Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Tóm tắt: ĐẦU TƯ DƯỚI HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PUBLIC PRIVATE PARTNERSHIP PPP) TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC DỊCH VỤ CÔNG THỰC TIỄN TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.45 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----***-----

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
ĐẦU TƯ DƯỚI HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PUBLICPRIVATE PARTNERSHIP - PPP) TRONG MỘT SỐ LĨNH
VỰC DỊCH VỤ CÔNG: THỰC TIỄN TẠI MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9310106
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Sơn Tùng
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Hương Lan

Hà Nội, 2023


Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Ngoại thương
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Hương Lan

Phản biện 1: …………………………………………………………..
………………………………………………………………………...

Phản biện 2: …………………………………………………………..
………………………………………………………………………...

Phản biện 3: …………………………………………………………..
………………………………………………………………………...

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường
họp tại ..............................


Vào hồi

giờ

ngày

tháng

năm 2023

Có thể tham khảo luận án tại Thư viện Quốc gia và thư viện trường
Đại học Ngoại thương


DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư tư nhân
theo phương thức PPP
Tạp chí Kinh tế và Dự báo, ISSN: 1859-4972
Số 22 tháng 08/2022 (812)
2. How Public-Private Cooperation can Begin in STI in
Vietnam: A Case of Sematech
Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, ISSN: 0868-3808
Số 603 tháng 12/2021
3. Đầu tư dưới hình thức đối tác cơng tư - PPP đối với dịch vụ
cơng tại Việt Nam
Tạp chí Giáo dục và Xã hội, ISSN: 1859-3917
Số Đặc biệt tháng 10/2019
4. Applying manufacturing extension partnership (MEP) in
science, technology and innovation (STI) institution in

vietnam
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học SV CTTT-CLC “Đổi mới sáng tạo
cho phát triển bền vững tại Việt Nam” NXB Bách Khoa,
ISBN: 978-604-316-255-4. Đăng tháng 6/2021
5. Đối tác công tư (Public-Private Partnership - PPP) trong lĩnh
vực dịch vụ khoa hoc và cơng nghệ: một số hình thức hoạt
động trên thế giới và bài hoc cho Việt Nam
Kỷ yếu Hội nghị SV NCKH Kỷ niệm 60 năm thành lập
Trường Đại học Ngoại thương. Đăng tháng 11/2020


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhà chính sách thừa nhận, hiện nay,
trong các loại hình hợp tác giữa khu vực cơng và khu vực tư nhân, hình thức
đối tác cơng - tư (Public - Private - Partnership - PPP) được đánh giá là có
hiệu quả, thu hút được nguồn vốn tư nhân tham gia vào các dự án cơng của
Nhà nước, từ đó giúp giảm áp lực cho ngân sách.
So với thế giới, PPP tại Việt Nam mới xuất hiện và được chú trọng
trong vòng ba thập niên trở lại đây. Đầu tư PPP tại Việt Nam vẫn đang tập
trung chủ yếu vào một số lĩnh vực như giao thông, năng lượng, số lượng dự
án hoặc nguồn vốn đầu tư cho các loại dự án thuộc các lĩnh vực khác như
các lĩnh vực thuộc dịch vụ công chưa nhiều. Mặc dù chủ trương của Nhà
nước là khuyến khích PPP nhưng ý định tham gia đầu tư PPP của tư nhân sẽ
quyết định đến số lượng và chất lượng của các dự án đầu tư PPP, dẫn đến
nhu cầu nghiên cứu các yếu tố thu hút đầu tư PPP của khu vực tư nhân. Bên
cạnh đó, để mở rộng triển khai các dự án PPP sang các lĩnh vực thuộc dịch
vụ công, Việt Nam cần tham khảo các bài học của các quốc gia đi trước. Các

quốc gia đã có kinh nghiệm về đầu tư PPP trên thế giới như Đức, Trung
Quốc rất để tâm vào dịch vụ công, đặc biệt là các lĩnh vực thiết thực đối với
đời sống của cư dân như cung cấp điện hay cung cấp nước sạch và đã có
nhiều dự án PPP về cung cấp nước sạch và cung cấp điện đã được triển khai
và thành công tại các quốc gia này. Đây là lý do Luận án lựa chọn dịch vụ
công và đưa ra các trường hợp điển hình của hai lĩnh vực cung cấp nước và
cung cấp điện để tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, từ đó rút ra bài
học cho Việt Nam.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: kiến nghị các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư tư nhân
theo hình thức PPP trong một số lĩnh vực dịch vụ công từ bài học kinh
nghiệm rút ra thực tiễn đầu tư dưới hình thức PPP của một số nước.
Các mục nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu, từ đó đề xuất các yếu tố ảnh
hưởng đến thu hút đầu tư PPP của khu vực tư nhân vào dịch vụ công.


2

Thứ hai, phân tích cơ sở lý luận và rút ra các yếu tố tác động đến thu
hút đầu tư tư nhân vào dịch vụ cơng theo hình thức PPP.
Thứ ba, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và rút ra bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam.
Thứ tư, nghiên cứu thực trạng thu hút khu vực tư nhân đầu tư PPP trong
lĩnh vực dịch vụ công tại Việt Nam.
Thứ năm, nghiên cứu định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nhằm
tăng cường thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực dịch vụ cơng nói chung và
dịch vụ cung cấp nước sạch, dịch vụ cung cấp điện nói riêng theo hình thức
PPP tại Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, các yếu tố nào ảnh hưởng đến thu hút đầu tư PPP của khu
vực tư nhân vào dịch vụ công?
Thứ hai, thực trạng PPP đầu tư PPP trên thế giới đang diễn ra như thế
nào? Có những khu vực, quốc gia nào có thị trường PPP phát triển có thể
học hỏi? Thực trạng đầu tư PPP tại các khu vực, quốc gia đó đang diễn ra
như thế nào?
Thứ ba, bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam khi nghiên cứu thực
trạng đầu tư PPP tại các khu vực, quốc gia nói trên là gì?
Thứ tư, từ những bài học kinh nghiệm đã rút ra, kết hợp cùng các định
hướng của Đảng, Nhà nước, có thể kiến nghị các giải pháp nào nhằm tăng
cường thu hút tư nhân đầu tư PPP vào lĩnh vực dịch vụ cơng
4. Tính mới và những đóng góp của luận án
- Về lý luận, luận án đã tổng quan các nghiên cứu về PPP trong dịch vụ
cơng, hệ thống hóa cơ sở lý luận về hình thức PPP trong dịch vụ cơng, tổng
hợp các lý thuyết liên quan, và xác định các yếu tố tác động đến thu hút đầu
tư của khu vực tư nhân vào dịch vụ cơng theo hình thức đối tác cơng tư.
- Về thực tiễn, luận án phân tích thực trạng đầu tư PPP của một số quốc
gia trên thế giới, phân tích một số trường hợp điển hình của dịch vụ cung
cấp sạc điện và dịch vụ cung cấp nước sạch tại Trung Quốc và Đức, phân
tích thực trạng thu hút đầu tư PPP của khu vực tư nhân tại Việt Nam, từ đó


3

rút ra các bài học và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao việc thu hút đầu
tư PPP của khu vực tư nhân vào lĩnh vực dịch vụ công tại Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu được xác định là: (1) các yếu tố tác động đến
thu hút đầu tư PPP của khu vực tư nhân trong dịch vụ công tại Việt Nam,
(2) nghiên cứu thực trạng đầu tư dưới hình thức PPP trong lĩnh vực dịch vụ

công ở một số khu vực và quốc gia (trình bày trường hợp điển hình của lĩnh
vực cung cấp bốt sạc điện và cung cấp nước sạch).
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: (1) tại Việt Nam và
(2) thế giới bao gồm Châu Âu, Châu Á, phân tích cụ thể tại các quốc gia
Đức, Trung Quốc là các thị trường PPP phát triển ở tầm trung, cao hơn Việt
Nam và có các nét tương đồng về bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội (Đưa ra
trường hợp điển hình về trạm sạc điện tại Trung Quốc và cung cấp nước sạch
tại CHLB Đức).
+ Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu các tài liệu
thứ cấp về PPP nói chung và PPP trong lĩnh vực dịch vụ công trong khoảng
thời gian từ năm 2010 đến 2023. Mặc dù PPP đã được đề cập đến trong các
văn bản từ những năm 1997 trong Nghị định 77-CP của Chính Phủ về ban
hành quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển
giao áp dụng cho đầu tư trong nước, tuy nhiên chỉ sau năm 2010, cùng với
việc ban hành Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính
phủ về đầu tư theo hình thức Họp đồng BOT, Hợp đồng BTO, và một số dự
án PPP đã được triển khai, hình thức PPP tại Việt Nam mới được chú ý. Dữ
liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát doanh nghiệp trong năm 2022.


4

+ Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Khi nghiên cứu kinh nghiệm quốc
tế, luận án phân tích bối cảnh chung về đầu tư PPP, và tập trung vào các yếu
tố pháp lý, thể chế, mơi trường kinh tế, chính trị, tài chính tại Châu Âu và
Châu Á, tại Đức và Trung Quốc, riêng tại hai quốc gia Đức và Trung Quốc,
luận án đưa ra hai lĩnh vực dịch vụ cung cấp sạc điện công cộng (tại Trung
Quốc) và cung cấp nước (tại Đức) để phân tích. Đối với Việt Nam, luận án
phân tích bối cảnh chung và phân tích kết quả khảo sát trên cở sở các yếu tố

theo mơ hình nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng cách tiếp cận kết
hợp định tính và định lượng: Phương pháp định tính được thực hiện thơng
qua các phương pháp nghiên cứu tại bàn, thu thập, tổng hợp, phân tích các
dữ liệu thứ cấp từ các nguồn học thuật, tin cậy. Phương pháp case study,
trình bày trường hợp điển hình về PPP trong cung cấp bốt sạc điện tại Trung
Quốc và cung cấp nước tại Đức. Phương pháp định lượng được thực hiện
thông qua việc khảo sát doanh nghiệp lấy dữ liệu sơ cấp và kiểm định độ tin
cậy thang đo Cronbach’s Alpha.
7. Bố cục của Luận án
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về đầu tư dưới hình thức
đối tác công tư trong một số lĩnh vực dịch vụ công
- Chương 2: Cơ sở lý luận về đầu tư dưới hình thức đối tác cơng tư
trong một số lĩnh vực dịch vụ cơng và đề xuất mơ hình nghiên cứu
- Chương 3: Thực tiễn đầu tư dưới hình thức đối tác công tư tại một
số nước trên thế giới
- Chương 4: Đầu tư theo hình thức PPP trong một số lĩnh vực dịch
vụ công tại Việt Nam và kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến thu
hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực dịch vụ cơng theo hình thức PPP
- Chương 5: Định hướng phát triển và giải pháp khuyến nghị nhằm
tăng cường thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực dịch vụ công theo hình thức
PPP tại Việt nam
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


5

1.1. Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư vào
lĩnh vực dịch vụ cơng

1.1.1. Nhóm yếu tố liên quan tới khu vực Nhà nước
Luận án tổng quan dựa trên các nghiên cứu của Weiling Jiang và cộng
sự (2019), Jeff Youssef và Rayan Nahas (2017), Marian Moszoro và các
cộng sự (2015), Maria Basilio (2020).
1.1.2. Nhóm yếu tố liên quan tới khu vực tư nhân
Luận án tổng quan dựa trên các nghiên cứu của Gil và Beckman (2009),
Torrance (2009), Zhang (2018), McKinsey (2016), Hambros (1999), Walker
(1995).
1.1.3. Nhóm yếu tố liên quan tới dự án
Luận án tổng quan dựa trên các nghiên cứu của Chege. L (2003), Thân
Thanh Sơn (2014), Reinhardt (2011), Walker (2010), Panayotou (1998) .
1.2. Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu
tư tư nhân vào lĩnh vực dịch vụ cơng theo hình thức PPP
1.2.1. Nhóm yếu tố liên quan tới Nhà nước
Luận án tổng quan dựa trên các nghiên cứu của Haavelmo (1960),
Greene và Villanueva (1991), Elena Vasilyeva (2018), Muzenda (2009),
Mona Hammami và cộng sự (2006), Panayiotou (2013), Bogado (2015),
Basilio (2011), Sharma (2012), Huỳnh Thị Thúy Giang (2012), Phan Thị
Bích Nguyệt (2013), Zhang (2018) và Phạm Diễm Hằng (2018), Trần Thanh
Phương (2022). Robert và cộng sự (2017), Hyun và cộng sự (2018),
Hammami và cộng sự (2006), Kawamura (2020), Yang và cộng sự (2020),
Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2013), Nguyễn Thị Hồng Minh (2016), Ye và các
cộng sự (2018)
1.2.2. Nhóm các yếu tố liên quan tới khu vực tư nhân
Luận án tổng quan dựa trên các nghiên cứu của Azjen (1991), Cheng
(2016), Tang (2016), Zhang (2018), Yang và cộng sự (2020), Ramli (2021)
Robert và Chan (2017), Ye và các cộng sự (2018) Jing Du và cộng sự (2018).
1.2.3. Nhóm các yếu tố liên quan tới dự án
Luận án tổng quan dựa trên các nghiên cứu của Koppenjan và Enserink
(2009), Dada và Oladokun (2011), Fleta-Asín (2021), Waziri và Isa (2017),



6

Schaufelberger & Wipadapisut (2003), Xueqing Zhang (2005), Robert và
Chan (2017); Qiao và cộng sự (2001); Hardcastle và cộng sự (2006), Hyun
và Tian (2018), Liu và Wang (2019), Xu (2014), Almarri và Abuhijleh
(2017), Huỳnh Thị Thúy Giang (2012), Trần Thanh Phương (2021)
1.3. Đánh giá chung và khoảng trống nghiên cứu
Từ những đánh giá về tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên, có thể
khẳng định rằng cho đến nay có rất ít cơng trình nghiên cứu kết hợp phân
tích thực trạng thu hút đầu tư vào PPP trong dịch vụ công tại Việt Nam và
phân tích bối cảnh quốc tể để rút ra bài học và khuyến nghị giải pháp cho
Việt Nam. Do đó, tiếp cận theo hướng này là một hướng đi mới để tác giả
nghiên cứu chuyên sâu nhằm đưa ra những giải pháp tăng cường thu hút
được khu vực tư nhân tham gia đầu tư dưới hình thức PPP để thúc đẩy sự
phát triển dịch vụ công tại Việt Nam.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ DƯỚI HÌNH
THỨC ĐỐI TÁC CƠNG TƯ TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC DỊCH
VỤ CÔNG
2.1. Khái quát chung về đầu tư dưới hình thức đối tác cơng tư trong
dịch vụ cơng
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về đầu tư PPP
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership sau đây gọi là đầu tư theo hình thức PPP) là phương thức đầu tư được thực
hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân
thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà
đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP (Luật đầu tư theo phương thức đổi tác
công tư số 64/2020/QH14). Các lĩnh vực đầu tư theo hình thức PPP bao gồm:
(1) Giao thông vận tải; (2) Lưới điện, nhà máy điện; (3) Thủy lợi; cung cấp

nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải; (4) Y tế; (5) Giáo
dục - đào tạo; (6) Hạ tầng công nghệ thông tin (Điều 2, Nghị định
35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021).


7

2.1.1.2. Khái niệm về đầu tư PPP trong dịch vụ công
Từ các khái niệm nêu trên, đầu tư PPP trong dịch vụ cơng có thể hiểu
đơn giản là hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực thuộc dịch vụ công thơng qua
hình thức dự án PPP.
2.1.1.3. Khái niệm về thu hút đầu tư PPP trong dịch vụ công trong
phạm vi luận án
Trong nội dung của luận án, tác giả đề xuất khái niệm thu hút đầu tư tư
nhân dưới hình thức PPP vào lĩnh vực dịch vụ công như sau: thu hút đầu tư
tư nhân dưới hình thức PPP vào dịch vụ cơng là hoạt động lơi kéo, khuyến
khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư vào các dự án PPP trong lĩnh
vực dịch vụ công nhờ vào sự hấp dẫn của các dự án này, từ đó làm cho khu
vực tư nhân hình thành nên ý định đầu tư. Từ đó, việc nghiên cứu thu hút
đầu tư tư nhân vào các dự án PPP trong dịch vụ cơng có thể được xác định
bằng nghiên cứu ý định đầu tư của khu vực tư nhân vào các dự án PPP trong
dịch vụ công.
2.1.2. Đặc điểm của đầu tư PPP trong dịch vụ cơng
Ngồi các đặc điểm của đầu tư nói chung, đầu tư PPP mang các đặc
điểm đặc thù của hình thức PPP, thứ nhất là sự hợp tác lâu dài, tận dụng
được lợi thế, nguồn lực (vốn, chuyên môn, kinh nghiệm,...) của khu vực
công và khu vực tư; đặc điểm thứ hai là việc chia sẻ sẻ lợi ích, rủi ro giữa
các bên trong q trình triển khai các dự án PPP. Bên cạnh đó, đầu tư PPP
trong dịch vụ cơng cịn mang cả những đặc thù của dịch vụ cơng, đó là, (1)
sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước,

cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh và (2) Bao gồm dịch
vụ sự nghiệp cơng và sản phẩm, dịch vụ cơng ích.
2.1.3. Mục tiêu của đầu tư PPP trong dịch vụ công
Mục tiêu của đầu tư PPP trong dịch vụ công tương đồng với mục tiêu
của đầu tư PPP, Theo World Bank (2017) có thể tóm gọn các mục tiêu bao
gồm: Tăng cường đầu tư bằng cách tiếp cận nguồn tài chính tư nhân; Khuyến
khích cách tiếp cận tồn bộ chi phí; Tập trung nhiều hơn vào chất lượng dịch
vụ cho người dùng cuối; Tiếp cận năng lực quản lý bổ sung thông qua hoạt
động tư nhân; Đạt được giá trị đồng tiền trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng
và dịch vụ cơng; Nâng cao trách nhiệm giải trình trong việc cung cấp cơ sở


8

hạ tầng và dịch vụ công cộng; Khai thác sự đổi mới và hiệu quả của khu vực
tư nhân; Kích thích tăng trưởng và phát triển đất nước.
2.1.4. Vai trị của PPP trong dịch vụ công
(1) Thứ nhất, đầu tư PPP giúp tăng vốn đầu tư vì huy động từ nhiều
nguồn hơn hình thức đầu tư truyền thống, tiết kiệm chi phí vì một số nhà đầu
tư tư nhân khi tham gia đã có sẵn lợi thế về kinh nghiệm và nguồn lực. (2)
Thứ hai, PPP mang lại hiệu quả từ khu vực tư nhân, người ta đã biết đến
hiệu quả từ khu vực tư nhân thông qua mua sắm công theo phương thức
truyền thống thuê khu vực tư nhân xây dựng, bảo trì và thiết kế. (3) Thứ ba,
PPP khuyến khích cải cách khu vực cơng. (4) Thứ tư, PPP giúp giảm rủi ro
cho khu vực cơng.
2.1.5. Lợi ích và rủi ro của đầu tư PPP trong dịch vụ cơng
Theo World Bank (2022), các chính phủ hướng tới hợp tác với khu vực
tư nhân thơng qua hình thức PPP vì những lợi ích như sau: (1) hiệu quả trong
việc đưa công nghệ và sáng tạo của khu vực tư nhân trong việc cung cấp các
dịch vụ công; (2) Khuyến khích được khu vực tư nhân thực hiện các dự án

đúng hạn và đúng ngân sách; (3) Xác định được kế hoạch ngân sách cụ thể;
(4) phát triển năng lực của khu vực tư nhân tại địa phương, tạo ra các cơ hội
ký hợp đồng thầu phụ cho các công ty địa; (5) thu hút và tăng mức độ tham
gia của khu vực tư nhân (đặc biệt là nước ngoài) và nâng cao năng lực của
các doanh nghiệp; (6) Góp phần xây dựng nền kinh tế bền vững bằng cách
làm gia tăng sự cạnh tranh (7) Bổ sung các năng lực cịn hạn chế của khu
vực cơng (8) Kiểm sốt được rủi ro trong dài hạn.
Tuy nhiên, khi thực hiện PPP, các quốc gia cũng cần cân nhắc đến
những rủi ro mà hình thức này mang lại, có thể kể đến: (1) Rủi ro về tài
chính; (2) Có chi phí gắn liền với nợ vay mà khu vực tư nhân gánh chịu; (3)
Rủi ro về thị trường; (4) Rủi ro về chính trị - xã hội; (5) Rủi ro các công ty
tư nhân tăng giá dịch vụ; (6) Rủi ro khi triển khai dự án; (7) Rủi ro về phần
trách nhiệm thuộc chính phủ; (8) Rủi ro về quyền sở hữu dữ liệu và công
nghệ; (9) Rủi ro về pháp lý; (10) Các rủi ro không lường trước.


9

2.1.6. Điều kiện để các dự án đầu tư PPP trong dịch vụ công thành
công
Một số điều kiện đã được các cơng trình đi trước đặt ra và được luận
án tổng hợp lại như sau: (1) chính sách nhất quán, các mục tiêu và nguyên
tắc rõ ràng, thực tế; (2) đội ngũ có đủ năng lực cần thiết; (3) đảm bảo an tồn
trong khn khổ pháp luật, các luật, quy định cần hiệu quả hơn, đơn giản,
dễ tiếp cận, thực hiện; (4) chính phủ cần phải chấp nhận phần rủi ro của họ
và giúp làm giảm thiểu những rủi ro đã chuyển cho khu vực tư nhân trên tinh
thần hỗ trợ lẫn nhau; (5) minh bạch, trung lập trong đấu thầu, khơng tham
nhũng, lợi ích nhóm; (6) đặt con người lên hàng đầu; (7) gắn liền phát triển
bền vững vào các dự án PPP.
2.2. Cơ sở lý thuyết

2.2.1. Lý thuyết về trình độ phát triển của thị trường PPP thế giới
Theo UNECE (2022), trình độ PPP của các quốc gia chia làm ba giai
đoạn từ thấp đến cao. Việc chia trình độ phát triển PPP của các thị trường
(các quốc gia) thành ba cấp độ như trên cũng đã được trình bày trong nghiên
cứu của Alexiou (2017). Về góc độ tầm hoạt động, thị trường có quy mơ
càng lớn về số lượng dự án, số vốn, nguồn vốn, số lượng và sự tích cực của
các nhà đầu tư càng cao thì được coi là càng phát triển.
2.2.2. Lý thuyết về khung phân tích PPP ba cấp độ
Carbonara. N, Costantino. N, Pellegrino. R (2012) cũng phát triển và
trình bày khung phân tích PPP bao gồm ba cấp: quốc gia, lĩnh vực/ ngành và
dự án. Theo lý thuyết nêu trên, khi đánh giá PPP ở góc độ vĩ mơ, các nhà
nghiên cứu thường phân tích ở cấp độ quốc gia, bao gồm các yếu tố kinh tế,
pháp luật, thể chế, tài chính, trong đó, hai yếu tố đóng vai trị nền tảng là
kinh tế và pháp luật, bởi hai yếu tố này quyết định đến môi trường diễn ra
hoạt động đầu tư và thực hiện các dự án PPP. Lý thuyết cho rằng, trong bối
cảnh thể chế phát triển, PPP ở quốc gia chỉ có thể được phân tích đầy đủ nếu
áp dụng một cách tiếp cận trên nhiều cấp độ.
2.2.3. Bộ tiêu chí Infrascope của World Bank
Bộ tiêu chí Infrascope của World Bank là một công cụ đánh giá việc
thực hiện hoạt động đầu tư dưới hình thức đối tác cơng tư (PPP) của các
quốc gia. Công cụ này nhằm mục đích giúp các nhà hoạch định chính sách


10

xác định những thách thức đối với đầu tư PPP tại từng quốc gia và từng khu
vực, từ đó hình thành một thước đo tương đối về trình độ PPP giữa các quốc
gia và cũng có thể giúp chính phủ các nước nắm được điểm mạnh và điểm
yếu của thị trường PPP nước mình, từ đó có thể đưa ra những chính sách
hợp lý và hỗ trợ phát triển thị trường PPP hiệu quả hơn.

2.2.4. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)
Mơ hình thuyết hành động hợp lý (TRA) do Fishbein và Ajzen xây
dựng năm 1975 đã chỉ ra rằng ý định hành vi là yếu tố then chốt dẫn đến
thực hiện hành vi. Trong đó, ý định hành vi được quyết định bởi thái độ cá
nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn chủ quan xung quanh việc
thực hiện các hành vi đó. Hester và Yuen (1987) đánh giá thái độ và chuẩn
chủ quan có tác động xung quanh việc thực hiện hành vi. Nói cách khác, ý
định thể hiện mong muốn được thực hiện hành vi; trong khi đó, thái độ và
chuẩn chủ quan là 2 yếu tố gây ảnh hưởng đến ý định.
2.2.5. Lý thuyết hành vi dự định (TPB)
Lý thuyết hành vi dự định (TPB) được Ajzen phát triển từ Lý thuyết
hành động hợp lý (TRA) và công bố vào năm 1988. Ajzen (1988) cho rằng
có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định thực hiện một hành vi, đó là: Thái
độ Hướng tới Hành vi - dựa trên đánh giá của một cá nhân về việc thực hiện
hành vi đó là tốt hay không tốt; Chuẩn mực chủ quan (SN) - Nhận thức về
hành vi bị ảnh hưởng bởi nhận thức của người khác được cho là có liên
quan đến hành vi đó; Nhận thức kiểm sốt hành vi (PBC) - Nhận thức của
một cá nhân về khả năng thực hiện một hành vi cụ thể của họ.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư PPP của khu vực tư
nhân vào lĩnh vực dịch vụ công
2.3.1. Yếu tố thuộc khu vực Nhà nước, vĩ mô
Môi trường đầu tư
2.3.2. Yếu tố thuộc về khu vực tư nhân
(1) Thái độ của các cơng ty tham gia đầu tư theo hình thức đối tác công
tư (PPP); (2) Chuẩn chủ quan; (3) Nhận thức kiểm soát hành vi
2.3.3. Yếu tố thuộc dự án
Đặc điểm dự án


11


2.4. Đề xuất mơ hình nghiên cứu
Mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư tư nhân vào
các dự án PPP trong dịch vụ công được trình bày tại hình sau:

Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ĐẦU TƯ DƯỚI HÌNH THỨC ĐỐI TÁC
CÔNG TƯ TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
3.1. Bối cảnh đầu tư PPP trên thế giới
Dựa trên lý thuyết về trình độ phát triển thị trường PPP của Alexiou
(2017) và UNECE (2022), các quốc gia có xu hướng trải qua ba giai đoạn
khác nhau trong quá trình các dự án PPP đi vào hoạt động ở mức cao nhất.
Hầu hết các quốc gia đang ở giai đoạn đầu, nơi mà sự phát triển của các dự
án thực tế vẫn còn yếu. Chỉ ở giai đoạn thứ ba, nơi hiện có tương đối ít quốc
gia, PPP mới trở nên hồn thiện nhất. Ở giai đoạn này, các quốc gia sẽ phát
triển pháp lý và thể chế cần thiết. Alexiou, N. (2017) và UNECE (2022) cho
rằng nhóm quốc gia có trình độ PPP thuộc nhóm phát triển hiện nay bao gồm
Anh, Úc và Ireland. Nhóm quốc gia phát triển thứ hai có thể kể đến những
quốc gia như Canada, Mỹ (tại Châu Mỹ), Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan,... (tại
Châu Âu), New Zealand (tại Châu Úc), Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông,... (tại
Châu Á). Các nước thuộc nhóm đang phát triển hoặc mới bắt đầu chiếm
phần đông và đa số thuộc Nam Mỹ, Châu Á, Châu Phi và chỉ có một số ít


12

thuộc Châu Âu. Nhiều quốc gia có thể được liệt kê trong nhóm này như Bỉ,
Séc,... (Châu Âu), Mexico, Brazil, Argentina,... (tại Nam Mỹ), Nam Phi,...
(Châu Phi), Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,... và cả Việt Nam (Châu Á).
3.2. Một số khu vực phát triển PPP điển hình phù hợp nghiên cứu

3.2.1. Đầu tư PPP tại khu vực Châu Á
3.2.1.1. Tổng quan đầu tư PPP tại Châu Á
Trong ba thập kỷ gần đây, Châu Á là khu vực phát triển sôi nổi nhất
thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững thúc đẩy giảm nghèo ở hai
nền kinh tế lớn nhất khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như ở hầu hết
các nước Châu Á có thu nhập cao và trung bình. Mặc dù hoạt động đầu tư
PPP tại Châu Á tại đa số các quốc gia tại Châu Á mới được đánh giá ở mức
trung bình, nhưng khơng nằm ngồi đà phát triển kinh tế nói chung, đầu tư
PPP cũng có tốc độ phát triển rất cao trong những năm gần đây.
3.2.1.2. Về pháp lý và thể chế
Năm 2019, World Bank đã tổ chức khảo sát19 quốc gia về mơi trường
PPP năm 2019 có 9 quốc gia có mơi trường pháp lý về PPP được đánh giá
thuộc nhóm phát triển, tính minh bạch của hợp đồng tại các quốc gia này
cũng được chú ý cải thiện những năm gần đây.
Vấn đề thể chế PPP của các nước tại Châu Á đã và đang được nâng
cấp. Kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy các quốc gia có các cơ quan/ đơn vị
chuyên trách về PPP sẽ hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động đầu tư PPP hơn các
quốc gia khơng có hoặc chưa có các đơn vị độc lập.
3.2.1.3. Về mơi trường kinh tế, chính trị, tài chính
Độ trưởng thành của PPP tại Châu Á: đa số các quốc gia tại Châu Á
có trình độ phát triển PPP vẫn thuộc giai đoạn non trẻ, được đánh giá thông
qua các yếu tổ kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng, kinh nghiệm quản lý
rủi ro và xử lý chấm dứt hợp đồng. Hầu hết các quốc gia đều có sự ủng hộ


13

chính trị đối với PPP, nhưng một số quốc gia đa đảng thiếu sự ủng hộ thống
nhất, hoặc vấp phải sự phản đối trong nghị viện hoặc xã hội.
Về vấn đề tài chính, đa số quốc gia tại Châu Á có thị trường vốn cho

hoạt động PPP tương đối hạn hẹp. Một số quốc gia được đánh giá có thị
trường tài chính cho PPP ở mức phát triển tại Châu Á Ấn Độ, Phillipin,
Trung Quốc, Thái Lan vẫn chỉ ở mức trung bình so với thế giới.
3.2.2. Đầu tư PPP tại Châu Âu
3.2.2.1. Tổng quan đầu tư PPP tại Châu Âu
Liên minh Châu Âu (EU) bao gồm 28 nền kinh tế thành viên, là một
trong những đối tác thương mại lớn nhất thế giới, với quy mô thị trường
18.000 tỷ USD (chiếm 22% tổng GDP toàn cầu), dân số trên 500 triệu người,
tổng kim ngạch thương mại hàng năm đạt xấp xỉ 4.000 tỷ USD, cung cấp
gần 40% vốn đầu tư ra nước ngoài của thế giới.
3.2.2.2. Về pháp lý và thể chế
Thực tế thực thi cũng như pháp luật hiện hành của EU không điều chỉnh
các vấn đề liên quan đến các dự án PPP, do đó các quy định và nguyên tắc
chung đề cập đến cung cấp dịch vụ và kinh doanh tự do được EU áp dụng
cho lĩnh vực này.
Về thể chế
Thể chế về hoạt động PPP tại Châu Âu giàn trải và phụ thuộc nhiều vào
đặc thù của mỗi quốc gia, về thời gian hình thành thị trường PPP, về đặc thù
cơ chế quản lý của Chính phủ, chính sách, văn hóa và nhiều yếu tổ khác, vì
vậy tìm ra một thể chế chung là khơng có. Các tổ chức, thể chế quản lý và
hỗ trợ chung về PPP của châu Âu như sau: EPEC, EIB, JASPERS, JESSICA,
Project Bonds, LGTT, The Marguerite Fund.


14

3.2.2.3. Về mơi trường kinh tế, chính trị, tài chính
Năm 2021, tổng giá trị của các giao dịch PPP tại thị trường châu Âu
đạt tổng cộng 8,0 tỷ euro, giảm 13% so với năm 2020 (9,2 tỷ euro). Số lượng
giao dịch PPP là 40, giảm so với năm 2020.

Về vấn đề tài chính của EU cho PPP, các quỹ châu Âu là một nguồn
tài chính quan trọng trong việc tài trợ cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng ở các
nước thành viên châu Âu.
3.3. Thực tiễn đầu tư PPP trong dịch vụ cơng tại một số quốc gia
điển hình
3.3.1. Thực tiễn đầu tư PPP tại Trung Quốc
3.3.1.1. Tổng quan đầu tư PPP tại Trung Quốc
Theo dữ liệu từ WB, từ 2014 đến nay, Trung Quốc đã gia tăng đáng kể
số lượng dự án PPP, đồng thời khung pháp lý cũng đã được chú trọng hoàn
thiện hơn nhiều so với trước. Thể chế cũng đã được thử nghiệm và hoàn
thiện.
3.3.1.2. Về pháp lý và thể chế
Theo báo cáo của WB (2019), Trung Quốc khơng có luật cụ thể về PPP
và có ít thủ tục cho quy trình đấu thầu và tiêu chí lựa chọn nhà thầu. Các thủ
tục lựa chọn dự án do Trung tâm PPP cung cấp và thực tiễn đánh giá được
quản lý bởi hai bộ hướng dẫn do NDRC và MoF xuất bản.
3.3.1.3. Về môi trường kinh tế, chính trị, tài chính
Các dự án PPP tại Trung Quốc thực hiện trong nhiều lĩnh vực, tuy
nhiên, giống các quốc gia đang có thị trường PPP phát triển ở giai đoạn đầu,
Trung Quốc đang tập trung quy hoạch đầu tư cho hệ thống đường bộ. Như
nhiều nền kinh tế mới nổi ở châu Á, Chính phủ khơng đủ ngân sách cho việc
đầu tư này. Sự thiếu hụt 150 tỷ USD (1998-2020) được bù đắp một phần từ
ngân sách nhà nước, phần còn lại cần sự hỗ trợ của tư nhân.


15

Về tài chính, các nguồn tài trợ chính cho đầu tư theo hình thức PPP là
chính phủ, tín dụng ngân hàng, quỹ quản lý tài sản ngân hàng và các cơng
ty bảo hiểm.

3.3.1.4. Nghiên cứu điển hình về chia sẻ rủi ro của dự án PPP cung
cấp hạ tầng điện sạc công cộng Anqing tại An Khánh, Trung Quốc
Từ những năm 2010, Chính phủ gia tăng các phương tiện chạy điện và
giảm thiểu các phương tiện chạy xăng, dầu như một biện pháp đối phó với
vấn đề ơ nhiễm, đẫn đến phát sinh nhu cầu xây dựng hạ tầng bốt sạc cơng
cộng cho các phương tiện chạy điện. Tính đến cuối năm 2016, Trung Quốc
có gần 150.000 bốt sạc cơng cộng, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn
đầu toàn cầu về phát triển cơ sở hạ tầng sạc (Electric vehicle charging
infrastructure promotion coalition annual report, 2018). Mặc dù, cơ sở hạ
tầng sạc điện ở Trung Quốc có quy mơ lớn, nhưng số lượng thấp hơn nhiều
so với tốc độ phát triển xe điện. Từ đó, các dự án PPP cung cấp bốt sạc điện
công cộng được tiến hành, trong đó, dự án Anqing triển khai tại An Khánh
là một trong những dự án lớn nhất.
Kế hoạch dự án: xây dựng vào năm 2016 là 1800 cọc sạc
Bố trí thi công: SPV được yêu cầu sử dụng thiết bị sạc tuân thủ chuẩn
chung, chuẩn sạc AC, chuẩn sạc DC và các chuẩn có liên quan khác. Ngồi
ra, việc xây dựng nền tảng dịch vụ sạc thông minh và kết nối với nền tảng
quản lý đô thị kỹ thuật số Anqing, nền tảng quản lý cấp tỉnh và quốc gia
cũng được chú trọng.
Chia sẻ rủi ro: Những rủi ro chính của dự án Anqing được chia thành
bảy loại: thiết kế/xây dựng, vận hành, tài chính, doanh thu, pháp lý, hành vi
của chính phủ và những rủi ro khác.


16

3.3.1.5. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm
Thách thức tại Trung Quốc chủ yếu đến từ cơ chế vận hành của bộ máy
Nhà nước. Các tranh chấp cũng thường được xử lý mà khơng có sự minh
bạch hoặc có trọng tài độc lập. Những thách thức khác bao gồm: việc một

số chính quyền địa phương sử dụng các hình thức PPP như là “các kênh gây
quỹ trá hình”; cung cấp các bảo đảm về giá trị mua lại hoặc lợi tức đầu tư
cho các đối tác tư nhân và đi ngược lại với tinh thần chia sẻ rủi ro của PPP;
nợ địa phương ngày càng tăng; và thiếu tính minh bạch, thiếu các thông tin,
dữ liệu và thiếu chuyên mơn, điều này đe dọa lợi thế về chi phí-lợi ích của
các dự án PPP.
Một số bài học rút ra qua nghiên cứu về đầu tư PPP trong dịch vụ cơng
nói chung và dự án PPP bốt sạc điện tại Trung Quốc: (1) chú trọng xây
dựng các cơ chế ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư tư nhân khi tham gia hình thức
PPP trong ngành điện; (2) áp dụng đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu
tư tư nhân; (3) linh động nhưng cũng rất chú trọng việc lập kế hoạch tổng
thể và các kế hoạch chi tiết, phối hợp tốt giữa các đơn vị công và tư; (4)
thống nhất, chuẩn hóa ngay từ đầu các tiêu chuẩn kỹ thuật để tránh gây lãng
phí; (5) xác định rủi ro và có cơ chế chia sẻ rủi ro hợp lý; (6) xây dựng Nền
tảng Dịch vụ Thông minh để Cung cấp Dịch vụ đa dạng; (7) hoạt động giám
sát dự án PPP trong ngành điện được triển khai chặt chẽ và được quản lý
theo hai cấp; (8) đa dạng hóa hình thức tổ chức thực hiện.
3.3.2. Thực tiễn đầu tư PPP tại Đức
3.3.2.1. Tổng quan quá trình phát triển đầu tư PPP tại CHLB Đức
Hoạt động đầu tư PPP của Đức đã có những thay đổi đáng kể trong
những năm gần đây. Mặc dù các dự án PPP về xây dựng và hạ tầng giao
thông của Đức tiếp tục chiếm thị phần lớn, Đức cũng đang lập kế hoạch thực
hiện nhiều dự án PPP ở các lĩnh vực khác. Theo Jan Bonhage (2022), do đại
dịch Covid-19, số lượng dự án PPP mới của Đức giảm nhưng khối lượng dự


17

án lại tăng gấp đôi, cùng đà tăng với khối lượng của thị trường PPP ở châu
Âu.

3.3.2.2. Về pháp lý và thể chế
Sự phát triển và thực hiện các dự án PPP ở Đức được điều chỉnh chủ
yếu bởi Luật Ngân sách, đặc biệt là các mục 7 và 55 của Bộ luật Ngân sách
Liên bang.
Về thể chế, sự ra đời của một đơn vị chuyên trách về PPP là nhằm thực
hiện mong muốn về một cơ quan có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn tập
trung với nhiều kinh nghiệm về các hiệp định phức tạp cho khách hàng trong
khu vực công ở tất cả các lĩnh vực.
3.3.2.3. Về mơi trường kinh tế, chính trị, tài chính
Nền kinh tế Đức là một trong những nền kinh tế ổn định và phát triển,
nền kinh tế Đức là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới và lớn nhất châu
Âu. Năm 2021, GDP của Đức tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ 2,9%.
Về chính trị, so với các nước EU khác, Đức cho thấy sự ủng hộ chính
trị cao và liên tục trong lĩnh vực này.
Ở Đức thì phương thức tài chính chủ yếu là bao thanh tốn, miễn truy
địi cơng. Tuy vậy, phương thức tài chính (Private Finance - PF) là được sử
dụng nhiều ở các dự án lớn. Các dự án PPP sử dụng phương thức PF thường
là các dự án lớn bởi mức sinh lời dự kiến của các dự án nhỏ thường không
đủ để chi trả cho chi phí giao dịch.
3.3.2.4. Nghiên cứu điển hình về bối cảnh kinh tế chính trị của việc
cung cấp nước đơ thị tại Berlin, Đức theo hình thức PPP
Tư nhân hóa việc triển khai cấp nước ở Berlin bắt đầu vào năm 1994
cùng với q trình thương mại hóa của Berliner Wasserbetriebe (BWB).
Liên minh Thượng viện Berlin giữa Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo và Đảng
Dân chủ Xã hội quyết định chuyển đổi BWB thành một công ty luật công


18

cộng; lý do đưa ra là việc này sẽ cho phép BWB tiếp cận các quỹ tư nhân

cần thiết cho các cơng trình cơ sở hạ tầng (Lanz và Eitner 2005), các lý do
khác là áp lực về mặt tài chính và các nguồn lực khác đang đè nặng lên chính
quyền Berlin. Năm 1999, dự án Berlinwasser đã trở thành một dự án PPP
lớn nhất trong lịch sử nước Đức, 49,9% cổ phần của BWB thuộc về RWE
và Veolia. Chính quyền thành phố Berlin nắm giữ 51,1% nhưng chỉ nhận
được 133,2 triệu Euro (Passadakis, 2006). Hơn nữa, cơ sở hạ tầng của BWB
liên tục bị xuống cấp do thiếu hụt đầu tư, tạo ra áp lực tài chính và cơng nghệ
trong tương lai để phục hồi cơ sở hạ tầng (Lanz và Eitner, 2005). Do đó, tư
nhân hóa BWB vấp phải sự phản đối. Đến năm 2004, Berlin bắt đầu xem xét
kỹ lưỡng tính hợp pháp của việc tư nhân hóa một phần BWB (European
Water Movement 2013). Năm 2006, Berlin đã tổ chức một sự kiện thành lập
Berlin Water Table (BWT) vận động chiến dịch kéo dài liên quan đến nước
như một quyền của con người cùng với việc yêu cầu tiết lộ các tài liệu tư
nhân hóa. Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2011, 666.235 người dân Berlin
đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất “Người dân Berlin muốn lấy lại nước của họ”
(Terhorst 2014). Lần lượt vào tháng 4 năm 2012 và tháng 9 năm 2013, Berlin
chấm dứt hợp đồng sở hữu và mua lại cổ phần của RWE và Veolia.
3.3.2.5. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm
Đối với thị trường PPP nói chung, Đức đã đạt được những kết quả cũng
như còn những bất cập nhất định. Tuy nhiên, nổi bật nhất trong sự thành
công của Đức là hệ thống pháp luật và việc thiết lập các tổ chức đầu mối về
PPP. Tuy nhiên, đối với PPP trong dịch vụ cơng, trường hợp điển hình từ dự
án về nguồn nước Berlinwasser nhấn mạnh lại một trong những đặc điểm
của dịch vụ công là cung cấp được những sản phẩm, dịch vụ cơng ích làm
hài lịng người dân và xã hội. Trong trường hợp của Berlinwasser, mặc dù
dự án được thành lập nhằm giải quyết một số vấn đề tồn tại của chính quyền
thành phố Berlin như vấn đề tài chính và vấn đề chính trị, tuy nhiên, sau đó,


19


dự án dẫn đến vấn đề mất kiểm soát của chính quyền đối với tài chính và
làm dấy lên sự phản đối từ phía người dân, vấn đề này cũng xuất phát từ bối
cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù của Đức. Từ đó, một bài học nữa được
rút ra từ thất bại của Berlinwasser là các dự án PPP trong dịch vụ cơng cịn
cần chú ý đến chất lượng đầu ra, giá thành của sản phẩm, dịch vụ có làm hài
lịng người sử dụng, và thứ hai là cần đánh giá sự phù hợp về bối cảnh kinh
tế, chính trị, xã hội tại địa phương diễn ra dự án.
3.4. Bài học kinh nghiệm chung rút ra từ các trường hợp điển hình
của Trung Quốc và Đức
Các bài học Việt Nam có thể tham khảo qua q trình áp dụng hình
thức PPP trong thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào dịch vụ công
trên thế giới bao gồm: (1) Các quốc gia thành công đều hồn thiện hoặc
tương đối hồn thiện về khn khổ thể chế, pháp lý về PPP trong từng lĩnh
vực dịch vụ cơng cụ thể; (2) Các quốc gia có dự án PPP thành cơng có
phương thức đấu thầu cạnh tranh cơng khai, minh bạch trong lựa chọn nhà
đầu tư, cùng với đó là q trình đánh giá, xét chọn hồ sơ thầu nghiêm ngặt;
(3) Nên thành lập hoặc phân công các đơn vị làm nhiệm vụ kiểm tra, đánh
giá tính khả thi và hiệu quả của các dự án PPP, kiểm tra, giám sát, đánh giá
trong suốt quá trình triển khai dự án; (4) Bộ máy nhân sự phục vụ cũng cần
được đào tạo chuyên nghiệp; (5) cần thống nhất, đồng bộ các kế hoạch tổng
thể và các kế hoạch chi tiết, phối hợp tốt giữa các đơn vị công và tư để lên
quy hoạch; (6) thống nhất, chuẩn hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật để tránh gây
lãng phí; (7) có cơ chế chia sẻ rủi ro hợp lý; (8) xây dựng Nền tảng Dịch vụ
Thông minh để Cung cấp Dịch vụ đa dạng.
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TƯ NHÂN
VÀO LĨNH VỰC DỊCH VỤ CƠNG THEO HÌNH THỨC PPP TẠI
VIỆT NAM



20

4.1. Khái quát hoạt động đầu tư PPP tại Việt Nam
Theo Báo cáo số 25/BC-CP củа Chính phủ (2019), Phаn Trаng (2021)
và Văn Nаm (2021), đến tháng 5/2021 cả nước đã có 338 dự án PPP với
tổng vốn đầu tư khoảng 1,625,925 tỷ đồng, trong đó dự án giao thơng chiếm
số lượng và mức đầu tư lớn nhất 689,026 tỷ đồng với 222 dự án, còn lại là
các dự án về cơ sở hạ tầng, năng lượng, y tế, giáo dục và các lĩnh vực văn
hóa, giải trí khác. Các dự án chủ yếu được đầu tư theo hình thức BOT và
hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), cụ thể, 142 dự án thực hiện theo hợp
đồng BOT, 188 dự án theo hình thức hợp đồng BT và 8 dự án là các hình
thức hợp đồng khác. Số lượng các dự án PPP tai Việt Nam đến đầu năm
2021 được trình bày tại bảng sau:
STT

Lĩnh vực dự án

Số lượng

Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)

1

Giаo thông vận tải

222

689,026


2

Nhà tái định cư, ký túc xá…

32

39,568

3

Trụ sở làm việc

20

5,125

4

Điện

18

857,209

5

Cấp nước, thoát nước, mơi trường

18


25,247

6

Văn hóа, thể thаo

11

4,632

7

Giáo dục đào tạo

6

1,284

8

Khác

11

3,834

Tổng cộng

338


1,625,925

Nguồn: Báo cáo số 25/BC-CP củа Chính phủ (2019)


21

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư tư nhân vào các
dự án PPP trong lĩnh vực dịch vụ cơng tại Việt Nam
Như mơ hình nghiên cứu đã đề xuất tại mục 2.4, luận án phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án PPP trong
lĩnh vực dịch vụ cơng tại Việt Nam chia theo ba nhóm: Các yếu tố thuộc khu
vực quản lý Nhà nước (yếu tố mang tính vĩ mơ), các yếu tố thuộc về khu vực
tư nhân, các yếu tố thuộc dự án. Như khái niệm về thu hút đầu tư PPP vào
lĩnh vực dịch vụ cơng thuộc phạm vi luận án đã trình bày tại mục 2.1.2.3,
việc nghiên cứu thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án PPP trong dịch vụ cơng
có thể được xác định bằng nghiên cứu ý định đầu tư của khu vực tư nhân
vào các dự án PPP trong dịch vụ cơng. Từ đó, luận án phân tích thực tiễn
đầu tư PPP của tư nhân vào dịch vụ công tại Việt Nam thông qua bảng khảo
sát ý định đầu tư PPP của khu vực tư nhân vào dịch vụ công và tiến hành
kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, các kết quả thu được được tóm tắt
như sau:
Bảng mơ tả biến và câu hỏi khảo sát (trình bày tại Phụ lục)
Thang đo được sử dụng cho đo lường các biến quan sát là thang đo
Likert 5 điểm từ Hồn tồn khơng đồng ý đến Hồn tồn đồng ý.
Kết quả thống kê mô tả mẫu: Sau khi thu thập và làm sạch dữ liệu,
luận án thu về được 183 mẫu hợp lệ, Thống kê mô tả mẫu theo loại hình
doanh nghiệp, mức độ hiểu biết về hợp tác công tư PPP và kinh nghiệm hợp
tác đầu tư theo hình thức PPP.
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha: Kết quả cho thấy

tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha của các biến đều có giá trị lớn hơn 0,8 là
ngưỡng tốt, do vậy, đủ độ tin cậy và điều kiện để sử dụng phân tích trong
các bước tiếp theo.
Luận án tiếp tục thực hiện: phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích
mơ hình hồi quy bội, phân tích hồi quy đa biến, kiểm định ANOVA, phân


22

tích hệ số hồi quy, phương trình hồi quy được thể hiện dưới dạng:
II=0.04+0.255*PSAP+0.228*SNPS+0.197*PBC+0.252*IE+0.170*PPC

Tóm lại, các kết quả phân tích đều ủng hộ các giả thuyết mà tác giả đưa
ra ban đầu: Tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa 5 yếu tố với ý định đầu tư
của nhà đầu tư tư nhân và các yếu tố này giải thích được gần 65% ý định đầu
tư doanh nghiệp tư nhân vào các dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

4.2.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả hồi quу đã сhứng tỏ được vаi trò của сáс уếu tố trоng việс thu
hút nhà đầu tư tư nhân; do đó, giải рháр để thu hút các nhà đầu tư tư nhân
nên dựa trên kết quả kiểm định сáс nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư của
các nhà đầu tư này. Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố gợi ý
cho các cơ quan Nhà nước hành động và biện pháp để cải thiện. Bên cạnh
đó, bản thân doanh nghiệp cũng hiểu hơn những nhân tố thực sự ảnh hưởng
tới quyết định đầu tư của mình. Ngồi ra, kết quả cịn góp phần cải thiện chất
lượng thông qua các kênh đối thoại trực tiếp giữa khu vực công và khu vực
tư.
4.3. Một số yếu tố khác
Vấn đề về minh bạch thông tin và những cơ hội được đổi mới trong
cung cấp dịch vụ cũng ảnh hưởng tới quyết định tham gia các dự án PPP

trong lĩnh vực dịch vụ công của các doanh nghiệp tư nhân.
4.4. Đánh giá một số thành công và tồn tại
4.4.1. Một số thành công đạt được và nguyên nhân
Một số thành tựu: (1) nguồn vốn đầu tư tư nhân góp phần cải thiện hệ
thống hạ tầng xây dựng tòa nhà và cung cấp năng lượng điện; (2) nguồn
vốn đầu tư tư nhân đã góp phần giảm bớt gánh nặng ngân sách đầu tư.


×