Tải bản đầy đủ (.pdf) (342 trang)

Giáo trình hóa sinh lâm sàng (trường cđ y tế thái bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 342 trang )

TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI BÌNH
KHOA Y HỌC CƠ SỞ

GIÁO TRÌNH
HĨA SINH LÂM SÀNG

THÁI BÌNH, NĂM 2017


TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI BÌNH
KHOA Y HỌC CƠ SỞ

GIÁO TRÌNH

HĨA SINH LÂM SÀNG
(TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ)

THÁI BÌNH, NĂM 2017


MỤC LỤC
ĐẠI CƢƠNG VỀ HÓA SINH LÂM SÀNG ..................................................................3
Chƣơng 1: ENZYM HỌC LÂM SÀNG..........................................................................7
Chƣơng 2: RỐI LOẠN CHUYẾN HÓA CARBOHYDRAT .......................................23
Chƣơng 3: CHUYỂN HÓA VÀ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPOPROTEIN ..........54
Chƣơng 4: ACID AMIN, PEPTID VÀ PROTEIN-HUYẾT THANH .........................71
Chƣơng 5: CHUYỂN HĨA CHẤT KHỐNG VÀ XƢƠNG ................................... 100
Chƣơng 6: CHUYỂN HĨA SẮT VÀ PORPHYRIN................................................. 126
Chƣơng 7: RỐI LOẠN CHUYẾN HỐ NƢỚC VÀ CHẤT ĐIỆN GIẢI ................ 143
Chƣơng 8: KHÍ MÁU VÀ THĂNG BẰNG ACID-BASE ........................................ 161
Chƣơng 9: CÁC XÉT NGHIỆM CHẨN ĐỐN BỆNH TIM-MẠCH ..................... 184


Chƣơng 10: HĨA SINH LÂM SÀNG BỆNH GAN-MẬT ....................................... 200
Chƣơng 11: HÓA SINH LÂM SÀNG TỤY VÀ DẠ DÀY-RUỘT .......................... 214
Chƣơng 12: HÓA SINH LÂM SÀNG BỆNH THẬN - TIẾT NIỆU......................... 230
Chƣơng 13: VÙNG DƢỚI ĐỒI VÀ TUYẾN YÊN .................................................. 249
Chƣơng 14: TUYẾN GIÁP ........................................................................................ 261
Chƣơng 15: CHUYỂN HÓA CATECHOLAMIN..................................................... 278
Chƣơng 16: DẤU ẤN UNG THƢ ............................................................................. 293
Chƣơng 17: HÓA SINH THAI NGHÉN ................................................................... 328


ĐẠI CƢƠNG VỀ HÓA SINH LÂM SÀNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Khái qt được lịch sử của mơn học XNHSLS.
2. Trình bày được mục đích và ý nghĩa của các XNHSLS.
3. Phân tích được ý nghĩa và giá trị của những XNHSLS trong chẩn đoán, đánh
giá chức năng, giám kiểm điều trị, trực tiếp phục vụ điều trị, theo dõi sau điều trị,
tầm sốt bệnh và nguy cơ bị bệnh.
4. Trình bày được những yếu tố giúp cho sự sử dụng những kết quả XN trên lâm
sàng, kể cả cách đánh giá một thử nghiệm.
NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. ĐÔI NÉT VỀ LỊCH SỬ MƠN HỌC HĨA SINH LÂM SÀNG
Việc sử dụng các phƣơng pháp hóa học để hỗ trợ cho việc chẩn đốn bệnh có từ
thế kỷ XVI. Ở thời kỳ này, các thầy thuốc mới sử dụng một số xét nghiệm, chủ yếu
trên nƣớc tiểu và thực hiện xét nghiệm ngay tại dƣờng bệnh. Sự thiết lập một phòng
riêng để làm các xét nghiệm hóa học bên cạnh một bệnh viên, mới chỉ bắt đầu từ thế
kỷ XX và từ thời gian này, ngƣời ta mới thấy tầm quan trọng của các xét nghiệm sinh
học nói chung và hóa sinh nói riêng trong thực hành lâm sàng.
Vào giữa thế kỷ XX, các phịng xét nghiệm hóa sinh (XNHS) mới chỉ thực hiện
vài chục thông số phục vụ lâm sàng. Hiện nay, các thông số này đã tăng lên rất nhiều
và đƣợc thực hiện chủ yếu bằng những máy xét nghiệm tự động với các thuốc thử pha

sẵn. Các máy xét nghiệm tự động đã thay thế dần những xét nghiệm ―thông thƣờng‖
thao tác bằng tay. Ƣu việt của những máy xét nghiệm tự động là có thể định lƣợng
nhiều thơng số trong cùng một lúc, nhanh, giá rẻ, chính xác, lƣợng máu xét nghiệm rất
ít, thuận lợi cho ngƣời bệnh.
2. MỤC ĐÍCH CỦA HĨA SINH LÂM SÀNG
Hóa sinh lâm sàng sử dụng những kỹ thuật hóa sinh nhằm nghiên cứu cơ bản q
trình sinh bệnh, chẩn đốn và theo dõi điều trị bệnh. Hóa sinh lâm sàng ln ln là
một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong xét nghiệm y học. Hóa sinh lâm
sàng liên quan đến mọi chuyên khoa về y học. Sự phát triển nhiều kỹ thuật mới về xét
nghiệm hóa sinh nhậy, tin cậy, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc sàng lọc, chẩn
đoán, theo dõi, phòng ngừa những biến chứng của bệnh.
Các thầy thuốc nội khoa cũng nhƣ ngoại khoa, ngày nay, không còn là những
thầy thuốc chung, đa khoa, mà đã đƣợc chun khoa hóa thành những thầy thuốc
chun khoa sâu, ví dụ: chuyên khoa phổi, tim mạch, thận, thần kinh,…(nội khoa)

3


hoặc chuyên khoa cơ – xƣơng, tiết niệu, chỉnh hình,…(ngoại khoa). Khác với các thầy
thuốc chuyên khoa nói trên, các nhà hóa sinh lâm sàng hoạt động rộng, phổ cập, theo
yêu cầu hầu hết của các chuyên khoa nói trên. Ngành hóa sinh lâm sàng chƣa phân
thành các chuyên khoa sâu, tuy nhiên, gần đây, một số nhà hóa sinh lâm sàng tập trung
vào những chuyên đề riêng lẻ, ví dụ: hóa sinh về độc chất học, hóa sinh trong nhi
khoa, hóa sinh trong bệnh học lão khoa.
Về mặt hóa sinh, biện pháp nhằm chẩn đoán bệnh là đối chiếu kết quả xét
nghiệm của bệnh nhân với cùng kết quả xét nghiệm của một quần thể ngƣời khơng có
bệnh (bình thƣờng). Muốn kết quả xét nghiệm có giá trị chẩn đốn thì những trị số
bệnh lý cần khác biệt rõ rệt với vùng của những trị số bình thƣờng.
3. Ý NGHĨA CỦA CÁC XÉT NGHIỆM HÓA SINH LÂM SÀNG
Cùng với các xét nghiệm khác, xét nghiệm hóa sinh cung cấp những triệu chứng

khách quan rất có giá trị cho việc chẩn đoán, đánh giá chức năng cơ quan theo dõi kết
quả điều trị và trực tiếp phục vụ điều trị.
3.1. Xét nghiệm hóa sinh lâm sàng đối với việc chẩn đoán
- Quyết định chẩn đoán: nhiều bệnh hoặc trạng thái bệnh lý cần phải có XNHS
mới xác định đƣợc, ví dụ: tiểu đƣờng cần trƣớc hết xét nghiệm đƣờng huyết (tăng), rồi
đƣờng niệu; các trạng thái nhiễm base và nhiễm acid cần các thông số về thăng bằng
acid base (pO2, pCO2, pH….); rối loạn thăng bằng nƣớc – điện giải cần các số liệu về
ion – đồ (Na+, K+, Ca2+, …)
- Góp phần chẩn đốn: đa số các XNHSLS có tác dụng góp phần chẩn đốn,
nghĩa là thầy thuốc chẩn đốn bệnh dựa trên sự phân tích và tổng hợp các triệu chứng
lâm sàng và các XN cận lâm sàng khác nhau. Ví dụ: Kết quả điện di protein – huyết
thanh giúp cho chẩn đoán các bệnh tim, gan, tiêu hóa; Bilirubin trong các bệnh vàng
da; Ure, creatinin, acid uric trong bệnh thận; các hormone trong bệnh của các tuyến
nội tiết,…
- Chẩn đoán phân biệt: Đối với những bệnh nhân có bệnh khác nhau nhƣng
bệnh cảnh lâm sàng giống nhau địi hỏi những biện pháp điều trị khác nhau. Ví dụ: tắc
mật khơng hồn tồn và viêm gan do virus có những triệu chứng lâm sàng giống nhau
(sốt, đau vùng gan,…), nhƣng có những kết quả xét nghiệm hóa sinh khác nhau:
Urobilinogen niệu

Viêm gan
Tắc mật

Transaminase

Phosphatase kiềm

HT

HT


+++

Tăng cao

Tăng/ BT

0

BT

Tăng

4


- Chẩn đốn sớm: Có một số bệnh ở giai đoạn đầu hoặc ở thời kỳ ủ bệnh, các
triệu chứng lâm sàng chƣa biểu hiện những XNLS đã có thay đổi, ví dụ: Ở thời kỳ ủ
bệnh của viêm gan virus, chƣa vàng da và chƣa có biểu hiện lâm sàng khác,
transaminase – đặc biệt là GPT – tăng rất cao; ở bệnh nhồi máu cơ tim khi chƣa có
biểu hiện lâm sàng, thậm chí chƣa có rối loạn điện tâm đồ, transaminase, đặc biệt là
GOT và Creatinkinase đã tăng cao.
3.2. XNHS với việc đánh giá chức năng các cơ quan và sự tiên lƣợng (dự hậu)
Nhiều XNHS, đặc biệt là những nghiệm pháp chức năng (ví dụ: nghiệm pháp
galactose niệu, độ thanh thải creatinin,…), có giá trị đánh giá hoạt động chức năng của
các cơ quan, do đó góp phần vào việc tiên lƣợng. Ví dụ: độ thanh thải creatinin phản
ánh mức độ suy thận, nếu càng ngày càng giảm thì tiên lƣợng càng xấu.
3.3. Giám kiểm điều trị và trực tiếp phục vụ điều trị:
Nhờ các tác dụng kể trên mà các XNHSLS còn đƣợc sử dụng để giám kiểm điều
trị. Ví dụ: phản ứng MacLagan đƣợc dùng để giám kiểm điều trị viêm gan, protein –

niệu đối với điều trị thận hƣ nhiễm mỡ, gammaglutamyl transpeptidase trong điều trị
nghiện rƣợu.
Hơn nữa những kết quả định lƣợng chính xác của các XNLS còn đƣợc cùng để
trực tiếp phục vụ điều trị. Ví dụ: căn cứ vào ion- đồ và mức thay đổi thể tích các khu
vực nƣớc để điều chỉnh chính xác những rối loạn nƣớc điện giải; căn cứ vào thay đổi
pO2, pCO2, pH,… để điều chỉnh thăng bằng acid base; căn cứ vào đƣờng huyết và
đƣờng niệu mà xác định liều insulin trong điều trị bệnh tiểu đƣờng.
3.4. Theo dõi sau điều trị
Ngay cả khi bệnh nhân đã đƣợc điều trị thành công và xuất viện thì vẫn cần tiếp
tục theo dõi một thời gian dài, đặc biệt đối với bệnh ung thƣ, để phát hiện sự tái phát
bệnh. Ví dụ: dùng các XN chỉ dấu ung thƣ.
3.5. Tầm soát bệnh và nguy cơ bị bệnh
Đối với giai đoạn ủ bệnh và nguy cơ bị bệnh (chƣa bị bệnh) thì việc khám lâm
sàng và chẩn đốn hình ảnh ít có tác dụng, nhƣng những XNHSLS lại có tác dụng.
Chúng có thể đƣợc dùng để tầm sốt hay sàng lọc bênh và nguy cơ bị bệnh. Ví dụ:
XN transaminase huyết có thể đƣợc dùng để tầm sốt viêm gan virus B ở một tập
thể ngƣời bị viêm gan virus B; nghiệm pháp cặn niệu động trong tầm soát sỏi thận
đối cới cƣ dân của một cộng đồng.
Ngƣời ta dùng các kỹ thuật thích hợp trong tầm sốt bệnh cho một số lƣợng lớn
đối tƣợng trong cộng đồng. Đa số sẽ âm tính, nhƣng sẽ có một số dƣơng tính. Số này
sẽ đƣợc XN với những kỹ thuật chính xác hơn để xác định bệnh.
4. SỬ DỤNG HAY BIỆN LUẬN CÁC KẾT QUẢ XN TRÊN LÂM SÀNG

5


Nhằm phát huy hết khả năng của xét nghiệm (phục vụ chẩn đoán, đánh giá chức
năng cơ quan và tiên lƣợng, theo dõi kết quả điều trị và phục vụ điều trị). Việc này địi
hỏi thầy thuốc phải phân tích và tổng hợp cẩn thận các kết quả XN. Cần chú ý mấy
điểm sau đây:

- Việc nắm vững những yếu tố gây biến thiên các thông số sinh học (tuổi, giới
tính, hoạt động, dinh dƣỡng,…) giúp ta đánh giá những trạng thái bệnh lý một cách
xác đáng. Ví dụ: Ure – huyết bình thƣờng là 4,1 – 6,6 mmol/l; ở ngƣời lớn thì 6,6 – 8,3
mmol/l: ở ngƣời ăn chế độ giàu protid ta có thể coi là bình thƣờng, nhƣng ở ngƣời theo
chế độ ăn rau thì có thể là bệnh lý.
- Chú ý quá trình diễn biến bệnh lý: Bất kỳ bệnh nào cũng diễn biến đại thể qua
ba giai đoạn: phát sinh, phát triển và thoái lui. Mỗi giai đoạn có những triệu chứng và
đặc điểm nhất định. Những thông số sinh học cũng diễn biến theo các giai đoạn đó. Ở
giai đoạn ủ bệnh của viêm gan virus chƣa có những biểu hiện lâm sàng thì
aminotransaminase đã tăng cao rõ rệt; trong viêm thận, ở giai đoạn phục hồi, lƣợng
nƣớc tiểu tăng, trụ niệu bị tống ra nhiều, đó là biểu hiện tốt, chứ khơng phải là diễn
biến bệnh lý tăng cao.
- Chú ý: Tác động của các phƣơng pháp điều trị; (dùng thuốc, truyền dịch) làm
cho những thơng số sinh học bị biến đổi. Ví dụ: thuốc gây mê (ete, chloroform,
morphin, adrenalin,…) gây tăng đƣờng huyết, truyền huyết thanh ngọt nhiều có thể
gây thay đổi thăng bằng nƣớc điện giải.
Chính vì những lý do trên nên việc tiêu chuẩn hóa bệnh nhân (nắm vững trạng
thái sinh – bệnh lý, tâm lý,…) và việc theo dõi các diễn biến bệnh lý của bệnh nhân
nhờ các XN có ý nghĩa quan trọng trong điều trị, XN khơng phải chỉ đƣợc sử dụng
một lần để giúp chẩn đoán bệnh, mà có thể đƣợc sử dụng nhiều lần phục vụ việc theo
dõi diễn biến bệnh lý.
CÂU HỎI ÔN TẬP:
1. Trình bày mục đích và ý nghĩa của các XNHSLS.
2. Phân tích ý nghĩa và giá trị của những XNHSLS trong chẩn đoán, đánh giá
chức năng, giám kiểm điều trị, trực tiếp phục vụ điều trị, theo dõi sau điều trị, tầm sốt
bệnh và nguy cơ bị bệnh.
3. Trình bày những yếu tố giúp cho sự sử dụng những kết quả XN trên lâm sàng,
kể cả cách đánh giá một thử nghiệm.

6



Chƣơng 1: ENZYM HỌC LÂM SÀNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được những đặc điểm chung của enzym huyết thanh.
2. Trình bày được ý nghĩa lâm sàng của một số enzym phổ biến trong bệnh lý của
mô cơ, mô gan, mô tụy và mô xương.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Việc xác định hoạt độ enzym trong các dịch sinh vật, đặc biệt trong máu, đã góp
phần rất hiệu quả cho chẩn đốn, chẩn đoán phân biệt và theo dõi điều trị nhiều bệnh
lý khác nhau, nhất là những bệnh nội khoa. Phần enzym học lâm sàng tập trung vào
enzym cùa những bệnh về cơ, gan, tụy và tim-là những bệnh phổ biến trên lâm sàng.
1. ENZYM TRONG HUYẾT THANH
Enzym trong huyết thanh gồm 2 nhóm:
Nhóm các enzym huyết thanh có chức năng: là những enzym đƣợc bài tiết vào
máu và thực hiện các chức năng xúc tác của chúng trong máu; bao gồm: những enzym
của q trình đơng máu, LCAT (lecithin-cholesterol-acyltransferase), lipase,...
Nhóm các enzym huyết thanh khơng có chức năng: là những enzym đƣợc bài tiết
vào máu nhƣng khơng hoạt động vì chúng khơng có cơ chất trong huyết thanh. Nồng
độ của của những enzym này rất thấp trong máu so với nồng độ của chúng trong các
mô. Loại enzym này đƣợc chia làm 2 phân nhóm: (i) Các enzym ngoại tiết, là những
enzym đƣợc bài tiết vào máu từ các mô, ví dụ: leucin aminopeptidase và phosphatase
kiềm của gan, lipase của tụy, phosphatase acid của tuyến tiền liệt; (ii) Các enzym của
tế bào, những enzym này thƣờng tồn tại với nồng độ rất thấp hoặc khơng có trong
huyết thanh, hoạt tính của chúng tăng trong huyết thanh khi có sự tổn thƣơng tế bào.
Những enzym có nguồn gốc bào tƣơng tế bào nhƣ lactat dehydrogenase (LDH),
aldolase, alanin transaminase (ALT), aspartat transaminase (AST); những enzym
nguồn gốc ty thể nhƣ glutamat dehydrogenase (GLDH); những enzym nguồn gốc
lysosom nhƣ phosphatase acid,... Loại enzym này rất đƣợc quan tâm trong chẩn đốn
chức năng và tình trạng bệnh lý của các mô và cơ quan.

1.1. Sự giải phóng enzym
Enzym có mặt trong huyết thanh hoặc đến từ các mô và tổ chức, hoặc là kết quả
từ sự bài tiết vào huyết tƣơng. Enzym các mô và tổ chức xúc tác hầu hết giai đoạn của
các quá trình chuyển hóa chính của tế bào, nơi chúng hoặc đƣợc hòa tan trong bào
tƣơng tế bào, hoặc đƣợc gắn với cấu trúc tế bào, ví dụ ty thể tế bào.

7


Mặc dù nồng độ enzym trong tế bào gấp 1.000-10.000 lần so với trong dịch
ngoại bào, nhƣng hoạt độ xúc tác rất thấp của enzym tế bào vẫn đƣợc đo lƣờng ở cơ
thể khỏe manh. Cơ chế của sự giải phóng enzym vẫn chƣa đƣợc hiểu biết đầy đủ.
Nguyên nhân của sự giải phóng bệnh lý enzyme bao gồm:
-

Tổn thƣơng trực tiếp màng tế bào, ví dụ: do virus, do các chất hóa học.

-

Thiếu oxy và thiếu máu của các mơ và tổ chức.

Sự giải phóng enzym, bao gồm mức độ và diễn biến của sự tăng enzym trong
huyết thanh, phụ thuộc vào: (1) sự chênh lệch nồng độ enzym ở trong và ngoài tế bào,
(2) nơi khu trú trong tế bào, ví dụ: nơi khu trú trong gan cũng nhƣ trong đƣờng mật
của enzym, (3) cấu trúc tự nhiên của các cơ quan và nguyên nhân gây thƣơng tổn cơ
quan, (4) quy mô và tần suât của sự thiếu hụt oxy trong mơ và tổ chức, (5) Tính thấm
của cơ quan và hoạt động chuyển hóa của cơ quan.
1.2. Sự tăng hoạt độ của enzym trong huyết thanh
Tăng hoạt độ enzym trong huyết thanh tăng có thể do: (1) sự tăng về số lƣợng
và/hoặc hoạt tính hóa sinh học của các tế bào ở mơ, ví dụ: tăng hoạt độ ALP

(phosphatase kiềm) trong giai đoạn tuổi trƣởng thành do sự tăng số lƣợng và hoạt tính
của tế bào tủy xƣơng, (2) sự tăng sản sinh enzym của các tế bào ở mơ, ví dụ: sản xuất
GGT (γ-glutamyl transferase) tăng bởi các tế bào gan là kết quả của sự kích thích các
tế bào này do rƣợu, thuốc barbiturate hoặc-phenytoin, (3) sự tổn thƣơng tế bào của các
mô do những trạng thái bệnh lý gây hủy hoại tế bào và giải phóng enzym vào máu,
(4) giảm độ thanh lọc enzym.
1.3. Sự thanh lọc enzym huyết thanh
Những enzym có khối lƣợng phân tử thấp nhƣ α-amylase đƣợc bài tiết qua thận.
Tuy nhiên, phần lớn enzym bị bất hoạt trong huyết tƣơng và đƣợc đƣa đến các tế bào
của tổ chức liên võng theo quá trình endocytosis trực tiếp qua receptor; tiếp theo, các
enzym bị bẻ gẫy thành peptid và acid amin. Nửa đời sống của nhiều enzym là 24 ÷ 48
giờ (Bảng 1).

8


Bảng 1. Nửa đời sống của các enzym huyết thanh
Enzym

Nửa đời sống

ALP

3 – 7 ngày

α-amylase

9 – 18 giờ

ALT (GPT)


50 giờ

AST (GOT)

12 – 14 giờ

CHE

10 ngày

CK

12 giờ

CK-MM

20 giờ

CK-MB

10 giờ

CK-BB

10 giờ

GLDH

16-18 giờ


GGT

3 – 4 ngày

Lipase

7 – 14 giờ

1.4. Định lƣợng hoạt độ enzym
Đối với enzym, nhiều khi không thể xác định đƣợc nồng độ thực của chúng mà
chỉ gián tiếp xác định đơn vị hoạt độ của enzym. Nhƣ vậy, enzym đƣợc, định lƣợng
trên cơ sở hoạt tính xúc tác.
Hoạt tính xúc tác của enzym đƣợc biểu thị bằng đơn vị động học, bao gồm:
- Đơn vị quốc tế (U = International Unit): Một đơn vị quốc tế là lƣợng enzym
xúc tác một micromol (µmol) cơ chất trong một phút. Hoạt tính xúc tác của enzym
trong mẫu thử đƣợc biểu thị bằng U/L, mU/L, kU/L.
- Đơn vị Katal: Một Katal là lƣợng enzym xúc tác sự biến đổi hoàn toàn một
mol cơ chất trong một giây. Hoạt tính xúc tác của enzym trong mẫu thử thƣờng đƣợc
biểu thị bằng µkatal/L.

9


Sự chuyển đồi: 1,0 µkatal/L = 60 U/L.
Các phƣơng pháp thƣờng dùng để định lƣợng hoạt độ enzym là những xét
nghiệm động học, mà sự thay đổi độ hấp thụ mật độ quang học của chất chỉ thị trong
một đơn vị thời gian đƣợc sử dụng để đo lƣờng tốc độ của phản ứng, tƣơng ứng với
hoạt độ enzym trong điều kiện môi trƣờng enzym hoạt động với tốc độ tối đa, nghĩa là
điều kiện môi trƣờng tồn tại đầy đủ cơ chất và Coenzym. Coenzym NADH+ và

NADPH+ thƣờng đƣợc dùng là chất chỉ thị. Chất chỉ thị ít dùng hơn là cơ chất hoặc
sản phẩm phản ứng (xét nghiệm đo màu).
Các kết quả định lƣợng hoạt độ enzym chỉ đƣợc so sánh với nhau khi hoạt độ
enzym đƣợc đo lƣờng dƣới những điều kiện giống nhau.
1.5. Vai trò của enzym trong chẩn đoán
Việc định lƣợng hoạt độ enzym trong huyết thanh hoặc huyết tƣơng đƣợc thực
hiện nhằm mục đích:
- Phát hiện tổn thƣơng của mô và tổ chức.
- Phát hiện cơ quan gốc bị tổn thƣơng.
- Phát hiện mức độ tổn thƣơng tế bào (có khả năng hồi phục hoặc khơng hồi
phục).
- Chẩn đốn bệnh tiềm ẩn.
- Chẩn đốn phân biệt bệnh bên trong cơ quan (vị trí tổn thƣơng tế bào trong cơ
quan)..
Các thơng tin chần đốn căn cứ vào:
- Mức hoạt tính của enzym trong mẫu thử.
- Xác định các loại hình enzym (hoạt độ các enzym có mặt trong huyết thanh tại
một thời điểm).
- Đánh giá hoạt độ các enzym trong mối liên quan với nhau, ví dụ: tính các tỷ lệ
enzym.
- Theo dõi sự thay đồi về hoạt độ các enzym.
- Xác định các isoenzym.


Bảng 1.2. Một số enzym chính ứng dụng trên lâm sàng
Ý nghĩa lâm sàng

Enzym
Acid phosphatase (ACP)


Ung thƣ tuyến tiền liệt

Alanine aminotransferase (ALT)

Bệnh lý gan

Aldolase (ALD)

Bệnh lý cơ xƣơng

Alkaline phosphatse (ALP)

Bệnh lý gan
Bệnh lý xƣơng

Amylase (AMS)

Viêm tụy cấp

Angiotensin-converting enzyme (ACE)

Điều hòa huyết áp máu

Aspartate aminotransferase (AST)

Nhồi máu cơ tim
Bệnh lý cơ xƣơng
Bệnh lý gan

Creatine kinase (CK)


Nhồi máu cơ tim
Bệnh lý cơ xƣơng

Elastase (E1)

Sự thiếu hụt viêm tụy mạn

Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD)

Thiếu máu huyết tán do thuốc

Glutamate dehydrogenase (GLD)

Rối loạn gan

Δ-Glutamyl-transferase (GGT)

Rối loạn gan

Glycogen phosphatase

Nhồi máu cơ tim cấp

Lactate dehydrogenase (LDH)

Nhồi máu cơ tim
Rối loạn gan
Ung thƣ


Lipase (LPS)

Viêm tụy cấp

Trypsin (TRY)

Viêm tụy cấp

2. ENZYM CƠ
Enzym thuộc nhóm này bao gồm creatin kinase (CK), lactat dehydrogenase
(LDH), aldolase (ALD) và glycogen phosphorylase (GP).
2.1. Creatin kinase
CK (EC 2.1.3.2; adenosine triphosphate: creatine N-phosphotransferase) là một
enzym dimer (82kDa), xúc tác phản ứng thuận nghịch phosphoryl hóa creatin (Cr) bởi
ATP.


Về sinh lý học, khi co cơ, ATP biến thành ADP, và CK xúc tác sự tái phosphoryl
hóa ADP thành ATP sử dụng creatin phosphat (CrP) nhƣ nguồn cung cấp phosphat.
pH tối ƣu cho phản ứng (Cr + ATP  ADP + CrP) và phản ứng ngƣợc lại (CrP +
ADP  ATP + Cr) là 9,0 và 6,7. Ở pH trung tính, CrP có khả năng phosphoryl hóa
nhiều lần cao hơn ATP, khả năng này giúp cho phản ứng theo chiều ngƣợc ATP đƣợc
hình thành từ CrP. Phản ứng theo chiều ngƣợc xảy ra nhanh gấp 2 đến 6 lần hơn phản
ứng theo chiều xuôi, phụ thuộc vào điều kiện phản ứng.
Đối với tất cả kinase, Mg2+ là ion hoạt hóa nhất thiết của các dạng phức hợp có
ATP và ADP. Khoảng nồng độ tối ƣu của Mg2+ rất hẹp, ngoài phạm vi này Mg2+ là
chất ức chế. Nhiều ion kim loại nhƣ Mn2+, Ca2+, Zn2+ và Cu2+ ức chế hoạt tính enzym.
Bảng 1.3. Hoạt độ tối đa của CK và tỷ lệ của các isoenzym trong các mô



Hoạt độ CK
U/L

Isoenzym (%)
CK-BB

CK-MB CK-MM

Cơ xƣơng (typ I, co chậm hoặc sợi đỏ)

50.000

<1

3

97

Cơ xƣơng (typII, co nhanh hoặc sợi

50.000

<1

1

99

Tim


10.000

<1

22

78

Não

5.000

100

0

0

Cơ trơn ống tiêu hóa

5.000

96

1

3

Cơ trơn bàng quang


4.000

92

6

2

trắng)

CK là enzym dimer gồm 2 tiểu dơn vị, mỗi tiểu đơn vị có trọng lƣợng phân tử
khoảng 40.000. Các tiểu đơn vị này (B và M) là sản phẩm của các gen trên nhiễm sắc
thê 14 và 19. Bởi vì enzym hoạt động ở dạng dimer nên có 3 dạng isozym của CK tồn
tại: CK-BB (CK-1), CK-MB (CK-2) và CK-MM (CK-3). Khu trú của các isoenzym
này thay đổi trong các mô (Bảng 1.4). Tất cả 3 loại isoenzym đƣợc tìm thấy trong bào
tƣơng tế bào; tuy nhiên dạng thứ 4 khác với 3 dạng trên về miễn dịch học và độ di
chuyên điện di, đó là isoenzym CK-Mt, khu trú giữa màng trong và màng ngoài ty thể,
ví dụ ở tim CK-Mt chiếm 15% hoạt độ CK tồn phần. Gen mã hóa CK-Mt nằm trên
nhiễm sác thể 15. Ngồi ra, hoạt tính CK cũng đƣợc tìm thấy trong dạng phân tử lớn -


gọi là macro- CK. Kỹ thuật xác định các dạng isoenzym CK là những kỹ thuật đặc
biệt, nhƣ: điện di ở hiệu điện thế cao, sắc ký lỏng cao áp (high-performance liquid
chromatography, HPLC), săc ký tập trung (chromatofocusing) và kỹ thuật miễn dịch.
Hoạt độ CK huyết thanh thay đổi sinh lý theo giới, tuổi, khối lƣợng cơ, hoạt động
sinh lý.
Ý nghĩa lâm sàng:
Hoạt độ CK huyết thanh tăng trong tất cả các bệnh loạn dƣỡng cơ. Trong loạn
dƣỡng cơ tiến triển (đặc biệt là bệnh Duchenne), hoạt độ CK huyết thanh tăng cao nhất
ở độ tuổi vị thành niên và thơ ấu (7 đến 10 tuổi) và có thể tăng trong thời gian dài

trƣớc khi bệnh có biểu hiện lâm sàng. Hoạt độ CK huyết thanh giảm ở những bệnh
nhân tuổi cao và khi khối lƣợng cơ còn chức năng bị giảm theo sự tiến triển của bệnh.
Khoảng 50 đên 80% ngƣời phụ nữ lành mang gen bệnh Duchenne có hoạt độ CK
huyết thanh tăng. Hoạt độ CK cao trong viêm cơ virus, viêm đa cơ và bệnh cơ đơn
thuần. Tuy nhiên, trong những bệnh cơ do thần kinh, ví dụ bệnh nhƣợc cơ nặng
(myasthenia gravis), bệnh xơ cứng toàn bộ, bệnh Parkinson, hoạt độ CK huyết thanh
bình thƣờng. Hoạt độ CK tăng rất cao trong sốt cao ác tính.
Cơ xƣơng bị bệnh hoặc bị tổn thƣơng gây tăng CK-MB trong máu tuần hồn.
Trong ly giải cơ vân cấp tính do hội chứng vùi lấp, cấu trúc cơ bị phá hủy nặng nề,
hoạt độ CK huyết thanh tăng 200 lần so với giới hạn bình thƣờng. CK huyết thanh có
thể tăng trong những tổn thƣơng cơ khác nhƣ can thiệp phẫu thuật, tiêm truyền trong
cơ. Ngoài ra, một số thuốc cũng gây tăng hoạt độ CK huyết thanh.
Những thay đổi của hoạt độ CK và isozym CK-MB huyết thanh gặp trong nhồi
máu cơ tim. Một số trạng thái tim khác cũng gây tăng hoạt độ CK và CK-MB huyết
thanh, bao gồm: sự khử rung cơ tim, phẫu thuật đặt thông phổi tim và thông động
mạch vành, ghép tim, viêm cơ tim và nhồi máu phổi. Hiện nay, để chẩn đoán nhồi máu
cơ tim cấp, một số xét nghiệm không enzym đặc hiệu tim đƣợc sử dụng nhƣ troponin I
hoặc T.
Hoạt độ CK huyết thanh có mối liên quan nghịch với hoạt động tuyến giáp.
Khoảng 60% trƣờng hợp suy giáp có mức tăng trung bình của hoạt độ CK cao hơn 5
lần giá trị bình thƣờng, mức tăng hoạt độ CK cao nhât đƣợc tìm thấy gấp 15 lần giá trị
bình thƣờng.
Trong thời kỳ sinh đẻ, hoạt độ CK toàn phần trong máu ngƣời mẹ có thể tăng 6
lần. CK-BB có thể tăng ở trẻ sơ sinh, đặc biệt khi não bị tồn thƣơng hoặc trẻ sơ sinh có


cân nặng thấp. Sự có mặt của CK-BB trong máu, thƣờng ở nồng độ thấp, trong 5 ngày
đầu sau sinh ở trẻ.
2.2. Lactat dehydrogenase
Lactat dehydrogenase (EC 1.1.1.27) là enzym vận chuyển hydro, xúc tác phản

ứng oxy hóa L-lactat thành pyruvat với chất trung gian NAD+ nhƣ chất nhận hydro.
Đây là phản ứng thuận nghịch

Enzym có trọng lƣợng phân tử 134.000 và gồm 4 peptid thuộc 2 loại M (hoặc A)
và H (hoặc B), mỗi loại chịu sự kiểm soát gen khác nhau khu trú trên nhiễm sắc thể 11
và 12. Các tiểu đơn vị tạo thành 5 isozym của LDH, bao gồm: LDH-1 (HHHH; H4),
LDH-2 (HHHM; H3M), LDH-3 (HHMM; H2M2), LDH-4 (HMMM; H1M3), LDH-5
(MMMM; M4). Một khác biệt, isozym thứ 6, LDH-X (còn gọi là LDHC) gồm 4 tiểu
đơn vị X (hay C), có trong tinh hồn ngƣời sau tuồi dậy thì. LDH thứ 7, gọi là LDH-6
cũng đƣợc tìm thấy trong huyết thanh của những bệnh nhân bị bệnh trầm trọng.
LDH có trong tất cả tế bào của cơ thể và chỉ khu trú ở bào tƣơng tế bào. Nồng độ
của enzym trong các mô khác nhau khoảng 500 lần cao hơn so với trong huyết thanh.
Bởi vậy, sự thốt enzym từ khối lƣợng nhỏ mơ bị tổn thƣơng sẽ làm tăng có ý nghĩa
hoạt độ LDH huyết thanh. Các mô khác nhau chứa đựng thành phần isozym khác
nhau. Cơ tim và hồng cầu có LDH-1 và LDH-2. Gan và cơ xƣơng có LDH-4 và LDH5. LDH trung gian tìm thấy ở lách, phối, tế bào lympho và tiểu cầu.
Ý nghĩa lâm sàng:
Bởi sự phổ biến của enzym ở tất cả các mô, sự tăng hoạt độ LDH huyết thanh
xảy ra trong những trạng thái bệnh lý khác nhau, nhƣ nhồi máu cơ tim, huyết tán và
bệnh lý gan, thận, phổi, cơ. Trong y văn, LDH huyết thanh đƣợc dùng cho chẩn đoán
nhồi máu cơ tim, thiếu máu huyết tán, u quá sản tế bào mầm buồng trứng, u tế bào
mầm tinh hoàn. Hoạt độ LDH đƣợc dùng trong theo dõi bệnh Hodgkin và u lym pho
không Hodgkin.
Sự tăng hoạt độ LDH huyết thanh đƣợc đề cập trong các bệnh lý gan, tuy nhiên
sự tăng này không nhiều so với sự tăng hoạt độ của các aminotransferase. Hoạt độ
LDH tăng đặc biệt cao (10 lần so với giá trị bình thƣờng) trong gan bị nhiễm độc kèm


vàng da và giảm nhẹ trong viêm gan virus, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Hoạt
độ LDH bình thƣờng hoặc tăng giới hạn 2 lần so với bình thƣờng trong xơ gan, vàng
da tắc mật. LDH-5 huyết thanh tăng đáng kể ở những bệnh nhân gan nguyên phát và

thứ phát do thiếu oxy.
Bệnh nhân mắc bệnh ác tính có hoạt độ LDH huyết thanh tăng, gồm 70% bệnh
nhân có di căn gan, 20% đến 60% bệnh nhân có di căn ngoài gan. LDH-1 tăng đáng kể
trong u tế bào mầm tinh hoàn và buồng trứng (61% trƣờng hợp).
2.3. Aldolase
Aldolase (EC 4.1.2.13; D-fructose-1,6-bisdiphosphate D-glyceraldehyde-3phosphate- lyase; ALD) xúc tác sự phân cắt D-fructose-l,6-diphosphat thành Dglyceraldehyd-3- phosphat (GLAP) và dihydroxyaceton-phosphat (DAP), một phản
ứng quan trọng của con đƣờng đƣờng phân.
ALD là tetramer với các tiểu đơn vị đƣợc xác định bởi 3 gen. Hai trong các gen
này sản sinh tiểu đơn vị A và B, xuất hiện với hoạt tính ở hầu hết các mơ, do vậy mẫu
hình isozym phổ biến nhất bao gồm tỷ lệ khác nhau tiểu đơn vị A và B tạo nên 5 thành
viên homopolymer của các isozym. Locus quyết định cấu trúc tiểu đơn vị C hoạt tính ở
mơ não.
Ý nghĩa lâm sàng
Định lƣợng hoạt độ ALD huyết thanh có ý nghĩa lâm sàng trong bệnh cơ xƣơng
nguyên phát. Nhìn chung, đo lƣờng hoạt độ ALD giúp ích cùng những kết quả đo
lƣờng các enzym khác, nhƣ: AST, LDH và đặc biệt CK. ALD đƣợc sử dụng thêm
cùng CK trong đánh giá các mẫu hình với nghi ngờ bệnh lý về cơ.
2.4. Glycogen phosphorylase
Glycogen phosphorylase (EC 2.4.1.1; l,4-alpha-D-glucan:orthophosphate alphaD-glucosyltransferase; GP) giữ vai trò thiết yếu trong điều hịa chuyển hóa
carbohydrat, xúc tác bƣớc đầu tiên của sự thối hóa glycogen thành glucose-1 phosphat. Vai trị sinh lý của GP cơ là cung cấp nhiên liệu cho nhu cầu năng lƣợng của
mô cơ. GP tồn tại trong tế bào cơ gắn liền với glycogen và hệ thống lƣới nguyên bào
cơ, hình thành phức hợp đại phân tử. Mức độ liên kết của GP với phức hợp này phụ
thuộc vào trạng thái chun hóa của cơ. Khi mơ thiếu oxy, glycogen bị bẻ gẫy và mất
đi, GP bị hòa tan và di chuyển từ thành phần lƣới nguyên bào cơ ngoại vi trực tiếp vào
dịch ngoại bào.


GP là dimer với 2 tiểu đơn vị. Trong các mơ ở ngƣời có 3 isozym GP: GP-LL,
GP-MM và GP-BB. Cơ xƣơng của ngƣời trƣởng thành chỉ có GP-MM. GP-LL là
isozym chủ yếu trong gan và các mô khác; ngoại trừ tim, cơ xƣơng và não. GL-BB là

isozym chủ yếu của não ngƣời. Ở tim, isozym BB và MM tồn tại nhƣng GP-BB là
isozym chính của cơ tim.
Ý nghĩa lâm sàng
GP-BB có độ nhạy hơn CK và CK-MB trong chẩn đốn tổn thƣơng cơ cấp tính
(AMI) trong 3 đến 4 giờ đầu sau tổn thƣơng. Bởi vậy, GP là một dấu ấn sinh học quan
trọng trong chẩn đoán sớm AMI. Tƣơng tự nhƣ các protein của bào tƣơng khác nhƣ
myoglobin và CK-MB, GP-BB có thể bị ảnh hƣởng đáng kể bởi sự thấm sớm của bệnh
mạch vành liên quan đến nhồi máu, với đỉnh tăng cao và sớm hơn. Tuy nhiên, GP-BB
không phải là protein đặc hiệu của tim và tính đặc hiệu nhƣ một dấu ấn cho thƣơng tổn
cơ tim có giới hạn.
3. ENZYM GAN
3.1. Aminotransferase
Aminotransferase gồm một nhóm các enzym xúc tác sự chuyển hóa các acid
amin thành acid α-cetonic và ngƣợc lại bằng cách vận chuyển nhóm amin. Aspartat
aminotransferase (EC 2.6.1.1; L-aspartate:2-oxoglutarate aminotransferase; AST) và
Alanin aminotransferase (EC 2.6.1.2; L-alanin:oxoglutarate aminotransferase; ALT)
có ý nghĩa lâm sàng nhiều nhất.
Các transaminase khu trú rộng rãi trong cơ thể. AST tìm thấy đầu tiên ở tim, gan,
cơ xƣơng và thận. ALT tìm thây đâu tiên ở gan và thận, với số lƣợng ít hơn so với ở
tim và cơ xƣơng (Bảng 1.5). ALT ở bào tƣơng, AST đƣợc tìm thấy ở bào tƣơng và
trong ty thể. Các enzym có cấu trúc dimer với 2 chuỗi polypeptid, vào khoảng 400
acid amin.
Ý nghĩa lâm sàng
Bệnh gan là nguyên nhân quan trọng nhất gây tăng hoạt độ transaminase trong
huyết thanh. Trong hầu hết các bệnh gan, hoạt độ ALT tăng cao hơn hoạt độ AST;
ngoại trừ viêm gan do rƣợu, xơ gan và u gan. Trong viêm gan virus và các loại khác
của bệnh gan liên quan đến sự hoại tử tế bào gan cấp tính, nồng độ AST và ALT huyết
thanh tăng trƣớc khi các hội chứng và dấu hiệu lâm sàng xuất hiện (ví dụ: vàng da).
Hoạt độ của 2 enzym tăng cao 100 lần hơn nữa so với giới hạn bình thƣờng. Đỉnh của
sự tăng hoạt độ xảy ra trong khoảng ngày thứ 7 đến ngày thứ 12, hoạt độ giảm nhanh

về mức bình thƣờng vào tuần thứ 3 đến tuần thứ 5 nếu nhƣ khơng có các biến cố.


Bảng 1.4. Hoạt độ Transaminase trong một số mô ở người
(số lần gấp so với trong huyết thanh, tính theo đơn vị U/L)
AST

ALT

Tim

7800

450

Gan

7100

2850

Cơ xƣơng

5000

300

Thận

4500


1200

Phổi

500

45

Hồng cầu

15

2

Huyết thanh

1

1

Sự tăng dai dẳng hoạt độ ALT trên 6 tháng sau giai đoạn viêm cấp tính là cơ sở
để chẩn đốn viêm gan mạn tính. ALT có thể bình thƣờng ở 15% đến 50% số bệnh
nhân viêm gan C mạn tính. Bệnh nhân viêm gan C cấp tính, ALT phải đƣợc theo dõi
định kỳ trong 1 đến 2 năm tiếp cho đến khi về bình thƣờng.
Bức tranh của viêm gan nhiễm độc khác với viêm gan nhiễm trùng. Gan bị tổn
thƣơng do acetaminophen có đỉnh transaminase tăng trên 85 lần so với giới hạn trên ở
90% trƣờng hợp, hình ảnh này hiếm gặp trong viêm gan virus. Hơn nữa, hoạt độ AST
và ALT có đỉnh tăng sớm điển hình và giảm nhanh.
Viêm gan nhiễm mỡ không do rƣợu là nguyên nhân phồ biến hơn gây tăng

transaminase so với viêm gan virus và do rƣợu. Nồng độ transaminase tăng trong
những trƣờng hợp viêm đƣờng mật ngoài gan. Hoạt độ transaminase trong gan xơ thay
đổi tùy theo tình trạng của q trình gan bị xơ hóa, từ 4 đến 5 lần cao hơn giói hạn trên
với tỷ số AST/ALT >1. Sự tăng hoạt độ của AST và ALT huyết thanh từ 2 đến 4 lần
gặp ở những bệnh nhân carcinoma gan nguyên phát hoặc di căn, trong đó AST táng
cao hơn ALT, tuy nhiên hoạt độ của chúng thƣờng ở mức bình thƣờng trong giai đoạn
sớm của ung thƣ gan. Sự tăng trung bỉnh hoặc nhẹ của hoạt độ 2 enzym cũng gặp sau
sử dụng thuốc, ví dụ các thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng sinh, thuốc
động kinh., các chất ức chế hydroxymethylglutaryl-coenzym A reductase, hoặc các
opiat. Những nguyên nhân ít gặp hơn gây tổn thƣơng gan mạn tính bao gồm bệnh
nhiếm sắt, bệnh Wilson, viêm gan tự miễn, xơ đƣờng mật nguyên phát, thiếu hụt a 1antitrypsin.
Hoạt độ AST và ALT huyết thanh tăng trong quá trình bệnh chịu ảnh hƣởng của
sự hấp thụ của tế bào gan. ALT là enzym đặc hiệu hơn của gan.


Sau AMI, hoạt độ AST huyết thanh tăng cần nghi ngờ do nồng độ cao của AST
tại cơ tim. Hoạt độ AST cũng tăng trong bệnh Duchenne, bệnh viêm đa cơ. Nói chung,
hoạt độ của AST ty thể (m-AST) trong huyết thanh tăng đáng kể ở bệnh nhân có thối
hóa và hoại tử tế bào gan. Tỷ số hoạt độ m-AST/AST tồn phần rất có ích cho chẩn
đốn viêm gan rƣợu. Tỷ số này dƣờng nhƣ giúp xác định rõ tình trạng tế bào gan ―typ
hoại tử‖.
3.2. Glutamat dehydrogenase
Glutamat dehydrogenase (EC 1.4.1.3; L-glutamate: NAD(P) oxidoreductase;
GLDH) là enzym ty thể đƣợc tim thấy chủ yếu ở gan, cơ tim và thận, với số lƣợng nhỏ
ở các mô khác nhƣ não, cơ xƣơng và tế bào lympho.
GLDH là enzym gắn Zn, gồm 6 chuỗi polypeptid. Enzym xúc tác sự chuyển
hydro từ L-glutamat hình thành 2-oxoglutarat. GLDH bị ức chế bởi các ion kim loại
nhƣ Ag+ và Hg+, bởi một số tác nhân chelat hóa và bởi L-thyroxin.
Ý nghĩa lâm sàng
GLDH tăng trong huyết thanh của bệnh nhân bị thƣơng tổn tế bào gan. Hoạt độ

tăng 4-5 lần trong viêm gan mạn, tăng 2 lần trong xơ gan. GLDH tăng rất cao trong
nhiễm độc halothane và một số độc tố khác. Chìa khóa chẩn đoán phân biệt là xác định
nơi khu trú trong cơ quan và trong tế bào của enzym. Là enzym đặc hiệu của ty thể,
GLDH đƣợc giải phóng từ những tế bào bị hoại tử; bởi vậy, khi so sánh bệnh lý viêm,
và trong điều kiện này, sự giải phóng enzym bào tƣơng, nhƣ ALT, với số lƣợng đáng
kể. Hai enzym m-AST, GLDH có giá trị trong việc xác định mức độ khốc liệt của sự
phá hủy tế bào gan.
GLDH có nồng độ cao ở vùng trung tâm của tiểu thùy gan hơn ở vùng ngoại vi.
Sự phân bố này trái ngƣợc với ALT. Bởi vậy, sự giải phóng GLDH cho biết trƣớc tình
trạng hoại tử vùng trung tâm tiểu thùy gan.
3.3. Alkaline phosphatase
Alkaline phosphatase (EG 3.1.3.1 orthophosphoric-monoester phosphohydrolase
- ALP).
ALP có trong hầu hết các cơ quan của cơ thể và đặc biệt gắn với màng và bề mặt
các tế bào của niêm mạc ruột non và ống lƣợn gần của thận, trong xƣơng (tạo cốt bào),
gan và rau thai. Mặc dù chức năng chuyển hóa của enzym chƣa biết, nhƣng chác chắn
ALP gắn liền với sự vận chuyển lipid ở ruột non và vận chuyển canxi ở xƣơng.


ALP có trong huyết thanh ngƣời trƣởng thành khỏe mạnh có nguồn gốc chính từ
gan, một nửa hoạt tính của ALP đến từ xƣơng. Một số lƣợng nhỏ ALP của ruột non
cũng có mặt trong huyết thanh của các cá thể nhóm máu B hoặc O.
Ý nghĩa lâm sàng
Sự tăng hoạt độ ALP huyết thanh bắt nguồn phổ biến từ một hoặc hai cơ quan:
gan và xƣơng. Đo lƣờng hoạt độ ALP huyết thanh nhằm khảo sát bệnh lý gan-mật và
bệnh lý xƣơng liên quan đến hoạt tính tăng của tạo cốt bào.
Đáp ứng của gan đối với bất kỳ tắc mật do nguyên nhân gì gây tăng tổng hợp
ALP bởi tế bào gan. Một số enzym mới hình thành đi vào vịng tuần hồn, gây tăng
hoạt độ ALP trong huyết thanh. Sự tăng hoạt độ đáng kể (hơn 3 lần) trong tắc đƣờng
mật ngồi gan (ví dụ: sỏi hay ung thƣ đầu tụy) nhiều hơn so với tắc đƣờng mật trong

gan. Hoạt tính enzym trong huyết thanh có thể tăng gấp 10 đến 12 lần so với giới hạn
trên và thƣờng trở về bình thƣờng sau phẫu thuật tắc mật. Sự tăng tƣơng tự trên bệnh
nhân ung thƣ gan nguyên phát hoặc ung thƣ di căn thứ phát. Bệnh gan tác động đến tế
bào nhu mô gan nhƣ viêm gan nhiễm khuẩn, hoạt độ ALP tăng trung bình (dƣới 3 lần)
hoặc khơng tăng. Hoạt độ ALP có thể tăng trong phản ứng với thuốc.
Hoạt độ ALP tăng 2-3 lần so với giá trị bình thƣờng có thể thấy ở phụ nữ mang
thai tháng thứ 3, có nguồn gốc từ rau thai. Tăng hoạt độ ALP huyết thanh có thể mang
tính gia đình do nồng độ ALP của ruột non tăng cao. Tăng tạm thòi, tăng nhẹ của ALP
huyết thanh ở trẻ nhỏ, có thể gồm thể gan và xƣơng.
Kết quả phân tích isozym của ALP huyết thanh cho biết isozym của rau thai xuất
hiện trong huyết thanh bệnh nhân mắc bệnh ác tính.
3.4. Gamma-Glutamyl Transferase
Pepidase là enzym xúc tác sự thủy phân chuỗi peptid thành các acid amin hoặc
peptid mạch ngắn hơn. Một số enzym giữ vai trò xúc tác sự vận chuyển acid amin từ
peptid này đến peptid khác. Gamma-Glutamyl Transferase (EC 2.3.3.2; γ-glutamylpeptide: amino acid γ -glutamyl-transferase; GGT) xúc tác sự vận chuyển nhóm γ glutamyl từ peptid và hợp chất chứa nó đến chất nhận. Chất nhận γ -glutamyl là cơ
chất.
GGT có ở ống lƣợn gần của thận, gan, tụy và ruột. Enzym có trong bào tƣơng
(microsom), nhƣng phân đoạn lớn hơn khu trú ở màng tế bào và có thể vận chuyển các
acid amin và peptid vào trong tế bào qua màng tế bào dƣới dạng γ -glutamyl peptid.
Nó cũng liên quan đến chuyển hóa glutathion.


Hoạt độ GGT huyết thanh có nguồn gốc ban đầu từ gan.
Ý nghĩa lâm sàng
Mặc dù GGT có nồng độ cao nhất ở tổ chức thận, nhƣng hoạt độ GGT huyết
thanh có nguồn gốc ban đầu từ hệ thống gan-mật. GGT là chỉ điểm nhậy đối với các
bệnh lý gan mật. Tắc mật trong gan hoặc sau gan có hoạt độ GGT huyết thanh tăng 5
đến 30 lần giới hạn trên. Hoạt độ GGT tăng cao cũng tìm thấy trên những bệnh nhân
ung thƣ gan nguyên phát hoặc thứ phát (di căn), trong trƣờng hợp này những thay đổi
của GGT huyết thanh xảy ra sớm hơn và rõ rệt hơn so với các enzym gan khác. Sự

tăng trung bình (2-5 lần bình thƣờng) trong viêm gan nhiễm khuẩn. Hoạt độ GGT
huyết thanh tăng trong nhiễm độc thuốc, trong viêm tụy mạn tính và ung thƣ tụy (liên
quan đến sự tắc mật trong gan), tăng 5 đến 15 lần giới hạn trên.
Tăng hoạt độ GGT cũng thấy ở ngƣời viêm gan do rƣợu và chủ yếu ở ngƣời
nghiện rƣợu. Hoạt độ GGT huyết thanh tăng khi sử dụng một sổ thuốc nhƣ
phenobarbital. Thuốc và rƣợu ảnh hƣởng đến cấu trúc microsom của tế bào gan.
Trong AMI, hoạt độ GGT huyết thanh hầu nhƣ bình thƣờng, có thể tăng nhẹ
4. ENZYM TỤY
4.1. Amylase
A-amylase (EC 3.2.1.1; 1,4- α -D glucan glucanohydrolase; AMY) là enzym
thủy phân, xúc tác sự thủy phân liên kết 1,4-a-glucosid trong polysaccarid. Cả
polyglucan mạch thẳng và polyglucan mạch nhánh nhƣ amylopectin, glycogen đều bị
thủy phân, nhƣng với các tỷ lệ khác nhau.
Enzym huyết thanh có nguồn gốc từ tụy (P-AMY) và tuyến nƣớc bọt (S-AMY)
Ý nghĩa lâm sàng
Hoạt độ AMY huyết thanh thấp và hằng định. Hoạt độ tăng cao trong viêm tụy
cấp và viêm tuyến nƣớc bọt. Trong viêm tụy cấp, hoạt độ tăng của AMY xảy ra trong
vòng 5 đến 8 giờ của sự khởi phát hội chứng, hoạt độ AMY trở về bình thƣờng vào
ngày thứ 3 hoặc 4, thƣờng gặp hoạt độ AMY tăng 4-6 lần so với giới hạn trên và đạt
nồng độ tối đa trong 12 đến 72 giờ. Mức độ tăng hoạt độ của enzym khơng liên quan
đến sự khác biệt về tính chất phức tạp của mô tụy, tuy nhiên, sự tăng cao của hoạt độ
enzym chỉ rõ tình trạng viêm tụy cấp. Sự thanh lọc AMY ra khỏi hệ tuần hoàn là con
đƣờng bài tiết của thận qua nƣớc tiểu, sự tăng hoạt độ AMY huyết thanh sẽ dẫn đến
tăng hoạt độ AMY trong nƣớc tiểu. Sự tăng hoạt độ enzyrn trong nƣớc tiểu cao hơn và
kéo dài hơn so với trong huyết thanh.


Bệnh lý đƣờng dẫn mật, ví dụ: viêm túi mật, gây tăng khoảng 4 lần hoạt độ AMY
huyết thanh. Trong thiểu năng thận, hoạt độ AMY huyết thanh tăng tƣơng ứng với sự
suy giảm chức năng của thận. Tăng AMY máu cũng xuất hiện trong bệnh lý khối u.

Khối u ở phổi hoặc ở buồng trứng gây tăng hoạt độ AMY huyết thanh.
4.2. Lipase
Lipase của ngƣời (EC 3.1.1.3; triacylglycerol acylhydrolase; LPS) là một
glycoprotein chuỗi đơn, trọng lƣợng phân tử 48.000. Nồng độ LPS ở tuyến tụy vào
khoảng 5000 lần lớn hơn ở các mô khác và sự chênh lệch giữa tuyến tụy với huyết
thanh vào khoảng 20.000 lần. Trong hoạt động xúc tác của lipase, sự có mặt của muối
mật và chất cộng tác cofactor (colipase) là cần thiết.
Hầu hết lipase trong huyết thanh có nguồn gốc từ tụy, một lƣợng nhỏ đƣợc bài
tiết - bởi tuyến nƣớc bọt dƣới lƣỡi, dạ dày, phổi và niêm mạc ruột non. EPS lọc dễ
dàng qua cầu thận.
Ý nghĩa lâm sàng
Đo lƣờng hoạt độ LPS huyết thanh nhằm chẩn đoán viêm tụy cấp. Độ nhậy và độ
đặc hiệu vào khoảng 80% đến 10%. Sau tấn công viêm tụy cấp, hoạt độ LPS huyết
thanh tăng trong vòng 4-8 giờ, đạt đỉnh khoảng 24 giờ và giảm trong khoảng 8-14
ngày. Nồng độ tăng của LPS có thể kéo dài hơn, mức tăng cao có thể gấp 2-50 lần giới
hạn. Mức độ tăng hoạt độ LPS huyết thanh không tỷ lệ với mức độ viêm cấp của tụy.
Viêm tụy cấp đơi khi gặp khó khăn trong chẩn đốn, bởi vì triệu chứng của viêm
các cơ quan khác trong ổ bụng cũng có thể tƣơng tự, ví dụ: thủng dạ dày, loét tá tràng,
tắc một non,... Trong chẩn đoán phân biệt, sự tăng hoạt độ LPS huyết thanh gấp 5 lần
giới hạn là chẩn đoán đặc hiệu của sự tăng hoạt độ LPS huyết thanh.
Tắc ống dẫn tụy bởi sỏi hoặc ung thƣ tụy có thể gây tăng hoạt độ LPS huyết
thanh, nó phụ thuộc vào vị trí tắc và phàn mơ tụy cịn chức năng. Những bệnh nhân có
mức lọc cầu thận giảm cũng tăng hoạt độ LPS huyết thanh, bởi vậy hoạt độ LPS huyết
thanh cao góp phần chẩn đốn bệnh thận. Những bệnh nhân điều trị thuốc Opiat có thể
có hoạt độ LPS huyết thanh tăng (do co thắt cơ Oddi).
5. ENZYM XƢƠNG
Enzym xƣơng đƣợc sản sinh trực tiếp từ tạo cốt bào (ALP của xƣơng) và hủy cốt
bào (tartrate-resistant acid phosphatase)



5.1. Alkaline phosphatase (ALP xƣơng)
Dạng isozym ALP của xƣơng, gan và thận đều đƣợc tổng hợp bởi một gen. ALP
xƣơng đƣợc tổng hợp từ tạo cốt bào. Enzym này là chỉ điểm tuyệt vời của hoạt động
hình thành hệ xƣơng.
Ý nghĩa lâm sàng
Trong các bệnh lý của xƣơng, nồng độ ALP xƣơng cao nhất trong bệnh Paget
(biến dạng xƣơng), bởi đó là kết quả hoạt động của tạo cốt bào. Thiếu Vitamin D,
nồng độ ALP tăng 2-4 lần so với bình thƣờng và giảm chậm trong quá trình điều trị.
Cƣờng tuyến giáp trạng nguyên phát và thứ phát gây tăng trung bình hoặc nhẹ hoạt độ
ALP huyết thanh. Nồng độ ALP tăng cao trên những bệnh nhân ung thƣ xƣơng. Nồng
độ ALP tăng nhẹ ở những ngƣời bị loãng xƣơng, không phụ thuộc vào tuồi. Giai đoạn
phát triển sinh lý của xƣơng có hoạt độ ALP huyết thanh tăng, do vậy, hoạt độ ALP
trong huyết thanh trẻ đang lớn cao hơn 1,5-7 lần so với ngƣời trƣởng thành và đạt đỉnh
cao ở nữ sớm hơn ở nam.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày những cơ sở khoa học của việc định lƣợng hoạt độ enzym huyết
thanh.
2. Trình bày ý nghĩa lâm sàng của một số enzym chính của mơ cơ.
3. Trình bày ý nghĩa lâm sàng của một số enzym chính trong mơ gan.
4. Trình bày ý nghĩa lâm sàng của amylase và lipase của mơ tụy.
5. Trình bày ý nghĩa lâm sàng của alkalin phosphatase của mô xƣơng.


Chƣơng 2: RỐI LOẠN CHUYẾN HÓA CARBOHYDRAT
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Định nghĩa được carbohydrat, phân loại và mô tả được ba nhóm chính của
carbohydrat.
2. Trình bày được lược đồ các con đường chuyển hóa carbohydrat và ý nghĩa của
chúng: đường phân, chu trình pentose, tân tạo đường, thối hóa và tổng hợp glycogen.
3. Mô tả được nguồn gốc, các yếu tố điều hịa nồng độ glucose máu.

4. Mơ tả được sinh lý bệnh của hạ glucose máu, tăng glucose máu và mối liên
quan của các xét nghiệm với các tình trạng bệnh lý.
5. Mô tả được một số đặc điểm lâm sàng chính, đặc điểm xét nghiệm của một số
bệnh rối loạn chuyển hỏa carbohydrat bẩm sinh: galactosemia, không dung nạp
fructose, ứ glycogen, rối loạn chuyển hỏa mucopolysaccarid.
6. Trình bày được các nguyên lý kỹ thuật, loại mẫu bệnh phẩm được lựa chọn, các
ưu nhược điểm của các phương pháp phân tích glucose.
7. Trình bày được các kỹ thuật phân tích thể ceton.
8. Kể tên được các kỹ thuật sử dụng định lượng HbA1C và ứng dụng lâm sàng của
xét nghiệm.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Carbohydrat và các sản phẩm dị hóa của chúng là nguồn cung cấp năng lƣợng
quan trọng cho cơ thể con ngƣời. Mặc dù cả ba nhóm carbohydrat, protein và lipid đều
đƣợc cơ thể sử dụng là nguồn cung cấp năng lƣợng, carbohydrat là nguồn cung cấp
năng lƣợng chính cho não, hồng cầu và tế bào võng mạc.
1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI
Carbohydrat là các dẫn xuất aldehyd hoặc ceton của các polyalcol.
Carbohydrat đƣợc phân làm ba nhóm chính:
1.1. Monosaccarid
Monosaccarid là các đƣờng đơn, chứa một nhóm aldehyd hoặc ceton và có hai
hay nhiều hơn hai nhóm hydroxyl. Công thức phân tử là (CH2O)n, n = 3 hoặc lớn hơn.
Các monosaccarid chứa nhóm aldehyd gọi là aldose, chứa nhóm ceton gọi là cetose.
Các hexose, đặc biệt là D-glucose là monosaccarid hay gặp nhất trong tự nhiên. Phần
lớn các monosaccarid trong tự nhiên có cấu hình D.
Vì các monosaccarid chứa các nhóm aldehyd hoặc ceton tự do, chúng có thể khử
các tác nhân oxy hóa nhƣ Cu2+, ferricyanid hoặc hydroperroxid. Trong phản ứng này,


monosaccarid bị oxy hóa thành acid tƣơng ứng. Đặc tính này là cơ sở cho các kỹ thuật
phân tích glucose.

1.2. Oligosaccarid
Oligosaccarid gồm một số monosaccarid liên kết với nhau bằng liên kết glycosid.
Oligosaccarid đơn giản nhất và hay gặp nhất trong tự nhiên là disaccarid. Disaccarid
hay gặp trong tự nhiên là saccarose (đƣờng mía), lactose (đƣờng có trong sữa) và
maltose.
1.3. Polysaccarid
Polysaccarid gồm nhiều monosaccarid liên kết với nhau bằng liên kết glycosid.
Polysaccarid hay quan trọng nhất trong tự nhiên là tinh bột, carbohydrat dự trữ của
thực vật, và glycogen, carbohydrat dự trữ chính của động vật.
2. TĨM LƢỢC ĐẶC ĐIỂM CHUYỂN HĨA CARBOHYDRAT
Carbohydrat là một trong ba thành phần chính trong thức ăn của con ngƣời.
Trƣớc khi đƣợc hấp thu và sử dụng, chúng phải đƣợc thối hóa thành các
monosaccarid. Q trình này xảy ra trong ống tiêu hóa. Đầu tiên, amylase nƣớc bọt
thủy phân tinh bột tạo thành các dextrin và maltose. Khi đến dạ dày, pH acid của dịch
vị sẽ bất hoạt amylase nƣớc bọt. Tới ruột, pH kiềm và amylase của tụy sẽ tiêu hóa tinh
bột và glycogen thành maltose. Maltose, lactose hay saccarose sẽ bị thủy phân bởi các
disaccaridase của niêm mạc ruột tạo thành các monosaccarid: glucose, galactose và
fructose. Các monosaccarid đƣợc hấp thu qua thành ruột vào máu và chuyển tới gan
qua hệ thống tĩnh mạch cửa.
Vì glucose là monosaccarid đƣợc cơ thể sử dụng để cung cấp năng lƣợng,
galactose và fructose đƣợc chuyến thành glucose bởi các enzym của gan. Đầu tiên,
glucose đƣợc phosphoryl hóa thành glucose-6- phosphat dƣới tác dụng của
hexokinase. Glucose-6-phosphat là trung tâm cho ba con đƣờng chuyển hóa của
glucose.
Nếu cơ thể cần năng lƣợng, glucose đƣợc thối hóa thành CO2 và nƣớc, cung cấp
ATP. Quá trình chuyển glucose thành pyruvat gọi là con đƣờng đƣờng phân, xảy ra ở
bào tƣơng của tế bào, không cần oxy và cung cấp 2 ATP/một phân tử glucose. Pyruvat
có thể chuyển thành lactat trong điều kiện yếm khí. Trong điều kiện ái khí, pyruvat sẽ
đƣợc chuyển vào ty thể, đƣợc khử carboxyl và oxy hóa để tạo thành acetyl CoA.
Acetyl CoA đi vào chu trình acid citric, đốt cháy hồn thành CO2 và nƣớc, và tạo 12

ATP/ phân tử acetylCoA. Oxy hóa hồn toàn một phân tử glucose cung cấp 38 ATP.


×