Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Cao Đẳng Việt Mỹ Hà Nộ1.Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.26 KB, 12 trang )

CAO ĐẲNG VIỆT MỸ HÀ NỘI

 

PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG MARKETING VÀ LẬP BẢNG SWOT MÔI
TRƯỜNG MARKETING CỦA HÃNG GIÀY THƯỢNG ĐÌNH

Mơn: Marketing căn bản
Lớp: QTDN23-01 + 01.2
Nhóm: 4
Thành viên nhóm:
1. Bùi Thái Tuấn
2. Nguyễn Thị Lan Anh
3. Dương Chí Kiên
4. Đỗ Bá Ngọc

5. Hoàng Trung Nguyên
6. Bùi Nguyễn Bảo Ngọc
7. Vũ Đức Duy
8. Trần Thị Kim Thúy

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2023


Bảng phân cơng cơng việc và mức độ đóng góp của các thành viên trong nhóm:
Tên thành viên
Hồng Trung Ngun
Đỗ Bá Ngọc
Bùi Nguyễn Bảo Ngọc
Nguyễn Thị Lan Anh
Vũ Đức Duy


Dương Chí Kiên
Bùi Thái Tuấn ( Nhóm
trưởng )
Trần Thị Kim Thúy

Nội dung cơng việc
Phân tích mơi trường vi mơ
Phân tích mơi trường vi mơ
Phân tích mơi trường trung mơ
Phân tích mơi trường trung mơ
Phân tích mơi trường vĩ mơ
Phân tích mơi trường vĩ mô
Phân công công việc cho mọi người và
lập bảng swot
Lập bảng swot và hoàn thiện bài ra
Word

Mức độ đóng
góp


PHÂN TÍCH CÁC MƠI TRƯỜNG MARKETING CỦA GIÀY THƯỢNG ĐÌNH

1. Môi trường vi mô:
a, Nhân sự
Giày dép là một ngành ln có số lượng lao động đơng đảo. Tính đến đầu năm
2019, có hơn 1 triệu cơng nhân làm việc tại các nhà máy sản xuất giày dép. Tuy
nhiên, trong số đó, có 85% là nữ giới xuất thân từ nơng thơn, trình độ học vấn đa
phần thấp. Những cơng nhân này chưa có bất cứ chun mơn nào về sản xuất giày
dép. Họ thường phải tham dự khóa đào tạo cơ bản trong khoảng 2 tuần để có thể

bắt đầu thực hiện các công việc trong phân xưởng, nhà máy. Ưu điểm của các công
nhân này là cần cù, chịu khó nhưng do các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tới
việc huấn luyện và đào tạo nên chất lượng của người lao động không cao. Số lượng
người lao động có trình độ chun mơn cịn thấp, đa số là các lao động phổ thông,
học vấn thấp, chưa qua đào tạo dẫn đến năng lực sản xuất của ngành giày dép Việt
Nam thấp hơn các quốc gia khác trong khu vực.
b, Các yếu tố tài chính
- Mức độ phổ biến của thương hiệu
+ Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua
bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo: 55 – 60
triệu người.
+ Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành:
Toàn quốc Việt Nam và một số nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia, một số các
nước Châu Âu: Đức, Ý, Bỉ, Pháp.
+ Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu: Từ năm 1998 đến nay.
+ Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu:
• Năm 1998 – Cơng ty được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp bảo hộ bản quyền
thương hiệu “ biểu tượng - Lo go Công ty” tại Việt nam theo số 34720.

• Năm 2000 - đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu “ biểu tượng – Lo go Công
ty” tại thị trường Trung quốc theo số 3257242.


• Năm 2000 - đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu “ biểu tượng – Lo go Công
ty” tại thị trường Lào theo số 9017.
• Năm 2000 - đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu “ biểu tượng – Lo go Công
ty” tại thị trường Campuchia theo số 17215/02.
• Năm 2004 - được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp bảo hộ bản quyền câu khẩu ngữ
(Slogan) phần chữ và phần hình tại Việt nam theo số 55454.


• Năm 2007 - được Cục Sở hữu Cơng nghiệp cấp bảo hộ bản quyền thương hiệu “
biểu tượng - Lo go Cơng ty” tại Việt nam theo số 87808.

• Năm 2012 - được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp bảo hộ bản quyền tại các nước
Châu Âu: Đức, Ý, Bỉ, Pháp theo số 1103081.
- Sự uy tín của thương hiệu:
Thương hiệu giày Thượng Đình đã có mặt hơn 60 năm trong ngành giày dép của
thị trường Việt Nam. Được thành lập từ năm 1957, với tiền thân là xưởng X30
thuộc Cục Quân Nhu – Tổng cục Hậu cần, chuyên sản xuất mũ cứng và dép cao su
phục vụ cho quân đội Việt Nam. Sau đó, với sự cống hiến và nỗ lực không ngừng,
không chỉ đáp ứng nhu cầu của quân đội mà hãng còn phát triển và mở rộng sản
xuất thêm nhiều sản phẩm khác. Năm 1978, xưởng đổi tên thành Xí nghiệp giày vải
Thượng Đình và bắt đầu tập trung vào sản xuất giày vải, giày thời trang, giày thể
thao,...Tới năm 1993, chính thức mang tên cơng ty giày Thượng Đình. Trong thời
hồng kim của mình, đơi giày vải Thượng Đình trở thành thương hiệu quốc dân, là
một thương hiệu khó quên của nhiều thế hệ người tiêu dùng Việt Nam. Trong suốt
q trình sản xuất, cơng ty đã đạt được rất nhiều các giải thưởng do nhà nước,
người tiêu dùng bình chọn.
Các thành tích do nhà nước trao tặng:
+ Huân chương chiến công hạng Ba (1960; 2001)
+ Huân chương lao động hạng Ba (1981; 2001)
+ Bằng khen của Chủ tịch nước (1976)
+ Bằng khen của Thủ tướng chính phủ (1978; 2006; 2012)
+ Huân chương lao động hạng Nhì (1987)


+ Huân chương lao động hạng Nhất (1997)
+ Huân chương độc lập hạng Nhì (2007)
Các thành tích do các đơn vị và người tiêu dùng bình chọn:
+ Sản phẩm của Cơng ty ln được người tiêu dùng bình chọn TOPTEN, liên tục

được công nhận là Hàng Việt nam chất lượng cao từ năm 1996 đến nay (do Người
tiêu dùng bình chọn - Báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức). Đạt nhiều huy chương vàng,
bạc tại các Hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.
+ Thương hiệu giày Thượng Đình ln được bình chọn là thương hiệu nổi tiếng
quốc gia trong các năm 2006, 2007, 2008.
+Năm 2004, công ty đạt giải thưởng Cúp chân dung Bạch Thái Bưởi, cúp vàng Hà
Nội, doanh nghiệp tiêu biểu.
+Năm 2005, công ty đạt giải thưởng Hà Nội vàng cho sản phẩm giày thể thao, 03
huy chương vàng cho 3 sản phẩm giày thể thao tại Hội chợ Hà Nội vàng hướng tới
1000 năm Thăng Long Hà Nội.
Thương hiệu giày Thượng Đình được cơng nhận là một trong những thương hiệu
mạnh năm 2004; 2005; 2006 do phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam tổ
chức.
=> Xét về hành trình lịch sử, hiếm có thương hiệu nào có thể bám sâu vào tâm trí
người tiêu dùng Việt như sản phẩm của Công ty này. . Trong thời hồng kim của
mình, đơi giày vải Thượng Đình trở thành thương hiệu quốc dân, là một thương
hiệu khó quên của nhiều thế hệ người tiêu dùng Việt Nam.
- Sản phẩm chất lượng, phù hợp nhiều đối tượng, giá cả bình dân:
Thượng Đình sản xuất nhiều loại giày vải, giày thời trang, giày thể thao, giày bảo
hộ cùng các loại dép khác nhau. Với thiết kế đơn giản, đế cao su dẻo dai, bền chắc,
giày Thượng Đình được nhiều đối tượng, lứa tuổi ưa chuộng. Các sản phẩm của
giàu Thượng Đình có mức giá từ 80-100 nghìn đồng, đây là mức giá bình dân, nằm
trong tầm giá tiếp cận của phần đa người tiêu dùng Việt Nam. Mặc dù giá thành
thấp, nhưng giày Thượng Đình vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm và độ bền
tốt với chất liệu vải mềm mại, đế cao su cao cấp, chống mòn, chịu được sự va đập
và ma sát trong quá trình sử dụng, bên cạnh đó thiết kế đơn giản nhưng vẫn trang
nhã, tinh tế, đem lại cảm giác thoải mái cho người đeo. Nhờ đó, nó trở thành một


sự lựa chọn hợp lý cho những ai muốn sở hữu đôi giày chất lượng mà không cần

chi trả quá nhiều tiền.
- Vốn và khả năng đi vay:
Giày Thượng Đình là một doanh nghiệp nhà nước nên hàng năm cũng được ngân
sách cấp vốn dưới dạng cho vay với lãi suất ưu đãi, ngồi ra cơng ty cịn có nguồn
vốn tự bổ sung, vốn vay từ các ngân hàng, tổ chức tài chính.
- Doanh thu, lợi nhuận:
KẾT QUẢ KINH DOANH GIÀY THƯỢNG ĐÌNH
( Đơn vị tính: Tỷ đồng )
250
200
150
100
50
0

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

-50

Column1

Lợi nhuận sau thuế

+ Về tình hình kinh doanh, Giày Thượng Đình ghi nhận doanh thu giảm dần từ
năm 2017 đến năm 2021. Cụ thể, vào năm 2017, doanh thu của doanh nghiệp này
là hơn 198 tỷ đồng, tuy nhiên con số này đã giảm xuống mức gần 109 tỷ đồng
trong năm 2021. Năm 2022, Cơng ty Cổ phần Giày Thượng Đình (GTD) đạt doanh
thu gần 109 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ 2021.
+ Về lợi nhuận, giai đoạn 2017-2021 cơng ty Thượng Đình liên tục bị lỗ. Các năm
2017, 2019, 2020, mỗi năm lỗ đến hơn 13 tỷ đồng. Đến năm 2022, Giày Thượng
Đình bất ngờ báo lãi sau thuế đạt 117 triệu đồng, hồi sinh sau 5 năm liên tục báo lỗ
kể từ năm 2017.
- Nguồn lực marketing:


Chất lượng đội ngũ nhân sự chưa cao, chưa quan tâm nhiều đến các chiến lược
marketing, bên cạnh đó, thiếu vốn cho hoạt động marketing cũng là nguyên nhân
khiến cho hoạt động marketing của công ty này chưa đem lại nhiều hiệu quả cao.
-Mạng lưới phân phối sản phẩm rộng lớn:

Cơng ty có nhiều điểm phân phối sản phẩm cả ở thị trường trong nước và quốc tế
giúp cho việc tiếp cận khách hàng được nhiều hơn, dễ dàng hơn.
2. Môi trường trung mô:
- Nhà cung cấp:
Nguyên vật liệu của công ty được nhập về theo từng mã sản phẩm hoặc từng đơn
đặt hàng bao gồm: vải mút, keo, cao su, hóa chất, phụ gia,... chi phí ngun vật liệu
chiếm khoảng 70% giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu được nhập từ nhiều nguồn
khác nhau, trong đó 80% mua ở trong nước, 20% cịn lại là nhập khẩu từ nước
ngồi, đó là các chi tiết trang trí giày cao cấp, đinh khóa chất lượng cao, các loại

vải đặc chủng để phục vụ hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Những nguyên liệu này
chưa được sản xuất trong nước hoặc đã sản xuất nhưng chất lượng chưa đáp ứng
được yêu cầu sản phẩm.
Do đặc điểm công ty là sản xuất từng đợt theo từng đơn đặt hàng nên việc cung cấp
nguyên vật liệu phải phù hợp với từng đơn đặt hàng, điều đó làm cho nguyên vật
liệu phải phong phú, đa dạng hơn. Song công ty đã thực hiện khai thác triệt để
nguồn nguyên vật liệu trong nước để giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh
tranh cho sản phẩm. Đó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mở rộng thị
trường của công ty.
- Đối thủ cạnh tranh:
+ Cạnh tranh về nhãn hiệu sản phẩm:
Là những kiểu dạng hàng hóa khác nhau thỏa mãn cùng mong muốn cụ thể như
nhau nhưng có nhãn hiệu khác nhau. Ví dụ khi khách hàng muốn mua giày thể thao
với mức giá trung bình, họ sẽ đặt ra sự so sánh giữa các thương hiệu ví dụ như
Thượng Đình, Biti’s hay Bita’s,... hoặc cũng có thể chọn mua giày dép Trung Quốc
hoặc gia cơng. Bên cạnh đó mẫu mã các sản phẩm của giày Thượng Đình và các
thương hiệu đó cũng khơng có quá nhiều sự khác biệt nên mức độ cạnh tranh càng
lớn. Đó chính là những đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu của Thượng Đình.


+ Các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế:
Giày Thượng Đình cũng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các thương hiệu
giày nổi tiếng và hàng hiệu ngoại nhập như Adidas, Puma, Nike và Biti's,... Những
thương hiệu này đã chi tiền đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu, nâng cao chất
lượng và đổi mới sản phẩm để thu hút người tiêu dùng.
Trong khi đó, Giày Thượng Đình vẫn giữ nguyên hình ảnh của mình là những đôi
giày thể thao giá rẻ và được gán mác "giày bảo hộ lao động". Điều này đã khiến
thương hiệu mất đi sự cạnh tranh và thị phần trên thị trường.Tuy nhiên, với những
giá trị mà nó đã và đang mang lại cùng với dấu ấn của thương hiệu đối với người
tiêu dùng Việt Nam sẽ giúp Thượng Đình có thêm động lực trong hành trình phục

hồi và phát triển thương hiệu.
3. Môi trường vĩ mô:
a, Kinh tế:
Việt Nam vừa bước qua tháng 6, bước qua nửa đầu của năm 2023 và cũng đã đi
qua nửa đầu chặng đường của nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, một giai đoạn đất
nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nặng nề hơn so với dự báo, cũng
như so với cùng kỳ của một số nhiệm kỳ gần đây.
Trong bối cảnh khó khăn bủa vây, nhưng với sự nỗ lực bền bỉ, nền kinh tế của đất
nước vẫn đạt mức tăng trưởng tích cực. Kinh tế vĩ mơ ổn định, các cân đối lớn
được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp. Trong đó, tính riêng 6
tháng đầu năm nay, tổng sản phẩm trong nước GDP tăng 3,72%. Dù mức tăng chưa
đạt được như mong muốn, nhưng nền kinh tế của Việt Nam đã có những dấu hiệu
cho thấy sự chuyển biến.
Tiêu dùng nội địa là điểm duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt trong suốt thời gian
qua. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đạt hơn 3
triệu tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Cầu tăng là động lực cho nền
kinh tế, thị trường nội địa là điểm tựa cho doanh nghiệp trong những lúc thị trường
bên ngồi biến động.
b, Chính trị - pháp luật:
- Nhà nước Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật vì vậy khơng ngừng xây dựng
hệ thống pháp luật tồn diện nhất, ln cố gắng hồn thiện và bổ sung luật lệ để
phủ hợp với quá trình phát triển đất nước. - Với một nền chính trị ổn định Việt
Nam, cùng với sự hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới đã tạo nhiều cơ hội


cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam cũng như tạo áp lực cho các
doanh nghiệp trong nước phải vươn lên.
- Hợp tác trong khu vực toàn cầu:
+ Gia nhập tổ chức WTO: xuất khẩu không bị hạn chế bằng hạn ngạch, hướng tới
lợi ích bởi thuế nhập khẩu vào thị trưởng ở mức thấp.

+ Hiệp định TPP: tự do hóa rộng rãi về hàng hóa, thuế nhập khẩu được xóa bỏ hồn
tồn.
+ Việt Nam nằm trong khối kinh tế ASEAN
- Ưu thế đối với công ty Thượng Đình:
+ Rào cản thâm nhập thị trường khơng q lớn, Chính phủ có nhiều chính sách ưu
đãi, mức thuế đối với giày dép Việt Nam vào cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ về 0%
tạo cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như triển vọng hợp tác phát triển
nguồn nguyên liệu cho ngành da giày,... dễ dàng tiếp thu với nguồn nguyên liệu
đầu vào từ các quốc gia trong tổ chức mà Việt Nam gia nhập.
=> Tận dụng các điều kiện để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu giày da đối với các
nước trong tổ chức kinh tế ASEAN, bởi doanh nghiệp có lợi thế về giá (Nguồn
nguyên liệu trong nước đã cải thiện có thể cung cấp cho hoạt động sản xuất nhân
công rẻ hơn các nước khác, không chịu thuế,..)
- Thách thức:
+ Khi gia nhập tổ chức kinh tế, hàng rào bảo vệ ngành da giày khơng cịn. Đồng
thời rào cản thương mại được vận dụng ngày càng linh hoạt và tinh vi hơn.
- Khiến cho lợi thế cạnh tranh về giá của công ty Thượng Đình bị mất đi. Đây là thị
trường cạnh tranh khốc nghiệt, đa phần các sản phẩm có nét tương đồng nhau. Đòi
hỏi doanh nghiệp phải nâng cao vị thế cạnh tranh bằng cách không ngừng cải tiến
chất lượng sản phẩm, tạo nên các sản phẩm ưu việt, nổi bật.
+ Pháp luật chưa hoàn thiện gây hạn chế về việc đầu tư của nước ngoài vào nước
ta. => Nhà đầu tư nước ngồi có nhiều hạn chế về đầu tư vào nước ta.
c, Nhân khẩu học:
- Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào so với các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam
có lực lượng lao động dồi dào, với 50,5 triệu người đang ở độ tuổi lao động, chiếm
tới 67,7% dân số.


=> Lực lượng lao động Việt Nam ln trong tình trạng có thể đáp ứng được nhu
cầu cung cấp lực lao động cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.

d, Văn hóa:
- Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống và thu nhập ngày càng được cải thiện hơn
trước, khiến người tiêu dùng chú trọng đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng. Cùng
với đó là xu hướng thẩm mỹ của người dùng cũng thay đổi.
- Người Việt Nam có tâm lý ăn chắc mặc bền cùng với đó là hiệu ứng “ Người Việt
Nam dùng hàng Việt Nam” đã tạo được lợi thế cạnh tranh hàng hóa trong nước và
sản phẩm giày Thượng Đình nói riêng.
=>Cơ hội:
+ Mức chi tiêu cho mặt hàng giày dép ở Việt Nam thuộc tầm trung, giá cả của cơng
ty Giày Thượng Đình thuộc mức phù hợp ở thị trường Việt Nam.
+ Người tiêu dùng vẫn tin dùng và ưu chuộng hàng Việt Nam.Với tâm lý tin dùng
hàng hàng Việt thì nhu cầu tiêu dùng trong nước về sản phẩm của cơng ty Thượng
Đình được nâng cao hơn so với các sản phẩm nước ngoài.
=> Thách thức:
+ Xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng ln thay đổi. Cơng ty
Thượng Đình là một công ty lâu năm trong ngành giày nhưng các sản phẩm đều cũ,
lạc hậu chưa có sự cải tiến, các sản phẩm chưa có sự cập nhật về thời trang, đa
dạng mà mẫu mã. Địi hỏi cơng ty phải cập nhật xu thế thời trang hiện đại, để phù
hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện đại.
+ Hàng Trung Quốc cạnh tranh với giá rẻ và kiểu dáng thường xun thay đổi.
Cơng ty Thượng Đình cần cải thiện sản phẩm về chất lượng lẫn mẫu mã đa dạng
hơn, phù hợp hơn với phân đoạn khách hàng khác nhau, đáp ứng được nhu cầu về
thẩm mỹ của khách hàng. Cơng ty cần đưa ra chính sách định giá linh hoạt: phù
hợp với quan hệ cung, cầu trong từng thời điểm, được người tiêu dùng chấp nhận.
e, Công nghệ:
- Năng lực sản xuất kém, công nghệ lạc hậu là một trong những hạn chế lớn của
ngành da giày Việt Nam nói chung và Cơng ty Giày Thượng Đình nói riêng.
- Máy móc của cơng ty chủ yếu là nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Trang bị máy gò tự động, máy cán, máy luyện kim khơng có điểm nổi bật trong
công nghệ.



- Công ty đã lâu không thay đổi và đầu tư máy móc, thiết bị mới, khiến cho chất
lượng sản phẩm không được cải tiến cũng như việc nâng cao năng suất sản phẩm.
Kể từ năm 1992 công ty giày Thượng Đình khơng hề có thêm một sản phẩm nổi bật
nào, cũng như đầu tư vào khoa học công nghệ, khiến sản phẩm khơng có điểm nổi
bật về chất lượng lẫn mẫu mã, làm mất vị thế cạnh tranh trong ngành da giày,
khơng cịn giữ vững phong độ như trước đây.

BẢNG PHÂN TÍCH SWOT CỦA GIÀY THƯỢNG ĐÌNH
I. Điểm mạnh ( Strengths)

II. Điểm yếu ( Weaknesses )

1. Thương hiệu có giá trị, được nhiều
người biết đến và chiếm được niềm tin
dùng, sự ưa chuộng của khách hàng.
2. Sản phẩm đa dạng ( giày vải, giày
thời trang, thể thao, bảo hộ, các loại
dép,..) nên phù hợp với nhiều đối
tượng, lứa tuổi, mục đích sử dụng. Giá
cả bình dân, chỉ từ 80-100 nghìn đồng,
mức giá này nằm trong tầm giá tiếp
cận của đa số người tiêu dùng. Dù giá
rẻ nhưng chất lượng sản phẩm vẫn
được đảm bảo rất tốt ( nguyên liệu
mềm mại, cao cấp, độ bền tốt, cảm
giác thoải mái khi đeo,..), rất xứng
đáng với giá tiền bỏ ra.
3. Sản phẩm có mạng lưới phân phối

rộng rãi khắp cả thị trường trong nước
cũng như xuất khẩu đi nhiều quốc gia
trên thế giới như thị trường các nước
khối EU, Nhật, Mêxico, Mỹ, Úc,...và
một số nước khu vực Đông Nam Á.
4. Khả năng thu hút vốn từ các nhà
đầu tư do nhờ lợi thế rất lớn về quỹ
đất, sở hữu nhiều vị trí “ đất vàng “.

1. Gặp khó khăn về tài chính như khó
địi nợ, lỗ, các khoản chi phí tăng cao,
đặc biệt là khấu hao và tiền thuê đất,
ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính,
phát sinh lãi ngân hàng.
2. Sản phẩm lỗi thời, không thay đổi để
bắt kịp xu hướng và nhu cầu ngày
càng khắt khe của thị trường.
3. Nhân sự marketing còn yếu kém,
làm việc chưa hiệu quả, thiếu vốn và
chưa chú trọng đến hoạt động
marketing.

III. Cơ hội ( Opportunities )

IV. Thách thức ( Threats )

1. Nền kinh tế Việt Nam đang trong 1. Thị trường giày dép Việt Nam cạnh


thời kỳ hội nhập và phát triển, mở ra

nhiều cơ hội cho doanh nghiệp.
2.Cơ hội mở rộng dòng sản phẩm: Mở
rộng dịng sản phẩm của mình sẽ mở
ra một loạt cơ hội mới, đồng thời có
thể tạo ra sự khác biệt so với các đối
thủ cạnh tranh.
3. Tình hình chính trị và pháp luật Việt
Nam ổn định, bình đẳng, nhà nước có
nhiều quy định, chính sách nhằm tạo
điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
4. Sự phát triển của cuộc Cách mạng
Công nghiệp 4.0 tạo ra tiềm năng rất
lớn để doanh nghiệp mở rộng thị
trường, nhất là trong lĩnh vực thương
mại điện tử.
5. Khai thác tiềm năng khách hàng
trong nước bởi nhu cầu tiêu dùng cao
và lợi dụng xu thế thị trường “ Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam”.
6. Cơ hội nâng cao chất lượng dịch vụ
và chăm sóc khách hàng.

tranh gay gắt, vẫn đang bị giày dép
nước ngoài chiếm lĩnh.
2. Việt Nam đang trong giai đoạn
khủng hoảng nên nhu cầu mua sắm,
tiêu dùng cũng bị giảm đáng kể.
3. Máy móc, trang thiết bị, cơng nghệ
đã cũ, khơng chịu thay đổi và đầu tư

nên năng lực sản suất giảm, chất
lượng sản phẩm giảm đi, giá thành cao
lên và thiếu sức cạnh tranh cho sản
phẩm.
4. Pháp luật chưa hoàn thiện gây hạn
chế về việc đầu tư của nước ngoài vào
nước ta. => Nhà đầu tư nước ngồi có
nhiều hạn chế về đầu tư vào nước ta.



×