Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

SỬ DỤNG CHLORINE TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.48 KB, 3 trang )

SỬ DỤNG CHLORINE TRONG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN

Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản phát triển rất mạnh cả
quy mô và sản lượng. Việc thâm canh hóa ngày càng tăng dẫn đến sự ô
nhiễm môi trường ao nuôi ngày càng nhiều đặc biệt là ô nhiễm nền đáy
ao. Sau thời gian nuôi sự tích tụ các khí độc ở đáy ao nuôi thâm canh
ngày càng lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi. Điều này tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh và phát triển của bệnh sẽ làm tôm cá
chậm lớn, giảm tỷ lệ sống và năng suất nuôi. Chính vì vậy, để đảm bảo
cho sức khỏe của vật nuôi cũng như môi trường ao nuôi được tốt hơn thì
việc hạn chế các loại khí độc tích tụ ở đáy ao nuôi là rất cần thiết. Để cải
thiện chất lượng nước trong môi trường nuôi thủy sản, các nhà khoa học
đã nghiên cứu nhiều
biện pháp khác nhau như sử dụng các biện pháp sinh học, hóa học…
Trong đó, chlorine là một trong những loại hóa chất được sử dụng rộng
rãi trong nuôi thủy sản nhằm cải thiện môi trường ao nuôi.
Đặc điểm của chlorine
Chlorine là một hợp chất màu trắng, dễ tan trong nước. Khi tan trong
nước giải phóng khí Clo làm cho nước có mùi hắc đặc trưng.
Trong tự nhiên chlorine tồn tại ở các dạng khác nhau như:
Khí Clo (Cl
2
): 100% Clo
Calcihypochlorite (Ca(OCl)
2
): 65% Clo
Natrihypochlorite (NaOCl)
Clo dioxyt (ClO
2
)


Một số dạng Clo nằm trong các thành phần hữu cơ như Cloamin B, T:
hàm lượng khác nhau tùy theo giá thành của sản phẩm.
Khí Cl
2
, Ca(OCl)
2
, NaOCl là chất oxy hóa mạnh, khi hòa tan trong nước
tạo ra acid hypochlorous (HOCl) và ion hypochlorite (OCl
-
)
Cl
2
+ H
2
O > HOCl + HCl
NaOCl+ H
2
O > HOCl + NaOH
Ca(OCl)
2
+ 2 H
2
O > 2 HOCl + Ca(OH)
2

Acid hypochlorous (HOCl) ion hóa tạo ra ion hypochlorite (OCl
-
)
HOCl > H
+

+ OCl
-

Trong nuôi trồng thủy sản, chlorine được sử dụng phổ biến ở
dạng calcihypochlorite hơn natrihypochlorite bởi vì khi hòa tan vào
trong môi trường nước Ca(OCl)
2
tạo ra 2 phân tử HOCl và sẽ phân ly
thành 2 ion OCl
-
. Khi đó HOCl và OCl
-
tác động trực tiếp lên màng tế
bào của vi khuẩn.
Hàm lượng HOCl và ion OCl
-
phụ thuộc vào pH của môi trường ao
nuôi, khi pH cao thì OCl
-
chiếm tỷ trọng lớn và ngược lại pH thấp thì
HOCl chiếm tỷ trọng cao.
Ví dụ: Khi pH = 7,5 thì lượng HOCl và ion OCl
-
là tương đương nhau
(mỗi chất chiếm 50% tổng lượng Clo hoạt động)
pH = 5,5 thì HOCl chiếm xấp xỉ 100%
pH = 9,5 thì OCl
-
chiếm xấp xỉ 100%


Khả năng khử trùng của HOCl cao hơn OCl
-
từ 80 - 100 lần do HOCl
là chất trung hòa dễ thấm qua màng tế bào tích điện âm của vi khuẩn so
với ion OCl
-
. Vì vậy, trong môi trường có pH thấp Chlorine sử dụng có
hiệu quả cao hơn so với môi trường có pH cao.
Tác dụng của chlorine
Trong y học: sát trùng vết thương, chất gây mê chloroform (CHCl3).
Trong công nghệ hóa học: dùng trong nước sơn, chất hòa tan, chất tạo
bọt, thuốc trừ sâu, hóa chất chống đong…
Xử lý nước sinh hoạt, nước thải công nghiệp và khu đô thị. Trong thủy
sản:
+ Tẩy trùng ao, hồ, trang thiết bị, dụng cụ…
+ Diệt vi khuẩn, virus, tảo, phiêu sinh vật trong môi trường nước.
+ Oxy hóa các vật chất hữu cơ và mầm bệnh ngoại lai trong sản xuất
giống.
Liều lượng sử dụng:
+ Khử trùng thiết bị, bể và dụng cụ: 100-200 ppm (30 phút)
+ Xử lý nước sinh hoạt: 0,1-0,3 ppm
+ Khử trùng đáy ao: 50-100 ppm.
+ Khử trùng nước ao: 20-30 ppm
+ Xử lý bệnh do ký sinh trùng: 0,1-0,2 ppm
+ Xử lý bệnh do vi khuẩn: 1-3 ppm (10 - 15 phút)
Trong ao nuôi tôm, cá việc sử dụng chlorine trực tiếp để khử trùng, loại
bỏ chất hữu cơ hay amoniac mang lại hiệu quả không cao và thường gây
độc cho đối tượng nuôi nếu lượng Clo sử dụng quá nhiều.


×