Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh bách kỳ phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.7 KB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN - KIỂM TỐN

CHUN ĐỀ
THỰC TẬP CHUN NGÀNH

Đề tài: Hồn thiện Kế tốn tiền lương và các khoản
trích theo lương tại Cơng ty TNHH Bách Kỳ Phương

GV hướng dẫn

: PGS.TS. TRẦN QUÝ LIÊN

Họ tên sinh viên : PHẠM THỊ HỒNG GẤM
Lớp

: KẾ TOÁN K45B

Mã SV

:

TC412143

Hà Nội, tháng 3/2017


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Trần Qúy Liên


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO
ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CÔNG TY TNHH BÁCH KỲ PHƯƠNG......................3
1.1. Đặc điểm lao động của Công ty TNHH Bách Kỳ Phương.........................3
1.2. Các hình thức trả lương của Cơng ty TNHH Bách Kỳ Phương................6
1.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian............................................................7
1.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm...........................................................8
1.3. Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại Cơng ty
TNHH Bách Kỳ Phương......................................................................................8
1.3.1. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH)..................................................................8
1.3.2. Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)......................................................................9
1.3.3. Kinh phí cơng đồn...................................................................................9
1.3.4. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.......................................................................10
1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Cơng ty TNHH Bách Kỳ
Phương.................................................................................................................11
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CƠNG TY TNHH BÁCH KỲ PHƯƠNG..........17
2.1. Kế tốn tiền lương tại Cơng ty TNHH Bách Kỳ Phương.........................17
2.1.1. Chứng từ sử dụng....................................................................................17
2.1.2. Phương pháp tính lương..........................................................................19
2.1.3. Tài khoản sử dụng...................................................................................25
2.1.4. Quy trình kế tốn....................................................................................26
2.2. Kế tốn các khoản trích theo lương tại Cơng ty TNHH Bách Kỳ Phương
...............................................................................................................................47
2.2.1. Chứng từ sử dụng....................................................................................47
2.2.2. Tài khoản sử dụng...................................................................................47


SV: Phạm Thị Hồng Gấm

Lớp: Kế toán K45B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Trần Qúy Liên

2.2.3. Quy trình kế tốn....................................................................................50
CHƯƠNG 3. HỒN THIỆN KẾ TỐN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CƠNG TY TNHH BÁCH KỲ PHƯƠNG........................49
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Cơng ty TNHH Bách Kỳ Phương và phương hướng hoàn thiện.. .59
3.1.1. Ưu điểm..................................................................................................60
3.1.2. Nhược điểm.............................................................................................64
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện.......................................................................64
3.2. Các giải pháp hồn thiện kế tốn tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Cơng ty TNHH Bách Kỳ Phương......................................................66
3.2.1. Về hình thức tiền lương và phương pháp tính lương..............................66
3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán.......................................67
3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ....................................................67
3.2.4. Về sổ kế toán chi tiết...............................................................................68
3.2.5. Về sổ kế toán tổng hợp...........................................................................68
3.2.6. Về báo cáo kế tốn có liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo
lương.................................................................................................................68
3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp.................................................................69
KẾT LUẬN..............................................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................73


SV: Phạm Thị Hồng Gấm

Lớp: Kế toán K45B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Trần Qúy Liên

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CP NC TT

Chi phí nhân cơng trực tiếp

CP NVL TT

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp


CP KD

Chi phí sản xuất chung

CPBH

Chi phí bán hàng

CPQLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp

KPCĐ

Kinh phí cơng đồn

LĐTT

Lao động trực tiếp

NLĐ

Người lao động

SXKD

Kinh doanh

TKĐƯ


Tài khoản đối ứng

TL

Tiền lương

TSCĐ

Tài sản cố định

SV: Phạm Thị Hồng Gấm

Lớp: Kế toán K45B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Trần Qúy Liên

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1-1. Sơ đồ bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty TNHH Bách Kỳ Phương...11
Sơ đồ 2-1: Quy trình luân chuyển chứng từ lao động, tiền lương............................18
Sơ đồ 2-2: Hạch toán tổng hợp phải trả người lao động...........................................26
Sơ đồ 2-3: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung.........................................45
Sơ đồ 2-4: Hạch toán tổng hợp quỹ KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN.....................509
Biểu đồ 1-1: Sự thay đổi số lượng lao động..................................................................4
Biểu đồ 1-2: Cơ cấu lao động theo giới tính.................................................................5
Biểu đồ 1-3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi....................................................................6
Biểu 2-1: Bảng chấm cơng phịng hành chính..........................................................28
Biểu 2-2: Bảng thanh tốn tiền lương phịng hành chính.........................................30

Biểu 2-3: Bảng chấm cơng làm thêm giờ phịng kế tốn........................................322
Biểu 2-4: Bảng thanh tốn làm thêm giờ phịng kế tốn........................................333
Biểu 2-5: Bảng thanh tốn tiền lương phịng kế tốn...............................................30
Biểu 2-6: Bảng thanh toán tiền lương bộ phận quản lý doanh nghiệp......................34
Biểu 2-7: Phiếu xác nhận doanh thu hoàn thành.......................................................37
Biểu 2-8: Bảng thanh tốn tiền lương phịng kinh doanh.........................................39
Biểu 2-9: Bảng kê trích nộp các khoản theo lương...................................................40
Biểu 2-10: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH........................................................42
Biểu 2-11: Trích Sổ nhật ký chung tháng 11 năm 2016.........................................455
Biểu 2-12: Trích Sổ cái tháng 11/2016.....................................................................46
Biểu 2-13: Phiếu nghỉ hưởng BHXH........................................................................50
Biểu 2-14: Bảng thanh toán BHXH..........................................................................51
Biểu 2 -15: Phiếu chi.................................................................................................52
Biểu 2-16: Sổ chi tiết TK 3382 tháng 11 năm 2016...............................................533
Biểu 2-17: Sổ chi tiết TK 3383 tháng 11 năm 2016...............................................544
Biểu 2-18: Sổ chi tiết TK 3384 tháng 11 năm 2016.................................................55

SV: Phạm Thị Hồng Gấm

Lớp: Kế toán K45B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Trần Qúy Liên

Biểu 2-19: Sổ chi tiết TK 3386 tháng 11 năm 2016.................................................56
Biểu 2-20: Trích Sổ nhật ký chung tháng 11 năm 2016.........................................577
Biểu 2-21: Trích sổ cái TK 338 tháng 11/2016......................................................588


SV: Phạm Thị Hồng Gấm

Lớp: Kế toán K45B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Trần Qúy Liên

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay để đứng
vững được trên thị trường đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải vận
dụng linh hoạt các phương pháp quản lý, các biện pháp kinh tế. Tiền lương và
lao động là một trong những phương pháp đó.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết
mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc
mà người lao động đã cống hiến. Tiền lương còn là nguồn thu nhập chủ yếu
của người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế
để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố tăng năng suất lao
động.
Đối với các doanh nghiệp tiền lương trả cho người lao động là một yếu
tố cấu thành nên giá trị sản phẩm, là một khoản chi phí khơng nhỏ. Do vậy,
các doanh nghiệp rất chú trọng công tác quản lý lao động và tiền lương. Việc
quản lý lao động và tiền lương có hiệu quả giúp doanh nghiệp hoàn thành và
hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh của mình. Tổ chức và hạch tốn
tiền lương giúp cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp vào nề nếp,
thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tăng năng suất lao
động và hiệu suất công tác. Đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc tính lương theo
đúng nguyên tắc phân phối theo lao động. Tổ chức tốt cơng tác hạch tốn lao
động tiền lương giúp doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương, đảm bảo việc

trả lương và các khoản trợ cấp đúng nguyên tắc, đúng chế độ kích thích người
lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời tạo được cơ sở cho việc
phân bổ chi phí nhân cơng vào giá thành sản phẩm được chính xác.
Nhận thấy được tầm quan trọng của tiền lương cũng như công tác tổ
chức quản lý và hạch toán tiền lương đối với hoạt động kinh doanh của doanh

SV: Phạm Thị Hồng Gấm

1

Lớp: Kế toán K45B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Trần Qúy Liên

nghiệp. Cơng ty TNHH Bách Kỳ Phương với hoạt động chính là buôn bán,
kinh doanh các loại dược phẩm và thiết bị y tế nên việc xây dựng một cơ chế
trả lương phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng về sự tồn tại và phát triển của
Doanh nghiệp. Xuất phát từ những lý do đó và những kiến thức đã được trang
bị ở trường cùng với kết quả của quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại Cơng ty
TNHH Bách Kỳ Phương, đã giúp em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài
“Hồn thiện kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cơng ty
TNHH Bách Kỳ Phương”
Ngồi phần mở đầu và kết luận chuyên đề gồm 3 chương sau:
Chương 1: Đặc điểm lao động – tiền lương và quản lý lao động, tiền
lương Công ty TNHH Bách Kỳ Phương.
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Cơng ty TNHH Bách Kỳ Phương.

Chương 3: Hồn thiện kế tốn lương và các khoản trích theo lương
tại Công ty TNHH Bách Kỳ Phương.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện nhưng do thời gian thực tập
ngắn, kiến thức thực tế và kinh nghiệm cịn hạn chế nên chun đề thực tập
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng
của các thầy cơ giáo để bài chun đề thực tập của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo
PGS.TS Trần Quý Liên cũng như sự chỉ bảo tận tình của các cán bộ phịng
kế tốn của Cơng ty TNHH Bách Kỳ Phương đã giúp em hoàn thành chuyên
đề thực tập này.

SV: Phạm Thị Hồng Gấm

2

Lớp: Kế toán K45B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Trần Qúy Liên

CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN
LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CƠNG TY TNHH BÁCH KỲ
PHƯƠNG
Cơng ty TNHH Bách Kỳ Phương được thành lập theo giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số 0102008452 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày
21 tháng 4 năm 2003, mã số thuế 0101360009, người đại diện theo pháp luật
là ông Phạm Tuấn Phương. Với tổng vốn điều lệ ban đầu là 5.000.000.000
đồng. Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực như kinh doanh và buôn bán

dược phẩm và thiết bị y tế mua bán các loại hóa chất, … trong đó hoạt động
chính là kinh doanh dược phẩm.
Trải qua nhiều khó khăn đến nay đã 13 năm trơi qua Doanh nghiệp đã
có một vị thế nhất định và có những đóng góp rất lớn cho nền kinh tế trong
tồn thành phố. Đó là thành quả của tồn thể Doanh nghiệp đã không ngừng
phấn đấu suốt những năm qua. Để đạt được những thành quả như vậy Doanh
nghiệp đã luôn chú trọng đến đội ngũ lao động đảm bảo kết cấu hợp lý, xây
dựng đội ngũ lao động với kết cấu trình độ chun mơn, tay nghề tương đối,
hợp lý cả về chất lượng và số lượng.
1.1. Đặc điểm lao động của Công ty TNHH Bách Kỳ Phương
Số lượng lao động
Từ khi bắt đầu hoạt động đến nay số lượng lao động của Doanh nghiệp
tăng lên đáng kể. Cụ thể được thể hiện trong biểu đồ 1-1 (trang 4)

SV: Phạm Thị Hồng Gấm

3

Lớp: Kế toán K45B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Trần Qúy Liên

Biểu đồ 1-1: Sự thay đổi số lượng lao động
Lao động

(Nguồn: Phòng nhân sự)
Qua bảng trên ta thấy từ năm 2012 đến năm 2016 số lượng lao động đã

tăng liên tiếp qua các năm. Số lượng lao động năm 2016 so với năm 2012
tăng lên 20 lao động, tương ứng với tốc độ tăng 62,5%. Sự tăng lên của lao
động là hợp lý vì Doanh nghiệp đã và đang mở rộng quy mô kinh doanh.
Công ty TNHH Bách Kỳ Phương đã góp phần tạo cơng ăn việc làm cho nhiều
đối tượng lao động góp phần nâng cao đời sống cho người dân cũng như góp
phần ổn định xã hội.
Phân loại lao động
Do lao động trong Doanh nghiệp thuộc nhiều loại khác nhau và để
thuận lợi cho công tác quản lý Doanh nghiệp đã phân loại lao động theo các
tiêu thức khác nhau như sau:
- Phân loại theo trình độ lao động

SV: Phạm Thị Hồng Gấm

4

Lớp: Kế toán K45B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Trần Qúy Liên

Bảng 1-1: Bảng phân loại lao động theo trình độ
Đơn vị tính: Lao động
Trình độ chun mơn

Số lượng

Tỷ lệ %


1. Trình độ trên đại học

4

7,55

1. Trình độ đại học

18

33,96

2. Trình độ cao đẳng

13

24,53

3. Trình độ trung cấp

18

33,96

(Nguồn: Phịng nhân sự)
Việc phân bổ đội ngũ lao động đúng ngành nghề, đúng khả năng, sở
trường để phát huy tối đa khả năng chuyên mơn, sức khỏe, tài năng sáng tạo,
nhiệt tình là việc rất khó khăn. Yêu cầu cần thiết đội ngũ cán bộ quản lý phải
có trình độ kiến thức, có tài năng và sự hiểu biết. Yêu cầu đối với nhân viên

kinh doanh là kinh nghiệm làm việc, khả năng tiếp cận khách hàng.
Bảng số liệu trên cho thấy trình độ trên đại học chiếm tỷ trọng thấp
nhất là 7,55%, trình độ cao đẳng chiếm 24,53% chủ yếu tập trung ở những
phòng ban, quản lý. Chiếm tỷ trọng cao nhất là trình độ đại học với 33,96%.
Có thể nói trình độ lao động của Doanh nghiệp tương đối cao.
- Phân loại theo giới tính
Biểu đồ 1-2: Cơ cấu lao động theo giới tính

Tỷ trọng nữ trong Doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nam.
Tổng số lao động nữ trong Doanh nghiệp là 19 người chiếm 36%, nam giới là

SV: Phạm Thị Hồng Gấm

5

Lớp: Kế toán K45B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Trần Qúy Liên

34 chiếm 64% tổng số lao động. Doanh nghiệp nên điều chỉnh lao động một
cách hợp lý để cơ cấu lao động cân đối hơn.
- Phân loại theo độ tuổi
Biểu đồ 1-3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Tỷ trọng lao động có độ tuổi từ 25 – 40 tuổi chiếm 55% tương ứng với
137 người chiếm tỷ trọng cao nhất trong Doanh nghiệp, xếp thứ hai là lao
động dưới 25 tuổi với 63 người chiếm 25% tổng số lao động, cuối cùng là lao

động trên 40 tuổi chiếm 20% tổng số lao động. Đây là một điểm mạnh của
Doanh nghiệp với tỷ trọng lao động trẻ chiếm đa số cho thấy nguồn lực lao
động dồi dào, Doanh nghiệp cần sử dụng nguồn lao động này một cách hợp lý
nhất để phát huy được thế mạnh đang có.
1.2. Các hình thức trả lương của Công ty TNHH Bách Kỳ Phương
Việc áp dụng các phương thức tiền lương phù hợp có tác dụng địn bẩy
kinh tế, khuyến khích người lao động chấp hành tốt kỷ luật, nâng cao năng
suất lao động, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhân cơng. Với mỗi
doanh nghiệp sẽ có hình thức trả lương khác nhau sao cho hình thức đó được
áp dụng thật sự hiệu quả. Công ty TNHH Bách Kỳ Phương áp dụng hai hình
thức trả lương là hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương
theo sản phẩm. Lương được trả theo tháng.
Nguyên tắc trả lương trong Công ty TNHH Bách Kỳ Phương:
- Thời gian trả lương đúng theo Hợp đồng lao động đã ký kết, trường
SV: Phạm Thị Hồng Gấm

6

Lớp: Kế toán K45B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Trần Qúy Liên

hợp trả lương chậm thì phịng Tổ chức hành chính có trách nhiệm thơng báo
chính xác ngày trả lương.
- Doanh nghiệp cam kết thủ tục trả lương lao động thuận tiện bằng tiền
mặt tại Doanh nghiệp. Người nhận lương ký trực tiếp vào bảng lương sau khi
đã nhận đủ lương.

- Doanh nghiệp cam kết giải thích việc tham gia BHXH, BHYT,
KPCĐ, BHTN cho người lao động được hiểu rõ.
1.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian
Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao
động căn cứ theo thời gian làm việc, theo ngành nghề, theo trình độ thành
thạo nghiệp vụ, kỹ thuật và chun mơn của người lao động
Hình thức này áp dụng cho lao động gián tiếp là những người làm công
tác quản lý (nhân viên văn phịng, nhân viên quản lý Doanh nghiệp…).
Tính tiền lương theo thời gian của Doanh nghiệp căn cứ vào các yếu tố:
- Ngày công thực tế của người lao động.
- Đơn giá tiền lương tính theo ngày cơng.
- Các khoản phụ cấp
Đơn vị để tính tiền lương thời gian là lương tháng, lương ngày và lương giờ
Lương tháng: Tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương
quy định gồm tiền lương theo cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có). Lương
tháng thường được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý kinh
tế, quản lý hành chính và các nhân viên khơng trực tiếp tham gia sản xuất.
Lương ngày: Tính bằng cách lấy lương tháng chia cho số ngày làm việc
theo chế độ ( Doanh nghiệp quy định 26 ngày). Lương ngày là căn cứ để tính
trả lương cho người lao động trong những ngày hội họp, học tập hoặc làm
nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH.
Lương giờ: Tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm việc

SV: Phạm Thị Hồng Gấm

7

Lớp: Kế toán K45B



Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Trần Qúy Liên

trong ngày theo chế độ (Doanh nghiệp quy định 8 giờ). Lương giờ thường
được áp dụng làm căn cứ cho việc tính phụ cấp làm thêm giờ.
1.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Hình thức tiền lương theo sản phẩm thực hiện việc tính trả lương cho
người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hồn
thành. Đây là hình thức tiền lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao
động, gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động. Có tác dụng khuyến
khích người lao động nâng cao năng suất.
Cơng ty TNHH Bách Kỳ Phương áp dụng hình thức trả lương theo sản
phẩm cho nhân viên kinh doanh bán hàng như trình dược viên, nhân viên
phịng kinh doanh.
1.3. Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại Công
ty TNHH Bách Kỳ Phương
Công ty TNHH Bách Kỳ Phương tiến hành trích các khoản BHYT,
BHXH, BHTN, KPCĐ cho cán bộ cơng nhân viên trong tồn Doanh nghiệp.
1.3.1. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH)
Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có
tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, hết tuổi lao động… trên cơ sở đóng
góp vào quỹ BHXH, khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định là 26% trên
tổng quỹ lương thực tế phải trả cho cán bộ công nhân viên của Doanh nghiệp
nhằm giúp đỡ họ về mặt tinh thần và vật chất.
Doanh nghiệp trích quỹ BHXH theo chế độ tài chính hiện hành. Doanh
nghiệp tiến hành trích theo tỷ lệ 26% trên tổng quỹ lương của Doanh nghiệp,
trong đó Doanh nghiệp phải nộp 18% trên tổng quỹ lương và tính vào chi phí
kinh doanh, cịn 8% trên tổng quỹ lương do người lao động trực tiếp đóng góp

(trừ vào thu nhập của họ). Những khoản trợ cấp thực tế cho người lao động tại
Doanh nghiệp trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, công nhân viên nghỉ
SV: Phạm Thị Hồng Gấm

8

Lớp: Kế toán K45B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Trần Qúy Liên

đẻ… được tính tốn trên cơ sở mức lương ngày của họ.
Quỹ BHXH được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, hưu trí… quỹ này do cơ quan bảo hiểm xã hội quản
lý. Hàng tháng Doanh nghiệp nộp đủ 26% tiền BHXH cho ban BHXH của
thành phố.
- Đối với trường hợp người lao động ốm đau:
Mức trợ cấp
BHXH

75% x tiền đóng BHXH tháng liền kề trước
=

26 ngày

x

Số ngày

thực tế
nghỉ

- Đối với trường hợp nghỉ thai sản: Mức trợ cấp BHXH là 100% tiền
lương đóng BHXH.
1.3.2. Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)
Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa
bệnh, thuốc, viện phí… cho người lao động trong thời gian ốm đau, bệnh
tật… Quỹ này hình thành bằng cách được tính tốn và trích theo tỷ lệ quy
định là 4,5% trên tổng quỹ lương cơ bản của người lao động.
Doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHYT theo tỷ lệ quy định trên
tiền lương cơ bản của người lao động trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, Doanh
nghiệp trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lương phải trả cơng
nhân viên trong tháng, trong đó 3% do Doanh nghiệp chịu khoản này được
tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ, 1,5% còn lại do người lao động đóng
(trừ vào lương). Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người tham gia đóng
góp quỹ trong hoạt động khám chữa bệnh.
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan
chuyên trách để quản lý và trợ cấp người lao động thông qua hệ thống y tế.
1.3.3. Kinh phí cơng đồn
Kinh phí cơng đồn (KPCĐ) là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy
định 2% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho người lao động trong Doanh
SV: Phạm Thị Hồng Gấm

9

Lớp: Kế toán K45B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành


GVHD: PGS.TS. Trần Qúy Liên

nghiệp nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đồng
thời duy trì hoạt động cơng đồn tại Doanh nghiệp.
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng Doanh nghiệp tiến hành trích 2%
kinh phí cơng đồn trên tổng số tiền lương thực tế phải trả người lao động
trong tháng và tồn bộ tính vào chi phí kinh doanh của Doanh nghiệp.
1% số KPCĐ được Doanh nghiệp nộp lên cơ quan cơng đồn cấp trên,
1% giữ lại Doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động cơng đồn tại doanh
nghiệp.
1.3.4. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là khoản tiền được Doanh nghiệp
trích theo tỷ lệ quy định là 2% quỹ tiền lương của người lao động. Khoản tiền
này được dùng để hỗ trợ một khoản tài chính đảm bảo cuộc sống cho người
lao động bị mất việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc.
Theo Điều 81 Luật BHXH, người thất nghiệp được hưởng BHTN khi
có đủ các điều kiện sau:
- Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi
thất nghiệp.
- Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH.
- Chưa tìm được việc sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thơng tư số 32/2010/TTBLĐTBXH thì mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân
tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề
trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của
pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp
luật.
Quỹ BHTN tại Doanh nghiệp được tiến hành trích theo tỷ lệ quy định
hiện hành là 2% trên tổng số tiền lương cơ bản của người lao động thực tế


SV: Phạm Thị Hồng Gấm

10

Lớp: Kế toán K45B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Trần Qúy Liên

phát sinh trong tháng. Trong đó Doanh nghiệp đóng 1% tính vào chi phí kinh
doanh trong kỳ, 1% cịn lại do người lao động đóng (trừ vào lương).
Các khoản trích theo lương bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN và
khoản tiền lương phải trả người lao động hợp thành chi phí nhân cơng trong
tổng chi phí kinh doanh của Doanh nghiệp.
Ngồi chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương Doanh nghiệp
còn xây dưng chế độ tiền lương thưởng cá nhân hoặc tập thể có thành tích
trong hoạt động kinh doanh như thưởng thi đua, thưởng nâng cao chất lượng
sản phẩm, tiết kiệm vật tư, sáng tạo… Nhằm mục đích khuyến khích người
lao động làm việc có hiệu quả và năng suất.
1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Công ty TNHH Bách Kỳ
Phương
Tổ chức bộ máy quản lý của cơng ty có ảnh hưởng rất lớn đến q trình
kinh doanh nói chung và quản lý chi phí, giá thành nói riêng. Cơng ty TNHH
Bách Kỳ Phương là đơn vị hạch toán độc lập, bộ máy tổ chức quản lý được
thiết kế theo loại hình tổ chức tập trung.
Bộ máy tổ chức quản lý của Doanh nghiệp được khái qt theo mơ
hình sau:


SV: Phạm Thị Hồng Gấm

11

Lớp: Kế toán K45B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Trần Qúy Liên

Sơ đồ 1-1. Sơ đồ bộ máy tổ chức, quản lý của
Cơng ty TNHH Bách Kỳ Phương
GIÁM ĐỚC

PHÓ GIÁM ĐỚC
KD

TP KỸ
THUẬT

PHÓ GIÁM
ĐỚC TÀI CHÍNH

TP KINH
DOANH

TP HÀNH
CHÍNH


Phòng Kỹ
thuật

Phòng
chăm sóc
khách
hàng

Phòng
Cung
ứng

TRƯỞNG PHÒNG
KẾ TOÁN

Phòng
kinh
doanh

Bợ phận
kế toán

Nhiệm vụ của từng bộ phận:
Ban Giám đốc: Gồm 01 Giám đốc, 02 phó Giám đốc trong đó:
- Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước các thành viên công ty về mọi hoạt
động kinh doanh của công ty, quyết định kế hoạch đào tạo của nhân viên để
đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả,ký kết các hợp đồng lao động của
công ty, quyết định các doanh mục thuốc mua vào- bán đi của cơng ty, phê
duyệt chính sách bán hàng, trực tiếp chỉ đạo các công tác xây dựng cơ bản, tổ


SV: Phạm Thị Hồng Gấm

12

Lớp: Kế toán K45B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Trần Qúy Liên

chức lao động, kinh tế, phân cơng cơng việc cho Phó giám đốc, các trưởng
phịng ban, nhân viên cơng ty.
- Phó Giám đốc: Phụ trách giúp Giám đốc Doanh nghiệp điều hành
trực tiếp kinh doanh, đôn đốc kiểm tra mọi hoạt động trên lĩnh vực kinh
doanh và tài chính.
Các phịng ban, bộ phận
- Phịng hành chính: Phịng có chức năng xây dựng phương án tổ
chức, chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng cán
bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp, giúp Giám đốc tổng hợp chính sách
về BHYT – BHXH đối với người lao động. Giải quyết các thủ tục hành chính
trọng nội bộ Doanh nghiệp.
- Phịng kế tốn: Phịng có chức năng giúp Giám đốc quản lý tài chính,
thực hiện cơng tác kế tốn thống kê tài chính và hạch tốn kinh tế trong kinh
doanh. Tổ chức mở sổ sách phù hợp với mô hình kinh doanh của Doanh
nghiệp, làm tốt cơng tác ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
hàng ngày chính xác, kịp thời.
- Phịng cung ứng: Lập kế hoạch kinh doanh, làm định mức cho các
loại sản phẩm. Có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ
hàng hóa, tìm hiểu các thơng tin về nhà cung cấp, về hàng hóa để chuẩn bị

cho việc kinh doanh của Doanh nghiệp.
- Phòng kỹ thuật: Quản lý tồn bộ máy móc, dây chuyền cơng nghệ
trong Doanh nghiệp, kiểm tra giám sát việc sử dụng máy móc, thiết bị, sửa
chữa, bảo dưỡng, thay thế máy móc,hướng dẫn sử dụng thiết bị y tế.
* Tổ chức lao động tại Công ty TNHH Bách Kỳ Phương
- Bộ phận lao động quản lý doanh nghiệp
Là nhân viên các phòng ban
+ Phòng kế toán

SV: Phạm Thị Hồng Gấm

13

Lớp: Kế toán K45B


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Trần Qúy Liên

+ Phịng hành chính
+ Phịng cung ứng
+ Và ban Giám đốc
Mỗi phịng ban bao gồm Trưởng phịng, phó phịng và các nhân viên
nghiệp vụ. Trưởng phòng là người theo dõi, ghi chép bảng chấm công cho các
nhân viên trong bộ phận, chịu sự giám sát của Giám đốc.
Nhiệm vụ của các phòng ban về lao động và tiền lương:
+ Phòng hành chính:
Tham mưu về cơng tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí, luân chuyển, thi
đua, khen thưởng, kỷ luật nhân sự trong toàn Doanh nghiệp theo đúng pháp

luật và theo đúng quy chế của Doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Tham mưu về quy chế, chính sách nhân sự, thiết lập cơ chế quản lý
nhân sự khoa học, tiên tiến, tạo động lực phát triển kinh doanh.
Quản lý tiền lương, tiển thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo
đúng chính sách, chế độ, pháp luật. Quản lý hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm
của cán bộ công nhân viên trong tồn cơng ty.
+ Phịng kế tốn:
Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời
gian, kết quả lao động.
Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch tốn ở các bộ phận kinh
doanh, các phịng ban, thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về lao
động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp.
Theo dõi tình hình thanh tốn tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ
cấp, trợ cấp cho người lao động.
Lập báo cáo về lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương, định
kỳ tiến hành phân tích tình hình lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ

SV: Phạm Thị Hồng Gấm

14

Lớp: Kế toán K45B



×