Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Giáo trình hàn hồ quang tay (nghề hàn trình độ trung cấp, cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 109 trang )

UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ QUY NHƠN

GIÁO TRÌNH
MƠN ĐUN: HÀN HỒ QUANG TAY
NGHỀ: HÀN
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG

Ban hành kèm theo Quyết định số: 99/QĐ-CĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cơng nghệ Quy Nhơn

Bình Định, năm 2018


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng
và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp
ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh
vực cơ khí chế tạo nói chung và ngành Hàn ở Việt Nam nói riêng đã có những bước
phát triển đáng kể.
Chương trình khung quốc gia nghề hàn đã được xây dựng trên cơ sở phân tích
nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho
các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề
theo theo các mơđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay.


Mô đun 15: Hàn hồ quang tay là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức
tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong q trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham
khảo nhiều tài liệu cơng nghệ hàn trong và ngồi nước, kết hợp với kinh nghiệm trong
thực tế sản xuất.
Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Biên soạn

Nguyễn Bá Thu

1


MỤC LỤC
TRANG
1. Lời giới thiệu

1

2. Mục lục

2

3. Bài mở đầu: Giới thiệu mơ đun, an tồn lao động

9

4. Bài 1: Những kiến thức cơ bản khi hàn hồ quang tay.


12

5. Bài 2: Hàn giáp mối ở vị trí 1G

38

6. Bài 3: Hàn góc ở vị trí 1F

45

7. Bài 4: Hàn giáp ở vị trí 2G

52

8. Bài 5: Hàn góc ở vị trí 2F

60

9. Bài 6: Hàn giáp mối ở vị trí 3G

67

10. Bài 7: Hàn góc ở vị trí 3F

75

11. Bài 8: Hàn giáp mối ở vị trí 4G

82


12. Bài 9: Hàn góc ở vị trí 4F

86

13. Tài liệu tham khảo

91

2


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: HÀN HỒ QUANG TAY
Mã mô đun: MĐ15
Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 30 ; Thực hành: 58; Kiểm tra: 02)
I. Vị trí, tính chất của mơ đun:
Vị trí: Mơ đun này được bố trí sau khi học xong các mơn học cơ sở và mơ đun
chế tạo phơi hàn.
Tính chất: Là mô đun chuyên ngành trang bị cho người học kỹ năng hàn ghép
thép tấm bằng công nghệ hàn hồ quang tay ở tất cả các vị trí.
II.Mục tiêu của mơ đun:
Kiến thức:
Giải thích đầy đủ thực chất, đặc điểm, công dụng của phương pháp hàn hồ
quang tay.
Nhận biết đúng các loại vật liệu dùng trong công nghệ hàn hồ quang tay.
Trình bày chính xác cấu tạo và ngun lý làm việc của thiết bị hàn hồ quang
tay.
Trình bày được kỹ thuật hàn giáp mối và hàn góc ở tất cả các vị trí bằng phương
pháp hàn hồ quang tay
Kỹ năng:

Vận hành, sử dụng thành thạo các loại thiết bị dụng cụ hàn hồ quang tay.
Điều chỉnh được chế hàn phù hợp với chiều dày và tính chất của vật liệu.
Hàn các mối hàn góc và mối hàn giáp mối thép tấm ở các vị trí đảm bảo độ sâu
ngấu, đúng kích thước bản vẽ, khơng bị khuyết tật.
KT đánh giá đúng chất lượng của mối hàn, kết cấu hàn.
Thực hiện tốt cơng tác an tồn và vệ sinh cơng nghiệp.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác, tuân thủ quy định an tồn lao
động
Có ý thức tự giác, tìm hiểu tự học với tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng hợp
tác, giúp đỡ lẫn nhau.
Tham gia học tập và thực hành đầy đủ.

3


III. Nội dung mô đun:
Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
Tên bài học trong mô đun
TT
1 Bài mở đầu: Giới thiệu mơ đun, an tồn lao động
1. Giới thiệu chương trình và các tài liệu tham khảo
2. Phạm vi ứng dụng
3. An toàn khi sử dụng máy
2 Bài 1: Những kiến thức cơ bản khi hàn hồ quang tay.
1.1. Sơ lược về ký hiệu và quy ước mối hàn
1.2. Sự tạo thành mối hàn và tổ chức kim loại của mối hàn
1.3. Máy hàn điện hồ quang tay
1.4. Hàn hồ quang tay – phân loại

1.5.Vật liệu hàn
1.6. Kỹ thuật hàn hồ quang tay
4 Bài 2: Hàn giáp mối vị trí 1G
2.1. Hàn giáp mối khơng vát cạnh 1G
2.1. 1. Lý thuyết liên quan
2.1. 1.1. Chế độ hàn
2.1. 1.2. Kỹ thuật hàn
2.1. 1.3. Các sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
2.1.2. Trình tự thực hiện.
2.1.2.1. Đọc bản vẽ
2.1.2.2. Kiểm tra phôi, chuẩn bị mép hàn
2.1.2.3. Gá - Hàn đính
2.1.2.4. Hàn hồn thiện
2.1.2.5. Kiểm tra
2.1.3. Bài tập áp dụng
2.2. Hàn giáp mối không vát cạnh 1G
2.2. 1.Lý thuyết liên quan
2.2. 1.1. Chế độ hàn
2.2. 1.2. Kỹ thuật hàn
2.2. 1.3. Các sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
2.2.2. Trình tự thực hiện.
2.2.2.1. Đọc bản vẽ
2.2.2.2. Kiểm tra phơi, chuẩn bị mép hàn
2.2.2.3. Gá - Hàn đính
2.2.2.4. Hàn hoàn thiện
2.2.2.5. Kiểm tra
2.2.3. Bài tập áp dụng
5 Bài 3: Hàn góc vị trí 1F
3.1. Hàn góc khơng vát cạnh 1F
3.1. 1. Lý thuyết liên quan

3.1. 1.1. Chế độ hàn
3.1. 1.2. Kỹ thuật hàn
3.1. 1.3. Các sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Thời gian (giờ)
TS LT TH KT
1 1 0
0

17 12

5

0

6

1

5

0

6

1

5

0


4


Số
TT

Tên bài học trong mơ đun

3.1.2. Trình tự thực hiện.
3.1.2.1. Đọc bản vẽ
3.1.2.2. Kiểm tra phôi, chuẩn bị mép hàn
3.1.2.3. Gá - Hàn đính
3.1.2.4. Hàn hồn thiện
3.1.2.5. Kiểm tra
3.1.3. Bài tập áp dụng
3.2. Hàn góc vát cạnh 1F
3.2. 1.Lý thuyết liên quan
3.2. 1.1. Chế độ hàn
3.2. 1.2. Kỹ thuật hàn
3.2. 1.3. Các sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
3.2.2. Trình tự thực hiện.
3.2.2.1. Đọc bản vẽ
3.2.2.2. Kiểm tra phơi, chuẩn bị mép hàn
3.2.2.3. Gá - Hàn đính
3.2.2.4. Hàn hoàn thiện
3.2.2.5. Kiểm tra
3.2.3. Bài tập áp dụng
6 Bài 4: Hàn giáp mối vị trí 2G
4.1. Hàn giáp mối khơng vát cạnh 2G

4.1. 1. Lý thuyết liên quan
4.1. 1.1. Chế độ hàn
4.1. 1.2. Kỹ thuật hàn
4.1. 1.3. Các sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
4.1.2. Trình tự thực hiện.
4.1.2.1. Đọc bản vẽ
4.1.2.2. Kiểm tra phôi, chuẩn bị mép hàn
4.1.2.3. Gá - Hàn đính
4.1.2.4. Hàn hồn thiện
4.1.2.5. Kiểm tra
4.1.3. Bài tập áp dụng
4.2. Hàn giáp mối không vát cạnh 2G
4.2.1. Lý thuyết liên quan
4.2.1.1. Chế độ hàn
4.2.1.2. Kỹ thuật hàn
4.2.1.3. Các sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
4.2.2. Trình tự thực hiện.
4.2.2.1. Đọc bản vẽ
4.2.2.2. Kiểm tra phơi, chuẩn bị mép hàn
4.2.2.3. Gá - Hàn đính
4.2.2.4. Hàn hoàn thiện
4.2.2.5. Kiểm tra
4.2.3. Bài tập áp dụng
7 Bài 5: Hàn góc vị trí 2F
5.1. Hàn giáp mối khơng vát cạnh 2F

Thời gian (giờ)
TS LT TH KT

6


1

5

0

6

2

4

0

5


Số
TT

Tên bài học trong mô đun

5.1. 1. Lý thuyết liên quan
5.1. 1.1. Chế độ hàn
5.1.1.2. Kỹ thuật hàn
5.1.1.3. Các sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
5.1.2. Trình tự thực hiện.
5.1.2.1. Đọc bản vẽ
5.1.2.2. Kiểm tra phôi, chuẩn bị mép hàn

5.1.2.3. Gá - Hàn đính
5.1.2.4. Hàn hồn thiện
5.1.2.5. Kiểm tra
5.1.3. Bài tập áp dụng
5.2. Hàn giáp mối không vát cạnh 2F
5.2.1. Lý thuyết liên quan
5.2.1.1. Chế độ hàn
5.2.1.2. Kỹ thuật hàn
5.2.1.3. Các sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
5.2.2. Trình tự thực hiện.
5.2.2.1. Đọc bản vẽ
5.2.2.2. Kiểm tra phơi, chuẩn bị mép hàn
5.2.2.3. Gá - Hàn đính
5.2.2.4. Hàn hoàn thiện
5.2.2.5. Kiểm tra
5.2.3. Bài tập áp dụng
8 Bài 6: Hàn giáp mối vị trí 3G
6.1. Hàn giáp mối không vát cạnh 2F
6.1. 1. Lý thuyết liên quan
6.1. 1.1. Chế độ hàn
6.1.1.2. Kỹ thuật hàn
6.1.1.3. Các sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
6.1.2. Trình tự thực hiện.
6.1.2.1. Đọc bản vẽ
6.1.2.2. Kiểm tra phôi, chuẩn bị mép hàn
6.1.2.3. Gá - Hàn đính
6.1.2.4. Hàn hồn thiện
6.1.2.5. Kiểm tra
6.1.3. Bài tập áp dụng
6.2. Hàn giáp mối không vát cạnh 2F

6.2.1. Lý thuyết liên quan
6.2.1.1. Chế độ hàn
6.2.1.2. Kỹ thuật hàn
6.2.1.3. Các sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
6.2.2. Trình tự thực hiện.
6.2.2.1. Đọc bản vẽ
6.2.2.2. Kiểm tra phơi, chuẩn bị mép hàn
6.2.2.3. Gá - Hàn đính
6.2.2.4. Hàn hồn thiện

Thời gian (giờ)
TS LT TH KT

12

3

8

1

6


Số
TT

Tên bài học trong mô đun

6.2.2.5. Kiểm tra

6.2.3. Bài tập áp dụng
9 Bài 7: Hàn góc vị trí 3F
7.1. Hàn giáp mối không vát cạnh 3F
7.1. 1. Lý thuyết liên quan
7.1. 1.1. Chế độ hàn
7.1.1.2. Kỹ thuật hàn
7.1.1.3. Các sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
7.1.2. Trình tự thực hiện.
7.1.2.1. Đọc bản vẽ
7.1.2.2. Kiểm tra phôi, chuẩn bị mép hàn
7.1.2.3. Gá - Hàn đính
7.1.2.4. Hàn hồn thiện
7.1.2.5. Kiểm tra
7.1.3. Bài tập áp dụng
7.2. Hàn giáp mối không vát cạnh 3F
7.2.1. Lý thuyết liên quan
7.2.1.1. Chế độ hàn
7.2.1.2. Kỹ thuật hàn
7.2.1.3. Các sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
7.2.2. Trình tự thực hiện.
7.2.2.1. Đọc bản vẽ
7.2.2.2. Kiểm tra phơi, chuẩn bị mép hàn
7.2.2.3. Gá - Hàn đính
7.2.2.4. Hàn hoàn thiện
7.2.2.5. Kiểm tra
7.2.3. Bài tập áp dụng
10 Bài 8: Hàn giáp mối vị trí 4G
8.1. Hàn giáp mối không vát cạnh 4G
8.1. 1. Lý thuyết liên quan
8.1. 1.1. Chế độ hàn

8.1.1.2. Kỹ thuật hàn
8.1.1.3. Các sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
8.1.2. Trình tự thực hiện.
8.1.2.1. Đọc bản vẽ
8.1.2.2. Kiểm tra phôi, chuẩn bị mép hàn
8.1.2.3. Gá - Hàn đính
8.1.2.4. Hàn hồn thiện
8.1.2.5. Kiểm tra
8.1.3. Bài tập áp dụng
11 Bài 9: Hàn góc vị trí 4F
9.1. Hàn giáp mối không vát cạnh 4F
9.1. 1. Lý thuyết liên quan
9.1. 1.1. Chế độ hàn
9.1.1.2. Kỹ thuật hàn
9.1.1.3. Các sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Thời gian (giờ)
TS LT TH KT
12

3

9

0

12

3


9

0

12

3

8

1

7


Số
TT

Tên bài học trong mơ đun
9.1.2. Trình tự thực hiện.
9.1.2.1. Đọc bản vẽ
9.1.2.2. Kiểm tra phôi, chuẩn bị mép hàn
9.1.2.3. Gá - Hàn đính
9.1.2.4. Hàn hồn thiện
9.1.2.5. Kiểm tra
9.1.3. Bài tập áp dụng
Tổng Cộng

Thời gian (giờ)
TS LT TH KT


90

30 99

2

BÀI MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU MƠ ĐUN, AN TỒN LAO ĐỘNG
Mục tiêu:
Hiểu được bố cục nội dung chương trình và chựa chọn các tài liệu tham khảo.
8


Trình bày được phạm vi ứng dụng của phương pháp hàn.
Hiểu được các nguyên tắc an toàn và vệ sinh máy móc.
1. Giới thiệu Mơ đun và các tài liệu tham khảo:
- Hàn hồ quang quang que hàn có vỏ bọc (SMAW) là “phương pháp hàn hồ
quang sử dụng nhiệt của hồ quang giữa que hàn có vỏ bọc và bể hàn. Phương pháp
thường dùng cùng với sự bảo vệ từ việc phân huỷ của vỏ bọc que hàn khi bị đốt cháy
trong quá trình hàn, trong phương pháp này không sử dụng áp lực, và kim loại điền
đầy thu được từ que hàn”.
- Phương pháp hàn này đã phát triển nhanh chóng tiếp theo của phương pháp
hàn hồ quang điện cực carbon. Hàn hồ quang que hàn có vỏ bọc là sản phẩm tất nhiên
của hàn hồ quang kim loại trần (khơng được bảo vệ), nó sử dụng một điện cực trần
hoặc điện cực được phủ một lớp mỏng, đó là những phương pháp hàn cổ xưa.
2. Phạm vi ứng dụng :
2.1. Thực chất, đặc điểm và công dụng của hàn.
2.1.1. Khái niệm
Hàn là quá trình nối hai đầu của một chi tiết hoăc nhiều chi tiết với nhau bằng
cách nung nóng chúng đến trạng thái chảy hay dẻo.

Khi hn ở trạng thi chảy chỗ nối của vật hn chảy ra sau đơng đặc ta nhận được mối hn.
Khi hn ở trạng thi dẻo: Chỗ nối được nung nĩng đến trạng thi mềm dẻo khi ấy khả
năng thẩm thấu v chuyển động của cc phn tử kim loại tăng ln, chng cĩ thể dính lại với
nhau. Nhiều khi như vậy khơng đảm bảo mối hn bền nn ta tc dụng ln mối nối một p
lực (ví dụ: p, dập…)
2.1.2. Đặc điểm.
Hàn có những đặc điểm sau :
So với tán ri vê, hàn tiết kiệm được từ (10-20)% khối lượng kim loại do sử
dụng mặt cắt làm viêc của chi tiết, hàn triệt để hơn. hình dáng chi tiết cân đối hơn
giảm được khối lượng kim loại như phấn đầu ri-vê, đột lỗ.
So với đúc tiết kiệm 50% vì khơng cần hệ thống rót. Sử dụng hàn trong xây nhà
cao tầng cho phép giảm 15% trọng lượng sườn, kèo đồng thời việc chế tạo và lặp ráp
chung được giảm nhẹ, độ cứng vững của kết cấu lại tăng.
Giảm được thời gian và giá thành chế tạo kết cấu.
Hàn có năng suất cao giảm được số lượng nguyên công, giảm cường độ lao
động và tăng độ bền chặt của kết cấu.
Hàn có thể nối được những kim loại có tính chất khác nhau.
Ví dụ: kim loại đen với nhau, kim loại màu với nhau và cả kim loại đen với kim
loại màu. Ngồi ra hàn có thể nối các loại vật liệu không kim loại với nhau.
Thiết bị hàn đơn giản và dễ chế tạo.
Khi tán đinh ri- vê ta phải dùng rất nhiều máy móc như máy khoan, lị nung,
may đột v.. v… Còn khi hàn chỉ dùng máy hàn xoay chiều gồm một máy hạ thế 220V
hay 380V xuống nhỏ hơn 80V.
Độ bền mối hàn cao, mối hàn kín.
Do kim loại mối hàn tốt hơn kim loại vật hàn nên mối hàn chịu tải trọng tĩnh
tốt. Mối hàn chịu áp suất cao nên hàn làmột phương pháp chủ yếu dùng chế tạo bình
hơi, nồi chứa ống dẫn … Chiụ áp lực cao.
9



Giảm được tiếng động khi sản xuất.
Tuy nhiên hàn còn nhược điểm là: sau khi hàn tồn tại ứng suất dư, tổ chức kim loại
gần mối hàn không tốt. Giảm khả năng chịu tải trọng động của mối hàn, vết hàn bị
cong vênh…
2.1.3. Công dụng
Hàn được dùng rộng rãi trong nền cơng nghiệp hiện đại, trong q trình cơng
nghệ: chế tạo và sửa chữa
Về chế tạo như nồi hơi, bình chứa, sườn vì kèo, tàu , cầu, thân máy bay, vỏ máy, ô tô,
tên lửa, ngay cả ngành du hành vũ trụ …
Nói chung những bộ phận máy có hình dạng phức tạp chịu tải trọng lớn đều
được chế tạo bằng hàn .
Sửa chữa những bộ phận hỏng cũ, ví dụ: như xy lanh, bánh răng, trục, vật đúc
bị khuyết … Đều dùng phương pháp hàn vừa nhanh, rẻ.
Ngoài chỗ chịu tác dụng của lực chấn động không nên hàn, khơng có chỗ nào là
khơng hàn được. Do đó cơng nghệ hàn đóng góp rất nhiều cho nền cơng nghiệp hiện
đại.
3. An toàn khi sử dụng máy
Việc sử dụng máy hàn cần chú ý làm theo hướng dẫn nhằm đảm bảo cho bản
thân và những người xung quanh. Hiện nay trên thị trường các thương hiệu máy hàn
ngày càng cải tiến và cho ra đời những loại máy hàn chất lượng hơn giúp người dùng
có nhiều sự lựa chọn hơn. Nếu cần một chiếc máy hàn chất lượng chính hãng, bạn có
thể tham khảo các loại máy hàn điện tử Hồng ký, hoặc các loại máy hàn Jasic được
phân phối tại tại Ketnoitieudung.vn
Tuy nhiên khi sử dụng người dùng vẫn cần tuân theo những quy tắc nhằm đảm
bảo an toàn. Tâm lý chủ quan khi sử dụng máy hàn không chỉ gây ra các tai nạn điện
giật thông thường mà còn dẫn đến những sự cố cháy, nổ đáng tiếc, gây thiệt hại lớn về
người và tài sản. Bài viết dưới đây hướng dẫn đến bạn một số chú ý cần chú ý trong
quá trình sử máy hàn, cùng tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan:

- Các linh kiện trong máy hàn hỏng bất thường trong thời hạn sử dụng.
- Cháy nổ, chập điện đột xuất ở các bộ phận khác gây ảnh hưởng đến toàn dây
truyền, bao gồm cả máy hàn.
Nguyên nhân chủ quan:
- Người dùng không chấp hành an tồn lao động trong q trình sử dụng máy
hàn, không tuân thủ các hướng dẫn sử dụng.
- Máy hàn không được kiểm định thường xuyên, thiết bị quá hạn sử dụng.
- Máy hàn đặt trong nhà xưởng không đủ tiêu chuẩn, nhà xưởng có chứa vật
liệu dễ cháy.
- Sử dụng máy hàn ngồi trời, khi độ ẩm trong khơng khí cao hoặc trời mưa
nhưng khơng có biện pháp che chắn đảm bảo.
- Người sử dụng thiếu thông tin về vật liệu cần hàn, dẫn đến quá tải điện áp
trong quá trình làm việc, gây sự cố cháy nổ.
- Người sử dụng bỏ vị trí làm việc, bỏ máy, thiết bị đang vận hành.
10


- Uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích trước và trong thời gian làm việc.
Quy định an toàn bắt buộc khi sử dụng thiết bị hàn:
- Không cho người lạ, người khơng có nhiệm vụ vào nơi làm việc.
- Tuyệt đối tuân thủ quy trình sản xuất và an toàn lao động về điện, hàn điện,
hàn cắt hơi, cháy nổ, làm việc trên cao, vận hành, sử dụng cần cẩu, thiết bị, dụng cụ
cầm tay…
- Người lao động trước khi làm việc phải kiểm tra máy, thiết bị, dụng cụ, đồ
nghề và phương tiện bảo hộ lao động… Nếu phát hiện khơng an tồn thì xử lý hoặc
báo cáo với người có trách nhiệm để có biện pháp khắc phục.
- Trong giờ làm việc phải mang đầy đủ trang thiết bị phòng hộ, vệ sinh lao động
đã được trang bị phù hợp với công việc. Lao động nữ phải có mũ hoặc khăn buộc tóc.
- Cấm tự ý bỏ vị trí làm việc, bỏ máy, thiết bị đang vận hành.
- Cấm uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích trước và trong thời gian làm

việc.
- Hết giờ làm việc phải ngừng các máy móc, thiết bị, đặt chúng về vị trí an tồn,
thu dọn, cất dụng cụ, trang thiết bị và làm vệ sinh công nghiệp.
Dụng cụ bảo hộ lao động
Quần áo, găng tay bảo hộ, giầy, khẩu trang, mặt nạ phòng độc phải phù hợp với
từng loại sản phẩm khi hàn và đáp ứng các yêu cầu:
- Thiết bị bảo hộ gọn gàng, đảm bảo phù hợp đối với người sử dụng.
- Khơng có khả năng bắt cháy, biến dạng khi nhiệt độ tăng cao, gần lửa (vật liệu
chống cháy)
- Vật liệu cần thốt khí tốt, đặc biệt đối với khẩu trang bảo hộ.
- Nghiêm cấm thiết bị bảo hộ là vật liệu truyền dẫn nhiệt, điện.
Khi xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng máy hàn, cần:
- Có biện pháp sơ cứu người bị nạn ngay lập tức.
- Di chuyển nạn nhân ra nơi thống khí, làm hơ hấp nhân tạo trong trường hợp
người bị nạn ngừng thở và kiểm tra các tổn thương bên ngoài.
- Yêu cầu sự trợ giúp của nhân viên y tế và đưa người bị nạn cấp cứu tại bệnh
viện gần nhất.

BÀI 1: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN KHI HÀN HỒ QUANG TAY
Mã bài 15.2
Mục tiêu:
11


Trình bày được các ký hiệu, quy ước của mối hàn.
Phân biệt các loại vật liệu hàn hồ quang tay
Trình bày nguyên lý của quá trình hàn hồ quang.
Phân biệt chính xác các liên kết hàn cơ bản.
Trình bày được nguyên lý cấu tạo của máy hàn hồ quang tay
Trình bày công nghệ hàn hồ quang tay

Thực hiện tốt công tác an tồn lao động và vệ sinh mơi trường.
Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác trong cơng việc.
1.1. Sơ lược về ký hiệu và quy ước mối hàn
1.1.1. Các Loại liên kết hàn

a. Mối hàn rãnh vuông b. Mối hàn rãnh -V- đơn c. Mối hàn rãnh -V- kép
Square - Groove weld
Single-V-Groove
Double-V-Groove

d. Mối hàn rãnh vát đơn e. Mối hàn rãnh vát kép f. Mối hàn rãnh -U- đơn

g. Mối hàn rãnh -U-kép
Double-U-Groove

h. Mối hàn rãnh -Jđơn
Single-J-Groove

j. Mối hàn góc một bên
Single-Fillet

m. Rãnh V
loe

i. Mối hàn rãnh -Jkép
Double-J-Groove

k. Mối hàn góc hai bên
Double-Fillet


n. Mối hàn p. Giọt hàn q. Mối hàn nút
r. Mối hàn điểm
gấp mép
hoặc mối hàn đường
Hình 1.1. Các loại loại liên hàn cơ bản

1.1.2. Ký hiệu quy ước mối hàn theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
12


a. Cấu trúc quy ước ký hiệu mối hàn tiêu chuẩn :

Hình 1.2. Quy ước ký hiệu mối hàn tiêu chuẩn
b. Cấu trúc quy định ký hiệu mối hàn phi tiêu chuẩn chỉ dẫn trên hình 5.
Phương pháp hàn để hàn mối hàn này phải chỉ dẫn trong điều kiện kỹ thuật của bản vẽ.

Hình 1.3. Quy ước ký hiệu mối hàn phi tiêu chuẩn
c. Những quy ước phụ để ký hiệu mối hàn được chỉ dẫn theo bảng 1 sau:

Bảng 1.1. Các quy ước ký hiệu phụ
13


Ký hiệu phụ

Ý nghĩa của ký hiệu Vị trí ký hiệu phụ
phụ
Phía chính

Phía phụ


Phần lồi của mối hàn
được cắt đi cho bằng
với bề mặt kim loại cơ
bản
Mối hàn được gia cơng
để có sự chuyển tiếp
đều từ kim loại mối
hàn đến kim loại cơ
bản
Mối hàn được thực
hiện khi lắp ráp

Mối hàn gián đoạn phân
bố theo kiểu mắt xích

Mối hàn gián đoạn hay
các điểm hàn phân bố so
le

Mối hàn được thực hiện
theo đường kính chu vi
kín đường kính của ký
hiệu
d = 3 ÷ 4 mm
Mối hàn được thực hiện
theo đường chu vi hở.
Ký hiệu này chỉ dùng đối
với mối hàn nhìn thấy.
Kích thước của ký hiệu

qui định:
Cao từ 3 ÷ 5 mm
Dài từ 6 ÷ 10 mm

14


d. Quy ước ký hiệu mối hàn đối với phía chính ghi ở trên (hình 6a) và đối với
phía phụ ghi ở dưới (hình 6b) nét gạch ngang của đường dóng chỉ vị trí hàn.

Hình 1.4. Quy ước phía ghi ký hiệu mối hàn
e. Độ nhẵn bề mặt gia công của mối hàn có thể ghi phía trên hay dưới nét gạch
ngang của đường dóng chỉ vị trí hàn và được đặt sau ky hiệu mối hàn (hình 7) hoặc
cũng có thể chỉ dẫn trong điều kiện kỹ thuật trên bản vẽ mà khơng cần ghi ký hiệu.

Hình 1.5. Quy ước ghi độ nhẵn bề mặt gia công của mối hàn
f. Nếu mối hàn có qui định kiểm tra ký hiệu này được ghi ở phía dưới đường
dóng chỉ vị trí hàn (hình 8.)

Hình 1.6.Quy ước ghi ký hiệu kiểm tra mối hàn
g. Nếu trên bản vẽ có các mối hàn giống nhau thì chỉ cần ghi số lượng và số
hiệu của chúng. Ký hiệu này có thể ghi ở phía trên nét vạch ngang của đường dóng chỉ
vị trí hàn (nếu ở phía trên nét gạch ngang của đường này có ghi ký hiệu mối hàn)

Hình 1.7. Quy ước ghi ký hiệu các mối hàn giống nhau
15


h. Vật liệu mối hàn (que hàn, dây hàn, thuốc hàn, thuốc bọc...) có thể chỉ dẫn
trong điều kiện kỹ thuật trên bản vẽ hoặc có thể khơng cần phải chỉ dẫn.

i. Hiện nay có nhiều phương pháp hàn và dạng hàn khác nhau song chúng ta
quy định một số quy ước ký hiệu phương pháp hàn và dạng dạng cơ bản cũng như kiểu
liện kết hàn thường dùng nhất như sau:
T - Hàn hồ quang tay.
Đ - Hàn tự động dưới thuốc khơng dùng tấm lót đệm thuốc hay hàn đính trước.
Đ1 – Hàn tự động dưới thuốc dùng tấm lót bằng thép.
Đđ1 - Hàn tự động dưới thuốc dùng tấm lót bằng đồng – thuốc liên hợp.
Đđ - Hàn tự động dưới thuốc dùng đệm thuốc.
Đh - Hàn tự động dưới thuốc có hàn đính trước.
Đbv - Hàn tự động trong mơi trường khí bảo vệ.
B – Hàn bán tự động dưới thuốc khơng dùng tấm lót, đệm thuốc hay hàn đính
trước.
Bt - Hàn bán tự động dưới thuốc dùng tấm lót bằng thép.
Bđt - Hàn bán tự động dưới thuốc dùng tấm lót bằng đồng – thuốc liên hợp.
Bđ - Hàn bán tự động dưới thuốc dùng đệm thuốc.
Bh - Hàn bán tự động dưới thuốc có hàn đính trước
Bbv - Hàn bán tự động trong mơi trường khí bảo vệ.
Xđ - Hàn điện xỉ bằng điện cực dây
Xt - Hàn điện xỉ bằng điện cực tấm.
Xtđ - Hàn điện xỉ bằng điện cực tấm dây liên hợp.
* Dùng chữ cái in thường sau đây, có kèm theo các chữ số chỉ kiểu liên kết hàn:
m - Liên kết hàn giáp mối.
t - Liên kết hàn chữ T.
g - Liên kết hàn góc.
c - Liên kết hàn chồng.
đ - Liên kết hàn tán đinh.
k. Tất cả các ký hiệu phụ, các chữ số cũng như các chữ (trừ các chỉ số) trong ký
hiệu mối hàn, qui định có chiều cao bằng nhau (3 ÷ 5 mm) và được biểu thị bằng nét
liền mảnh.
1.1.3. Ký hiệu tiêu chuẩn của một số nước:

a) Tiêu chuẩn Anh BS.4871
Theo tiêu chuẩn này, các tư thế hàn cơ bản khi hàn hồ quang tay được ký hiệu như sau:
- Các tư thế khác cũng được qui định như sau:
Mối hàn (1G, 1F) cho tư thế hàn D
Mối hàn (2G, 2F) cho tư thế hàn X
Mối hàn (4G, 4F) cho tư thế hàn O
Mối hàn (3G, 3F) cho tư thế hàn Vu và Vd
b) Ký hiệu quy ước mối hàn theo tiêu chuẩn AWS

16


T
T
1

Bảng 1.2. Ký hiệu mối hàn theo AWS
Ký hiệu mối hàn (Welding Symbols)
Các loại mối hàn
Phía bên kia mũi
Phía mũi tên
Cả hai phía
tên
Mối hàn góc

2

Mối hàn giáp mối
khơng vát cạnh


3

Mối hàn giáp mối
vát cạnh chữ V

4

Mối hàn giáp mối
vát mép một bên

5

Mối hàn giáp mối
vát mép chữ U

6

Mối hàn giáp mối
vát mép chữ J

7

Mối hàn giáp mối
rãnh chữ V loe

8

Mối hàn giáp mối
vát mép loe một
bên


9

Mối hàn rãnh
hoặc hàn chốt

N/A

10 Mối hàn điểm
hoặc hàn lồi
11 Mối hàn đường

12 Mối hàn có đệm
lót hoặc tấm đỡ
phía sau
13 Mối hàn đắp-Tạo
bề mặt

N/A
N/A

N/A
N/A

N/A

17


14 Mối hàn mặt bích

cạnh

N/A

15 Mối hàn mặt bích
góc

N/A

- Vị trí và ý nghĩa các thành phần của một ký hiệu mối hàn:

- Các ký hiệu phụ được sử dụng chung với các ký hiệu mối hàn cơ bản:
* Ký hiệu chu tuyến

Dùng để chỉ hình dáng bề mặt của mối hàn sau khi hồn thành mối hàn. Có 3 loai chu
tuyến cơ bản:
Bảng 1. 3. Ký hiệu hình dáng bề mặt mối hàn
Chu tuyến
Bằng

Lồi

Lõm

18


* Ký hiệu mối hàn tồn bộ xung quanh cịn gọi là ký hiệu mối hàn theo chu vi kín.

* Ký hiệu có đệm lót phía sau mối hàn:


* Ký hiệu mối hàn có sử dụng miếng chêm

Chú ý: Cả hai loại ký hiệu có đệm lót và có miếng chêm đều được sử dụng kết hợp với
các ký hiệu mối hàn giáp mối để tránh diễn giải nhầm thành mối hàn chốt hay mối hàn
rãnh.
* Ký hiệu nóng chảy hồn tồn
Ký hiệu nóng chảy hồn tồn được sử dụng để thể hiện sự thâm nhập toàn bộ
liên kết với phần củng cố chân ở phía sau của mối hàn khi chỉ hàn từ một phía.

* Đường tham chiếu kép
19


Hai hoặc nhiều đường tham chiếu có thể sử dụng chung một mũi tên duy nhất
để chỉ một trình tự thao tác.

Ví dụ: Ký hiệu đường tham chiếu kép: Mối hàn giáp mối vát mép chữ V kép

*Ký hiệu hàn thực hiện theo thực tế tại hiện trường
Mối hàn được thực hiện tại nơi lắp ráp,không phải trong phân xưởng hoặc tại nơi xây
dựng ban đầu.

* Ký hiệu ngấu hoàn tồn(Complete Penetration).

* Ký hiệu hàn góc chữ T kiểu so le

20



*
Hình 1.8. Mối hàn góc kiểu so le
*Ký hiệu mối hàn đắp, hàn tạo bề mặt

* Ký hiệu mối hàn giáp mối rãnh vát chữ V đơn

21


* Ký hiệu mối hàn tiếp xúc điểm

* Ký hiệu mối hàn giáp mối hàn hai phía vát một bên

1.2. Sự tạo thành mối hàn và tổ chức kim loại hàn hàn.
Trong qúa trình hàn nóng chảy mép kim loại vật hàn và kim loại phụ chảy tạo
ra bể kim loại lỏng, bể hàn chung cho cả hai chi tiết:

Hình 1.9. Vũng hàn
Bể hàn và chuyển động của kim loại lỏng.
Trong quá trình hàn nguồn nhiệt chuyển dời theo kẽ hàn, bể hàn đồng thời
chuyển động theo. Theo quy ước chia bể hàn ra làm hai phần.
Phần đầu I: Bể hàn diễn ra quá trình nấu chảy kim loại cơ bản và kim loại phụ
(que hàn).
Phần đuôi II: Diễn ra quá trình kết tinh hình thành mối hàn.
Kim loại lỏng trong bể hàn ở trạng thái chuyển động và xáo trộn không ngừng.
Sơ đồ chuyển động kim loại trong bể hàn (Hình9 ).
Sự chuyển động đó gây ra do áp suất dịng khí lên mặt kim loại lỏng (vùng
đầu), đồng thời do những yếu tố khác như lực điện trường khi hàn bằng hồ quang

22



ngắn. Dưới tác dụng của khí, kim loại lỏng bị đẩy từ vùng tác dụng nhiệt về hướng
ngược với sự chuyển động của nó tạo nên chỗ lõm trong bể hàn.
Hình dạng bể hàn và hình dạng mối hàn ảnh hưởng đến tính chất, đặc biệt tính
chống rạn nứt của mối hàn.
Hình dạng, kích thước bề hàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công suất nguồn
nhiệt, chế độ hàn, loại chiều dịng điện, tính chất lý nhiệt của vật hàn…
Hình dạng mối hàn đặc trưng bằng chiều dài bể hàn Lb, chiều rộng b và chiều
sâu nóng chảy h (Hình.10).
Ngồi ra chiều dài phần kết tinh (phần đi Lk của bể hàn) tỷ số b/Lk gọi là hệ
số hình dạng bể hàn cũng ảnh hưởng đến điều kiện kết tinh của kim loại mối hàn.

Hình 1. 10. Kích thước vũng hàn.
Chiều dài bề hàn khong phụ thuộc vào tốc độ hàn mà chỉ phụ thuộc vào công
suất nguồn nhiệt, cịn hệ số hình dáng bể hàn phụ thuộc vào tốc độ hàn.
- Khi tốc độ hàn lớn hình dáng K bể hàn sẽ nhỏ và ngược lại…
- Hệ số hình dạng ảnh hưởng lớn đến quá trình kết tinh dẫn đến chất lượng mối hàn.
Khi hệ số hình dạng bể hàn lớn (bể hàn rộng) điều kiện kết tinh và chất lượng mối hàn
tốt, ngược lại (bể hàn hẹp) có thể sinh ra nứt ở trục mối hàn.
1.2.1. Sự chuyển dịch kim loại lỏng từ cực vào bể hàn
Nghiên cứu sự chuyển dịch kim loại khi hàn hồ quang có ý nghĩa thực tiễn
lớn:
- Đối với sự tạo thành mối hàn, quá trình luyện kim trong vùng hàn.
- Anh hưởng đến thành phần, chất lượng mối hàn.
Kim loại que hàn chuyển vào bể hàn ở dạng những giọt nhỏ, khi hàn hồ quang
bất cứ ở vị trí tư thế nào kim loại cũng đều chuyển từ que hàn vào bể hàn.Điều này giải
thích bởi các nhân tố sau:
Trọng lực của các giọt kim loại lỏng.
Những giọt kim loại hình thành trong mặt đầu que hàn dịch chuyển theo

phương thẳng đứng từ trên xuống dưới. Lực này làm chuyển dịch giọt kim loại vào để
hàn khi hàn bằng (sấp) và tác dụng ngược lại khi hàn trần (ngửa).Còn hàn đứng một
phần kim loại chuyển dịch từ trên xuống dưới.
a) Sức căng bề mặt.
Sức căng bề mặt sinh ra do tác dụng của lực phân tử. Lực phân tử luôn luôn có
khunh hướng tạo cho bề mặt chất lỏng một năng lượng nhỏ nhất. Vì vậy, sức căng tạo
cho bề mặt những giọt kim loại lỏng có dạng hình cầu. Những giọt này chỉ mất đi khi
chúng rơi vào bể hàn và bị sức căng kéo thành dạng chung của bể hàn.
Sức căng bề mặt giữ cho kim loại lỏng của bể hàn khi hàn trần không bị rơi và
tạo thành mối hàn.
23


×