Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Tình trạng mệt mỏi và các yếu tố dự báo tình trạng mệt mỏi của điều dưỡng – hộ sinh trong hệ thống y tế vinmec năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
------------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN

TÌNH TRẠNG MỆT MỎI VÀ CÁC YẾU TỐ DỰ BÁO
TÌNH TRẠNG MỆT MỎI CỦA ĐIỀU DƯỠNG - HỘ SINH
TRONG HỆ THỐNG Y TẾ VINMEC NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Hà Nội - Năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
------------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN - C01852

TÌNH TRẠNG MỆT MỎI VÀ CÁC YẾU TỐ DỰ BÁO
TÌNH TRẠNG MỆT MỎI CỦA ĐIỀU DƯỠNG - HỘ SINH
TRONG HỆ THỐNG Y TẾ VINMEC NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. PHẠM VĂN TRƯỜNG
2. PGS.TS. VƯƠNG THỊ HOÀ



Hà Nội - Năm 2023

Thư viện ĐH Thăng Long


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................................. 3
1.1. Một số khái niệm...................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm về Điều dưỡng ..................................................................................3
1.1.2. Khái niệm về tình trạng mệt mỏi .......................................................................4
1.2. Tình trạng mệt mỏi ................................................................................................ 6
1.2.1. Dấu hiệu nhận biết tình trạng mệt mỏi ............................................................... 6
1.2.2. Nguyên nhân gây nên tình trạng mệt mỏi .......................................................... 7
1.2.3. Một số biện pháp khắc phục tình trạng mệt mỏi. ..............................................8
1.3. Các yếu tố dự báo tình trạng mệt mỏi của điều dưỡng – hộ sinh ......................10
1.3.1. Các yếu tố nhân khẩu học xã hội .....................................................................10
1.3.2. Các yếu tố liên quan đến tính cách ..................................................................12
1.3.3. Các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp ............................................................. 13
1.3.4. Các yếu tố về trình độ đào tạo và kinh nghiệm................................................14
1.3.5. Yếu tố gia đình .................................................................................................14
1.3.6. Yếu tố mơi trường làm việc .............................................................................15
1.3.7. Yếu tố thu nhập ................................................................................................ 16
1.4. Một số nghiên cứu về trình trạng mệt mỏi ở điều dưỡng – hộ sinh ....................17
1.4.1. Trên thế giới .....................................................................................................17
1.4.2. Tại Việt Nam ....................................................................................................19
1.5. Bộ câu hỏi đánh giá trình trạng mệt mỏi ............................................................. 20
1.5.1. Bộ câu hỏi về tình trạng mệt mỏi (Mashlach Burnout Inventory- MBI). ........20

1.5.2. Bộ câu hỏi MBI- khảo sát dịch vụ con người (MBI-HSS) .............................. 20
1.5.3. Bộ câu hỏi MBI-cho nhân viên y tế (MBI-MP) ...............................................21
1.5.4. Bộ câu hỏi MBI - dùng trong giáo dục (MBI-ES) ...........................................21
1.5.5. Bộ câu hỏi MBI- tổng hợp (MBI-GS).............................................................. 22
1.6. Tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ MBI-MP ............................................22
1.7. Hệ thống y tế Vinmec ......................................................................................... 22
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................24
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 24
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................24


2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 24
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ....................................................................24
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin ........................................................ 25
2.6. Biến số nghiên cứu .............................................................................................. 29
2.7. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 30
2.8. Dịch bộ cơng cụ, Kiểm tra tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ ..................31
2.8.1. Dịch bộ công cụ ............................................................................................... 32
2.8.2. Kiểm tra tính giá trị .......................................................................................... 32
2.8.3. Kiểm tra độ tin cậy ........................................................................................... 33
2.9. Phân tích và xử lý số liệu ....................................................................................33
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .....................................................................33
2.11. Sai số và hạn chế sai số .....................................................................................34
2.12. Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................................35
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................36
KẾT QUẢ .....................................................................................................................36
3.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .............................................36
3.1.1. Bệnh viện .........................................................................................................36
3.1.2. Giới tính ...........................................................................................................36

3.1.3. Phân bố về độ tuổi ............................................................................................ 37
3.1.4. Chức danh ........................................................................................................37
3.1.5. Phân bố số năm kinh nghiệm ...........................................................................38
3.1.6. Số giờ làm việc trong tuần ...............................................................................38
3.1.7. Đặc điểm về trình độ học vấn ..........................................................................39
3.1.8. Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu ........................................................ 39
3.1.9. Đặc điểm chính sách và trang thiết bị .............................................................. 40
3.2. Tình trạng mệt mỏi của điều dưỡng – hộ sinh ....................................................41
3.2.1. Điểm về tình trạng mệt mỏi .............................................................................41
3.2.2. Điểm trung bình về tình trạng mệt mỏi tại các bệnh viện ................................ 45
3.2.3. Điểm về tình trạng ý định từ bỏ cơng việc .......................................................45
3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với tình trạng mệt mỏi 45
3.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân và tình trạng mệt mỏi ........................... 45
3.3.2. Mối liên quan giữa chính sách khen thưởng và trang thiết bị với tình trạng ...48
3.3.3. Mối liên quan giữa ý định từ bỏ công việc và tình trạng mệt mỏi ...................49
3.4. Yếu tố dự báo tình trạng mệt mỏi .......................................................................50

Thư viện ĐH Thăng Long


3.4.1. Các yếu tố dự báo tình trạng mệt mỏi về cảm xúc ...........................................50
3.4.2. Các yếu tố dự báo tình trạng mệt mỏi về tính tiêu cực ....................................51
3.4.3. Các yếu tố dự báo tình trạng mệt mỏi về hiệu quả cá nhân ............................. 52
3.5. Độ tin cậy và tính giá trị của bộ công cụ ............................................................ 53
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................... 57
4.1. Mơ tả tình trạng mệt mỏi của Điều dưỡng – Hộ sinh trong hệ thống y tế Vinmec
năm 2022 ....................................................................................................................57
4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ................................................................ 57
4.1.2. Mơ tả tình trạng mệt mỏi của Điều dưỡng – Hộ sinh trong hệ thống y tế
Vinmec năm 2022 ......................................................................................................58

4.1.3.Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với tình trạng mệt mỏi..
......................................................................................................................62
4.1.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân và tình trạng mệt mỏi ....................62
4.2. Các yếu tố dự báo đến tình trạng mệt mỏi .......................................................... 69
4.3. Tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi MBI-MP .............................................70
4.4. Điểm mạnh và giới hạn của nghiên cứu.............................................................. 71
4.4.1. Điểm mạnh .......................................................................................................71
4.4.2. Giới hạn ............................................................................................................71
CHƯƠNG V .................................................................................................................72
KẾT LUẬN ..................................................................................................................72
5.1. Tình trạng mệt mỏi của Điều dưỡng – Hộ sinh trong hệ thống y tế Vinmec năm
2022
......................................................................................................................72
5.2. Các yếu tố dự báo đến tình trạng mệt mỏi .......................................................... 72
5.3. Độ tin cậy và tính giá trị của bộ câu hỏi MBI-MP..............................................72
CHƯƠNG VI ...............................................................................................................74
KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 75


LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn và kính trọng em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng
đào tạo, Bộ môn Điều dưỡng, các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Thăng Long đã
tận tình giảng dạy, hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Vương Thị Hoà, TS. Phạm Văn Trường đã
ln tận tình dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình
nghiên cứu và hồn thành Luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times city đã tạo
điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong q trình học tập.

Tôi xin chân thành cảm ơn các anh/chị điều dưỡng – hộ sinh của hệ thống y tế
Vinmec đã giúp đỡ tơi trong q trình điều tra, thu thập số liệu để tơi hồn thành Luận
văn này.
Cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã ln giúp đỡ, động
viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tơi học tập và hồn thành Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn.

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2023

Nguyễn Thị Phương Lan

Thư viện ĐH Thăng Long


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “ Tình trạng mệt mỏi và các yếu tố dự báo
tình trạng mệt mỏi của Điều dưỡng – Hộ sinh trong hệ thống y tế Vinmec năm 2022”
là công trình nghiên cứu của cá nhân tơi. Tất cả số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn do tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu khoa học nào.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2023

Nguyễn Thị Phương Lan


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm về thông tin các đối tượng tham gia nghiên cứu (n=400) ............39
Bảng 3.2. Đặc điểm chính sách và trang thiết bị cuả bệnh viện (n=400) ......................40

Bảng 3.3. Bảng điểm mệt mỏi cảm xúc.........................................................................41
Bảng 3.4. Bảng câu hỏi tính tiêu cực.............................................................................42
Bảng 3.5. Bảng câu hỏi hiệu quả cá nhân......................................................................43
Bảng 3.6. Điểm tình trạng mệt mỏi của điều dưỡng – hộ sinh (n=400)........................ 44
Bảng 3.7. Điểm trung bình tình trạng mệt mỏi tại các bệnh viện (n=400) ...................46
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa mệt mỏi và đặc điểm cá nhân (n=400) .......................... 46
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa tình trạng mệt mỏi và chính sách khen thưởng và trang
thiết bị ............................................................................................................................ 48
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tình trạng mệt mỏi và ý định từ bỏ cơng việc ..............49
Bảng 3.11. Các yếu tố dự báo tình trạng mệt mỏi về cảm xúc (n=400)........................ 50
Bảng 3.12. Các yếu tố dự báo tình trạng mệt mỏi về tính tiêu cực (n=400) .................51
Bảng 3.13. Các yếu tố dự báo tình trạng mệt mỏi về hiệu quả cá nhân (n=400) ..........52
Bảng 3.14. Độ tin cậy của bộ câu hỏi MBI-MP ............................................................ 53
Bảng 3.15. Tính giá trị về cấu trúc của bộ câu hỏi MBI-MP ........................................53
Bảng 3.16. Tính giá trị về nội dung MBI-MP ............................................................... 54
Bảng 3.17. Hệ số tải nhân tố (factor loading) của bộ câu hỏi MBI- MP ......................55

Thư viện ĐH Thăng Long


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về bệnh viện ..............................................................................36
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm giới tính.....................................................................................36
Biểu đồ 3.3. Phân bố về độ tuổi.....................................................................................37
Biểu đồ 3.4. Chức danh .................................................................................................37
Biểu đồ 3.5. Năm kinh nghiệm ......................................................................................38
Biểu đồ 3.6. Số giờ làm việc trong tuần ........................................................................38
Biểu đồ 3.7. Trình độ học vấn ......................................................................................39
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ % về tình trạng có ý định bỏ việc ....................................................45



DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt
AGFI

Adjusted Goodness-of-Fit Index

CFA

Confirmatory Factor Analysis (Phân tích yếu tố khẳng định)

CFI

Comparative Fit Index

COVID-19

Là một bệnh do vi-rút có tên SARS-CoV-2 gây ra

DP

Depersonalization (Tính tiêu cực)

EE

Emotional (Mệt mỏi về cảm xúc)

GFI


Goodness-of-Fit Index
Intraclass Coefficient Correlation (Độ tin cậy bằng tính nhất quán nội

ICC

tại)
Items of the Content Validity Index I-CVI (Chỉ số hiệu lực nội dung

I-CVI

của các câu hỏi)
Kaiser-Meyer-Olkin

KMO
MBI-AWS

câu hỏi của Mashlach dùng để khảo sát trong môi trường làm việc)
Mashlach Burnout Inventory Educators Survey (Bộ câu hỏi của

MBI-ES

Mashlach dùng trong giáo dục)
Mashlach Burnout Inventory General Survey (Bộ câu hỏi của

MBI-GS

Mashlach - tổng hợp)

MBI -GSS


MBI-HSS

The Mashlach Burnout Inventory and Areas of Worklife Survey (Bộ

Mashlach Burnout Inventory General Survey for Students (Bộ câu hỏi
của Mashlach dùng cho sinh viên
Mashlach Burnout Inventory Human Services Survey (Bộ câu hỏi của
Mashlach dùng để khảo sát dịch vụ con người)

Thư viện ĐH Thăng Long


Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt
NFI

Normed-Fit-Index

PA

Personal Accomplishment (Hiệu quả cá nhân)

RMSEA

Root-Mean-Square Error of Approximation

WHO


World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo WHO (2019), tình trạng mệt mỏi (Burnout) là một hội chứng – một hiện
tượng nghề nghiệp. Do căng thẳng ở nơi làm việc kéo dài, mà không được quản lý tốt.
Tình trạng mệt mỏi là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự không thoải
mái, khó chịu và thay đổi về sức khỏe của Điều dưỡng [37]. Tình trạng mệt mỏi làm
giảm chất lượng cuộc sống, sự hiệu quả trong công việc và làm tăng ý định bỏ việc của
Điều dưỡng. Ngồi ra, tình trạng mệt mỏi của Điều dưỡng liên quan đến sự an tồn,
chất lượng chăm sóc, giảm hài lịng của người bệnh, tăng tỷ lệ điều dưỡng trong chăm
sóc người bệnh [45], [73]. Đặc biệt trong đại dịch Covid-19, nhân viên y tế là nhóm
người có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19 so với các ngành nghề khác [37]. Trong đó
thì điều dưỡng là ngành nghề có khả năng lây nhiễm với Covid-19 cao nhất [87].
Thêm vào đó, thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) chỉ ra trong khoảng thời gian
từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2021 đã có từ 80 000 đến 180 000 nhân viên y tế chết do
Covid-19, trong đó đa số là Điều dưỡng [84]. Điều dưỡng đóng vai trị rất quan trọng
trong hệ thống y tế trong việc đáp ứng với đại dịch. Họ thường phải chịu áp lực tâm lý
ở mức độ cao và dai dẳng do Covid-19, họ lo sợ về sự an tồn của bản thân, các thành
viên trong gia đình, và người bệnh của họ [82]. Trong tình trạng đó, điều dưỡng dễ
dàng gặp phải tình trạng mệt mỏi, giảm năng suất làm việc, dễ gây sai sót trong thực
hành, thiếu tập trung và quan tâm đến người bệnh mà họ chăm sóc.
Tại Việt Nam, Điều dưỡng cũng như các nhân viên y tế khác đã tích cực tham
gia như những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch trong các hoạt động như sàng lọc, lấy
mẫu bệnh phẩm xét nghiệm Covid-19, tiêm chủng vaccine Covid-19, chăm sóc bệnh
nhân Covid-19 tại chỗ và tham gia hỗ trợ các nơi bùng dịch và bệnh viện dã chiến theo
yêu cầu. Điều này đã khiến cho Điều dưỡng tăng thêm khối lượng công việc, cũng như
áp lực và mệt mỏi cho chính bản thân họ.

Bài tổng quan tài liệu của các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra một số yếu tố làm
tăng tỷ lệ tình trạng mệt mỏi của Điều dưỡng như tuổi, giảm sự hỗ trợ từ xã hội, làm
việc lâu trong khu vực điều trị Covid-19, môi trường nguy cơ lây nhiễm cao, làm việc
trong môi trường không đủ dụng cụ bảo hộ và nguồn nhân lực, quá tải trong công việc,
không được đào tạo đầy đủ liên quan đến Covid-19 [81]. Trong khi đó, một số nghiên
cứu cũng chỉ ra tình trạng mệt mỏi không liên quan đến nơi làm việc, chức vụ, tuổi, số
năm làm việc, trình độ học vấn, số ca làm việc mỗi tuần [2, 14]. Từ các kết quả nghiên

Thư viện ĐH Thăng Long


2
cứu ở trên, cho thấy sự không thống nhất về mối tương quan giữa tình trạng mệt mỏi
và các yếu tố liên quan ở điều dưỡng – hộ sinh. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu về tình
trạng mệt mỏi của Điều dưỡng – hộ sinh sau giai đoạn dịch bệnh phần nào ổn định.
Thêm vào đó, tỷ lệ về tình trạng mệt mỏi ở điều dưỡng - hộ sinh ngày càng cao và phổ
biến, do đó cần bộ cơng cụ để đánh giá mức độ tình trạng mệt mỏi phù hợp với tình
hình của Việt Nam là rất cần thiết.
Do vậy tơi tiến hành nghiên cứu “ Tình trạng mệt mỏi và các yếu tố dự báo
tình trạng mệt mỏi của Điều dưỡng – Hộ sinh trong hệ thống Y tế Vinmec năm
2022 ” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả tình trạng mệt mỏi của Điều dưỡng – Hộ sinh trong hệ thống y tế
Vinmec năm 2022.
2. Đánh giá yếu tố dự báo tình trạng mệt mỏi của Điều dưỡng – Hộ sinh.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Một số khái niệm

1.1.1. Khái niệm về Điều dưỡng
Nghề Điều dưỡng đã ra đời từ rất lâu, năm 60 bà Phoebe (Hy Lạp) đã đến từng
gia đình có người ốm đau để chăm sóc. Bà được ngưỡng mộ và suy tôn là người nữ
điều dưỡng tại gia đầu tiên của thế giới. Cuối thế kỷ XVII, linh mục Vachet người
Pháp và linh mục Coffler người Bồ Đào Nha là hai giáo sĩ đầu tiên đã đặt nền móng
cho lĩnh vực y học và điều dưỡng phương Tây [8], [13]. Trên thế giới có rất nhiều định
nghĩa khác nhau về điều dưỡng và mỗi định nghĩa đều cho chúng ta hiểu rõ hơn về
chức năng và nhiệm vụ của những cán bộ công tác trong ngành nghề này [9],[13].
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, điều dưỡng là một bộ phận quan trọng trong
chăm sóc y tế, là trụ cột của hệ thống y tế. Ở mỗi nước, muốn nâng cao chất lượng y tế
phải chú trọng đến nâng cao chất lượng đội ngũ điều dưỡng.
Điều dưỡng là một môn nghệ thuật và khoa học nghiên cứu cách chăm sóc bản
thân khi cần thiết, chăm sóc người khác khi họ khơng thể tự chăm sóc. Tuy nhiên tuỳ
theo từng giai đoạn lịch sử mà định nghĩa về điều dưỡng được đưa ra khác nhau.
Tại Việt Nam, Điều dưỡng viên từng được gọi là Y tá. Hiện nay, theo cách dịch
mới và thống nhất chuẩn quốc tế, các bệnh viện đã thống nhất dùng thuật ngữ điều
dưỡng viên. Theo từ điển tiếng việt: “Điều dưỡng là người có trình độ trung cấp trở
xuống và chăm sóc người bệnh theo y lệnh bác sỹ”
Theo Florence Nightingale 1860: “Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi
trường của người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ”. Vai trò trọng tâm của người điều
dưỡng là giải quyết các yếu tố môi trường xung quanh người bệnh để họ phục hồi sức
khoẻ một cách tự nhiên.
Theo Virginia Handerson 1960: “Chức năng duy nhất của người điều dưỡng là
hỗ trợ các hoạt động nâng cao hoặc phục hồi sức khoẻ của người bệnh hoặc người
khoẻ, hoặc cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá thể có thể tự thực hiện nếu họ có
sức khoẻ, ý chí và kiến thức. Giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sự độc lập càng

sớm càng tốt”

Thư viện ĐH Thăng Long


4
Theo hội điều dưỡng Mỹ năm 1980: “Điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị
những phản ứng của con người đối diện với bệnh hiện tại hoặc bệnh có tiềm năng xảy
ra.”
Theo Hội Điều dưỡng thế giới năm 1973, điều dưỡng là chăm sóc và hỗ trợ
người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày. Chức năng nghề nghiệp cơ bản của
người điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao, phục hồi sức khoẻ của người bệnh
hoặc người khoẻ, cũng như làm cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá nhân có thể
thực hiện được nếu như họ có đủ sức khoẻ, ý chí và kiến thức, giúp đỡ các cá thể khác
sao cho họ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt.
Theo Hội Điều dưỡng Hoa Kỳ, điều dưỡng là một nghề hỗ trợ, cung cấp các
dịch vụ chăm sóc, đóng góp vào việc phục hồi và nâng cao sức khoẻ; để phản ánh đầy
đủ bản chất nghề nghiệp, phạm vi hành nghề, vị trí của ngành Điều dưỡng trong chăm
sóc sức khoẻ.
Năm 2005, Hội nghị toàn quốc chuyên ngành Điều dưỡng Việt Nam đã đưa ra
định nghĩa: Điều dưỡng là khoa học chăm sóc người bệnh, góp phần nâng cao chất
lượng chẩn đốn và điều trị tại bệnh viện và quá trình phục hồi sức khoẻ sau điều trị để
người bệnh đạt tới chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn.
1.1.2. Khái niệm về tình trạng mệt mỏi
Theo tổ chức Y tế thế giới, tình trạng mệt mỏi là một hội chứng – một hiện
tượng nghề nghiệp. Do căng thẳng ở nơi làm việc kéo dài, mà không được quản lý tốt
[83].
Hội chứng “Burnout” xuất hiện ở các thầy thuốc lần đầu tiên được mô tả vào
năm 1974 bởi chuyên gia tâm lý học người Mỹ Herbert Freudenberger. Đây là một
trạng thái mệt mỏi hoặc thất vọng xuất hiện sau khi cống hiến cho một nguyên nhân,

lối sống hoặc mối quan hệ mà trong đó nỗ lực như mong đợi khơng được tạo ra. Chán
nản xuất hiện như một phản ứng tiêu cực gây ra sau những đợt căng thẳng kinh niên
trong công việc. Các chuyên gia mắc hội chứng này coi đó là sự mất cân bằng liên tục
giữa nhu cầu, giá trị của họ và công việc họ làm.
Theo Maslach và cộng sự cho rằng: Tình trạng mệt mỏi là một hội chứng kết
hợp giữa sự kiệt quệ về mặt cảm xúc, sự cá nhân hóa và giảm thành tích cá nhân. Tình
trạng mệt mỏi về cảm xúc kéo theo cảm giác tâm lý khơng thể cho đi vì nguồn cảm
xúc cạn kiệt. Trong q trình phi cá nhân hóa, nhân viên trở nên thiếu thiện cảm hoặc


5
khó có lịng với khách hàng. Thành tích cá nhân bị giảm sút là khơng hài lịng về thành
tích cơng việc của chính mình. Tình trạng mệt mỏi xảy ra do sự không phù hợp kéo dài
giữa một người và ít nhất một trong sáu khía cạnh công việc sau đây:
- Khối lượng công việc: khối lượng công việc và nhu cầu quá lớn nên không thể phục
hồi được.
- Kiểm sốt: nhân viên khơng có đủ quyền kiểm sốt các nguồn lực cần thiết để hồn
thành hoặc hồn thành cơng việc của họ.
- Khen thưởng: thiếu phần thưởng xứng đáng cho cơng việc đã hồn thành. Phần
thưởng có thể là tài chính, xã hội và nội tại (tức là niềm tự hào mà một người có thể
trải qua khi làm một công việc).
- Cộng đồng: nhân viên không nhận thấy cảm giác kết nối tích cực với đồng nghiệp
và người quản lý của họ, dẫn đến thất vọng và giảm khả năng được xã hội hỗ trợ.
- Công bằng: một người nhận thức được sự không công bằng tại nơi làm việc, bao
gồm cả sự không công bằng về khối lượng công việc và mức lương.
- Giá trị: nhân viên cảm thấy bị ràng buộc bởi công việc của họ để hành động chống
lại các giá trị của bản thân và nguyện vọng của họ hoặc khi họ gặp xung đột giữa
các giá trị của tổ chức.
Tương tự, Theo tổ chức y tế thế giới WHO năm 2022 đã mô tả Tình trạng mệt
mỏi là một hội chứng – một hiện tượng nghề nghiệp do căng thẳng ở nơi làm việc kéo

dài, mà không được quản lý tốt [83]. Mặt khác, Kristensen và cộng sự mô tả bản chất
của Burnout là mệt mỏi và Burnout, thuộc về các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống
của một người. Ngoài ra, lý thuyết Hội thoại của Nguồn lực đã được sử dụng để định
nghĩa tình trạng mệt mỏi là cảm giác mệt mỏi về mặt tinh thần, mệt mỏi về thể chất và
mệt mỏi về nhận thức [95] , [85].
Các định nghĩa tình trạng mệt mỏi khác nhau; mỗi định nghĩa bao gồm một tập
hợp các thành phần Burnout. Ví dụ, định nghĩa của Maslach và cộng sự có tình trạng
kiệt quệ về mặt cảm xúc, cá nhân hóa và giảm thành tích cá nhân. Trong định nghĩa
Shirom – Melamed, các thành phần khác nhau: Mệt mỏi về cảm xúc, mệt mỏi về thể
chất và mệt mỏi về nhận thức [95], [85].
Hiện tượng này có ba thành phần chính: mệt mỏi về cảm xúc (Emotional - EE)
hoặc mất dần năng lượng, Burnout, mệt mỏi và mệt mỏi, được biểu hiện bên ngoài về
mặt thể chất hoặc tâm lý, hoặc cả hai; nhân cách hóa (Depersonalization-DP) hoặc các

Thư viện ĐH Thăng Long


6
hành vi tiêu cực cùng với các phản ứng thờ ơ đối với những người được chăm sóc
hoặc điều trị và thành tích cá nhân thấp (Personal accomplishment - PA) bao gồm bị
hạn chế và cảm thấy khơng hồn thành với công việc đã thực hiện.
Mệt mỏi về cảm xúc xảy ra khi nhân viên cảm thấy mệt mỏi hoặc có ít năng
lượng để tham gia vào cảm xúc. Nhân cách hoá chứa đựng việc phát triển thái độ và
cảm xúc tiêu cực đối với những người khác thực hiện công việc lao động cho
họ. Những người bị giảm hiệu quả cá nhân có xu hướng đánh giá thấp khả năng của họ
để thực hiện nhiệm vụ và tương tác với những người khác.
Hội chứng này có thể xảy ra ở nhân viên trong mọi lĩnh vực, nhưng hay gặp
nhất là những người làm việc trong mơi trường có mối liên quan mật thiết giữa người
với người, như giáo viên, nhân viên xã hội, nhân viên cảnh sát và nhất là nhân viên y
tế, trong đó, điều dưỡng là loại hình nhân viên y tế có tỷ lệ mắc tình trạng mệt mỏi cao

nhất.
Tình trạng mệt mỏi là một hội chứng liên quan đến công việc rất đặc thù của
những người công tác trong ngành y tế, nhất là các điều dưỡng và hộ sinh, những
người trực tiếp tham gia hoạt động khám, chữa bệnh tại các bệnh viện.
Biểu hiện của tình trạng mệt mỏi “Burnout” bao gồm 3 dấu hiệu chính:
(1) Mệt mỏi, cả về thể chất lẫn tinh thần,
(2) Hồi nghi, khơng cịn tin vào ai, khơng tin vào cả bản thân mình,
(3) Hiệu quả cơng việc giảm sút rõ rệt.
Các cơng trình nghiên cứu tại Mỹ cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng
mệt mỏi thay đổi theo các loại hình nhân viên y tế. Theo đó, điều dưỡng mắc tình
trạng mệt mỏi chiếm tỉ lệ cao nhất trong tất cả loại hình nhân viên y tế, cao nhất là
điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân (78%), kế đến là điều dưỡng điều trị và nữ hộ sinh
(64%), kế đến là các nhà quản lý lâm sàng (56%), nhà quản lý bệnh viện (42%) [65].
1.2. Tình trạng mệt mỏi
1.2.1. Dấu hiệu nhận biết tình trạng mệt mỏi
Khi rơi vào 1 trong 7 tình huống dưới đây thì xem như người điều dưỡng – hộ
sinh đó có nguy cơ rơi vào tình trạng mệt mỏi:
1. Điều dưỡng – Hộ sinh thuộc phái nữ, phụ nữ có xu hướng lo lắng cao hơn và
có nhiều trách nhiệm hơn ở nhà và tại nơi làm việc nên dễ bị rơi vào tình trạng mệt
mỏi về tinh thần.


7
2. Điều dưỡng làm việc tại các khoa có mơi trường làm việc căng thẳng như
khoa Hồi sức tích cực, khoa Cấp cứu hoặc khoa Chấn thương, … thường bị gánh nặng
cảm xúc mãnh liệt kéo dài.
3. Điều dưỡng nữ độc thân hoặc đã ly dị.
4. Điều dưỡng khơng có đời sống tâm linh.
5. Điều dưỡng có bằng trung học, dễ bị ức chế tâm lý khi so sánh với điều
dưỡng đã có bằng cử nhân.

6. Điều dưỡng làm việc tồn thời gian tại giường bệnh, mơi trường làm việc
càng gần bệnh nhân càng có nhiều nguy cơ dễ mắc tình trạng mệt mỏi.
7. Điều dưỡng mới tốt nghiệp, có nguy cơ rơi vào tình trạng mệt mỏi cao hơn
bất kỳ vị trí nào khác trong chăm sóc sức khỏe.
1.2.2. Nguyên nhân gây nên tình trạng mệt mỏi
Tình trạng mệt mỏi thường bắt nguồn từ cơng việc của chính bản thân mình.
Bất cứ ai cảm thấy làm việc quá sức và bị đánh giá thấp đều có nguy cơ gặp phải tình
trạng mệt mỏi. Từ các nhân viên văn phịng chăm chỉ cho đến bà nội trợ ở nhà chăm
sóc cha mẹ, con cái.
Nhưng tình trạng mệt mỏi khơng chỉ do công việc căng thẳng hoặc quá nhiều
trách nhiệm. Các yếu tố khác góp phần vào tình trạng mệt mỏi, bao gồm lối sống và
đặc điểm tính cách của bản thân. Trong thực tế, những gì bản thân mình làm và cách
mình nhìn thế giới có thể đóng vai trị lớn trong việc gây ra căng thẳng quá mức.
Từ công việc
- Cảm giác có ít hoặc khơng kiểm sốt được khối công việc.
- Thiếu sự công nhận hoặc khen thưởng cho công việc tốt
- Kỳ vọng công việc không rõ ràng hoặc quá khắt khe
- Công việc đơn điệu hoặc khơng có tính thử thách
- Làm việc trong mơi trường áp lực cao
- Tình trạng mệt mỏi do lối sống
- Khơng có đủ thời gian để gặp gỡ bạn bè hoặc thư giãn
- Thiếu các mối quan hệ gần gũi, nâng đỡ
- Nhận q nhiều trách nhiệm, khơng có đủ sự giúp đỡ từ người khác
Thiếu ngủ
- Tình trạng mệt mỏi do đặc điểm tính cách

Thư viện ĐH Thăng Long


8

- Xu hướng cầu tồn; khơng có gì là đủ tốt
- Cái nhìn bi quan về bản thân và thế giới
- Cần kiểm sốt mọi thứ, miễn cưỡng giao phó cho người khác
- Đặt mục tiêu cao.
1.2.3. Một số biện pháp khắc phục tình trạng mệt mỏi.
- Chỉ tập trung vào những điều quan trọng: Đừng đặt cho mình quá nhiều mục
tiêu và đừng tự tạo áp lực cho bản thân mình. Chúng ta có thể sử dụng phương pháp
Ma trận Eisenhower, giúp chúng ta quản lý thời gian hợp lý, để bản thân có thời gian
nghỉ ngơi, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và cơng việc.
- Tạm dừng trong giây lát: chúng ta có thể cảm thấy như từ bỏ hoặc dừng cơng
việc, nhưng đó là một cách hiệu quả để mình tìm và lắng nghe bản thân, tìm ra điều
mình thực sự muốn và đặt ra một mục tiêu rõ ràng. Hoặc có thể là một kỳ nghỉ để bản
thân bình tĩnh lại, suy nghĩ thoải mái hơn, tránh xa những kiểu suy nghĩ tiêu cực.
- Tình nguyện: thực hiện những chuyến đi đến những vùng sâu vùng xa để thay
đổi suy nghĩ về cuộc sống, nó mang lại cảm giác may mắn và giúp bản thân biết ơn
những gì mình đang có ở hiện tại.
- Thay đổi cách nhìn về cơng việc: một cơng việc khiến bản thân phải vội vã,
hay cảm thấy đơn điệu, khơng có sự thỏa mãn khiến bản thân gặp phải tình trạng mệt
mỏi. Tốt nhất cơng việc đó nên được từ bỏ và tìm một cơng việc mà bản thân yêu thích
thay thế. Nhắc lại, nên ưu tiên lựa chọn cơng việc mà mình thích. Nếu khơng chúng ta
cần tìm ra nhiều nhất có thể sự ưa thích trong cơng việc hiện tại. Tất nhiên, đối với
nhiều người trong chúng ta thay đổi công việc không phải là một giải pháp thiết thực.
Dù sao chúng ta vẫn cần tiền cho những hóa đơn hàng tháng mà. Do đó có những cách
khác mà bản thân có thể thực hiện.
- Cố gắng tìm một số giá trị trong cơng việc: Như đã nói ở trên, bất cứ một cơng
việc nào cũng có một hay nhiều vai trò nhất định. Tập trung vào các khía cạnh của
cơng việc mà bản thân mình thích. Ngay cả khi đó chỉ là trị chuyện với đồng nghiệp
vào bữa trưa. Thay đổi thái độ của bản thân đối với cơng việc của mình có thể giúp
bản thân mình lấy lại được cảm giác có mục đích và kiểm sốt.
- Tìm sự cân bằng trong cuộc sống của bản thân: nếu bản thân ghét cơng việc

của mình, hãy tìm kiếm ý nghĩa và sự hài lịng ở nơi khác. Ví dụ: gia đình, bạn bè, sở


9
thích hoặc cơng việc tự nguyện. Tập trung vào các phần của cuộc sống mang lại cho
mình niềm vui.
- Kết bạn tại nơi làm việc: Có nhiều mối quan hệ ở nơi làm việc có thể giảm sự
đơn điệu và chống lại tác động của tình trạng mệt mỏi. Có bạn bè để trị chuyện và đùa
giỡn có thể giảm căng thẳng. Nhất là khi bản thân khơng hồn thành cơng việc. Hoặc
cơng việc địi hỏi cao, điều này sẽ cải thiện hiệu suất cơng việc của chính mình. Hoặc
đơn giản chỉ là giúp bản thân vượt qua một ngày khó khăn.
- Hãy dành thời gian nghỉ ngơi: Nếu tình trạng mệt mỏi dường như là không thể
tránh khỏi, hãy cố gắng nghỉ ngơi hoàn toàn. Đi nghỉ mát, sử dụng hết những ngày
nghỉ phép, xin nghỉ phép tạm thời, bất cứ điều gì để loại bỏ bản thân khỏi tình huống
này. Sử dụng thời gian để nạp năng lượng lại cho chính mình. Đồng thời tìm kiếm các
phương pháp khác để sạc pin cho bản thân.
- Đánh giá lại các ưu tiên: Khơng thể phủ nhận rằng, tình trạng mệt mỏi là một
dấu hiệu cho thấy điều gì đó quan trọng trong cuộc sống của mình khơng hoạt động.
Dành thời gian để suy nghĩ về hy vọng, mục tiêu và ước mơ của bản thân. Liệu rằng
mình có đang bỏ bê một cái gì đó thực sự quan trọng với chính mình khơng? Đây có
thể là một cơ hội để khám phá lại những gì thực sự khiến bản thân mình hạnh phúc. Và
sống chậm lại, cho bản thân thời gian để nghỉ ngơi, suy ngẫm và chữa lành.
- Đặt ranh giới: Đừng làm bản thân đi quá giới hạn. Hãy tập nói “khơng” với
những u cầu lấy mất thời gian của chính mình. Nếu bản thân thấy điều này khó
khăn, hãy tự nhắc nhở bản thân rằng việc nói khơng cho phép bạn nói “có” đối với
những lời cam kết mình muốn thực hiện.
- Nghỉ ngơi, ngắt kết nối với thế giới công nghệ: Đặt thời gian mỗi ngày khi bản
thân ngắt kết nối hoàn toàn. Bỏ máy tính xách tay xuống, tắt điện thoại đi và ngừng
kiểm tra email.
- Nuôi dưỡng mặt sáng tạo của bạn: Sáng tạo là một liều thuốc giải mạnh mẽ

với tình trạng mệt mỏi. Hãy thử một cái gì đó mới, bắt đầu một dự án thú vị hoặc tiếp
tục một sở thích u thích. Chọn hoạt động khơng liên quan đến cơng việc hoặc bất cứ
điều gì gây ra căng thẳng của mình.
- Dành thời gian thư giãn: Yoga, thiền và thở sâu kích hoạt phản ứng thư giãn
của cơ thể. Đây là trạng thái nghỉ ngơi trái ngược với phản ứng căng thẳng. Nó cũng là
một giải pháp tốt, nó giúp bản thân tăng khả năng tập trung, có thể được sử dụng như

Thư viện ĐH Thăng Long



×