Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Giáo trình chuẩn bị cho lắp ráp và vận hành thiết bị (nghề nguội lắp ráp cơ khí trung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.35 KB, 36 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP&PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI

GIÁO TRÌNH

Mơ đun: chuẩn bị cho lắp ráp và vận
hành thiết bị
NGHỀ: NGUỘI LẮP RÁP CƠ KHÍ
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số: / QĐ-CĐCG ngày … tháng.... năm 2022
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ giới

Quảng Ngãi, năm 2022
(Lưu hành nội bộ)


1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.



2

LỜI GIỚI THIỆU
Trong nhiều năm gần đây tốc độ phát triển các nhà máy, phân xưởng cơ


khí ở nước ta khá nhanh. Trong mô đun Chuẩn bị cho lắp ráp và vận hành thiết
bị giúp người học tiếp thu được kiến thức chung về công tác chuẩn bị, cũng
như công tác hậu cần trong quá trình lắp ráp và nghiệm thu thiết bị, máy móc.
Nhận biết được các khái niệm và văn bản liên quan đến quá trình chuẩn bị. Với
mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm bốn bài.
Ở Việt Nam cho đến nay đã có khá nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo, sách
hướng dẫn về Chuẩn bị cho lắp ráp và vận hành thiết bị đã được biên soạn và
biên dịch của nhiều tác giả, của các chuyên gia đầu ngành về công lắp ráp. Tuy
nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong quá trình đào tạo của nhà trường
phải bám sát chương trình khung vì vậy giáo trình Chuẩn bị cho lắp ráp và vận
hành thiết bị được biên soạn bởi sự tham gia của các giảng viên của trường
Cao đẳng Cơ giới dựa trên cơ sở chương trình khung đào tạo đã được ban
hành, trường Cao đẳng Cơ giới với các giáo viên có nhiều kinh nghiệm cùng
nhau tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau để thực hiện biên soạn giáo trình
phục vụ cho cơng tác giảng dạy.
Giáo trình này được thiết kế theo mơ đun thuộc hệ thống mơ đun MĐ 14 của
chương trình đào tạo nghề Nguội lắp ráp ở cấp trình độ Trung cấp và được
dùng làm giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo, sau khi học tập xong
mơ đun này, học viên có đủ kiến thức để học tập tiếp các môn học, mô đun
khác của nghề.
Quảng Ngãi, ngày

tháng

năm 2022

Biên soạn
Hồ Trọng Hỷ

Chủ biên



3

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

Lời giới thiệu

2

Mục lục
Bài 1: Giao tiếp với khách hàng

3
10

Bài 2: Hợp đồng lắp ráp và vận hành thử thiết bị

22

Bài 3 Định mức vật tư, nguyên liệu và phụ tùng trong lắp ráp
và vận hành thử thiết bị
Bài 4: Yêu cầu cơ bản khi triển khai lắp ráp và vận hành thử
thiết bị
Tài liệu tham khảo
`


29
32
36


4

GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: CHUẨN BỊ CHO LẮP RÁP VÀ VẬN HÀNH THIẾT BỊ
Mã mô đun: MĐ 14
IVị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị mơ đun
- Vị trí: Mơ đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH
08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13,
- Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề.
- Ý nghĩa: Giúp học sinh nhận biết được những vấn đề chung nhất của Chuẩn bị
cho lắp ráp và vận hành thiết bị. Là mô đun mở đầu của các mô đun thuộc chuyên
ngành Nguội lắp ráp cơ khí. Giới thiệu các thuật ngữ cơ bản và hồ sơ của công tác
chuẩn bị lắp ráp và vận hành thiết bị.
- Vai trị: là mơ đun chuyên môn nghề thuộc chuyên ngành Nguội lắp ráp cơ khí
Mục tiêu của mơ đun
- Kiến thức
A1: Trình bày được vai trò Chuẩn bị cho lắp ráp và vận hành thiết bị
A2: Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu của quá trình Chuẩn bị cho lắp ráp và vận
hành thiết bị
- Kỹ năng:
B1: Lập được quy trình Chuẩn bị cho lắp ráp và vận hành thiết bị
B2: Nhận dạng được các loại thiết bị, các văn bản cần thiết trong lắp ráp và vận
hành thiết bị
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
C1: Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề Nguội lắp ráp cơ khí

C2: Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của sinh viên.
1. Chương trình khung nghề Cơng nghệ sửa chữa


MH,

I
MH 01
MH 02
MH 03
MH 04

Tên mơn học, mơ đun

Các mơn học chung
Chính trị
Pháp luật
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phịng - An ninh

Tín
chỉ

12
2
1
1
2

Thời gian đào tạo (giờ)

Trong đó
Thực
Tổn
Lý hành/thực Thi/
g số thuyế tập/thí kiểm
t
nghiệm/ tra
bài tập
255
94
148
13
30
15
13
2
15
9
5
1
30
4
24
2
45
21
21
3



5

MH 05 Tin học
MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn)
II
Các môn học, mô đun chuyên
môn ngành, nghề
II.1
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
MH 07 Điện kỹ thuật
MH 08 Cơ ứng dụng
MH 09 Vật liệu học
MH 10 Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ
thuật
MH 11 Vẽ kỹ thuật
MH 12 Thiết bị cơ khí
MH 13 Kỹ thuật an tồn và bảo hộ lao động
II.2
Các môn học, mô đun chuyên môn
MĐ 14 Chuẩn bị cho lắp ráp và vận hành
thiết bị
MĐ 15 Gia công chi tiết bằng dụng cụ cầm
tay
MĐ 16 Gia cơng chi tiết có sự hỗ trợ của
máy
MĐ 17 Lắp ráp mạch điện cơ bản
MĐ 18 Hàn điện cơ bản
MĐ 19 Lắp ráp và sửa chữa mối ghép ren,
mối ghép then
MĐ 20 Tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ

trục
MĐ 21 Tháo lắp và điều chỉnh bộ truyền
bánh răng, bộ truyền xích
MĐ 22 Tháo lắp và điều chỉnh bộ truyền
đai, bánh ma sát
MĐ 23 Tháo lắp và điều chỉnh cơ cấu biến
đổi chuyển động
MĐ 24 Lắp ráp và điều chỉnh mối ghép của
máy
MĐ 25 Nâng hạ, vận chuyển thiết bị bằng
phương pháp thủ công và cơ giới
MĐ 26 Lắp đặt máy công cụ
MĐ 27 Lắp đặt đường ống
MĐ 28 Thực tập sản xuất
Tổng

2
4

45
90

15
30

29
56

1
4


67

1375

442

856

77

20
3
3
3

325
45
45
45
45

213
42
34
30
30

92
0

9
12
12

20
3
2
3
3

60
45
40
1050
30

30
27
20
232
15

27
14
18
754
13

3
4

2
57
2

90

30

55

5

60

20

36

4

60
60
60

12
10
13

44
46

43

4
4
4

60

15

41

4

90

18

68

4

90

18

68

4


60

10

48

2

90

20

66

4

60

6

50

4

60
60
120
1630

15

12
15
536

41
44
101
1004

4
4
4
90

3
3
3
2
47
2
4
2
3
3
3
3
4
4
2
4

2
3
3
5
79


6

2. Nội dung chi tiết
Thời gian
Tổng Lý
Thực
số
thuyết hành
Giao tiếp với khách hàng
10
6
3
Hợp đồng lắp ráp và vận hành thử thiết
5
3
2
bị
Định mức vật tư, nguyên liệu và phụ
5
3
1
tùng trong lắp ráp và vận hành thử thiết
bị

Yêu cầu cơ bản khi triển khai lắp ráp và 10
3
7
vận hành thử thiết bị
Cộng
30
15
13

Số
Tên các bài trong mô đun
TT
1
2
3
4

Kiểm
tra*
1
1

2

3. Điều kiện thực hiện môn học:

3.1. Vật liệu:
+ Giấy, bút, các bảng biểu theo quy định, các sổ tay tra cứu, các tài liệu về
vật tư và cơ sở sản xuất
+ Dầu, dẻ các loại

+ Thép và các loại vật liệu khác theo tình huống đặt ra
3.2. Dụng cụ và trang thiết bị:
+ Dụng cụ tháo lắp, gia cơng có trang bị tại phân xưởng
+ Thiết bị nâng chuyển, kê đỡ cần cho lắp ráp, bảo dưỡng và sửa chữa
3.3. Học liệu:
+ Tài liệu về giao tiếp và ứng xử
+ Sổ tay tra cứu của thợ sửa chữa cơ khí
+ Bản trong về mẫu các biên bản, hợp đồng
+ Các phần mềm mô phỏng
3.4. Nguồn lực khác:
+ Phòng học lý thuyết với 18 chỗ ngồi
+ Máy chiếu Overhead Projector
+ Một khách hàng giả định có yêu cầu về bảo dưỡng và sửa chữa
4. Nội dung và phương pháp đánh giá:
4.1. Nội dung:
- Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
- Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng.


7

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
4.2. Phương pháp:
Người học được đánh giá tích lũy mơn học như sau:
4.2.1. Cách đánh giá
- Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư

số 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội.
- Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cơ giới như
sau:

Điểm đánh giá

Trọng số

+ Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1)

40%

+ Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2)
+ Điểm thi kết thúc môn học

60%

4.2.2. Phương pháp đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Thường xun

Định kỳ

Phương pháp
tổ chức
Viết/
Thuyết trình
Viết và

thực hành

Kết thúc mơn
Vấn đáp và
học
thực hành
4.2.3. Cách tính điểm

Hình thức
kiểm tra

Chuẩn đầu ra
đánh giá

Tự luận/
A1, C1, C2
Trắc nghiệm/
Báo cáo
Tự luận/
A2, B1, C1, C2
Trắc nghiệm/
thực hành
Vấn đáp và A1, A2, A3, B1, B2,
thực hành
C1, C2,

Số
cột

Thời điểm


1

kiểm tra
Sau 10 giờ.

3

Sau 20 giờ

1

Sau 30 giờ

- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo
thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.


8

- Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn
học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến
một chữ số thập phân.
5. Hướng dẫn thực hiện môn học
5.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Trung cấp Nguội Lắp ráp cơ khí
5.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học
5.2.1. Đối với người dạy
* Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gờm: Trình chiếu, thuyết
trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập cụ thể, câu hỏi thảo luận
nhóm….

* Thực hành:
- Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập thực hành theo nội dung đề ra.
- Khi giải bài tập, làm các bài Thực hành, thí nghiệm, bài tập:... Giáo viên
hướng dẫn, thao tác mẫu và sửa sai tại chỗ cho nguời học.
- Sử dụng các mô hình, học cụ mơ phỏng để minh họa các bài tập ứng dụng
trong công nghệ sửa chữa
* Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra.
* Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân cơng các thành viên trong
nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo u cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận,
trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm.
5.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được
cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài
liệu...)
- Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện bài thực hành và báo cáo kết quả
- Tham dự tối thiểu 70% các giờ giảng tích hợp. Nếu người học vắng >30% số
giờ tích hợp phải học lại mơ đun mới được tham dự kì thi lần sau.
- Tự học và thảo luận nhóm: Là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc
theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung cấp chủ
đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm


9

về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân cơng để phát triển và hồn
thiện tốt nhất tồn bộ chủ đề thảo luận của nhóm.
- Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ.
- Tham dự thi kết thúc môn học.
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học.
6. Tài liệu tham khảo:


1. Tài liệu cần tham khảo:
+ Nguyễn Đăng Trụ và Phạm Trắc Vũ-Tài liệu tập huấn phát triển giáo khoa
- 2004
+ Tập thể tác giả - Giáo dục học đại học - Đại học quốc gia HàNội - 2000
+ Giáo dục học nghề nghiệp
Tâm lý học nghề nghiệp


10

Bài 1: Giao tiếp với khách hàng
Mã bài 1: MB 14 - 01
Giới thiệu:
Trong bài này chủ yếu giới thiệu các phương pháp tiếp cận và giao tiếp
với khách hàng có nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, máy
1. Mục tiêu:
- Phỏng vấn và ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung, yêu cầu của khách
hàng về việc lắp ráp và vận hành.
- Thoả thuận với khách hàng về thời gian và giá thành.
- Viết được các biên bản giao, nhận và hợp đồng lắp ráp và vận hành thiết
bị đúng quy định, hợp pháp khi ký kết giữa khách hàng và đơn vị thực
hiện.
- Tính tốn các nhu cầu về: vật tư, nguyên liệu, thời gian, nhân công và giá
thành lắp ráp và vận hành theo nội dung, yêu cầu của công việc;
- Lập được kế hoạch thực hiện phù hợp với năng lực sản xuất của phân
xưởng.
- Chuẩn bị nơi làm việc, dụng cụ, thiết bị, vật tư, nguyên liệu đảm bảo cho
việc tiến hành lắp ráp và vận hành thuận lợi, đúng tiến độ theo hợp đồng
đã ký kết.

- Chấp hành nghiêm túc nội quy học tập, thái độ học tập đúng mực.
Phương pháp giảng dạy và học tập bài mở đầu

-

Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn

giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ nhận dạng các
loại ô tô
Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học
Điều kiện thực hiện bài học
- Phịng học chun mơn hóa/nhà xưởng: Phịng học chuyên môn
- Trang thiết bị: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình mơn học, giáo trình, tài
liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
- Các điều kiện khác: Khơng có
Kiểm tra và đánh giá bài học
-

Nội dung:

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu
kiến thức


11

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng mơn học.
+ Nghiêm túc trong q trình học tập.
-

Phương pháp:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)
 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: khơng có
 Kiểm tra định kỳ thực hành: khơng có
Nợi dung chính:
Bài 1: Giao tiếp với khách hàng
Mục tiêu
- Trình bày được nội dung, phương pháp giao tiếp với khách hàng
- Giáo tiếp với khách hàng và tìm kiếm được hợp đồng
- Tỉ mĩ, thận trọng, tôn trọng khách hàng
Nội dung
1. Các phương pháp tiếp cận với khách hàng
1.1 Hãy cho khách hàng biết họ là người quan trọng
Họ biết rằng cơng ty bạn có rất nhiều khách hàng khác nhau nhưng họ
chỉ thực sự u q nó nếu bạn khiến họ cảm thấy mình thực sự quan trọng
với bạn. Hỏi khách hàng về những lời khuyên khách hàng nào cũng có sẵn
những ý kiến cá nhân về cung cách làm việc của bạn và công ty bạn, và nếu
họ được hỏi vào thời điểm thích hợp theo những cách thích hợp, đồng thời
họ cảm thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến câu trả lời, khách hàng sẽ đưa
cho bạn lời khuyên đó.
Cách giao tiếp với khách hàng tốt nhát ở đây là không nên tỏ ra sẵn sàng
tranh luận, cướp lời, khẳng định hơn thiệt với khách hàng khi xảy ra những
điều phàn nàn của khách. Việc cần thiết, và là nhiệm vụ của bạn là phải
lắng nghe, cảm ơn và tìm cách khắc phục thiếu sót ngay sau đó nếu có thể.

Coi trọng ý kiến của khách hàng, đừng bao giờ nói họ lầm lẫn.
1.2. Nghệ thuật đặt câu hỏi


12

Nghiên cứu thói quen của khách hàng chỉ ra rằng, 81% khách hàng từ
bỏ nếu họ cảm thấy rằng đối phương khơng có thiện chí giúp đỡ hoặc
khơng chú ý đến nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ: Khách hàng muốn mua một chiếc xe tiêu tốn ít nhiên liệu và có kích
cỡ nhỏ để tiện đi trong thành phố vốn đã rất chật chội, nhưng suốt buổi họ
toàn được nghe người bán hàng “thao thao bất tuyệt” về những thế mạnh
của chiếc xe cồng kềnh, điều này dường như đã đi sai với nhu cầu cần mua
của khách hàng.
Đặt câu hỏi cũng là cách giao tiếp với khách hàng thông minh và hiểu
rõ hơn nhu cầu của khác hàng.
Câu hỏi tiếp cận khách hàng luôn phải là “Chào chị, em có thể giúp gì cho
chị?” chứ khơng phải “Chị muốn gì”.
Ln cười nói thật tâm chứ khơng đón khách bằng thái độ lạnh nhạt. Giải
đáp đầy đủ thắc mắc, khiếu nại của họ chứ không phải làm lơ. Hãy luôn
luôn phải giữ thể diện cho khách hàng. Đặc biệt, đừng bao giờ có thái độ,
phân biệt đối xử với khách hàng.
Em/cháu…có thể giúp gì cho anh/chú…? Bạn muốn mang lại niềm vui
cho khách hàng, chứ không phải bạn cho khách hàng một cái gì đó“. Khách
hàng khơng muốn giao dịch với những người quan liêu, cứng nhắc, nên
người phục vụ cần nhã nhặn tìm hướng giải quyết linh hoạt trong chừng
mực có thể. Hãy nhớ: “đừng để khách hàng thất vọng”.
1.3. Giúp đỡ khách hàng nhiệt tình
Mình là con gái, xe lead của mình rất nặng và đó là lý do vì sao mình
rất thích những cửa hàng nào mà có thể giúp mình dắt x era, dắt xe vào. Dù

chỉ là giúp đỡ khách mang hàng ra xe hay đơn giản là mở cửa giúp người
đang mang hàng nặng trên tay thì một thơng điệp rõ ràng đó là bạn sẵn
sàng giúp đỡ họ và ấn tượng này sẽ hằn sâu vào tâm trí khách hàng. Và tất
nhiên, nó sẽ khiến họ quay trở lại với bạn vào lần sau.
1.4. Kiên định quan điểm
Khơng nên gió chiều nào che chiều ấy mà cần phải học cách nói lời của
chính mình. Nhưng cũng khơng được phản bác quan điểm của người khác
mà đề xuất các phương án giải quyết hợp lý.
1.5. Nhân viên kinh doanh đừng chỉ biết nói và nói
Cần bình tĩnh nói, tránh biến cuộc nói chuyện thành cuộc thi hùng biện.
Việc tranh luận với người khác cũng là điều quan trọng, tuy nhiên, bạn nên
biết khi nào mình cần tranh biện, khi nào khơng để có thể giao tiếp tốt hơn
trong kinh doanh. Bạn có thể đăng ký khóa học Kỹ năng giao tiếp ứng xử
thơng minh để nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình.
1.6. Hiểu rõ thơng điệp của người nói


13

Hãy nhớ rằng những gì người khác nói và những gì chúng ta nghe có
thể hồn tồn khác nhau! mọi sự chắt lọc, giả định, phê phán cũng như tin
tưởng mang màu sắc cá nhân của chúng ta có thể sẽ bóp méo những gì
chúng ta nghe được. Thay vì nói ”Bạn nên làm thế này”, bạn nên sử dụng
một số cách nói khác thể hiện rõ sự tơn trọng của mình, ví dụ như ”một
cách khá khả thi là..” hoặc ” có một cách đã giúp tơi trong trường hợp
tương tự như thế này là X. Nếu bạn nghĩ nó sẽ giúp ích được cho bạn thì tơi
rất vui lịng chia sẻ với bạn điều đó”.
Điều gì có thể khiến cả hai người cùng thích thú (ví dụ như việc gỡ rối
một vấn đề nào đó)? Một cách để bắt đầu khám phá ra điểm tương đồng
chính là việc chia sẻ các dự định thầm kín của mình- ví dụ như bạn có thể

nói: “Dự định của tơi khi chia sẻ với bạn về điều này chính là để giúp bạn
thành công trong dự án này”.
1.7. Bán những lợi ích chứ không bán đặc tính của sản phẩm
Lỗi lớn nhất mà người bán hàng phạm phải là cứ tập trung miêu tả sản
phẩm và dịch vụ của mình. Trong khi việc tốt hơn nên làm là nói về những
điều khiến cho sản phẩm đó trở nên quan trọng.
1.8. Bán cho những người có khả năng mua nhất.
Khách hàng tiềm năng tốt nhất của bạn là người rất quan tâm tới sản
phẩm hoặc dịch vụ của bạn và có nguồn tài chính để mua nó. “Nếu bạn
đang bán máy photocopy, đừng cố gắng bán nó cho những người chưa từng
mua loại sản phẩm này trước đó”, lời khuyên đưa ra là “Hãy bán cho
những người đã từng mua sản phẩm này hoặc những người bạn biết là có
nhu cầu mua. Hãy chỉ cho họ thấy các sản phẩm của bạn tốt như thế nào”.
1.9. Tiếp cận khách hàng trực tiếp.
Việc đầu tư một số tiền lớn vào quảng cáo trên các ấn phẩm hoặc gửi
mail trực tiếp là một trong những cách kém hiệu quả nhất đối với những
doanh nhân lần đầu làm kinh doanh. Khơng có đường tắt trong việc tiếp
cận mang tính chất cá nhân. Hãy gặp gỡ với từng khách hàng của bạn, nếu
không gặp trực tiếp thì ít nhất cũng gọi điện thoại.
1.10. Xây dựng mối quan hệ ngay từ đầu
Việc xây dựng mối quan hệ ngay từ đầu mang lại những lợi ích cho bạn
và cả khách hàng. Trước khi thảo luận kinh doanh, cần xây dựng mối quan
hệ với khách hàng tiềm năng. Bạn cần chuẩn bị những gì? Tìm hiểu xem
liệu bạn và khách hàng đó có cùng quen biết một người nào đó? Hoặc tìm
hiểu một chút liên quan đến đời sống cá nhân của khách hàng cũng là một
điều nên được lưu ý.


14


Cách giao tiếp bán hàng một cách thơng minh chính là hãy tìm hiểu thêm
thơng tin khách hàng giúp bạn có được sự gần gũi hơn khi tiếp cận khách
hàng tiềm năng, thay vì bạn khơng biết một chút thơng tin nào của họ.
1.11. Thăm dò sâu hơn
Nếu một khách hàng tiềm năng nói với bạn rằng: “Chúng tơi đang tìm cách
tiết kiệm chi phí và gia tăng hiệu quả”, và bạn ngay lập tức nói với anh ta
bằng cách nào các sản phẩm của bạn đáp ứng các yêu cầu đó, thì lời nhận
xét của Richardson là: “Một người bán hàng thực sự khôn ngoan sẽ không
làm như vậy”.
Cần hỏi thêm để thăm dị sâu hơn chính là cách giao tiếp với khách hàng
hiệu quả và đạt được nhiều lợi ích cho cả hai. “Tơi hiểu tại sao điều đó
quan trọng. Có thể cho tơi ví dụ cụ thể được không?”. Richardson gợi ý:
hỏi để biết thêm thông tin và nhờ vậy bạn có thể xác định vị trí sản phẩm
của bạn tốt hơn và hiểu các nhu cầu của khách hàng.
1.12. Học cách lắng nghe
Bạn có biết rằng, khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu như thế nào nếu
những người bán hàng nói liên tục trong suốt thời gian giới thiệu sản phẩm
khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán và thường làm mất cơ hội của mình.
Do đó, bạn cần dừng lại lắng nghe ít nhất 50% số thời gian dành cho
việc giới thiệu. Bạn có thể nâng cao kỹ năng lắng nghe của mình bằng cách
ghi chép vắn tắt, quan sát ngôn ngữ hành động của khách, không nhảy xổ
vào kết luận mà tập trung vào điều mà khách hàng đang nói.
1.13. Chăm sóc thường xuyên
Đừng nghĩ rằng, khách hàng mua hàng của bạn xong rồi thì là xong,
nếu khơng được chăm sóc đúng cách, khách hàng của bạn cũng sẽ nhanh
chóng bị đối thủ cạnh tranh tư vấn mà thôi. Việc cần làm của nhân viên
chăm sóc khách hàng là gì?
Hãy viết thư cảm ơn, gọi điện cho khách hàng sau khi bán hàng để đảm
bảo họ hài lịng và duy trì mối quan hệ trong tương lai. Đây là cách giao
tiếp với khách hàng vô cùng thơng minh và khiến khách hàng cảm thấy hài

lịng khi tiếp xúc với bạn. “Bạn phải ở phía trước khách hàng và luôn bày
tỏ sự quan tâm cũng như trách nhiệm”, Richardson nói. “Việc theo sát
khách hàng là rất tích cực”.
2. Phương pháp khai thác nhu cầu về lắp ráp và vận hành thiết bị
Mục tiêu
- Soạn thảo được bản hợp đồng giao nhận thiết bị để lắp ráp, vận hành thử
theo đúng quy định của Nhà nước


15

- Thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng theo quyền hạn quản lý giữa khách
hàng với phân xưởng, nhà máy
- Giao nhận và lưu trữ các bản hợp đồng cho khách hàng đúng nơi quy định
của phân xưởng, nhà máy
- Có tinh thần trách nhiệm và chính xác trong công việc
Nội dung
2.1. Nguyên tắc chung về lắp đặt và vận hành thiết bị
Theo tiểu mục 2.4 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong
thi công xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD
quy định về quy chuẩn lắp đặt thiết bị như sau:
-Thiết bị cố định được lắp đặt phải đáp ứng các u cầu sau:
+ Khơng bị dịch chuyển vị trí do tác động của vật nâng, do rung động hoặc
các ảnh hưởng khác;
+ Người vận hành không bị ở trong tình trạng (hoặc vị trí) nguy hiểm do
vật nâng, cáp hoặc tang cuốn cáp;
+ Người vận hành có thể quan sát được toàn bộ khu vực hoạt động của
thiết bị và khu vực lân cận hoặc có thể liên lạc được với các vị trí nhận
hoặc dỡ tải bằng điện thoại, bằng tín hiệu hoặc bằng các phương pháp liên
lạc phù hợp khác

- Khoảng cách thông thủy tối thiểu giữa phần chuyển động của thiết bị
nâng hoặc vật nâng được quy định như sau:
+ Đối với các vật cố định ở không gian xung quanh (như tường, cột): 70
cm;
+ Đối với đường dây dẫn điện: Theo quy định của QCVN 01:2020/BCT.
- Phải kiểm tra, tính tốn KNCL và ổn định của thiết bị nâng với tải trọng
gió tại khu vực lắp đặt thiết bị.
- Không được thay đổi về cấu trúc hoặc sửa chữa bất cứ bộ phận nào của
thiết bị mà không được chấp thuận và giám sát bởi người có thẩm quyền.
Các thay đổi phải được thử nghiệm hoặc kiểm định an toàn theo quy định
(đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ).
Lưu ý: Người có thẩm quyền là người thiết kế thiết bị nâng hoặc người
được giao nhiệm vụ của nhà sản xuất (hoặc cung cấp) hoặc người quản lý
máy, thiết bị thi cơng (hoặc quản lý an tồn) của nhà thầu và người giám
sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC) được đào tạo về máy
xây dựng.
2.2. Quy chuẩn về lắp đặt thiết bị
Quy chuẩn về lắp đặt thiết bị, cách kiểm tra thiết bị và vận hành an toàn
thiết bị như thế nào theo quy chuẩn mới nhất?
Việc kiểm tra và thử nghiệm thiết bị nâng được quy định như thế nào?
Theo tiểu mục 2.4 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi
công xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy


16

định về nguyên tắc kiểm tra, thử nghiệm và kiểm định an toàn thiết bị như
sau:
- Thiết bị, phụ kiện phải được kiểm tra, thử nghiệm hoặc kiểm định an
toàn (đối tượng phải kiểm định xem 2.4.1.9.3) vào các thời điểm sau:

+ Trước khi đưa vào sử dụng lần đầu;
+ Sau khi lắp đặt trên công trường;
+ Định kỳ trong q trình sử dụng (nếu có quy định của cơ quan có thẩm
quyền hoặc của nhà sản xuất);
+ Sau khi sửa chữa;
+ Thay đổi về cấu trúc hoặc vị trí của thiết bị.
- Đối với các thiết bị, phụ kiện khơng thuộc loại có u cầu nghiêm ngặt về
ATVSLĐ nêu tại điểm c của 2.1.1.5, công việc kiểm tra, thử nghiệm an
toàn phải thực hiện theo các quy định sau:
+ Tải trọng thử và các yêu cầu khác theo chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc quy
định của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
+ Do người được giao nhiệm vụ vận hành hoặc cá nhân có đủ điều kiện
hoạt động kiểm định an toàn theo quy định thực hiện dưới sự chứng kiến và
giám sát bởi người quản lý máy, thiết bị thi cơng (hoặc quản lý an tồn)
của nhà thầu và người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu
EPC).
- Đối với các loại thiết bị và phụ kiện nâng thuộc loại có yêu cầu nghiêm
ngặt về ATVSLĐ nêu tại điểm c của 2.1.1.5, công việc kiểm định an toàn
phải:
+ Tuân thủ đúng nội dung quy định trong quy trình kiểm định do cơ quan
có thẩm quyền ban hành;
+ Được thực hiện bởi tổ chức có đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật
an toàn lao động theo quy định của pháp luật;
+ Được thực hiện dưới sự chứng kiến, giám sát bởi người quản lý máy,
thiết bị thi công (hoặc quản lý an toàn) của nhà thầu và người giám sát xây
dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC)
- Kết quả kiểm tra, thử nghiệm hoặc kiểm định thiết bị nâng, phụ kiện phải
được lập thành biên bản theo mẫu quy định do cơ quan có thẩm quyền ban
hành. Các tài liệu này phải được lập, lưu trữ như một phần hồ sơ của cơng
trình và phải xuất trình khi có u cầu của các cơ quan có thẩm quyền, chủ

đầu tư, người vận hành hoặc đại diện của họ.
2.3.Vận hành thiết bị
Theo tiểu mục 2.4 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an tồn trong thi
cơng xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy
định về việc vận hành thiết bị như sau:
- Người vận hành thiết bị chỉ được phép vận hành đúng loại thiết bị đã
được đào tạo và phải tuân thủ quy trình làm việc do người sử dụng lao
động quy định.


17

- Các thiết bị và phụ kiện nâng không được phép sử dụng khi tải trọng vượt
quá tải trọng làm việc an tồn cho phép của chúng.
- Khơng được vận hành thiết bị khi khơng có các thiết bị hoặc người điều
phối để truyền (báo) tín hiệu.
- Khơng được phép sử dụng thiết bị để vận chuyển, sản xuất trừ trường hợp
chúng được thiết kế, chế tạo, lắp đặt và sử dụng cho mục đích vận chuyển
hoặc trong những tình huống khẩn cấp
- Việc tăng, hạ tải phải được thực hiện khi có người hướng dẫn
- Tại các khu vực có người, máy, thiết bị thi cơng di động khác thường
xuyên qua lại, việc nâng, hạ tải phải được thực hiện trong khu vực được
quây kín (để ngăn cách với giao thông xung quanh) hoặc phải thực hiện các
biện pháp khác như ngừng hoặc chuyển hướng đi của người, máy, thiết bị
thi công di động.Tại những khu vực này, phải thiết lập vùng nguy hiểm và
ĐBAT theo quy định từ 2.1.1.2 đến 2.1.1.4.
2.4.Chính sách thuế.
Căn cứ Thơng tư 45/2013/TT-BTC tại Điều 4, Khoản 1, Điểm a quy định
việc xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hính như sau:
“Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua

thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (khơng bao gồm các khoản thuế
được hồn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm
đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát
sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển,
bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các
chi phí liên quan trực tiếp khác.”
Căn cứ theo quy định trên thì nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm
là:
+ Giá mua thực tế
+ Các khoản thuế (khơng bao gồm các khoản thuế được hồn lại),
+ Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài
sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc
dỡ; chi phí lắp đặt, chạy thử; …..
2..5. Hạch tốn kế tốn.
2.5.1. Phản ánh chi phí mua tài sản.
Nợ TK 241
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
2.5.2. Đối với chi phí chạy thử và số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử:
– Đối với chi phí chạy thử khơng sản xuất ra sản phẩm:
Nợ TK 241
Có các TK liên quan.
– Đối với chi phí sản xuất thử và số thu từ bán sản phẩm sản xuất thử:


18

+ Khi phát sinh chi phí chạy thử, kế tốn tập hợp tồn bộ chi phí:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có các TK liên quan.

+ Khi nhập kho sản phẩm sản xuất thử:
Nợ TK 1551 – Thành phẩm nhập kho
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
+ Khi xuất bán sản phẩm sản xuất thử:
Nợ các TK 112, 131
Có TK 1551 – Thành phẩm nhập kho
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (bán ngay khơng qua nhập kho)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
+ Kết chuyển phần chênh lệch giữa chi phí sản xuất thử và số thu từ việc
bán sản phẩm sản xuất thử:
Trường hợp chi phí sản xuất thử cao hơn số thu từ việc bán sản phẩm sản
xuất thử:
Nợ TK 241 – XDCB dở dang
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.
Trường hợp chi phí sản xuất thử nhỏ hơn số thu từ việc bán sản phẩm sản
xuất thử:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Có TK 241 – XDCB dở dang.
2.5.3. Kết chuyển nguyên giá tài sản cố định
Khi q trình lắp đặt, chạy thử hồn thành kế tốn ghi nhận nguyên giá tài
sản cố định
Nợ TK 211
Một số kỹ năng trong giao tiếp và ứng xử
Thứ tư - 10/03/2021 22:04 4.127 0
3. Hạch toán trong lắp ráp và vận hành
4. Thuật giao tiếp và ứng xử
4.1. Tiếp cận với con người ở góc độ khơng tốt, khơng xấu
Khơng có ai là người hồn tồn xấu cả. Khi đánh giá con người cụ thể
chúng ta thường bị những cách nhìn tĩnh tại, xơ cứng, bị định kiến che lấp, ít
khi tách ra được dù chỉ là tương đối đầy đủ những ưu điểm, nhược điểm của họ

và lại càng khơng xác định được giới hạn, hồn cảnh, diễn biến có thể có của
những ưu điểm và nhược điểm đó. Con người cũng dễ bị chi phối bởi qui luật
cảm xúc "yêu nên tốt, ghét nên xấu". Kết quả là dễ mắc sai lầm trong giao tiếp.
Do vậy nguyên tắc đầu tiên trong nghệ thuật ứng xử là hãy tiếp cận với con
người ở góc độ khơng tốt, khơng xấu.
Ở ngun tắc này, mỗi người có thể tự tìm cho mình một cách ứng xử thành
cơng, ta tạm chia thành các bước sau:


19

Bước 1: Hãy thừa nhận (chấp nhận).
Bước 2: Biết lắng nghe ý kiến, tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu của người.
Thấy cái mạnh, lợi thế của ta (cái ta có mà người khơng có).
Bước 3: Tạo ra sự đồng cảm, gây niềm tin (hiểu biết lẫn nhau, gây sự tin
tưởng).
Bước 4: Tìm điểm chung, mỗi bên đều thấy được cái lợi, cái vui và cách
cộng tác, tương lai của sự cộng tác đó.
Bước 5: Tạo dư luận ủng hộ, xây dựng mối quan hệ thân tình.
4.2. Lường mọi điều, tính đến mọi khả năng với nhiều phương án
Nếu trong mỗi con người đều có những giá trị dương (+) (những đức tín
tốt, những mặt mạnh, những ưu điểm...) và có cả những giá trị âm (-) (những
tính xấu, những mặt yếu, những khuyết điểm...) thì với người này có thể tới 90
(+), có 10 (-) hoặc ở người khác có thể đạt 99 (+) chỉ có 1 (-). Vấn đề là ở chỗ
cần phải biết nhìn ra "dấu cộng" trong cả khối "dấu trừ" và phát hiện kịp thời
"dấu trừ" trong "vơ khối dấu cộng" để có thể dự đốn được tác động có hại của
mặt trái "dấu trừ" mà khởi thủy của nó chỉ là một chấm nhỏ rất mờ nhạt trong
cả khối "dấu cộng".
Điều quan trọng hơn trong phép ứng xử là tìm ra những chất xúc tác để kích
thích phản ứng đổi dấu tích cực xảy ra theo hướng 1 (+) trở thành n (+) và n (-)

giảm xuống còn 1 (-).
4.3. Nắm bắt nghệ thuật theo nhu cầu
Điều khó nhất trong giao tiếp ứng xử là đối tượng thờ ơ, khơng có nhu
cầu. Bạn sẽ ứng xử như thế nào khi đối tượng khơng muốn nói chuyện, không
muốn nghe bạn can ngăn, không muốn hợp tác với bạn v.v...?
- Hãy gợi trí tị mị hoặc cho họ thấy cái lợi, cái vui mà bạn đang có, còn người
ấy đang thiếu, đang cần.
- Chỉ cho họ bằng cách nào đó, thấy tia hy vọng vào kết quả, gây thiện cảm,
tạo sự tin tưởng.
- Giao trách nhiệm một cách cơng khai, tạo ra tình huống chỉ có tiến chứ khơng
có lùi, ràng buộc bằng những sợi dây vơ hình về quan hệ nào đó đã được hình
thành.
- Gây niềm say mê, tìm được ý nghĩa trong cuộc sống, công việc đang tiến
hành.
- Củng cố niềm tin, thuyết phục về một kết cục tốt đẹp.
- Phải tạo ra sự an toàn, biết cách chống đỡ dư luận, tạo dư luận mới ủng hộ.
- Tính đến nhiều phương án, chọn phương án hợp với mình nhất, có thể tạo ra
những vấp ngã nhỏ để luyện tập bản lĩnh, chủ động đề phịng tính tự kiêu.



×