Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu Luận Môi Trường.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 26 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TIỂU LUẬN MÔN HỌC:
MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Sinh viên thực hiện:

Họ và tên

Lớp

Trần Thị Yến Nhi

D21SPLS01

Tên tiểu luận:

THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SỐT VÀ XỬ LÝ Ơ NHIỄM
MƠI TRƯỜNG NƯỚC TRONG LƯU VỰC SÔNG BẾN
TRE Ở HUYỆN THÀNH PHỐ BẾN TRE TỈNH BẾN TRE

Giảng viên hướng dẫn: Đinh Thanh Sang

Bình Dương, tháng 2 2023
1


Tên tiểu luận:................................................................................................................... 1
THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
TRONG LƯU VỰC SÔNG BẾN TRE Ở HUYỆN THÀNH PHỐ BẾN TRE TỈNH
BẾN TRE......................................................................................................................... 1


MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 4
I.

Lí do chọn đề tài........................................................................................................4

II.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................4

III.

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................4

IV.

Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................4

NỘI DUNG........................................................................................................................ 5
I.
II.

Ơ nhiễm mơi trường nước ở Việt Nam......................................................................5
Ngun nhân gây ơ nhiễm nước...........................................................................6
II.1. Ơ nhiễm do tự nhiên...........................................................................................6
II.2. Ô nhiễm do nhân tạo..........................................................................................6

III.

Hậu quả của ô nhiễm nước...................................................................................8
III.1. Do chất thải giàu dinh dưỡng.............................................................................8

III.1.1. Ở các vực nước chảy......................................................................................8
III.1.2. Ở các vực nước đứng (hồ, ao, đầm lầy...).......................................................9
III.2. Do chất thải độc hại............................................................................................9
III.2.1. Ðộc tố của ơ nhiễm hố học chính.................................................................9
III.2.2. Nơng dược....................................................................................................10
III.2.3. Hydrocarbons...............................................................................................10
III.2.4. Thủy ngân....................................................................................................10

IV.

Ơ nhiễm mơi trường nước trong lưu vực sơng Bến Tre.....................................10
IV.1. Ô nhiễm do xâm nhập mặn..............................................................................10
2


IV.1.1. Nguyên nhân:...............................................................................................10
IV.1.2. hậu quả:........................................................................................................10
IV.2. Ô nhiễm do xả thảy người dân.........................................................................11
IV.2.1. Nguyên nhân:...............................................................................................11
IV.2.2. Hậu quả:.......................................................................................................12
IV.3. Ô nhiễm do các nhà máy xả thảy........................................................................14
IV.3.1. Nguyên nhân:...............................................................................................14
IV.3.2. Hậu quả:.......................................................................................................14
IV.4. Ô nhiễm do các hộ chăn nuôi, trồng trọt.........................................................15
IV.4.1. Nguyên nhân:...............................................................................................15
IV.4.2. Hậu quả:.......................................................................................................15
V.

Thực trạng về kiểm sốt và xử lý ơ nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông


Bến Tre ở huyện Thành phố Bến Tre tỉnh Bến Tre........................................................16
V.1. Ô nhiễm do xâm nhập mặn:.............................................................................16
V.1.1. Chủ động thích ứng với hạn, mặn................................................................16
V.1.2. Tăng cường quản lý, sủ dụng hiệu quả tài nguyên nước..............................16
V.2. Ô nhiễm do xả thảy người dân, Ô nhiễm do các nhà máy xả thảy, Ô nhiễm do
các hộ chăn nuôi, trồng trọt..........................................................................................18
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 20
KIẾN NGHỊ..................................................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................21

3


MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh tồn cầu nói chung mơi trường đang bị ơ nhiễm trầm
trọng đặc biệt là ở các nước đang phát triển . Việt Nam cũng nằm trong tình
trạng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Do vậy , bảo vệ môi
trường là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và nhà nước ta rất
quan tâm trong chiến lược phát triển chung về kinh tế xã hội trong giai đoạn
cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước.
Thành phố Bến Tre tỉnh Bến Tre hiện nay đã lên đô thị loại II cùng với
mục tiêu lên đô thị loại I vào năm 2030, đời sống của người dân được đã và
đang dần cải thiện tuy nhiên vẫn cịn nhiều tình trạng nhức nhói tồn động.
Trong số đó là tình trạng ơ nhiễm mơi trường nước trong lưu vực sông Bến Tre.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, các nguồn gây ô nhiễm ngày càng gia tăng
nhưng biện pháp xử lý còn kém, chưa đầu tư mạnh vào xử lý nước ở các khu
vực. Vì vậy bảo vệ mơi trường nước ở sông Bến Tre là một vấn đề cấp bách.
Dựa trên những bất cập trên tôi quyết định chọn đề tài tiểu luận “Thực trạng về
kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông Bến Tre ở

huyện Thành phố Bến Tre tỉnh Bến Tre” để thấy rõ hơn về thực trạng ô nhiễm
môi trường ở địa phương và đề xuất hướng giải quyết.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu rõ về thực trạng kiểm sốt và xử lý ơ nhiễm mơi trường nước
trong lưu vực sông Bến Tre ở huyện Thành phố Bến Tre tỉnh Bến Tre
Đưa ra hướng giải quyết để bảo vệ môi trường nước trong lưu vực sông Bến
Tre
III.Đối tượng nghiên cứu
Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, công tác kiểm sốt và
xử lý ơ nhiễm mơi trường nước trong lưu vực sông Bến Tre ở huyện Thành phố
Bến Tre tỉnh Bến Tre
IV. Phương pháp nghiên cứu
4


Phương pháp quan sát: quan sát trực tiếp, lấy hình ảnh, ghi chép, từ nơi
địa phương.
Phương pháp tổng hợp: tổng hợp nội dung quan sát được, số liệu qua các
cuộc khảo sát chất lượng nước, tài liệu từ các nguồn tài liệu khác để phục vụ
cho đề tài nghiên cứu.
NỘI DUNG
I. Ơ nhiễm mơi trường nước ở Việt Nam
Nước ta hiện có nền cơng nghiệp chưa thực sự phát triển, mặc dù chịu
ảnh hưởng bởi xu thế đơ thị hóa mạnh mẽ nhưng các khu công nghiệp và các đô
thị vẫn chưa nhiều, tuy vậy tình trạng ơ nhiễm nước đgã xảy ra ở rất nhiều nơi,
trên biển, ở các sông suối, trong cả tầng nước ngầm và với các mức độ nghiêm
trọng khác nhau (Cao Liêm và Trần Ðức Viên, 1990).
Đầu tiên là về ơ nhiễm biển. Do có đường bờ biển thuộc loại dài nên khi
ô nhiễm biển xảy ra thì sẽ cực kỳ phức tạp. Do sự gia tăng của các hoạt động
kinh tế nói chung nên hầu hết vùng thềm lục địa đã bị ô nhiễm. Sự ơ nhiễm cịn

bắt đầu lan ra cả ngồi khơi. Điển hình như ở cảng Hải Phịng, bình qn hằng
năm có tới hơn 1.500 lượt tàu vận tải biển cập cảng Hải Phòng. Lượng dầu cặn
qua sử dụng trong hành trình vận tải của mỗi tàu khi đến cảng từ 5 m 3 đến 10 m
3

. Như vậy, hàng nghìn m3 dầu cặn qua sử dụng cùng với rác thải sinh hoạt của

người dân vạn chài và khách du lịch đã xả tự nhiên theo nhiều cách xuống biển.
Tình hình ô nhiễm nước ngọt còn trầm trọng hơn rất nhiều. Cơng nghiệp
là ngun nhân chính gây ơ nhiễm nước ngọt, trong đó mỗi ngành có một loại
nước thải khác nhau. KCN Việt Trì xả mỗi ngày hàng trăm ngàn mét khối nước
thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt... khoảng 168.000 m 3 /ngày
đêm xuống hạ lưu cùng một lượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt không
nhỏ từ thượng nguồn Trung Quốc đã làm chất lượng nước sông Hồng ngày
càng xấu đi theo cả không gian và thời gian. Ở Hà Nội các sông như Tô Lịch,
sơng Sét, sơng Lừ có màu đen và hơi thối. Đặc biệt, KCN Biên Hòa- Đồng Nai
và TP HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm

5


bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận. Gần đây, với sự kiện Nhà
máy VEDAN và sự ô nhiễm sông Thị Vải, nhà nước mới thực sự vào cuộc.
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất trong cơ cấu kinh tế của
đất nước. Nước được sử dụng để tưới cho lúa và hoa màu, tập trung ở đồng
bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Việc sử dụng nơng dược và phân bón hóa
học khơng đúng cách càng góp thêm phần ơ nhiễm mơi trường nông thôn.
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số
và các đô thị. Nước cống từ nước thải từ sinh hoạt cộng với nước thải của các
cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị

ở nước ta.
Ðiều đáng nói là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường,
chưa qua xử lý gì cả, vì nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải nào đúng
nghĩa như tên gọi của nó.
Nước ngầm cũng bị ơ nhiễm cùng với sự ơ nhiễm nước sông hồ. Việc
khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn
xảy ra ở những vùng ven biển sơng Hồng, sơng Thái Bình, sông Cửu Long, ven
biển miền Trung... (Cao Liêm và Trần Ðức Viên, 1990).
II. Ngun nhân gây ơ nhiễm nước
Có rất nhiều ngun nhân gây ơ nhiễm nước nhưng có thể khái quát ở 2 nội
dung lớn: ô nhiễm do tự nhiên và ơ nhiễm do nhân tạo.
II.1. Ơ nhiễm do tự nhiên
Sự ơ nhiễm nước do tự nhiên có thể do các quá trình vận động của vỏ quả
đất hay các thiên tai: núi lửa phun, động đất, sóng thần,… gây ra, có thể do các
sự cố tràn dầu tự nhiên ngoài biển, do sự phân hủy một lượng lớn xác động,
thực vật chết. Tuy nhiên tất cả những nguyên nhân đó đều được điều hịa bởi
các quy luật tự nhiên và khơng gây ảnh hưởng q lớn.
II.2. Ơ nhiễm do nhân tạo
Ơ nhiễm do Cơng nghiệp: ngày càng tăng lên cùng sự phát triển của khoa
học kĩ thuật. Nền công nghiệp hiện đại với đa dạng ngành nghề, từ luyện kim,
6


cơ khí, hóa chất của cơng nghiệp nặng đến sản xuất đồ may mặc, hàng tiêu
dùng,… đã xả ra môi trường đủ các hợp chất từ hữu cơ, vô cơ, các kim loại
nặng, hợp chất của phenol, … vào môi trường nước chưa kể đến những rủi ro
trong quá trình hoạt động. Như asen, berili, cadimi, xyanua, crơm, thủy ngân,
chì, antimoan, vanadi chỉ tồn tại trong nước với một hàm lượng rất nhỏ cũng đủ
gây độc hại đến tính mạng con người, thậm chí gây tử vong. Một nhà máy trung
bình làm nhiễm bẩn nước tương đương với một thành phố 500.000 dân. Theo

một báo cáo mới nhất của các chuyên gia Môi trường hàng đầu thế giới các địa
danh như Kabu (Bắc Ấn Độ), Bhopal (Ấn Độ), Cubatao (Brazil), hay dịng sơng
Huai (Trung Quốc) là những nơi ơ nhiễm nhất trên thế giới do Cơng nghiệp.
- Ơ nhiễm do Nông nghiệp: chủ yếu là do việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ… và phân bón hóa học một cách tràn lan, không đúng phương pháp.
Như ô nhiễm của vùng bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, vịnh Californie,
bởi hãng Montrose Chemicals do sự sản xuất nông dược. Hãng này sản xuất từ
đầu năm 1970, 2/3 số lượng DDT tồn cầu làm ơ nhiễm một diện tích 10.000
km 2 (Mc Gregor, 1976).
- Ô nhiễm do Rác thải sinh hoạt: đây cũng là một nguồn gây ô nhiễm quan
trọng. Rác và nước thải chưa qua xử lý được thải một cách vô tư xuống các con
sông. Dân số thế giới thì đang tăng lên với tốc độ chóng mặt và mới bắt đầu có
dấu hiệu chững lại. Với lượng nước thải của hơn 8 tỉ người đổ ra hàng ngày
thực sự quá khả năng tự làm sạch của các nguồn nước. Chưa có một giải pháp
cụ thể nào cho vấn đề này.
- Ô nhiễm do các nguyên nhân khác:
+ Do GTVT đường sông, đường biển: Hoạt động vận tải trên biển là một
trong các nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm biển. Rò rỉ dầu, sự cố tràn
dầu của các tàu thuyền trên biển thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên
biển. Các tai nạn đắm tàu thuyền đưa vào biển nhiều hàng hoá, phương tiện
và hoá chất độc hại.
+ Do tác động của ơ nhiễm khơng khí: các khí thải nhà máy đã mang
theo CO, CO 2, SO 2 , NO 2 ,… làm ô nhiễm nguồn không khí, kết hợp với
hơi nước bốc lên gây mưa axit, làm giảm độ pH của nước sông hồ, làm chết
7


các loài thủy sinh. Nhiều chất độc hại và bụi kim loại nặng cũng được
khơng khí mang ra biển. Sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất do hiệu
ứng nhà kính sẽ kéo theo sự dâng cao mực nước biển và thay đổi môi

trường sinh thái biển.
+ Do các hoạt động quốc phòng, chiến tranh: Một lượng lớn các chất thải
phóng xạ của các quốc gia trên thế giới được bí mật đổ ra biển. Riêng Mỹ
năm 1961 có 4.087 và 1962 có 6.120 thùng phóng xạ được đổ chơn xuống
biển. Việc nhấn chìm các loại đạn dược, bom mìn, nhiên liệu tên lửa của
Mỹ đã được tiến hành từ hơn 50 năm nay. Riêng năm 1963 có 40.000 tấn
thuốc nổ và dụng cụ chiến tranh được hải quân Mỹ đổ ra biển.
+ Do công tác đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản ven bờ.
III.Hậu quả của ô nhiễm nước
Mỗi năm có khoảng 3.575 triệu người chết do các bệnh liên quan đến nước
trong đó:
43% số ca chết do tiêu chảy
84% số người chết là trẻ em (từ 0-14 tuổi)
98% số ca chết tập trung ở các nước đang phát triển
“Số người chết do nước ô nhiễm và vệ sinh kém an tồn gây ra cịn nhiều hơn
số người chết bởi súng đạn trong bất cứ một cuộc chiến tranh nào” Nhìn những
báo cáo nêu trên, ta thấy ô nhiễm nước gây ra những hậu quả thật nặng nề với
nhân loại, đặc biệt với sức khỏe con người. Sau đây ta sẽ đi nghiên cứu cụ thể
từng vấn đề:
III.1. Do chất thải giàu dinh dưỡng
III.1.1.

Ở các vực nước chảy

Sự thải các chất hữu cơ sẽ gây một sự xáo trộn toàn bộ hệ sinh thái với
sự xuất hiện 4 vùng dọc theo dòng nước:
(1) Vùng pha trộn giữa nước sông và nước thải.

8



(2) Vùng phân hủy tích cực, ở đó nấm và vi khuẩn sinh sôi và
phân huỷ chất hữu cơ. Nếu tất cả O 2 được sử dụng hết, vùng này sẽ trở
nên hôi thối.
(3) Kế đến sẽ là vùng phục hồi, nước sẽ được làm giảm lượng
chất ô nhiễm.
(4) Vùng nước sạch trở lại sau khi phục hồi. Người ta có thể xem
sự ơ nhiễm một con sơng với một hệ thống dậy men liên tục với khả
năng tự thanh lọc. Sự thanh lọc này được hiểu theo nghĩa loại trừ các
chất hữu cơ ở dạng sinh hoạt hay hoà tan.
III.1.2.

Ở các vực nước đứng (hồ, ao, đầm lầy...)

Thường bị lấp đầy nhanh chóng do sự phát triển mau lẹ của thực vật và
các sinh vật khác. Sự việc gọi là phú dưỡng hố (eutrophisation), do sự gia tăng
độ phì nhiêu của nước bởi các nhân tố dinh dưỡng nhất là nitrat, phosphat làm
sinh sôi nảy nở các phiêu sinh thực vật và các sinh vật thuỷ sinh dẫn đến hiện
tượng mà khoa học gọi là “Thủy triều đỏ”. Ngành cơng nghiệp chế biến sị, vẹm
của bang New England(Mỹ) phải hứng chịu thiệt hại hàng triệu đô la trong suốt
đợt bùng phát năm 2005. Thủy triều đỏ cũng đã giết chết 30 con lợn biển dọc
theo bờ biển bang Florida trong mùa xn.
Q trình cịn làm sự trầm tích tăng nhanh: hồ hẹp lại dần và cạn đi.
III.2. Do chất thải độc hại
III.2.1.

Ðộc tố của ơ nhiễm hố học chính

Sự sử dụng nông dược để trừ dịch hại, nhất là phun thuốc bằng máy bay
làm ô nhiễm những vùng rộng lớn. Các chất này thường tồn tại lâu dài trong

môi trường, gây hại cho nhiều sinh vật có ích, đến sức khỏe con người. Một số
dịch hại có hiện tượng quen thuốc, phải dùng nhiều hơn và đa dạng hơn các
thuốc trừ sâu. Ngoài ra các hợp chất hữu cơ khác cũng có nhiều tính độc hại.
Nhiều chất thải độc hại có chứa các hợp chất hữu cơ như phenol, thải vào nước
làm chết vi khuẩn, cá và các động vật khác, làm giảm O 2 tăng hoạt động vi
khuẩn yếm khí, tạo ra sản phẩm độc và có mùi khó chịu như CH4, NH3, H2S...
Thuốc tẩy rửa tổng hợp rất độc cho người và vi khuẩn nước.
9


III.2.2.

Nông dược

Muối đồng, các chromates rất độc cho tảo với nồng độ nhỏ ở mức ppm.
Thuốc trừ cỏ rất độc với phiêu sinh thực vật. Thuốc trừ cỏ gốc urê (Monuron,
Diuron) cản ngăn sự tăng trưởng của Phytoflagellata ở nồng độ thấp ở mức ppb.
Ðáng ngạc nhiên là thuốc sát trùng cũng độc đối với phiêu sinh thực vật. DDT
và các thuốc trừ sâu khác ngăn cản quang hợp của phiêu sinh thực vật và sự nẫy
mầm của các tiếp hợp bào tử (zygospores) của tảo lục Chlorophyceae.
Các thuốc sát trùng thường có độc tố cao đối với động vật có xương
sống máu lạnh và các động vật khơng xương sống. Thuốc sát trùng thường độc
hơn thuốc diệt cỏ và thuốc trừ nấm trong lĩnh vực này.
III.2.3.

Hydrocarbons

Gây tổn thất cao cho các quần xã sinh vật. Tai nạn đấm tàu dầu
"Torrey- Canyon" và "Amoco-Cadiz" là thí dụ tiêu biểu
về kiểu tai hoạ cho sinh vật biển bởi sản phẩm dầu. Cá, tôm, cua, balanes chết

hầu hết. Chim biển là những nạn nhân đầu tiên và dễ thấy của tai nạn dầu.
III.2.4.

Thủy ngân

Là chất ít có trong tự nhiên, nhưng ơ nhiễm thủy ngân rất đáng sợ. Thủy
ngân ít bị phân hủy sinh học nên có khuynh hướng tích tụ trong sinh vật thông
qua chuỗi và lưới thức ăn. Rong biển có thể tích tụ lượng thủy ngân hơn 100 lần
trong nước; cá thu có thể chứa đến 120 ppm Hg/kg. Việc ơ nhiễm thủy ngân
trong q trình khai thác vàng liên quan đến 15 triệu người làm việc trong các
mỏ hoặc bãi khai thác trong đó 4,5 triệu phụ nữ và 600.000 trẻ em.
IV. Ơ nhiễm mơi trường nước trong lưu vực sơng Bến Tre
IV.1. Ơ nhiễm do xâm nhập mặn
IV.1.1.

Nguyên nhân:

Tỉnh Bến Tre nằm ở hạ lưu sông Mê Công ( sông Tiền) là cửa ngỏ đổ ra
biển, hàng năm khi nắng nóng lượng nước ngọt bóc hơi ít dần nước biển theo
cửa sông xâm nhập trực tiếp vào các con sông.
IV.1.2.

hậu quả:
10


Do xâm nhập mặn hàng năm diễn ra trong thời gian dài dẫn đến thiếu
nước ngọt, hạn hán, người dân thiếu nước sinh hoạt, trồng trọt chăn nuôi, tác
động đến nguồn kinh tế nông nghiệp trong khu vực. Sau khi mùa nước mặn
diễn ra còn để lại rất nhiều diện tích đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Có những

năm xâm nhập mặn kéo dài khiến nguồn nước ngọt tích trữ của cạn kiệt, người
dân phải nhận sự tài trợ từ nhà nước và các nhà hảo tâm.

Diện tích đất bị xâm nhập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long hằng năm
( Nguồn: Viện Khoa học thủy lợi miền Nam)

Diện tích lúa bị xâm nhập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long
( Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp)
IV.2. Ô nhiễm do xả thảy người dân
IV.2.1.

Nguyên nhân:

Do huyện thành phố Bến Tre đang đi lên đô thị loại I vẫn còn nhiều nơi
chưa quy hoạch, nhiều khu dân cư nhỏ có từ lâu đời. nhiều khu vẫn chưa có nơi
thu gom xử lý nguồn nước thảy sinh hoạt. Người dân sống ven sông dẫn ống xả

11


thảy thẳng nước sinh hoạt xuống sông, kênh rạch. Một số tiểu thương, gian
hàng ven bờ kè buôn bán và thảy rác thải thẳng xuống sông.
Các kênh rạch nhỏ trong phạm vi sơng Bến Tre sau hạn mặn vì giữ nước
ngọt trong thời gian dài người dân sinh sống xả thải khiến nước chuyển màu
đen và bốc nùi nghiêm trọng.
IV.2.2.

Hậu quả:

Gây mất mỹ quan môi trường, bốc mùi gây ô nhiễm thêm khơng khí, tắt

nghẽn các hệ thống thốt nước, khiến thực vật xung quanh khu vực nước chết
khô.

Nước tù đọng lâu ngày bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến đời sống của người
dân ở kênh Xáng, ấp 1, xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre
(Nguồn: Trần Thị Thu Hiền/TTXVN)

Người dân ở kênh Xáng, xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre rất bức xúc vì nước
kênh bị đen kịt và hôi thối
12


( Nguồn: phóng viên báo VOV-ĐBSCL)

Mương nước ơ nhiễm do người dân xả thải ở xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến
Tre
( Nguồn: ảnh tự chụp)

Mương nước ô nhiễm do người dân xả thải ở xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến
Tre
( Nguồn: ảnh tự chụp)

13


Mương nước ô nhiễm do người dân xả thải ở xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre
( Nguồn: ảnh tự chụp)
IV.3. Ô nhiễm do các nhà máy xả thảy
IV.3.1.


Nguyên nhân:

Trên địa bàn huyện hiện nay vẫn còn nhiều nhà máy tư nhân, chế biến
thạch dừa và các sản phẩm từ dừa, các nhà máy khơng có hoặc khơng xử dụng
các biện pháp xử lý nước xả thải ra môi trường. Các khu nhà máy xử lý rác thải
bị quá tải khi mưa xuống gây tình trạng chảy nước hơi thối
IV.3.2.

Hậu quả:

Nước thải xả vào nguồn nước sinh hoạt trồng trọt của người dân gây
thiệt hại, cá tôm chết. Mưa xuống nước ô nhiễm thấm vào mạch nước ngầm và
chảy lan ra các nguồn nước xung quanh. người dân thiếu nước sạch sinh hoạt.

Nước thải từ Công ty TNHH Đại Vượng Phú tại ấp Bình Cơng, xã Bình Phú,
TP. Bến Tre chảy vào vườn người dân
( Nguồn: phóng viên báo Đồng Khởi)

14


Ống dẫn nước thải của Công ty Đại Vượng Phú xả ra mương vườn.
(Nguồn: phóng viên báo Đồng Khởi)
IV.4. Ơ nhiễm do các hộ chăn nuôi, trồng trọt
IV.4.1.

Nguyên nhân:

Bến Tre là một trong những tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có
nguồn tự nhiên phong phú thích hợp chăn nuôi, trồng nhiều loại nông sản, trái

cây. Nhưng đa phần là người dân trồng tự phát chưa có nhiều kiến thức về sử
dụng các loại phân, thuốc bảo vệ thực vật, xử lý chất thải chăn nuôi và xử lý
tiêu hủy động vật.
IV.4.2.

Hậu quả:

Người dân lạm dụng quá nhiều các loại phân bón, chăn ni khơng có hệ
thống xử lý chất thải khi mưa xuống nước rửa trôi chảy vào nước sinh hoạt gây

hôi thối, ô nhiễm nước. Sau khi phun các loại thuốc xử dụng nước sinh hoạt rửa
dụng cụ và đổ thẳng xuống sông hồ gây chết tôm cá. Các dịch bệnh trong chăn
nuôi người dân không xử lý tiêu hủy mà quăng xác động vật xuống sông gây
lây lan dịch bệnh, hôi thối, dễ tạo ra nhiều mầm bệnh mới.
Xác lợn trôi trên kênh gây ô nhiễm nguồn nước.

15


( Nguồn: Hồng Thái/TTXVN)

Cá tôm chết do ô nhiễm nước chăn nuôi, người dân không đánh bắt được
( Nguồn: Huỳnh Phúc Hậu- TTXVN)
V. Thực trạng về kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông
Bến Tre ở huyện Thành phố Bến Tre tỉnh Bến Tre
V.1.

Ô nhiễm do xâm nhập mặn:

Trước tình trạng diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu , tỉnh Bến Tre đã

và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên
nước , góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên nước đối
với đời sống, sản xuất; đồng thời, triển khai thực hiện nhiều giải pháp về quản
lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước nhằm góp phần bảo
vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
V.1.1.

Chủ động thích ứng với hạn, mặn

Vẫn không ngừng kiểm tra chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp phòng
chống hạn mặn. đồng thời, yêu cầu các ngành, địa phương tăng cường công tác
thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, vận động người dân
chủ động tích trữ nước mưa, nước ngọt ngay từ mùa mưa để phục vụ sinh hoạt,
sản xuất trong mùa khô. Người dân nhờ sự vận động của chính quyền đã có
những cách làm bài bản, khoa học hơn trong việc trữ nước mưa, nước ngọt.
V.1.2.

Tăng cường quản lý, sủ dụng hiệu quả tài nguyên nước

16


Ngày 6/8/2021, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Kế hoạch số 4646
nhằm cụ thể hóa các nội dung thực hiện Chương trình số 10 ngày 29/1/2021 của
Tỉnh ủy về quản lý, đảm bảo an ninh nguồn nước, nguồn cấp nước ngọt thích
ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2020 - 2030. Từ Kế hoạch của UBND tỉnh
Bến Tre, các cấp, các ngành trong tỉnh đã triển khai, tuyên truyền các nội dung
liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ, phịng
chống ơ nhiễm, suy thoái nnguồn tài nguyên nước đến các cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp và người dân để hiểu rõ tầm quan trọng của tài nguyên nước,

nâng cao nhận thức về an ninh nguồn nước.
Ngoài ra, Bến Tre cũng đã đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, theo
tiến độ hồn thành và cơng bố danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ.
Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện việc xây dựng kế hoạch cắm mốc hành
lang bảo vệ nguồn nước hàng năm trên địa bàn tỉnh các năm tiếp theo.
Theo ông Bùi Minh Tuấn, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung kêu gọi đầu tư, mạnh
dạn đề xuất giao tư nhân quản lý, điều hành việc cung cấp nước ở những nơi có
điều kiện; thực hiện cơ chế, chính sách thu hút, mở rộng hạ tầng cấp nước sạch.
Thực hiện quan trắc chất lượng môi trường nước mặt bên trong khu vực đê, đập
ngăn mặn, khu vực trữ nước ngọt phục vụ cấp nước sinh hoạt; duy trì, cải thiện,
vận hành các trạm quan trắc tự động của tỉnh; xây dựng kế hoạch quản lý chất
lượng mơi trường nước.
Cịn theo ơng Trần Ngọc Tam - Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, hiện tại,
tỉnh đang tích cực phối hợp với tỉnh Tiền Giang đẩy nhanh tiến độ dự án Trạm
bơm nước thô Cái Bè và hệ thống ống truyền tải đưa nước ngọt từ thượng
nguồn về cung cấp cho các nhà máy nước của tỉnh. Bên cạnh đó, tập trung hồn
thành các cơng trình cấp nước đang triển khai; chuẩn bị khởi công xây dựng dự
án Hồ chứa nước ngọt Lạc Địa tại xã Phú Lễ (Ba Tri) với quy mô 121ha, sức
chứa khoảng trên 2 triệu m3.
Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ các dự án cơng trình thủy lợi, đê - cống
đầu mối, nhất là các dự án trọng điểm, cấp bách. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi
Nam - Bắc Bến Tre, cùng các công trình thủy lợi nội đồng để ngăn mặn, trữ
ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh. Tỉnh Bến Tre phấn đấu đến năm 2025, sẽ
17


hồn thiện hệ thống thủy lợi, đảm bảo khép kín vòng ngăn mặn, trữ ngọt nhằm
ổn định đời sống nhân dân, phát triển bền vững kinh tế - xã hội địa phương.
V.2.


Ô nhiễm do xả thảy người dân, Ô nhiễm do các nhà máy xả thảy, Ô

nhiễm do các hộ chăn ni, trồng trọt
Hiện nay, tỉnh gặp khó khăn về kinh phí để đầu tư quản lý chất thải rắn
sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, thiết bị thu gom,
phương tiện vận chuyển rác không đảm bảo kỹ thuật gây mất vệ sinh. Hầu hết
các bãi chôn lấp rác đều quá tải, gây ô nhiễm; tỉnh khó khăn trong việc tìm quỹ
đất để tiếp tục quy hoạch chôn lấp rác với lượng rác ngày càng tăng. Tỉnh chưa
áp dụng công nghệ xử lý rác đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; kêu gọi đầu tư
xã hội hóa xử lý rác thải chưa hiệu quả. Ý thức chấp hành pháp luật của người
dân về bảo vệ môi trường về rác thải, phân loại, bỏ rác đúng nơi quy định chưa
tốt. Dự báo nếu khơng có biện pháp hiệu quả tăng cường công tác quản lý chất
thải rắn sinh hoạt thì vấn đề ơ nhiễm rác thải sẽ phức tạp hơn trong thời gian
tới.
Các ngành chức năng tỉnh đang tập trung thực hiện công tác bảo vệ môi
trường. Mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2025 tỉnh triển khai thực thi có hiệu quả
Luật bảo vệ mơi trường 2020, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường thành
phần (nước, đất, khơng khí), kiểm sốt chất thải, bảo vệ đa dạng sinh học và
ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định. Kiểm sốt các nguồn xả thải vào
mơi trường nước, có trên 95% các cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý nước thải
đạt theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Cơ sở sản xuất có lưu lượng xả thải lớn
lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động theo quy định đạt trên 90%.
Các khu công nghiệp, đô thị và thương mại đầu tư mới phải hoàn chỉnh
hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi đi vào hoạt động chính thức; phấn
đấu có 02 cụm cơng nghiệp được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, 02
khu đô thị (thành phố Bến Tre, thị trấn Châu Thành) xây dựng được hệ thống
xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý chất
thải y tế, triển khai kế hoạch mơ hình xử lý rác thải y tế theo phân cụm, duy trì
100% nước thải và rác thải y tế được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
18



Quy hoạch và kêu gọi đầu tư xây dựng Khu liên hợp xử lý rác thải của
tỉnh, xử lý và hạn chế được ô nhiễm do rác thải sinh hoạt; tỷ lệ thu gom, xử lý
rác thải đô thị đạt 95%, nông thôn 70%; phân loại rác thải tại nguồn chiếm tỷ lệ
70%’ tỷ lệ rác thải nhựa được thu gom, tái chế chiếm tỷ lệ trên 50%. Tỷ lệ sử
dụng túi nilơng, bao bì thân thiện mơi trường tại các trung tâm thương mại, siêu
thị trên 90%, tỷ lệ các khu du lịch, cơ sở lưu trú du lịch khách sạn khơng sử
dụng túi ni long, nhựa khó phân hủy trên 90%. Thực hiện tiêu chí về bảo vệ mơi
trường và an tồn vệ sinh thực phẩm trong xây dựng nơng thơn mới, năm 2025
có 100% xã đạt tiêu chí 17 về bảo vệ mơi trường, 46/142 xã đạt tiêu chí bảo vệ
mơi trường nâng cao. Trên địa bàn tỉnh tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh ước
đạt 99,6%, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch ước đạt 75%; tỷ lệ hộ gia đình có hố xí
hợp vệ sinh ước đạt trên 95%. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về đa
dạng sinh học, thiết lập các khu bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030 và định
hướng đến năm 2050.
Để thực hiện đạt các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường từ nay đến năm 2025,
tỉnh sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: tăng cường tuyên truyền
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ
môi trường; làm rõ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp và trách nhiệm
của các cấp, các ngành và người dân đối với việc bảo vệ môi trường, phát triển
bền vững.
Tập trung giải quyết có hiệu quả các vấn đề môi trường, nhất là ô nhiễm
môi trường gây bức xúc trong nhân dân: Giải quyết ô nhiễm môi trường đối với
Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre và khẩn trương chuẩn bị phương án dự phòng
tiếp nhận rác thải của tỉnh trường hợp đóng cửa nhà máy xử lý rác do ơ nhiễm,
khơng cịn khả năng tiếp nhận xử lý rác. Xử lý ô nhiễm môi trường bãi rác các
huyện, xóa bỏ bãi rác ở các xã, các điểm đen về rác thải. Giải quyết ô nhiễm
mơi trường do sản xuất than hoạt tính từ gáo dừa trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường giải quyết vấn đề ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi trên địa

bàn tỉnh, đồng thời giao nhiệm vụ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải
kiểm sốt chặt chẽ khơng để phát sinh cơ sở chăn nuôi mới gây ô nhiễm môi
trường. Tranh thủ các nguồn tài chính đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải
19


đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh Bến Tre giải quyết ô nhiễm môi
trường các kênh, rạch trong nội ô đô thị.
Thực hiện giảm thiểu rác thải nhựa: hạn chế sử dụng đồ dùng bằng nhựa,
túi nilông một lần thải bỏ; tăng cường tái chế, tái sử dụng nhựa (phân loại thu
gom phế liệu) thay thế đồ dùng bằng nhựa bằng đồ dùng thân thiện môi trường,
túi nilơng dễ phân hủy sinh học; kiểm sốt rác thải nhựa đại dương.
Tiếp tục tăng cường quản lý rác thải nguy hại trong hoạt động sản xuất,
bao bì vỏ thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp và tiến đến thu
gom, xử lý rác thải nguy hại trong hộ gia đình; xem xét phân bổ nguồn kinh phí
từ nguồn ngân sách và các nguồn kinh phí hợp lý đầu tư các lò đốt rác, hệ thống
xử lý nước thải đã hư hỏng cho các cơ sở y tế cơng lập, đảm bảo duy trì 100%
rác thải y tế nguy hại được xử lý đạt theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Từng bước đẩy mạnh thực hiện kinh tế tuần hoàn: tăng cường tái chế,
hạn chế thải bỏ chất thải ra môi trường; tiết kiệm, tái sử dụng nước trong sản
xuất; tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng sạch (điện gió, mặt trời); sử
dụng sản phẩm thân thiện môi trường; phát triển du lịch xanh, du lịch gắn với
bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ môi trường.
Triển khai Đề án Bến Tre xanh để nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ
chức, đơn vị, hộ gia đình và cá nhân về bảo vệ mơi trường thơng qua đời sống
sinh hoạt hằng ngày; kiểm soát hành vi hộ gia đình, cá nhân vứt rác, xả nước
thải và sử dụng chất cấm gây hại môi trường. Thực hiện các phong trào bảo vệ
môi trường (tuần lễ môi trường; thứ bảy, chủ nhật xanh); trồng và bảo vệ cây
xanh phân tán, bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ rừng.
KẾT LUẬN

Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá các nguồn ơ nhiễm tại tỉnh Bến Tre
vàphân tích chất lượng môi trường, dự án đã xác định được các nguồn gây ơ nhiễm
chínhhiện nay tại tỉnh Bến Tre như sau:
-Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư tập trung, nước thải sảnxuất
từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

20



×