Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Giải pháp hoàn thiện phần nội dung của biểu mẫu thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học (Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 115 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







HUỲNH TRUNG HÒA




GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHẦN NỘI DUNG CỦA BIỂU MẪU
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TỈNH LONG AN)





LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ










Hà Nội, 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






HUỲNH TRUNG HÒA




GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHẦN NỘI DUNG CỦA BIỂU MẪU
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TỈNH LONG AN)




LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.72




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Cao Đàm









Hà Nội, 2010

1
MỤC LỤC
oOo

MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
1. Danh mục hình: 4
2. Danh mục bảng: 4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài: 6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: 7
3. Mục tiêu nghiên cứu: 9
4. Phạm vi nghiên cứu: 10
5. Mẫu khảo sát: 10
6. Câu hỏi nghiên cứu: 11
7. Giả thuyết nghiên cứu: 11

8. Phƣơng pháp chứng minh luận điểm: 11
9. Các Luận cứ 12
10. Địa chỉ áp dụng: 14
11. Cấu trúc của luận văn: 14
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN 15
1.1. Các khái niệm 15
1.1.1. Khoa học và nghiên cứu khoa học 15
1.1.2. Đề tài nghiên cứu khoa học 19
1.1.3. Biểu mẫu Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học 20
1.1.4. Nội dung của đề tài 23
1.1.5. Các lỗi thường gặp khi viết một đề cương nghiên cứu 29
1.2. Các nghiên cứu về nội dung và trình tự logic của đề cƣơng nghiên cứu khoa học 30
1.2.1. Theo Vũ Cao Đàm 30
1.2.2. Theo Nguyễn Bảo Vệ 32
1.2.3. Theo Phạm Văn Hiền 34
1.2.4. Bàn luận kết quả 35
*Kết luận Chƣơng 1: 36
CHƢƠNG 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ ĐIỀU TRA 37
2.1. Kết quả phân tích 2 biểu mẫu đề cƣơng đang đƣợc áp dụng 37
2.1.1. Hiện trạng các biểu mẫu 37
2.1.2. Phân tích và tìm ra những hạn chế, bất cập 40
2.1.3. Bàn luận kết quả 44
2.2. Kết quả phân tích nội dung của 20 Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học của tỉnh
Long An từ 2006 đến nay. 44
2.2.1. Hiện trạng các đề cương 44
2.2.2. Những hạn chế và bất cập 47
2.2.3. Những hậu quả từ những hạn chế và bất cập này 48
2.3. Kết quả khảo sát thành viên HĐKH và cán bộ quản lý khoa học của tỉnh 50
2.3.1. Tổng hợp các thông tin về đối tượng khảo sát 50
2.3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các mục 51

2.3.3. Ý kiến khảo sát về giải pháp mới đề xuất của tác giả 53
2.3.4. Các ý kiến đóng góp cho giải pháp đề xuất của tác giả 55
2.3.5. Bàn luận kết quả 56

2
2.4. Kết quả tham khảo một số biểu mẫu đề cƣơng khác 57
2.4.1. Đề cương nghiên cứu của Đại học Nelson Mandela Metropolitan University-Nam
Phi 57
2.4.2. Đề cương nghiên cứu của Dallas Independent School District–Hoa Kỳ 58
2.4.3. Đề cương nghiên cứu của Đại học California-Hoa Kỳ 58
2.4.4. Đề cương nghiên cứu của Đại học Johannesburg–Nam Phi 59
2.4.5. Đề cương nghiên cứu của Tổ chức sức khỏe thế giới WHO 59
2.4.6. Đề cương nghiên cứu của Đại học Cardiff –Anh 60
2.4.7. Bàn luận kết quả 60
*Kết luận Chƣơng 2 61
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 62
3.1. Bổ sung thêm mục “Câu hỏi nghiên cứu” và “Giả thuyết nghiên cứu” sau mục “Mục
tiêu” 62
3.1.1. Đối với mục “Mục tiêu nghiên cứu” 62
3.1.2. Đối với mục “Tình trạng của đề tài” 62
3.1.3. Đối với 2 mục “Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những
nội dung nghiên cứu của đề tài” và “Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu
trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài” 63
3.1.4. Đối với các mục “Phạm vi nghiên cứu” và “Mẫu khảo sát” 63
3.1.5. Đối với mục “Nội dung đề tài” 63
3.2. Chỉnh sửa, sắp xếp lại mục “Phƣơng pháp chứng minh” và bổ sung mục “Luận cứ” 64
3.2.1. Đối với mục “Các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài” và “Cách
tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng” 64
3.2.2. Bổ sung thêm mục “Các luận cứ” 65
3.2.3.Đối với các mục “Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản

xuất trong nước”, “Phương án hợp tác quốc tế (nếu có)” và “Tiến độ thực hiện” 66
3.3. Hai biểu mẫu đề cƣơng mới do tác giả đề xuất 66
3.3.1. Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (B1-2-TMKHXH) 67
3.3.2. Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (B1-2-TMĐT) 71
3.4. Tổ chức thử nghiệm giải pháp đã đề xuất 75
3.4.1. Mục đích 75
3.4.2. Phương pháp thử nghiệm 75
3.4.3. Quá trình thực hiện 75
3.4.4. Kết quả so sánh qua thực nghiệm 76
*Kết luận Chƣơng 3 81
KẾT LUẬN 83
KHUYẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 89








3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
oOo

Biểu mẫu: Biểu mẫu đề cƣơng: Biểu mẫu Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học
Đề cƣơng: Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học
ĐT: Đề tài
HĐ: Hội đồng

KH&CN: Khoa học và công nghệ
KHXH&NV: Khoa học xã hội và Nhân văn
NCKH: Nghiên cứu khoa học
PPCM: Phƣơng pháp chứng minh
PPLNCKH: Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học
QLKH: Quản lý khoa học
R&D: Research and Development: Nghiên cứu và triển khai

























4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
oOo


1. Danh mục hình:
Hình 1.1: Các giai đoạn nghiên cứu ……………………………………………….….19
Hình 1.2: Trình tự xây dựng luận điểm khoa học……………………………….…….31
Hình 1.3: Sơ đồ tổng quát về trình tự logic giữa các mục cơ bản trong đề cƣơng……36
Hình 2.1: Quan hệ trong cây mục tiêu 42
Hình 2.2: Sơ đồ kết quả tổng hợp khảo sát về mức độ cần thiết (1) 53
Hình 2.3: Sơ đồ kết quả tổng hợp khảo sát về mức độ cần thiết (2) 53
Hình 2.4: Sơ đồ tổng hợp ý kiến về giải pháp của tác giả (1) 54
Hình 2.5: Sơ đồ tổng hợp ý kiến về giải pháp của tác giả (2) 54


2. Danh mục bảng:
Bảng 1.1: Một số loại phán đoán thông dụng 27
Bảng 1.2: Trình tự logic trong nghiên cứu khoa học………………………………….31
Bảng 1.3: Liên hệ logic theo phân loại chức năng nghiên cứu……………………… 32
Bảng 1.4: Liên hệ logic theo phân loại giai đoạn nghiên cứu…………………………32
Bảng 2.1: Bảng kê hiện trạng 20 đề cƣơng nghiên cứu của tỉnh Long An năm
2006-2010 45
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các mục trong
đề cƣơng nghiên cứu 52









5
PHẦN MỞ ĐẦU
oOo

Bƣớc vào thiên niên kỷ thứ ba, KH&CN đã trở thành yếu tố then chốt của sự
phát triển. Điều này đƣợc phản ánh rõ trong việc hoạch định các chính sách và chiến
lƣợc phát triển khoa học và kinh tế của nhiều nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên tuỳ thuộc
vào trình độ sự phát triển cụ thể của từng nƣớc mà xây dựng chiến lƣợc, chính sách
phát triển khoa học và công nghệ mang tính đa dạng và đặc thù đối với từng giai đoạn
phát triển cụ thể phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của mỗi quốc gia. Bởi
vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng các chính sách và chiến lƣợc phát triển
khoa học và công nghệ của các nƣớc trên thế giới và trong khu vực để áp dụng và phát
huy một cách sáng tạo vào hoàn cảnh của đất nƣớc mình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với các nƣớc trên con đƣờng công nghiệp hoá- hiên đại hoá nói chung và đối với
Việt Nam nói riêng hiện nay.
Nghiên cứu khoa học đã trở thành hoạt động sôi nổi và rộng khắp trên phạm vi
toàn cầu. Các thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại đã làm thay đổi bộ mặt thế
giới. Khoa học và công nghệ đã trở thành động lực thúc đẩy cho sự phát triển của nhân
loại. Tuy nhiên, để có kết quả nghiên cứu đáp ứng đƣợc mục tiêu đã đặc ra, nhà nghiên
cứu và nhà quản lý khoa học phải tiếp cận đến các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học,
coi đó là yếu tố quan trọng để hoạt động nghiên cứu khoa học đảm bảo tính chuẩn xác
trong suốt quá trình nghiên cứu.
Kiến thức về phƣơng pháp có thể đƣợc tích lũy trong kinh nghiệm lao động hay
đƣợc tích lũy trong quá trình nghiên cứu các khoa học cụ thể, song bản thân phƣơng
pháp cũng có một hệ thống lý thuyết của riêng mình. Với khái niệm khoa học là một
thiết chế, thì vấn đề nghiên cứu khoa học cũng phải đƣợc tiến hành theo một phƣơng

pháp khoa học. Điều đầu tiên ngƣời đọc có thể hiểu đƣợc ý tƣởng nghiên cứu của nhà
khoa học là thông qua đề cƣơng và cách trình bày một đề cƣơng nghiên cứu. Vì vậy, đề
cƣơng nghiên cứu phải mang tính biểu mẫu và chuẩn xác giúp ngƣời nghiên cứu thể
hiện đƣợc tƣ tƣởng khoa học của mình.

6
Trong phạm vi của luận văn này, tôi sẽ phân tích những hạn chế của phần II của
Biểu mẫu thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học đang áp dụng tại Long An và mạnh
dạn đề xuất một số các giải pháp hoàn thiện phần này theo cách tiếp cận của phƣơng
pháp luận nghiên cứu khoa học đã đƣợc học tại Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn Hà Nội.
1. Lý do chọn đề tài:
Theo lý thuyết về phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học, các mục trong một
Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học (thƣờng đƣợc gọi là đề cƣơng) phải đƣợc trình
bày theo một mạch logic rất chặt chẽ, từ ngữ sử dụng khi viết đề cƣơng phải đảm bảo
tính khoa học và đúng khái niệm về bản chất của sự vật. Phần nội dung cơ bản của một
Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học phải đảm bảo đầy đủ các mục cơ bản nhƣ sau:
1.Mục tiêu nghiên cứu;
2.Câu hỏi nghiên cứu (vấn đề khoa học);
3.Giả thuyết nghiên cứu (luận điểm khoa học);
4.Phƣơng pháp chứng minh luận điểm;
5.Các luận cứ (lý thuyết và thực tế).
Ngoài các mục cơ bản nêu trên, phần nội dung của một đề cƣơng còn có các
mục khác nhƣ: tình trạng đề tài, lý do nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu, phƣơng án phối
hợp, tiến độ, kinh phí thực hiện…
Tuy nhiên trong thực tế, các biểu mẫu Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học,
đã và đang đƣợc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Long An áp dụng, không có đầy đủ
các mục nêu trên giúp chủ nhiệm đề tài có thể diễn tả đƣợc nội dung cơ bản của một đề
cƣơng nghiên cứu. Vì vậy, các chủ nhiệm đề tài thƣờng không biết hoặc không quan
tâm đến vấn đề này nên dể bị mắc phải các lỗi cơ bản khi viết đề cƣơng. Sau đó, Hội

đồng khoa học của tỉnh đảm trách việc xét duyệt đề cƣơng nghiên cứu theo Thuyết
minh mà chủ nhiệm đề tài lập theo biểu mẫu quy định cũng không để ý đến mạch logic
này nên cũng dể dàng bỏ sót những lỗi cơ bản khi trình bày một đề cƣơng nghiên cứu.
Thực tế cho thấy, với biểu mẫu đề cƣơng hiện tại, ngƣời viết đề cƣơng không
thể hiện đƣợc mạch logic của vấn đề khoa học cần nghiên cứu. Sau đó, Hội đồng khoa

7
học xét duyệt cũng rất khó phát hiện lỗi logic trong phần nội dung của đề cƣơng. Vì
vậy, trong quá trình làm việc, họ không phát hiện hoặc bỏ qua các lỗi khi xét duyệt đề
cƣơng là điều không tránh khỏi. Từ nguyên nhân là biểu mẫu thuyết minh với phần nội
dung không đầy đủ và không mang tính hệ thống sẽ dẫn đến hậu quả là việc lập và xét
duyệt đề cƣơng không đƣợc chuẩn xác.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đã gợi cho tác giả ý tƣởng lựa chọn nghiên
cứu luận văn: Giải pháp hoàn thiện phần nội dung của biểu mẫu Thuyết minh đề tài
nghiên cứu khoa học (nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Long An)
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Biểu mẫu Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học (do Bộ Khoa học và Công
nghệ ban hành) đã trải qua nhiều lần sửa đổi. Các lần sửa đổi đã làm cho Thuyết minh
ngày càng hoàn thiện hơn. Biểu mẫu này đƣợc các Sở Khoa học và công nghệ lần lƣợt
áp dụng vào địa phƣơng mình. Sở Khoa học và Công nghệ Long An đã dựa vào biểu
mẫu của Bộ biên soan lại để áp dụng cho tỉnh, tuy có chỉnh sửa đôi chút nhƣng cơ bản
vẫn đảm bảo đầy đủ các mục theo mẫu của Bộ. Các biểu mẫu Thuyết minh gần đây đã
và đang đƣợc tỉnh Long An áp dụng gồm: Biểu mẫu Thuyết minh đề tài nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ (B1-2-TMĐT) và biểu mẫu Thuyết minh đề tài
nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (B1-2-TMKHXH) do Sở Khoa học và công
nghệ Long An đang sử dụng từ năm 2007 đến nay. Theo hai biểu mẫu này, phần nội
dung của đề tài bao gồm:
+Mục tiêu của đề tài;
+Tình trạng đề tài;
+Tổng quan tình hình nghiên cứu và sự cần thiết của đề tài;

+Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan;
+Nội dung nghiên cứu của đề tài;
+Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng;
+Phƣơng pháp phối hợp;
+Phƣơng án hợp tác quốc tế;
+Tiến độ thực hiện.

8
Hai biểu mẫu này có khá đầy đủ các mục để ngƣời lập thuyết minh có thể diễn
đạt những công việc mình sẽ làm và ngƣời xét duyệt có thể đánh giá đƣợc tƣ tƣởng
khoa học của ngƣời viết. Tuy nhiên, hai biểu mẫu này vẫn còn thiếu phần cốt lõi của
một đề cƣơng nghiên cứu khoa học, đó là các mục phải đƣợc diễn đạt bằng một trình tự
logic theo đúng phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học.
-Vũ Cao Đàm đã có nhiều nghiên cứu rất sâu về phƣơng pháp luận nghiên cứu
khoa học, đặc biệt ông đã chỉ ra đƣợc cách nhận dạng các lỗi phổ biến trong đề cƣơng
nghiên cứu và đƣa ra trình tự logic chặt chẽ của 6 mục cơ bản trong một đề cƣơng
nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu của ông có thể xem nhƣ là một hệ thống lý
thuyết mang tính học thuật rất cao. Đây là nền tảng cho tác giả nghiên cứu để vận dụng
vào luận văn của mình. Tuy nhiên trên thực tế, việc áp dụng hệ thống lý thuyết của ông
về trình tự logic của nghiên cứu khoa học chƣa đƣợc áp dụng một cách rộng rãi do số
ngƣời biết và tiếp cận vấn đề này còn hạn chế, đặc biệt là ở các đề tài cấp tỉnh và cấp
cơ sở. Thậm chí những ngƣời đã có học vị cao nhƣ thạc sỹ, tiến sỹ, những nhà khoa
học có nhiều đề tài lớn cũng ít nhiều mắc phải các lỗi phổ biến khi viết đề cƣơng
nghiên cứu của mình.
-Nguyễn Bảo Vệ là giảng viên của Trƣờng đại học Cần Thơ cũng có những
nghiên cứu sâu về phƣơng pháp nghiên cứu khoa học. Giáo trình phƣơng pháp nghiên
cứu khoa học của ông đã giúp cho sinh viên học hỏi và làm đề tài theo một trình tự
mang tính mang tính học thuật cao. Tuy nhiên, trong giáo trình này chỉ trình bày trình
tự các bƣớc tiến hành thực hiện đề tài mà chƣa thấy đề cập đến các lỗi phổ biến khi viết
đề cƣơng nghiên cứu khoa học.

-Nguyễn Minh Kiều là giảng viên Trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM đã biên
soạn tài liệu “Hƣớng dẫn cho sinh viên phƣơng pháp nghiên cứu khoa học”, trong đó
có phần các bƣớc triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học và các lỗi thƣờng gặp
trong đề tài nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên tài liệu này chỉ mang tính giới thiệu tổng
quát mà chƣa có những hƣớng dẫn cụ thể.
-Phạm Văn Hiền là giảng viên Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã
biên soạn bài giảng về: “Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học” bằng công cụ

9
PowerPoint. Bài giảng đã đề cập đến các khái niệm và bản chất logic của nghiên cứu
khoa học, phƣơng pháp xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, thu thập xử lý thông tin,
trình tự thực hiện đề tài, hƣớng dẫn trình bày luận văn thạc sĩ. Bài giảng này nhƣ khẳng
định thêm lý thuyết của Vũ Cao Đàm và đã giúp cho tác giả có thêm cơ sở lý luận cho
luận văn của mình.
-Các sinh viên ngành khoa học quản lý, các học viên cao học chuyên ngành
quản lý khoa học và công nghệ các khóa trƣớc, đặc biệt là học viên các lớp cao học ở
Hải Dƣơng đã ít nhiều nghiên cứu, vận dụng bài giảng về phƣơng pháp luận nghiên
cứu khoa học của Vũ Cao Đàm trong việc bắt lỗi các đề cƣơng nghiên cứu khi họ tham
gia Hội đồng xét duyệt đề cƣơng nghiên cứu khoa học của tỉnh Hải Dƣơng.
Trong luận văn này, tác giả thừa kế các kết quả nghiên cứu đã nêu trên, đồng
thời đề xuất giải pháp nhằm chuẩn hóa công tác lập và xét duyệt đề cƣơng nghiên cứu
của tỉnh trong thời gian tới. Tác giả dự kiến sẽ nghiên cứu phát hiện và phân tích
những hạn chế trong phần nội dung của các biểu mẫu Thuyết minh đề tài nghiên cứu
khoa học trƣớc đây, từ đó đề xuất bổ sung thêm các mục mới trong phần nội dung của
Thuyết minh theo đúng trình tự logic nghiên cứu khoa học.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Với mục tiêu chung là chuẩn hóa việc lập và xét duyệt đề cƣơng nghiên cứu
khoa học của tỉnh Long An theo hƣớng phù hợp với phƣơng pháp luận nghiên cứu
khoa học. Trong quá trình triển khai thực hiện luận văn, tác giả sẽ tập trung giải quyết
2 mục tiêu cụ thể sau đây:

1.1 Phân tích hiện trạng các nội dung của biểu mẫu Thuyết minh đề tài nghiên
cứu khoa học hiện hữu và đƣa ra đƣợc sự hạn chế trong các nội dung đó;
1.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện phần nội dung của biểu mẫu Thuyết minh đề
tài nghiên cứu khoa học phù hợp với trình tự logic trong nghiên cứu khoa học.

10

4. Phạm vi nghiên cứu:
4.1Phạm vi về nội dung: Luận văn giải quyết 2 mục tiêu nghiên cứu cụ thể ở
mục 3.
Trong luận văn này, Nội dung của đề tài đƣợc hiểu là phần II/ Mục tiêu, nội
dung và phƣơng án tổ chức thực hiện đề tài thuộc Biểu mẫu Thuyết minh đề tài
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (B1-2-TMĐT) và biểu mẫu Thuyết minh
đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (B1-2-TMKHXH) do Sở Khoa học và
công nghệ Long An đang sử dụng.
4.2Phạm vi về thời gian: Đối tƣợng nghiên cứu là các đề cƣơng đã đƣợc xét
duyệt và thông qua của tỉnh Long An, trong khoản thời gian 5 năm (từ năm 2006 đến
2010).
5. Mẫu khảo sát:
- 04 mẫu Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học do Sở Khoa học và Công
nghệ đã và đang sử dụng tại Long An.
- 20 đề cƣơng đã đƣợc xét duyệt và thông qua từ 2006 đến 2010.
- Đối tƣợng khảo sát: 25 cán bộ quản lý KH&CN, cán bộ nghiên cứu và ứng
dụng KH&CN, thành viên Hội đồng KH&CN của tỉnh.
SƠ ĐỒ CÂY MỤC TIÊU
Phân tích các đề cƣơng
hiện hữu
Đề xuất giải pháp
Sự hạn chế, thiếu
sót

Chuẩn hóa việc lập và
xét duyệt đề cƣơng
Sự không phù
hợp
Bổ sung câu hỏi
và giả thuyết
Chỉnh sửa, sắp
xếp lại các mục

11
6. Câu hỏi nghiên cứu:
Theo mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, 2 vấn đề sau đây đƣợc tác giả đặt ra
để xem xét:
6.1 Phần nội dung của các biểu mẫu Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học
hiện hữu có những hạn chế và không phù hợp nào?
6.2 Nội dung mới của biểu mẫu Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học mà tác
giả đề xuất phải nhƣ thế nào mới có thể khắc phục đƣợc những hạn chế và không phù
hợp đó?
7. Giả thuyết nghiên cứu:
Để giải quyết 2 vấn đề đã đặt ra trên đây, tác giả sơ bộ đƣa ra 2 giả thuyết sau:
7.1 Các nội dung của biểu mẫu Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học hiện
hữu hoàn toàn thiếu 2 mục cơ bản là “câu hỏi nghiên cứu” và “giả thuyết nghiên cứu”;
đồng thời các mục “phƣơng pháp chứng minh giả thuyết” và “các luận cứ” đƣợc trình
bày không rỏ ràng.
7.2 Nội dung mới của biểu mẫu Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học mà tác
giả đƣa ra dựa trên biểu mẫu thuyết minh của Sở KH&CN Long An đƣợc bổ sung
thêm các mục: “câu hỏi nghiên cứu”, “giả thuyết nghiên cứu”, “giới hạn và chọn mẫu”;
đồng thời sắp xếp lại các mục “phƣơng pháp chứng minh giả thuyết” và “liệt kê các
luận cứ” theo một trình tự logic chặt chẽ.
8. Phƣơng pháp chứng minh luận điểm:

8.1 Nghiên cứu tài liệu về logic học và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, tìm
kiếm thông tin liên quan trên internet, tiếp cận phân tích và tổng hợp đối tƣợng nghiên
cứu, so sánh giữa lý thuyết khoa học, trình tự logic của nghiên cứu khoa học với sự thể
hiện tại các biểu mẫu Thuyết minh hiện hữu. Sau đó, tác giả sẽ tổng hợp số liệu để đƣa
ra luận cứ chứng minh cho giả thuyết.
8.2 Phân tích thực trạng các đề cƣơng nghiên cứu của tỉnh từ 2006 đến 2010 để
thấy đƣợc những hạn chế và bất cập do biểu mẫu không có đầy đủ các mục nêu tại 7.1
của phần này.

12
8.3 Điều tra, khảo sát 25 cán bộ quản lý KH&CN, cán bộ nghiên cứu-ứng dụng
KH&CN và thành viên Hội đồng KH&CN của tỉnh; từ đó tổng hợp kết quả điều tra
thành luận cứ.
8.4 Tìm kiếm một số biểu mẫu đề cƣơng nghiên cứu khoa học của các tổ chức
đào tạo và R&D trên thế giới để tham khảo và làm luận cứ cho luận văn.
8.5 Tổ chức nhóm thử nghiệm giải pháp do tác giả đề xuất để kiểm chứng lại độ
tin cậy và hiệu quả của giải pháp. Kết quả thử nghiệm sẽ bổ sung thêm luận cứ thực tế
của luận văn.
9. Các Luận cứ
9.1. Luận cứ lý thuyết:
-Các khái niệm: Khoa học, nghiên cứu khoa học, đề tài, tên đề tài, biểu mẫu
thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học, nội dung của đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu, mẫu khảo sát, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phƣơng
pháp chứng minh giả thuyết, luận cứ lý thuyết, luận cứ thực tế, trình tự logic nghiên
cứu khoa học, các lỗi thƣờng gặp…
-Liên hệ: Mối liên hệ giữa các khái niệm, giữa sự chuẩn xác của biểu mẫu
thuyết minh và hiệu quả việc lập và xét duyệt đề cƣơng…
-Kết quả các công trình nghiên cứu về biểu mẫu thuyết minh, về trình tự logic
trong đề cƣơng nghiên cứu khoa học:
+Kết quả nghiên cứu của Vũ Cao Đàm về phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa

học, đặc biệt là trình tự logic chặt chẽ của 6 mục cơ bản trong một đề cƣơng nghiên
cứu khoa học có thể xem nhƣ là luận cứ lý thuyết quan trọng nhất trong luận văn này.
+Giáo trình phƣơng pháp nghiên cứu khoa học của Nguyễn Bảo Vệ cũng đề cập
đến cấu trúc của đề tài nghiên cứu khoa học có thể xem nhƣ là một luận cứ lý thuyết.
+Các giáo trình và tài liệu khác về phƣơng pháp nghiên cứu khoa học trong và
ngoài nƣớc đƣợc tác giả tìm kiếm, tham khảo, đối chiếu nhƣ là luận cứ lý thuyết cho
luận văn này.

13
-Nếu trong Biểu mẫu thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học không có đầy đủ
các mục cơ bản thì các chủ nhiệm đề tài sẽ không thể hiện đƣợc mạch logic về tƣ tƣởng
của mình và các thành viên Hội đồng khoa học sẽ không chú ý đến việc phát hiện lỗi
làm cho công tác xét duyệt đề cƣơng không đƣợc chuẩn xác
9.2. Luận cứ thực tế:
-Kết quả nghiên cứu, phân tích và so sánh giữa lý thuyết và biểu mẫu thuyết
minh hiện hữu cho thấy không có câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu trong các
biểu mẫu thuyết minh hiện hữu;
-Kết quả phân tích 20 đề cƣơng đã xét duyệt của tỉnh từ 2006-2010 cho thấy
những hạn chế và bất cập do biểu mẫu đề cƣơng không có đầy đủ các mục theo trình tự
logic của nghiên cứu khoa học;
-Kết quả điều tra, khảo sát các đối tƣợng liên quan cho thấy đa số các ý kiến cho
rằng cần phải bổ sung thêm câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và một số mục
quan trọng khác trong biểu mẫu thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học;
-Kết quả thử nghiệm giải pháp do tác giả đề xuất cho thấy phần nội dung của
biểu mẫu đề cƣơng mới đƣợc trình bày, sắp xếp theo một trình tự logic chặt chẽ hơn so
với biểu mẫu đề cƣơng hiện đang áp dụng;
-Kết quả tham khảo một số biểu mẫu đề cƣơng nghiên cứu khoa học của các tổ
chức đào tạo và R&D trên thế giới cho thấy các đề cƣơng này đều yêu cầu trình bày rỏ
ràng các mục: vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phƣơng pháp luận… nhƣ là
phần cơ bản và không thể thiếu của một đề cƣơng nghiên cứu.

-Thực tế phân tích cho thấy những đề cƣơng dù có mắc lỗi logic vẫn không bị
ghi nhận trong phiếu đánh giá xét duyệt đề cƣơng; các chủ nhiệm đề tài nếu không tƣ
duy tốt sẽ dể mắc phải các lỗi logic khi viết đề cƣơng nghiên cứu; các thành viên Hội
đồng khoa học nếu chủ quan cũng sẽ dẫn đến hậu quả là không phát hiện hoặc bỏ qua
các lỗi đó.

14
10. Địa chỉ áp dụng:
-Kết quả của đề tài do tác giả nghiên cứu và đề xuất có thể đƣợc áp dụng cho
các cơ quan quản lý khoa học và công nghệ cấp cơ sở, cấp tỉnh/thành trong phạm vi
toàn quốc với mục tiêu chuẩn hóa khâu viết đề cƣơng nghiên cứu của ngƣời nghiên cứu
và xét duyệt đề cƣơng nghiên cứu của Hội đồng Khoa học.
-Kết quả của đề tài còn có thể đƣợc áp dụng cho sinh viên các trƣờng đại học,
học viên cao học và nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu khoa học cũng nhƣ
thực hiện đề tài, luận văn, luận án tốt nghiệp của mình.
11. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận-khuyến nghị và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của luận văn.
Chƣơng 2. Kết quả phân tích và điều tra.
Chƣơng 3. Giải pháp hoàn thiện.























15
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN
oOo

1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khoa học và nghiên cứu khoa học
(1) Khoa học (science):
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu và khái niệm về khoa học xuất phát từ nhiều
cách tiếp cận khác nhau:
a) Khoa học là một hệ thống tri thức:
- “Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận
động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy”. [17, tr.17-19]
- “Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới,
học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới nầy, tốt
hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Như vậy, khoa học bao gồm
một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui
luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và

không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri
thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
+ Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống
hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với
thiên nhiên. Quá trình nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên
nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh
nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế.
Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết
các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy,
tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức
kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.

16
+ Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ
hoạt động nghiên cứu khoa học, các họat động nầy có mục tiêu xác định và sử dụng
phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa
trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra
ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức
trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học,
kinh tế học, toán học, sinh học.” [16, tr.1]
b) Khoa học là một hoạt động xã hội:
“Ngày nay khoa học đã trở thành một hoạt động nghề nghiệp được xã hội hóa
cao độ. Đó là một dạng hoạt động xã hội đặc biệt, hướng vào việc tìm kiếm những điều
chưa biết, là một loại lao động gian khổ nhiều rủi ro.
Với tư cách là một hoạt động xã hội, khoa học hướng tới những mục tiêu sau:
- Phát hiện bản chất các sự vật, phát triển nhận thức về thế giới.
- Dựa vào quy luật đã nhận biết của sự vật mà dự báo quá trình phát triển của
sự vật, lụa chọn hướng đi cho mình để tránh hoặc giảm thiểu các rủi ro.
- Sáng tạo các sự vật mới phục vụ những mục tiêu tồn tại và phát triển bản thân
con người và xã hội của con người.” [2, tr.14]

c) Khoa học là một hình thái ý thức xã hội:
“Triết học xem khoa học là một hình thái ý thức xã hội. Với tư cách là một hình
thái ý thức xã hội, khoa học tồn tại mang tính độc lập tương đối với các hình thái ý
thức xã hội khác. Khoa học phân biệt với các hình thái ý thức xã hội khác ở đối tượng
và hình thức phản ánh và mang một chức năng xã hội riêng biệt. Đây là một nhận thức
có ý nghĩa quan trọng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, trong việc xử lý mối
quan hệ phức tạp giữa khoa học với các hình thái ý thức xã hội khác nhau.” [2, tr.15]
d) Khoa học là một thiết chế xã hội:

17
“Khoa học có thể sẽ là một thiết chế xã hội có ý nghĩa nhất trong xã hội hiện
đại. Thiết chế ấy đang làm biến đổi đời sống và số phận con người trên thế giới này
hơn bất kỳ một sự kiện chính trị hoặc tôn giáo nào. [18, tr.1-28]
Với tư cách là một thiết chế xã hội, khoa học đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực
hoạt động xã hội và thực hiện những chức năng của một thiết chế xã hội, đó là:
- Định ra một khuôn mẫu hành vi, lấy tính khoa học làm thước đo, chẳng hạn
tác phong làm việc khoa học, tổ chức lao động theo khoa học.
- Xây dựng luận cứ khoa học cho các quyết định trong sản xuất, kinh doanh, tổ
chức xã hội.
- Tăng hàm lượng khoa học trong công nghệ và sản phẩm nhằm tạo thế mạnh
cạnh tranh cho sản phẩm.
- Khoa học ngày càng trở thành một phương tiện góp phần làm biến đổi tận gốc
rễ mọi mặt của đời sống xã hội.” [2, tr.18]
(2) Nghiên cứu khoa học (scientific research)
a) “Nghiên cứu khoa học là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức
khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới
để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người. Về mặt thao tác
có thể định nghĩa nghiên cứu khoa học là quá trình hình thành và chứng minh luận
điểm khoa học về một sự vật hoặc hiện tượng cần khám phá.” [2, tr.35]
b) “Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử

nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm
NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội,
và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con
người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái
chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà
trường.” [16, tr.1]
c) Đinh Tuấn Hải, Trƣờng Đại Học Quốc Gia Yokohama, cho rằng: “Hiện nay,
trong giới học thuật vẫn có tranh luận và chưa thống nhất về việc xác định thế nào là

18
một nghiên cứu khoa học. Việc xác định rõ định nghĩa này là rất quan trọng đối với
những người mới bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu, đặc biệt là sinh viên. Mọi người đều
nói về cái “mới”, rằng phải nghiên cứu một vấn đề mới thì mới đúng là một nghiên
cứu khoa học. Nếu như vậy thì sẽ có câu hỏi được đặt ra là: Làm một vấn đề cũ thì sao
và thế nào là một vấn đề mới?” Ông nhận thấy có rất nhiều nghiên cứu về một vấn đề
cũ nhƣng vẫn có giá trị, đƣợc áp dụng tốt trong thực tế sản xuất và đƣợc chấp nhận
đăng trên nhiều tạp chí và hội thảo khoa học quốc tế. Trong khi đó có nhiều nghiên cứu
tự nhận là cho những vấn đề mới nhƣng lại không thu hút đƣợc quan tâm của mọi
ngƣời và thƣờng kết thúc trong im lặng. Có nhiều nguyên nhân cho sự thất bại của các
nghiên cứu đƣợc cho là có chủ đề mới, hoặc là vấn đề mới nhƣng không có giá trị thực
tế nên rất ít ngƣời muốn nghiên cứu, hoặc cái mới này chỉ có thể áp dụng sau nhiều
năm nữa nên hiện tại không ai quan tâm, hoặc vấn đề mới quá khó hiểu đối với đồng
nghiệp, hoặc dẫu là mới nhƣng kết quả nghiên cứu không đạt yêu cầu, v.v…
Ông đã đƣa ra một số tiêu chí cụ thể để có một định nghĩa sơ lƣợc thế nào là một
nghiên cứu khoa học. Vậy một nghiên cứu khoa học cần đáp ứng ít nhất một trong các
yêu cầu dƣới đây:
- Phát hiện điều mới trong các quy luật và đặc tính của tự nhiên hoặc của xã hội.
- So sách giữa hai hoặc nhiều hiện tƣợng của tự nhiên hoặc của xã hội để chỉ ra
sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.
- Tìm kiếm phƣơng pháp để giải quyết các khó khăn, trục trặc đang cản trở sự

phát triển của tự nhiên và xã hội.
- Thay đổi hoặc lợi dụng các hiện tƣợng tự nhiên hoặc xã hội để phục vụ tốt hơn
cho con ngƣời và môi trƣờng xung quanh.
- Nghiên cứu các hiện tƣợng, công việc đã xảy ra, thực hiện trong quá khứ để
rút ra bài học cho hiện tại và tƣơng lai.
- Dự đoán tƣơng lai để có các hành động phù hợp trong hiện tại.

19
d) Luật Khoa học và Công nghệ định nghĩa: “Nghiên cứu khoa học là hoạt động
phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng
tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.”
e) Nghiên cứu khoa học đƣợc phân loại theo các giai đoạn nghiên cứu, bao gồm
các hoạt động theo hình 1.1


















Hình 1.1: Các giai đoạn nghiên cứu [2, tr.40]
1.1.2. Đề tài nghiên cứu khoa học
(1) Đề tài:
Theo giáo trình phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học của Vũ Cao Đàm, đề tài
là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, trong đó có một ngƣời hoặc một nhóm
ngƣời cùng thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu. Đề tài đƣợc lựa chọn từ một sự kiện
khoa học.
Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học do một ngƣời hoặc một
nhóm ngƣời thực hiện. Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn
mang tính chất nghiên cứu khoa hoc, chẳng hạn nhƣ: Chƣơng trình, dự án, đề án. Sự
khác biệt giữa các hình thức nghiên cứu khoa học nầy nhƣ sau:
Hoạt động R&D
1. Nghiên cứu
cơ bản
2. Nghiên cứu
ứng dụng
3. Triển khai
thực nghiệm
Nghiên cứu cơ
bản thuần túy
Nghiên cứu cơ
bản định hướg
Nghiên cứu
tổng thể
Nghiên cứu
chuyên đề
Tạo vật mẫu
(Prototype)
Tạo quy trình
s/x vật mẫu

Sản xuất thử
Série Nº 0
Lưu ý:
Triển khai =
Technological
Experimental
Development, gọi
tắt là Development


20
- Đề tài: đƣợc thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể
chƣa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.
- Dự án: đƣợc thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu
quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn
lực.
- Đề án: là loại văn kiện, đƣợc xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi
cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó nhƣ: thành lập một tổ
chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, Sau khi đề án đƣợc phê chuẩn, sẽ hình thành
những dự án, chƣơng trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.
- Chƣơng trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án đƣợc tập hợp theo một mục đích
xác định. Giữa chúng có tính độc lập tƣơng đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án
trong chƣơng trình không nhất thiết phải giống nhau, nhƣng nội dung của chƣơng trình
thì phải đồng bộ.
(2) Tên đề tài:
“Tên đề tài là mục phản ánh nội dung cô đọng nhất nội dung nghiên cứu của
một đề tài nghiên cứu khoa học. Tên đề tài phải là một sự kiện khoa học, ở đó có chứa
mâu thuẩn giữa lý thuyết hiện hữu với thực tế mới phát sinh.
a) Xét trên yêu cầu về nội dung nghiên cứu cần thể hiện cô đọng nhất, tên đề tài
phải thể hiện được mục tiêu nghiên cứu. Ngoài ra, tên đề tài có thể chỉ rỏ phương tiện

thực hiện mục tiêu và/hoặc có thể chỉ rỏ môi trường chứa đựng mục tiêu và phương
tiện thực hiện.
b) Việc lựa chọn đề tài có thể dựa trên những căn cứ được xem xét theo các cấp
độ sau: Đề tài có ý nghĩa khoa học hay không? Đề tài có mang một ý nghĩa thực tiễn
nào không? Có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài không? Và đề tài có
phù hợp sở thích không?” [2, tr.51-55]
1.1.3. Biểu mẫu Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học
(1) Khái niệm:

21
Biểu mẫu Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học hay gọi tắt là đề cƣơng
nghiên cứu là biểu mẫu mà ở đó ngƣời nghiên cứu phải thể hiện toàn bộ các vấn đề có
liên quan đến quá trình nghiên cứu của mình để cho Hội đồng khoa học chuyên ngành
xem xét phê duyệt.
Biểu mẫu đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày
11/05/2007 và Quyết định số 11/2007/QĐ-BKHCN ngày 04/06/2007 của Bộ trƣởng Bộ
Khoa học và Công nghệ, dùng để thuyết minh các đề tài đăng ký tham gia tuyển chọn
tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài KH&CN cấp Nhà nƣớc. Biểu B1-2-TMKHXH và biểu
B1-2-TMĐT đƣợc sử dụng để thuyết minh các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà
nƣớc. Tuy nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ khuyến khích sử dụng các biểu trên đây
để thuyết minh cho các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ/Tỉnh-Thành phố và cấp cơ
sở. Sau khi đƣợc cấp quản lý đề tài phê duyệt, Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học
trở thành văn bản pháp lý quan trọng để quản lý đề tài (theo dõi thực hiện, kiểm tra,
đánh giá, nghiệm thu) trong quá trình thực hiện đến khi kết thúc đề tài.
(2) Một số khái niệm khác:
a) “Research proposal is a brief (up to two pages) overview of your research
paper, giving the reader sufficient information about the work you’ve done, about the
way you did it and the value of this work.”
1


Tạm dịch: Văn bản đề xuất nghiên cứu là một tổng quan tóm tắt công trình
nghiên cứu, cung cấp cho ngƣời đọc những thông tin đầy đủ về nội dung nghiên cứu,
phƣơng pháp nghiên cứu và giá trị của công trình nghiên cứu.
b) “Thesis outline paper is a proposal for a research project. It is the title of
your work and captures the essence of the work you are about to begin. It is an
important and vitally necessary task that is seen as the first step to success in research
publication. As a heading it fulfills all the requirement of a topic header and in
addition also imparts knowledge of the point of view of the researcher. It is the first

1
: Fayfaysarosh, How do you write a sesearch paper proposal, 16.4.2008

22
document to reach an evaluator and a research guide. This makes it a document that
can initiate or negate your research aspirations.”
2

Tạm dịch: Đề cƣơng của đề tài là một bản đề xuất cho dự án nghiên cứu. Nó
chính là tiêu đề cho công trình nghiên cứu cũng nhƣ đƣa ra những vấn đề cốt lõi cần
thực hiện. Đề cƣơng đóng vai trò quan trọng và cực kỳ thiết yếu cho bƣớc đầu khi công
bố công trình nghiên cứu. Đề cƣơng chỉ là phần khởi đầu nên nó chỉ đáp ứng những
yêu cầu của công trình nghiên cứu và bên cạnh đó nó cũng thể hiện quan điểm và ý
tƣơng của ngƣời nghiên cứu. Đây là tài liệu đầu tiên để Hội đồng xét duyệt đánh giá
cho phép thực hiện nghiên cứu hay ngƣng lại.
Tuy nhiên, đề cƣơng nghiên cứu không phải là tóm tắt và cũng không phải là
mục lục. Nhƣ vậy, tại sao phải viết đề cƣơng nghiên cứu? Bởi vì nếu viết đƣợc 1 đề
cƣơng nghiên cứu hoàn chỉnh, thì ngƣời nghiên cứu đã đi đƣợc 1/3 chặng đƣờng của
quá trình thực hiện đề tài.
(3) Nội dung cơ bản của đề cƣơng: Theo Vũ Cao Đàm, phần khái quát của một
đề cƣơng nghiên cứu khoa học phải bao gồm các mục tối thiểu sau đây:

a).Tên đề tài.
b).Lý do nghiên cứu (vì sao tôi nghiên cứu?)
c).Lịch sử nghiên cứu (Ai đã làm gì?)
d).Mục tiêu nghiên cứu (Tôi sẽ làm gì?)
e).Phạm vi nghiên cứu (Tôi làm đến đâu?)
f).Mẫu khảo sát (Tôi làm ở đâu?)
g).Câu hỏi (vấn đề) nghiên cứu (Tôi cần trả lời câu hỏi nào, tức cần giải quyết
vấn đề gì trong nghiên cứu của tôi?)
h).Giả thuyết nghiên cứu (Luận điểm của tôi ra sao?)
i).Phƣơng pháp chứng minh luận điểm (Tôi dùng phƣơng pháp nào để tìm kiến
luận cứ và chứng minh luận điểm của tôi bằng cách nào?)
j).Dự kiến luận cứ (Tôi lấy gì để chứng minh?) = nội dung nghiên cứu
j.1 Luận cứ lý thuyết (cơ sở lý luận)
j.2 Luận cứ thực tế (kết quả khảo sát, điều tra, thực nghiệm…)

2
: Charly, Thesis outline paper, 05.08.2008

23
1.1.4. Nội dung của đề tài
Trong luận văn này, Nội dung của đề tài đƣợc hiểu là phần II/ Mục tiêu, nội
dung và phƣơng án tổ chức thực hiện đề tài thuộc Biểu mẫu Thuyết minh đề tài
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (B1-2-TMĐT) và biểu mẫu Thuyết minh
đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (B1-2-TMKHXH) do Sở Khoa học và
công nghệ Long An đang sử dụng từ năm 2007 đến nay.
(1) Mục tiêu nghiên cứu (objective)
“Mục tiêu nghiên cứu là những nội dung cần được xem xét và làm rõ trong
nghiên cứu. Mục tiêu trả lời cho câu hỏi “Nghiên cứu cái gì?”
a) Trong một đề tài nghiên cứu bao giờ cũng có một mục tiêu xuyên suốt, mang
tính chủ đạo gọi là mục tiêu chung, còn các mục tiêu khác gọi là những mục tiêu cụ

thể. Tập hợp các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể luôn được tổ chức thành “cây mục
tiêu”. Vẽ được cây mục tiêu sẽ giúp người nghiên cứu hình dung một cách bao quát
toàn bộ nội dung nghiên cứu và các bước thực hiện. Hơn nữa, căn cứ vào cây mục tiêu
đã lập, chúng ta có cơ sở để lập dự toán kinh phí cần thiết cho nghiên cứu.”[2, tr.51-
52]
-Mục tiêu chung: còn đƣợc gọi là mục tiêu tổng quát của đề tài, nên nêu khái
quát điều mà nghiên cứu mong muốn đạt đƣợc. Có thể tách mục tiêu tổng quát thành
các phần nhỏ hơn, liên quan với nhau một cách logic. Các phần này có thể coi là các
mục tiêu cụ thể.
-Các mục tiêu cụ thể: cần đề cập một cách có hệ thống, đầy đủ những khía cạnh
khác nhau của vấn đề và các yếu tố chủ yếu đƣợc cho là ảnh hƣởng đến hoặc gây ra
vấn đề đó nhƣ đã xác định trong phần đặt vấn đề. Các mục tiêu của nghiên cứu có thể
chia thành ba nhóm chính:
+ Nhóm 1: các mục tiêu nghiên cứu để lƣợng hóa vấn đề
+ Nhóm 2: các mục tiêu nghiên cứu để cụ thể hóa vấn đề
+ Nhóm 3: các mục tiêu nghiên cứu để khuyến nghị và giải pháp.

×