Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.91 KB, 3 trang )

CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG

Một số nguyên tố hiện diện với một số lượng rất nhỏ trong thức
ăn nhưng có ảnh hưởng một cách rõ rệt đến các quá trình trao
đổi chất cơ thể, đó là nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Zn…
Bảng: Nhu cầu một số khoáng vi lượng của một số tôm cá
(ppm).
Loài Zn Mn Co Cu I Fe Se
Cá hồi 20 6
Cá trơn Mĩ 20 2.4 5 0.6 0.25
Cá chép 15-30

13 3 2
Cá phi 25 12 0.1 3.5 150
Tôm thẻ chân
trắng
15 0.3 16-32


0.2-
0.4
(Nguồn: Halver và Hardy, 2002).
Sắt (fe):
Fe trong cơ thể tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ như Hemoglobin
hay có thể ở dạng vô cơn như Fe dự trữ. Fe giữ vai trò quan
trọng trong quá trình hô hấp. Thiếu Fe, cá sẽ giảm lượng hồng
cầu và gan vàng. Trong khẩu phần thức ăn, Fe ở dạng vô cơ dễ
hấp thu hơn Fe hữu cơ và Fe có hóa trị thấp hấp thu nhanh hơn
Fe có hóa trị cao. ĐVTS có thể hấp thu sắt qua môi trường.
Trong thức ăn có nguồn gốc động vật có nhiều Fe thích hợp cho
sự hấp thu của ĐVTS. Hàm lượng Fe được đề nghị bổ sung vào


thức ăn cho cá khoảng 60 – 150 ppm, Sắt thường được cung cấp
vào thức ăn dưới dạng sulphate, chloride.
Đồng (Cu):
Là thành phần của nhiều Enzyme có hoạt tính OXH và có vai
trò quan trọng trong sự hô hấp, là thành phần của sắc tố đen
(Melanin), kích thích quá trình sử dụng Fe và là chất xúc tác cho
việc tạo thành Hemoglobin (Hb). Cu đóng vai trò quan trọng
trong sự hấp thu các yếu tố kim loại khác như Fe, Zn. Đối với
giáp xác dấu hiệu thiếu Cu là tôm giảm sinh trưởng, giảm hàm
lượng Cu trong máu, gan tụy. Ở cá thiếu Cu cũng ảnh hưởng tới
sinh trưởng và dễ bị nhiễm bệnh. Hàm lượng Cu đề nghị cho cá
là 3 – 5 ng/kg thức ăn, cho tôm là 16 – 32 mg/kg thức ăn. Hàm
lượng Cu trong bột cá khá cao và là nguồn cung cấp Cu tốt cho
ĐVTS.
Kẽm (Zn):
Kẽm là thành phần cấu tạo enzyme carbonicanhydrase (xúc tác
phản ứng hydrat hóa) làm tăng khả năng vận chuyển CO
2
.
Carbonicanhydrase còn kích thích tiết HCl trong dạ dày. Khi
thiếu kẽm tôm cá giảm tăng trưởng và giảm sức sinh sản. Nhu
cầu kẽm cho cá từ 15 – 25mg/kg và tôm là 15 – 20 mg/kg thức
ăn. Kẽm thường được cung cấp dưới dạng sulphate và nitrate
kẽm.
Mangan (Mn):
Mn là một thành phần cần thiết của một số Enzyme như
pyruvate carboxylase, lipase hay là thành phần cấu thành
Enzyme trong chuyển hóa Protein, lipid và carbohydrate. Hàm
lượng Mn đề nghị trong thức ăn từ 12 – 20 mg/kg thức ăn và tùy
thuộc vào loài và điều kiện nuôi. Đối với cá da trơn, nhu cầu Mn

thấp hơn 2.4 mg/kg thức ăn. Sự thiếu hụt Mn làm giảm tăng
trưởng của cá, cá còi cọc, dễ bị dị hình. Sự hấp thu Mn từ môi
trường nước rất thấp. Các nguồn nguyên liệu có nguồn gốc động
vật có hàm lượng Mn rất cao, tuy nhiên hàm lượng cũng biến
động lớn. Mn có thể được bổ sung vào thức ăn ở dạng muối
sulphate và chloride.
Selen (Se):
Se là khoáng chất cần thiết cho cá. Trong cơ thể Se và Vitamin
E tham gia vào quá trình trao đổi lipid. Se có chức năng chống
lại quá trình tự OXH của lipid màng tế bào, là thành phần chính
trong cấu thành Enzyme glutathione peroxidase (GSH). Se và
Vitamin E được chứng minh là có vai trò chống OXH quan
trọng trong cá hồi.
Sự thiếu hụt Se làm giảm tăng trưởng, đặc biệt là giảm hoạt tính
của Enzyme GSH trong gan và huyết tương. Sự thiếu hụt Se làm
gia tăng quá trình OXH lipid ở giai đoạn tê cứng của cá.
Enzyme GSH xúc tác quá trình khử hydrogen peroxide hay các
hydro-peroxyde hữu cơ khác (-ROOH), làm giảm hàm lượng
peroxide trong nội tế bào. Sự hấp thu Se từ môi trường nước rất
thấp nên cần được cung cấp từ thức ăn. Bột cá thường có hàm
lượng Se cao mặc dù rất biến động. Se cần được bổ sung trong
thức ăn có hàm lượng Lipid cao nhằm hạn chế quá trinh OXH
lipid trong thức ăn. Nhu cầu Se của cá khoảng 0.25 mg/kg thức
ăn. Hiệu quả bổ sung Se tăng lên khi bổ sung vitamin E với mức
30 mg/kg thức ăn. Liều lượng Se cao hơn 10 mg/kg thức ăn có
thể gây độc cho cá.

×