻ khách hàng chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình, doanh
nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chủ yếu cho vay ngắn hạn kết hợp với
trung và dà hạn hợp lí nhằm duy trì dư nợ ổn định kiểm soát tốt rủi ro. Phát triển


tín dụng tiêu dùng và hệ thống bán lẻ, thực hiên cơng tác đánh giá phân loại khách

hàng, an tồn trong hoạt động tín dụng
➢ Khách hàng cá nhân:
- Cho vay tiêu dùng: Vay tiêu dùng chủ yếu nguồn trả nợ từ lương nên tập
trung khai thác thị trường là người lao động có thu nhập ổn định, ít biến
động. Các doanh nghiệp thuộc nhóm bảo hiểm, dầu khí, bưu điện, hàng hải
hàng khơng thường hoạt động có hiệu quả, tạo công ăn việc làm ổn định
cho người lao động. Phòng giao dịch cử đại diện thăm dò nhu cầu vay vốn
của cán bộ công nhân viên doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Qua đó tìm
kiếm được khách hàng có như cầu vay vốn và có khả năng hồn trả vốn và
lãi
- Cho vay sản xuất kinh doanh: Khai thác thị trường doanh ngiệp tư nhân,
chủ các doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu vay vốn đầu tư hoặc mở rộng sản
xuất kinh doanh nhưng khó tiếp cận với thị trường vốn của ngân hàng vì
thói quen hoặc do yếu tố tâm lí. Phịng giao dịch dùng các hình thức quảng
bá để thu hút đối tượng khách hàng này
- Cho vay mua và sửa chữa nhà cửa: nhu cầu mua sắm và xây dựng nhà cửa
của người dân trong những năm gần đây liên tục gia tăng là cơ hội xây dựng
mối quan hệ hợp tác cùng có lợi của ngân hàng và cá nhân. Phòng giao dịch
hợp tác với cơng ty xây dựng, chủ đầu tư khu tịa nhà để phát triển dịch vụ
cho vay tới khách hàng có nhu cầu
- Cho vay mua ô tô: đời sống vật chất và tinh thần ngày càng phát triển, nhu
cầu sử dụng ô tô thay cho phương tiện khác cũng tăng cao. Đây là thị trường
màu mỡ cho việc phát triển dịch vụ cho vay mua ô tô của Ngân hàng. Phịng
giao dịch tiến hàng hợp tác với các đại lí của hãng sản xuất và nhập khẩu
phân phối ô tô
- Cho vay du học: du học nước ngoài đang trở thành một phong trào của học
sinh, sinh viên trong những năm gần đây. Nhu cầu ổn định tài chính trong
suốt q trình du học đơi khi gây trở ngại cho các cá nhân eo hẹp về tài



chính nên cần có sự hỗ trợ về mặt tài chính của ngân hàng. Cho vay du học
gần như khơng mang lại rủi ro cho ngân hàng nhưng lại có mức sinh lời
cao. Phòng giao dịch thực hiện bắt tay với các trung tâm tư vấn cung cấp
dịch vụ du học có uy tín để quảng cáo thị trường tín dụng đến đối tượng
khách hàng
➢ Khách hàng doanh nghiệp:
Tập trung vào các đối tượng doanh nghiệp:
- Cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng, cửa hệu, hợp tác xã
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là doanh nghiệp hoạt động có liên quan
đến xuất nhập khẩu, đặc biệt là sản xuất khai thác và chế biến hàng xuất
khẩu; doanh ngiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và cung cấp dịch
vụ
- Công ty liên doanh
- Công ty 100% vốn từ nước ngoài
Đối với đội tượng là các doanh nghiệp tư nhân và cơng ty có quy mô nhỏ,
trên cơ sở danh sách tên và thông tin tình hình hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp, phịng giao dịch sẽ gửi thư và làm việc để các đơn vị mở tài khoản
giao dịch tín dụng
2.1.3. Dịch vụ giao dịch và thanh tốn
Ngồi lời nhuận thu được từ dịch vụ tiền gửi và tín dụng, Ngân hàng cịn có nguồn
thu lợi nhuận từ hoạt động giao dịch và thanh toán, bao gồm:
- Thu chi hộ khách hàng
- Mở thư tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế
- Làm địa lý chi trả kiều hối, chuyển ngân và thu ngân ngoại tê
- Hoạt động khác như: dịch vụ thẻ, mở tài khoản, ngân hàng điện tử, bảo
hiểm
2.2.

Bạn hàng, đối tác cơ quan quản lí có liên quan


2.2.1. Bạn hàng đối tác


Ngân hàng TMCP Phương Đơng Phịng giao dịch Lê Chân có rất nhiều bạn hàng
và đối tác, bao gồm:
- Western Union: hệ thống cung cấp dịch vụ thanh toán chuyển khoản trên
tồn thế giới cho khách hàng. Trong thời kì nền kinh tế mở cửa. hộ nhập
như hiện nay, Western Union càng khẳng định tầm quna trọng của mình, là
nơi để gửi gắm niềm tn cho đối tượng khách hàng muốn chuyển khoản quốc
tế
- Hiệp hội ngân hàng Việt Nam: là tổ chức khơng có sự tham gia của chính
phủ do các ngân hàng lập ra. Tham gia Hiệp hội, OCB có cơ hội hợp tác,
học hỏi với các ngân hàng khác nhằm hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau cùng nhau
phát triển mạnh mẽ
- Generali Việt Nam: sự hợp tác này cho phép Generali đáp ứng nhu cầu an
toàn, bảo mật tài chính của khách hàng OCB
- Ngày 29/3, OCB và Công ty CP Quản lý Qũy VinaCapital đã ký kết hợp
tác chiến lược. OCB hỗ trợ triển khai sản phẩm của công ty phân phối qua
OCB và mang lại các ưu đãi từ những đối tác của Ngân hàng đến với Cơng
ty
- Ngày 30/05/2011, OCB cơng bố chính thức kết nối thành công với Công ty
Cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink cho tất cả chủ thẻ OCB thực hiện rút tiền,
theo dõi số dư, đổi mã PIN tại hơn 5000 cây ATM thuộc hệ thống Smartlink
- Trường Đại học Dân lập Hải phịng: là trường đại học phía bắc đầu tiên có
hợp tác tồn diện với OCB. OCB mở tài khồn miễn phí cho sinh viên, thu
hộ học phí còn Trường sẽ quãng bá thương hệu, sản phẩm dịch vụ của OCB
- Tập đoàn FLC: OCB cung cấp các giải pháp tài chính dành cho nhóm khách
hàng của tập đoàn
- Liên minh thẻ với nhiều ngân hàng: Vietcombank, Sacombank, Agribank,

BIDV, SHB,…
- Các đối tác liên kết trả góp liên kết với OCB: Điện Máy Xanh, Sài Gịn
Spa, Cơng ty Cổ phần Công nghệ Vi mô, Công ty Cổ phần Ngân lượng,


Công ty TNHH Thương mại điện tử Lotte Việt Nam, Sendo, Tiki, Payoo,
Nha khoa Kim, Công ty Cổ phần Công nghệ thơng tin Nam Á,…Mang đến
cho khách hàng các gói trả góp với ưu đãi hấp dẫn
- Liên kết với ví điện tử: Aripay, Momo.
2.2.2. Cơ quan quản lí có liên quan
OCB Phòng giao dịch Lê Chân hoạt động dưới sự ủy quyền, quản lí của Ngân
hàng TMCP Phương Đơng Hải Phòng


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành ngân hàng cũng đổi
mới và phát triển không ngừng. Ngân hàng TMCP Phương Đông PDG Lê
Chân cung cấp cho khách hàng số lượng và chất lượng dịch vụ ngày một tốt
hơn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Bên cạnh những thành cơng gặt hái được, OCB Phịng giao dịch Lê Chân cũng
gặp phải nhiều khó khăn như nhiều đối thủ cạnh tranh, sự quản lí của cơ quan
ủy quyền, thói quen của khách hàng,… Nếu khắc phục được những hạn chế
này thì sự phát triển của OCB Lê Chân còn tiến xa hơn nữa
2. Kiến nghị
NHNN cần chủ động dỡ bỏ rào cản, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa
các NHTM. Đồng thời NHNN nới rộng điều kiện cho vay tín chấp với Ngân
hàng TMCP.
NHNN ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động cho vay tiêu dùng để
bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và khách hàng

NHNN thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng NHTM. Đồng
thời ban hành các chính sách tạo điều kiện phát triển sáng tạo của ngân hàng
NHNN cần có những biện pháp bảo vện an tồn trong hoạt động tín dụng, đưa
ra biện pháp xử lí hành vi vi phạm quy định cho vay của NHNN
Đối với OCB Lê Chân phải có những chính sách quảng bá hình ảnh đến tất cả
đối tượng khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân đem đến những ưu đãi,
khuyến mại hấp dẫn thu hút sự quan tâm của khách hàng làm thay đổi thói
quen của khách hàng. Làm cho số lượng khách hàng của PGD ngày một tăng
và ổn định


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. www.ocb.com.vn
2. Báo cáo thường liên 2019


×