Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Hãy phân tích và chỉ ra những luận điểm sán tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.61 KB, 12 trang )

Đề bài:
Câu 1: Anh ( chị ) hãy chứng minh rằng : đến năm 1930 tư tưởng Hồ Chí
Minh được hình thành về cơ bản.
Câu 2: Anh (chị ) hãy phân tích và chỉ ra những luận điểm sán tạo của Hồ Chí
Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
Bài làm
Câu 1:
Trước hết ta đi tìm hiểu khái niệm tư tưởng ?.Nói đến khái niệm tư
tưởng là nói đến một hệ thống quan điểm, lý luận mang giá trị như một học
thuyết được xây dựng trên một thế giới quan và phương pháp luận nhất quán,
đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, phù hợp với
nhu cầu tiến hóa của thực tiễn nhất định, trở lại chỉ đạo và cải tạo thực tiễn
đó. Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời cũng là tất yếu của cách mạng Việt Nam
trong thời đại mới, nó đã mở ra con đường cứu nước cho dân tộc ta. Báo cáo
chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đọc trước Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX viết: ‘’Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống
quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin
vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại...’’.
Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời bắt nguồn từ giá trị truyền thống dân tộc
trong đó chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi; từ tinh hoa văn hoá nhân loại: nho
giáo, phật giáo, chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn; từ tư tưởng văn hoá
phương Tây bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác –Lênin và phẩm chất cá nhân Hồ
Chí Minh. Tư tưỏng này đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu
dài và đến năm 1930 nó đã được hình thành về cơ bản.
Trước năm 1911,nó mới chỉ là tư tưởng yêu nước thuơng nòi. Đây là
thời kỳ Hồ Chí Minh lớn lên và sống trong nỗi đau của người dân mất nước,
1
được sự giáo dục của gia đình, quê hương, dân tộc về lòng yêu nước thương
dân; sớm tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp; băn khoăn trước những


thất bại của các sĩ phu yêu nước chống Pháp; ham học hỏi, muốn tìm hiểu
những tinh hoa văn hóa tiên tiến của các cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở
châu Âu, muốn đi ra nước ngoài xem họ làm gì để trở về giúp đồng bào thoát
khỏi vòng nô lệ. Trong thời kỳ này, ở Hồ Chí Minh đã hình thành tư tưởng
yêu nước, thương dân, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống
của dân tộc, ham muốn học hỏi những tư tưởng tiến bộ của nhân loại.
Yêu nước đối với Người là gắn liền với yêu nhân dân. Người nói, lòng
thương yêu nhân dân và nhân loại của Người không bao giờ thay đổi…Người
có một ham muốn tột bậc là làm sao nước ta được độc lập, dân ta có cơm ăn,
áo mặc và được học hành. Người đã nêu ra chuẩn mực “trung với nước, hiếu
với dân” và phát triển những nội dung mới của chủ nghĩa yêu nước. Đó là yêu
nước dựa trên quan điểm giai cấp công nhân, yêu nước mở rộng ra thành tình
yêu vô cùng rộng lớn đối với nhân dân lao động, những người cùng khổ, đối
với giai cấp công nhân các nước trên thế giới. Trên cơ sở tư tưởng của giai
cấp công nhân, Người đã nêu ra nội dung mới: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân
gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội thì nhân dân
mình mới ngày một ấm no thêm, Tổ quốc ngày một giàu mạnh thêm.
Thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911-1920) .
Đây là giai đoạn Hồ Chí Minh có sự phát triển vượt bậc về mặt tư tưởng, từ
giác ngộ chủ nghĩa dân tộc tiến lên giác ngộ chủ nghĩa Mác- Lênin, từ một
chiến sĩ chống thực dân phát triển thành một chiến sĩ cộng sản Việt Nam. Đây
là một bước chuyển biến cơ bản về tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh:
"Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản’’.
Trước yêu cầu cấp bách phải tìm một con đường cứu nước mới, bằng thiên
tài trí tuệ và nhãn quan chính trị sắc bén, tháng 6-1911 Nguyễn ái Quốc đã lên
2
đường sang các nước phương Tây, nơi có khoa học - kỹ thuật phát triển và
những tư tưởng dân chủ tự do, xem họ làm như thế nào, để rồi trở về nước
giúp đồng bào cởi ách xiềng xích nô lệ. Trên một con tàu buôn Người đến

nước Pháp, nơi đã sản sinh ra tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái.Bằng cách
sống và hoạt động với những người dân bị áp bức ở phương Đông và những
người làm thuê ở phương Tây. Người đã khảo sát, tìm hiểu cuộc cách mạng
Pháp, cách mạng Mỹ, tham gia Đảng Xã hội Pháp, tìm hiểu Cách mạng
Tháng Mười Nga, học tập và đã tìm đến với chủ nghĩa Lênin, tham dự Đại hội
Tua, đứng về phía Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản
Pháp.Tìm hiểu các nước thuộc địa giúp Hồ Chí Minh thấy được bản chất dã
man và tàn bạo của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới; thấy được thân phận
nô lệ và cuộc sống cực khổ của nhân dân lao động đồng thời Ngưòi cũng phát
hiện ra tiềm năng cách mạng của những người dân thuộc địa.
Hồ Chí Minh từng nói về "nhà khai hoá" như sau: "Khi người ta đã là một
nhà khai hoá thì người ta có thể làm những việc dã man mà vẫn cứ là người
văn minh nhất". Và nếu dân bản xứ không chịu nhục được, phải vùng lên, thì
các nhà khai hoá "điều quân đội, súng liên thanh, súng cối và tàu chiến đến,
người ta ra lệnh giới nghiêm. Người ta bắt bớ và bỏ tù hàng loạt. Đấy! Công
cuộc khai hoá nhân từ là như thế đấy!’’.
3
Trong những ngày hoạt động cách mạng sôi nổi đó, cuộc Cách mạng
Tháng Mười Nga năm 1917 bùng nổ làm chấn động toàn cầu. Với sự nhạy
cảm chính trị đặc biệt, Người hướng đến ánh sáng của Cách mạng Tháng
Mười và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của cuộc cách mạng vĩ đại đó.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc thắng trận họp Hội
nghị Vécxay (1919) để phân chia quyền lợi. Thay mặt những người Việt Nam
yêu nước sống ở Pháp, Người lấy tên là Nguyễn ái Quốc đưa đến Hội nghị
này bản yêu sách đòi các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của dân tộc Việt
Nam. Bản yêu sách đó không được Hội nghị Vécxay chú ý đến, nhưng được
báo chí tiến bộ Pháp công bố rộng rãi và gây ảnh hưởng chính trị vang dội.
Đó là đòn tiến công trực diện đầu tiên của Nguyễn ái Quốc vào bọn trùm đế
quốc. Kết luận quan trọng mà Nguyễn ái Quốc rút ra là: Những lời tuyên bố
dân tộc tự quyết của bọn đế quốc chỉ là trò bịp bợm; các dân tộc bị áp bức

muốn được độc lập tự do thực sự, trước hết phải dựa vào lực lượng của bản
thân mình, phải tự mình giải phóng cho mình.
Tháng 7-1920, Nguyễn ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Bản Luận cương
đó đã đáp ứng đúng nguyện vọng tha thiết mà Nguyễn ái Quốc đang ấp ủ: độc
lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào. Sau này Người viết: "Luận cương của
Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi
vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên
như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ!
Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!".
Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba"
1
.
Cuộc hành trình dài ngày, qua nhiều đại dương và lục địa là một cuộc
khảo sát vô cùng phong phú, đã đem lại cho Nguyễn ái Quốc một tình cảm
cách mạng sâu sắc, một vốn tri thức lớn, làm cơ sở cho Người đi đến một
khám phá, một sự lựa chọn chính xác con đường giải phóng dân tộc trong thời
đại mới.
4
Tháng 12-1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (Tours) đã nảy
ra cuộc tranh luận gay gắt về việc gia nhập Quốc tế thứ ba hay ở lại Quốc tế
thứ hai. Nguyễn ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và tham
gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện đó đánh dấu bước ngoặt quyết
định trong cuộc đời hoạt động của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ
nghĩa cộng sản; mở đường giải quyết đúng đắn về đường lối giải phóng dân
tộc của Việt Nam.
Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1921 -
1930) Hồ Chí Minh đã có thời kỳ hoạt động thực tiễn và lý luận sôi nổi,
phong phú ở Pháp (1921-1923), ở Liên Xô (1923-1924), ở Trung Quốc
(1924-1927), ở Thái Lan (1928-1929)... Trong thời gian này, tư tưởng Hồ

Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã hình thành cơ bản. Hồ Chí Minh đã
kết hợp nghiên cứu xây dựng lý luận, kết hợp với tuyên truyền tư tưởng giải
phóng dân tộc và vận động tổ chức quần chúng đấu tranh, xây dựng tổ chức
cách mạng, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngưòi viết nhiều
bài báo tuyên truyền chủ nghĩa Mác vào các dân tộc thuộc địa và phê phán
chủ nghĩa thực dân. Năm 1924, Người tham gia Đại hội V của Quốc tế Cộng
sản và các đại hội của Quốc tế Công hội đỏ, Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế Thanh
niên, Quốc tế Cứu tế đỏ. Trong hai bản tham luận quan trọng đọc tại Hội nghị
Quốc tế nông dân và Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn ái
Quốc đã đề cập hai vấn đề lớn sau:
1. Tăng cường mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế
quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.
2. Vấn đề nông dân ở các nước thuộc địa.
Người viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (Le Procès de la
colonisation Franỗaise) và được xuất bản lần đầu tiên ở Pari năm 1925. Bằng
những dẫn chứng cụ thể, sinh động, tác phẩm đã tố cáo trước dư luận Pháp và
thế giới những tội ác tày trời của bọn thực dân Pháp đối với các nước thuộc
địa. "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản
5

×