Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Thuyết minh đề tài khoa học vinapyoga (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.17 KB, 72 trang )

BM-KH-02.02b
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1

Tên đề tài

2

Mã số

4

Cấp quản lý

Nghiên cứu hoàn thiện “Yoga trị liệu
Việt Nam” để phục hồi chức năng cho bệnh nhân
Di chứng Tai biến mạch máu não tại Bệnh viện đa
khoa thành phố Hà Tĩnh
3

Thời gian thực hiện: 18 tháng

Nhà nước
(Từ tháng 11/2019 đến tháng 05/2021)

Bộ
Tỉnh
Cơ sở


5

Tổng kinh phí thực hiện: 947.400.000 đ (triệu đồng);, trong đó:

Nguồn

Kinh phí (triệu đồng)

- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học
- Từ nguồn tự có của tổ chức
- Từ nguồn khác

565.000.000
382.400.000
0

6
Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có), Mã số:
Thuộc dự án KH&CN
Đề tài độc lập
7

8

Lĩnh vực khoa học
Tự nhiên;

Nông, lâm, ngư nghiệp;

Kỹ thuật và công nghệ;


Y dược

Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Trần Nguyên Phú
1


Ngày, tháng, năm sinh: 11/12/1963

Giới tính: Nam

Học hàm, học vị/ Trình độ chun mơn: Bác sỹ chun khoa II
Chức danh khoa học: Thầy thuốc ưu tú.
Điện thoại: Tổ chức: 0393.855.120

Chức vụ: Giám đốc

Mobile: 0913.294590

Fax: 039855120 E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Hà Tĩnh.
Địa chỉ tổ chức: Số 456 đường Hải Thượng Lãn Ông – Phường Thạch Quý
- Thành phố Hà Tĩnh.
Địa chỉ nhà riêng: Số 139 đường Nguyễn Huy Tự - Phường Bắc Hà –
Thành phố Hà Tĩnh.
9

Thư ký đề tài
Họ và tên: Võ Thị Trang


Giới: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 21/06/1991
Học hàm, học vị/ Trình độ chun mơn: Bác sỹ YHCT
Điện thoại: 0376.433.498
E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh.
Địa chỉ tổ chức: Số 456 đường Hải Thượng Lãn Ông – Phường Thạch Quý
- Thành Phố Hà Tĩnh.
Địa chỉ nhà riêng: Xóm Lộc Hồ- Xã Nam Điền- Thạch Hà – Hà Tĩnh
10

Tổ chức chủ trì đề tài
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0393.855120
E-mail:
Website: bvdktphatinh.org.vn
Địa chỉ: Số 456 đường Hải Thượng Lãn Ông – Phường Thạch Quý – Thành

phố Hà Tĩnh.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Trần Nguyên Phú
Số tài khoản: 3713.0 1084437 00000
Kho bạc Nhà nước/Ngân hàng: Tại phòng giao dịch KBNN Hà Tĩnh
Tên cơ quan chủ quản đề tài: Sở Y tế Hà Tĩnh.
2


11


Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài
1. Tổ chức: Học viện Yoga Việt Nam
Tên cơ quan chủ quản: Công ty cổ phần Học viện Yoga Việt Nam
Điện thoại: 0904688505
Địa chỉ: Số 272 Phường Ngọc Thụy – Gia Lâm – Hà Nội.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Đặng Hùng.
Số tài khoản: 110000109407
Ngân hàng: Viettinbank chi nhánh Bắc Hà Nội.
2. Tổ chức: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Học viện Yoga trị liệu
Việt Nam.
Điện thoại: 0358583456
Địa chỉ: 20A- Hải Thượng Lãn Ông- TP. Hà Tĩnh – Hà Tĩnh.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Hoàng Ngọc Hà
Số tài khoản: 0201000711566
Ngân hàng: Vietcombank Hà Tĩnh.

12

Các cán bộ thực hiện đề tài
Tổ chức

T

Học hàm, học

Họ và tên
T
1
2
3

4
5
6

Nhiệm vụ

Trần Nguyên Phú

vị
công tác
BV Đa khoa thành Bác sỹ CKII

Chủ nhiệm

Võ Thị Trang

phố Hà Tĩnh
BV Đa khoa thành Bác sỹ YHCT

đề tài
Thư kí đề

Trần Thị Ngọc

phố Hà Tĩnh
BV Đa khoa thành Bác sỹ YHCT

tài
Thành viên


Lê Thị Thanh Thủy

phố Hà Tĩnh
BV Đa khoa thành Bác sỹ CKII

Thành viên

Ngô Thị Thúy Diễn

phố Hà Tĩnh
BV Đa khoa thành Bác sỹ YHCT

Thành viên

Trương Thị Dung

phố Hà Tĩnh
BV Đa khoa thành KTV PHCN

chính
Thành viên

phố Hà Tĩnh
3


7

Nguyễn Thị Minh BV Đa khoa thành Thạc sỹ


Thành viên

8

Thi
Lê Thị Huyền Trang

chính
Thành viên

9

Nguyễn

Thị

phố Hà Tĩnh
BV Đa khoa thành Dược sỹ CKI

phố Hà Tĩnh
Mỹ BV Đa khoa thành BS PHCN

Trang
10 Hoàng Ngọc Hà

phố Hà Tĩnh
Học viện Yoga trị Cử nhân ĐD

chính
Thành viên

Thành viên

liệu Việt Nam
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC
HIỆN ĐỀ TÀIN ĐỀ TÀI TÀII
13
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu hoàn thiện “Yoga trị liệu Việt Nam” để phục hồi chức năng
(PHCN) cho bệnh nhân Di chứng Tai biến mạch máu não (TBMMN) tại Bệnh
viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh, làm cơ sở khoa học để nhân rộng mơ hình ứng
dụng phương pháp Yoga trị liệu Việt Nam PHCN cho bệnh nhân trong và ngồi
tỉnh. Góp phần mở rộng phương pháp điều trị, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng
đặc biệt đối với bệnh nhân Di chứng tai biến mạch máu não.

Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá kết quả phương pháp Yoga trị liệu Việt Nam trên bệnh nhân Di
chứng TBMMN tại Bệnh viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh.
- Hồn thiện quy trình kỹ thuật Yoga trị liệu Việt Nam phục hồi chức năng
cho bệnh nhân Di chứng TBMMN, biên soạn tài liệu, video hướng dẫn cho bệnh
nhân.
14

Tình trạng đề tài
Mới

Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác

15


Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội
dung nghiên cứu của đề tài
4


15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
TBMMN hay thường gọi là đột quỵ não đã, đang và sẽ là vấn đề thời sự
cấp thiết của y học nói chung và ngành phục hồi chức năng nói riêng đối với mọi
quốc gia, dân tộc trên thế giới.
TBMMN là bệnh thường gặp của não, chiếm vị trí hàng đầu trong các
bệnh của hệ thần kinh trung ương và có nguy cơ ngày càng gia tăng. Bệnh do
nhiều nguyên nhân gây nên, gặp ở mọi lứa tuổi, khơng phân biệt nghề nghiệp,
giới tính, sắc tộc, địa dư, hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Bệnh có thể gây tử vong
nhanh chóng hoặc để lại di chứng nặng nề như suy giảm trí tuệ, nói khó, đặc biệt
là di chứng vận động, không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ lao động
và cuộc sống người bệnh mà cịn ảnh hưởng tới gia đình và xã hội.
Theo thống kê Tổ chức đột quỵ thế giới (2018), cứ sau 40 giây một người
ở Hoa Kỳ bị TBMMN và cứ 4 phút lại có một người chết. Hàng năm, hơn
795.000 người ở Hoa Kỳ bị TBMMN. Khoảng 610.000 trong số này là đột quỵ
lần đầu tiên. Khoảng 185.000 ca đột quỵ - gần 1/4 - là ở những người đã từng bị
đột quỵ trước đó. Khoảng 87% các ca đột quỵ là đột quỵ do NMN. Chi phí liên
quan đến TBMMN ở Hoa Kỳ lên đến gần 46 tỷ đô la từ năm 2014 đến 2015.
Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn tật lâu dài nghiêm trọng, làm giảm
khả năng vận động ở hơn một nửa số người sống sót sau đột quỵ từ 65 tuổi trở
lên. Nguy cơ đột quỵ tăng theo tuổi tác, nhưng TBMMN có thể và xảy ra ở mọi
lứa tuổi.
. Tỷ lệ bệnh nhân bị TBMMN ngày càng trẻ hóa, ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển kinh tế xã hội. Dự đoán cho thấy đến năm 2030, tỷ lệ mắc đột quỵ
sẽ tăng hơn 20% so với năm 2012. Tổng chi phí liên quan đến Tai biến mạch

máu não dự kiến sẽ tăng gấp ba vào năm 2030, từ 71,6 tỷ USD năm 2012 lên tới
184,1 tỷ USD.
Ngày nay nhờ sự tiến bộ vượt bậc của Y học hiện đại trong chẩn đoán và
điều trị nên tỷ lệ tử vong do TBMMN ngày càng giảm đi nhưng tỷ lệ sống sót
với nhiều di chứng, đặc biệt là di chứng liệt vận động ngày càng tăng lên. Điều
đó cũng có nghĩa là tỷ lệ tàn phế cũng tăng lên, gây ảnh hưởng nặng nề tới chất
5


lượng cuộc sống, bệnh nhân phải phụ thuộc trong sinh hoạt.
Do vậy phục hồi chức năng đặc biệt là chức năng vận động cho bệnh nhân
TBMMN trở thành một vấn đề khó khăn và cấp thiết, góp phần giảm tối đa các
di chứng để lại sau này,giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống sinh hoạt và hòa nhập
với cộng đồng.
Trong những năm gần đây, ở nước ta TBMMN đang có chiều hướng gia
tăng cướp đi sinh mạng của nhiều người hoặc để lại di chứng nặng nề gây thiệt
hại to lớn cho gia đình và xã hội.
Theo thống kê năm 2018 của Hiệp hội đột quỵ Thế giới, Vương quốc Anh
có gần 100.000 người bị TBMMN hằng năm, và đây được xem là nguyên nhân
gây tử vong đứng hàng thứ tư.
Đàn ơng có nguy cơ đột quỵ cao hơn phụ nữ, đàn ơng da trắng có tỷ lệ
đột quỵ là 62,8/100.000 dân, tử vong là 26,3% trong khi phụ nữ có tỷ lệ đột
quỵ là 59/100.000 dân và tỷ lệ tử vong là 39,2%. Mặc dù đột quỵ thường
được coi là bệnh lý của người có tuổi nhưng 1/3 số đột quỵ xảy ra ở người
dưới 65 tuổi, nguy cơ đột quỵ tăng theo tuổi, nhất là những người trên 64 tuổi.
Trong những năm gần đây, ở nước ta TBMMN đang có chiều hướng gia
tăng cướp đi sinh mạng của nhiều người hoặc để lại di chứng nặng nề gây thiệt
hại to lớn cho gia đình và xã hội.
Theo đánh giá của WHO năm 2015, TBMMN là nguyên nhân chính gây tử
vong ở Việt Nam với tỷ lệ tử vong là 112.600 người (chiếm 21,7% tổng tỷ lệ tử

vong) năm 2012.
Việc điều trị di chứng cịn gặp nhiều khó khăn,chưa đạt được như mong
muốn của người bệnh, thời gian điều trị cịn kéo dài, gây tốn kém chi phí, trong
thời gian điều trị còn gặp nhiều biến chứng và dễ tái phát, các di chứng do bệnh
gây ra bao gồm: Rối loạn nhận thức, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thị giác, rối loạn
cơ tròn...đặc biệt gây liệt vận động, bệnh nhân phải chịu ảnh hưởng bởi các di
chứng dẫn đến bị hạn chế trong hoạt động và khó có thể trở lại cuộc sống sinh
hoạt đời thường.
Yoga là một phương pháp khoa học cổ xưa đã có hơn 7000 năm lịch sử,
6


khởi nguồn từ Ấn Độ, hiện nay đã phổ biến trên tồn thế giới. Yoga trị liệu
(Yoga therapy) là hình thức tập Yoga để duy trì và cải thiện sức khỏe. Đây là
một phương thức điều trị khoa học đã có từ rất lâu đời, nó tập trung cải thiện sức
khỏe của con người ở mọi khía cạnh, giúp thể chất khỏe và tinh thần thoải mái
hơn. Yoga trị liệu được biết đến như là một hình thức hỗ trợ điều trị nhiều bệnh
tật bằng cách đem lại sự cân bằng cho cơ thể và tinh thần bằng việc mở rộng tâm
trí để cân bằng và điều tiết cơ chế hoạt động của hệ cơ, xương khớp, nội tiết và
nhiều cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể mỗi người.
Yoga liên quan đến sự kết hợp giữa các tư thế (asana), thiền, thở và thư
giãn, Yoga giúp cho sự kết nối giữa cơ thể và tâm trí, từ đó rất có lợi cho việc
phục hồi đột quỵ não.
Trong một nghiên cứu khoa học năm 2014, có 37 người sống sót sau khi
TBMMN đã tham gia tập luyện Yoga trị liệu ba lần một tuần trong 8 tuần; vào
cuối tuần đó, những người sống sót sau TBMMN đã có phạm vi chuyển động
vùng cổ và khớp háng rộng hơn, tăng sức mạnh của các cơ và độ bền. Trong
một nghiên cứu khác về Yoga trị liệu để phục hồi đột quỵ, các nhà nghiên cứu
phát hiện ra rằng Yoga trị liệu giúp những người sống sót sau đột quỵ cải thiện
cả cân bằng và tốc độ dáng đi. Chất lượng dáng đi của họ được cải thiện với các

bước dài hơn và phối hợp tốt hơn.
Tại Việt Nam, Yoga đã phát triển rộng khắp các tỉnh thành, tuy nhiên chỉ
mới ở cộng đồng, chưa áp dụng vào các Cơ sở y tế giúp trị liệu và PHCN cho
người bệnh. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào áp dụng Yoga và Yoga trị liệu
vào điều trị PHCN cho người bệnh nói chung đặc biệt cho bệnh nhân di chứng
TBMMN trong các Cơ sở y tế. Trong quá trình học tập, nghiên cứu về Yoga,
Yoga trị liệu, để nâng cao sức khỏe, PHCN cho chính mình các Thầy thuốc đã
phát hiện nếu được kết hợp các kỹ thuật PHCN với các nguyên lý của Yoga trị
liệu mang lại hiệu quả tốt hơn cho các bệnh như Thối hóa cột sống, Viêm đơng
cứng khớp vai, Thối hóa khớp gối, giúp kiểm sốt huyết áp tốt, cải thiện tinh
thần, rút ngắn thời gian PHCN, tăng tính chủ động luyện tập của người bệnh và
đặc biệt người bệnh có thể tập luyện tại nhà, người nhà người bệnh dễ dàng hỗ trợ.
7


Các Thầy thuốc Bệnh viện đa khoa thành phố, đứng đầu là Bác sỹ Trần
Nguyên Phú đã đặt tên cho phương pháp trị liệu kết hợp giữa Yoga trị liệu và
các kỹ thuật PHCN để điều trị cho người bệnh là “Yoga trị liệu Việt Nam”, tên
thường gọi là VinapYoga, và đã dần ứng dụng trị liệu cho một số người bệnh
tình nguyện mang lại hiệu quả rõ rệt.
Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mới và chưa có đề tài khoa học nghiên cứu
tổng kết, qua thời gian áp dụng thử nghiệm Yoga trị liệu Việt Nam điều trị trên
bệnh nhân Di chứng TBMMN mang lại nhiều kết quả tích cực nên chúng tơi đề
xuất đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện Yoga trị liệu Việt Nam để phục hồi chức
năng cho bệnh nhân Di chứng Tai biến mạch máu não tại Bệnh viện đa khoa
thành phố Hà Tĩnh” để đưa phương pháp Yoga trị liệu Việt Nam PHCN cho
bệnh nhân di chứng TBMMN tại Bệnh viện, trong và ngoài tỉnh.

15.2 Tổng quan về Tai biến mạch máu não
15.2.1 Định nghĩa Tai biến mạch máu não

Theo bảng phân loại bệnh tật quốc tế là thứ 10 (ICD-10), TBMMN là sự
xảy ra đột ngột các thiếu sót chức năng thần kinh, thường là khu trú hay là lan
toả, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ và thường do nguyên nhân
mạch não, không do nguyên nhân chấn thương.
15.2.2 Phân loại
TBMMN gồm hai thể lâm sàng chính:
- Nhồi máu não: chiếm 75-80% số bệnh nhân TBMMN. Hệ thống phân
loại đột quỵ được xây dựng dựa trên thử nghiệm đa trung tâm điều trị đột quỵ
cấp, trong đó phân chia nhồi máu não thành 3 thể chính như sau:
+ Nhồi máu não động mạch lớn: thường liên quan đến huyết khối hình
thành trên thành động mạch bị vữa xơ, thường là động mạch cảnh, động mạch
sống nền và động mạch não, cũng có thể do huyết khối hoặc cục tắc từ tim.
+ Nhồi máu não động mạch nhỏ, hoặc nhồi máu ổ khuyết: nguyên nhân
thường do bệnh lý mạch máu.
+ Nhồi máu não do cục tắc di chuyển từ tim
8


- Xuất huyết não: chiếm 20-25% số bệnh nhân TBMMN, được chia làm
hai loại là xuất huyết não nguyên phát và xuất huyết não thứ phát.
+ Xuất huyết não nguyên phát điển hình là do căn nguyên của bệnh lý
mạch máu nhỏ.
Xuất huyết não thứ phát là do các căn ngun dị dạng mạch máu (phình
mạch, thơng động-tĩnh mạch, rị động-tĩnh mạch màng cứng, dị dạng mạch thể
hang), chuyển dạng chảy máu sau nhồi máu, bệnh lý đông máu, các khối u…
15.2.3 Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ của TBMMN bao gồm các yếu tố có thể thay đổi và không
thể thay được.
- Các yếu tố nguy cơ khơng thay đổi được: tuổi, chủng tộc, giới tính, tiền sử đau
nửa đầu kiểu migrain, loạn sản xơ cơ, di truyền: gia đình có người bị đột quỵ

hoặc bị các cơn thiếu máu não thoáng qua
- Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi: các bệnh lý THA; đái tháo đường;
Bệnh tim: rung nhĩ, bệnh van tim, suy tim, hẹp van hai lá, bệnh tim bẩm sinh có
luồng thơng trái - phải (ví dụ lỗ bầu dục thơng), giãn tâm nhĩ và tâm thất;
Rối loạn chuyển hóa lipid máu, hẹp ĐM cảnh. Các vấn đề về lối sống: uống
rượu quá mức, hút thuốc lá, sử dụng ma túy, ít hoạt động thể lực, béo phì...
Nguyên nhân cụ thể như:
* Huyết khối động mạch não:
- Huyết khối động mạch não là một quá trình bệnh lý liên tục, được mở đầu
bởi tổn thương thành mạch, làm rối loạn hệ thống cầm máu, gây đông máu, dẫn
đến rối loạn tuần hồn. Đó là q trình bệnh lý gây hẹp hoặc tắc động mạch não
sảy ra ngay tại vị trí động mạch bị tổn thương.
* Tăng huyết áp:
- Tăng huyết áp mãn tính làm tăng sinh tế bào cơ trơn, làm dày lớp áo giữa,
làm hẹp long động mạch, làm tang nguy cơ thiếu máu ở đoạn động mạch ngoại
vi ổ tắc. Khi huyết áp giảm, vùng giáp ranh giữa các vùng phân bố máu của các
động mạch lớn không được tưới máu đầy đủ và gây nên “nhồi máu giao thủy”
(watershed infarction), nhồi máu não sảy ra do sự giảm lưu lượng máu ở vỏ và
9


dưới vỏ. Ngồi ra tang huyết áp cịn thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, các
mảng vữa xơ từ quai động mạch chủ và từ động mạch cảnh di chuyển theo dòng
máu hướng lên não và gây tắc các động mạch não.
* Xơ vữa động mạch:
- Xơ vữa động mạch là tổn thương lớp nội mạc làm tang kết dính các
monocyts với nội mạc, sau đó chúng đi vào lớp áo trong thực bào các lipid tạo
vết mỡ (fatty streaks). Các diễn biến tự phát của quá trình xơ vữa tiếp tục sau đó
là các rối loạn dịng chảy gây nên, nhất là ở những chỗ phân chia mạch máu.
Các đại thực bào tiết các chất kết dính hóa học,các yếu tố sinh trưởng nguồn gốc

tiểu cầu kích thích sinh tế bào cơ trơn từ lớp áo giữa vào lớp áo trong tạo thành
lớp phủ xơ. Sự xâm nhập của lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL - Low density
lipoprotein) vào thành mạch và tang tính thấm thành mạch đã 6 khởi nguồn cho
q trình xơ vữa, dịng chảy xốy làm tang quá trình bứt xé proteoglycans và các
enzyme hủy mỡ, làm tăng ứ đọng LDL.
Ngồi ra cịn có nhiều ngun nhân khác nữa như:
- Bệnh tim, bệnh đái tháo đường.
- Dị dạng động mạch não: túi phình động mạch, dị dạng thông động tĩnh
mạch…vv
15.2.4 Lâm sàng
 Bệnh khởi phát đột ngột: bệnh nhân đang làm việc, sinh hoạt bình
thường, đột ngột xuất hiện các triệu chứng thần kinh khu trú. Các triệu chứng có
thể khởi phát và đạt mức độ nặng nề tối đa ngay từ đầu( thường gặp trong chảy
máu não) hoặc khởi phát đột ngột và tiến triển nặng dần lên hoặc tiến triển nặng
lên thành từng nấc ( trong các trường hợp nhồi máu não)
 Các triệu chứng thần kinh khu trú
-Các triệu chứng vận động:Liệt hoặc biểu hiện vụng về nửa người. Có thể
liệt đối xứng, nuốt khó, rối loạn thăng bẳng, liệt dây VII trung ương
-Rối loạn ngơn ngữ: Khó khăn trong việc hiểu hoặc diễn đạt lời nói, khó
khăn khi đọc viết, trong tính toán
- Triệu chứng cảm giác: cảm giác thân thể từng phần hoặc\
10


- Các triệu chứng tiền đình: các triệu chứng chóng mặt quay
- Các triệu chứng tư thế hoặc nhận thức: Khó khăn trong việc mặc quần áo,
chải tóc, đánh răng , rối loạn định hướng khơng gian, gặp khó khăn trong việc
mơ phỏng lại hình vẽ đồng hồ, bơng hoa... hoặc hay quên.
 Các triệu chứng thần kinh khác: rối loạn ý thức, rối loạn cơ vòng, rối
loạn thực vật....

15.2.5 Cận lâm sàng
Dựa vào triệu chứng lâm sàng thường khó phân biệt được xuất huyết não
hay nhồi máu não, để chẩn đoán xác định cần chụp:
- Chụp cắt lớp vi tính sọ não:
+ Đối với xuất huyết não: biểu hiện tăng tỷ trọng trong tổ chức não và/hoặc
trong khoang dịch não tuỷ (não thất, các bể não và khoang dưới nhện).
+ Đối với nhồi máu não:
Ở giai đoạn cấp tính: có các biểu hiện rất kín đáo (mất dải đảo, mờ nhân
đậu, xoá các rãnh cuộn não, dấu hiệu động mạch tăng đậm độ, giảm đậm độ
vượt quá 2/3 vùng phân bố của động mạch não giữa…).
Ở sau giai đoạn cấp tính: có các ổ giảm tỷ trọng hình thang, hình tam giác,
hình oval hoặc hình dấu phảy, tỷ trọng thay đồi theo thời gian.
Chụp MSCT mạch máu não giúp chẩn đốn chính xác vị trí động mạch tắc
qua đó quyết định phương pháp điều trị lấy huyết khổi,
- Chụp cộng hưởng từ sọ não: trên tổn thương nhồi máu não là hình ảnh
giảm tín hiệu T1, tăng tín hiệu T2. Tổn thương xuất huyết não là tăng tín hiệu
T1, giảm tín hiệu T2.
- Chỉ định chọc dịch não tủy khi nghi xuất huyết màng não mà khơng có
điều kiện chụp cắt lớp vi tính sọ não, thường nghi viêm não. Trong trường hợp
xuất huyết màng não, dịch não tủy đỏ máu đều và không đông.
- Các xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu: được tiến hành lấy mẫu ngay
khi bệnh nhân nhập viện và qua khám lâm sàng, các xét nghiệm khác nhau tùy
thuộc vào lâm sàng của từng bệnh nhân.
15.2.6 Chẩn đoán
11


- Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng
- Lâm sàng: căn cứ vào định nghĩa đột quỵ não của Tổ chức y tế thế giới
- Cận lâm sàng: dựa vào kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng

hưởng từ sọ não...
15.2.7 Rối loạn trầm cảm sau Tai biến mạch máu não
Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng q trình
ức chế tồn bộ hoạt động tâm thần. Theo phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10
(ICD-10), trầm cảm điển hình thường được biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất mọi
quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt
động, tồn tại trong khoảng thời gian ít nhất là 2 tuần. Ngồi ra, cịn có các triệu
chứng khác như giảm sự tập trung chú ý, giảm tính tự trọng và lịng tự tin, ý
tưởng bị tội và khơng xứng đáng, nhìn vào tương lai ảm đạm bi quan, ý tưởng và
hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng.
Cơ chế hình thành trầm cảm sau TBMMN:
- Do tác động của sang chấn tâm lý (Stress): có một giả thuyết giải thích
cho những sự kiện sang chấn xuất hiện trong giai đoạn trầm cảm thường gây
nên những biến đổi kéo dài yếu tố sinh học ở não. Những biến đổi kéo dài này
có thể tạo ra những thay đổi chức năng của nhiều chất dẫn truyền thần kinh và
hệ thống tín hiệu bên trong tế bào thần kinh như mất tế bào thần kinh và giảm
đáng kể sự tiếp xúc của khớp thần kinh.
- Do nhận thức sai: Người bệnh nhìn nhận sự việc quá mức so với những
di chứng mà TBMMN gây ra. AaroBNeck đã phát triển học thuyết nhận thức
hành vi (cognitive behavioural theory) về trầm cảm. Ông cho rằng trầm cảm
được hình thành là do BN diễn giải sai lệch những sự kiện trong cuộc sống. Đó
là những tiêu cực về bản thân, mọi thứ xung quanh, nhìn về tương lai ảm đạm,
khơng chú ý đến những điểm tích cực của sự việc.
- Yếu tố thực tổn: dựa trên một nghiên cứu tổng quan có hệ thống các báo
cáo về trầm cảm sau TBMMN, các tác giả đã thấy rằng trầm cảm liên quan
nhiều với tình trạng người bệnh phải đối mặt với những nguy hiểm trong vòng
12


90 ngày kề từ ngày bị TBMMN, bao gồm mức độ nặng nhẹ của TBMMN và sự

suy giảm nhận thức của người bệnh. Một vấn đề hấp dẫn các nhà nghiên cứu đó
là sự tổn thương ở bán cầu ưu thế có liên quan gì tới trầm cảm sau TBMMN hay
khơng. Trước đây đã có một số nghiên cứu thấy bệnh nhân nhồi máu bán cầu
trái, đặc biệt là tổn thương vùng trước trán thường bị trầm cảm nhiều hơn.
Đối với BN sau TBMMN thường có các dạng trầm cảm như:
- Trầm cảm điển hình: BN có các triệu chứng điển hình như cảm xúc bị ức
chế, tư duy ức chế, vận động ức chế hoặc các triệu chứng điển hình như trên.
- Trầm cảm khơng điển hình: có biểu hiện khí sắc trầm, thường than phiền
về triệu chứng cơ thể, dễ bị kích thích, hay cáu gắt, giảm giao tiếp, ăn nhiều, ngủ
nhiều.... Có khoảng 1/3 số BN trầm cảm sau TBMMN có biểu hiện lâm sàng
làm trầm cảm khơng điển hình.
15.2.8 Rối loạn thăng bằng sau Tai biến mạch máu não
Thăng bằng là khả năng giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng. Một vật được
xem là vững khi trọng tâm cơ thể (COM) được giữ nằm trong chân đế.
Té ngã là một trong những biến chứng phổ biến nhất ở BN TBMMN và rối
loạn thăng bằng là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến ngã. Kiểm sốt tư thế và cân
bằng là các thành phần cần thiết để đi bộ và di chuyển sau TBMMN.
Tyson và cộng sự nhận thấy 83% người bị TBMMN bị rối loạn thăng bằng,
liên quan đến tình trạng suy giảm thể chất và tàn tật nặng hơn. Ngoài ra, rối loạn
thăng bằng có liên quan đến té ngã sau đột quỵ, và có tới 73% người sống sót
sau đột quỵ bị ngã sau khi TBMMN; tỷ lệ ngã cao này thường kéo dài và có liên
quan đến trầm cảm, gãy xương và tử vong sau đột quỵ. Suy giảm thăng bằng và
té ngã có liên quan tiêu cực với hiệu quả cân bằng và nỗi sợ bị ngã và từ đó liên
quan đến tình trạng sức khỏe nhận thức và chất lượng cuộc sống giảm.
Theo Cho K và cộng sự (2014) cho thấy rối loạn thăng bằng có tương quan
cao với khả năng di chuyển hạn chế. BN tai biến bị rối loạn thăng bằng cho thấy
thời gian phục hồi lâu hơn so với những người không bị rối loạn thăng
bằng. Mất khả năng giữ thăng bằng ảnh hưởng tiêu cực đến dáng đi.
Có rất nhiều thang điểm được dùng để đánh giá về mức độ thăng bằng trên
13



BN tai biến như thang điểm thăng bằng Berg Balance Scale (BBS), thang lượng giá
dáng đi chức năng, thử nghiệm đi bộ 10 mét (10mWT) và thử nghiệm đi bộ 6 phút
(6MWT). Trong đề tài nghiên cứu này tôi sử dụng thang điểm BBS để đánh giá
mức độ thăng bằng, nguy cơ té ngã của người bệnh.
15.2.9 Điều trị
TBMMN nếu qua được giai đoạn cấp, nhất là ngày thứ 2 đến ngày thứ 10,
bệnh sẽ được hồi phục dần nhưng thường để lại di chứng liệt vận động. Tiến
triển liệt nửa người thường qua giai đoạn đầu là liệt mềm, có thể kéo dài vài
tuần, sau đó chuyển sang liệt cứng với tăng trương lực cơ. Mức độ bệnh và di
chứng tùy thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí tổn thương, mức độ tổn thương, trạng
thái của người bệnh. Các yếu tố này thường ảnh hưởng đến khả năng phục hồi
của bệnh nhân. Các can thiệp ở giai đoạn này có thể chia ra 3 nhóm sau:
Chăm sóc
- Chức năng nuốt bị ảnh hưởng: ăn qua sonde dạ dày.
- Chống táo bón: ăn mềm, dễ tiêu, bổ sung chất xơ, xoa vùng bụng.
- Đại tiểu tiện không tự chủ: đặt ống thông Foley để theo dõi nước tiểu
thường xuyên tránh nhiễm trùng tiết niệu ngược dòng.
- Chống loét: giữ vệ sinh sạch sẽ, sử dụng đệm nước, đệm hơi, lăn trở
bệnh nhân 1 – 2h/lần tránh loét điểm tỳ đè
Thuốc điều trị
- Chống co giật hoặc động kinh: thuốc an thần như carbamazepin,
phenyltoin, loaepam, diazepam.
- Điều chỉnh huyết áp, lipid máu, rối loạn đơng máu (nếu có).
- Ni dưỡng và phục hồi tế bào thần kinh: Cerebrolysin, Citicolin.
- Cải thiện tuần hoàn não: Piracetam, Duxil, Gingko biloba.
- Chống bội nhiễm bằng kháng sinh (nếu có)
Phương pháp khơng dùng thuốc
Một số kỹ thuật phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân di chứng liệt

nửa người do đột quỵ não được áp dụng nhiều:
- Phương pháp tập theo tầm vận động
14


- Phương pháp ROM (của Trần Văn Chương).
Phương pháp phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ não và các
bệnh về thần kinh, để lại di chứng liệt vận động với những phương pháp tiến bộ
của Y học hiện đại đã mang lại hiệu quả khả quan cho bệnh nhân. Phục hồi chức
năng bao gồm các biện pháp y học, kinh tế, xã hội và giáo dục nhằm giảm mức
độ tàn tật, đảm bảo cho người bị bệnh được phục hồi hòa nhập vào xã hội, có cơ
hội bình đẳng và tham gia từng phần hoặc đầy đủ các hoạt động xã hội. Trên thế
giới cũng như tại Việt Nam đã có những trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức
năng và có chương trình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng.
Mục tiêu PHCN:
- Dự phịng thương tật thứ cấp và kiểm sốt các yếu tố nguy cơ
- Giúp BN di chuyển và đi lại, bao gồm cả việc sử dụng dụng cụ trợ giúp.
- Giúp BN tự chủ tối đa trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
- Thích nghi tối đa với hồn cảnh, tâm lý của bản thân, gia đình và xã hội
- Giúp trở lại cơng việc hoặc có khả năng làm một công việc mới phù hợp
với khả năng hiện tại.
 Nguyên tắc PHCN:
- Tiến hành PHCN sớm, ngay sau khi BN ổn định, thường là sau 24 - 48h
hoặc khi các triệu chứng tổn thương thần kinh không tiến triển nặng thêm, các
chức năng sinh tồn ổn định, khơng cịn đe doạ tính mạng BN.
- Chương trình PHCN phù hợp với giai đoạn và tình trạng khiếm khuyết
của BN.
- Tạo cho BN sự chủ động tối đa trong quá trình tập PHCN và sinh hoạt
hằng ngày. Chỉ trợ giúp khi cần thiết và giảm dần sự trợ giúp để quá trình phục

hồi được tiến triển tốt.
- BN cần được tập ở những tư thế và vị trí khác nhau, tính chất của bài tập
từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Đưa BN ra khỏi giường càng sớm càng
tốt khi tình trạng cho phép.
- Cơ thể con người là một khối thống nhất nên trong quá trình tập luyện
15


phải chú ý đến toàn bộ cơ thể với các bài tập vận động cân xứng cả hai bên
hứớng theo các mẫu vận động bình thường, khơng sử dụng bên lành bù trừ hoặc
thay thế cho bên bị liệt.
- Tập và hướng dẫn BN vận động theo các cách mà trước khi bị liệt họ đã
làm với các mẫu vận động bình thường, sử dụng các bài tập, các kỹ thuật vận
động và các dụng cụ trợ giúp cần thiết phù hợp, có liên quan gần gũi với cuộc
sống và sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
- Cần có sự hợp tác của BN và người nhà BN trong quá trình tập luyện.
- Sau khi xuất viện cần PHCN tại nhà và cộng đồng để BN trở về với cuộc
sống của mình.
Một số phương pháp PHCN cụ thể cho bệnh nhân di chứng Tai biến mạch
máu não:
- Vận động trị liệu:
+ Tập nằm đúng tư thế: để phòng và khắc phục co cứng bên liệt, kích thích
BN sử dụng bên liệt trong các động tác sinh hoạt hằng ngày và giúp hạn chế các
biến chứng do bất động.
+ Tập lăn trở khi nằm: lăn trở thay đổi tư thế giúp phòng chống các thương
tật thứ cấp.
+ Tập vận động các khớp theo các kỹ thuật: vận động thụ động, vận động
có trợ giúp, vận động chủ động, vận động có kháng trở.
+ Tập vận động ở các tư thế nằm, ngồi, đứng, đi: các bài tập tạo thuận, tập
tăng cường sức mạnh cơ, rèn luyện thăng bằng, giảm co cứng.

+ Tập dáng đi
+ Sử dụng các dụng cụ trợ giúp cần thiết trong q trình tập luyện
- Vật lí trị liệu:
+ Sử dụng nhiệt, điện trị liệu, FES (kích thích điện chức năng) …
+ Điều trị bằng các dòng điện xung: có tác dụng kích thích thần kinh cơ,
cải thiện tuần hoàn ngoại vi, điện phân dẫn thuốc.
+ Điều trị bằng Parafin có tác dụng giảm đau, giãn mạch ngoại vi, tăng
tuần hoàn cục bộ.
16


- Hoạt động trị liệu:
Hoạt động trị liệu cho bệnh nhân Di chứng TBMMN nhằm hướng dẫn và
hỗ trợ trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, bao gồm hoạt động sinh hoạt cá
nhân, hoạt động sống hằng ngày trong nhà, hoạt động sống hằng ngày trong
cộng đồng. Đề ra bài tập/hoạt động phù hợp với khả năng và mục tiêu của BN
theo các hướng, cải thiện khiếm khuyết hoặc thích nghi khiếm khuyết.
Một số hoạt động hoạt động trị liệu:
+ Hoạt động khơi gợi cảm giác và sự vận động cơ thể: khơi gợi vị giác,
thính giác, xúc giác...
+ Các hoạt động tăng cường chức năng trong sinh hoạt hằng ngày: nếu BN
có khả năng cử động bên yếu, khuyến khích dùng tay yếu thực hiện các hoạt
động sinh hoạt cá nhân như rửa mặt, lau người…
+ Khi BN được phép ngồi dậy: hướng dẫn cách thực hiện vệ sinh cá nhân
tại giường như mặc quần áo, chải tóc, rửa mặt, đánh răng, ăn uống...
- Âm ngữ trị liệu:
+ Tập nuốt, thay đổi chế độ ăn.
+ Tập cho BN thất ngôn
+ Sử dụng các phương pháp giao tiếp tăng cường và thay thế.
15.3 Yoga trị liệu Việt Nam

15.3.1 Yoga
Yoga là một phương pháp rèn luyện tâm trí và thể chất có lịch sử lâu đời và
ngày nay đang phát triển mạnh mẽ với nhiều trường phái khác nhau. Từ “Yoga”
bắt nguồn từ gốc “Yuj” trong tiếng Phạn có nghĩa là sự kết nối, sự hợp nhất; tức
là sự kết hợp giữa thể xác và tinh thần, giữa con người với vũ trụ, kết hợp giữa
bản ngã, ý thức cá nhân với ý thức vũ trụ, giữa cái hữu hình với cái vơ hình, cái
hữu hạn với cái vơ hạn. Yoga là sự cân bằng và hài hòa trong cơ thể, tâm trí và
cảm xúc, từ đó giúp con người có thể nhìn nhận một cách khách quan mọi khía
cạnh cuộc sống.
Triết lý Yoga: theo cuốn Yoga Sutras của nhà hiền triết Patanjali đã hệ
thống hóa Yoga cổ xưa theo cấu trúc 8 nhánh (bậc), mỗi bậc đóng 1 vai trò ý
17


nghĩa hết sức quan trọng cho người tập luyện, tu luyện Yoga. Con đường 8 bậc
xây dựng cho người tập từ luyện thân, khí và tuân thủ nghiêm ngặt 10 điều đạo
đức Yoga.
- Yama: các tiêu chuẩn đạo đức, đối nhân xử thế với xung quanh (không bạo
lực, trung thực, không trộm cắp, tiết dục, không tham lam xa hoa lãng phí).
- Niyamas: 5 đạo lý của bản thân, đối xử với chính mình (trong sạch, hài
lịng, phụng sự mọi người với sự hy sinh, hiểu về cái tôi và luyện tập đều đặn tập
trung ý tưởng).
- Asana: là các tư thế hoặc chuyển động của Yoga. Các asana Yoga nhằm
tăng cường sức mạnh, sự cân bằng, tính linh hoạt và khả năng tập trung. Thực
hành thể chất của asana có thể cho phép chúng ta khai thác năng lượng cá nhân
và có thể là chìa khóa để tăng cường phục hồi sau đột quỵ.
- Pranayama: các bài tập thở và kiểm soát Prana. Hoạt động hơi thở giúp
tăng cường q trình hơ hấp, kết nối tâm trí và cơ thể thông qua kết nối chuyển
động (asana) với hơi thở. Pranayama là cách thực hành kiểm soát hơi thở và
thường được kết hợp với chuyển động hoặc các asana. Prana là "sinh lực", năng

lượng lưu thông trong cơ thể chúng ta. Pranayama có nghĩa là làm chủ sinh lực;
do đó, khi chúng ta làm chủ được hơi thở của mình, chúng ta sẽ hướng tới việc
làm chủ cuộc sống của mình.
- Pratyahara: kiểm sốt các giác quan
- Dharana: phát triển khả năng tập trung.
- Dhyana: thiền định, là một thành phần quan trọng của thực hành Yoga.
- Samadhi: trạng thái phúc lạc, giác ngộ. Đây là nhánh cuối cùng và cũng
rất khó khăn để đạt được. Trong trạng thái này, cơ thể và các giác quan được
nghỉ ngơi như đang ngủ nhưng tâm trí và lý trí thì tỉnh táo, như thể thức dậy, một
người vượt ra ngoài ý thức.
Tám bậc của Yoga chỉ ra một lộ trình hợp lý dẫn đến việc đạt được sức khỏe về
thể chất, đạo đức, cảm xúc và tâm linh. Để đạt được hết tác dụng của Yoga, mỗi
chúng ta đều cần phải rèn luyện bản thân mỗi ngày.
15.3.2 Yoga trị liệu
18


Yoga trị liệu (Therapy Yoga) là phương thức điều trị khoa học, sử dụng các
bài tập Yoga phù hợp với từng tình trạng sức khỏe của cá nhân, áp dụng các
thực hành tư thế, thở, thiền, thư giãn, thanh lọc nhằm hồi phục chức năng cho
người bệnh, cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.
Tất cả các động tác của Yoga trị liệu đều rất cơ bản, kéo dãn nhẹ nhàng
nhưng tác động khá lớn lên những bó cơ làm giảm căng thẳng lên hệ thống cơ
xương khớp, cải thiện sức mạnh cơ bắp và kiểm soát vận động, ổn định nhịp
thở, cải thiện hệ thống tuần hoàn, tăng cường lưu thơng khí huyết. Chính vì thế,
Yoga trị liệu giúp điều trị tốt các bệnh lý về cơ xương khớp, cột sống, huyết áp,
hô hấp, tim mạch, tinh thần...
15.3.3 Yoga trị liệu Việt Nam
Tên Tiếng anh: Viet Nam Yoga therapy – viết tắt: VinapYoga
VinapYoga là sự kết hợp sáng tạo giữa các phương pháp tập luyện của

Yoga trị liệu như thiền, thở, tư thế asana, xoa bóp, thư giãn cùng các nguyên lý,
các kỹ thuật của PHCN như (VĐTL, VLTL, tâm lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu...)
với triết lý "Vinh An Nhiên" phù hợp cho mọi lứa tuổi, các tình trạng bệnh lý
khác nhau giúp cải thiện sức khỏe, phục hồi chức năng cho người bệnh.
Triết lý “Vinh An Nhiên" được thể hiện:
- Vinh: là vinh danh mọi người và những điều tốt đẹp, động viên mọi người
phấn đấu nỗ lực, tác động đến tinh thần làm cho con người phấn khởi vươn lên
mà tích cực phấn đấu, rèn luyện, tiêu trừ thói đố kị trong xã hội, người với
người cùng nhau chung sống tốt đẹp, yêu thương và hạnh phúc.
- An: an lành, quá trình tu luyện cần luyện thân, luyện tâm, bình an trong
nội tâm, an tồn, an nhiên trong cuộc sống, khơng q lo lắng sầu não, giúp
chúng ta phịng bệnh, chữa bệnh cho chính mình và cộng đồng, cho cơ thể khỏe
mạnh cả thể chất và tinh thần.
- Nhiên: thuận theo lẽ tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên, yêu thương và bảo
vệ thiên nhiên sẽ giúp bản thân nhận được bình an, nhân tâm với hết thảy con người.
Với 10 triết lý đạo đức Yoga (Yama và Niyama) đồng thời với triết lý
“Vinh an nhiên” giúp vinh danh, động viên, cho mọi người thường xuyên rèn
19


luyện, hòa nhập cộng đồng, hòa vào thiên nhiên, vũ trụ, kết nối yêu thương,
giúp giảm âu lo, căng thẳng, nâng cao sức khỏe tâm thể, phòng chống bệnh tật,
phục hồi chức năng.
Bằng sự kết hợp trên, VinapYoga tạo nên những bài tập có quy trình cụ thể
dễ nhớ, dễ tập, phù hợp, theo nguyên lý cơ bản: "mềm dẻo - uyển chuyển - nhịp
nhàng - vững chắc - theo nhịp thở - thả lỏng- tĩnh tâm - Vinh an nhiên".
VinapYoga giúp kiểm sốt hơi thở, tâm trí, tác động sâu vào hệ thống cơ xương
khớp, làm tăng sức mạnh cơ bắp, kiểm soát vận động, tác động đến hệ thống
thần kinh, hệ thống nội tiết, các luân xa giúp cải thiện tuần hồn, tăng lưu thơng
khí huyết, cân bằng sinh lý, cải thiện tinh thần, phục hồi chức năng tồn diện

cho người bệnh.
Có nhiều Vận động- tư thế VinapYoga gọi tắt là Viyo và tạo nên các chuỗi
Viyo như Năng lượng tích cực, hỗ trợ điều trị Thối hóa khớp gối, Thối hóa
cột sống, Viêm quanh khớp vai, kiểm sốt huyết áp, hỗ trợ điều trị tiêu hóa, hỗ
trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, điều hịa nội tiết, phục hồi các di chứng...
Quy trình chung điều trị bằng phương pháp Yoga trị liệu Việt Nam:
1. Phương pháp Thở (Pranayama - Kiểm sốt dịng năng lượng): bao gồm các
kỹ thuật thở thường sử dụng như Thở bụng, thở luân phiên qua mũi ( Anuloma
viloma), thở con ong, thở Ujjayi.
Tùy từng trường hợp bệnh nhân khác nhau sẽ có ứng dụng các phương pháp thở
phù hợp nhằm nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân.
2. Thiền định: giúp thư giãn thần kinh, tập trung tư tưởng để nâng cao sức khỏe,
điều hịa tâm tính, nâng cao chất lượng sống và phát huy tiềm năng trí tuệ.
3. Vận động trị liệu kết hợp với kỹ thuật thở: ứng dụng các kỹ thuật vận động trị
liệu kết hợp thở phù hợp với từng tình trạng bệnh nhân khác nhau.
4. Phương pháp vật lý trị liệu kết hợp kỹ thuật thiền
Đối với mỗi bệnh lý khác nhau sẽ có các chỉ định điều trị phù hợp với các
phương phápVật lý trị liệu. Tuy nhiên, nguyên tắc chung trong quá trình thực
20



×