Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

2021 07 10 macroeconomics exercises ( chapter 78)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.47 KB, 4 trang )

Chương 7
Yêu cầu:
-

Thị trường tiền tệ.

-

Tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế.

Câu hỏi đúng- sai- giải thích ( 1 điểm)
1. Nhu cầu chi tiêu mua sắm trong dịp lễ tết khiến người dân giữ tiền mặt nhiều hơn,
điều này dẫn đến sự di chuyển dọc đường cầu tiền.
2. Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương
mại sẽ làm dịch chuyển đường cung tiền sang trái.
3. Nếu những yếu tố khác không đổi, lượng cầu về tiền lớn hơn khi lãi suất cao hơn.

Câu hỏi lý thuyết ( 2 điểm)
Câu 1:
Theo lý thuyết ưa thích thanh khoản, hãy giải thích những hoạt động sau đây có ảnh
hưởng như thế nào đến cung tiền, cầu tiền và lãi suất. Hãy minh họa câu trả lời của bạn
bằng đồ thị MS - MD:
1. Một làn sóng lạc quan khuyến khích đầu tư và mở rộng tổng cầu.
2. Ngân hàng trung ương giảm lãi suất chiết khấu khi cho các ngân hàng thương mại vay
tiền.
Câu 2:
Ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở:
a. Hoạt động này có ảnh hưởng như nào tới cung tiền, cầu tiền và lãi suất?
b. Với kết quả ở câu a hãy phân tích ảnh hưởng tới sản lượng của nền kinh tế.
Câu 3:
Các hộ gia đình quyết định nắm giữ tiền mặt nhiều hơn để chi tiêu trong dịp tết.


a. Hoạt động này tác động như thế nào tới cung tiền, cầu tiền và lãi suất?
b. Với kết quả ở câu a hãy phân tích ảnh hưởng tới sản lượng của nền kinh tế.


Câu 4:
Một làn sóng lạc quan khuyến khích đầu tư và mở rộng tổng cầu.
a. Điều này tác động như thế nào tới cung tiền, cầu tiền và lãi suất.
b. Với kết quả ở câu a hãy phân tích ảnh hưởng tới sản lượng của nền kinh tế.
Câu hỏi bài tập: ( 3 điểm)
Câu 1:
Giả sử trong một nền kinh tế, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của dân chúng là 20%, tiền tệ cơ sở
là 200, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại là 12%, cung tiền của nền
kinh tế là 600
a. Tính số nhân tiền tệ và tỷ lệ dự trữ dôi ra của các ngân hàng thương mại.
b. Nếu hàm cầu tiền có dạng Md = 900 – 100i thì lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ
bằng bao nhiêu?
c. Nếu NHTW bán trái phiếu chính phủ cho các ngân hàng thương mại với trị giá là 50 hãy
tính lãi suất trên thị trường tiền tệ khi đó?
Câu 2:
Giả sử hệ thống ngân hàng có tổng dự trữ bằng 100 tỷ đồng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%
ngân hàng khơng có dự trữ dơi ra và dân chúng khơng nắm giữ tiền mặt
a. Hãy tính số nhân tiền tệ và cung ứng tiền tệ
b. Nếu ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 20% thì dự trữ và cung ứng
tiền tệ thay đổi như thế nào? Giải thích
c. Với dữ kiện như câu b, điều này tác động như nào tới lãi suất trên thị trường tiền tệ?
Minh họa trên đồ thị?
Chương 8
Yêu cầu:
-


Khái niệm và đo lường lạm phát.

-

Các nguyên nhân gây ra lạm phát.


-

Phân biệt lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy.

Câu hỏi đúng- sai- giải thích ( 1 điểm)
1. Giả sử những người cho vay và đi vay thống nhất về một mức lãi suất danh nghĩa
dựa trên kỳ vọng của họ về lạm phát. Trong thực tế, lạm phát lại thấp hơn mức mà
họ dự kiến ban đầu thì người cho vay được hưởng lợi và người đi vay bị thiệt.
2. Trong trường hợp lạm phát do cầu kéo, cả tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp đều có
xu hướng tăng.
3. Tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu là một nguyên nhân gây ra lạm phát
do cầu kéo.
4. Lạm phát xảy ra do Chính phủ tăng chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ cịn được gọi là
lạm phát chi phí đẩy.
5. Lạm phát là sự tăng mức giá của một mặt hàng nào đó.
6. Lạm phát là sự gia tăng liên tục trong mức giá của hàng hóa lương thực thực phẩm.
7. Giá dầu mỏ trên thế giới tăng mạnh gây ra lạm phát của nền kinh tế, lạm phát này
là do cầu kéo (Xét nước nhập khẩu dầu mỏ).
8. Vào dịp tết lạm phát thường tăng do người dân mua sắm nhiều hàng hóa. Lạm
phát này là lạm phát do chi phí đẩy.
Câu hỏi lý thuyết ( 2 điểm)
Câu 1:
Những nguyên nhân dưới đây sẽ dẫn đến dạng lạm phát nào? Hãy giải thích và minh họa

câu trả lời của bạn bằng đồ thị AD – AS.
a. Tăng chi tiêu chính phủ được tài trợ bằng việc phát hành tiền.
b. Giá dầu trên thị trường thế giới tăng mạnh (Xét một nước nhập khẩu dầu mỏ).
Câu 2:
Giả sử rằng một người đi vay và một người cho vay nhất trí với nhau về mức lãi suất danh
nghĩa phải trả đối với khoản tiền vay. Sau một thời gian lạm phát bất ngờ tăng cao hơn
mức mà cả hai người ban đầu dự kiến.


a. Mức lãi suất thực tế của khoản tiền vay này là cao hơn hay thấp hơn so với dự kiến?
Hãy giải thích.
b. Người đi vay hay người cho vay được hưởng lợi? Hãy giải thích?



×