Tải bản đầy đủ (.pdf) (358 trang)

Nghiên cứu chính sách đối ngoại mỹ đối với việt nam sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay tiếp cận từ thuyết hiện thực mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 358 trang )


Chịu trách nhiệm xuất bản
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung
PHĨ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
TS. ĐỖ QUANG DŨNG
Biên tập nội dung:

ThS. CÙ THỊ THÚY LAN
ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
ĐỖ MINH CHÂU
ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ

Trình bày bìa:

LÊ THỊ HÀ LAN

Chế bản vi tính:

PHẠM THU HÀ

Đọc sách mẫu:

ĐỖ MINH CHÂU
BÙI BỘI THU

Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 4854-2020/CXBIPH/9-347/CTQG.
Số quyết định xuất bản: 5617-QĐ/NXBCTQG, ngày 01/12/2020.
Nộp lưu chiểu: tháng 12 năm 2020.
Mã ISBN: 978-604-57-6269-1.





Biên mục trên xuất bản phẩm
của Th viện Quốc gia Việt Nam
Lê Đình Tĩnh
Chính sách đối ngoại Mỹ: Tiếp cận từ thuyết Hiện thực mới và
trờng hợp Việt Nam sau khi bình thờng hoá quan hệ đến nay / Lê
Đình TÜnh. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2020. - 356tr. ; 21cm
ISBN 9786045758106
1. Chính sách đối ngoại 2. Mỹ 3. ViÖt Nam
327.730597 - dc23
CTH0645p-CIP



CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ: TIẾP CẬN...


5

LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Chính sách đối ngoại có vai trị quan trọng bởi nó bao
gồm các biện pháp mà một quốc gia lựa chọn nhằm bảo vệ
và phát huy lợi ích của quốc gia đó. Hiện nay, trên chính
trường quốc tế, chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn là tâm điểm
thu hút sự chú ý của các nước bởi nhiều nguyên nhân, trong
đó có ảnh hưởng của các tư tưởng khác nhau, thể hiện bằng
những sắc thái khác nhau qua mỗi đời tổng thống Mỹ. Các
nhà phân tích quốc tế vẫn ln đặt câu hỏi: Chính sách đối

ngoại của Mỹ được xây dựng trên cơ sở lý luận nào? Những
yếu tố nội bộ và bên ngoài nào tác động tới nó trong từng
thời kỳ? Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về những
yếu tố tác động tới chính sách đối ngoại của Mỹ nhưng các
nghiên cứu về mặt lý luận vẫn chưa cho thấy sự khác biệt rõ
rệt trong cách tiếp cận, phương pháp cũng như lý giải chính
sách trong thực tiễn.
Để cung cấp thêm cho bạn đọc cách tiếp cận của thuyết
Hiện thực mới đối với chính sách đối ngoại Mỹ từ sau Chiến
tranh lạnh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản
cuốn sách Chính sách đối ngoại Mỹ: Tiếp cận từ thuyết Hiện
thực mới và trường hợp Việt Nam sau khi bình thường hóa
quan hệ đến nay của TS. Lê Đình Tĩnh, Học viện Ngoại giao.


6

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ: TIẾP CẬN...

Cuốn sách phân tích, vận dụng và đối chiếu thuyết Hiện thực
mới vào những biểu hiện cụ thể của chính sách đối ngoại Mỹ,
nhấn mạnh trường hợp cụ thể của Việt Nam từ sau khi bình
thường hóa quan hệ đến nay. Đây là cuốn sách nghiên cứu
chính sách đối ngoại của Mỹ từ góc độ lý thuyết Hiện thực mới
lần đầu được công bố rất có giá trị tham khảo đối với các nhà
nghiên cứu, giảng viên, sinh viên chuyên ngành Phân tích
chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế. Ngoài ra, phần “Đại
sự ký” của cuốn sách đã tổng kết, ghi lại những mốc quan trọng
trên chặng đường 25 năm bình thường hóa và phát triển quan
hệ (1995-2020), cung cấp nhiều thơng tin hữu ích cho các bạn

đọc quan tâm tới quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ.
Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 5 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT


7

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới GS.TS. Nguyễn
Thái Yên Hương vì đã động viên tôi đi đến cuối chặng
đường gian nan này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo
Học viện Ngoại giao và các đồng nghiệp ở Viện Nghiên cứu
Chiến lược, Viện Biển Đơng, Khoa Chính trị quốc tế và
Ngoại giao Việt Nam đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành
cơng việc của mình. Tơi xin dành lời cảm ơn tới Khoa Sau
Đại học - Học viện Ngoại giao đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong
suốt những năm vừa qua.
Để hồn thành cuốn sách này tôi cũng xin bày tỏ sự biết
ơn đến tất cả các giáo sư, các thầy cô giáo, các nhà nghiên
cứu, đồng nghiệp công tác tại các trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Quan hệ
quốc tế - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Nghiên cứu Trung
Quốc, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - Viện Hàn lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam, Viện Sử học, Cục Khoa học, chiến
lược và lịch sử Bộ Công an, Viện Nghiên cứu Chiến lược



8

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ: TIẾP CẬN...

Bộ Quốc phịng mà tôi đã nghiêm túc tham khảo, tiếp thu ý
kiến trong q trình thực hiện cuốn sách.
Về phía Bộ Ngoại giao, tơi xin cảm ơn nhiều đồng
nghiệp đã giúp tơi có những phân tích sâu sắc và tồn diện
hơn. Xin cảm ơn TS. Nguyễn Đình Ln đã cho tơi những lời
khun có giá trị học thuật cao.
Tơi xin cảm ơn Cleo Paskal - Viện các vấn đề Quốc tế
Hoàng gia Anh, TS. Lê Linh Lan, TS. Tô Minh Thu, TS. Đỗ
Thanh Hải, ThS. Bùi Quốc Khánh đã sẵn lòng đồng tác giả
với tôi trong nhiều bài viết quan trọng. Cảm ơn Ban biên tập
các ấn phẩm khoa học Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế (Học viện
Ngoại giao), Tạp chí Châu Mỹ ngày nay (Viện Nghiên cứu
châu Mỹ), The World Today (Anh), The Diplomat (Nhật Bản),
Global Asia (Hàn Quốc), Issues and Insights (Mỹ), East Asia
Forum, The Interpreter (Ơxtrâylia), Nxb. Chính trị quốc gia
Sự thật, Nxb. Thế giới, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS (Xingapo), Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc
phịng (Ấn Độ) và Nxb. Routledge đã ưu ái tạo điều kiện
cơng bố các cơng trình có liên quan của tơi.
Nhiều nhận định và phân tích nêu trong cuốn sách này
bắt nguồn từ những cuộc phỏng vấn mà tôi thực hiện trong
q trình viết. Vì lý do đó, tơi xin được cảm ơn các Giáo sư
John Mearsheimer, nhà Hiện thực mới (Đại học Chicago),
Brantly Womack (Đại học Virginia), Nguyễn Mạnh Hùng (Đại
học George Mason), Ted Widmer (Đại học Brown) - người viết
diễn văn cho Tổng thống B. Clinton, các nhà nghiên cứu Mark

Manyin - Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, Joshua
Kurlanzick - Hội đồng Đối ngoại Mỹ, TS. Richard Cronin,


9

LỜI CẢM ƠN

Trung tâm Stimpson, chuyên gia về an ninh nguồn nước
sông Mê Công, TS. Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên
cứu An ninh châu Á - Thái Bình Dương và một số nhà ngoại
giao khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn Nxb. Chính trị quốc gia Sự
thật và các đồng nghiệp Lại Anh Tú, Bùi Quốc Khánh,
Nguyễn Thùy Anh, Đỗ Huyền Trang, Đào Thị Thu Hiền,
Nguyễn Trọng Lạc và Vũ Thị Thu Ngân (Học viện Ngoại
giao), Hoàng Hải Long (Đại học Depauw), đã hỗ trợ tôi thực
hiện nhiều công việc liên quan đến nội dung và kỹ thuật.
Hà Nội, tháng 5 năm 2020
Tác giả


CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ: TIẾP CẬN...


11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ADMM+


Tiếng Anh
ASEAN

Defence Hội nghị Bộ trưởng

Ministers

Meeting Quốc phòng ASEAN
mở rộng

Plus
APEC

Tiếng Việt

Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác
Cooperation

Kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương

ARF

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn Khu vực
ASEAN

ASEAN


Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia
Asian Nations

BIT

Bilateral

Investment Hiệp định Đầu tư

Agreement
BTA

Bilateral
Agreement

COC

Đông Nam Á
song phương
Trade Hiệp định Thương
mại song phương

Code of Conduct in Quy tắc Ứng xử của
the South China Sea các bên ở Biển Đông
(East Sea)


12
DOC


CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ: TIẾP CẬN...

Declaration of Conduct Tuyên bố Ứng xử của
in the South China các bên ở Biển Đông
Sea (East Sea)

DRAGON

Delta Research and Mạng lưới Nghiên
Global

EAS

Observation cứu



Quan

sát

Network

Đồng bằng Tồn cầu

East Asia Summit

Hội nghị Cấp cao
Đơng Á


EU

European Union

FDI

Foreign

FMF

Liên minh châu Âu

Direct Đầu tư trực tiếp nước

Investment

ngoài

Foreign Military Finance

Chương trình tài chính
qn sự nước ngồi

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định Thương
mại tự do


GDP

Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc
dân

GSP

General

System

of Quy chế ưu đãi thuế

Preferences

quan phổ cập

G20

Group of 20

Nhóm G20

IMET

International


Military Chương trình Đào

Education and Training

tạo và huấn luyện
quân sự quốc tế


13

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

IMF

International

Quỹ Tiền tệ quốc tế

Moneytary Fund
ITAR
LMI

International Traffic in Quy định về bn
Arms Regulations

bán vũ khí quốc tế

Lower Mekong Initiative

Sáng kiến hợp tác hạ

nguồn sông Mê Cơng

MES
MIA

Market

Economy Quy chế kinh tế thị

Status

trường

Missing in Action

Mất tích trong chiến
tranh

MRC

Mekong River Commission Ủy hội sông Mê Công

NATO

North Atlantic Treaty Khối Hiệp ước Bắc
Đại Tây Dương

Organization
PNTR


Permanent

Normal Quy chế thương mại

Trade Relations

bình thường vĩnh viễn

POW

Prisoner of War

Tù binh chiến tranh

PPP

Purchasing Power Parity

Ngang giá sức mua

PSI

Proliferation Security Sáng kiến An ninh
Initiative

TAC

chống phổ biến

Treaty of Amity and Hiệp ước Thân thiện

Cooperation in Southeast và Hợp tác khu vực
Asia

TIFA

Đông Nam Á

Trade and Investment Hiệp định khung về
Framework Agreement

thương mại và đầu tư


14
TPP

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ: TIẾP CẬN...

Trans - Pacific Parternship Hiệp định đối tác xuyên
Agreement

Thái Bình Dương

UN

United Nations

Liên hợp quốc

UNCLOS


United Nations Convention Công ước của Liên
on the Law of the Sea

USAID

hợp quốc về Luật Biển

United States Agency Cơ quan phát triển
for

International quốc tế Mỹ

Development
WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization Tổ chức Thương mại
Thế giới


15

LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách đối ngoại Mỹ có tác động lớn đến nền chính

trị quốc tế, do đó đặt ra nhu cầu tìm hiểu đối với giới
nghiên cứu và hoạch định chính sách của nhiều nước, trong
đó có Việt Nam. Tuy vậy, việc nhận diện và giải thích động
cơ, bản chất, nhân tố tác động và các khía cạnh liên quan
khác của chính sách này lại khơng đơn giản. Về thực tiễn,
đó là một chính sách phức tạp, với nhiều lớp nội dung, lĩnh
vực, quan điểm và phạm vi rộng lớn. Về lý thuyết, còn tồn
tại nhiều cách tiếp cận khác nhau, đôi lúc trái ngược và phủ
nhận lẫn nhau.
Là một trong những lý thuyết chính trị quốc tế có ảnh
hưởng lớn và “mang đậm tính chất Mỹ”, thuyết Hiện thực
mới có lợi thế trong việc phân tích chính sách đối ngoại Mỹ.
Với giả định về vai trò trung tâm của quốc gia - chủ thể
“đơn nhất”, “lý tính” - trong hệ thống quốc tế vơ chính phủ
và coi trọng yếu tố lợi ích quốc gia, tương quan so sánh lực
lượng, thuyết Hiện thực mới được nhiều học giả trên thế
giới vận dụng để phân tích chính sách đối ngoại các nước.
Thuyết Hiện thực mới có thể giúp phân tích hành vi của


16

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ: TIẾP CẬN...

quốc gia một cách nhất quán trong bối cảnh chưa xuất hiện
một lý thuyết hồn chỉnh và độc lập về chính sách đối
ngoại. Thơng qua các hệ luận điểm lơgích và được kiểm
chứng qua nhiều bằng chứng lịch sử, thuyết Hiện thực mới
có thể góp phần “giải mã” nhiều khía cạnh quan trọng
trong chính sách của Mỹ, giúp bổ sung và đối chiếu với

những cách tiếp cận đã được sử dụng ở Việt Nam trong
thời gian qua. Đồng thời, như các cuộc tranh luận học thuật
hiện nay cho thấy, thuyết Hiện thực mới không phải là
chiếc chìa khóa vạn năng có thể mở mọi cánh cửa về chân
lý; trong một số lĩnh vực, việc sử dụng những cơng cụ phân
tích khác như thuyết Thể chế hay Kiến tạo xã hội dường
như có thể giúp giải thích chính sách của Mỹ một cách hợp
lý và thuyết phục hơn. Bên cạnh đó cũng có những nỗ lực
đáng ghi nhận trong việc xây dựng một lý thuyết quan hệ
quốc tế “phi phương Tây” như của một số học giả Ấn Độ,
Nhật Bản, Trung Quốc và Đông Nam Á1.
Việc áp dụng thuyết Hiện thực mới để tìm hiểu chính
sách của Mỹ đối với Việt Nam có triển vọng đem đến những
kết quả cả về lý luận lẫn thực tiễn từ góc nhìn lợi ích của Việt
Nam. Sau 25 năm bình thường hóa và phát triển quan hệ,
việc đánh giá chính sách của Mỹ đối với Việt Nam ln cần
thiết, nhất là khi khả năng “nâng cấp quan hệ” lên tầm chiến
__________
1. Tham khảo thêm Amitav Acharya and Barry Buzan (eds): NonWestern International Relations Theory: Perspectives on and beyond Asia,
Rouledge, London, 2010.


LỜI MỞ ĐẦU

17

lược, thậm chí là “đối tác chiến lược” vẫn cịn để ngỏ. Người
Mỹ nghĩ gì và có lợi ích gì từ Việt Nam? Đâu là nền tảng tin
cậy để dự báo chính xác về thái độ và cách ứng xử của Mỹ
trong quan hệ với Việt Nam? Đây đều là những vấn đề đã

được nhiều cơng trình trong và ngoài nước đề cập nhưng do
cách tiếp cận khác nhau, nguồn dữ liệu, quan điểm và
phương pháp khác nhau nên đã đưa đến những kết quả
khác nhau. Những “cơ hội bị bỏ lỡ” hay những tình huống
Việt Nam ở “thế bị động” còn tồn tại cho thấy giới nghiên
cứu và hoạch định chính sách tiếp tục cần có đánh giá sâu và
kỹ hơn về Mỹ. Cịn từ góc độ nghiên cứu ở Việt Nam, việc
vận dụng thuyết Hiện thực mới có thể giúp làm rõ thêm một
trong những lối tư duy, nhãn quan quan trọng hàng đầu của
người Mỹ về thế giới và quan hệ quốc tế, đồng thời thơng
qua đó kiểm chứng mức độ ảnh hưởng của lý thuyết này
trong giới tư vấn và hoạch định chính sách của Mỹ; từ đó rút
ra những nhận định về cách tiếp cận chính sách của Mỹ, ví
dụ về sự cần thiết phải có thêm những lăng kính mới để
đánh giá tồn diện và chính xác hơn.
Tóm lại, chính sách đối ngoại của Mỹ với thế giới nói
chung và với Việt Nam nói riêng hàm chứa những yếu tố
phức tạp của lý thuyết và thực tiễn. Nước Mỹ đã để lại
những dấu ấn sâu rộng trong lịch sử quan hệ quốc tế và
ngày nay đang tiếp tục đóng vai trị như một trong những
chủ thể quan trọng hàng đầu của thế giới. Hai nước Việt
Nam và Mỹ có nhiều duyên nợ trong lịch sử, từ những hạt
giống của trang trại Jefferson, người sau này trở thành Tổng


18

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ: TIẾP CẬN...

thống thứ ba của Mỹ, đến những chuyến đi của Sứ thần Bùi

Viện dưới triều nhà Nguyễn; từ cuộc chiến bi thương mà
người Mỹ gọi là “chiến tranh Việt Nam” đến nền ngoại giao
Hồ Chí Minh, trong đó có những ứng xử hợp tình, hợp lý
của Người với Chính phủ và nhân dân Mỹ, cũng như trong
những diễn biến sôi động của quan hệ song phương hiện
nay. Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam cơ bản là chính
sách của một siêu cường với một nước nhỏ (trong một thời
gian dài) và hiện nay là một “nước tầm trung mới nổi”1, cách
xa nhau không chỉ bởi Thái Bình Dương mà cịn về đồ thị
sức mạnh. Đặc biệt, chính sách này cịn dẫn đến khơng ít
nhận thức, cách tiếp cận, cách hiểu sai lệch, những “cơ hội bị
bỏ lỡ” cũng như tác động của những “nhân tố thứ ba”.
Cuốn sách Chính sách đối ngoại Mỹ: Tiếp cận từ thuyết
Hiện thực mới và trường hợp Việt Nam sau khi bình thường
hóa quan hệ đến nay sẽ tập trung lý giải những nội dung cơ
bản của chính sách đối ngoại Mỹ sau Chiến tranh lạnh dưới
lăng kính của thuyết Hiện thực mới, lựa chọn các chính sách
của Mỹ đối với Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường
hóa quan hệ năm 1995 để minh họa và kiểm chứng cho lý
thuyết này.
Cuốn sách này là kết quả nghiên cứu của quá trình
20 năm theo dõi, tìm hiểu về nước Mỹ của tác giả, trong
đó tập trung chủ yếu vào chính sách đối ngoại, được nâng
__________
1. Xem thêm Lowy Institute, Asia Power Index 2019, tại
, truy cập ngày 10/02/2020.


LỜI MỞ ĐẦU


19

cấp, cập nhật bổ sung dựa trên luận án tiến sĩ bảo vệ năm
2013. Vì xuất phát từ luận án và tổng hợp quá trình nghiên
cứu, nên nội dung chính mà cuốn sách hướng tới là các
vấn đề liên quan đến lý thuyết, phương pháp và cách tiếp
cận, thay vì chú trọng đến các diễn biến và sự kiện nhiều
khi có bản chất tương đồng, qua đó hy vọng đóng góp vào
lĩnh vực nghiên cứu này. Đồng thời, vì là cơng trình khoa
học nên cuốn sách cố gắng đề cao các yếu tố khách quan,
các lập luận có tính lơgích thay vì dựa vào các đánh giá
cảm tính hay chủ quan.


CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ: TIẾP CẬN...


21

CHƯƠNG I

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
BẰNG THUYẾT HIỆN THỰC MỚI
Chương này tập trung làm rõ các vấn đề lý luận có liên
quan đến phân tích chính sách đối ngoại cũng như khả năng
vận dụng thuyết Hiện thực mới vào phân tích chính sách đối
ngoại của một quốc gia. Việc thảo luận về tính khả thi,
những điểm bất cập trong quá trình vận dụng và nhận diện
những giả định cơ bản của thuyết Hiện thực mới sẽ tạo cơ sở
cho việc phân tích chính sách đối ngoại Mỹ ở những chương

tiếp theo.
I. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
Kể từ những năm 1960, phân tích chính sách đối ngoại
trở thành một nội dung quan trọng của chuyên ngành khoa
học chính trị. Một số ý kiến lạc quan hơn còn cho rằng đã
xuất hiện những lý thuyết hồn chỉnh về chính sách đối
ngoại, tách biệt với các lý thuyết chính trị quốc tế1.
__________
1. Alden, Chris: Foreign Policy Analysis, University of London,
London, 2011, p.10.


22

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ: TIẾP CẬN...

1. Tổng quan về các “trường phái lý thuyết”
Cho đến nay, nhìn chung, giới học thuật vẫn chưa có sự
đồng thuận về sự tồn tại của một lý thuyết chính sách đối
ngoại hồn chỉnh như các lý thuyết quan hệ quốc tế, dù ở
phương Tây hay châu Á. Cách hiểu về chính sách đối ngoại
hay các khái niệm có liên quan như ngoại giao vẫn cịn khác
nhau1. Trong khi đó, nhiều học giả đã và đang nỗ lực để tách
biệt phân tích chính sách đối ngoại với lý thuyết quan hệ quốc
tế, tìm cách xây dựng lý thuyết riêng, thậm chí tin tưởng rằng
có thể có những đóng góp trở lại cho lý thuyết sau2.
Do mục tiêu của nghiên cứu lý thuyết là tìm kiếm quy
luật và hệ quả của các loại hành vi, cũng như lý giải mối
quan hệ, cơ chế nhân quả bên trong mỗi quy luật đó nên
chính sách đối ngoại hầu như chưa có các lý thuyết đồng

hành. Cuộc tranh luận hiện nay về chính sách đối ngoại
thường tập trung vào phương pháp, khung phân tích và các
cơng cụ có thể áp dụng trong quá trình nghiên cứu. Tại
nhiều trường đại học ở các nước phương Tây, các môn học
liên quan đến chính sách đối ngoại thường có tên gọi “Phân
tích Chính sách đối ngoại”3 và lúc đầu cịn được xem như
__________
1. Xem thêm Vũ Dương Huân: Ngoại giao và Cơng tác ngoại giao,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.13-21.
2. Xem thêm Hudson, Valerie M: “Foreign Policy Analyis: ActorSpecific Theory and the Ground of International Relations”, Foreign
Policy Analysis, Vol. 1, 2005, pp.1-5.
3. Xem thêm Clarke M.: “The Foreign Policy System: A
Framework for Analysis”, in M. Clarke and B. White (eds):
Understanding Foreign Policy: The Foreign Policy Systems Approach
Edward Elgar, Cheltenham, 1989, pp.27-30.


Chương I: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI...

23

một nội dung của chun ngành Chính sách cơng1. Tại cơ sở
đào tạo trong nước như Học viện Ngoại giao Việt Nam,
Chính sách đối ngoại là một mơn học của Khoa Chính trị
quốc tế và Ngoại giao Việt Nam.
Sự khó khăn trong việc xây dựng lý thuyết chính sách
đối ngoại bắt nguồn từ hai nguyên nhân chủ yếu. Một là, khi
phân tích chính sách đối ngoại, các nhà nghiên cứu có xu
hướng tập trung vào một quy trình hoặc kết quả chính sách
cụ thể, do vậy các tham số lựa chọn thường có khung thời

gian, bối cảnh cụ thể, chỉ phù hợp với các trường hợp đơn lẻ.
Hai là, nhiều nhân tố khác nhau tại các cấp độ khác nhau đều
tác động đến q trình lựa chọn và triển khai chính sách
nhưng lý thuyết thì khơng thể bao hàm tất cả các tham số
này. Nếu tính đến tất cả các tham số, các lý thuyết sẽ phải
làm một cơng việc khó khăn, đó là chỉ ra và khái quát hóa
các mối quan hệ trong một hệ thống chặt chẽ về lơgích2.
Nếu lấy mục đích phân tích làm xuất phát điểm,
người ta thường đề cập ba “trường phái” phân tích chính
sách đối ngoại sau: Trường phái thứ nhất xuất phát từ
thuyết hành vi, tập trung nêu các giả thuyết có thể kiểm
chứng được trong điều kiện so sánh các yếu tố đầu vào và
đầu ra của chính sách đối ngoại3. Trường phái thứ hai lấy
__________
1. Xem thêm Carlsnaes, Walter: “On the Study of Foreign Policy”,
in Walter Carlsnaes, Thomas Risse, and Beth Simmons (eds): Handbook
of International Relations, Sage, London, 2002, pp.331-333.
2. Xem thêm Hudson, Valerie M.: “Foreign Policy Analyis: ActorSpecific Theory and the Ground of International Relations”, Foreign
Policy Analysis, Vol. 1, 2005, pp.2-3.
3. Xem thêm Rosenau, James: The Scientific Study of Foreign Policy,
Pinter, London, 1980, pp.178-190.


×