CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH
LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC
PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI”
CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN
LỚP 12
SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên: Lê Thị Thương
Sinh ngày: 14/12/1978
Năm vào ngành : 2000
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên giảng dạy tại trường THPT Ba Vì
Trình độ chuyên môn: Đại học .
Hệ đào tạo: Chính quy
Bộ môn giảng dạy: Ngữ văn
Ngoại ngữ:
Trình độ chính trị: sơ cấp
Khen thưởng :
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm thăng Long- Hà Nội. Sở giáo dục và đào tạo
Hà Nội đã đưa vào giảng dạy “ Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học
sinh Hà Nội” vào các cấp học như: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhằm khơi dậy niềm tự hào được kế thừa truyền
thống thanh lịch, giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội, qua đó tạo sự
chuyển biến từng bước về nhận thức hành vi cho học sinh, góp phần đào tạo, xây
dựng thế hệ người Hà Nội thanh lịch, văn minh để xây dựng Thủ đô và đất
nước phồn vinh, giàu mạnh.
Để giúp mỗi người hình thành và giữ nếp sống thanh lịch, văn minh phải là
một quá trình liên tục. Làm cho mọi người nâng cao nhận thức về giá trị của nếp
sống thanh lịch, văn minh, ý nghĩa của việc xây dựng đời sống văn hóa Thủ đô.
Ở nhà trường cần xây dựng nếp sống thanh lịch , văn minh cho học sinh thông
qua các hoạt động giáo dục và những bài học cụ thể, từ định hướng đến chỉ dẫn
hành vi, trong sinh hoạt trong học tập và trong giao tiếp ứng xử góp phần hình
thành nhân cách, phong cách của người Hà Nội.
Trên thực tế các trường trên địa bàn của thành phố Hà Nội đã đang giảng
dạy giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội vào trong các
bộ môn như: chuyên đề giảng dạy thanh lịch, văn minh vào tiết học trong tuần ở
thời khóa biểu chính khóa của nhà trường mỗi tuần một tiết cho các lớp học, các
hoạt động ngoài giờ lên lớp và một số bộ môn như Giáo dục công dân, Địa lí,
Văn học… cũng đang sử dụng phương pháp tích hợp để giáo dục nếp sống thanh
lịch, văn minh cho học sinh với đặc thù riêng của bộ môn học sao cho các em
hiểu và tiếp cận một cách nhanh nhất.
Vì vậy trường THPT Ba Vì mà tôi đang công tác giảng dạy cũng đã và
đang giáo dục truyền thống văn hóa của Hà Nội, để nhằm giúp các em hiểu được
thế nào là thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Bản thân tôi là một giáo viên
dạy văn được tiếp cận với rất nhiều tác phẩm văn học đã thể hiện nét đẹp và
truyền thống văn hóa của người Hà Nội vì thế tôi cũng muốn cung cấp thêm cho
các em nhữn kiến thức về nét đẹp thanh lịch, văn minh của người Hà Nội xưa và
nay. Nhằm giúp các em hiểu và xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh vừa là
trách nhiệm vừa là niềm tự hào cũng là khát vọng của mỗi người Hà Nội luôn
hướng tới.
Đây cũng chính là lí do để tôi thực hiện đề tài này của mình nhằm để giúp
học sinh của trường hiểu và gìn giữ nét đẹp văn hóa Hà Nội mà mình đã và đang
được thừa hưởng.
II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Cơ sở lý luận:
Thanh lịch văn minh là nét đẹp truyền thống đã được nhiều thế hệ người
dân Hà nội tạo nên và lưu giữ. Trân trọng, kế thừa và phát huy nét đẹp ấy trong
đời sống người Hà Nội hôm nay và mai sau là trách nhiệm, là niềm tự hào và
vinh dự của người dân Thủ đô trong đó có thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà
trường.
Nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội có những biểu hiện vô
cùng phong phú và có giá trị văn hóa cao, đó là những nét đẹp văn hóa đặc trưng
của người Hà Nội. Văn minh trong sinh hoạt trong học tập làm việc và giao tiếp
ứng xử trong gia đình, nhà trường, ở nơi công cộng với người nước ngoài và với
thiên nhiên môi trường.
Thanh lịch là gì? Đó là “ thanh nhã và lịch thiệp” là một khuynh hướng
thẩm mĩ thiên về sự nhã nhặn và lịch thiệp đã trở thành nét đẹp trong nếp sống
người Hà Nội. Đó là nét đẹp hài hòa của diện mạo của phong cách, hành vi, sự tu
dưỡng trải nghiệm của con người. Và biểu hiện ở chiều sâu như một tính cách cơ
bản, hồn cốt của con người, là lối sống có văn hóa phù hợp với thời đại.
Văn minh là gì? Là “ nền văn hóa có đặc trưng riêng tiêu biểu cho một xã
hội rộng lớn, một thời đại hay cả nhân loại”. Văn minh biểu hiện ở trình độ phát
triển cao của văn hóa về phương diện vật chất theo hướng xóa bỏ những lạc hậu,
thấp kém để xây dựng một xã hội tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn.
Thanh lịch, văn minh là đặc trưng nổi bật trong nếp sống người Hà Nội đó
là nếp sống có văn hóa tích cực tiến bộ phù hợp với các giá trị sống của cộng
đồng. Người thanh lịch văn minh là người có dáng vẻ hành vi trang nhã, giao tiếp
ứng xử lịch sự, thể hiện sự tiến bộ hiểu biết phù hợp với thời đại với dân tộc.
Lịch sử của Hà Nội với 1000 năm tuổi có điều kiện tự nhiên đất đai trù
phú, địa hình thuận lợi, khí hậu ôn hòa. Sự ưu đãi của thiên nhiên đã làm cho Hà
Nội là “ Chốn hội tụ của bốn phương đất nước" “ muôn vật phong phú tốt tươi”
đã làm cho Hà Nội là một đô thị lớn bậc nhất của nước ta “ Thứ nhất kinh kì, thứ
nhì phố Hiến” là sự phồn thịnh về kinh tế, phát triển về văn hóa. Đây cũng là nơi
hội tụ của các tài năng tinh hoa về trí tuệ tiêu biểu của dân tộc Việt Nam để tạo
nên những nét đẹp truyền thống mang màu sắc riêng của mảnh đất ngàn năm văn
hiến.
Bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội thể hiện độc đáo của vùng văn hóa
dân cư Hà Nội. Có thể hình dung chân dung văn hóa con người Hà Nội với
những giá trị nổi bật như sự lịch lãm, tinh tế, hào hoa trí tuệ, có nghĩa khí, giàu
lòng yêu nước, tình nhân ái, yêu chuộng hòa bình; người Hà Nội trang nhã, nền
nã, hướng nội sâu sắc, quan hệ rộng mở, có bản lĩnh và tự trọng.
Một trong những nét nổi bật trong bản sắc văn hóa riêng của người Hà Nội
là thanh lịch, văn minh. Đây là kết quả của sự hội tụ, kết tinh những giá trị trong
và quốc tế trên trục văn hóa Bắc- Nam, Đông- Tây. Đồng thời, nhiều giá trị văn
hóa của các vùng đất khác khi được “ Hà Nội hóa” đã mang giá trị mới- kết quả
của quá trình lan tỏa những tinh hoa văn hóa Thăng Long- Hà Nội.
Vì thế chúng ta đã biết, nhà trường phổ thông có chức năng cơ bản là hình
thành và phát triển nhân cách của học sinh, có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức công
tác giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường
theo mục tiêu, chương trình giáo dục của từng bậc học, cấp học. Nhà trường là
nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người
sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ những nhận
thức về thanh lịch, văn minh của Hà Nội, thì từ khi đang học trên ghế nhà
trường và cho đến khi ra trường, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì
cương vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ của mình là
tuyên truyền giáo dục cho mọi người hiểu thế nào là thanh lịch, văn minh của
người Hà Nội. Ở trường THPT, việc truyền thụ kiến thức giáo dục ý thức về
nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội đến học sinh thuận lợi và
hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học. Hiện
nay, nội dung này đã và đang được triển khai, phổ biến rộng rãi trong giờ học
kể cả chính khóa lẫn ngoại khóa, đặc biệt là lồng ghép trong các môn học
như: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân
2. Cơ sở thực tiễn:
Môn Ngữ văn với những đặc trưng bộ môn- vừa có tính chất khoa học vừa
có tính chất nghệ thuật. Chương trình Ngữ văn lớp 12 có một số bài học có liên
quan đến nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội . Do vậy, đây chính là
điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục nếp
sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội vào một số bài học. Tuy nhiên,
trong thực tế cho thấy việc giảng dạy còn chưa được một số giáo viên thực sự
chú trọng đến nội dung này, nên chưa phù hợp với yêu cầu xã hội. Chính vì vậy
việc lồng ghép nội dung giáo dục giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của
người Hà Nội vào môn học này vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để.
Nên giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội đang là
nhiệm vụ cấp thiết đối với mỗi trường học trong sở giáo dục Hà Nội vì thế
Trường THPT Ba Vì cũng không là ngoại lệ. Nhằm để giúp học sinh hiểu rõ
nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội vì người Hà Nội rất thanh
lịch văn minh trong sinh hoạt, đời sống, trong làm việc và vui chơi. Bởi vậy ta
có thể nhận thấy phong cách thanh lịch, văn minh trong ẩm thực trong trang
phục và trong giao tiếp ứng xử của người Hà Nội đã đi vào văn chương Việt
Nam một cách sâu đậm.
Với môn ngữ văn trong trường THPT đã thể hiện được rất rõ nét đẹp văn
hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Hà Nội là thủ đô, nơi hội tụ, gạn lọc,
kết tinh và lan tỏa hoa ra cả nước. Trong thời đại hội nhập, sự hội tụ lan tỏa của
Hà Nội còn rộng ra với cả thế giới. Hà Nội là đầu mối giao lưu quốc tế, có đại sứ
quán của các nước, có nhều người nước ngoài sinh sống và làm việc, du lịch.
Người Hà Nội vừa tự hào về truyền thống thanh lịch của đất đô thành, vừa
đại diện cho nhân dân cả nước tự hào giới thiệu về văn hóa Việt Nam, đất nước
con người Việt Nam. Người Hà Nội cần hiểu sâu về lịch sử Việt Nam, văn hóa
Việt Nam và nét đẹp đặc trưng của văn hóa Hà Nội là thanh lịch; có khả năng
giới thiệu với bạn bè bốn phương về văn hóa ẩm thực Hà Nội, đặc biệt là về phở
Hà Nội, về cách ăn bằng bát đũa; về cái áo dài duyên dáng, về phố cổ, về Hồ
Gươm, về hát chèo, về ca trù và rối nước…Thể hiện sự hào hoa, người Hà Nội
sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng về văn hóa của bạn bè, rộng rãi, phóng
khoáng trong giao tiếp.
Xuất phát từ những lý do trên đã tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “GIÁO
DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ
NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu nội dung: “GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN
MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI- NGỮ VĂN
LỚP 12 và qua một số bài học trong môn Ngữ văn lớp 12- THPT để góp phần
giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho HS.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng:
Học sinh lớp 12A8 và lớp 12A9 của trường THPT Ba Vì năm học 2011-2012.
2. Phạm vi:
Phạm vi của đề tài tập trung vào các bài: Một người Hà Nội- Nguyễn Khải,
Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng trong chương trình Ngữ văn lớp 12.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu
có liên quan đến đề tài trên báo chí và nhiều tài liệu khác.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên lớp
từ bản thân.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. NHỮNG BIỂU HIỆN NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HÀ NỘI.
“ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng là người Tràng An”
Đã có biết bao nhà văn nhà thơ thể hiện tình yêu của mình với mảnh đất
văn hiến ấy. Mỗi người đều thể hiện tình yêu của mình với Hà Nội với các góc độ
khác nhau như nhà văn Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn
Đình Thi, Thạch Lam, Vũ Bằng…sự cảm nhận tinh tế về Hà Nội đã đi vào văn
thơ của họ một cách thơ mộng và lãng mạn, đã gây ấn tượng với người đọc nhất
là những người yêu và gắn bó với mảnh đất văn hiến ấy. Bởi người Hà Nội có
những nét biểu hiện tinh tế về vẻ đẹp văn hóa của mình.
1. Người Hà Nội họ rất tinh tế thanh cảnh trong ẩm thực:
Thể hiện sự thành thạo trong việc lựa chọn, chế biến trình bày thưởng thức
các món ăn nhiều màu sắc. Vì người Hà Nội luôn quan niệm ăn không chỉ bằng
miệng mà bằng mắt bằng tai…là đặc trưng ẩm thực mà người Hà Nội nâng lên
thành nét đẹp văn hóa. Tạo nên những món ăn nổi tiếng trở thành đặc sản Hà
Thành như: Phở, bún thang, chả cá Lã Vọng, cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh
Trì, bánh tôm Hồ Tây…đã được nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện trong tác phẩm “
Phở” hay “ Hà Nội 36 phố phường”- Thạch Lam.
Người Hà Nội ăn uống thanh đạm, thanh cảnh, coi trọng chất lượng hơn
coi trọng việc thưởng thức chứ không chỉ đáp ứng nhu cầu về vật chất. Ngay cả
khi xơi bát cơm cũng không được xơi đầy, khi ăn phải từ tốn thưởng thức hương
vị của từng món, vừa ăn vừa trò chuyện, nhai nuốt thong thả. Họ luôn coi trọng
phép lịch sự trong ăn uống nên với người Hà Nội thì “ Lời chào cao hơn mâm
cỗ” họ rất coi trọng nề nếp.
2. Người Hà Nội luôn chỉnh tề, nền nã trong trang phục:
Họ luôn thể hện sự am hiểu của mình trong trang phục hằng ngày. Cách ăn
mặc đẹp phù hợp, lịch sự thể hiện thái độ vừa tự trọng vừa tôn trọng người khác
trở thành nét đặc trưng của người Hà Nội.
Trang phục của nam nữ của người già và trẻ em…luôn giữ được vẻ đẹp
trang nhã, hài hòa giản dị. Mỗi người đều ăn vận đúng với vị thế xã hội và nghề
nghiệp của mình phù hợp với điều kiện làm việc và hoàn cảnh giao tiếp. Người
Hà Nội bao giờ cũng cẩn trọng trong lựa chọn trang phục sao cho quần áo phù
hợp với điều kiện thời tiết lại vừa có tính thẩm mĩ cao. Đặc điểm khí hậu bốn
mùa đã góp phần giúp Hà Nội trở thành kinh đô thời trang Việt.
Người thanh lịch Hà Nội biết ăn diện đổi mốt mà vẫn coi trọng sự tinh tế,
kín đáo, tế nhị, không quá cầu kì, không để “cái đẹp” phủ nhận lấn lướt “ cái nết”
mà vẫn toát lên vẻ đẹp tiêu biểu thanh lịch của mình.
3. Người Hà Nội lịch thiệp tế nhị trong giao tiếp ứng xử:
Họ luôn coi trọng giao tiếp ứng xử trước hết trong lời ăn tiếng nói. Qua
tiếng nói người ta nhận ra tiếng nói “ Hồ Gươm”. Cái thanh lịch của tiếng nói
người Hà Nội là ở chỗ phát âm hay, dùng từ chuẩn xác, diễn đạt hấp dẫn, dễ
nghe. Người Hà Nội khi nói họ chọn lời hay ý đẹp, tránh thô lỗ tục tằn.
Người Hà Nội xưa nay ứng xử
tại nhà, trọng lễ nghĩa, cử chỉ từ
tốn khiêm nhường, thái độ cởi
mở, ân cần. biết tự trọng và tôn
trọng, không khúm núm, nịnh bợ.
Có cái nhìn thân thiện, tình cảm
bao dung khi giao tiếp với mọi
người.
4. Người Hà Nội thể hiện
nét thanh lịch, văn minh trong thưởng thức văn hóa, nghệ thuật, vui chơi
giải trí, sắp xếp nơi ăn chốn ở tôn giáo và tín ngưỡng.
Người Hà Nội biết giữ gìn sự tôn nghiêm ở lễ hội, nơi chùa chiền, đình
miếu. Không chen lấn ồn ào, cười đùa ở nơi thờ tự, tôn trọng đời sống tâm linh
nhưng không mê tín dị đoan. Biết ngả mũ nhường đường khi gặp đám tang trên
đường. Không mặc cầu kì diêm dúa khi đi đến đám tang. Đi lại nhẹ nhàng ở nơi
công cộng nhất là bệnh viện.
5. Người Hà Nội ứng xử thanh lịch, văn minh ở nơi cộng cộng:
Hà Nội là nơi diễn ra nhiều hoạt động chính trị- xã hội, văn hóa thể thao,
những sự kiện trong nước và quốc tế, có sự tham gia của hàng trăm nghìn người.
Người Hà Nội luôn nghiêm cẩn chân thành, tận tình cởi mở, thân thiện hào hoa
góp phần làm nên thành công trong các hội nghị quốc tế.
Khi tham gia hoạt động tập thể, sinh hoạt văn hóa, trong rạp hát, trong hội
nghị, trong thư viện ,trong bảo tàng không nói chuyện riêng, đi lại nhẹ nhàng, xin
lỗi khi đi qua mặt người khác.
Khi tham gia hoạt động vui chơi, thể dục thể thao như: đá cầu, đá bóng, chơi
cầu lông… họ luôn chơi hết mình, với tinh thần cao thượng, cổ vũ vô tư trong
sáng, tôn trọng kỷ luật không làm phiền người khác.
6. Người Hà Nội ứng xử văn minh với thiên nhiên và môi trường:
Họ luôn yêu và gắn bó với thiên nhiên, gìn giữ và bảo vệ môi trương sống
xanh- sạch- đẹp. Người Hà Nội luôn có kiến thức và ý thức tô điểm cho thiên
nhiên thêm màu xanh của cây lá và rực rỡ sắc hoa suốt bốn mùa, tạo nên dáng vẻ
một thành phố trầm mặc cổ kính và thơ mộng nên thơ.
Những hàng cây trồng trên hè phố trong công viên, ven hồ, trên đường
đi… xòe bóng mát giữa những trưa hè oi ả. Lúc nào Hà Nội cũng như một rừng
hoa với những sắc màu rực rỡ tạo nên một vẻ đẹp riêng mà không có một thành
phố nào trên thế giới có những nét giống .
II. NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI GV TRONG VIỆC TÍCH HỢP GIÁO
DỤC Ý THỨC HIỂU VỀ NÉT ĐẸP THANH LỊCH, VĂN MINH CỦA
NGƯỜI HÀ NỘI VÀO DẠY HỌC NGỮ VĂN
Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh là dựa trên những tri thức về
những nét đẹp, truyền thống văn hóa nghìn năm của Hà Nội mà hình thành thái
độ, ý thức, trách nhiệm và kĩ năng sống cho HS, nhằm khơi dậy niềm tự hào
được kế thừa truyền thống thanh lịch, giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội.
Qua đó tạo sự chuyển biến từng bước về nhận thức, hành vi cho học sinh, góp
phần đào tạo, xây dựng thế hệ người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng Thủ
đô và đất nước phồn vinh giàu mạnh. Đây là một vấn đề hết sức cần thiết là một
quá trình lâu dài, không phải chỉ ở HS THPT mà ở mọi lứa tuổi, là người dân
Thủ đô Hà Nội thì đều phải hiểu để xây dựng thói quen giao tiếp thanh lịch, văn
minh là cho Hà Nội thực sự trở thành một không gian văn hóa xứng đáng với
truyền thống văn hiến, anh hùng.
Là một GV giảng dạy môn Ngữ văn, thông qua một số bài học liên quan
đến nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội, tôi đã cung cấp, gửi gắm
các thông điệp phong phú về giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa của Hà Nội.
Nhằm giúp HS lĩnh hội kiến thức nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của
người Hà Nội cụ thể : HS hiểu được nếp sống thanh lịch, văn minh của người
Hà Nội xưa và đối với đời sống của các thế hệ người dân Hà Nội nay như thế
nào, thấy được những nét đẹp ấy đã và đang bị mai một như thế nào để có ý thức
gìn giữ và phát huy những nét đẹp đó . Bên cạnh đó tôi còn giáo dục cho HS thái
độ thân thiện với mọi người, có ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa của Hà Nội , ủng
hộ những việc làm bảo vệ bản sắc văn hóa của Hà Nội và lên án, tố cáo những
hành vi làm mất đi những nét đẹp văn hóa nghìn năm tuổi của Hà Nội. Đồng
thời hình thành cho HS kĩ năng phát hiện vấn đề thể hiện nếp sống văn hóa
thanh lịch, văn minh của người Hà Nội và ứng xử tích cực với các vấn đề về
văn hóa của Hà Nội có trách nhiệm và hành động thiết thực để xây dựng thủ đô
Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng là “ Thành phố vì hòa bình”.
III. NGUYÊN TẮC, MỨC ĐỘ, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC Ý
THỨC BẢO VỆ NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CỦA NGƯỜI
HÀ NỘI TRONG DẠY MÔN NGỮ VĂN
1. Nguyên tắc
Giáo dục nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội không
phải là một bộ môn riêng biệt mà chỉ là cách tiếp cận bộ môn. Do vậy, khi tích
hợp, lồng ghép nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà
Nội tôi luôn tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Chỉ tích hợp với những bài có nội dung thật sự liên quan đến nếp sống
thanh lịch, văn minh của người Hà Nội . Nội dung tích hợp phải đảm bảo tính
chính xác.
- Phải đảm bảo đặc trưng của môn học, không biến giờ học Ngữ văn thành
giờ học giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh. Điều này có nghĩa là giờ Văn
trước hết phải là giờ Văn, giờ Tiếng Việt trước hết phải là giờ Tiếng Việt, giờ
Làm văn trước hết phải là giờ Làm văn.
- Phải đảm bảo kiến thức cơ bản, tính lôgic của nội dung bài học, không
làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học. Các ví dụ, nội dung
giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh giáo viên đưa vào phải ngắn gọn, hấp
dẫn, lôi cuốn được sự chú ý của HS.
- Phải gây được sự hứng thú ở HS khi tích hợp nếp sống thanh lịch, văn
minh của người Hà Nội.
2. Mức độ
Việc tích hợp nội dung giáo dục nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh
của người Hà Nội thể hiện ở 3 mức độ: mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và
mức độ liên hệ.
- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học phù hợp hoàn
toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục nếp sống văn hóa thanh lịch, văn
minh của người Hà Nội .
- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo
dục nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội .
- Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic, trực tiếp như đi
tham quan lễ hội hoặc viện bảo tàng dân tộc học.
3. Phương pháp
Trong quá trình lồng ghép nội dung giáo dục nếp sống văn hóa thanh lịch,
văn minh của người Hà Nội, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục: Khi tìm hiểu
về văn hóa của Hà Nội xưa và nay trên thực tế ở các phố cổ Hà Nội và trong các
ngày lễ hội diễn ra những nét văn hóa đặc trưng.
- Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng : cung cấp những thông tin
về văn hóa của người Hà Nội và văn hóa ở địa phương nơi các em đang sinh
sống và học tập, tổ chức cho HS tham gia vào các lễ hội được tổ chức ở địa
phương để góp phần bảo vệ nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà
Nội .
- Phương pháp nêu gương: Muốn nét đẹp văn hóa thanh lịch, văn minh
của người Hà Nội được tồn tại mãi mãi giúp học sinh hiểu và gìn giữ thì bản
thân GV phải gương mẫu.
- Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống gìn giữ nếp sống thanh lịch, văn
minh.
IV. MỘT SỐ BÀI HỌC TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC NẾP
SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG MÔN
NGỮ VĂN LỚP 12
1. Hệ thống những bài học có nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch,
văn minh của người Hà Nội.
Như trên đã nói, kiến thức giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của
người Hà Nội trong môn Ngữ văn lớp 12 không được trình bày cụ thể trong
từng bài rõ ràng mà được mà phải tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng.
Khảo sát toàn bộ nội dung chương trình Ngữ văn lớp 12, tôi thấy có 2 bài học có
thể tích hợp được nội dung này đó là các bài: Một người Hà Nội- Nguyễn Khải,
Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng.
2. Vận dụng
2.1 Bài: Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng.
Mục đích của tôi khi dạy bài này là muốn HS vận dụng những kĩ năng,
những hiểu biết của mình nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội để
hiểu nội dung của bài. Tôi áp dụng đúng nguyên tắc dạy học bộ môn để đảm bảo
đây là giờ đọc hiểu tác phẩm văn học. Đồng thời, tôi đã vận dụng mức độ tích
hợp toàn phần và liên hệ, vận dụng phương pháp tiếp cận kĩ năng giáo dục nếp
sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội và các cách thức trên để giáo dục
nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội cho các em.
Trong tác phẩm này ngoài cung cấp cho các em về kiến thức của bài để các
em hiểu về nội dung, tôi còn lồng ghép giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh
cho học sinh để các em hiểu rõ hơn về ngày tết cổ truyền của dân tộc nói chung
của người Hà Nội nói riêng.
Với những nét độc đáo trong việc sắm mâm ngũ quả ngày tết, làm bữa
cơm tất niên để cúng tổ tiên. Và thấy được nét đẹp đó của người Hà Nội xưa và
nay đã và đang thay đổi theo nền kinh tế thị trường như thế nào, nhằm giúp các
em ý thức hơn trong việc gìn giữ nét đẹp văn hóa đó .
2.2 Bài: Một người Hà Nội- Nguyễn Khải.
Trong quá trình tích hợp, tôi vận dụng phương thức tích hợp bộ phận và
liên hệ, vận dụng phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục và sử
dụng cách thức: Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có
liên quan đến nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội thông qua nhân
vật cô Hiền. Cho các em học sinh xem các hình ảnh, clip liên quan đến nếp sống
thanh lịch, văn minh, văn hóa của người Hà Nội khi tích hợp nội dung giáo dục
nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
Theo phân phối chương trình và sự thống nhất của tổ chuyên môn, bài học
này được dạy trong 1 tiết. Tôi hướng dẫn HS tìm hiểu vẻ đẹp và phẩm chất của
nhân vật cô Hiền và cách nhìn nhận của cô về góc độ văn hoá của Hà Nội trong
thời kì kháng chiến chống Mỹ và đất nước thời kì hòa bình. Trong lời vào bài tôi
cho HS xem một đoạn clip về văn hóa, phong tục nếp sống của người Hà Nội để
tạo sự hấp dẫn, để các em trực tiếp cảm nhận được vẻ đẹp của Thăng Long- Hà
Nội bằng thị giác trước khi cảm nhận bằng hệ thống ngôn từ trong văn bản.
Trong quá trình tìm hiểu vẻ đẹp của Hà Nội ở góc độ thiên nhiên, tôi cho HS xem
một số hình ảnh về phố cổ Hà Nội để HS cảm nhận được vẻ đẹp cổ kính, thơ
mộng của Hà Nội xưa và nay. Khi tìm hiểu vẻ đẹp của cô Hiền và phẩm chất của
người Hà Nội tôi cho HS xem clip cách ứng xử văn hóa, các lễ hội của người Hà
Nội để HS thấy được vai trò của nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội
trong sự bảo tồn văn hoá và phát triển kinh tế của Hà Nội. Đồng thời tôi còn cung
cấp cho HS một số thông tin mang tính thời sự về những nét đẹp văn hóa của Hà
Nội đã và đang bị mai một do nếp sống xô bồ của thị trường…
Qua nội dung tiết học tôi đã chỉ cho các em thấy nét đẹp thanh lịch, văn minh
của người Hà Nội để các em thấy thêm yêu và tự hào vì mình là người Hà Nội.
Đồng thời tôi cũng đã cung cấp cho các em một lượng kiến thức ngoài văn bản để
giáo dục cho các em thấy được vai trò quan trọng của nếp sống thanh lịch văn minh
của người Hà Nội và ý thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng Thủ đô và
đất nước phồn vinh, giàu mạnh.
Như vậy, thông qua hai bài học trên tôi đã giáo dục nếp sống thanh lịch,
văn minh của người Hà Nội cho HS ở 2 lớp tôi trực tiếp giảng dạy. Khi dạy những
bài này tôi đã sử dụng giáo án điện tử, việc sử dụng giáo án điện tử sẽ rất thuận
lợi khi cung cấp hình ảnh, clip về hiện trạng nếp sống thanh lịch,văn minh của
người Hà Nội hiện nay. Được tiếp xúc với những hình ảnh trực quan trong giáo
án điện tử, các em thật sự hứng thú trong giờ học và các em được tận mắt nhìn
thấy thực trạng nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội xưa và nay giúp
các em có những kiến thức, kĩ năng về nếp sống thanh lịch, văn minh để từ đó
hình thành ở các em ý thức kế thừa và gìn giữ nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội.
3. Thiết kế một giáo án cụ thể:
TIẾT 74: ĐỌC THÊM:
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI
(Nguyễn Khải).
I. MỤC TIÊU THỰC HIỆN:
Giúp học sinh:
- Hiểu được nét đẹp văn hoá “kinh kì” qua cách sống của cô Hiền, một phụ
nữ tiêu biểu cho “Người Hà Nội”.
- Hình thành nếp sống văn minh, thanh lịch.
- Nhận ra một số đặc điểm nổi bật của phong cách văn xuôi Nguyễn Khải:
giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
GV kết hợp các phương pháp: Phát vấn, gợi mở, giảng bình, thảo luận
nhóm…
III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên : Soạn giáo án.
* Học sinh : Soạn bài.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật chị Hoài trong tiểu
thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động
của GV và
HS
Nội dung cần đạt
Nội dung tích hợp
- Gv hướng
dẫn HS đọc
thêm.
- Hướng
dẫn tìmhiểu
chung.
- Qua phần
Tiểu dẫn
hãy tóm tắt
những nét
chính về
cuộc đời và
sự nghiệp
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả
* Tên khai sinh là Nguyễn
Mạnh Khải (1930-2008
sinh tại Hà Nội .
* Sự nghiệp
- Những tác phẩm tiêu biểu:
SGK
- Nội dung sáng tác:
+ Trước 1975:
của Nguyễn
Khải?
GV: Dựa
vào phần
Tiêủ dẫn
hãy nêu
+ Tập trung về đời sống nông
thôn trong quá trình xây dựng
cuộc sống mới.
+ Hình tượng người lính trong
kháng chiến chống Mĩ
- Sau năm 1975:
+ Vấn đề xã hội-chính trị có
tính thời sự.
+ Tính cách, tư tưởng tinh thần
của con người hiện nay trước
những biến động phức tạp của
đời sống.
- Phong cách NT: Cảm hứng
triết luận với giọng văn đôn
hậu, trầm lắng, nhiều suy
ngẫm, triết lý.
- Vị trí văn học sử: một trong
những cây bút hàng đầu của
văn xuôi sau cách mạng tháng
Tám năm 1945
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: in trong tập truyện
ngắn cùng tên của Nguyễn
Khải (1990).
- Nội dung: Truyện đã thể hiện
những khám phá, phát hiện của
Nguyễn Khải về vẻ đẹp trong
chiều sâu tâm hồn, tính cách con
người Việt Nam qua bao biến
động, thăng trầm của đất nước.
II. Đọc-hiểu văn bản.
1. Nhân vật cô Hiền.
* Xuất thân: gia đình giàu có
lương thiện, được dạy dỗ theo
những hiểu
biết về tác
phẩm?
Hoạt động
2: Hướng
dẫn đọc-
hiểu văn
bản.
GV dẫn dắt:
Nhân vật
trung tâm
của truyện
ngắn là cô
Hiền. Cũng
như người
Hà Nội
khác, cô đã
cùng Hà
Nội, cùng
đất nước
trải qua
nhiều biến
động thăng
trầm nhưng
vẫn giữ
được cốt
cách người
Hà Nội. Cô
sống thẳng
thắn, chân
thành,
không giấu
giém quan
điểm, thái
độ của mình
khuôn phép nhà quan.
* Một số đặc diểm thời thiếu
nữ: xinh đẹp, thông minh, mở
xa lông văn chương, giao du
rộng rãi với giới văn nghệ sĩ
Hà thành.
* Suy nghĩ và cách ứng xử
của cô trong từng thời đoạn
của đất nước:
- Năm 1955:
+ Bối cảnh: từ kháng chiến trở
về, một Hà Nội “nhỏ hơn
trước, vắng hơn trước”.
+ Nguyên nhân cô Hiền và gia
đình ở lại: “họ không thể rời xa
Hà Nội, không thể sinh cơ lập
nghiệp ở một vùng đất khác”
=> sự gắn bó máu thịt với Hà
thành.
- Kháng chiến chống Mĩ:
+ Người con cả tình nguyện
tòng quân => phản ứng: “Tao
đau đớn mà bằng lòng, vì tao
không muốn nó sống bám vào
sự hi sinh của bạn bè. Nó dám
đi cũng là biết tự trọng” =>
Nhận thức sâu sắc.
+ Người con thứ theo anh lên
đường => phản ứng: “Tao
không khuyến khích, cũng
không ngăn cản, ngăn cản tức
là bảo nó tìm đường sống để
các bạn nó phải chết, cũng là
một cách giết chết nó”=> “Tao
cũng muốn được sống bình
đẳng với các bà mẹ khác(…),
vui lẻ thì có hay hớm gì”
=> Ý thức trách nhiệm, lòng tự
trọng của một người phụ nữ
Việt Nam yêu nước, một người
mẹ nhân hậu, vị tha.
với mọi
hiện tượn
xung quanh.
GV giới
thiệu xuất
thân và một
số đặc điểm
thời thiếu nữ.
GV: Nhận
xét về tính
cách cô
Hiền- nhân
vật trung
tâm của
truyện, đặc
biệt là suy
nghĩ, cách
ứng xử của
cô trong
những thời
đoạn của
đất nước?
Học sinh
suy nghĩ,
phát biểu
nhận xét bổ
sung.
GV bình:
Tính cách
nhân vật
được bộc lộ
qua nhiều
tình huống
khác nhau,
trong nhiều
- Năm đầu Hà Nội vừa giải
phóng
+ Bối cảnh: Tâm lí không đồng
nhất: chúng tôi - vui thế, tại sao
những người vốn sống ở Hà
Nội - chưa thật vui?
+ Khi con gọi cháu là “Đồng
chí Khải” => cô Hiền chỉnh
“anh Khải” ->cô Hiền dường
như chỉ chú ý đến mối quan hệ
họ hàng với “Tôi” => quan hệ
bền vững.
+ Khi người cháu hỏi: “Nước
độc lập vui quá cô nhỉ?”
+ Trả lời: “Vui hơi nhiều, nói
cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến
làm ăn chứ”
=> tỉnh táo, sáng suốt, nhạy
bén với hiện thực.
+ Nhận xét thẳng thắn, không
giấu giếm quan điểm với
“người cách mạng” - nhân vật
“tôi”: Chính phủ can thiệp
nhiều vào việc của dân quá
=> trung thực, có cái nhìn sâu
sát về thời cuộc.
* Phẩm chất
- Sinh hoạt
+ Cái ở: ở rộng quá, một tòa
nhà tọa lạc ngay ngay tại một
đường phố lớn, hướng nhà nhìn
thẳng ra cây si cổ thụ và hậu
cung của đền Ngọc Sơn.
+ Cái mặc: “sang trọng quá”
+ Cái ăn: “không giống với số
đông” => so sánh với lối ăn
uống bình dân của gia đình
“tôi”
=> Khẳng định: “Cô Hiền đích
thị là tư sản”.
- Mối quan hệ với người làm:
vì chủ tớ cần dựa nhau, tình
nghĩa như người trong họ.
- Thông minh, tỉnh tảo và
thời điểm
lịch sử.
GV d
ẫn
dắt: Con
người gắn
với từng
biến chuyển
lớn của lịch
sử dân tộc
=> Cái nhìn
hiện thực
mới mẻ:
phản ánh số
phận dân
tộc qua số
phận một cá
nhân.
Trải qua
bao thăng
trầm của
thời thế, bản
chất, những
nét đẹp của
nhân vật
vẫn thống
nhất, không
bị phôi pha
=> thời gian
là thứ nước
rửa ảnh làm
nổi rõ hình
sắc nhân
vật.
th
ức thời
:
+ Năm 1956, bán một trong hai
ngôi nhà cho người kháng
chiến ở.
+ Ứng xử với chính sách cải
tạo tư sản của nhà nước.
• Chồng muốn mua máy in =>
ngăn cản vì nhận rõ việc làm
này sẽ vi phạm chính sách.
• Mở cửa hàng đồ lưu niệm để
đảm bảo “đủ ăn” mà không bóc
lột bất kì ai.
- Có đầu óc thực tế:
+ Không có lòng tự ái, sự ganh
đua, thói thời thượng, không có
cái lãng mạn hay mơ mộng
viển vông.
+ Đã tính là làm, đã làm là
không để ý đến lời đàm tiếu
của thiên hạ => bản lĩnh, có lập
trường.
+ Đi lấy chồng: dù giao du
rộng nhưng chọn làm vợ một
ông giáo cấp Tiểu học hiền
lành, chăm chỉ => cả Hà Nội
“kinh ngạc”.
+Tính toán cả chuyện sinh đẻ
sao cho hợp lí, đảm bảo tương
lai con cái.
- Trân trọng, nâng niu, gìn
giữ truyền thống văn hoá
người Hà Nội:
+ Dặn dò bọn trẻ: “Chúng mày
là người Hà Nội thì cách đi
đứng nói năng phải có chuẩn,
không được sống tuỳ tiện,
buông tuồng”.
+ Coi việc giữ gìn nếp sống là
một cách “tự trọng, biết xấu
hổ”.
* Cô hiền “một hạt bụi vàng”
của Hà Nội.
GV giảng bình: Trên những
chặng đường ấy, nhân vật “tôi”
đã có những quan sát tinh tế,
cảm nhận nhạy bén, sắc sảo,
đặc biệt là về nhân vật cô Hiền,
về Hà Nội và người Hà Nội.
Ẩn sâu trong giọng điệu vừa
vui đùa, khôi hài, vừa khôn
ngoan, trải đời là hình ảnh một
người gắn bó thiết tha với vận
mệnh đất nước, trân trọng
những giá trị văn hóa của dân
GV: Vì sao
tác giả cho
cô Hiền là
“một hạt
bụi vàng”
của Hà Nội?
Học sinh
thảo luận,
phát biểu.
GV: Nêu
cảm nghĩ về
nhân vật
“tôi”, Dũng,
những thanh
niên Hà Nội
- Nói đến hạt bụi, người ta nghĩ
đến vật nhỏ bé, tầm thường. Có
điều là hạt bụi vàng thì dù nhỏ
bé nhưng có giá trị quý báu.
- Cô Hiền là hiện thân của
những phẩm giá người Hà Nội,
là cái truyền thống cốt cách
người Hà Nội.
2. Các nhân vật khác trong
truyện.
a. Nhân vật “tôi”:
- Đó là một người đã chứng
kiến và tham gia vào nhiều
chặng đường lịch sử của dân
tộc.
- Là người yêu Hà Nội, am
hiểu Hà Nội.
- Rất có ý thức khẳng định kinh
nghiệm cá nhân.
- Giỏi quan sát, ưa triết luận.
- Là người kể chuyện- một
sáng tạo nghệ thuật sắc nét .
b. Những người Hà Nội khác
* Dũng, Tuất, mẹ Tuất:
Dũng, Tuất: những thanh niên
yêu nước, quả cảm.
- Mẹ Tuất: bà mẹ Việt Nam
nhân hậu, giàu đức hi sinh.
=> Những con người cùng với
cô Hiền tiếp lửa cho ngọn đuốc
văn hoá truyền thống của đất
kinh kì cháy sáng.
* Những con người tạo nên
những nhận xét “không mấy
vui vẻ” của “tôi” về Hà Nội.
tộc.
Giáo viên mở rộng: một so
sánh độc đáo nằm trong mạch
trữ tình ngoại đề của người kể
chuyện. Bản sắc Hà Nội, văn
hóa Hà Nội là chất vàng mười,
là mỏ vàng trầm tĩnh được bồi
đắp, tích tụ từ biết bao hạt bụi
vàng như bà Hiền.
và cả những
người tạo
nên “nhận
xét không
mấy vui vẻ”
của nhân
vật “tôi” về
Hà Nội?
Học sinh
làm việc cá
nhân, phát
biểu cảm
nghĩ.
.
GV:
Chuyện cây
si cổ thụ ở
đền Ngọc
Sơn bị bão
đánh bật rễ
rồi lại hồi
sinh gợi cho
anh (chị)
suy nghĩ gì?
Học sinh
thảo luận và
-
Ông b
ạn trẻ đạp xe nh
ư gió
:
+ Hành động : đạp xe nhanh,
đâm vào người khác.
+ Ngôn ngữ: tiếng chửi “tiên
sư cái anh già”
-> thô tục, vô văn hóa, không
biết lễ độ.
- Những người mà nhân vật
tôi quên đường hỏi thăm:
+ Hành động: trả lời bâng quơ,
giương mắt nhìn, hất cằm
-> hám lợi, bị danh vị, hình
thức, tiền tài cám dỗ , lối ứng
xử trọc phú, không còn nét hào
hoa, thanh lịch của người Hà
Nội.
3. Ý nghĩa của câu chuyện
“cây si cổ thụ”.
- Hình ảnh…nói lên quy luật
bất diệt của sự sống.
- Cây si cũng là một biểu tượng
nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ
về vẻ đẹp của Hà Nội.
4. Đặc sắc nghệ thuật
- Giọng điệu trần thuật:
+ Vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu
nặng suy tư.
+ Vừa giàu chất khía quát, triết
lí vừa đậm tính đa thanh (
nhiều giọng : tự tin xen lẫn
hoài nghi, tự hào xen lẫn tự
trào…)
+ Hài hước rất có duyên tạo
không khí gần gũi thoải mái.
-> Giọng điệu trần thuật đã làm
cho truyện ngắn đậm đặc chất
tự sự rất đời thường mà hiện
GV tích hợp: Cùng với 600
thanh niên ưu tú của Hà Nội
lên đường hiến dâng tuổi xuân
của mình cho đất nước. Dũng,
Tuất và tất cả những chàng trai
Hà Nội ấy đã góp phần tô thắm
thêm cốt cách tin thần người
Hà Nội, phẩm giá cao đẹp của
con người Việt Nam.
GV bình: Đó là những “hạt sạn
của Hà Nội”, làm mờ đi nét
đẹp tế nhị, thanh lịch của người
Tràng An
Gv giảng: Quy luật này được
phát biểu tự
do.
Gv giảng:
Quy luật
này được
khẳng định
bằng niềm
tin của con
người thành
phố đã kiên
trì cứu sống
được cây si.
Có thể bị
tàn phá, bị
nhiễm bệnh
nhưng vẫn
là một
người Hà
Nội với
truyền
thống văn
hoá đã được
nuôi dưỡng
suốt trường
kì lịch sử, là
cốt cách,
tinh hoa,
linh hồn của
đất nước.
đại.
- Nghệ thuật xây dựng nhân
vật:
+ Tạo tình huống gặp gỡ giữa
nhân vật “tôi” và nhân vật
khác.
+ Ngôn ngữ nhân vật góp phần
khắc hoạ tính cách .
khẳng định bằng niềm tin của
con người thành phố đã kiên trì
cứu sống được cây si. Có thể bị
tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng
vẫn là một người Hà Nội với
truyền thống văn hoá đã được
nuôi dưỡng suốt trường kì lịch
sử, là cốt cách, tinh hoa, linh
hồn của đất nước.
GV giảng: Ngôn ngữ nhân vật
“tôi” đậm vẻ suy tư, chiêm
nhiệm, lại pha chút hài hước, tự
trào; ngôn ngữ của cô Hiền
ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát )
4. Củng cố: Nắm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, ghi nhớ Sgk.
5. Dặn dò: Học sinh học bài cũ và soạn bài mới
V. KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
Trong năm học 2011- 2012, tôi được Ban giám hiệu phân công giảng dạy
2 lớp 12, đó là lớp 12A8và lớp 12A9. Trong suốt một năm học, tôi đã tích hợp
lồng ghép nội dụng giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội
vào giảng dạy hai bài học trong môn Ngữ văn và tôi đã thu được những kết quả
rất khả quan.
Về thái độ học tập : Các em tỏ ra thích thú với những hiểu biết mới của
mình về nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội nên tỏ ra hứng thú