Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Giáo trình lắp ráp hệ thống truyền động cơ khí (nghề cơ điện tử trình độ cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.18 KB, 50 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ QUY NHƠN

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: LẮP RÁP HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ
NGHỀ: CƠ ĐIỆN TỬ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: 99 /QĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm2018
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

2


Bình Định, năm 2018

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

3


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Lắp ráp hệ thống truyền động cơ khí là giáo trình chun mơn
phục vụ cho việc đào tạo mô đun 16“ Lắp ráp hệ thống truyền động cơ khí” trong
chương trình nghề cơ điện tử
Nội dung biên soạn của giáo trình dựa theo chương trình của mơ đun Lắp ráp
hệ thống truyền động cơ khí bao gồm các bài:
Bài 1. Quy tắc an toàn về bảo dưỡng hệ thống truyền động cơ khí


Bài 2. Bảo dưỡng mối ghép
Bài 3. Bảo dưỡng cơ cấu truyền động
Để thuận lợi cho người học nên giáo trình được bố trí có những mục nhỏ,
trong các mục nhỏ bao gồm lý thuyết liên quan, trình tự thực hiện và thực hành; tài
liệu còn được bổ sung thêm các phần lý thuyết để người học tham khảo thêm..
Trong quá trình biên soạn tham khảo một số tài liệu tham khảo ở phần tài
liệu tham khảo.

Bình Định ngày .... tháng .... năm 2018
Tác giả
Nguyễn Tấn Quý

4


TIÊU ĐỀ

MỤC LỤC

TRANG

BÀI 1. QUY TẮC AN TOÀN VỀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG
TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ
1
1.1. Khái quát chung bảo dưỡng hệ thống truyền động cơ khí
1
1.2. Quy tắc an toàn khi thực hiện bảo dưỡng hê thống truyền động
3
BÀI 2. BẢO DƯỠNG MỐI GHÉP CƠ KHÍ
5

2.1. Bảo dưỡng mối ghép then
5
2.1.1. Lý thuyết liên quan
5
2.1.2. Trình tự thực hiện bảo dưỡng mối ghép then
7
2.1.3. Thực hành
8
2.2. Bảo dưỡng mối ghép ren
8
2.2.1. Lý thuyết liên quan
8
2.2.2. Trình tự thực hiện bảo dưỡng mối ghép ren
12
2.2.3. Thực hành
12
2.3. Bảo dưỡng ổ trục
12
2.3.1. Lý thuyết liên quan
12
2.3.2 Trình tự thực hiện bảo dưỡng ổ trục
15
2.3.3. Thực hành
16
2.4. Bảo dưỡng khớp nối
16
2.4.1. Lý thuyết liên quan
16
2.4.2. Trình tự thực hiện bảo dưỡng khớp nối
21

2.4.3 Thực hành
21
BÀI 3. BẢO DƯỠNG CƠ CẤU TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ
23
3.1. Bảo dưỡng cơ cấu truyền động bánh răng
23
3.1.1. Lý thuyết liên quan
23
3.1.1.1 Cơ cấu truyền động bánh răng
23
3.1.1.2. Bảo dưỡng truyền động bánh răng
25
3.1.1.3. Kiểm tra và điều chỉnh bộ truyền bánh răng
25
3.1.2. Trình tự thực hiện bảo dưỡng cơ cấu bộ truyền bánh răng
27
3.1.3. Thực hành
29
3.2. Bảo dưỡng cơ cấu truyền động đai, xích
29
3.2.1. Lý thuyết liên quan
29
3.2.1.1. Cấu tạo truyền động đai, xích
29
3.2.1.2 Bảo dưỡng bộ truyền động đai, xích
31
3.2.2. Trình tự thực hiện bảo dưỡng cơ cấu bộ truyền đai và bộ truyền xích 32
3.2.3. Thực hành
35
3.3. Bảo dưỡng cơ cấu truyền động vít me - đai ốc

35
3.3.1. Lý thuyết liên quan
35
3.3.1.1. Cấu tạo cơ cấu truyền động vít me - đai ốc
35
3.3.1.2. Bảo dưỡng
36
3.3.2. Trình tự thực hiện bảo dưỡng cơ cấu truyền động vít me - đai ốc
38
5


3.3.3. Thực hành
3.4. Bảo dưỡng cơ cấu truyền động bánh vít – trục vít
3.4.1 Lý thuyết liên quan
3.4.1.1 Cấu tạo cơ cấu truyền động bánh vít – trục vít
3.4.1.2. Bảo dưỡng
3.4.2. Trình tự thực hiện bảo dưỡng cơ cấu bộ truyền trục vít- bánh vít
3.4.3 Thực hành
TÀI LIỆU THAM KHẢO

6

39
39
39
39
40
41
42

43


CHƯƠNG TRÌNH MƠ-ĐUN
LẮP RÁP HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ
Mã Mơ-đun: MĐ 16
Vị trí, tính chất của mơ-đun
- Vị trí: Mơ đun này phải được bố trí sau mơ đun Gia công nguội, mô đun Vận
hành máy công cụ và trước mô đun Lắp đặt mạch điện máy công cụ trong chương
trình đào tạo.
- Tính chất: Đây là mơ-đun chun môn, trang bị cho người học kỹ năng tháo
lắp, bảo dưỡng các mối ghép cơ khí, bảo dưỡng cơ cấu truyền động cơ khí.
Mục tiêu của mơ-đun:
- Kiến thức:
+ Mơ tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại mối ghép cơ khí,
cơ cấu truyền động cơ khí;
+ Lập qui trình tháo lắp, bảo dưỡng các mối ghép, cơ cấu truyền động;
+ Phân tích được nguyên nhân và tìm đúng biện pháp khắc phục sai hỏng
thường gặp.
- Kỹ năng:
+ Bảo dưỡng được các mối ghép, cơ cấu truyền động cơ khí trong hệ
thống cơ điện tử;
+ Xử lý được các sai hỏng thường gặp đối với các mối ghép và cơ cấu
truyền động.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có ý thức làm việc độc lập cũng như khả năng phối hợp làm việc nhóm
trong q trình học tập, tự giác thực hiện công việc được giao và bài tập tự học;
+ Tổ chức nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp và đúng các biện pháp an tồn
khi thực hiện cơng việc bảo dưỡng.
III. Nội dung mơ đun

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
STT

Tên các bài trong mô đun

1.

Thời gian (giờ)
TS

LT

Bài 1. Quy tắc an tồn về bảo dưỡng hệ thống
truyền động cơ khí

2

2

2.

Bài 2. Bảo dưỡng mối ghép

43

3.

Bài 3. Bảo dưỡng cơ cấu truyền động
Cộng


7

TH

KT

13

29

1

45

15

29

1

90

30

58

2


BÀI 1: QUY TẮC AN TOÀN VỀ BẢO DƯỠNG

HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ
Mã bài: MĐ16-1
Thời gian: 2 giờ (LT: 2giờ; TH: 0 giờ; Tự học: 0 giờ)
An toàn lao động là một nội dung không thể thiếu trong nghề cơ khí nói chung
và bảo dưỡng cơ khí nói riêng. Nội dung học an toàn bao gồm các nội dung sau: an
toàn về sử dụng dụng cụ bảo dưỡng, an toàn về tháo lắp, an toàn khi vận hành.
Mục tiêu
- Trình bày được nội quy xưởng máy cơng cụ; quy tắc an tồn khi làm việc
trong xưởng máy cơng cụ;
- Trình bày được các sự cố, các tai nạn thường xảy ra, nguyên nhân và biện
pháp khắc phục;
- Thực hiện đúng quy định an toàn lao động tại nơi làm việc;
- Có ý thức làm việc cẩn thận, đảm bảo an tồn và vệ sinh cơng nghiệp trong
q trình thực tập.
Nội dung
1.1. Khái quát chung bảo dưỡng hệ thống truyền động cơ khí
Một số khái niệm
Máy móc là một hệ thống các chi tiết máy và cơ cấu để thực hiện những
chức năng nhất định. Chi tiết máy và cụm chi tiết máy hay các cơ cấu là những
phần tử lắp ráp thành máy .
Chi tiết máy
Chi tiết máy là một vật thể độc lập khơng có những liên kết khác. Nó được
chế tạo từ một vật thể với cùng loại vật liệu. Chi tiết máy là phần tử đơn giản nhất
để tạo nên các cụm chi tiết máy.
Các chi tiết đơn giản: Then, chốt, con cóc, vít, đai ốc, bu lông,...
Chi tiết phức tạp:
-

Trục: Trục thẳng, trục khuỷu, trục bậc, trục rổng, trục đặc.


-

Bánh răng các loại: Thẳng, côn, nghiêng, bánh răng chữ V,...

Khái niệm về chế tạo và sửa chữa
Quá trình chế tạo là một quá trình sản xuất bao gồm chế tạo từng chi tiết sau
đó lắp ráp thành bộ phân hay thành máy. Để chế tạo các chi tiết máy cũng cần qua
nhiều công đoạn, nhiều ngun cơng. Trong mỗi q trình đó cũng có thể cần phải
tháo và lắp ráp chúng.
Quá trình sửa chữa cũng là một q trình sản xuất. Sửa chữa có thể là bảo
quản, bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng, phục hồi lại kích thước hoặc nâng cao chất
lượng chi tiết,...

1


Khái niệm về tháo lắp máy
Quá trình tháo và lắp máy cũng là một quá trình sản xuất và phải tuân thủ
theo những quy định và trình tự nhất định. Tháo và lắp máy có mối quan hệ chặt
chẽ với quá trình chế tạo và sửa chữa phục hồi máy và các chi tiết máy. Khi tháo rời
thì có thể tiến hành tháo theo cụm, theo từng bộ phân từ đó tháo rời các chi tiết. Lắp
ráp là q trình ngược lại của quá trình tháo máy, tức là xuất phát từ chi tiết rồi lắp
thành cụm hay bộ phân, sau đó lắp thành máy hồn chỉnh.
Mục tiêu bảo trì
Thực hiện một chương trình kỹ thuật bảo trì tổng hợp trong: Mua bán, kỹ
thuật, nghiên cứu, phát triển, sản xuất, kiểm sốt chất lượng, kiểm tra, đóng gói, vận
chuyển, lắp đặt, vận hành, dịch vụ tại chỗ, thực hiện công việc khắc phục bất cứ khi
nào và bất cứ nơi đâu khi cần, đưa những đặc trưng của độ tin cậy và khả năng bảo
trì tồn diện và đúng đắn vào trong tất cả các hoạt động của công ty, tiếp xúc với
sản phẩm từ đầu đến cuối.

Xác định độ tin cậy và khả năng bảo trì tối ưu, các yếu tố này nên được thiết
kế vào trong sản phẩm để chi phí chu kỳ sống là nhỏ nhất.
Thu nhận các dữ liệu thời gian vận hành đến khi hư hỏng và xây dựng đường
cong để ghi nhận tỉ lệ hư hỏng của một bộ phận hoặc thiết bị tương ứng với tuổi đời
của nó:
Thời gian chạy rà và thời gian làm nóng máy tối ưu.
Thời gian bảo hành tối ưu và chi phí tương ứng.
Thời gian thay thế phịng ngừa tối ưu của các bộ phận quan trọng.
Các nhu cầu phụ tùng tối ưu.
Thực hiện phân tích các dạng tác động và khả năng giới hạn của hư hỏng để
xác định những bộ phận nên tập trung thiết kế lại, nghiên cứu và phát triển từ quan
điểm bảo trì.
Nghiên cứu hậu quả của các hư hỏng để xác định thiệt hại của những bộ
phận lân cận, thiệt hại về sản xuất, lợi nhuận và sinh mạng con người cũng như tổn
hại đến uy tín của cơng ty.
Nghiên cứu các kiểu hư hỏng của các chi tiết, các bộ phận, sản phẩm, hệ
thống và tỉ lệ hư hỏng tương quan để đề nghị thiết kế, nghiên cứu và phát triển
nhằm giảm thiểu hư hỏng.
Xác định phân bố thời gian vận hành đến khi hư hỏng của các chi tiết, các bộ
phận, các sản phẩm và các hệ thống để hỗ trợ cho việc tính tốn tỉ lệ hư hỏng và độ
tin cậy.
Xác định phân bố các thời gian phục hồi thiết bị hư hỏng: Thời gian ngừng
máy và những phân bố của mỗi thành phần thời gian ngừng máy (ngừng máy để
phục hồi, chẩn đoán, chuẩn bị...)
Xác định nhu cầu dự phòng để đạt mục tiêu độ tin cậy mong muốn.
Lựa chọn các vật liệu tốt hơn và thích hợp hơn.

2



Sử dụng các phiếu kiểm tra kỹ thuật bảo trì trong tất cả các giai đoạn hoạt
động của thiết bị.
Xây dựng một hệ thống báo cáo về hư hỏng và bảo trì để thu thập một cách
khoa học những dữ liệu về độ tin cậy và khả năng bảo trì cần thiết.
Xác định trách nhiệm hư hỏng do ai về: Kỹ thuật, chế tạo, mua sắm, kiểm
soát chất lượng, kiểm tra, thử nghiệm, đóng gói, vận chuyển, bán hàng, dịch vụ tại
chỗ, khởi động, vận hành, sử dụng.
Hướng dẫn ra quyết định hoạt động phục hồi để giảm thiểu tối đa các hư
hỏng, giảm thời gian bảo trì và sửa chữa, loại bỏ việc thiết kế thừa cũng như thiếu.
Thông qua thử nghiệm để xác định có cần những thay đổi để cải thiện tuổi
thọ, độ tin cậy khả năng bảo trì của thiết bị nhằm đạt đến mức độ mong muốn hay
không.
Thực hiện việc xem xét thiết kế độ tin cậy, khả năng bảo trì và cải thiện thiết
kế kỹ thuật, mua sắm, chế tạo, kiểm soát chất lượng, thử nghiệm, làm nóng máy,
bao gói, vận chuyển, lắp đặt, khởi động sao cho thiết bị được thiết kế và chế tạo
đúng đắng ngay từ đầu.
Giảm đến mức thấp nhất những sai sót trong lắp ráp, kiểm tra, kiểm sốt chất
lượng và kiểm tra thông qua danh sách kiểm tra.
1.2. Quy tắc an toàn khi thực hiện bảo dưỡng hê thống truyền động
Các quy tắc đảm bảo an toàn lao động như sau:
- Quần áo, đầu tóc gọn gàng, khơng gây nguy hiểm do vướng mắc, khi lao
động phải sử dụng các trang bị bảo hộ: Quần áo, mũ, giày, …
- Khi bảo dưỡng máy phải tắc nguồn cung cấp điện
- Bố trí chỗ làm việc có khoảng khơng gian để thao tác, được chiếu sáng hợp
lý; bố trí phơi liệu, dụng cụ để thao tác được thuận tiện, an toàn theo các quy tắc
sau:
+ Những vật cầm ở tay phải đặt ở bên phải.
+ Những vật cầm ở tay trái đặt ở bên trái.
+ Những vật cầm ở cả hai tay đặt trước mặt.
+ Những vật thường dùng đặt ở gần.

+ Những vật ít dùng đặt ở xa.
+ Dụng cụ đo và kiểm tra đặt trong hộp hoặc trên giá.
+ Thường xuyên giữ gìn sạch sẽ nơi làm việc.
+ Sử dụng dụng cụ cầm tay đúng kỹ thuật, đúng công dụng
+ Kết thúc buổi phải lâu chùi vệ sinh dụng cụ, máy móc trang thiết bị.
+ Bàn giao nơi làm việc cho nhóm trưởng hoặc giáo viên hướng dẫn.
Những nội quy phân xưởng (trích nội dung phân xưởng cơ khí)

3


Điều 1. Tuân thủ theo sự hướng dẫn của giáo viên ở xưởng.
Điều 2. Đi học đúng giờ, đúng trang phục.
Điều 3. Thực hiện nếp sống văn minh, khơng nói tục, khơng hút thuốc.
Điều 4. Kiểm tra trình trạng, độ an tồn của máy móc và trang thiết bị trước
khi sử dụng, trường hợp hư hỏng thì báo ngay cho giáo viên hướng dẫn.
quanh.

Điều 5. Phải giữ gìn an tồn cho bản thân mình và cho mọi người xung

Điều 6. Phải biết giữ gìn dụng cụ. Nếu làm mất mát hay hư hỏng dụng cụ thì
phải bồi thường.
Điều 7. Khơng nằm, ngồi, ngủ, đùa giỡn và tự ý sang các xưởng khác trong
giờ thực hành.
Điều 8. Phải kiểm tra, sắp xếp dụng cụ vào tủ quy định sau khi học xong.
Điều 9. Khơng được mang ra ngồi bất cứ tài sản nào của xưởng .
Điều 10. Phải làm vệ sinh khu vực xưởng sạch sẽ, tắt đèn, quạt cẩn thận
trước khi ra về.
Câu hỏi ơn tập
Câu 1. Trình bày quy tắc an tồn bảo dưỡng hệ thống truyền đơng.

Câu 2. Trình bày nội quy phân xưởng thực tập

4


Bài 2. BẢO DƯỠNG MỐI GHÉP
Mã bài: MĐ16-2
Thời gian: 43 giờ (LT: 06; TH: 16; Tự học: 20; KT: 01)
Mối ghép là một bộ phận quan trọng trong máy, mối ghép có nhiệm vụ liên
kết các bộ phận của máy. Để đảm bảo máy hoặc dây chuyền sản xuất hoạt động tốt
thì ngồi bảo dưỡng các bộ phận truyền động thì phải bảo dưỡng mối ghép.
Mục tiêu
- Trình bày được cấu tạo, công dụng, đặc điểm và nguyên lý làm việc của các
mối ghép cơ khí;
- Thực hiện bảo dưỡng các mối ghép đúng quy trình;
- Có tác phong cơng nghiệp, chính xác, khả năng làm việc độc lập cũng như
phối hợp làm việc nhóm trong q trình thực tập.
Nội dung
2.1. Bảo dưỡng mối ghép then
2.1.1. Lý thuyết liên quan
Cấu tạo và công dụng then
Mối ghép then là loại lắp ghép tháo lắp được. Thơng số hình học của then
được được quy định trong những văn bản tiêu chuẩn và được xác định theo đường
kính trục và lỗ của các chi tiết bị ghép.
Mối ghép then dùng để truyền mômen giữa các trục. Trong mối ghép bằng
then, hai chi tiết bị ghép đều có rãnh then và chúng được ghép với nhau bằng then.
Then có nhiều loại, thường có then bằng, then bán nguyệt, then vát.

Hình Then bằng


5


Hình 2.1 Then vát có mấu
Lắp mối ghép then
a . Then vát
Yêu cầu là làm cho mặt trên và mặt dưới của then tiếp xúc hoàn toàn với
rãnh trên trục và moayơ, 2 cạnh bên thường là có khe hở.
Độ dốc bề mặt làm việc của then và rãnh của lỗ moayơ phải trùng nhau, nếu
không chi tiết lắp trên trục sẽ bị nghiêng.
Độ chính xác của mối ghép then được kiểm tra bằng căn lá trừ hai đầu
moayơ. Nếu then có khe hở từ một phía chứng tỏ độ dốc của rãnh ở lỗ moayơ và
then không giống nhau. Yêu cầu phải cạo sửa để lắp ráp đạt yêu cầu kỹ thuât.
b . Then bằng
Bề mặt làm việc là 2 mặt bên của then, Do đó khi thực hiện lắp ghép
phải chú ý yêu cầu lắp chặt theo hai bên và khe hở giữa mặt trên của then với đáy
rãnh moayơ của chi tiết đối tiếp phải đảm bảo độ song song đối với đường trục của
moayơ; còn ở then vát thì có độ dốc 1/10.
Rãnh then có thể được mở rộng 10 - 15 % so với kích thưóc ban đầu.
Then phải chế tạo theo kích thước mới. Lượng dư 0,1 - 0,15 mm để cạo sửa theo
rãnh then trên trục và trên chi tiết đối tiếp.
c. Lắp mối ghép then hoa
+ Mối ghép then hoa có hai loại :
-

Di động khi chi tiết bao có thể di chuyển dọc trục.

-

Cố định (cứng) khi chi tiết bao lắp chặt cứng trên trục.


Mối ghép then hoa di động thường lắp ghép từ lỏng tương ứng H/h đến H/c
(Hệ thống tiêu chuẩn mới).
+ Mối ghép cố định sau khi lắp kiểm tra theo độ đảo, còn mối ghép di dộng
kiểm tra theo độ lắc lư.
Khi lắp các mối ghép then hoa phải chú ý kiểm tra thêm sự tiếp xúc
của các bề mặt đối tiếp theo vết sơn.
+ Mối ghép then hoa lại chia ra theo phương pháp định tâm của ống lót với
trục. Có 3 phương pháp định tâm:
-

Định tâm theo bề rộng then;

-

Định tâm theo đường kính ngồi;

-

Định tâm theo đường kính trong;

Khi độ chính xác định tâm khơng có giá trị thực tiễn và trong một thời gian
phải đảm bảo độ bền cần thiết của mối ghép thì dùng phương pháp định tâm theo
cạnh bên của then. Trong tất cả các trường hợp, khi cơ cấu cần thực hiên độ chính
xác động học (máy cơng cụ, ơtơ một số máy móc trong cơng nghiệp ...) thì dùng
phương pháp định tâm theo đường kính ngồi hoặc đường kính trong.

6



Định tâm theo đường kính ngồi là kinh tế nhất được dùng đối với các chi
tiết bao nhiệt luyện không qua gia công tinh cũng như trong trường hợp chi tiết bao
sau khi nhiệt luỵện có độ cứng cho phép chuốt dưỡng được.
Nếu độ cứng của chi tiết bao không cho phép tiến hành chuốt thì dùng
phương pháp định tâm theo đường kính trong.
Khi định tâm theo đường kính ngồi thì góc lượn làm ở chân then trên lổ,
đỉnh then làm vát cạnh hay vê tròn.
Ưu điểm của mối ghép then hoa :
+ Dùng công nghệ hiện đại để chế tạo trục then hoa (nhờ dao phay trục vít)
mài,

+ Có khả năng sử dụng phương pháp gia cơng chính xác để gia công như cà,
+ Nâng cao độ bền.

+ Định tâm các phần tử đối tiếp tốt hơn và khi chịu tải ống lót tự định vị trên
trục tốt hơn.
Hay dùng nhất là then răng định tâm theo cạnh bên. Khi cần độ chính xác rất
cao của chi tiết quay lắp trên trục then hoa dùng phương pháp định tâm theo đường
kính ngồi.
Trước khi lắp mối ghép then hoa cần xem xét chi tiết cẩn thân, làm sạch mặt
then khỏi bị bụi bẩn, làm cùn các cạnh sắc, vát mặt mút của trục và moayơ, bôi trơn
các bề mặt đối tiếp.
2.1.2. Trình tự thực hiện bảo dưỡng mối ghép then
Bước 1. Kiểm tra trình trạng mối ghép then.
- Kiểm tra thực trạng mối ghép.
- Kiểm tra bề mặt then.
- Kiểm tra độ mòn của then.
Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ bảo dưỡng
- Dụng cụ tháo lắp (búa, kìm, cảo ba chấu, clê, mỏ lếch, đục....)
- Dụng cụ đo (Thước cặp, thước lá, căn lá)

- Dụng cụ vệ sinh (cọ, dầu DO, mỡ...).
Bước 3. Bảo dưỡng then.
- Tháo (cùng với công việc sửa chữa các bộ phận khác như bánh răng, pully).
- Vệ sinh (then và rãnh then).
- Kiểm tra bề mặt then.
- Thay thế (nếu then bị mòn hoặc gãy)
- Chỉnh sữa rãnh then.
- Lắp then.

7


Bước 4. Vận hành kiểm tra bảo dưỡng
- Vận hành (cùng với công việc lắp bánh răng, pully)
- Hiệu chỉnh mối ghép (nếu có)
2.1.3. Thực hành
Yêu cầu bảo dưỡng mối ghép then của bánh răng và pully trên máy tiện.
- Kiểm tra hiện trạng mối ghép.
- Tháo lắp mối ghép.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh mối ghép
2.2. Bảo dưỡng mối ghép ren
2.2.1. Lý thuyết liên quan
a. Mối ghép ren
Mối ghép ren là một trong các mối ghép cơ bản và thơng dụng nhất mà
chúng ta có thể thường xun gặp thấy, nhìn thấy và quan sát thấy, ngay cả các vật
dụng trong cuộc sống hàng ngày như Bulong, đai ốc,.... hay trong nghề cơ khí nói
chung và cơ khí chế tạo nói riêng chiếm trên 60% tổng số chi tiết máy được ghép
bằng ren trong máy móc hiện đại.
Mối ghép ren là mối ghép tháo được và dùng để cố định các chi tiết lắp ghép
lại với nhau. Tuy nhiên qua thời gian sử dụng và điều kiện môi trường tác động thì

cũng khơng thể tránh khỏi phần ren mối ghép bị hư hỏng và có thể dẫn đến khơng
thể lắp ghép được. Vậy thì trong những trường hợp như vậy thì có nên tiếp tục sử
dụng ren đó khơng hay có phương pháp để sửa chữa để khác phục những dạng hư
hỏng đó..
Để đảm bảo cho máy làm việc bình thường, các chi tiết của mối ghép ren cần
thỏa mãn những u cầu sau đây: Có prơfin ren đúng với profin ren ban đầu, không
bị sứt mẻ, gãy đổ hoặc sai lệch; khơng có vịng ren nào bị hỏng; phải có cạnh vát ở
đầu ren, ... Ngồi ra thì sau khi vặn đai ốc, đầu ren của bulông hoặc vít cấy phải
chìa ra ngồi ít nhất 2; đầu các bulơng, vít đai ốc dùng để kẹp chặt cùng một chi tiết
phải có hình dạng và kích thước như nhau
b. Lắp ghép mối ghép ren
Chất lượng mối ghép ren được xác định bằng việc siết bu lông và đai
ốc đúng, đạt được mức độ lắp ghép cần thiết.

nhau.

-

Mối ghép ren khơng bị lệch, vênh,

-

Bu lơng, vít cấy khơng bị cong, bị lệch làm cắt các ren...

-

Siết các bu lông theo trình tự từ siết sơ bộ cho đến siết chặt và siết đều

-


Lắp các đai ốc trên nắp trịn thì lắp đối xứng và vặn đều.

8


Hình 2.2. Thứ tự siết đai ốc bố trí trên nắp hình trịn
Thứ tự siết bu lơng khi lắp các nắp hinh chữ nhật: siết đối xứng và theo thứ
tự từ giữa ra

Hình 2.3. Thứ tự siết đai ốc bố trí trên nắp hình chữ nhật
c. Các dạng hư hỏng và phương pháp khăc phục
*Các dạng hư hỏng thường gặp nhất của mối ghép ren
฀ Mịn prơfin ren theo đường kính trung bình ;
฀ Giảm diện tích bề mặt làm việc của ren (vì mịn);
฀ Thân bu lơng bị dãn vì biến dạng dẻo;
฀ Bước ren bị thay đổi;
฀ Thân bulơng hoặc vít cấy bị uốn hoặc đứt;
฀ Các vịng ren bị cắt đứt do lực kéo hoặc nén dọc trục tăng đột ngột.
* Các dạng hư hỏng cụ thể và biện pháp sửa chữa
Ren bị mòn, đứt hoặc mẻ trên bulơng hoặc trục có ren

9


Hình 2.4 Ren bị mịn
Nếu vì mịn, đứt hoặc mẻ mà ren khơng đủ số vịng cần thiết nữa, có thể sửa
chữa bằng một trong những biện pháp sau đây:
- Tiện hết ren cũ rồi cắt ren mới có kích thước nhỏ hơn, lúc này phải thay thế
đai ốc mới.
- Nếu khơng cho phép giảm kích thước ren thì phục hồi bằng cách hàn đắp

hoặc mạ kim loại rồi gia cơng cơ.
Ren bị mịn đứt, vỡ hay mẻ, ở trong lỗ (trong thân chi tiết máy )
Sửa tới kích thước sửa chữa tiện khoan hoặc khoét hết ren cũ rồi làm lại ren
mới có kích thước lớn hơn, lúc này phải thay bulơng hoặc vít cấy, có khi phải thay
bằng vít cấy có bậc tức là vít cấy một đầu to, một đầu nhỏ, đầu to của vít cấy vặn
vào lỗ ren sửa chữa còn đầu nhỏ để vặn với đai ốc hoặc lỗ ren không bị sửa chữa,
Chú ý cần tra các kích thước ren tiêu chuẩn khi sữa chữa thay thế trong gia công để
sửa chữa ren.
Để sửa chữa tạm mối ghép ren trong trường hợp điều kiện sửa chữa lỗ ren
khó khăn, phức tạp, có thể làm bulơng hoặc vít cấy mới, hơi lớn hơn lỗ cũ để lắp
với lỗ ren mịn, như vậy cần có được mối ghép chắc trong một thời hạn cần thiết.
Khi có điều kiện thuận lợi phải sửa chữa chính thức ngay .
Trong nhiều trường hợp, lỗ ren được sửa chữa bằng chi tiết bổ sung. Ta phải
sử dụng phương pháp gia công lỗ và ta rô. Phương pháp thực hiện: Khoan hoặc
khoét lỗ có ren hỏng rộng thêm 5 – 6 mm nữa rồi mới tiện ren để vặn 1 nút hay bạc
có ren ngồi vào. Lỗ bạc này phải nhỏ hơn hoặc bằng lỗ cần thiết để cắt ren có kích
thước u cầu (kích thước ren ban đầu). Sau đó làm ren ở nút hay bạc này với kích
thước ren ban đầu (kích thước ren ban đầu là kích thước ren lúc còn mới).
Đối với những chi tiết phức tạp, phương pháp này càng được sử dụng phổ
biến vì nó làm tăng tuổi thọ lên rất nhiều.

Hình 2.5. Đai ốc
Khi lắp nút hay bạc trung gian cần chú ý thõa mãn những điều kiện sau:
Chiều dài nút hoặc bạc không nhỏ hơn chiều dài phần ren cũ của lỗ
sơn

Nút hay bạc có thể áp chặt hoặc vặn ren vào lỗ, bề mặt lắp ghép này phải bôi

10



Đầu ngồi của nút hoặc bạc khơng nên (có trường hợp khơng được phép) lồi
ra ngồi bề mặt chi tiết
Để đảm bảo vị trí chính xác của lỗ ren hoặc vị trí tương quan giữa các lỗ trên
chi tiết, ta dùng bạc dẫn khi khoan lỗ để làm ren. Thường dùng ngay các chi tiết đối
tiếp như nắp, bích v,v… làm bạc dẫn. Muốn vậy chặp nắp, bích lên chi tiết cần
khoan lỗ, dùng mũi khoan đường kính vừa bằng lỗ dẫn để khoan mồi, sau đó dùng
mũi khoan có đường kính cần thiết để khoan cắt ren. Cịn có thể phục hồi lỗ ren
trên chi tiết bằng thép bằng cách hàn đắp. Khi đó cần khoan hoặc khoét phần ren cũ,
hàn đắp gia công lỗ mới rồi cắt ren như cũ.
Thân bulông bị cong
Phương pháp sửa chữa
Nắn bằng bàn ép kiểu vít me hoặc êtơ. Để tránh hư hại ren khi nắn phải dùng
đệm mềm lúc kẹp chặt chi tiết .
Các vít cấy bị cong hoặc có ren hỏng đều được thay mới mà không sửa chữa
Bị các chất bẩn bám chặt vào rãnh, ren hỏng
ren

Phương pháp sửa chữa: Dùng bàn ren, tarơ hoặc chi tiết ren lắp nó để sửa lại

Đầu bulơng, đai ốc vỡ, méo, (khơng cịn dáng sáu cạnh hồn chỉnh mà bị trịn
đi), các chi tiết khác bị sức mẻ
Phương pháp sửa chữa: Dũa, hàn, đắp rồi gia công cơ hoặc chỉ gia công cơ
rồi dùng chìa vặn có ngàm hẹp hơn để vặn (chú ý khi đầu sửa đầu vặn chú ý kích
thước đầu vặn tiêu chuẩn)

Các chi tiết ren bị nứt
Sửa chữa bằng cách hàn vá những chi tiết nhỏ đã tiêu chuẩn hố (bulơng, đai
ốc, vít, vít cấy, đệm, chốt chẻ … ) nếu nứt thì thay mới.
Ren hỏng vì siết đai ốc quả tải

Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà áp dụng một trong những biện pháp sửa
chữa đã nêu hoặc thay mới (tùy theo mức độ hư hỏng và điều kiện thực tế).
Ren cứng không vặn được
Phương pháp sửa chữa: Ngâm trong dầu từ vài giờ đến vài ngày hoặc dùng
hóa chất. Sau đó dùng chìa vặn 6 cạnh (tổng quát là chìa vặn tiếp xúc với tất cả các

11


cạnh của đai ốc hoặc đầu bulông) nối dài cánh tay địn mà vặn ra. Vặn được rồi thì
tuỳ tình trạng ren mà sửa chữa hay thay thế.
Lỗ sâu chốt chẻ ở thân bulông và ở đai ốc không trùng nhau do thân bulông bị
dãn dài
Phương pháp sửa chữa: Khoan lỗ mới cho trùng nhau. Như vậy khi sửa
chữa ren ta thường phải gia công bề mặt để cắt ren
2.2.2. Trình tự thực hiện bảo dưỡng mối ghép ren
Bước 1. Kiểm tra trình trạng mối ghép ren.
- Kiểm tra thực trạng mối ghép.
- Kiểm tra bề mặt ren.
- Kiểm tra bulông.
Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ bảo dưỡng
- Dụng cụ tháo lắp (búa, kìm, cảo ba chấu, clê, mỏ lếch, đục, tuanơvít....)
- Máy mài cầm tay, máy khoan cầm tay.
- Dụng cụ đo (Thước cặp, thước lá, dưỡng đo ren)
- Dụng cụ vệ sinh (Bàn chải sắt,cọ, dầu DO, mỡ...).
Bước 3. Bảo dưỡng mối ghép ren
- Tháo bu lông (tùy thuộc vào hiện trạng mối ghép lựa chọn phương pháp)
+ Nếu mối ghép tốt cho dầu vào sau đó đùng clê tháo.
búa, đục...


+ Nếu hỏng không vặn tháo được phải sử dụng máy mài cầm tay hoặc

- Vệ sinh (bu lông và đai ốc, lông đền, chốt chẽ...).
- Kiểm tra bề mặt ren.
- Thay thế (nếu ren bị mòn hoặc gẫy), nếu không thay thế phải chỉnh sửa, tùy
thuộc vào dạng hư hỏng lựa chọn phương pháp chỉnh sửa hợp lý (theo phần các
dạng hư hỏng và phương pháp chỉnh sửa).
- Lắp ghép mối ghép ren.
Bước 4. Kiểm tra mối ghép
- Kiểm tra mối ghép sau khi lực hiện bảo dưỡng, tháo lắp, thay thế
- Hiệu chỉnh mối ghép (nếu có)
2.2.3. Thực hành
Yêu cầu 1: Tháo lắp và bảo dưỡng mối ghép ren của đế máy mài hai đá.
Yêu cầu 2: Tháo lắp và bảo dưỡng mối ghép ren của nắp máy tiện.
- Kiểm tra hiện trạng mối ghép.
-Tháo lắp mối ghép.

12


- Kiểm tra và hiệu chỉnh mối ghép sau tháo lắp.
2.3. Bảo dưỡng ổ trục
2.3.1. Lý thuyết liên quan
Cấu tạo và phân loại ổ lăn
Ổ lăn (Vòng bi) thường bao gồm vành trong, vành ngồi, các thành phần lăn
và vịng cách định vị viên bi tại những khoảng cách cố định giữa cách rãnh bi. Vật
liệu tiêu chuẩn để sản xuất có hàm lượng cacbon crom cao và vịng cách bằng thép
cứng. Để việc chọn lựa ổ lăn đạt hiệu quả cao, cần phải hiểu rõ thiết kế và đặc điểm
của từng loại ổ lăn khác nhau để chọn vòng bi thích hợp.
Ổ lăn (ball/roller bearing) - gồm 4 bộ phận chính: Vịng ngồi, vịng trong,

con lăn và vịng cách
Cấu tạo ổ lăn:

Hình 2.6 Các bộ phận ổ bi
- Con lăn có các dạng sau: bi (ball), đũa trụ (cyclindrical roller), đũa cơn
(taper roller), đũa hình trống đối xứng hoặc khơng đối xứng (spherical roller), đũa
kim (needle roller).

Hình 2.7 Các loại bi
- Phân loại:
+ Theo hình dạng con lăn: ổ bi, ổ đũa

13


+ Theo khả năng chịu lực: ổ đỡ, ổ chặn, ổ đỡ chặn.

+ Theo số dãy con lăn: một dãy, hai dãy.

+ Theo đường kính ngồi: Đặc biệt nhẹ, rất nhẹ, trung bình, nặng, …
+ Theo cỡ chiều rộng: ổ hẹp, bình thường, rộng, rất rộng, …
Bảo dưỡng ổ lăn
Giữ ổ lăn và khu vực xung quanh nơi đặt ổ lăn sạch sẽ: Chất bẩn hay bụi bẩn
thậm chí khơng nhìn thấy được bằng mắt thường đều ảnh hưởng có hại cho vịng bi.
Vì vậy ln giữ ổ lăn và môi trường xung quanh sạch sẽ để tránh sự xâm nhập của
bụi bẩn.
Cẩn thận khi thao tác với vòng bi: Các chấn động mạnh trong suốt q trình
thao tác có thể gây xước hay làm phá hỏng vòng bi. Tác động mạnh có thể gây vỡ
hay nứt.


Hình 2.8 Vịng bi
Sử dụng các dụng cụ hợp lý.
Ngăn ngừa sự ăn mòn: Mồ hôi từ tay cầm hay các chất bẩn khác có thể gây
ăn mịn vịng bi. Do đó cần giữ tay sạch hoặc đeo găng tay nếu có thể khi xử lý
vòng bi.

14


Lựa chọn vịng bi hợp lý đúng thơng số, đúng chức năng.
đặt vòng bi
Việc lắp đặt vòng bi ảnh hưởng đến độ chính xác, tuổi thọ và sự hoạt động về
sau. Do vậy khi lắp vòng bi tuân thủ theo các bước sau đây:
Vệ sinh vòng bi và các bộ phận xung quanh
Kiểm tra kích thước và tình trạng các bộ phận liên quan
Tiến hành theo quy trình lắp
Kiểm tra lần cuối xem vòng bi đã được lắp hợp lý chưa
Cung cấp đúng loại và đủ lượng chất bôi trơn
Hầu hết các vòng bi quay cùng trục, nên phương pháp lắp thường là lắp chặt
trục với vòng trong của bi và có khe hở giữa vịng ngồi vịng bi với lỗ thân gối đỡ.
Các thao tác trên sẽ làm tăng tuổi thọ của vòng bi. Phương pháp bảo dưỡng
vòng bi làm cho vòng bi tuổi thọ cao và khi vận hành động cơ làm việc tốt hơn và
chắc chắn công việc sẽ hiệu quả hơn.
Trong q trình máy móc làm việc tùy theo mức độ làm việc và tùy theo loại
ổ đỡ ta có chế độ bơm mỡ vào ổ bi hợp lý (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng
năm...)
2.3.2 Trình tự thực hiện bảo dưỡng ổ trục
Bước 1. Kiểm tra trình trạng ổ trục.
- Kiểm tra thực trạng mối ghép.
- Kiểm tra bề ổ bi.

- Kiểm tra độ mòn.
- Kiểm tra dầu mỡ.
- Kiểm tra bi.
Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ bảo dưỡng ổ trục
- Dụng cụ tháo lắp (búa, kìm, cảo ba chấu, clê, mỏ lếch, đục, tuanơvít....)
- Máy mài cầm tay, máy khoan cầm tay, dũa, giấy nhám.
- Dụng cụ đo (Thước cặp, thước lá)
- Dụng cụ vệ sinh (cọ, giẻ lâu, dầu DO, mỡ...).
Bước 3. Bảo dưỡng ổ trục
- Nếu ổ trục đang ở trong máy đang hoạt động chúng ta kiểm tra mỡ và
bơm mỡ theo định kỳ và kiểm tra theo dõi hoạt động trong quá trình làm việc của ổ
bi.
- Nếu máy đang bảo dưỡng chung thì cơng việc bảo dưỡng thực hiện các
bước sau:

15


- Tháo ổ bi (tùy thuộc vào đặc điểm mối ghép của máy lựa chọn phương
pháp tháo lắp phù hợp (sử dụng cảo, sử dụng ép thủy lục, sử dụng búa cao su...)
- Vệ sinh (bi, vòng bạc, phớt)
- Kiểm tra độ rơ bi.
- Kiểm tra độ rơ lưng ổ bi.....
- Kiểm tra bề mặt bên trong của ổ bi (hình dạng, màu sắc của ổ bi)
- Thay thế (nếu ổ bi rơ), nếu không thay thế phải chỉnh sửa, tùy thuộc vào
dạng hư hỏng lựa chọn phương pháp chỉnh sửa hợp lý (theo phần các dạng hư hỏng
và phương pháp chỉnh sửa ổ trục).
- Lắp ghép mối ghép ổ trục.
Bước 4. Kiểm tra mối ghép
- Kiểm tra mối ghép sau khi lực hiện bảo dưỡng, tháo lắp, thay thế

- Hiệu chỉnh mối ghép (nếu có)
2.3.3. Thực hành
Yêu cầu 1: Tháo lắp và bảo dưỡng ổ lăn của máy cắt đá phíp
Yêu cầu 2: Tháo lắp và bảo dưỡng ổ lăn của mơ hình.
- Kiểm tra hiện trạng ổ bi.
-Tháo lắp ổ bi.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh sau tháo lắp.
2.4. Bảo dưỡng khớp nối
2.4.1. Lý thuyết liên quan
Cấu tạo và phân loại khớp nối
Khớp nối là chi tiết được tiêu chuẩn hoá tương đối cao. Được dùng để liên
kết các trục với nhau, làm nhiêm vụ truyền chuyển đông giữa hai trục hoặc nối các
trục ngắn thành môt truc dài. Ngồi ra khớp nối cịn có tác dụng đóng mở các cơ
cấu, ngăn ngừa qua tải, giảm tải trọng đông, bù sai lêch của trục.
Khớp nối được phân chia thành 2 nhóm:
- Nối trục: Là loại khớp nối liên két cố định hai trục với nhau. chỉ có thể
thực hiên nối, hoặc tách rời hai trục khi dừng máy.
- Ly hợp: Là loại khớp nối có thể nối hoặc tách rời liên kết ngay cả khi trục
đang quay.
Khớp nối răng
Khớp nối răng được sử dụng rất phổ biến trong hộp số, cầu trục, tời nâng,
ngành sản xuất thép, máy khuấy và băng tải...
Khớp nối nylon

16


Khớp nối nylon dùng để nối trục mà không thẳng hàng, trục nghiêng một gốc
Khơng cần bơi trơn, ít ồn, chống dầu và chịu nhiệt và tháo lắp dễ dàng.
Ứng dụng: nối trục mô tơ, máy phát điện, bươm và rất nhiều ứng dụng

coupling trong công nghiệp từ tải nhẹ đến trung bình.
Khớp nối linh hoạt

Hình 2.9 Khớp nối đĩa
Đĩa bằng thép nằm giữa hai mặt bích giúp truyền động mô men lớn hơn và
cứng vững hơn. Tấm đĩa được làm bằng vật liệu inox cho phép độ linh hoạt cao.
khuấy.

Ứng dụng: Sử dụng cho máy công cụ, tháp giải nhiệt, máy chế biến gỗ, cánh

Khớp nối ba chấu
Khớp nối ba chấu được cấu tạo bao gồm 2 khớp bằng kim loại như: nhôm,
đồng, thép, thép không rĩ, sắt dẽo và tấm đệm cao su ở giữa làm bằng vật liệu:
Khớp nối ba chấu được sử dụng rộng rãi trong nhiều lãnh vực cơng nghiệp như:
Hộp số, máy nén khí, quạt, máy trộn,và băng tải.
Khớp nối xích

Hình 2.10 Khớp nối xích
Khớp nối xích được cấu tạo bao gồm 2 đĩa xích, bề mặt răng được tơi cứng
và đoạn xích theo chuẩn Nhằm tăng tuổi thọ và tránh sự phân phán của mỡ, tốt nhất
nên sủ dụng vỏ bảo vệ bằng hợp kim nhôm.
Ứng dụng: Sử dụng cho hộp số, bươm, cánh khuấy, quạt, băng tải, máy nén
khí, cẩu trục.

17


Khớp nối cao su

Hình 2.11 Khớp nối cao sau

Khớp nối cao su rất linh hoạt, cho phép độ võng trục cho mỗi loại là 3° hoặc
thấp hơn trục. Độ lệch tâm cao nhất cho mỗi loại là 1% hoặc thấp hơn đường kính
bên ngồi khớp nối chịu được va đập và chống run động cao.
Cấu tạo đơn giản và dể tháo lắp
Khơng cần bơi trơi dầu cho phép bảo trì dể dàng và hiệu quả cao
Khớp nối bulông đai ốc
Khớp nối bulông đai ốc cấu tạo bao gổm 2 mặt bích và bulơng đai ốc có đệm
cao su.
Ồng lót có thể thay thế dể dàng bằng cách tháo bulông. Điều nầy cho phép
bảo trì và bảo dưỡng dễ dàng. Khử độ lêch tâm và hạn chế ồn bằng cách loại bỏ
rung động. Mặt bích làm bằng hợp kim gang hoặc thép theo yêu cầu
Ứng dụng: Bơm, quạt. máy nén khí, băng tải, cẩu trục, tời nâng, máy xây
dựng, máy trộn bê tơng, ngành thép, dệt nhm,..
Khớp lưới lị xo

Hình 2.12 Khớp nối lò so
Khớp lưới lò xo hoạt động nhờ tấm lưới thép được chèn vào 2 bên mặt bích.
Khớp lưới được sử dụng khi quá trình truyền động xoay lắc và va đập bị hạn chế.
Khớp lưới rất linh hoạt chống xoắn khi thiết bị bắt đầu khởi động
Khớp nối lò xo sẽ tự lựa trong trường hợp trục khơng song song, trục lệch gốc, rơ
dọc trục và có khả năng linh hoạt cao chống xoắn. Khớp lò xo khơng phát sinh tiến
ồn, lưới thép giữ vai trị như chốt pin an tồn. Vì vậy bảo vệ máy móc trong trường
hợp quá tải xảy ra..
Ứng dụng: Sử dụng cho hợp số, bơm, máy nghiền, quạt, băng tải, cẩu trục.

18


Khớp nối thuỷ lực
Khớp nối thuỷ lực dùng dể truyền động giữa trục bằng cách tăng và giảm

tốc. Khớp nối thuỷ lực nhằm tránh cho motor bị giảm tuổi thọ hoặc bị hư hõng
trong trường hợp thiết bị bị quá tải
Ứng dụng: Cho băng tải nghiêng, máy nghiền, cánh khuấy, Cẩu trục
Khớp nối trục cardan

Hình 2.13 Khớp nối cardan
Khớp nối cardan loại nhỏ được lắp trung gian giữa trục chủ động và trục bi
động mà không thẳng hàng trên trục cho phép truyền mômen xoắn một cách trơn
tru. Khớp nối trục cardan dạng đơn, dạng đôi, dạng bi, dạng rãnh trượt hình vng
hoặc hình lục giác với chiều dài được làm theo yêu cầu
Bảo dưỡng khớp nối
Phương pháp tháo
Tháo khớp nối trục bằng chốt: Dụng cụ để tháo: Dùng đột, búa để tháo, lực
tác dụng đúng tâm chốt, lực tác dụng vừa phải, tránh làm đầu chốt, sao cho đường
kính đột phải nhỏ hơn đường kính chốt một ít. Sau khi đóng thì lấy chốt ra.
Đối với chốt trụ: Ta có thể tác dụng lực vào bất kỳ đầu nào của chốt.
Đối với chốt cơn: Thì ta phải tác dụng lực vào đầu nhỏ của chốt côn, ở khớp
nối loại này người ta lắp 2 chốt côn ngược chiều nhau. Do vậy khi tháo xong chốt
côn thứ nhất, ta tác dụng vào chốt cơn kia theo chiều ngược lại (hình sau).

19


×