Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.06 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐỖ XUÂN VINH

CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ GIẢI PHÓNG
MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH OAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN HỢP

Hà Nội, 2023


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên


cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2023
Người cam đoan

Đỗ Xuân Vinh


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ, sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tơi hồn thành Luận văn thạc sĩ.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Hợp,
người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình tơi trong suốt thời gian
nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý quý báu của các thầy giáo, cô giáo
Trường Đại học Lâm nghiệp, cùng tồn thể bạn bè, đờng nghiệp, đã giúp đỡ
tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán
bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai; Phịng Tài ngun và Mơi
trường huyện Thanh Oai; Chi cục Thống kê huyện Thanh Oai; đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài.
Cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài,
tuy nhiên do kinh nghiệm nghiên cứu cịn hạn chế nên luận văn khơng tránh
khỏi thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của q thầy
cơ và bạn bè để luận văn của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2023
Học viên

Đỗ Xuân Vinh


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC BỒI
THƯỜNG, HỖ TRỢ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ...................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về cơng tác bời thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng........ 5
1.1.1. Một số khái niệm............................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm của q trình bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng ... 6
1.1.3. Nội dung công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng ............ 7
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác bồi thường, hỗ trợ giải
phóng mặt bằng ........................................................................................ 17
1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác bời thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng .. 19
1.2.1. Kinh nghiệm giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư ở một số địa
phương trong nước ................................................................................... 19
1.2.2. Bài học kinh nghiệm về công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt
cho huyện Thanh Oai ................................................................................ 30
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 32
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội ................. 32
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ...................................................... 32

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................ 34
2.1.3. Đánh giá chung............................................................................... 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 41
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 41
2.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................... 48


iv
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 51
3.1. Thực trạng công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Thanh
Oai, thành phố Hà Nội ................................................................................. 51
3.1.1. Thực trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố
Hà Nội ....................................................................................................... 51
3.1.2. Thực trạng công tác quản lý đất đai của huyện Thanh Oai .......... 58
3.2. Thực trạng cơng tác bời thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên địa
bàn huyện Thanh oai, thành phố Hà Nội ..................................................... 64
3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý đối với giải phóng mặt bằng các dự án
đầu tư ........................................................................................................ 64
3.2.2. Công tác tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng .... 69
3.2.3. Cơng tác xác định điều kiện bồi thường về đất, tài sản trên đất và
giá bồi thường hỗ trợ trong thu hồi đất.................................................... 70
3.2.4. Công tác lập và thực hiện các phương án bồi thường, hỗ trợ trong
thu hồi đất ................................................................................................. 72
3.2.5. Công tác công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư; chi trả tiền và bàn giao mặt bằng .................................. 75
3.2.6. Kết quả giải phóng mặt bằng giai đoạn 2020 - 2023..................... 77
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác bời thường, hỗ trợ, giải phóng mặt
bằng .............................................................................................................. 78
3.3.1. Pháp luật và chính sách của Nhà nước .......................................... 78
3.3.2. Các yếu tố từ bộ máy chính quyền thực hiện cơng tác giải phóng

mặt bằng ................................................................................................... 79
3.3.3. Các yếu tố thuộc về nhà đầu tư ...................................................... 80
3.3.4. Các yếu tố thuộc về người dân ....................................................... 81
3.4. Đánh giá chung về cơng tác bời thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng
trên địa bàn huyện Thanh Oia, thành phố Hà Nội ....................................... 83
3.4.1. Thuận lợi ......................................................................................... 83


v
3.4.2. Những khó khăn .............................................................................. 84
3.5. Giải pháp hồn thiện cơng tác bời thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng
trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội ....................................... 87
3.5.1. Quan điểm định hướng ................................................................... 87
3.5.2. Một số giải pháp ............................................................................. 90
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 94
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Dân số và lao động huyện Thanh Oai năm 2022 ........................... 34
Bảng 2.2. Chính sách áp dụng với dự án: Cụm công nghiệp Làng nghề Thanh
Thùy - giai đoạn 2 tại xã Thanh Thùy............................................................. 43
Bảng 2.3. Kết quả số tiền bồi thường, hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hời
tại dự án ........................................................................................................... 44
Bảng 2.4. Chính sách áp dụng với dự án: Nâng cấp, cải tạo đường liên xã
Thanh Cao - Cao Viên..................................................................................... 46
Bảng 2.5. Kết quả số tiền bồi thường, hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hời
tại dự án ........................................................................................................... 46
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng giai đoạn 2020 2022 của huyện Thanh Oai ............................................................................. 52

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất phân theo thị trấn, xã năm 2022................ 56
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp số liệu thành lập Tổ công tác trong 3 năm ............. 69
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp số liệu tổ chức khảo sát, đo đạc, kiểm đếm ........... 71
Bảng 3.5. Tổng hợp số phương án đã trình Hội đồng BT, HT&TĐC, số
phương án đã được Hội đồng phê duyệt ......................................................... 75
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp số phương án đã hoàn thiện và thực hiện công khai .. 77
Bảng 3.7. Kết quả cơng tác bời thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn
huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội .............................................................. 77
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp đội ngũ cán bộ tham gia công tác .......................... 80
Bảng 3.9. Bảng tổng hợp một số dự án chậm triển khai ................................. 81
Bảng 3.10. Ý kiến của 150 hộ gia đình cá nhân tham gia khảo sát ............... 82
Bảng 3.11. Tổng hợp ý kiến của các hộ tham gia điều tra, khảo sát về các vấn
đề liên quan đến cơng tác giải phóng mặt bằng .............................................. 86


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đờ vị trí tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội ...................... 32
Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về bồi thường hỗ trợ
GPMB huyện Thanh Oai ................................................................................. 64


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với tính chất đa dạng và thiết thực, xây dựng cơ sở hạ tầng có vai trị
đặc biệt quan trọng trong q trình phát triển kinh tế - xã hợi của Tỉnh, Thành
phố và các địa phương khác trong nước. Có thể xây dựng được một cơ sở hạ
tầng đồng bộ và hiện đại, nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng nhanh,
ổn định và bền vững.

Để thực hiện được các nhiệm vụ phát triển triển kinh tế - xã hội, bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái, an ninh quốc phịng thì mặt
bằng đất đai là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả
trong công tác đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để có mặt bằng
giao cho các chủ đầu tư thực hiện dự án thì Nhà nước tiến hành thu hồi đất
của các hộ dân. Quá trình thu hời đất của người dân Nhà nước tiến hành bời
thường, hỗ trợ và thực hiện giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, trong thời gian
vừa qua và hiện nay tại một số địa phương quá trình thực hiện bồi thường, hỗ
trợ và giải phóng mặt bằng đã gặp khơng ít khó khăn, vướng mắc trong q
trình triển khai thực hiện. Để khắc phục những tờn tại đó trong những năm
gần đây Nhà nước đã từng bước hoàn thiện pháp luật về đất đai và ban hành
các văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện về công tác bồi thường, hỗ trợ, giải
phóng mặt bằng và tái định cư nhờ vậy đã thực hiện mợt cách có hiệu quả hơn.
Thanh Oai là huyện nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Hà Nợi.
Huyện có 21 đơn vị hành chính trong đó có 1 thị trấn và 20 xã. Trong những
năm vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Thành Phố Hà Nội, huyện Thanh Oai đã
không ngừng phát triển và đổi mới, các công trình cơ sở hạ tầng được dần
hoàn thiện, các dự án phát triển kinh tế xã hội của huyện đã và đang thực hiện
triển khai. UBND huyện Thanh Oai luôn luôn coi trọng và đặt nhiệm vụ giải
phóng mặt bằng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là cơ sở để phát triển kinh


2
tế, văn hóa, xã hợi và nâng cao đời sống của nhân dân. Với vai trị là mợt
trong những chủ thể quản lý trong cơng tác giải phóng mặt bằng UBND
huyện Thanh Oai ln ln có các văn bản đơn đốc các phòng, ban, ngành và
các UBND các xã, thị trấn nghiêm túc triển khai cơng tác giải phóng mặt
bằng, tổ chức các buổi tuyên truyền vận động đến các hợ, gia đình, cá nhân có
đất bị thu hời để người dân nắm bắt và hiểu rõ các chính sách, chế độ cũng
như quyền lợi và nghĩa vụ khi triển khai cơng tác giải phóng mặt bằng đối với

từng dự án.
Để thực hiện các dự án và hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các đơn vị hành
chính Huyện đã tiến hành thu hồi đất của người dân. Trong quá trình thu hồi
đất, thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng tại địa
phương đã đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi và
đúng thời gian để bàn giao cho các chủ đầu tư cũng như đã có sự phối hợp, sự
nỗ lực tối đa của các ngành, các cấp chính quyền và cả hệ thống chính trị. Bên
cạnh đó, vẫn tờn tại mợt số hạn chế và khó khăn.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Cơng tác bồi
thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành
phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích thực trạng cơng tác bời thường, hỗ trợ giải phóng
mặt bằng tại huyện Thanh Oai, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Thanh Oai,
thành phố Hà Nội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơng tác bời thường, hỗ trợ
giải phóng mặt bằng trong quản lý nhà nước về đất đai.
- Đánh giá thực trạng cơng tác bời thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng
tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.


3
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác bời thường, hỗ trợ giải
phóng mặt bằng của dự án thu hồi đất tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nợi.
- Đề x́t mợt số giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác bời thường, hỗ
trợ giải phóng mặt bằng tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt
bằng của mợt số dự án của huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
- Đối tượng khảo sát:
+ Người dân có đất bị thu hời tại dự án lựa chọn nghiên cứu;
+ Cán bộ chuyên môn, các nhà quản lý liên quan đến lĩnh vực bồi thường,
hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại địa phương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Những vấn đề liên quan đến cơng tác bờ thường, hỗ trợ giải phóng mặt
bằng trên địa bàn huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội.
3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu thực hiện tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp từ năm 2020- 2022.
- Số liệu sơ cấp từ 2023.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác bời thường, hỗ trợ giải phóng
mặt bằng trong quản lý nhà nước về đất đai.
- Thực trạng công tác bời thường, hỗ trợ giải phóng mặt huyện Thanh
Oai, thành phố Hà Nội.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bờ thường, hỗ trợ giải phóng mặt
bằng tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.


4
- Mợt số giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác bời thường, hỗ trợ giải
phóng mặt bằng tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
5. Kết cấu chi tiết của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu làm ba chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản quản lý Nhà nước về hoạt
đợng bời thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng;
- Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG,
HỖ TRỢ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
1.1. Cơ sở lý luận về công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng
1.1.1. Một số khái niệm
- Đất đai: Theo luật đất đai thì “Đất là tài sản quốc gia, là tư liệu sản
xuất chủ yếu, là đối tượng lao đợng đờng thời cũng là sản phẩm lao đợng. Đất
cịn là vật mang của các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái canh tác, đất
là mặt bằng để phát triển nền kinh tế quốc dân”. Đất đai là tài nguyên đặc
biệt. Trước hết bởi đất đai có nguồn gốc tự nhiên, tiếp đến là thành quả do tác
đợng khai phá của con người. Nếu khơng có ng̀n gốc tự nhiên, thì con
người dù có tài giỏi đến đâu cũng không tự mình (dù là sức cá nhân hay tập
thể) tạo ra đất đai được. Con người có thể làm ra nhà máy, lâu đài và sản xuất,
chế tạo ra muôn nghìn thứ hàng hoá, sản phẩm, nhưng khơng ai có thể sáng
tạo ra đất đai.
Đất đai cịn là loại hàng hóa đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hợi, an ninh và
quốc phịng. Đợ phì nhiêu của đất, sự phân bổ không đồng nhất, đất tốt lên
hay xấu đi, được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp tuỳ thuộc vào sự quản lý
nhà nước và kế hoạch, biện pháp khai thác của người quản lý, sử dụng đất.
- Thu hồi đất là việc Nhà nước ra Quyết định hành chính để thu lại

quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban Nhân dân xã,
phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật Đất đai.
- Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại gía trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị
thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để
di dời đến địa điểm mới.


6
- Bồi thường tài sản là việc Nhà nước trả lại giá trị tài sản cho chủ sở
hữu có tài sản gắn liền với đất hợp pháp khi Nhà nước thu hồi đất.
- Hỗ trợ tài sản Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu
hồi đất mà đất đó tḥc đối tượng khơng được bời thường thì tùy từng trường
hợp cụ thể để được bời thường hoặc hỗ trợ tài sản
- Tái định cư là việc bố trí nơi ở mới cho người sử dụng đất khi Nhà
nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế,… mà phải di chuyển chỗ ở.
1.1.2. Đặc điểm của quá trình bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng
1.1.2.1. Đặc điểm chung
Cơng tác bời thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi
đất là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, nó tác đợng đến mọi mặt của
đời sống kinh tế, xã hội của Nhân dân. Giải quyết khơng tốt, khơng thỏa đáng
quyền lợi của người có đất bị thu hồi và những người bị ảnh hưởng khi thu
hồi đất dễ bùng phát khiếu kiện, đặc biệt là khiếu kiện đơng người, làm cho
tình hình an ninh trật tự, an ninh chính trị trở nên phức tạp, từ đó gây ra sự
mất ổn định về kinh tế, xã hợi, chính trị.
Cơng tác Giải phóng mặt bằng cũng là vấn đề vừa có tính thời vụ, vừa
có tính cấp bách của sự phát triển. Trong những năm gần đây vấn đề này trở
thành trung tâm của dư luận, là mối quan tâm hàng đầu của những người

hoạch định chính sách, nhà quản lý, nhà đầu tư… Thực tiễn đã chứng minh
rằng làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khơng chỉ tạo được
mơi trường thơng thống cho phát triển, thu hút đầu tư mà cịn góp phần làm
lành mạnh nhiều mối quan hệ xã hội, củng cố được lòng tin của Nhân dân,
khắc phục tệ quan liêu, chống tham nhũng.
1.1.2.2. Đặc điểm của công tác quản lý Nhà nước về giải phóng mặt bằng cấp
huyện
Giải phóng mặt bằng cấp huyện cũng là quá trình đa dạng, phức tạp nên
công tác quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng cũng rất đa dạng và phức


7
tạp, nó thể hiện khác nhau đối với mỗi dự án, nó liên quan đến lợi ích của các
bên tham gia và lợi ích của tồn xã hợi.
- Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau,
với các điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau và trình đợ dân trí khác nhau. Do
đó cơng tác tổ chức bời thường cũng có những đặc trưng nhất định với từng
vùng đất trong huyện, từng điều kiện sống khác nhau trên khu đất đó. Các tài
sản gắn trên đất cũng mang tính đa dạng về hình thức sở hữu nên công tác
định giá trong công tác bời thường cũng mang tính đa dạng cao.
- Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trị quan trọng
trong đời sống kinh tế - xã hội với mọi người dân. Ở các khu vực nông thôn
nơi mà dân cư sống chủ yếu nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất nông
nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của
người dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do tâm lý của
người dân thường là giữ đất để sản xuất.
1.1.3. Nội dung công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng
1.1.3.1. Tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất
Tổ chức triển khai các thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư đảm bảo công khai, dân chủ theo trình tự, thủ tục quy định của

pháp luật.
Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp ủy
đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Đảm bảo sự
phối kết hợp đờng bợ giữa các cấp, ngành có liên quan để thực hiện hiệu quả.
Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về thu hời
đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các đối tượng có liên quan, tạo sự
đờng thuận để người có đất, tài sản trên đất thu hời chấp hành chủ trương,
chính sách của Nhà nước, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ để thực hiện dự án.
Trên cơ sở các công việc và thời gian thực hiện, UBND huyện giao
nhiệm vụ trực tiếp cho các đơn vị cụ thể.


8
1.1.3.2. Xác định điều kiện bồi thường về đất, tài sản trên đất và giá bồi
thường, hỗ trợ trong thu hồi đất
Xác nhận của các cơ quan, đơn vị làm cơ sở lập phương án bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư:
a) Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành
việc điều tra, khảo sát, đo đạc và đóng dấu xác nhận Biên bản theo quy định
tại khoản 2, Điều 34, Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của
UBND thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hồn thành
việc xác nhận và có văn bản xác nhận về các nợi dung:
- Xác định nhà, đất trong phạm vi thu hồi của hợ gia đình, cá nhân có
tranh chấp hay khơng có tranh chấp;
- Ng̀n gốc sử dụng đất, q trình sử dụng đất ổn định theo Điều 21
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
- Tài sản gắn liền với đất bị thu hồi và thời điểm, quá trình hình thành
tài sản trên đất;
- Tình trạng đất ở, nhà ở khác (ngoài địa chỉ nơi có bị đất thu hời) trong
địa bàn xã, phường, thị trấn của hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất;

- Xác nhận hộ gia đình, cùng số nhân khẩu đang trực tiếp sinh sống tại
địa chỉ nơi thu hồi đất; số lao động trong độ tuổi (đối với trường hợp thu hời
đất nơng nghiệp) có nhu cầu hỗ trợ đào tạo, học nghề và tìm kiếm việc làm.
- Xác nhận hợ gia đình, cá nhân có trực tiếp sản x́t nơng nghiệp
khơng; có ng̀n thu nhập ổn định trên đất nông nghiệp bị thu hồi không (đối
với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp) theo quy định tại Khoản 30 Điều 3
của Luật Đất đai và Điều 3a Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, được
bổ sung tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017
của Chính phủ.
Trường hợp có khó khăn trong việc xác nhận, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến cộng đờng dân cư và các tổ chức chính trị, xã
hợi địa phương và công khai việc xác nhận.


9
b) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
yêu cầu bằng văn bản của Đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bời thường, giải
phóng mặt bằng, Chi cục Thuế có trách nhiệm hồn thành việc kiểm tra và có
văn bản xác nhận về thu nhập sau thuế làm căn cứ hỗ trợ ổn định đời sống và
sản xuất theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Quyết định số 10/2017/QĐUBND ngày 29/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội;
c) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
yêu cầu bằng văn bản của Đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bời thường, giải
phóng mặt bằng, Phịng Lao đợng, Thương binh và Xã hợi có trách nhiệm
hồn thành việc kiểm tra và có văn bản xác nhận về đối tượng chính sách
được hưởng hỗ trợ theo quy định;
d) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
yêu cầu bằng văn bản của Đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bời thường, giải
phóng mặt bằng, Cơ quan quản lý vốn, tài sản Nhà nước theo phân cấp có
trách nhiệm hồn thành việc kiểm tra và có văn bản xác nhận về ng̀n, cơ
cấu vốn có ng̀n gốc ngân sách nhà nước đối với đất, tài sản nằm trong chỉ

giới giải phóng mặt bằng của tổ chức.
Trường hợp các cơ quan liên quan tại khoản 3 Điều 34 Quyết định số
10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội không trả
lời bằng văn bản cho Đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bời thường, giải phóng
mặt bằng, làm chậm tiến đợ giải phóng mặt bằng thì sẽ bị xem xét trách
nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan và cán bộ công chức được giao nhiệm
vụ trực tiếp thụ lý hồ sơ theo quy định của Luật Cán bộ, công chức.
1.1.3.3. Lập và thực hiện các phương án bồi thường, hỗ trợ trong thu hồi đất
* Lập dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ văn bản của các
cơ quan liên quan xác nhận các nội dung tại Khoản 3 Điều 34 Quyết định số
10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội, Đơn vị


10
trực tiếp làm nhiệm vụ bời thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập dự
thảo phương án bời thường, hỗ trợ, tái định cư chi tiết cho từng tổ chức, hợ
gia đình, cá nhân có nhà, đất trong phạm vi dự án.
Nội dung dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi
tiết gồm:
a) Tên, địa chỉ của chủ sử dụng nhà, đất trong phạm vi thu hồi đất; số
hộ gia đình, số nhân khẩu, số lao động đang thực tế ăn ở, làm việc trên diện
tích đất của chủ sử dụng nhà đất trong phạm vi dự án; số lao động phải
chuyển nghề; số người đang hưởng trợ cấp xã hợi;
b) Diện tích, loại đất, vị trí, ng̀n gốc của đất bị thu hời; diện tích đất
cịn lại ngồi chỉ giới thu hời (nếu có);
c) Số lượng, chủng loại của tài sản nằm trong chỉ giới thu hời đất (riêng
đối với nhà, cơng trình xây dựng không phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá
nhân phải xác định tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại);
d) Số lượng, chủng loại mồ mả phải di chuyển; phương án di chuyển

mồ mả;
đ) Đơn giá bồi thường về đất, tài sản, đơn giá bồi thường di chuyển mồ
mả, đơn giá hỗ trợ khác và căn cứ tính tốn tiền bời thường, hỗ trợ;
e) Diện tích đất ở hoặc nhà ở được bời thường khi thu hời đất ở; diện tích
nhà, đất được bố trí tái định cư; phương án di dời đối với tổ chức (nếu có);
g) Dự kiến số tiền hỗ trợ tự lo tái định cư bằng tiền (nếu có);
h) Tổng số tiền bời thường, hỗ trợ (trừ trường hợp được bồi thường
bằng đất ở hoặc nhà ở khi thu hời đất ở);
i) Các khoản nghĩa vụ tài chính phải khấu trừ (nếu có);
* Thẩm tra dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
a) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được dự
thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư cấp huyện chịu trách nhiệm thẩm tra dự thảo phương án.


11
b) Trên cơ sở kết quả thẩm tra, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư
chỉ đạo Bộ phận Thường trực Hợi đờng chủ trì tổ chức bốc thăm xác định vị
trí đất ở hoặc nhà ở được bời thường và vị trí đất ở, nhà ở tái định theo quy
định tại Khoản 3 Điều 35 Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017
của UBND thành phố Hà Nội.
c) Trường hợp dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần
phải tiếp tục hồn chỉnh lại thì Bợ phận Thường trực Hội đồng Bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư hướng dẫn với Đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bời thường,
giải phóng mặt bằng hồn thiện dự thảo phương án trong thời gian không quá
05 ngày, kể từ ngày nhận được các phương án cần phải tiếp tục hoàn chỉnh.
* Xây dựng quy chế bốc thăm và tổ chức bốc thăm xác định vị trí đất ở
hoặc nhà ở được bồi thường và vị trí đất ở, nhà ở tái định cư
a) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày thẩm tra
xong dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Bộ phận Thường trực

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân
dân cấp xã xây dựng quy chế bốc thăm trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê
duyệt và tổ chức việc bốc thăm theo quy chế để xác định vị trí đất ở hoặc nhà
ở được bời thường và vị trí đất ở, nhà ở tái định cư đối với các hộ gia đình, cá
nhân được bố trí tái định cư.
b) Kết quả bốc thăm phải được lập thành biên bản và có xác nhận của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã và người bị thu
hồi đất được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở hoặc được bố trí tái định cư
hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp người được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở, được bố
trí tái định cư cố tình khơng tham gia bốc thăm theo quy định thì Bợ phận
Thường trực Hợi đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phối hợp với Ủy ban
nhân dân cấp xã lập biên bản và cử người bốc thăm thay.


12
* Niêm yết công khai, lấy ý kiến về dự thảo phương án bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư
a) Trong thời hạn không quá 03 ngày, kể từ ngày có kết quả bốc thăm
tái định cư, Đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bời thường, giải phóng mặt bằng
có trách nhiệm bổ sung vào dự thảo phương án các nợi dung sau:
- Diện tích, vị trí đất, nhà được bời thường và diện tích, vị trí đất, nhà
được bố trí tái định cư vào trong phương án. Số tiền chênh lệch giữa giá trị
quyền sử dụng đất ở bị thu hồi với giá trị quyền sử dụng đất, nhà ở được bồi
thường. Số tiền mua nhà, tiền sử dụng đất phải nộp của từng hộ gia đình, cá nhân.
- Số tiền bồi thường, hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân được nhận hoặc phải
nợp thêm (nếu có);
- Số tiền hỗ trợ tự lo tái định cư (nếu có) để người bị thu hồi đất lựa chọn;
b) Thông báo, niêm yết công khai lấy ý kiến về dự thảo phương án
Đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu

trách nhiệm và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hời tổ
chức lấy ý kiến về dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo
hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân bị thu hồi đất, đồng thời niêm
yết công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ sở
Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất
thu hời trong thời hạn ít nhất 20 ngày (trừ các trường hợp thu hồi đất quy định
tại Điều 17 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP)
Việc tổ chức lấy ý kiến và niêm yết công khai dự thảo phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư phải được lập thành biên bản, có xác nhận của
đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã,
đại diện những người có đất thu hời. Biên bản phải ghi rõ số lượng ý kiến
không đồng ý, số lượng ý kiến khác của người bị thu hồi đất đối với phương
án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trường hợp hợ gia đình, cá nhân có nguyện
vọng nhận tiền hỗ trợ để tự lo tái định cư thì viết đơn gửi Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi có đất bị thu hồi.



×