Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Phơi khô và cách làm cây rơm để dự trữ thức ăn cho trâu bò trong mùa lạnh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.51 KB, 2 trang )

Phơi khô và cách làm cây rơm để dự trữ thức ăn
cho trâu bò trong mùa lạnh

Cách dự trữ này có ưu điểm là dễ làm, tiết kiệm được diện tích,
dự trữ được trong thời gian dài, là thức ăn tốt cho trâu, bò, bê,
nghé (có dạ cỏ).
Phơi khô:
Rơm, rạ, cỏ khô, lá các loại rau, lá ngô, sắn lát được phơi khô
tự nhiên hoặc sấy khô, cất giữ. Nếu trồng cỏ làm thức ăn, nên
cắt cỏ khi sắp hoặc mới ra hoa, phơi khô, khi đó cỏ có chất
lượng tốt nhất.
Rải mỏng, phơi nắng 4-5 giờ, sau đó có thể gom thành lớp dày
hơn, phơi khô 2-3 ngày đến 15% ẩm. Không nên phơi nắng gắt
vì sẽ bị mất chất dinh dưỡng.
Cất giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát. Làm cây rơm, hoặc bó gọn
cất trong kho.
Ưu điểm: dễ làm, dự trữ được trong thời gian dài, là thức ăn tốt
cho trâu, bò, bê, nghé (có dạ cỏ
Các nguồn thức ăn:
 Thức ăn thô xanh: Dây khoai lang, thân chuối, dây khoai
lang, ngọn sắn, lá sắn, cỏ, trichanthyra, thân ngô, lá ngô…
 Tích trữ các phế phẩm và phụ phẩm nông nghiệp (rơm,
thân ngô, lá ngô) bằng cách phơi khô, ủ urê.
 Dự trữ cỏ và một số loại lá cây, lá rau, lá rừng phơi khô
 Dự trữ thức ăn thô xanh, cỏ bằng cách ủ chua
 Dự trữ bột ngô, cám gạo, sắn lát cho gia súc, gia cầm.
 Chủ động trồng các loại cây thức ăn như ngô gieo dầy,
khoai lang, lạc, sắn, cỏ… trên đất đất hoang hóa, đất không
trồng cây vụ Đông
 Nuôi trùn quế, nuôi cá rô phi sinh sản làm thức ăn giàu
đạm.




×