Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Các giải pháp tiết kiệm năng lượng (sách tham khảo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.99 MB, 206 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

SÁCH THAM KHẢO

CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

NGUYỄN BÁ THÀNH


LỜI NÓI ĐẦU
Năng lượng là nguồn động lực cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống của xã hội.
Ngày nay, cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, mức tiêu thụ năng lượng của con
người càng ngày càng gia tăng. Các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá, dầu khí,
v.v,.. đang dần cạn kiệt. Bên cạnh đó, việc sử dụng năng lượng truyền thống này tạo ra
khí thải điơxit cacbon, mêtan, bụi, v.v.. gây ơ nhiễm mơi trường, tạo nên hiệu ứng nhà
kính và là ngun nhân chủ yếu làm cho trái đất nóng lên.
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao, con người một mặt phải tăng cường
nghiên cứu, khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời,
năng lượng gió, năng lượng sinh khối, v.v.. đồng thời phải sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả.
Ở Việt Nam, Chính phủ đã ra Quyết định số 79/2006 QĐ-CP Chương trình mục tiêu
quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tiếp theo Thủ tướng chính phủ ký
quyết định số 1855/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; ngày 17/06/2010, Quốc hội đã ban hành luật về Quy
định sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong đề án 3 của Chương trình mục tiêu
quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì dự
án đưa giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào nhà trường với đề cương
môn học mới Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn trên và nhằm đáp ứng nhu cầu tài liệu học tập
cho sinh viên Khoa Điện – Điện tử Trường đại học Thủ Dầu Một, chúng tôi biên soạn
cuốn sách: “Các Giải Pháp Tiết Kiệm Năng Lượng”.


Để thực hiện sách này, tác giả dựa vào các nguồn tài liệu chính: Hướng dẫn sử dụng
năng lượng hiệu quả trong các ngành công nghiệp Châu Á - Chương trình Mơi trường
Liên Hiệp Quốc UNEP, Tài liệu đào tạo người quản lý năng lượng – Bộ Công Thương và
các tài liệu của Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP.HCM – EEC-HCM. Tác giả xin chân
thành cảm ơn các tổ chức, cơ quan này đã phổ biến các tài liệu hữu ích cho cộng động và
chính tác giả thu được nhiều lợi ích qua việc học các tài liệu quý giá này.
Quyển sách này có 11 chương, các chương từ 1 đến 6 do ThS. Nguyễn Bá Thành
biên soạn, phần còn lại do ThS Nguyễn Phương Trà đảm trách.
Thực ra, tác giả đã hết sức cố gắng nhưng cũng không sao tránh khỏi những sai sót,
kính mong nhận được sự bổ khuyết, góp ý từ q thầy/cơ, các anh/chị sinh viên để những
lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn.
Mọi đóng góp ý kiến xin liên hệ: ThS. Nguyễn Bá Thành, Khoa Điện – Điện Tử,
Trường Đại học Thủ Dầu Một, Số 06 Trần Văn Ơn, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Email:
Tác giả
1


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU

1

MỤC LỤC

2

Chương 1: Tổng quan về tiết kiệm năng lượng (TKNL)


5

1.1 Thực trạng nguồn năng lượng hiện nay

5

1.2 Kiểm tốn năng lượng

17

1.3 Lợi ích của TKNL

19

1.4 Giới thiệu Hệ thống quản lý năng lượng

19

Chương 2: Xây dựng và triển khai Hệ thống quản lý năng lượng

25

2.1 Đánh giá thực trạng quản lý năng lượng cho doanh nghiệp

25

2.2 Thiết kế Hệ thống quản lý năng lượng

30


2.3 Xem xét năng lượng

33

2.4 Xác định đường cơ sở năng lượng và các chỉ số hiệu suất năng lượng

37

2.5 Xây dựng mục tiêu và kế hoạch thực hiện

41

2.6 Đánh giá, lựa chọn giải pháp tiết kiệm năng lượng và đánh giá hiệu quả

43

2.7 Tạo động lực, đào tạo và tuyên truyền tiết kiệm năng lượng

45

2.8 Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý năng lượng

47

2.9 Dịch vụ tiết kiệm năng lượng và nguồn tài chính

48

Chương 3: Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống điện


52

3.1 Giới thiệu chung

52

3.2 Hệ thống điện và quản lý nhu cầu phụ tải điện

54

3.3 Sóng hài và chế độ làm việc không đối xứng

62

3.4 Bù công suất phản kháng

67

3.5 Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện với máy biến áp

74

Chương 4: Các giải pháp tiết kiệm năng lượng đối với động cơ

78

2


4.1 Giới thiệu về động cơ điện


78

4.2 Nguyên lý hoạt động của động cơ không đồng bộ

80

4.3 Đánh giá động cơ điện

80

4.4 Các giải pháp tiết kiệm điện năng trong sử dụng động cơ

83

Chương 5: Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống chiếu sáng

98

5.1 Yêu cầu chung của hệ thống chiếu sáng

98

5.2 Giới thiệu các loại đèn thường dùng

107

5.3 Các loại chấn lưu

109


5.4 Lựa chọn thiết bị chiếu sáng

111

5.5 Các giải pháp nâng cao hiệu quả chiếu sáng

114

Chương 6: Giới thiệu chung về kỹ thuật lạnh và điều hịa khơng khí

118

6.1 Giới thiệu chung

118

6.2 Các dạng điều hịa khơng khí và làm lạnh

120

6.3 Các thơng số cơ bản về hiệu quả năng lượng trong kỹ thuật lạnh và điều hịa khơng
khí
129
Chương 7: Giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống lạnh

138

7.1 Khái niệm và phân loại kho lạnh


138

7.2 Phân loại các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống lạnh

140

7.3 Giải pháp tiết kiệm năng lượng cho tủ lạnh

140

7.4 Giải pháp tiết kiệm năng lượng cho kho lạnh

142

Chương 8: Giải pháp tiết kiệm năng lượng hệ thống điều hịa khơng khí

144

8.1 Khái niệm và phân loại điều hịa khơng khí

144

8.2 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống điều hịa khơng khí

155

Chương 9: Giải pháp tiết kiệm năng lượng hệ thống lò hơi

158


9.1 Giới thiệu và phân loại lò hơi

158

9.2 Đánh giá lò hơi

164

9.3 Các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả cho lò hơi

166

3


Chương 10: Giải pháp tiết kiệm năng lượng hệ thống bơm, quạt

174

10.1 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống quạt

174

10.2 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống bơm

184

Chương 11: Giải pháp tiết kiệm năng lượng hệ thống khí nén

189


11.1 Giới thiệu

189

11.2 Các loại máy nén

191

11.3 Đánh giá máy nén và hệ thống khí nén

192

11.4 Đánh giá mức tổn thất phân phối trong hệ thống khí nén

194

11.5 Các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả cho hệ thống khí nén

196

TÀI LIỆU THAM KHẢO

205

4


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

Năng lượng là một trong những phần cơ bản của địa cầu giúp cho nhân loại sống
và tồn tại. Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết tận dụng những điều diệu kỳ từ năng
lượng để duy trì cuộc sống thường nhật. Họ sử dụng lửa (nhiệt năng) từ củi để nấu ăn,
sưởi ấm, và xua đuổi thú dữ trong rừng. Năng lượng mặt trời tạo ánh sáng, làm khô
quần áo, giúp cây cối phát triển, v.v.. Thực vật lại là thức ăn hàng ngày của một số loài
thú. Và năng lượng trong cây trở thành năng lượng của động vật. Cứ như thế, năng
lượng được truyền từ mắt xích này sang mắt xích khác thơng qua chuỗi thức ăn. Cơ
thể con người chuyển năng lượng từ thức ăn thành năng lượng của cơ thể để thực hiện
những họat động hàng ngày. Tóm lại, mọi hoạt động diễn ra chung quanh chúng ta
chính là sự nối kết năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
Vậy năng lượng là gì? Câu trả lời là “năng lượng tạo ra những biến đổi” hay là
“năng lượng là khả năng sinh ra công của một dạng vật chất trong tự nhiên”.
Ngày nay, xã hội phát triển tạo ra một nhu cầu nguồn năng lượng rất lớn cho các
hoạt động và sản xuất. Một quốc gia không đủ các nguồn năng lượng sẽ là cản trở lớn
đối với nền phát triển công nghiệp và kinh tế của chính nước đó. Năng lượng có vai trị
then chốt trong sự phát triển của xã hội loài người như vậy, tuy nhiên, việc thiếu hụt
năng lượng vẫn xảy ra, vẫn là hiện tượng phổ biến ở khắp các nơi trên thế giới. Trong
q trình đi tìm giải pháp để có thể cung ứng năng lượng một cách tốt nhất cho nhu
cầu phát triển xã hội thì có nhiều cách tiếp cận khác nhau, tùy theo bước phát triển tư
duy của cả phía nhà cung cấp cũng như nhà sử dụng năng lượng.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm là giải pháp mà tất cả các quốc gia trong thời đại
ngày nay lựa chọn. Tiết kiệm năng lượng (Energy savings), bảo tồn năng lượng
(Energy conservation) hay hiệu quả năng lượng (Energy efficiency) là những thuật
ngữ thường gặp trong các tài liệu hiện nay, tuy cách gọi có khác nhau nhưng cùng
chung một ý nghĩa là sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
1.1

Thực trạng nguồn năng lượng hiện nay

1.1.1 Tổng quan về sử dụng năng lượng thế giới

Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những nước đang phát
triển, việc đầu tiên phải làm là tìm cách cân bằng năng lượng. Những kế hoạch đầu tư
phát triển hệ thống cung cấp năng lượng được ưu tiên, năng lượng phải được “đi trước
một bước”, dẫn đến tỷ lệ so sánh giữa mức tăng trưởng cung cấp năng lượng so với
mức tăng trưởng thu nhập kinh tế quốc dân (GDP), hệ số đàn hồi năng lượng, luôn
luôn lớn hơn 1 hay thậm chí có thể bằng 2.

5


Theo tính tốn của các nhà khoa học, ngày nay nhìn chung tồn cầu mới chỉ có
khoảng 37% tổng mức cung cấp năng lượng sơ cấp được chuyển hóa thành năng lượng
hữu ích, 2/3 năng lượng bị mất mát trong q trình chuyển hóa, sử dụng. Khoảng 12 tỷ
toe (tấn dầu tương đương) năng lượng sơ cấp được khai thác vào năm 2010 (hình 1.1),
cung cấp cho thế giới khoảng 9 tỷ toe năng lượng tinh sơ cấp, trong đó chỉ có 4,5 tỷ
(37%) trở thành năng lượng hữu ích sau q trình chuyển hóa ở các thiết bị sử dụng
năng lượng cuối cùng. Như vậy, khoảng 7,5 tỷ toe (tương đương 314*1012 GJ) bị mất
đi hàng năm dưới dạng nhiệt năng ở nhiệt độ thấp và trung bình.
Nếu như tốc độ kinh tế toàn cầu sớm hồi phục và giữ mức 2,7%/năm, tốc độ tăng
trưởng nhu cầu năng lượng trung bình sẽ tăng 1,7-1,9%/năm. Điều đó có nghĩa là vào
năm 2020, nhu cầu năng lượng sẽ tăng so với những năm cuối thế kỷ 20 là từ 45-51%
( World Energy Assessment – IEA 2001).
Với mức độ khai thác như hiện nay, các nguồn năng lượng hóa thạch có khả năng
sẽ cạn kiệt trong khoảng 100 năm tới, trong đó nguồn dầu chỉ cịn dùng trong 40 năm,
khí đốt cịn khoảng 60 năm (bảng 1.1).
Bảng 1.1 Tình hình khai thác năng lượng hóa thạch trên thế giới
Dầu

Khí tự
nhiên


Than
đá

Trữ lượng đã
chứng minh (R)

1.258 tỷ
thùng

185.02
0 tỷ m3

826 tỷ
tấn

Khai thác
hàng năm (P)

29,9 tỷ
thùng

3,070
tỷ m3

7,08 tỷ
tấn

44.000
tấn


Thời gian còn
khai thác được
(R/P)

41,4
năm

60,3
năm

117
năm

132
năm

Uraniu
m
5,47
triệu tấn

(Nguồn: BP Statistics- 2009; ECCJ – Energy Conservation Handbook 2009)
Tiêu thụ năng lượng đóng góp từ 25-30% tổng phát thải khí CO2 trong hoạt động
liên quan đến năng lượng nói chung, chiếm 19-22% tổng phát thải CO2 do hoạt động
của con người và 10-12% góp vào tổng lượng khí nhà kính làm biến đổi khí hậu của
trái đất. Người ta hy vọng khoảng 15 năm tới, hiệu suất năng lượng có thể tăng thêm
25-35% ở các nước phát triển và 40% ở các nước đang phát triển (World Energy
Assessment 2001).


6


Hình 1.1 Tổng cung cấp năng lượng tồn cầu (triệu tấn dầu tương đương) 1971 –
2020

7


Hình 1.2 Mức tăng nhu cầu năng lượng của thế giới
Nguồn: Japan Energy Conservation Handbook 2011
1.1.2 Chiến lược chung về phát triển năng lượng của thế giới
Hiệu suất năng lượng đang là một trong những chỉ tiêu dẫn đường cho sự phát
triển bền vững trên phạm vi toàn cầu. Việc sử dụng ít vật liệu hơn trong sản xuất và tái
sinh vật liệu cũng là một trong những giải pháp làm giảm cường độ năng lượng trong
công nghiệp. Sử dụng năng lượng với hiệu suất cao là phần không thể tách rời của
chiến lược hài hòa giữa phát triển kinh tế, đảm bào an ninh năng lượng và bảo vệ mơi
trường – chiến lược hài hịa 3E.
Những lợi ích do hiệu suất năng lượng đem lại cho xã hội, cho môi trường, cho
hiệu quả kinh tế đạt được phụ thuộc vào mức độ cơng nghiệp hóa, tự động hóa, điện
khí hóa, nguồn lực con người và chính sách năng lượng của mỗi nước. Tuy vậy, việc
hiện thực hóa các chính sách có thể bị chậm lại bởi từng phân ngành, bởi công nghệ,
bởi nhiều cản trở, bởi các thủ tục hành chính, bởi sự khơng đồng bộ luật pháp, cả việc
nhận thức chưa đầy đủ của xã hội, của người đứng đầu các tổ chức có lợi ích trực tiếp
phải có trách nhiệm thực hiện. Các chính phủ cũng như các cơng ty cần tìm kiếm các
biện pháp đổi mới nhằm hạn chế những trở ngại đó để sử dụng năng lượng có hiệu
quả.

8



So sánh tổng mức sử dụng năng lượng giữa các nhóm nước trên thế giới cho
thấy, các nước đang phát triển ngày càng chiếm tỉ trọng sử dụng năng lượng lớn hơn,
tốc độ sử dụng năng lượng nhanh hơn. Trong đó các nước thuộc nhóm OECD có mức
tăng trưởng chậm hơn và càng ngày càng chiếm tỉ trọng nhỏ hơn trong tổng mức sử
dụng năng lượng tồn cầu (hình 1.3).
600

800

0

400

200

Hình 1.3 Tổng mức tiêu thụ năng lượng thế giới 1990-2040 (quadrillion Btu)
(IEA)
Những thay đổi trong cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển cũng như các
nước phát triển, chuyển sang phương thức sản xuất và tiêu thụ năng lượng với cường
độ thấp hơn sẽ góp phần làm chậm lại mức gia tăng nhu cầu năng lượng tính trên đầu
người mỗi nước. Điều này thấy rõ trong xu hướng chuyển dịch ở các nước thuộc khối
OECD từ sau năm 2000, trong khi các nước ngoài khối OECD nhu cầu tiêu thụ năng
lượng trên đầu người tiếp tục tăng mạnh. Tuy vậy, do mức nhu cầu tiêu thụ năng
lượng trên đầu người ở khối này còn thấp, mức tăng mạnh ở ngồi khối OECD khơng
làm tăng đột biến mức cung cấp năng lượng đầu người trên tồn cầu (Hình 1.4).

9



5

4

3

2

1

0

Hình 1.4 Tổng cung năng lượng tính theo đầu người năm 2009 (đơn vị: tấn dầu)
(Tonnes of oil equivalent (toe) per apita, 2009 )
Một mục tiêu quan trọng của việc phân tích năng lượng trong khung cảnh phát
triển bền vững là đi tìm những cách thức nhằm giảm bớt tổng năng lượng được sử
dụng cho một dịch vụ hay đưa lại một giá trị kinh tế tăng thêm, và trong một chừng
mực nào đó làm giảm mức phát thải ơ nhiễm mơi trường. Do những khác biệt rất lớn
về trình độ công nghệ ở các khu vực khác nhau trên thế giới, tiềm năng về hiệu quả
kinh tế do nâng cao hiệu suất năng lượng ở mỗi nước rất khác nhau. Mặc dầu vậy,
nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng vẫn là lựa chọn chủ yếu để đạt được sự phát
triển bền vững trên phạm vi toàn cầu trong thế kỷ 21.
Hiệu suất trong cung cấp năng lượng (khai thác, chế biến, vận chuyển và phân
phối năng lượng) đã được chú ý trong đầu tư, nghiên cứu và phát triển trong những
năm đầu thế kỷ 20. Trong khi đó, hiệu suất sử dụng năng lượng cuối cùng (trong công
nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, giao thông, sinh hoạt, v.v..) chỉ mới được chú trọng từ
giữa những năm 70 của thế kỷ trước. Sử dụng năng lượng cuối cùng một cách có hiệu
quả đã được chứng minh là biện pháp rẻ hơn rất nhiều trong nhiều trường hợp, chi phí
bỏ ra để tiết kiệm 1kWh điện hay nhiệt năng của nhiên liệu sẽ ít hơn nhiều so với chi
phí để sản xuất thêm 1kWh trong các nhà máy điện, mặc dù điều đó có nghĩa chung là

cung cấp thêm cho lưới điện quốc gia đó 1kwh. Các nhà khoa học tính tốn chi phí để

10


tiết kiệm 1 kWh điện rẻ hơn nhiều so với số tiền bỏ ra để sản xuất ra nó. Chương trình
quản lý nhu cầu điện của các nước cho thấy: nếu có thêm 1 kWh điện nhờ tiết kiệm do
nâng cao hiệu suất sử dụng chỉ phải đầu tư 2 cent, trong khi để sản xuất ra nó, cần tiêu
tốn trung bình từ 4-6 cent.
1.1.3 Chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam
1. Quan điểm phát triển
a) Phát triển năng lượng phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước và đảm bảo đi trước một bước với tốc độ cao, bền vững, đồng bộ, đi đơi
với đa dạng hóa các nguồn năng lượng và công nghệ tiết kiệm năng lượng là nhiệm vụ
trọng tâm trong suốt thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b) Phát triển năng lượng quốc gia phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, sử
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước kết hợp với việc khai thác, sử dụng tài
nguyên nước ngoài một cách hợp lý, thiết lập an ninh năng lượng quốc gia trong điều
kiện mở, thực hiện liên kết hiệu quả trong khu vực và toàn cầu, gắn với giữ vững an
ninh quốc gia và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ.
c) Từng bước hình thành thị trường năng lượng, đa dạng hóa sở hữu và phương
thức kinh doanh, hướng tới thỏa mãn tốt nhất lợi ích người tiêu dùng. Thúc đẩy nhanh
việc xóa bao cấp, xóa độc quyền, tiến đến xóa bỏ hồn tồn việc thực hiện chính sách
xã hội thông qua giá năng lượng.
d) Phát triển đồng bộ và hợp lý hệ thống năng lượng: điện, dầu khí, than, năng
lượng mới và tái tạo, trong đó quan tâm phát triển năng lượng sạch, ưu tiên phát triển
năng lượng mới và tái tạo. Phân bố hợp lý hệ thống năng lượng theo vùng, lãnh thổ;
cân đối từ khâu thăm dò, khai thác, chế biến; phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ và
tái chế.
đ) Ứng dụng các thành tựu của kinh tế tri thức để nâng cao hiệu suất, hiệu quả

kinh doanh năng lượng. Coi trọng đầu tư cho tiết kiệm năng lượng, giảm tỷ lệ tổn thất.
e) Phát triển năng lượng gắn chặt với giữ gìn mơi trường sinh thái, bảo đảm thực
hiện phát triển năng lượng bền vững.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng, mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 là: bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp
phần bảo đảm giữ vững an ninh, quốc phòng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ
của đất nước; cung cấp đầy đủ năng lượng với chất lượng cao cho phát triển kinh tế xã hội; khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong

11


nước; đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, hình
thành và phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh; đẩy mạnh phát triển
nguồn năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học, điện hạt nhân để đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững ngành năng lượng đi đôi với bảo vệ môi trường.
b) Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội: trong đó năng lượng sơ cấp năm 2010 khoảng 47,5 - 49,5 triệu TOE (tấn dầu quy
đổi), đến năm 2020 đạt khoảng 100 - 110 triệu TOE, đến năm 2025 khoảng 110 - 120
triệu TOE và đến năm 2050 khoảng 310 - 320 triệu TOE.
- Nâng cao độ chính xác trong việc đánh giá trữ lượng các nguồn năng lượng sơ
cấp (than, dầu khí, thủy điện và u-ra-ni-um). Mở rộng hợp tác với các nước trong khu
vực và thế giới trong việc tìm kiếm, thăm dị, khai thác than, dầu khí và các dạng năng
lượng khác ở nước ngoài bổ sung nguồn năng lượng thiếu hụt trong nước.
- Phát triển nguồn, lưới điện, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển
kinh tế - xã hội, đến năm 2010 độ tin cậy cung cấp của nguồn điện là 99,7%; lưới điện
bảo đảm tiêu chuẩn n-1.

- Phát triển các nhà máy lọc dầu, từng bước đáp ứng đủ nhu cầu về các sản phẩm
dầu trong nước, đưa tổng công suất các nhà máy lọc dầu lên khoảng 25 đến 30 triệu
tấn dầu thô vào năm 2020.
- Bảo đảm mức dự trữ chiến lược xăng dầu quốc gia đạt 45 ngày tiêu thụ bình
quân vào năm 2010, đạt 60 ngày vào năm 2020 và đạt 90 ngày vào năm 2025.
- Phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng
năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010; khoảng 5% vào năm 2020, và khoảng
11% vào năm 2050.
- Hồn thành chương trình năng lượng nơng thơn, miền núi. Đưa số hộ nông thôn
sử dụng năng lượng thương mại để đun nấu lên 50% vào năm 2010 và 80% vào năm
2020. Đến năm 2010 đạt 95% số hộ dân nơng thơn có điện, đến năm 2020 hầu hết số
hộ dân nơng thơn có điện.
- Xây dựng các mục tiêu, tiêu chuẩn dài hạn về môi trường theo hướng thống
nhất với tiêu chuẩn môi trường khu vực và thế giới, phù hợp với điều kiện kinh tế của
đất nước. Kiểm sốt và giảm nhẹ ơ nhiễm mơi trường trong các hoạt động năng lượng;
đến năm 2015 tất cả các công trình năng lượng phải đáp ứng tiêu chuẩn về mơi trường.
- Chuyển mạnh các ngành điện, than, dầu khí sang hoạt động theo cơ chế thị
trường cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước. Hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh
tranh giai đoạn sau năm 2022; hình thành thị trường kinh doanh than, dầu khí trong
giai đoạn từ nay đến năm 2015.

12


- Tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết và đồng bộ để đưa tổ máy điện hạt
nhân đầu tiên vận hành vào năm 2020, sau đó tăng nhanh tỷ trọng điện hạt nhân trong
cơ cấu năng lượng quốc gia. Đến năm 2050, năng lượng điện hạt nhân chiếm khoảng
15 - 20% tổng tiêu thụ năng lượng thương mại toàn quốc.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng. Phấn đấu từ năm 2010 2015, thực hiện liên kết lưới điện khu vực (bằng cấp điện áp đến 500 kV), từ năm
2015 - 2020, thực hiện liên kết hệ thống khí thiên nhiên khu vực.

3. Định hướng phát triển
a) Định hướng phát triển ngành điện
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ưu
tiên xây dựng các nhà máy thủy điện một cách hợp lý, đồng thời phát triển các nhà
máy nhiệt điện sử dụng than và khí thiên nhiên. Khuyến khích phát triển nguồn điện
sử dụng năng lượng mới, tái tạo.
- Định hướng phát triển ngành điện theo hướng đa dạng hóa sở hữu. Tập đồn
Điện lực Việt Nam (EVN) chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển nguồn điện và
hệ thống truyền tải của quốc gia. Công bố công khai danh mục các dự án đầu tư
khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực phát
điện và phân phối điện.
- Đa dạng các hình thức đầu tư trong phát triển nguồn và lưới phân phối.
- Tiếp tục thí điểm và từng bước mở rộng việc cổ phần hóa các nhà máy điện, các
đơn vị phân phối điện.
- Tách hoạt động cơng ích khỏi hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện trợ giá
cho các hoạt động điện lực tại các vùng sâu, vùng xa.
- Mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế.
- Từng bước hình thành và phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam.
- Nghiên cứu phát triển nhà máy điện hạt nhân.
- Đảm bảo phát triển bền vững, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường.
b) Định hướng phát triển ngành than
- Đẩy mạnh cơng tác thăm dị đánh giá trữ lượng than tại vùng than Quảng Ninh.
- Khuyến khích các địa phương có các điểm than đầu tư thăm dị, để khai thác
phục vụ cho nhu cầu tại chỗ.
- Tranh thủ các nguồn vốn để thăm dò đánh giá trữ lượng và nghiên cứu khả năng
khai thác vùng than đồng bằng sông Hồng.

13



- Phát triển ngành Than ổn định, bền vững, đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế
quốc dân; bảo đảm thị trường tiêu dùng than trong nước ổn định, dành một phần hợp
lý xuất khẩu.
- Phát triển ngành Than phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, quốc
phịng, an ninh và bảo vệ mơi trường sinh thái.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư khai thác, sàng tuyển và
phân phối than. Xây dựng lộ trình cổ phần hóa các cơng ty sản xuất than, tiến tới hình
thành thị trường than.
c) Định hướng phát triển ngành dầu khí
- Phân định rõ giữa chức năng quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh
của các cơ quan quản lý và sản xuất kinh doanh trong ngành Dầu khí. Tập trung chức
năng quản lý nhà nước về dầu khí vào một đầu mối.
- Xây dựng cơ sở pháp lý cho các hoạt động của ngành Dầu khí, đặc biệt quan
tâm đến các hoạt động trung nguồn và hạ nguồn, trong đó có các nhiệm vụ quan trọng
của quản lý kinh tế và kỹ thuật trong ngành khí thiên nhiên như: cấp phép vận chuyển
và phân phối khí, phê duyệt giá khí, phí vận chuyển, phân phối khí, các quy định về
các tiêu chuẩn kỹ thuật…
- Khuyến khích và đẩy nhanh cơng tác tìm kiếm thăm dị dầu khí; xây dựng một
hệ thống tổ chức rõ ràng và hiệu quả để giám sát hợp đồng và xét trao thầu các lơ thăm
dị; định kỳ xem xét, điều chỉnh các điều khoản về tài chính để việc đầu tư thăm dị,
phát triển dầu khí ở Việt Nam cạnh tranh được với các nước khác.
- Ưu tiên phát triển, khai thác và sử dụng khí thiên nhiên. Khuyến khích và ưu đãi
cho các nhà đầu tư thăm dị và khai thác các mỏ khí, đặc biệt là các mỏ khí có trữ
lượng giới hạn biên. Đa dạng hóa hình thức đầu tư, liên doanh xây dựng nhà máy điện
chạy khí để bán điện cho lưới điện quốc gia.
- Có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi sử dụng cơng nghệ cao
để khai thác các mỏ dầu, khí có trữ lượng giới hạn biên.
- Chính sách trong lĩnh vực chế biến dầu khí:
+ Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi tham gia liên doanh góp vốn xây
dựng các nhà máy lọc, hóa dầu, được tham gia thị trường phân phối sản phẩm với thị

phần nhất định.
+ Thu hút các công ty kinh doanh sản phẩm dầu khí tham gia liên doanh phát
triển các nhà máy lọc dầu để gắn sản xuất với tiêu thụ, điều hòa lợi nhuận giữa sản
xuất và kinh doanh.
- Nhà nước khuyến khích và bảo hộ cho các hoạt động tìm kiếm, thăm dị và khai
thác dầu khí ở nước ngồi của các doanh nghiệp Việt Nam.
d) Định hướng phát triển năng lượng mới và tái tạo

14


- Về điều tra quy hoạch: các dạng năng lượng mới và tái tạo chưa được đánh giá
đầy đủ, bởi vậy cần có kế hoạch và đầu tư thích đáng cho điều tra bổ sung các số liệu,
tiến tới quy hoạch, phân vùng các dạng năng lượng này để có kế hoạch đầu tư, khai
thác hợp lý. Lập các tổ chức chuyên trách, thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau
để điều tra, xây dựng quy hoạch, kế hoạch. Thực hiện tuyên truyền, tổ chức nghiên
cứu, chế thử và triển khai rộng khắp trên toàn lãnh thổ.
- Tăng cường tuyên truyền sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo để cấp
cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xây dựng cơ chế quản lý để
duy trì và phát triển các nguồn điện ở những khu vực này.
- Lồng ghép sử dụng năng lượng mới và tái tạo vào chương trình tiết kiệm năng
lượng và các chương trình mục tiêu quốc gia khác như chương trình điện khí hóa nơng
thơn, trồng rừng, xóa đói giảm nghèo, nước sạch, VAC…
- Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các cơ sở thích hợp để sản xuất, lắp
ráp, sửa chữa các loại thiết bị năng lượng mới như đun nước nóng, thủy điện nhỏ,
động cơ gió, hầm khí sinh vật… ở những nơi có điều kiện. Hợp tác mua công nghệ của
các nước đã phát triển để lắp ráp các thiết bị công nghệ cao như pin mặt trời, điện
gió… từng bước làm phù hợp và tiến tới lắp ráp, chế tạo trong nước.
- Hỗ trợ đầu tư cho các chương trình điều tra, nghiên cứu, chế tạo thử, xây dựng
các điểm điển hình sử dụng năng lượng mới và tái tạo; ưu đãi thuế nhập thiết bị, công

nghệ mới, thuế sản xuất, lưu thông các thiết bị; bảo hộ quyền tác giả cho các phát
minh, cải tiến kỹ thuật có giá trị.
- Cho phép các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phối hợp đầu tư khai
thác nguồn năng lượng mới và tái tạo trên cơ sở đơi bên cùng có lợi.
4. Các chính sách
a) Chính sách bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia
Ưu tiên thực hiện chính sách bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo hướng
phát triển đồng bộ các nguồn năng lượng; khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn
năng lượng trong nước; giảm bớt phụ thuộc vào các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu; xuất
nhập khẩu than hợp lý (trước mắt giảm lượng than xuất khẩu hàng năm); liên kết hệ
thống năng lượng trong khu vực; mở rộng kho dự trữ xăng dầu; kết hợp an ninh năng
lượng với bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
b) Chính sách giá năng lượng
Chính sách giá năng lượng được coi là một trong những chính sách đột phá;
nhanh chóng xóa bỏ độc quyền, bao cấp trong cả sản xuất và tiêu dùng năng lượng.
Giá năng lượng cần được xác định phù hợp với cơ chế thị trường; Nhà nước điều tiết
giá năng lượng thơng qua chính sách thuế và các cơng cụ quản lý khác.
c) Chính sách đầu tư cho phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo, năng
lượng sinh học, điện hạt nhân.

15


Ưu tiên phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học, điện
hạt nhân. Khuyến khích đầu tư ra nước ngồi để tìm kiếm nguồn năng lượng; có chính
sách bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển năng
lượng.
d) Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cần xác định
những yêu cầu cụ thể về tiết kiệm đối với các ngành sử dụng nhiều năng lượng;

khuyến khích việc ứng dụng thiết bị, cơng nghệ mới tiết kiệm năng lượng.
đ) Chính sách bảo vệ mơi trường
Chính sách bảo vệ môi trường nhằm thực hiện việc đảm bảo việc khai thác và sử
dụng năng lượng với việc quản lý tốt môi trường; áp dụng các tiêu chuẩn môi trường
tiên tiến hợp lý.
5. Các giải pháp thực hiện
a) Giải pháp về đầu tư phát triển
- Hoàn thiện tổ chức và quản lý các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Cơng nghiệp
Than và Khống sản Việt Nam, Dầu khí Việt Nam theo hướng Tập đồn cơng nghiệp thương mại - tài chính, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế, giữ vai trò chủ đạo
trong việc đầu tư phát triển năng lượng.
- Xem xét mở rộng việc thăm dò, khai thác năng lượng sơ cấp ở vùng biển đảo
xa, vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam với một số nước trong khu vực.
- Đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng; ưu tiên hợp tác
với các nước láng giềng (Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc); sử dụng có hiệu quả các
nguồn năng lượng khai thác từ nước ngồi.
- Cơng khai danh mục các dự án đầu tư; khuyến khích các thành phần kinh tế
trong và ngồi nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng.
b) Giải pháp về cơ chế tài chính
- Tăng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các dự án năng lượng nơng
thơn, miền núi, hải đảo để góp phần phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo cho các
khu vực này; xem xét thành lập quỹ phát triển năng lượng để hỗ trợ đầu tư cho phát
triển năng lượng mới và tái tạo, thực hiện các dự án cơng ích.
- Ưu tiên bố trí nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, nguồn vốn
ODA và các nguồn vốn vay song phương khác của nước ngồi cho các dự án năng
lượng như: tìm kiếm thăm dò, phát triển nguồn năng lượng mới tái tạo, năng lượng
sinh học,…
c) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

16



- Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý,
kỹ thuật và cơng nghệ lành nghề; đào tạo bổ sung, đón đầu cho những ngành còn
thiếu, còn yếu, nhất là các ngành năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học, lọc
hóa dầu, điện hạt nhân.
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới, nhất
là trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dị dầu khí, than; sắp xếp lại các cơ sở nghiên cứu
khoa học - công nghệ, đào tạo theo hướng vừa tập trung, vừa chuyên sâu; phát triển
đồng bộ tiềm lực khoa học - công nghệ, ứng dụng và cải tiến công nghệ nước ngồi,
tiến tới sáng tạo cơng nghệ mới trong ngành năng lượng của Việt Nam.
- Đẩy mạnh việc triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng; tăng cường phối
hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong việc vận
động quần chúng triệt để tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng và bảo
vệ môi trường.
d) Giải pháp về cơ chế tổ chức
- Thực hiện tái cơ cấu ngành năng lượng để từng bước hình thành thị trường năng
lượng cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở đảm bảo ổn định chính trị - xã hội.
- Ban hành mới đi đơi với sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật
hiện hành để các doanh nghiệp năng lượng chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị
trường; xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp.
1.2

Kiểm toán năng lượng

Kiểm toán năng lượng là một trong những nhiệm vụ đầu tiên để hoàn thành
chương trình kiểm sốt sử dụng năng lượng hiệu quả. Kiểm tốn năng lượng bao gồm
các cơng việc như: khảo sát xem các thiết bị sử dụng năng lượng như thế nào và các
khoản chi phí cho việc sử dụng năng lượng, đồng thời đưa ra một chương trình nhằm
thay đổi phương thức vận hành, cải tạo hoặc thay thế thiết bị tiêu thụ năng lượng hiện
tại và các bộ phận liên quan đến hoạt động tiêu thụ năng lượng.

Thông qua kiểm tốn năng lượng, các doanh nghiệp có được những giải pháp tiết
kiệm năng lượng tối ưu. Có các định nghĩa như sau về kiểm toán năng lượng:
Định nghĩa 1: Kiểm tốn năng lượng là một q trình đánh giá, xem xét một nhà
máy hay một tòa nhà sử dụng năng lượng như thế nào và tìm ra cơ hội để giảm mức độ
tiêu thụ năng lượng.
Định nghĩa 2: Kiểm toán năng lượng là một hoạt động nhằm xác định một hộ tiêu
thụ sử dụng năng lượng ở đâu, với số lượng bao nhiêu và xác định cơ hội tiết kiệm
năng lượng.
Định nghĩa 3: Kiểm toán năng lượng là quá trình khảo sát, phân tích và đánh giá
thực trạng các hoạt động tiêu thụ năng lượng nhằm xác định mức tiêu thụ năng lượng
của đơn vị kinh doanh, các nhà máy sản xuất hay hộ gia đình, đồng thời tìm ra lĩnh

17


vực sử dụng năng lượng lãng phí, đưa ra cơ hội bảo tồn năng lượng và biện pháp mang
lại tiết kiệm năng lượng.
Kiểm toán năng lượng được phân loại theo mức độ phức tạp, mức độ yêu cầu chi
phí thực hiện kiểm tốn năng lượng. Có 3 mức độ kiểm toán năng lượng cơ bản và
được sắp xếp theo thứ tự mức độ phức tạp tăng dần. Đó là:
Mức 1: Kiểm toán năng lượng sơ bộ
Kiểm toán năng lượng sơ bộ là việc quan sát và kiểm tra bằng mắt đối với từng
hệ thống tiêu thụ năng lượng. Bao gồm cả việc đánh giá các dữ liệu về tiêu thụ năng
lượng để phân tích số lượng và mơ hình sử dụng năng lượng cũng như so sánh với các
giá trị trung bình hoặc tiêu chuẩn của các thiết bị tương tự.
Chi phí để thực hiện kiểm tốn năng lượng theo mức độ này là thấp nhất, nhưng
có thể đánh giá sơ bộ về tiềm năng tiết kiệm và đưa ra danh sách các cơ hội tiết kiệm
chi phí thấp nhờ thay đổi thói quen vận hành và bảo dưỡng. Kiểm tốn này cũng là cơ
hội để lựa chọn thơng tin cho các kiểm toán chi tiết sau này.
Mức 2: Kiểm toán năng lượng chi tiết

Kiểm toán năng lượng chi tiết là việc xác định lượng năng lượng dử dụng và tổn
thất thơng qua quan sát và phân tích các thiết bị, các hệ thống và đặc điểm vận hành
một cách chi tiết hơn. Khi phân tích bao gồm cả việc đo đạc và thí nghiệm để xác định
số lượng năng lượng sử dụng và hiệu suất của các hệ thống khác nhau. Sử dụng các
phương pháp tính tốn khoa học chuẩn để phân tích hiệu suất và tính tốn tiết kiệm
năng lượng cũng như chi phí thơng qua việc cải tiến và thay đổi từng hệ thống. Ngồi
ra cịn phải phân tích kinh tế các giải pháp thực hiện cơ hội bảo tồn năng lượng kiến
nghị.
Chi phí và thời gian thực hiện kiểm toán chi tiết khá lớn hơn nhiều so với kiểm
toán sơ bộ, nhưng những giải pháp tiết kiệm năng lượng đưa ra trong kiểm toán chi tiết
sẽ đầy đủ và mức độ chuẩn xác cao hơn.
Mức độ 3: Mơ phỏng trên máy tính
Mức kiểm tốn này sẽ trình bày chi tiết hơn về sử dụng năng lượng theo hàm số
và đánh giá các mơ hình sử dụng năng lượng tồn diện hơn nhờ phần mềm mơ phỏng
trên máy tính. Kiểm tốn viên sẽ phát triển phần mềm máy tính ứng với các hệ thống
trong tịa nhà, trong xí nghiệp, v.v.. và từ đó sẽ đưa ra thơng số về thời tiết, các thông
số khác và dự báo năng lượng sử dụng trong năm.
Mục đích của kiểm tốn viên là xây dựng một cơ sở dữ liệu để so sánh với tiêu
thụ năng lượng hàng năm của đơn vị. Sau đó, dựa vào cơ sở dữ liệu này, kiểm toán

18


viên sẽ đưa ra những thay đổi nhằm cải thiện hiệu suất của các hệ thống khác nhau và
đánh giá các tác động. Phương pháp này cũng tính tốn mức độ ảnh hưởng giữa các hệ
thống nhằm hạn chế đánh giá cao các tiết kiệm.
Do thời gian có liên quan đến việc lựa chọn thông tin chi tiết về thiết bị, số liệu
vận hành và điều chỉnh mơ hình máy tính về mức độ chính xác, nên đây là mức độ
kiểm tốn tốn nhiều thời gian và chi phí nhất nhưng hiệu quả mang lại mang tính lâu
dài. Mặc dầu vậy, trong điều kiện hiện nay, loại kiểm toán này vẫn còn rất hạn chế,

chưa được phổ biến. Đặc biệt, ở Việt Nam kiểm toán năng lượng mới chỉ đang trong
giai đoạn đầu tiên nên hầu như ta chưa thực hiện phương thức kiểm tốn này.
Ngồi 3 loại kiểm tốn năng lượng cơ bản trên, cũng có những loại kiểm toán đặc
biệt khác dùng cho các thiết bị, hệ thống hoặc q trình tiêu thụ năng lượng cụ thể. Ví
dụ kiểm tốn hệ thống lị hơi, kiểm tốn hệ thống lạnh và điều hịa khơng khí, kiểm
tốn hệ thống điện, kiểm tốn hệ thống chiếu sáng, v.v..
1.3

Lợi ích của tiết kiệm năng lượng
Sau đây là những lợi ích cốt lõi của việc tiết kiệm năng lượng mang lại:

 Đối với nhà máy xí nghiệp: giảm chi phí năng lượng, tăng năng suất sản xuất,
giảm giá thành, tăng lợi nhuận, tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa, v.v..
 Đối với quốc gia: giảm nhập khẩu năng lượng, tiết kiệm nguồn tài ngun quốc
gia.
 Đối với tồn cầu: giảm thải khí nhà kính, duy trì và ổn định mơi trường thiên
nhiên.
1.4
Giới thiệu Hệ thống quản lý năng lượng và vai trò của cán bộ quản lý
năng lượng
1.4.1 Giới thiệu Hệ thống quản lý năng lượng
Quản lý năng lượng là việc tổ chức thực hiện sử dụng năng lượng một cách tiết
kiệm và hiệu quả nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất (chi phí thấp nhất) và nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hệ thống quản lý năng lượng là một phần trong hệ thống của một tổ chức, được
sử dụng để thiết lập chính sách, mục tiêu năng lượng, quản lý để đạt được mục tiêu đó,
đảm bảo sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Hệ thống quản lý năng lượng bao gồm hầu như toàn bộ các hoạt động quản lý
trong doanh nghiệp (lập kế hoạch, bảo đảm tài chính, nguồn nhân lực, quan hệ cộng
đồng cho đến mua sắm thiết bị, bảo dưỡng, sửa chữa, mua năng lượng, v.v..). Nó xác

lập được cơ cấu rõ ràng về các thành phần tham gia hệ thống cũng như cung cấp cho
doanh nghiệp một chương trình sử dụng năng lượng hiệu quả.

19


Mơ hình quản lý năng lượng là một hình mẫu được định hình theo một tiêu chuẩn
cụ thể được lựa chọn về quản lý năng lượng, áp dụng để xây dựng Hệ thống quản lý
năng lượng trong doanh nghiệp. Trước khi tiêu chuẩn quản lý năng lượng ISO 50001
được Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế công bố từ cuối năm 2011, nhiều nước đã xây dựng
hệ thống tiêu chuẩn quản lý năng lượng riêng cho quốc gia mình, ví dụ tiêu chuẩn
châu Âu là EN16001:2009 hay ANSI/MSE 2000 của Mỹ, GB/T 23331:2009 của
Trung Quốc… nhưng các tiêu chuẩn đều có điểm tương đồng, đều quy định về sáu
thành phần chung nhất cho một hệ thống quản lý năng lượng trong doanh nghiệp, bao
gồm: Có cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp về chính sách năng lượng; Có cơ cấu tổ
chức để thực hiện quản lý năng lượng; Có cơ chế thúc đẩy, đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực triển khai hoạt động hiệu suất năng lượng; Có hệ thống kiểm sốt đo lường
về sử dụng năng lượng; Có hệ thống tuyên truyền, marketing; Có cơ chế nguồn vốn
dành cho các dự án TKNL. Tương ứng với mỗi tiêu chí như vậy, người ta phát triển ra
năm mức độ, từ không đến có, đến hồn thiện, để xem xét về trình độ quản lý năng
lượng của một doanh nghiệp.
Trong tài liệu này, chúng tôi xin giới thiệu về Hệ thống quản lý năng lượng theo
ISO 50001 được Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế công bố từ cuối năm 2011. ISO 50001
không đưa ra các yêu cầu về mức hiệu suất năng lượng cụ thể cần đạt được ngoại trừ
các cam kết về chính sách năng lượng của một tổ chức và nghĩa vụ phải tuân thủ các
yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác mà tổ chức áp dụng. Vì vậy, nó có thể được dùng để
áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào, không phân biệt quy mô tổ chức, loại hình sản xuất,
cũng như các điều kiện về địa lý, văn hóa hay xã hội.
Tiêu chuẩn ISO 50001 được thiết kế dựa trên nguyên tắc tiếp cận quen thuộc đó
là mơ hình quản lý theo chu trình PDCA (Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Cải

tiến). Vì thế nó đảm bảo tính tương thích tối đa với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý
phổ biến khác như ISO 14001:2004, ISO 9001:2008, ISO 22000:2005,.. Do đó, một tổ
chức có thể áp dụng tiêu chuẩn một cách riêng lẻ hoặc kết hợp với các tiêu chuẩn quản
lý khác.
Tiêu chuẩn này được xây dựng nhằm hướng các tổ chức áp dụng đến việc đạt
được những mục tiêu và lợi ích cơ bản như:
Cải tiến các hoạt động quản lý, điều hành nhằm giảm các chi phí đầu vào
dành cho năng lượng;
Khuyến khích sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng dựa
trên các nguồn lực sẵn có;
Thúc đẩy các sáng kiến cải tiến liên quan đến sử dụng và tiêu thụ năng
lượng;
Hướng tới sử dụng hiệu quả các thiết bị tiêu thụ năng lượng;
Giúp đưa ra các đánh giá và ưu tiên ứng dụng các công nghệ và thiết bị
mới có tính năng tiết kiệm năng lượng;

20


Tạo điều kiện để so sánh, đo lường và lập báo cáo tiết kệm năng lượng.
Tạo môi trường thuận lợi nhằm truyền đạt thông tin về quản lý các
nguồn năng lượng;
Góp phần phổ biến và nhân rộng các hành vi thực hành tiết kiệm năng
lượng trong cộng đồng;
Hình thành mơ hình thúc đẩy nâng cao hiệu quả năng lượng thơng qua
chuỗi cung cấp;
Giảm các tác động môi trường thông qua giảm phát thải carbon và các
khí nhà kính khác;
Có khả năng tương thích cao với các hệ thống quản lý khác như ISO
14001, ISO 9001,…;

Các q trình chính của hệ thống có thể được tóm lược trong sơ đồ (hình 1.5).
Q trình thiết lập chính sách năng lượng:
Chính sách năng lượng phản ánh các cam kết của lãnh đạo nhằm đạt
được các cải tiến về hiệu suất năng lượng, cam kết tuân thủ các yêu cầu pháp luật và
các yêu cầu có liên quan khác.
Chính sách năng lượng phải được lập thành văn bản, được truyền đạt
trong tổ chức và định kỳ xem xét thường xuyên cũng như cập nhật khi cần thiết. Nó
chính là cơ sở để tổ chức thiết lập và xem xét mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng.
Quá trình hoạch định năng lượng
Là quá trình lập kế hoạch quản lý năng lượng, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức cần tuân thủ.
Các yêu cầu này phải được xem xét một cách định kỳ.
Xem xét năng lượng, nhằm xác định hiện trạng sử dụng năng lượng,
nhận biết được các nguồn năng lượng đang sử dụng, các khu vực tiêu thụ năng lượng
đáng kể, các yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới việc sử dụng năng lượng và tìm ra các
cơ hội cải tiến tiềm tàng.
Xác định đường năng lượng cơ sở và chỉ số hiệu suất năng lượng, các
mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng và các kế hoạch hành động quản lý năng lượng.

21


Hình 1.5 Mơ hình Hệ thống Quản lý Năng lượng theo ISO 50001
Quá trình thực hiện và điều hành
Đây là giai đoạn triển khai thực hiện các hoạt động quản lý và điều hành dựa trên
các kết quả đầu ra của hoạt động hoạch định năng lượng, bao gồm:
Nhận biết nhu cầu đào tạo và thực hiện triển khai các hoạt động đào tạo
cho những người làm việc cho tổ chức hoặc nhân danh tổ chức nhằm đảm bảo họ có
đủ năng lực cần thiết để vận hành HTQLNL.
Thực hiện việc truyền đạt và trao đổi thông tin trong nội bộ và với các

bên liên quan về hệ thống quản lý năng lượng của tổ chức.
Thiết lập hệ thống tài liệu nội bộ và kiểm soát tài liệu, hồ sơ liên quan tới
HTQLNL.
Tiến hành việc duy trì và điều hành hệ thống quản lý năng lượng.
Quá trình cải tiến, nâng cấp thiết bị và công nghệ cần chú ý tới việc các
cơ hội cải tiến hiệu suất năng lượng khi thiết kế và mua sắm mới hoặc khi thay thế,
nâng cấp các thiết bị, công nghệ, v.v..

22


Quá trình kiểm tra
Đây là quá trình tiến hành đánh giá kết quả và mức độ thực hiện các hoạt động
quản lý năng lượng, việc triển khai được thực hiện thông qua các hoạt động:
Thực hiện việc theo dõi, đo lường và phân tích các đặc tính chủ chốt có
ảnh hưởng tới HTQLNL.
Đánh giá mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà
tổ chức áp dụng.
Thực hiện đánh giá nội bộ định kỳ.
Nhận biết các điểm không phù hợp và thực hiện các hành động khắc
phục và hành động phịng ngừa.
Duy trì hồ sơ để chứng minh sự phù hợp của HTQLNL.
Quá trình xem xét lãnh đạo
Lãnh đạo cao nhất thể hiện vai trò của mình thơng qua việc xem xét định kỳ
HTQLNL nhằm đảm bảo nó ln phù hợp và được duy trì có hiệu lực.
1.4.2 Vai trị của cán bộ quản lý năng lượng
Theo Luật số 50/2010/QH12 của Quốc hội: LUẬT SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ có quy định vai trò, trách nhiệm của các cơ sở sử dụng
năng lượng trọng điểm, cũng như điều kiện, nhiệm vụ của người quản lý năng lượng
tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. Cụ thể là:

Điều kiện, nhiệm vụ của người quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng
trọng điểm.
1. Người quản lý năng lươ ̣ng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải có đủ
các điều kiện sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên về chuyên ngành năng lượng hoặc ngành
kỹ thuật liên quan đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất cơng
nghiệp, cơng trình xây dựng, hoạt động dịch vụ; có bằng tốt nghiệp từ trung cấp kỹ
thuật liên quan trở lên đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất
nông nghiệp, giao thơng vận tải;
b) Có chứng chỉ quản lý năng lượng do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Người quản lý năng lượng có trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ sở sử dụng
năng lượng trọng điểm thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng kế hoạch hằng năm và năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả;
b) Tổ chức mạng lưới quản lý hoạt động sử dụng năng lượng, áp dụng mơ hình
quản lý năng lượng;

23


c) Thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo mục tiêu
và kế hoạch đã được phê duyệt;
d) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả;
đ) Theo dõi nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thiết bị và toàn bộ dây chuyền sản
xuất; sự biến động của nhu cầu tiêu thụ năng lượng liên quan đến việc lắp đặt mới, cải
tạo, sửa chữa thiết bị sử dụng năng lượng; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy
định;
e) Tổ chức thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn trong hoạt động sử dụng
năng lượng.


24


×