Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Giáo trình kinh tế lao động phần 2 ts tạ đức khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.18 MB, 181 trang )

/Ð)

Cụ t tony 6

CO DAN CUA CAU LAO DONG

Đường

cầu lao động điển hình trong ngắn hạn và dài hạn đều là một

đường có độ đốc đi xuống. Tác động của việc thay đổi tiền lương sẽ tác
động đến việc làm của một hãng. Ví dụ: giảm lương sẽ khuyến khích hãng
điều chỉnh các nhân tố đầu vào theo hướng tăng cường thuê thêm lao động

(tận dụng lợi thế lao động rẻ). Hơn nữa, việc cắt giảm tiền lương làm giảm

chi phí biên sản xuất và khuyến khích hãng mở rộng hoạt động. Khi hãng
mở rộng sẽ phải thuê nhiều lao động hơn. Hai hiệu ứng thay thé và thu nhập
đều khiến cho mức việc làm hay mức hữu nghiệp tăng khi tiền lương giảm

và ngược lại. Việc thay đổi mức việc làm ngược chiều với tiền lương ở
những mức khác nhau đối với những đường cầu lao động khác nhau. Co dan
của cầu lao động sẽ quyết định mức việc làm trong từng trưởng hợp cụ thể.

|. CO DAN THEO LƯƠNG CỦA CÀU LAO ĐỘNG
Co dãn theo lương của cầu lao động cho biết phần trăm thay đổi trong

mức cầu lao động khi tiền lương thay đổi một phần trăm.

°P


_ PAE ABW
#%AW

AW

E

(6.1)

Vì đường cầu lao động có độ dốc đi xuống nên độ co đãn theo lương
của cầu lao động là một số âm. Đề tiện so sánh độ co dãn theo lương của cầu
lao động chúng ta thường sử dụng trị tuyệt đối của Sp. Néu |8,| > 1 thi cdu
lao động là co dãn theo lương, nếu {80

< 1 là không co dãn theo lương. Nhu

vậy, với một đường cầu co dãn theo lương, tổng thu nhập tiền lương của các
cá nhân sẽ giảm khi lương tăng vì mức hữu nghiệp giảm nhanh hơn mức
tăng lương, và ngược lại.

Việc thay đổi phần trăm của lương (biến độc lập hay biến) kéo theo phần
99


trăm thay đổi trong mức cầu lao động (biến phụ thuộc hay hàm) là phản ứng
của cầu lao động khi tiền lương thay đổi. Sự thay déi này có thể xảy ra theo
hai tình huống. Thứ nhất, trong các quan sát rời rạc về mức lương và mức
cầu lao động khi lương thay đổi thì sẽ có khái niệm co dan khoảng. Thứ hai,
trong ham liên tục về cầu lao động sẽ có độ co dãn của cầu lao động tại một
điểm hay co dan điểm, khi đỏ õp là giá tri dao ham cia ham cau theo biến

tiền lương tại điểm đang xét. Ở đây, chúng ta coi độ co dãn của cầu trên một
khoảng là độ co dân điểm tại điểm trung bình của khoảng đó.
Hinh 6.! cho thay, duong cầu D¿ thoai hon D, hay Dạ có độ co dãn lớn

hơn D\ tại mọi điềm tương ứng.

Hình 6.1. So sánh độ co dãn theo lượng của cầu lao động

Theo (6.1) tai điểm giao nhau của hai duéng D, va D2 thi dé co dan theo
đường D; có tử số lớn hơn độ co dãn tính theo đường Dị, trong khí có cùng

mẫu số.

Trên

mỗi

đường cầu lao động cho trước, sẽ có những đoạn co dãn và

khơng co dãn theo lương. Ví dụ: phân tích một đường cầu tuyến tính, nửa
phía trên của đường cầu có độ co dân với giá trị tuyệt đổi lớn hơn 1 (hay co
dãn) tại mọi mức lương và mức hữu nghiệp tương ứng. Ngược lại, nửa phía

đưới của đường cầu có độ co dãn với giá trị tuyệt đối nhỏ hơn I (hay không
co dân).
Co dan chéo theo lương của cẩu lao động: Một hãng thường sử dụng
nhiễu loại lao động đồng thời, nên cầu về loại lao động này cũng chịu ảnh

100



hưởng của việc thay
mức độ ảnh hướng có
cầu về lao độngj theo
cầu về lao động j gây

đổi tiền lương
thể đo bằng độ
lương của lao
ra bởi 1% thay

của các loại lao động khác.
co dan chéo theo lương. Độ
động k là phần trăm thay đổi
đối trong lương của lao động

%AE,

i GAW,

Hướng và
co dãn của
trong mức
k.

(6.2)

O day, 5, biéu thj dé co dan. Nếu độ co dan chéo là đương (tăng giá của
lao động này làm tăng câu lao động khác) thì hai loại lao động này được gọi
la thay thể góp. Nêu độ co đãn chéo là âm (tăng giá lao động này làm giảm


cầu lao động khác) hai loại lao động này là bố sưng gộp. Chủ ý, hai loại lao
động là bố sung gộp hay thay thế gộp còn phụ thuộc tương quan của hai tác
động, tác động thay thể và tác động quy mô (hay sản lượng). Hai loại lao

động là thay thế nhau trong kỹ thuật thì chưa kết luận được chúng là thay thế
gộp hay bố sưng gộp, điều này cịn tùy thuộc vào cơng nghệ, tổ chức sản
xuât kinh doanh, đặc trưng về ngành hoặc môi trường cạnh tranh và những
quy định chính sách khác.

1. Quy luật Marshall về cầu dẫn xuất
Mối quan hệ giữa co dãn của cầu lao động trong ngành với các yếu tố
như khả năng thay thế giữa các nhân tố, co đãn của cầu sản phẩm,... được

tổng kết trong các quy luật Marshall về câu dẫn xuất. Quy luật này cho biết
các yếu tố tạo ra đường cầu lao động là co dan déi với một ngành.

Thứ nhất, cầu lao động là co dãn hơn khi lao động này có thể dễ dàng bị

thay thế bởi loại lao động khác (hay nhân tổ khác).

Thứ hai, cầu lao động là co dan hon khi cầu sản phẩm là co dan hon.
Thứ ba, cầu lao động là co dãn hơn nêu co dan vé cung của các lao
động khác (hay nhân tố khác) là co dân hơn.

Thứ từ, cầu lao động là co dan hơn nếu phần chỉ phí lao động chiếm ti
lệ lớn hơn trong tổng chỉ phí.
a) Sự thay thé lao động
Các nhân tổ sản xuất có thể thay thế hồn hảo hoặc bố sung hoàn hảo cho


nhau. Giữa hai trạng thái này có vơ số mức độ thay thế nhau của các nhân tố
tủy thuộc vào công nghệ (hay dạng đường đẳng lượng của hàm sản xuất).
101


De do mức độ thay thế này chúng ta sử dụng thước đo eo đãn của sự thay
thé. Co dan thay thé giữa vốn hiện vật (K) và lao động (L) ở một mức sản
lượng được xác định bởi công thức sau:

thÁ=

=—+
A

(6.2)
ry

Co dan của sự thay thé cho biết thay đỗi tính theo phần trăm trong tỉ lệ

vốn/lao động khi tỉ giá của hai nhân tố đó thay đổi một phần trăm. Khi giá
tương đối của lao động tăng, tác động thay thể chỉ ra rằng, tỉ lệ vốn/lao động

sẽ tăng (nghĩa là hãng sẽ giảm bớt lao động và thay thé bing may). Co dan
của sự thay thế khi đó là một số đương. Với một đường đăng lượng hình
thước lao động thể hiện sự bổ sung hồn hảo giữa lao động và máy thì co
dân của sự thay thế bằng zero. Với một đường đẳng lượng tuyến tính dốc

xuống thể hiện thay thế hồn hảo thì co đăn của sự thay thé là dương vơ

cùng. Do đó, quy mô của tác động thay thế tùy thuộc vào độ lớn của hệ số

co dan của sự thay thế.
Khi một lao động này để dàng thay thế bởi một lao động hay nhân tố
khác thì hệ số co dan cua sự thay thể là lớn, đường đảng lượng cảng gần với
đường thắng có độ dốc đi xuống, vai trị của các loại lao động này và lao
động khác sẽ giống nhau hơn trong tiến trình sản xuất. Điều này cho phép
hang dé dang thay thé lao động này bằng loại lao động khác (hay nhân tố
khác) tại mỗi mức thay đổi trong tiền lương. Vì thế, ở mỗi mức tiễn lương

thay đổi, mức thuê lao động sẽ thay đổi nhiều hơn, hay đường cầu là co dãn
hơn theo lương.

b) Co dân theo giá của cầu sản phẩm

Khi tiền lương tăng thì chỉ phí sản xuất tăng và kết quả là làm tăng gid
sản phẩm.

Co dãn theo giá của cầu sản phẩm

cảng lớn thì mức giảm sản

lượng đi kèm với một sự tăng trong giá sản phẩm sẽ càng lớn, nên việc giảm
mức cầu lao động sẽ càng lớn (các điều kiện khác khơng đổi). Vì vậy, độ co
dan theo gid cla cầu sản phẩm càng lớn thì độ co dãn theo lương của cầu lao
động sẽ càng lớn. Hệ quả là cầu lao động của hãng sẽ có dé co dan lớn hơn
cầu lao động của ngành hay thị trường. Tương tự, cầu lao động của hãng độc
quyền sẽ it co dan hơn cầu lao động của một hãng cạnh tranh vì hãng độc

102



quyền đứng trước đường cầu sản phẩm kém co dan hon. Hé qua thir hai 1a,
cầu lao động ngắn hạn có độ co dãn theo lương thấp hơn cầu lao động dài
hạn, vì độ co dân theo giá của cầu sản phẩm trong dai han lớn hơn trong
ngắn hạn. Trong ngắn hạn, có thể khơng có hàng hóa thay thế đối với một
sản phẩm hoặc người tiêu dùng bị lệ thuoc vào sản phẩm lâu bền của họ,
nhưng trong dài hạn thì những sản phẩm mới sẽ ra đời thay thế cho sản
phẩm cũ hoặc người tiêu dùng đã thay đối.
Ä

a

A

os

A

¢) Cung về các nhân tơ sản xuất
Giả sử mức lương tăng và người chủ sẽ thay thể lao động bằng các nhân
tố sản xuất khác, khi đó giá của các nhân tố đầu vào đó sẽ tăng lên. Ví dụ:

thay thế lao động bằng máy móc, thiết bị. Nếu nhà máy sản xuất máy móc
thiết bị đang hoạt động ở mức tiểm năng thì việc sản xuất với số lượng lớn
sẽ làm tăng chỉ phí (do phải huy động lao động làm thêm giờ và phải trả phí

thưởng làm ngồi giờ), vì thế hãng chỉ chấp nhận đơn đặt hàng mới khi tăng
giá máy móc thiết bị bán ra. Việc tăng giá sẽ hạn chế sự thay thế lao động
bằng máy.

sở


Giá cả của các nhân tổ đầu vào khác trong dài hạn tăng ít hơn so với
ngắn hạn. Trong dài hạn, những người sản xuất máy móc thiết bị sẽ mở rộng.
năng lực sản xuất và các hãng mới sẽ gia nhập ngành. Tương tự như vậy,
những lao động thay thế cũng có thể được đào tạo thêm sau một khoảng thời
gian nhất định. Chính vì vậy, cầu lao động dài hạn co dãn hơn cầu lao động

trong ngắn hạn.
d) Tï lệ chỉ phí lao động trong tổng chỉ phí

Nếu tỉ lệ chỉ phí lao động ban đầu là 20% và hãng phải tăng lương 10%,
các điều kiện khác khơng đổi, thì tổng chí phí và giá thành sẽ tăng 2%.
Ngược lại, nếu tỉ lệ chỉ phí lao động là 80%, khí tăng lương 10% thì tống chi
phí sẽ tăng là 8%. Trong trường hợp thứ hai những người chủ phải tăng giá
sản phẩm nhiều hơn. Do đó, mức sản lượng của hãng phải giảm nhiều hơn
đo hiệu ứng quy mô.

Những quy luật trên coi mức độ của việc thay thế lao động bằng các
nhân tổ sản xuất khác khi tăng chỉ phí về loại lao động là khơng đáng kẻ. Vì

vậy, các hãng thay thế lao động bằng các nhân tố khác có thê dễ hơn là việc

khách hàng dùng sản phẩm khác thay thé cho sản phẩm mà hãng nảy đang

103


sản xuất, trong trường hợp này quy luật sẽ là ngược lại. Ví dụ: khi làm một
ngơi nhà chúng ta sử dụng cả lao động địa phương và lao động ở các tỉnh


khác. Những lao động này có năng suất như nhau và họ thay thế hoàn hảo

cho nhau. Số lao động cần có để xây một ngơi nhà là cố định. Vì tiền lương
của nhóm lao động nào cũng là nhỏ so với tổng số tiền lương cho toàn bộ lao
động. Theo quy luật trên, co đãn theo lương của bất kỳ các lao động địa
phương hay lao động nhập cư khác đều nhỏ hơn của tất cả số lao động làm
nha. Kết luận này là sai, vì khi lương của bất kỳ nhóm lao động nào tăng thì
người chủ xây dựng sẽ thay thế lao động của nhóm này bằng lao động của
nhóm khác, vì vậy cầu của bất kỳ nhóm lao động loại nào cũng có độ co dân
cao, cho dù nó chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng chỉ phí. Ngược lại, cầu của

tồn bộ những người lao động sẽ kém co dãn hơn khi nào co dãn theo giá về
nhà ở là không cao.

2. Co dãn của cầu lao động đối với một số ngành
a) Nganh may mic
Ngành may mặc là ngành có mức cạnh tranh cao, vì cầu sản phẩm may

là rất co dãn theo giá. Hơn nữa, các hãng có thể dé dàng thay thế những lao
động này bằng những lao động bên ngoài hay ở những địa phương khác.

Những người thay thế sẵn sàng làm việc theo dây chuyền với mức lương thấp.
Như vậy, có thể dự đốn rằng, co dan theo lương của cầu về lao động ngành

may mặc là rất cao. Hơn nữa, việc tổ chức và hoạt động của cơng đoản trong

ngành này là rất khó khăn. Những địi hỏi về tiền lương của cơng đồn thường
ít gay gắt và có tính ơn hịa hơn. Tuy nhiên, cơng đồn cũng sẽ tìm cách để

làm giảm độ co dãn của cầu sản phẩm bằng các nỗ lực vận động hành lang


ủng hộ những chính sách làm giảm cạnh tranh của hàng may mặc nước ngồi.
Hơn nữa, họ cũng tích cực ủng hộ việc thi hành luật lao động, đặc biệt là

luật tiền lương tối thiểu đến toàn bộ các doanh nghiệp tại các vùng, miền để
làm giảm khả năng nỗ lực chuyển các xướng may tới những vùng có mức
lương thấp hay chưa triệt để áp dụng mức lương tối thiểu theo luật định.

b) Ngành hàng không
Cầu về phi công hay tiếp viên hàng không trong các tuyến bay thương
mại của các hãng hàng không là không co dãn. Tiền lương trả cho phi công
và tiếp viên chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng chỉ phí hoạt động của một

104


chuyến bay. Hơn thế, khả năng thay thể ở đây là rất nhỏ, vì rất khó thay thé

một lao động lành nghề bằng nhiều lao động không lành nghề (mặc dù các

tuyến bay có thể thay thế lao động bằng vốn hoặc giảm số chuyến bay bằng
việc sử dụng những máy bay lớn hơn). Tình trạng quy định cao về an tồn hàng
khơng khiến nhiều tuyến bay khó có cạnh tranh, hoặc các hãng bị giám sát quá
chặt hoặc cắm không được giảm giá vé để cạnh tranh thiếu an tồn với các
hãng khác trên cùng, tuyến bay. Vì vậy, cầu về phi công và tiếp viên hàng không,
là kém co dân theo lương. Có thể dự đốn tiền lương trong ngành này là rất
cao vì các cơng đồn có thể đây mức lương của các hội viên lên mà không
sợ việc tăng lương sẽ làm giảm mức hữu nghiệp về phi công và tiếp viên.

c) Lao động trong các trang trại nông nghiệp

Độ co dãn của cầu lao động trong các trang trại nông nghiệp thường rất
cao và tô ra rất nhạy cảm với nguồn cung lao động từ các địa phương khác,

nhất là trong các thời kỳ nông nhàn. Những lao động di cư từ các địa
phương khác thường chấp nhận mức lương thấp hơn lao động nông nghiệp
địa phương.

Dựa vào sự thuận lợi về đhà ở có sẵn ở địa phương, các tổ

chức công đoản địa phương xúc tiến vận động để có được các điều khoản

quy định ngăn cản lao động địa phương khác khơng có nơi cư ngụ ôn định
(hay nơi tạm trú thường xuyên) tham gia lao động trong các trang trại địa
phương. Điêu nảy nhăm làm giảm co dan theo lương của câu lao động
trang trại. Những vận động hành lang của công đoàn, nghiệp đoàn ở các
nước phát triển cũng hướng vào việc làm giảm cạnh tranh của các hàng

nông sản đến từ các nước đang phát triển. Đây được coi là những thế lực
kinh tế và xã hội gây sức ép lên việc áp thuế chống bán phá giá đối với
hàng nơng sản từ nước ngồi nhập vào các nước phát triển mà nước Mỹ là
trường hợp điền hình.

ll, ANH HƯỚNG CỦA LUẬT TIỀN LƯƠNG TÓI THIẾU
1. Lịch sử vấn đề
Trong các Bộ luật Lao động các nước đều có các điều khoản

về tiễn

lương tối thiểu. Mục đích của việc quy định lương tối thiểu là đảm bảo cho
mỗi lao động có mức thu nhập hợp lý so với những cống hiến về lao động

sản xuất của họ, do đó giám phạm vi đói nghèo.

105


Ở nước ta, trong những năm gần đây việc tăng lương tối thiểu thường
xuyên qua các năm đã khiến cho các báo chí và các phương tiện thơng tin đại
chúng nỗ lực dé phân tích tác động kinh tế và xã hội của vấn để này. Nhiều

bài phân tích đã có nhằm lẫn giữa vấn để tiền lương tối thiểu va cai cách tiền
lương. Hệ thống tiền lương của nước ta chịu ảnh hưởng của chế độ tiền
lương thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung, vì vậy những cải cách cục bộ

trong những năm gần đây bộc lộ nhiều bất cập đối với cơ chế kinh tế thị
trường trong giai đoạn hội nhập sau WTO.

Vì thế, việc tăng lương tối thiểu

ở nước ta hiện nay đễ bị lầm hiểu là một bộ phận của những cải cách tiền

lương. Không ít những bài viết cho rằng, việc tăng lương tối thiểu liên tục

qua các năm đã tạo ra lạm phát, vì tiền lương tối thiểu tăng thì giá cả hàng
tiêu dùng đã tăng đồng loạt.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê thì tiền lương tối thiểu ở nhiều nước
tang dan theo thời gian và phạm vi áp dụng. Mức lương tối thiểu được tính
theo tiền lương danh nghĩa và khơng có tương quan với mức lương ở ngành
khác nhau và với chỉ số giá cá. Sự thay đối của tiễn lương tôi thiểu so với


mức năng suất lao động trung bình hay mức tiền lương trung bình của xã hội
sẽ được minh họa trên hình 6.2.


|
|
J
1

|

I

I

!
(

|
t

a

!

&

ty

h


1

Hình 6.2. Tiền lương tơi thiểu và thu nhập lao động trung bình theo giờ

Trong hình 6.2, thời gian được biểu diễn trên trục hồnh, tỉ lệ giữa tiền
lương tối thiểu và thu nhập lao động trung bình theo giờ được biểu diễn trên

trục tung. Giả sử, Quốc hội đặt mức lương tối thiểu ban đầu là MWg và mức
lương

106

trung

bình

theo

giờ ở mức

AHE;

thì tỉ lệ nảy

là (MW/AHE;).


Qua thời gian tỉ lệ này giảm khí tiền lương trung bình tăng theo năng suất
lao động xã hội và lạm phát. Ti lệ này giảm dần tạo ra sức ép buộc Quốc hội


thông qua mức lương tối thiểu danh nghĩa cao hơn, và sau thời điểm thông

qua (điểm tị, hình 6.2) thì tỉ lệ này lại trở về mức ban đầu. Quá trình này lặp
lại theo thời gian và được minh họa theo hình răng cưa trên hình 6.2.

2. Tác động lên mức hữu nghiệp
Luật lương tôi thiểu ra đời có thể tạo ra sức ép làm giảm mức hữu

nghiệp, đặc biệt là những nhóm người thuộc đối tượng điều chỉnh của luật
này. Khi đứng trước đường cầu đốc xuống thì một chính sách ép các hãng
tăng lương trả cho những lao động lương thấp có thể làm giảm cơ hội việc
làm cho những lao động khơng có kinh nghiệm và tay nghề thấp nhất. Vì
vậy, trong khi những lao động có lương thấp cịn giữ được việc làm sẽ được

hưởng mức lương tối thiểu tăng thì những người mắt việc sẽ trở nên nghèo
hơn. Hơn nữa, nếu phần trăm giảm xuống trong mức hữu nghiệp của những
lao động có lương thấp lại lớn hơn phần trăm tăng lương (cầu lao động co
dân) thì tổng mức thu nhập từ tiền lương sẽ bị giảm xuống.
Phân biệt lương danh nghĩa với lương thực tế Luật tiền lương tối thiểu
được đặt ra trên cơ sở lương danh nghĩa và được đưa ra một cách không
thường xuyên. Hơn nữa, lạm phát sẽ dần dần hạ thấp tiền lương tối thiểu

thực tế giữa hai thời kỳ tăng lương. Vì vậy, tác động của tiền lương tối thiểu
đến mức hữu nghiệp sẽ thay đổi trong thời gian nay, và tác động làm giảm

mức hữu nghiệp là yếu dần,

Các nhà nghiên cứu đã tính đến những thay đỗi trong tiền lương thực tế


theo hai cách: Thứ nhất, nếu xem xét tác động lên mức hữu nghiệp qua một
số năm người ta phải chia lương tối thiểu danh nghĩa cho tiền lương trung
bình theo giờ theo một thước đo phản ánh sự vận động của giá cả. Thứ hai,
nếu có một mức lương tối thiểu danh nghĩa thống nhất trong cả nước thì sẽ

dẫn đến mức lương thực tế khác nhau giữa các vùng, do đó tác động của tiền

lương tối thiểu theo một mức quy định chung sẽ mạnh nhất ở những vùng có
chỉ phí sinh hoạt thấp nhất.
Ở Việt Nam, có 3 mức lương tối thiểu theo chỉ số giá cả tương ứng với
ba vùng. Tuy nhiên trong mỗi vùng, nơi nào có chỉ số giá thấp hơn mức chỉ
số trung bình dùng để tính lương tối thiểu thì tác động của tiền lương tối
thiểu tới mức hữu nghiệp sẽ lớn hơn.

107


Việc quy định mức lương tôi thiểu theo vùng sẽ tác động đến năng lực
cạnh tranh của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Chỉ số CPI của địa phương
nào thấp hơn mức chung của vùng (dùng để tính mức lương tối thiểu cho cả
vùng) thì áp lực của mức lương tối thiêu mới tới năng lực cạnh tranh của sản

phẩm, tới việc làm,... sẽ góp phần làm giảm thứ hạng năng lực cạnh tranh
của địa phương đó.
a) Tăng lương tối thiểu khi có gói kích cầu của Chính phú

Mức hữu nghiệp tại mỗi thời điểm thường chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố, Vì vậy, khi dự báo tác động của lương tối thiểu (Win) đến mức hữu

nghiệp cần phải so sánh chúng trong các điều kiện khác khơng đơi.


Hình 6.3 cho thấy: đường cầu lao động phổ thông là Dạ ban đầu tương
ứng với tiền lương thực tế là Wø/Pạ và mức hữu nghiệp là Ea. Gia str khi
chưa có lương tối thiếu, mức giá và mức tiền lương tăng cùng mức độ; mức
lương thực tệ năm sau không đổi và ở mức Wj/P\. Giả sử có hai điều xay ra:
Thứ nhất, lương tối thiểu tăng từ W¡ lên W¿ và mức lương thực tế tăng lên
W¿/P,. Thứ hai, Chính phủ sử dụng gói kích cầu trong ngân sách hướng một
phần vào việc tạo thêm việc làm cho lao động tuổi mới lớn gia nhập thị
trường khiến cho đường cầu lao động Dạ dịch chuyển sang Dạ. Kết quả của
hai tác động này khiến cho mức hữu nghiệp tăng từ Eo tới E¡. Quan sát số

liệu thống kê hằng năm tại hai thời điểm trước và sau khi tăng lương tối
thiểu làm xuất hiện quan điểm tiền lương tối thiêu khơng có tác động giảm
mức hữu nghiệp
WIP

W/P\

WJP+= W2JP¿

0

Hình 6.3. Tăng cầu lao động cản trở tác động giảm việc làm của tiền lương tối thiểu
108


Do cầu lao động tăng qua hai thời kỳ nên mức hữu nghiệp (giả sử là
khơng có tăng lương tối thiểu) có thể có là E; lớn hơn E, E¡ là mức quan sát
được trên thực tế do cả hai tác động. Vì thế, mức E;E; đại diện cho số công


việc bị mất do lương tối thiểu. Trong một nền kinh tế đang tăng trưởng do

gói kích cầu của Chính phủ, tác động một lần của tăng lương tối thiểu làm
giảm tốc độ tăng việc làm. Việc kiểm soát các tác động khác ngoài tiền
lương tới cầu lao động là khó khăn. De kiểm sốt được những ảnh hưởng
nảy cần kiểm tra sự thay đổi mức hữu nghiệp do tăng lương tối thiểu trong

thời gian ngắn sao cho những thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng và

khả năng có sự xuất hiện của sản phẩm mới khơng cịn là quan trọng nữa.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu cũng phải tính đến những tác động có
thể có đối với co dãn của cầu ngay trong ngắn hạn.

b) Thị trường lao động hai khu vực và tiền lương tối thiểu
Bên cạnh khu vực thị trường lao động chỉnh thức ln tồn tại thị trường

lao động khơng chính thức (ở đây còn được gọi khu vực phi thể chế). Khu

vực này thường bao gồm các dịch vụ lao động phục vụ các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở thành phố, các đoanh nghiệp thương mại bán lé, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương, các doanh nghiệp nông nghiệp nông thơn...

Vì thế, luật về tiễn lương tối thiểu và các điều chỉnh kinh tế của Chính phủ
thường khơng vươn tới hoặc không được thực hiện đầy đủ trong các khu vực
này. Tuy nhiên, vì là thực thể kinh tế xã hội trong nên kinh tế thị trường

thống nhất nên các khu vực thị trường lao động khơng chính thức cũng có
tác động qua lại với những chỉnh sách kinh tế của Chính phủ và luật tiễn

lương tối thiểu.

Xem

xét thị trường lao động phổ thông được minh hoa trong hinh 6.4.

Thị trường này có hai khu vực, khu vực áp dụng luật tiền lương tối thiểu và
khu vực không áp dụng luật này. Thị trường C (bên phải) là thị trường chính
thức và thị trường U (bên trái) là thị trường phi chính thức. Trong khu vực
chính thức (khu vực C) tiền lương tối thiểu là W,, trong khu vực phi chính
thức (khu vực U) mức lương tự do biến đổi theo điều kiện thị trường...

Hình 6.4 cho thấy, tơng mức cung lao động của hai thị trường được biéu thi

bằng độ dài đoạn OuOc. Người lao động có thê di chuyên tự do từ khu vực này
sang khu vực khác để tìm kiếm cơng việc tốt hơn, và nếu khơng có điều chỉnh
về lương tối thiểu thì mức lương ban đầu của hai khu vực là như nhau (Wo).

109


Toản bộ mức cung lao động chia cho hai khu vực tương ứng với mức cầu lao

động ở mức lương Wo ban đầu. Mức hữu nghiệp của khu vực U là QuEo và của
khu vue C la OcEp. Néu tiền luong tối thiêu (Wm) được ban hành, toàn bộ số
lao động phô thông lương thấp đều muốn làm việc tại khu vực chính thức. Tuy
nhiên, việc tăng lương từ Wạ tới W

đã làm giảm mức hữu nghiệp từ OcE¿ tới

OcEm . Một số lao động trước đây đã hoặc có thể kiếm được việc trong khu vực
C thì buộc phải kiếm việc trong khu vực U. Vì vậy, số lao động trong khu vực

U tăng lên từ OuEa tới OuEu. Đường cung thẳng đứng trong khu vực U địch

chuyển sang phải và đi qua điểm E„, xác lập mức lương mới trong khu vực này
là W¡. Như vậy, mức hữu nghiệp của lao động khu vực phỏ thông được sắp xếp
lại và khơng bị giảm khi có lương tơi thiểu. Tuy vậy, việc di chuyển lao động từ
khu vực C sang khu vực U đã tạo ra sự phân đoạn (hay phân khúc) thị trường
lao động phổ thơng. Có một hồ ngăn cách về tiền lương với những lao động
tương ứng trong hai khu vực. Số lượng lao động khu vực C chuyển sang khu
vực U tùy thuộc vào độ lớn của khu vực U. Nếu khu vực U cảng nhỏ, cơ hội
cho số lao động dịch chuyên kiếm được việc làm ở khu vực nảy càng nhỏ. Sá
giảm trong mức hữu nghiệp chung ở cả hai khu vực sẽ nhỏ hơn số giảm trong
mức hữu nghiệp của khu vực C. Có thể tính được tơn thất xã hội của việc thực

hiện luật tiền lương tối thiểu. Mức tổn thất xã hội này được biểu thị là diện tích
hinh tam giác ABC (ABC bị chắn bởi hai đường cầu và đường cung lao động
thẳng đứng tại mức Ea).
Wy

We

Hình 6.4. Mơ hình tác động của lương tối thiểu trong hai khu vực
110


©) Sự dịch chuyển trong nội bộ câu sản phẩm
Việc tăng lương tối thiểu trong một thị trường sản phẩm

có sự phân

chia sản lượng sản xuất giữa các hãng sẽ ảnh hưởng đến mức hữu nghiệp

của các hãng. Ví dụ: Chính phủ ban hành quy định buộc các doanh nghiệp
trong ngành than phải mua bảo hiểm y tế bắt buộc cho các lao động của họ
trước các rủi ro của bệnh bụi phổi cơng nghiệp. Chỉ phí này tỉ lệ với quỹ

lương và thường chiếm khoảng 12% chỉ phí lao động tại các mỏ than. Chính
phủ cần phải biết tác động lên mức hữu nghiệp của chính sách này. Trước
hết, chính sách này tác động lên mức hữu nghiệp bao gồm cả tác động thay
thế và tác động sản lượng. Tác động thay thế xuất phát từ cách công ty lựa
chon sản xuất, tác động sản lượng là sự điều chỉnh của khách hàng theo sự
thay déi giá sản phẩm do việc tăng chi phi tiền lương. Vì tại mỗi mức tăng
nhất định trong lương thì mức tăng trong chỉ phí của hãng sẽ lớn hơn nếu tỉ
lệ chỉ phí lao động là lớn hơn trong tổng chỉ phí. Vì vậy, cùng một mức

tăng lương nhưng có thể có những tác động khác nhau đến giá sản phẩm
trong khu vực áp dụng chính sách làm tăng lương này. Do sự cạnh tranh về
giá giữa các hãng nên có thể làm tăng mức hữu nghiệp của một số hãng.

Điều này thể hiện rất rõ trong ngành than, có hai khu vực sản xuất cùng
loại sản phẩm theo hai cách khác nhau. Khai thác lộ thiên với công nghệ
thâm dụng vốn sử dụng nhiễu máy móc, kỹ thuật hiện đại và khu vực khai
thác ham lị với cơng nghệ thâm dụng lao động. Ví dụ: mức tiền lương chiếm

25% và 50% trong tổng chỉ phí tương ứng với hai cơng nghệ trên. Bảo

hiểm bắt buộc làm tăng 3% tổng chỉ phí với khu vực khai thác lộ thiên và
tăng 6% tổng chi phí ở khu vực khai thác hầm lị. Kết quả là than trong khu
vực khai thác lộ thiên trở nên rẻ tương đối. Giá than tăng trong hai khu vực
sẽ làm giảm việc sử dụng than. Tuy nhiên, người mua than bây giờ sẽ thích
mua than lộ thiên vì nó rẻ hơn. Một số ước tính cho thấy, cầu than lộ thiên


tăng khoảng 3% nếu toàn bộ các mỏ phải mua bảo hiểm y tế bắt buộc.

Tóm lại, việc tăng lương tối thiểu có thể áp dụng đối với tồn bộ các
hãng trong khu vực, nhưng tác động lên mức hữu nghiệp không phải là âm

đối với tất cả các bộ phận thuộc khu vực nảy. Việc tăng lương tối thiểu có
thể có tác động khác nhau lên giá sản phẩm. Có những hãng sẽ có thuận lợi
cục bộ nếu tổng chi phí của họ tăng trong một chừng mực nao dé. Chi phi
của họ có thể tăng nhưng nếu tăng ít hơn của các hãng cạnh tranh thì lương
tối thiểu thực chất lại kích thích tăng cầu sản phẩm của họ, Để đo lường ảnh

M1


hưởng lên mức hữu nghiệp của lương tối thiểu cần phải đánh giá trên toàn
bộ các khu vực chịu tác động của chính sách này.

3. Tiền lương tối thiểu có phải là phương
nghèo tích cực?

sách chống đói

Một số bằng chứng cho thấy, có mối quan hệ giữa tiền lương tối thiểu
và mức độ giảm đói nghèo. Nếu mức phần trăm suy giảm trong việc làm
nhỏ hơn mức phần trăm tăng lương tối thiểu thì tổng thu nhập từ lương của

những lao động có lương thấp đã tăng lên. Khi đó có thể coi luật lương tối
thiểu là một vũ khí có tác động tới cơng cuộc chống đói nghèo. Trên thực
tế, việc xác định những người đang sống trong điều kiện đói nghèo được
làm theo cách so sánh thu nhập mỗi gia đình với chuẩn đói nghèo quốc gia.


Vì thế, thu nhập gia đình và quy mơ gia đình là những yếu tố để xác định
đói nghèo. Den lượt nó các yếu tố này lại phụ thuộc vào tình trạng bệnh
tật, giáo dục thấp, đông con, tập quán canh tác lạc hậu, thiên tai... Vì vậy,
những

lao động chính trong các hộ nghèo đều ít có cơ hội lựa chọn việc

làm, họ phải đánh đổi điều kiện làm việc tôi tệ, rủi ro cao để lấy mức lương

đảm bảo khá năng ni sống và duy trì sự tồn tại gia đình như một thực thé
xã hội. Mức lương của những lao động chính trong các hộ này thường cao
hơn mức lương tối thiểu hiện hành, Trong khí đó, nếu lao động chính trong

các hộ nghèo kiếm thu nhập lao động từ khu vực phi chính thức thì dưới
tác động phân khúc thị trưởng lao động họ sẽ phải gánh chịu hậu quả từ
việc tăng lương tối thiểu trong khu vực chính thức. Nhưng đối với những

người mới bước vào thị trường lao động với tư cách là những lao động phố
thông lương thấp hơn

mức

lương tối thiểu thi họ sẽ có lợi khi lương tối

thiểu được nâng lên. Nếu hầu hết những người lao động sống trong các gia
đình khơng nghèo đói thì thu nhập chung của những người này tăng lên chỉ

có tác động rất ít đến đói nghèo. Ví dụ: có thê thu thập và tính tốn xem có
bao nhiêu phần


trăm trong những

lao động

có mức

lương giữa 540.000

đồng/tháng và 800.000 đồng/tháng (nằm giữa mức lương tối thiểu cũ và
mới) là thành viên lao động trong các hộ nghèo. Hoặc phải thu thập vả tính
tốn xem

liệu có bao nhiêu phần trăm những lao động sống trong các hộ

nghèo có mức lương dưới mức lương tối thiểu. Rất có thể những nghiên
cứu này đêu đi đên một kết luận chung răng, tiên lương tôi thiêu chỉ là một
công cụ kém sắc bén trong việc chơng đói nghẻo.

112


H6p 6.1: TIEN LUONG TOI THIEU VA HOC PHI PHO THONG?
Như vậy tơi lại phải thử tính tốn gián tiếp để xem tuyên bố của Thứ trưởng
Nguyễn Văn Vọng trên Lao
Động
chủ nhật ngày 6/7/2007 có cơ sở khơng, nhàn việc
Ơng cho rằng mức học phí ở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng. Ơng Vọng nói rằng:

“Con tai Thành phố Hỏ Chí Minh, năm 2006 thu nhập bình qn đâu người

ở nội thành là 1,552 triệu đồngtháng. Như vậy, theo đề án điêu chỉnh mức thu
học phí mới

thì với gia đình

có 2 người đi làm

thì học phí cho

Ì người

đi học

THCS hoc Ì buổựngày chiếm khoảng 2,9% thu nhập của gia đình, học 2
budi/ngay chiém khoảng 5,15%; đối với THỊPT học phí 1 buổVngày chiếm khoảng
4,5% thu nhập gia đình và học 2 buổVWngày chiếm 7,09%.”
Vậy sự thật là gì? Tơi khơng thể tìm ra sự thật nếu như Nhà nước không làm

công việc điểu tra để công bố cho dân chúng biết. Tuy nhiên, tôi sỡ thử tiếp cận

dưới tư cách của một người làm thống kê.
Công bố về thu nhập cá nhân của cả nước và từng vùng của Tổng cục Thống
kê mới nhất cũng đã khá muộn. Số liệu mới nhất chỉ có cho năm 2004. Để giải
quyết vấn đẻ, tơi thử làm bài tốn đơn giản như sau. Tơi sẽ tính đổ đồng là thu
nhập đầu người tăng hằng năm

16,64% (tức là 8% do kinh tế phát triển hàng năm

và 89% là do tăng giá). Coi bảng 2 để thấy thu nhập đầu người của dân chúng Việt
Nam vào năm 2006. Dân chúng Việt Nam chia làm năm nhóm: nhóm Ì là nhóm

20% dân có thu nhập thấp nhất, và nhóm 5 là nhóm 20% dân có thu nhập cao
nhất. Ví dụ ở Đơng Nam Bộ (có Thanh phé Hd Chi Minh, Déng Nai, Ving Tau
- Ba Rja) nhém

20%

có thu nhập cao nhất bình qn

kiếm

được 2,7 triệu đồng

một tháng (khoảng 167 USD) và nhóm thấp nhất chỉ kiếm được 317 nghìn đồng

một tháng, thấp hơn lương tối thiếu. Ở Thành phố Hỗ Chí Minh, thu nhập của
nhóm

cao nhất là 3,6 triệu, và thấp nhất là 586

nghìn. Trên báo Lao Động điện tử

(26/6/2007), bà Dương Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục Thành phố Hỗ Chí
Minh cho rằng: lương tối thiểu từ năm 1998 đã tảng lên 3 lần (từ 144 nghìn lên
450 nghìn), và coi là lương của mọi người Việt Nam

khơng ai dưới 450 nghìn một

tháng. Nhưng câu nói trên vơ nghĩa vì lương tối thiểu chí áp dụng cho cơng chức
hoặc các cơ sở sản xuất lớn chứ không thể áp dụng cho nông dân hoặc những


người làm bất cứ gì để kiếm sống như rất nhiều người ở Việt Nam hiện nay.
? Bài viết: “thử tính xem bao nhiêu trẻ em sẽ bỏ học... http:⁄www.diendan.org/viet~
nam/tang — hoc — phi — bao — nhieu....)

113


CAU HO! ON TAP
1. Co dãn của cầu lao động theo lương cho biết điều gì? So sánh co dãn
của câu lao động theo lương tinh theo khoảng và theo điểm.

2. Tại sao
quy luật về co
3. Co dãn
vé co dan theo

nói cầu lao động là cầu dẫn xuất? Tính dẫn xuất cắt nghĩa bồn
dân của cầu lao động như thế nào?
chéo theo lương của cầu được đo như thế nào? Những quy luật
lương của câu lao động có thể áp dụng cho co dan theo lương chéo

khơng? Phân tích cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong điều kiện này.

4. Tại sao các nước lại tăng lương tối thiểu định kỳ theo thời gian? Tại sao
trong đồ thị hình răng cưa về thay đổi tiền lương tối thiểu theo thời gian lại có
đỉnh và đáy của "răng cưa” đều nhau?
5. Tiền lương tối thiểu có tác động như thế nào đến việc phân đoạn thị
trường lao động và đào sâu hố ngăn cách về tiền lương giữa hai khu vực? Liên
hệ tác động nảy ở thị trường lao động Việt Nam trong thời gian qua?


BÀI TẬP
Bài số 1
Mỏ Bạch Tuyết hiện đang thuê 70 chú lùn làm việc. Co dãn theo lương
của câu lao động của mỏ là -2. Việc tăng lương

10% sẽ khiến cho mỏ chỉ

còn khả năng thuê bao nhiêu chú lùn làm việc? Giải thích câu trả lời của bạn.

Bài số 2
Tại sao tiễn lương tối thiểu không phải là một công cụ hữu hiệu để giảm
đói nghèo? Liên hệ với điêu kiện hiện nay ở Việt Nam.

Bài số 3

Phân biệt độ dốc và độ co dãn theo lương của cầu lao động trong trường
hợp đường câu lao động là tuyến tính. Lập cơng thức biểu thị mối quan hệ này.

Bài số 4
“Các cơng đồn, nghiệp đồn sẽ hồn tồn bó tay trong một thị trường
có cầu lao động là co dãn theo lương”. Hãy bình luận nhận định trên.

Bài số 5
Trong vụ kiện “bán phá giá” cá tra và cá basa của một số nước vào thị
trường Mỹ, sức ép của các công đoản, nghiệp đồn lao động trong lĩnh vực

thủy sản ở Mỹ có tác động như thể nào? Tại sao?
114



oO

Cường

£

7

CHI PHÍ LAO ĐỘNG BÁN CỐ ĐỊNH VÀ

ẢNH HƯỚNG CỦA NÓ ĐẾN CẦU LAO DONG
Trong các chương trước, khi bàn đến cầu lao động chúng ta đã coi tất cả

các chi phí lao động là chỉ phí biến đổi, và chúng tỉ lệ với độ đài thời gian

làm việc của người lao động. Chỉ phí lao động là chỉ phí biến đổi (ví dụ: tiền
lương giảm). Tuy nhiên, trên thực tế nhiều chỉ phí lao động khơng tăng tỷ lệ
với thời gian lao động, vì vậy nó có thê là bán cơ định hoặc cơ định.

Chỉ phí bán cố định là những chỉ phí khơng phải là tiền lương, nó là các
chi phí ngoải lương, ví dụ: chỉ phí cho việc tuyển chọn và đào tạo lao động
mới, chỉ phí cho chương trình bảo hiêm xã hội theo luật, các chỉ phí vê các
phúc lợi mà người lao động thương lượng được với tư cách cá nhân (bảo
hiểm sức khoẻ, các kỳ nghỉ, tiền nghỉ ốm...).
Tác động của chí phí lao động bán cố định đến cầu lao động liên quan
đến việc hãng lựa chọn giữa thuê thêm (hay giảm) lao động hay huy động số
lao động trong quỹ lương hiện tại làm thêm (hay giảm) số giờ làm việc của
họ. Trong chương

này ta sẽ thấy, vì nhiều chỉ phí cố định của lao động


không biến đổi theo số giờ làm việc trong tuần nên thực tế là nhiều hãng
không muốn thuê thêm lao động mà sẽ huy động một số lao động hiện có

làm thêm giờ với phí thưởng ngồi giờ theo luật.
Chương 7 sẽ tập trung phân tích một loại chỉ phí bán cơ định quan trọng
là đầu tư của công ty trong việc thuê mướn và tuyển chọn lao động. Đầu tư
liên quan đến việc chỉ tiêu của các quỹ và việc thu về trong tương lai nên
đầu tư cho lao động khiến cho quyết định thuê mướn của công ty phải mở
rộng theo thời gian. Các công ty so sánh chỉ tiêu hiện tại cho thuê lao động,
và các khoán lợi nhuận trong tương lai bằng các chỉ tiêu PV, PDV và NPV,
sau đó xem xét tiêu chuẩn về thời gian của tối đa hoá lợi nhuận trong việc
thuê lao động. Cần vận dụng những phân tích này vào vấn đề đầu tư của

cơng ty trong việc huấn luyện lao động, và đưa ra các điều kiện để khoản
đầu tư này đáp ứng tiêu chuẩn tối đa hoá lợi nhuận.

115


Phần cuối của chương sẽ tập trung phân tích chỉ phí cho thuê mướn lao
động và bàn đến lựa chọn của cơng ty trong tiến trình tuyển chọn lao động

với chỉ phí tén kém. Những cơ sở hợp lý của sự tổn tại thị trường lao động
nội bộ và việc sử dụng uỷ nhiệm trong việc điều tra các ứng viên.

I. CHÍ PHÍ LAO ĐỘNG KHƠNG PHẢI TIỀN LƯƠNG
1. Chi phí huần luyện và th mướn
Các cơng ty phải chịu những chỉ phí đáng kể trong việc thuê mướn và
huấn luyện lao động mới. Chỉ phí thuê mướn bao gồm các chí phí liên quan


đến quảng cáo cơng việc, điều tra và đánh giá các phẩm chất ứng viên, bề trí
thành cơng các ứng viên vào các cơng việc phù hợp. Ngồi ra, cơng ty có thể
tính các chỉ phí vào bảng lương như: chỉ phí số sách lương, bảng kê, mẫu

biểu báo cáo các thông tin về lao động cho các cơ quan Chính phủ...
Những nhân viên mới thường phải qua những chương trình định hướng

và chương trình huần luyện chính thức và khơng chính thức. Những chương
trình này dạy cho họ các kỹ năng mới giúp tăng năng suất lao động cá nhân.
Những chương trình định hướng có tính chất chọn lọc hơn và thường có mục

đích là giúp những người mới đến có những hiểu biết cơ bản ban đầu về tổ
chức công ty, cách xử lý khi máy hỏng... Những thơng tin như vậy khơng có
tác dụng làm tăng kỹ năng lao động của lao động nhưng nó làm tăng năng

suất bằng cách giúp lao động sử dụng thời gian một cách hiệu quả.
Các công ty chịu ít nhất là ba loại chỉ phí huấn luyện:

1, Những chỉ phí hiện dưới hình thức tiền tệ trong việc thuê các huấn
luyện viên và các chi phí vật chất sử dụng trong quá trình huắn luyện.
2. Các chỉ phí ẩn (hay chỉ phí cơ hội) do sử dụng máy móc thiết bị và
những lao động có kinh nghiệm làm mẫu cho những lao động mới phải chạy

với tốc độ dưới mức bình thường.

3. Những chỉ phí ấn về thời gian của người được huấn luyện.
Vi phan lớn chi phi thuê mướn và huấn luyện là chỉ phí ân nên khó có
thể tiêu chuẩn hố và do lường chúng dưới hình thái tiền tệ. Người ta chỉ có


thể ước tính ở Mỹ trong năm 1994 mỗi người chủ mất khoảng 22 giờ cho
việc điều tra, thẩm vấn các ứng viên cho một chỗ làm việc nếu các ứng viên
này được tuyển qua quảng cáo trên báo chí. Nếu các ứng viên được giới

thiệu từ một trung tâm xúc tiến việc làm thì số giờ này rút xuống cịn 15 giờ.
116


Số giờ chỉ phí cho huấn luyện đào tạo lao động mới vào nghề cho thấy,
cần khoảng 530 giờ cho việc huấn luyện một khoá 3 tháng, và khoáng 153
giờ cho việc huấn luyện một số vấn đề cơ ban, Vi chỉ phí tuyển chọn và thuê
mướn này rất lớn nên những người chủ phải có một chiến lược bao trùm
trong việc thuê mướn. Các công ty chọn chiến lược lương cao để tạo ra
nhiều ứng viên cho mỗi công việc và tuyển chọn những người có kính nghiệm
đã được đào tạo. Bằng cách trả lương cao họ tránh được những chỉ phí an va
hiện khi thuê phải những lao động thiếu kinh nghiệm. Trong khi các công ty

chọn chiến lược lương thấp thì chỉ có thể thu hút các lao động thiếu kinh
nghiệm, họ phải trải qua một thời kỳ huân luyện và phải chông lại những rủi
ro khi các công ty trả lương cao chiêu mộ các lao động mà họ đã đảo tạo. Vì

thé, các cơng ty trả lương thấp sẽ tiết kiệm được chỉ phí về tiền lương cho
việc thuê mướn nhưng lại phải chịu chi phí về huấn luyện và tuyển chọn.

2. Phúc lợi của những

người lao động

Phúc lợi của người lao động được hưởng bao gồm: khoản tiền trả bảo
hiểm theo luật và những phúc lợi cá nhân khác. Ví đụ: các khoản chi phí về


thất nghiệp (bảo hiểm thất nghiệp), tai nạn lao động, về hưu (bảo hiểm hưu

trí, sức khoẻ, mắt sức...). Những phúc lợi cá nhân như: tiền ngày nghỉ, các
kỳ nghỉ hè, lễ tết, nghỉ ốm, mua bảo hiểm sức khoẻ, y tế, nhân thọ...
Những chỉ phí phúc lợi này đang tăng dẫn theo thời gian. Ở Mỹ, cách

đây 30 năm những chỉ phí này chiếm 19% trong tổng số lương trả công cho
lao động, trong khi vào năm 1940 chiếm 13%, đến năm 1993 đã là 29.3%
(tiền trả cho thời gian không làm việc là 9.0%, trả cho bảo hiểm là 8.3%, các
khoản trả theo yêu cầu luật pháp là 6.15%, trả lương hưu là 4.7%).

3. Tính chất bán cố định của nhiều chỉ phí khơng lương
Cần phân biệt sự khác nhau giữa chỉ phí khơng lương và tiền lương vì
nhiều chỉ phí khơng lương là những chỉ phí tính theo lao động khơng tính
theo số giờ làm việc của những người lao động, nghĩa là nhiều chỉ phí không
lương không biến đổi ở mức biên của số giờ làm việc của một lao động. Các

nhà kinh tế coi chỉ phí khơng lương là chỉ phí bán cố định, nghĩa là khi một
lao động được th thì cơng ty phải chịu một chỉ phí mà chỉ phí này khơng
thay đổi dù người lao động nảy làm việc nhiều hay ít giờ.

Ví dụ: chỉ phí huấn luyện và thuê mướn là những chỉ phí bán cố định, vì
OL:


chúng đi kèm với mỗi người lao động được thuê mướn mà không phụ thuộc
vào số giờ làm việc của họ sau thời kỳ huấn luyện. Nhiễu chỉ phí phúc lợi
cũng là chỉ phí bán cố định, ví dụ: các chỉ phí bảo hiểm y tế và sức khoẻ là
bán cố định vi tra theo dau lao động, trả theo thời gian không làm việc (nghỉ

việc, kỷ nghỉ, ngày nghỉ, nghỉ ốm).
Trong những khoản phúc lợi theo luật chỉ có chí phí đền bù mắt sức hay
tai nạn lao động là tính theo số giờ làm việc cịn hầu hết là tính theo đầu lao
động. Một số loại thuế được tính theo mức lương cửa lao động, về mặt hình

thức là tính theo số giờ làm việc của lao động trên cơ sở quỹ lương công ty
đã trả, nhưng trên thực tế là tính theo đầu lao động vì hầu hết lao động có
mức lương cao hơn các khoản để tính thuế. Vì vậy, khi huy động lao động
làm thêm giờ trong tuần thì sẽ khơng ảnh hưởng đến trách nhiệm thuế lương

của chủ cơng ty. Chỉ phí bảo hiểm thất nghiệp là chỉ phí bán cố định với hầu
hết người chủ.
Như vậy, bản chất bán cố định của chi phí khơng lương đã có ánh hưởng

quan trọng đến quyết định thuê lao động và tăng giờ làm việc trong tuần của
chủ cơng ty.

ll. ĐÁNH ĐĨỎI GIỮA VIỆC LÀM VÀ GIỜ LÀM
Trong các chương trước khi phân tích về cầu lao động, chúng ta đã
không phân biệt giữa số lao động được thuê và độ dài trung bình của số giờ
tao động trong tuần mà mỗi lao động này làm được. Tuy nhiên, nếu giữ cho
các đầu vào khác không đổi, một cơng ty có thể tạo ra mức sản lượng cho
trước với nhiều cách kết hợp khác nhau giữa số lao động và số giờ mà mỗi
lao động

làm việc trong tuần. Việc tăng số lao động được thuê cho phép

giảm sô giờ làm việc trong tuân, ngược lại việc kéo dai sô giờ làm việc trong

tuần cho phép giảm số lao động được thuê.

Trong chương

trước, MPi, được

định nghĩa

là mức

tăng của tổng sản

phẩm khi tăng một đơn vị lao động và giữ nguyên các đầu vào khác. Nhưng
khi đã có sự phân biệt giữa số lao động được thuê (ký hiệu là MP)
giờ làm việc trung bình của mỗi lao động (ký hiệu là MP)

vả số

thì sẽ có hai loại

sản phẩm biên của lao động. MPx là số sản phẩm tăng thêm khi thuê thêm
một lao động và MP¡; là số sản phẩm tăng thêm khi tăng thêm một giờ làm
việc trung binh. Ở đây, MP
kht H va M tăng lên.

118

và MPu được giả định là dương và giảm dan




×