Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐAO VĂN HÂN

THỰC THI CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ
MÔI TRƯỜNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ XUÂN THÔN

Hà Nội 2023


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2023


Tác giả

Đao Văn Hân


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành Chương trình đào tạo sau Đại học của Trường Đại học
Lâm nghiệp Việt nam, tôi thực hiện đề tài “Thực thi chính sách chi trả dịch
vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu”.
Có được kết quả ngày hơm nay, tơi vô cùng biết ơn công sinh thành,
nuôi dưỡng của cha, mẹ, biết ơn dạy dỗ truyền đạt kiến thức chuyên môn của
thầy, cô Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, sự quan tâm, động viên khích
lệ của gia đình, người thân, bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Vũ Xn Thơn, người thầy đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức q báu giúp tơi
hồn thiện Luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các thày, cô Trường Đại học Lâm nghiệp Việt
Nam, Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Quản lý kinh tế đã giúp đỡ nhiệt tình,
tạo điều kiện thuận lợi cho tơi được thực hiện và hồn thành Luận văn Thạc sĩ
Quản lý kinh tế theo chương trình đào tạo sau đại học.
Cảm ơn sự giúp đỡ của Hạt Kiểm lâm huyện Mường Tè, Lãnh đạo
UBND các xã, các hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu, bạn bè đồng nghiệp
đã giúp đỡ, cung cấp cho tôi những tài liệu để hồn thành luận văn.
Bản thân tơi tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn Luận văn khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung, phương pháp và hình thức trình
bày. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầsy cơ và bạn bè
đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2023
Tác giả


Đao Văn Hân


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH
SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MƠI TRƯỜNG RỪNG .................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận về thực thi chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng ... 5
1.1.1. Một số khái niệm, đặc điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng ......... 5
1.1.2. Nội dung thực thi chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng ....... 8
1.1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng.. 12
1.1.4. Đánh giá hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ mơi trường
rừng .......................................................................................................... 15
1.2. Cơ sở thực tiễn về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ........... 16
1.2.1. Thực trạng thực thi chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng tại
một số địa phương .................................................................................... 16
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu . 22
1.3. Tình hình nghiên cứu chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam .... 23
1.3.1. Cơ sở hình thành ............................................................................ 23
1.3.2. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam .............. 24
1.3.3. Một số nghiên cứu về chi trả DVMTR ........................................... 25

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 28
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu........................ 28
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 28


iv
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ................................................................. 33
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện
ảnh hưởng đến công tác thực thi chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa
bàn huyện Mường Tè................................................................................ 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 43
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 43
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................... 44
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 45
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực thi chính sách chi trả DVMTR
.................................................................................................................. 45
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thực thi chính sách chi trả DVMTR
.................................................................................................................. 45
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 47
3.1. Hiện trạng tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai
Châu. ............................................................................................................ 47
3.2. Thực trạng thực thi chính sách chi trả dịch vụ mơi trường trên địa bàn
huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ................................................................. 49
3.2.1. Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực thi chính sách chi
trả DVMTR của tỉnh, huyện ..................................................................... 49
3.2.2. Tổ chức bộ máy .............................................................................. 50
3.2.3. Phương thức thực thi chính sách chi trả DVMTR ......................... 52
3.2.4. Tổ chức kiểm tra, giám sát ............................................................. 57
3.3. Hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Mường Tè,

tỉnh Lai Châu ............................................................................................... 58
3.3.1. Hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR đến công tác quản lý bảo
vệ rừng ...................................................................................................... 59
3.3.2. Hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR về mặt kinh tế............... 62
3.3.3. Hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR về mặt xã hội ............... 67


v
3.3.4. Hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR về mặt môi trường ....... 73
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi
trưởng rừng trên địa bàn huyện Mường Tè ................................................. 74
3.4.1. Cơ chế chính sách .......................................................................... 74
3.4.2. Năng lực của đội ngũ cán bộ thực thi chính sách.......................... 76
3.4.3. Nhận thức và thái độ của người nhận chi trả ................................ 77
3.4.4. Nguồn lực để thực hiện chi trả DVMTR ........................................ 78
3.4.5. Sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự hợp tác chặt chẽ của
các bên liên quan...................................................................................... 79
3.5. Đánh giá chung về chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng tại
huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ................................................................. 81
3.5.1. Kết quả đạt được ............................................................................ 81
3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................... 83
3.6. Quan điểm, mục tiêu và đề xuất một số giải pháp trong thực thi chính
sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu........... 86
3.6.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu chi trả DVMTR ........................ 86
3.6.2. Đề xuất một số giải pháp trong thực thi chính sách chi trả DVMTR
.................................................................................................................. 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Nghĩa đầy đủ

Viết tắt
BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn

BQLRPH

Ban quản lý Rừng phịng hộ

BV&PTR

Bảo vệ và phát triển rừng

DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng

HTX

Hợp tác xã

PFES


Chi trả dịch vụ môi trường rừng

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

TTCS

Thực thi chính sách

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Mường Tè năm 2022 ........... 40
Bảng 3.1: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp Mường Tè trong 3 năm .. 47
(2020 2022) ........................................................................................... 47
Bảng 3.2: Diện tích thực hiện chi trả DVMTR giai đoạn 2020 - 2022 48
Bảng 3.3. Danh mục các văn bản hướng dẫn thực thi chính sách chi trả
dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Mương Tè ...................... 49
Bảng 3.4: Diện tích các lưu vực thực hiện chi trả dịch vụ môi trường
rừng tại huyện Mường Tè năm 2022 .................................................... 53

Bảng 3.5. Diễn biến diện tích rừng che phủ của huyện Mường Tè trong
3 năm (2020-2022)................................................................................ 59
Bảng 3.6. Tổng hợp các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng của huyện
Mường Tè trong 3 năm (2020-2022) .................................................... 60
Bảng 3.7: Tổng hợp sự tăng, giảm diện tích rừng bị cháy, rừng bị phá
của huyện Mường Tè trong 3 năm (2020-2022) .................................. 61
Bảng 3.8: Kết quả thu tiền DVMTR 3 năm (2020 – 2022) .................. 62
Bảng 3.9: Kết quả chi tiền DVMTR cho các bên giai đoạn 2020 – 2022
............................................................................................................... 65
Bảng 3.10: Thu nhập bình quân của người nhận khoán bảo vệ rừng từ
DVMTR trên địa bàn huyện ................................................................. 67
Bảng 3.11: Kết quả công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách về
DVMTR ................................................................................................ 69
Bảng 3.12: Đánh giá của cán bộ về chính sách chi trả DVMTR.......... 70
Bảng 3.13: Đánh giá của người dân về chính sách chi trả DVMTR .... 71
Bảng 3.14: Đánh giá của cán bộ quản lý về năng lực của đội ngũ cán bộ
thực thi chính sách ................................................................................ 76
Bảng 3.15: Nhận thức của chủ rừng, hộ gia đình, cơng đồng dân cư về
chi trả dịch vụ môi trường rừng ............................................................ 77
Bảng 3.16: Đánh giá của cán bộ quản lý về nguồn lực chi trả ............. 78


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Mường Tè.............................................. 28
Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy thực thi chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng
trên địa bàn huyện Mường Tè ......................................................................... 51



1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Rừng là bộ phận không thể thay thế được của môi trường sinh thái; rừng
giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người. Ngoài việc cung
cấp gỗ, củi và các lâm sản khác, rừng có vai trị to lớn trong việc phịng hộ,
duy trì mơi trường sống như điều hịa khí hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế
xói mịn, rửa trơi và hạn chế bão lụt, hấp thụ các bon, duy trì và bảo tồn đa
dạng sinh học… các chức năng này của rừng được hiểu là các giá trị môi
trường rừng.
Nhằm bảo tồn và phát triển rừng bền vững, ngày 10 tháng 4 năm 2008
Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 380/2008/QĐ-TTg về chính sách thí
điểm chi trả dịch vụ mơi trường rừng (DVMTR) với mục tiêu nhằm tạo cơ sở
cho việc xây dựng khung pháp lý về chính sách chi trả DVMTR áp dụng trên
phạm vi cả nước theo hướng xác định rõ lợi ích, quyền hạn và nghĩa vụ của
các đối tượng được chi trả và phải chi trả DVMTR, thực hiện xã hội hoá nghề
rừng, từng bước tạo lập cơ sở kinh tế bền vững cho sự nghiệp bảo vệ và phát
triển rừng, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, nâng cao chất lượng cung
cấp các dịch vụ, đặc biệt là bảo đảm nguồn nước cho sản xuất điện, nước và
các hoạt động kinh doanh du lịch. Sau 02 năm thực hiện và đánh giá kết quả
của việc thực hiện thí điểm thành cơng chính sách chi trả DVMTR ở Lâm
Đồng và Sơn La, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về
“Chính sách chi trả DVMTR” và có hiệu lực từ ngày 01/11/2011. Năm 2017
Quốc Hội khóa 14 đã ban hành Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14, ngày
15/11/2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019, thay thế Luật bảo vệ
và phát triển rừng năm 2004, theo đó Chính phủ đã ban hành Nghị định
156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 ''quy định chi tiết một số điều của Luật
Lâm nghiệp'' thay thế Nghị định số 99/2010, tại Chương V từ Điều 57 đến
Điều 75 quy định chi tiết về dịch vụ môi trường rừng. Nghị định này là khung



2
pháp lý về chính sách chi trả DVMTR áp dụng trên phạm vi toàn quốc cho
đến thời điểm hiện nay.
Mường Tè là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, có đường biên
giới giáp với nước bạn Trung Quốc dài 130,292 km. Có tổng diện tích tự
nhiên 267.848,05 ha, trong đó diện tích đất có rừng 177,432,38 ha (Rừng tự
nhiên 177.174,89 ha; rừng trồng 257,49 ha); độ che phủ của rừng 66,24%
(Nguồn: Công bố hiện trạng rừng năm 2022 của UBND huyện Mường Tè). Là
huyện có điều kiện tự nhiên hết sức phức tạp, có nhiều dãy núi cao có độ cao từ
khoảng từ 1.200m đến 3.000m, đặc biệt dãy núi Pu Si Lung có độ cao 3.073m,
địa hình bị chia cắt bởi nhiều lưu vực sông suối, là khu vực đầu nguồn xung
yếu quan trọng của sông Đà - con sơng có giá trị rất lớn về thủy điện, cung cấp
nước cho vùng đồng bằng Bắc bộ và có vị trí hết sức quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi
trường. Thực hiện chi trả DVMTR được huyện triển khai từ năm 2012, đến nay
về cơ bản, chính sách này đã có những thành cơng nhất định, đó là: người dân
ngày càng tham gia nhiều vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; các
cấp chính quyền địa phương của các xã, thị trấn và nhân dân hưởng ứng và
tích cực tham gia chủ trương bảo vệ rừng; Các vụ vi phạm luật Lâm nghiệp
trên địa bàn được nhân dân khai báo kịp thời đến các chức năng có thẩm
quyền xử lý nghiêm, ngăn chặn triệt để; đời sống của nhân dân các dân tộc
trên địa bàn huyện từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, cơng tác thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng
của huyện cũng cịn những hạn chế, đó là: Phối hợp trong cơng tác tun
truyền, vận động người dân chấp hành Luật Lâm nghiệp của một số địa
phương còn hạn chế, chưa thật sự tâm huyết với công việc; Việc điều tra,
đánh giá xác định diện tích, trạng thái, trữ lượng rừng ...cho các lơ rừng làm
cơ sở cho việc xác định chi trả DVMTR cho các chủ rừng cịn gặp nhiều khó
khăn; Cịn một bộ phận người dân, chủ rừng nhận thức về bảo vệ và phát triển



3
rừng còn hạn chế, chưa nhận thức rõ giá trị từ rừng, chưa thực hiện đúng quy
định của pháp luật làm ảnh hưởng tới công tác bảo vệ và phát triển rừng; Cấp
ủy, chính quyền tại một số xã chưa thật sự quan tâm sát sao tới công tác bảo
vệ và phát triển rừng, chi trả DVMTR; Cơ chế giám sát, trao đổi thông tin
giữa bên sử dụng dịch vụ (các nhà máy thủy điện) và bên cung cấp dịch vụ
( các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức) chưa có.
Xuất phát từ thực tiễn và lý luận trên, tơi thực hiện đề tài “ Thực thi
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Mường Tè,
tỉnh Lai Châu”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng trên địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, luận văn đề xuất
các giải pháp nhằm tăng cường thực thi chính sách mơi trường rừng trên địa
bàn huyện.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách chi trả
dịch vụ mơi trường rừng
+ Đánh giá thực trạng thực thi chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn
huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng trên địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thực thi chính sách chi trả
dịch vụ môi trường rừng cho huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Công tác thực thi chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Mường

Tè, tỉnh Lai Châu.


4

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
Những nội dung liên quan đến thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng tại địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
- Phạm vi về không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu trên địa bàn huyện Mường Tè,
tỉnh Lai Châu.
- Phạm vi về thời gian
Tập trung nghiên cứu thực thi của chính sách giai đoạn 2020 - 2022. Số
liệu sơ cấp được thu thập trong thời gian từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2023.
4. Nội dung nghiên cứu
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách chi trả dịch vụ mơi
trường rừng
+ Thực trạng thực thi chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện
Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng trên địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
+ Giải pháp nhằm tăng cường thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng cho huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
5. Kết cấu luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1.Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách chi trả dịch
vụ mơi trường rừng.
Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.



5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH CHI
TRẢ DỊCH VỤ MƠI TRƯỜNG RỪNG
1.1. Cơ sở lý luận về thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
1.1.1. Một số khái niệm, đặc điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng
1.1.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm môi trường rừng
Theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 Quy định chi tiết
thi hành một số điều của luật Lâm Nghiệp. Môi trường rừng là một bộ phận
của hệ sinh thái rừng, bao gồm: đất, nước, khơng khí, âm thanh, ánh sáng và
các yếu tố vật chất khác tạo nên cảnh quan rừng. Môi trường rừng có các giá
trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người gọi là giá trị sử dụng của
môi trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn,
phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu
giữ cacbon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và các loại
lâm sản khác.
b. Khái niệm dịch vụ môi trường rừng
Quy định tại điểm 23, Điều 2, chương I của Luật Lâm nghiệp năm 2017.
Dịch vụ môi trường rừng là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi
trường rừng. Các loại DVMTR bao gồm: Bảo vệ đất, hạn chế xói mịn và bồi
lắng lịng hồ, lịng sơng, lịng suối; Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản
xuất và đời sống xã hội; Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ cacbon của rừng, giảm
phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biên pháp ngăn chặn suy thối
rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững; Bảo vệ cảnh quan tự
nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch
vụ du lịch; Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử
dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.



6
c. Chi trả dịch vụ môi trường rừng
Chi trả DVMTR là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng
DVMTR trả tiền cho bên cung ứng DVMTR.
Hai nguyên tắc cơ bản của chi trả DVMTR là:
- Tạo ra động lực tài chính hiệu quả thúc đẩy cá nhân và cộng đồng
cung cấp các DVMTR;
- Chi trả các chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ của họ và việc chi
trả này có thể dưới hình thức là tiền hoặc hiện vật.
Điều 7 Chương I, Quyết định số 380/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách thí điểm chi trả DVMTR quy định như sau:
- Việc chi trả tiền DVMTR trực tiếp do người được chi trả và người phải
chi trả thực hiện trên cơ sở hợp đồng thoả thuận theo nguyên tắc thị trường;
- Mức tiền chi trả sử dụng DVMTR gián tiếp do Nhà nước quy định
được công bố công khai và điều chỉnh khi cần thiết;
- Các tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR phải chi trả tiền sử dụng
DVMTR cho người được chi trả DVMTR và không thay thế cho thuế tài
nguyên nước hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật;
- Đối với tổ chức kinh doanh, tiền chi trả cho việc sử dụng DVMTR
được tính vào giá thành sản phẩm của bên sử dụng DVMTR.
d. Thực thi chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng
Chính sách chỉ trả dịch vụ môi trường rừng bắt nguồn từ các ý tưởng của
các nhà khoa học nghiên cứu chính sách, các nhà tổ chức phát triển châu Á về
công tác phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, được Nhà nước ta thống
nhất ban hành các Nghị định, quyết định, thơng tư và các nội dung chính sách
liên quan đến việc bảo vệ phát triển rừng và chỉ trả dịch vụ môi trường rừng
của Nhà nước được ban hành qua một giải đoạn dài.
Ý tưởng cơ bản của Chi trả dịch vụ mơi trường là tạo ra lợi ích cho các

cá nhân và cộng đồng để bảo vệ các dịch vụ mơi trường bằng cách bồi hồn


7

cho họ khoản chi phí phát sinh từ việc quản lý và cung cấp những dịch vụ này.
Theo định nghĩa kinh điển của Wunder (2005), DVMTR bao gồm năm yếu tố
chính là: Giao dịch tự nguyện, một dịch vụ mơi trường được xác định rõ ràng,
có ít nhất một người mua dịch vụ, ít nhất một người cung cấp dịch vụ, và phải
có tính điều kiện (người mua chỉ chi trả khi mà người cung cấp đảm bảo việc
cung cấp dịch vụ được diễn ra liên tục). Chi trả dịch vụ mơi trường được hiểu
là bất kỳ sự bồi hồn nào đối với dịch vụ, công sức hoặc nỗ lực, hoặc bất kỳ
sự đền đáp nào cho việc duy trì và nâng cao dịch vụ môi trường rừng được
cung cấp bởi người bán hoặc được chi trả bởi người mua. Sự bồi hồn hoặc
đền đáp có thể dưới hình thức chi trả trực tiếp, lợi ích tài chính hoặc hiện vật.
Năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã đặt nền móng cho một chương trình
DVMTR cấp quốc gia thơng qua Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (2004).
Năm 2008, Quyết định số 380/2008/QĐ-TTg đã thiết lập một Chương trình
quốc gia có tên Chi trả Dịch vụ Môi trường rừng (DVMTR) và đã được triển
khai thí điểm tại tỉnh Sơn La và tỉnh Lâm Đồng. Sau giai đoạn thí điểm năm
2010, Nghị định số 99/2010/NĐCP đã được ban hành và đặt mục tiêu triển
khai DVMTR trên toàn quốc.
1.1.1.2. Đặc điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng
Chi trả DVMTR là một quan hệ tài chính mới cho một loại hình dịch vụ
cơng cộng là dịch vụ môi trường rừng. Việc chi trả này bao gồm các yếu tố cơ
bản như đối tượng phải chi trả, đối tượng được chi trả, loại dịch vụ chi trả,
hình thức và ngun tắc chi trả.
Diện tích rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là khu rừng có
cung cấp một hay nhiều dịch vụ mơi trường rừng theo quy định là rừng phịng
hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất nó có đặc điểm chủ yếu là bảo vệ đất, hạn

chế xói mịn, đồng thời được điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất để
phục vụ đời sống xã hội, hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, bảo vệ cảnh
quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng.


8
Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả
tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng của các khu rừng tạo ra dịch
vụ cung ứng, là một yếu tố trong giá thành sản phẩm có sử dụng dịch vụ mơi
trường rừng và không thay thế thuế tài nguyên hoặc các khoản phải nộp khác
theo quy định của pháp luật, trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện cần
phải đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch, khách quan, công bằng, phù hợp
với hệ thống luật pháp của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký
kết và gia nhập.
1.1.2. Nội dung thực thi chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng
1.1.2.1. Tổ chức bộ máy
Chính sách tự bản thân nó khơng thể vận hành hoặc triển khai vào cuộc
sống mà cần thông qua một bộ máy triển khai. Chính sách chi trả DVMTR
được thực thi bởi nhiều cơ quan hành chính Nhà nước từ Bộ NN&PTNT, Quỹ
BV& PTR Trung ương, Quỹ BV& PTR cấp tỉnh, các cấp chính quyền địa
phương tỉnh, huyện, xã, thơn, bản, các tổ chức do đó địi hỏi có sự phối, kết
hợp và phân cấp hợp lý giữa các cơ quan này. Sự phối kết hợp của các cơ
quan có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực, hiệu quả TTCS (Lê Như Thanh &
Lê Văn Hịa, 2017). Bên cạnh đó q trình TTCS chi trả DVMTR còn phụ
thuộc vào sự phân định chức năng, quyền hạn, trách nhiệm, nhiệm vụ, lợi ích
của các cơ quan TTCS. Vì vậy, cần xác định rõ các đơn vị phối hợp tổ chức
thực hiện với cơ quan chủ chốt, chịu trách nhiệm chính nhằm tạo ra một môi
trường đồng bộ, thống nhất trong tổ chức thực thi. TTCS chi trả DVMTR
càng trở nên phức tạp khi có nhiều cơ quan tổ chức được tham gia vào quá
trình này. Vì thế, nên hạn chế ở mức thấp nhất có thể số lượng cơ quan, đơn

vị tham gia để đảm bảo tính trách nhiệm và giảm chi phí giao dịch trong thực
thi chi trả DVMTR. Bộ máy tổ chức TTCS chi trả DVMTR tinh gọn, đơn
giản sẽ đảm bảo sự chỉ đạo sát sao hơn trong thực thi từ đó có ảnh hưởng tốt
đến tiến độ TTCS.


9
1.1.2.2. Xây dựng kế hoạch chi trả dịch vu môi trường rừng
Trong các cấp, các ngành, từ Trung ương đến các địa phương tập trung
xây dựng các nội dung chương trình, kế hoạch, phương án đề ra các biện pháp
cụ thể để triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được
coi là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngành lâm
nghiệp để phục vụ đời sống xã hội của người dân, thực hiện tốt các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về xã hội hóa tự nguyện
tham gia bảo vệ rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Tập trung triển khai giao đất, giao rừng cho nhân dân một cách lâu dài
và ổn định bền vững hơn để góp phần đảm bảo điều hịa, cần bằng sinh thái
và môi trường sống, bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn , hạn chế tác hại của
thiên tai (lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất, sa mạc hóa đất đai, hấp thụ và lưu giữ các
bon, làm sạch mơi trường khơng khí, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà
kính, ngăn chặn sự biên đổi khí hậu trái đất….).
Tập trung phổ biến, quán triệt đầy đủ nội dung của các Nghị định Chính
phủ liên quan đến cơng tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt nội
dung về chi trả dịch vụ môi trường rừng, đến các cơ quan, tổ chức, các nhân
có liên quan, xác định rõ trách nhiệm và huy động đóng góp của các tổ chức
cá nhân có liên quan, đặc biệt các đơn vị, cá nhân có sử dụng dịch vụ môi
trường rừng, xác định các phương pháp, cách làm phù hợp trong quá trình tổ
chức thực hiện thì phải nhờ dân, dựa vào dân, bàn với dân, công khai dân chủ
để dân kiểm tra, giám sát và tự giác thực hiện.
Kịp thời triển khai thực hiện có hiệu quả cơng tác tuyên truyền, phổ biến,

quán triệt, nâng cao nhận thức của xã hội về chính sách chi trả dịch vụ mơi
trường rừng, đặc biệt các đối tượng trực tiếp có nghĩa vụ và quyền hạn thực
thi chính sách, tổ chức xây dựng phê duyệt và triển khai các đề án, dự án liên
quan đến việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để tổ chức
thực hiện theo quy định của nhà nước , xây dựng cơ chế tạo nguồn và quản lý


10
sử dụng tài chính trong việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng và quỹ bảo vệ phát triển rừng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà
nước, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng tại các địa phương để đảm bảo tính cơng bằng, cơng khai minh
bạch trước nhân dân.
1.1.2.3. Tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng
a. Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Từ sau khi thành lập (năm 2014) đến nay, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
(viết tắt là Quỹ), Ban quản lý rừng phịng hộ huyện ln xác định cơng tác
tun truyền Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được coi
là nhiệm vụ trọng tâm, cần tăng cường bằng nhiều hình thức tuyên truyền để
mang lại hiệu quả tốt hơn, như: In ấn tờ rơi, áp pích, sổ tay nhóm hộ, xây
dựng bảng tuyên truyền, truyền thông trên các báo và đài truyền thanh, truyền
hình, thơng tin lưu động, cấp đĩa CD cho các xã, thị trấn về nội dung tun
truyền Chính sách chi trả DVMTR trên phạm vi tồn huyện, nhất là đồng bào
các dân tộc thiểu số đang sinh sống, làm ăn gần rừng,….
b. Phân công, phối hợp thực thi chính sách
Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành của tỉnh có văn bản chỉ đạo cụ thể
cho các ban, ngành, địa phương để triển khai thực hiện thuận lợi, có hiệu quả.
Các cơ quan đơn vị, địa phương từ huyện đến xã, thôn, bản, các tổ chức
cá nhân xây dựng quy chế phối hợp giữa các Phịng NN&PTNT, Phịng tài

ngun và Mơi trường, Phịng tài chính kế hoạch, Phịng kinh tế hạ tầng,
Phịng văn hóa thơng tin, thể dục thể thao và Du lịch, Đài truyền thanh, truyền
hình huyện, Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ...
Tập trung xây dựng Kế hoạch hoạt động, kế hoạch tuyên truyền, phổ
biến chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng, tổ chức xác định diện tích
rừng trong lưu vực có cung cấp dịch vụ mơi trường rừng trong phạm vi toàn


11
huyện có sử dụng dịch vụ mơi trường rừng; xác định các đối tượng cung ứng
phải chi trả tiền dịch vụ của mỗi lưu vực, phối hợp với các sở, ngành liên
quan chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng
của các tổ chức, cá nhân theo quy định.
Tham mưu tổ chức sở kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện, trực tiếp
chỉ đạo, tham gia xây dựng các đề án, dự án có liên quan về tổ chức triển khai,
thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng.
Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra tình hình và đơn đốc triển khai tổ chức
thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các địa phương, các
tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải chi trả dịch vụ và đối tượng được
hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng đúng theo đề án, dự án đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
c. Phương thức chi trả
Theo khoản 2, Điều 63 của Luật Lâm nghiệp quy định, đối tượng phải
chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau: Cơ sở sản xuất
thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mịn và bồi lắng
lịng hồ, lịng sơng, lịng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất
thủy điện; Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về
điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch; Cơ sở sản xuất công
nghiệp phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản
xuất cơng nghiệp.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải
trí phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo
tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng; Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất,
kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ
và lưu giữ carbon của rừng; Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải chi trả tiền dịch
vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước và các
yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản.



×