Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài dưới giác độ pháp luật việt nam và tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.07 KB, 9 trang )

Pháp luật về Hợp đồng nhượng quyền thương
mại có yếu tố nước ngoài dưới giác độ pháp
luật Việt Nam và tương quan so sánh với pháp
luật một số nước trên thế giới


Võ Thị Huyền My


Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07
Người hướng dẫn : PGS.TS. Nông Quốc Bình
Năm bảo vệ: 2013
107 tr .

Abstract. Hệ thống lại kiến thức có liên quan đến quy định pháp luật Việt Nam về Hợp đồng
nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài.Phân tích các điều khoản của hợp đồng
nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và
pháp luật một số nước trên thế giới. Qua đó có sự tương quan so sánh và đưa ra ý kiến nhận
xét.Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn vai trò của Hợp đồng nhượng quyền thương
mại trong giao lưu kinh tế quốc tế.Chắt lọc những nguyên tắc và nội dung cơ bản của pháp
luật nhượng quyền của một số nước. Đồng thời, tác giả nêu ra những vấn đề thách thức trong
quá trình gia nhập vào hệ thống nhượng quyền của thương nhân trong nước.Bằng những lập
luận, phân tích khoa học, tác giả đề xuất quan điểm, phương hướng và kiến nghị cụ thể để xây
dựng và hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại nói chung và pháp luật điều chỉnh
về hợp đồng nhượng quyền thương mại nói riêng.Điểm mới: Đưa ra những đề xuất liên quan
đến việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Hợp đồng nhượng quyền thương mại
có yếu tố nước ngoài.Bàn luận về những kinh nghiệm pháp lý của một số quốc gia quốc tế
trong lĩnh vực nhượng quyền nhằm phát triển phương thức kinh doanh này tại Việt Nam.
Keywords.Luật Quốc tế; Hợp đồng nhượng quyền thương mại; Pháp luật Việt Nam; Luật
thương mại


Content.
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nhượng quyền thương mại đã và đang là vấn đề “nóng” tại Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay. Mặc dù quan hệ nhượng quyền thương mại xuất hiện khá lâu và trở nên
thông dụng trên thị trường thương mại quốc tế nhưng tại Việt Nam đây vẫn còn là
phương thức kinh doanh khá mới mẻ. Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của
tổ chức Thương mại thế giới (WTO), mở ra nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh cả
trong và ngoài nước. Những năm gần đây có không ít những thương hiệu lớn đã “xâm
nhập” thị trường Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền thương mại và đã tạo ra
một mô hình kinh doanh hiệu quả như: KFC (Singapore), Lotteria (Hàn Quốc),
Cleverlearn (Mỹ), Gloria Jean’s Coffee (Australia) Cùng với sự đầu tư vào Việt Nam
của các hệ thống toàn cầu, các hệ thống nhượng quyền thương mại Việt Nam cũng đã
được hình thành và phát triển như: Phở 24, Bánh kẹo Kinh Đô, Buncamita (Bún cá Miền
Tây), T&T đặc biệt thương hiệu cà phê Trung Nguyên của Việt Nam đã xây dựng
được một hệ thống kinh doanh không chỉ “phủ sóng” rộng khắp Việt Nam mà đang tiếp
tục mở rộng ra nước ngoài.
Trong bối cảnh như vậy, việc quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nào
đảm bảo cho nhà đầu tư sử dụng vốn, phát triển thị trường, mở rộng thị phần và kiểm
soát được hệ thống kinh doanh có hiệu quả tốt nhất, nhằm xác lập thương hiệu của
mình trên thị trường là điều rất được các thương nhân quan tâm. Rõ ràng hình thức
nhượng quyền thương mại là một trong những “chìa khoá vàng” mở ra những cơ hội
tốt cho các nhà đầu tư Việt Nam nhanh chóng “hoà mình vào dòng chảy” chung của
nền kinh tế toàn cầu.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài là một trong những
cơ sở pháp lý quan trọng nhất để thực hiện hoạt động kinh doanh nhượng quyền
thương mại ra thế giới; là căn cứ hợp tác kinh doanh làm cơ sở làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ các bên, đồng thời là căn cứ giải quyết tranh chấp giữa các bên. Có thể nói
hợp đồng nhượng quyền thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong quan hệ nhượng
quyền giữa các chủ thể. Tuy nhiên một thực tế hiện nay đặt ra rằng, quan hệ nhượng
quyền thương mại đã được phổ biến rộng rãi từ thế kỷ 19 tại các thị trường Châu Âu,

thị trường Mỹ… nhưng vẫn chưa có một văn bản pháp luật thống nhất điều chỉnh các
quan hệ này, mà chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh trong quy phạm pháp luật quốc gia
(Mỹ, Pháp, Australia, Trung Quốc, Malaysia…). Điều này dẫn đến việc tồn tại nhiều
quy định khác nhau về pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại giữa
các quốc gia. Do vậy yêu cầu đặt ra cho các bên trước khi ký kết hợp đồng nhượng
quyền cần phải tìm hiểu kỹ pháp luật điều chỉnh quan hệ nhượng quyền của quốc gia
đối tác.
Khía cạnh pháp lý của pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố
nước ngoài đang là một vấn đề được các quốc gia quan tâm. Đặc biệt đối với Việt
Nam, khi mà hình thức kinh doanh này còn khá mới mẻ và luật điều chỉnh còn cần
phải hoàn thiện. Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu và đánh giá một cách thấu
đáo các quy định của pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước
ngoài theo pháp luật Việt Nam trong điều kiện hiện nay và tương quan so sánh với
pháp luật của một số quốc gia điển hình, sẽ góp phần hoàn thiện các quy định pháp
luật trong nước từng bước tương thích với chuẩn pháp lý của các nước trên thế giới và
thông lệ chung của quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động nhượng quyền của
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài là một
trong những khía cạnh pháp lý quan trọng, đã và đang được nhiều nhà khoa học thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu.
Hiện nay, các sách, báo, tạp chí viết về hợp đồng nhượng quyền thương mại có
yếu tố nước ngoài hầu hết đều là của các tác giả nước ngoài. Rất nhiều trong số này
được viết bằng tiếng nước ngoài và chưa được dịch sang tiếng Việt. Ở Việt Nam, đã có
nhiều công trình nghiên cứu về nhượng quyền thương mại, nhưng chỉ dừng lại nghiên
cứu nhượng quyền thương mại ở khía cạnh kinh tế như: Sách chuyên khảo “Nhượng
quyền thương mại tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đông Phong (Nhà xuất bản Đại
học Kinh tế Quốc dân – 2008), “Franchise Chọn hay Không” của tác giả Nguyễn
Khánh Trung (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - 2008), “Mua
Franchise – Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Lý Quí Trung

(Nhà xuất bản Trẻ - 2008); hoặc ở góc độ pháp lý nhưng chỉ giới hạn ở một trong
những nội dung cụ thể của pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại như bài
viết “Các điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại” của tác
giả Bùi Ngọc Cường đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 07/2007; tác giả Vũ
Đặng Hải Yến với các bài viết “Một số vấn đề pháp lý về chủ thể của Hợp đồng
nhượng quyền thương mại” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 04/2008; “Nội
dung của Hợp đồng nhượng quyền thương mại” đăng trên tạp chí Luật học số
11/2008; tác giả Nguyễn Bá Bình với bài viết “Bước đầu tìm hiểu hợp đồng nhượng
quyền thương mại có yếu tố nước ngoài dưới giác độ pháp luật Việt Nam” đăng trên
tạp chí Luật học số 05/2008…
Bên cạnh đó, cũng có một số công trình tiếp cận nghiên cứu nhượng quyền
nhưng ở góc độ tổng quát hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại của Việt
Nam như: Luận văn Thạc sỹ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ với đề tài
“Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam” (Đại
học Luật Hà Nội – 2005); Luận án Tiến sỹ Luật học của tác giả Vũ Đặng Hải Yến với
đề tài “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật điều chỉnh nhượng quyền
thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (Đại học Luật Hà Nội – 2008).
Từ việc đánh giá tình hình nghiên cứu pháp luật về hợp đồng nhượng quyền
thương mại có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay cho thấy, ngoài một số bài báo,
tạp chí đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của hợp đồng nhượng quyền thương
mại, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, có hệ thống và đầy đủ
về lĩnh vực này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý, cơ sở lý luận của vấn đề
hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật
một số quốc gia điển hình và pháp luật Việt Nam.
Trong nội dung trình bày, luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn áp
dụng và tương quan so sánh các quy định pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương
mại có yếu tố nước ngoài của các nước trên thế giới.
Qua đó đề xuất những kiến nghị có thể áp dụng cho pháp luật Việt Nam trong

việc hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh vực này; đồng thời xây dựng cơ chế cho việc áp
dụng chúng một cách phù hợp với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế.
4. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật về hợp đồng
nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và pháp luật
của một số quốc gia điển hình trên thế giới; thực tiễn xây dựng pháp luật về hợp đồng
nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu trên, luận văn sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khoa học khác nhau như: phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu các
quy định pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia điển hình; thu thập kinh
nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trong việc áp dụng hợp đồng nhượng quyền
thương mại có yếu tố nước ngoài trong hình thức kinh doanh nhượng quyền thương
mại; từ đó rút ra những ưu điểm trong quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật của
một số nước điển hình trên thế giới về vấn đề hợp đồng nhượng quyền thương mại có
yếu tố nước ngoài; xem xét tính phù hợp với điều kiện của Việt Nam để hướng tới việc
hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc áp dụng hình thức kinh
doanh nhượng quyền thương mại trong quan hệ quốc tế, nhằm kết hợp hài hoà lợi ích
của tự do hoá thương mại và bảo hộ cho các nhà đầu tư Việt Nam khi đặt chân vào
“đấu trường” kinh tế thương mại thế giới.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, Luận văn được kết cấu làm 03 chương với các nội
dung sau:
Chương 1. Tổng quan về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước
ngoài.
Chương 2. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài theo
pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới.
Chương 3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương
mại có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andrew J.Sherman (2008), Nhượng quyền thương mại & cấp Li-Xăng, NXB Lao

Động – Xã hội.
2. Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
thông qua ngày 14/06/2005.
3. Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 của Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam thông qua ngày 15/06/2004.
4. Biểu cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về Dịch vụ - Danh mục miễn trừ đối
xử tối huệ quốc theo điều II.
5. Nguyễn Bá Bình (2006), Nhượng quyền thương mại – Bản chất và mối quan hệ
với hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động Li-xăng, Tạp chí Nghiên cứu
Lập pháp, số 02 (69), tr.21-26.
6. Nguyễn Bá Bình (2008), Bước đầu tìm hiểu hợp đồng nhượng quyền thương mại
có yếu tố nước ngoài dưới giác độ pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 5,
tr.9-15.
7. Nguyễn Bá Bình (2010), Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại theo quy định của
pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 2, tr. 15 – 21.
8. Bùi Ngọc Cường (2007), Các điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 231, tr.38-45.
9. Bùi Ngọc Cường (2007), Hoàn thiện khung pháp lý về nhượng quyền thương mại,
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 8, tr.32-38.
10. Nguyễn Bá Diến (1997), “Những điều khoản không lành mạnh trong hợp đồng
chuyển giao công nghệ có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí Luật học, số 6, tr. 4-11.
11. Nguyễn Bá Diến (1999), “Về bản chất và các loại hình của hợp đồng Li-xăng”,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7, tr.52-63.
12. Đa
̣
i ho
̣
c Quốc gia Ha
̀


̣
i (2001), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
13. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình Luật Hợp đồng thương
mại quốc tế, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Đa
̣
i ho
̣
c Luâ
̣
t Ha
̀

̣
i (2006), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, NXB Tư pha
́
p.
15. Đa
̣
i ho
̣
c Quốc gia Ha
̀

̣
i (2007), Giáo trình Luật thương mại quốc tế , NXB Đa
̣
i
học quốc gia Hà Nội.

16. Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Tư pháp.
17. Franchise rule – 16 C.F.R.Part 436 (Quy chế nhượng quyền thương mại của Hiệp
hội thương mại liên bang Hoa Kỳ).
18. Nguyễn Thị Minh Huệ (2005), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhượng
quyền thương mại tại Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà
Nội.
19. Law of Malaysia – Act 590 – Franchise act 1998 – Incorporating all amendments up to 1
January 2006 (Luật Nhượng quyền thương mại Malaysia).
20. Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 của Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam thông qua ngày 29/11/2005.
21. Luật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam thông qua ngày 14/06/2005.
22. Luật chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11 của Quốc Hội nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2006.
23. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 của
Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 16/09/2009.
24. Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 của Quốc Hội nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 29/03/2011.
25. Measures for the Regulation of Commercial Franchise 2007; (Các biện pháp quy
định về nhượng quyền mại Trung Quốc).
26. Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 của Chính phủ quy định chi tiết
luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.
27. Nghị định 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ.
28. Nghị định 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
thủ tục hành chính tại một số nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật
Thương mại.
29. Nguyễn Đông Phong (2008), Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân.
30. Quyết định 106/2008/QĐ-BTC ngày 17/11/2008 của Bộ Tài chính quy định về

mức phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
31. Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn
đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
32. Nguyễn Thị Tình (2008), Vấn đề bảo vệ quyền lợi cho bên nhận quyền trong
quan hệ nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam so với pháp luật của
Anh, Pháp và liên minh Châu Âu, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà
Nội.
33. Nguyễn Khánh Trung (2008), Franchise Chọn hay Không, NXB Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh.
34. Lý Quý Trung (2008), Mua Franchise – Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt
Nam, NXB Trẻ.
35. Trade Pratices (Industry Codes – Franchising) Regulation 1998; (Bộ luật ứng xử
nhượng quyền thương mại Úc).
36. Vũ Đặng Hải Yến (2008), Một số vấn đề pháp lý về chủ thể của Hợp đồng
nhượng quyền thương mại, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 2(120), tr.41-42.
37. Vũ Đặng Hải Yến (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật điều
chỉnh nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế thi trường ở Việt Nam, Luận
án Tiến sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
38. Vũ Đặng Hải Yến (2008), Nội dung của Hợp đồng nhượng quyền thương mại,
Tạp chí Luật học, số 11, tr.63-69.
39. Website:
40. Website: .
41. Website: .
42. Website:http:///www.saga.vn/Thuonghieu/Nhuongquyenvagiatrithuonghieu/1579.
saga.
43. Website:

×