Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Enzyme (1).Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66 KB, 4 trang )

ENZYME
Thí nghiệm 1
Hiện tượng
Cho vào ống nghiệm 2 ml dung dịch tinh bột 1% + 1 ml nước bọt 1/20. Nhỏ 1
giọt dung dịch thủy phân trong ống nghiệm cho vào trộn với 1 giọt iode trên đĩa
petri ban đầu có màu tím đen. Cứ mỗi 1 phút, thử dung dịch trong ống nghiệm
với iode đến khi không đổi màu iode. Lấy 10 giọt dung dịch thủy phân trong ống
nghiệm + 1 ml thuốc thử Fehling lắc đều đun sôi 5 phút xuất hiện kết tủa đỏ
gạch.
Giải thích
Lúc đầu tinh bột chưa được thủy phân hết nên khi thử với iod sẽ cho màu tím
đen, sau 1 thời gian phản ứng thủy phân tinh bột bằng enzyme amylase có trong
nước bọt xảy ra hoàn toàn nên thử với iod sẽ không đổi màu. Khi cho thuốc thử
fehling vào dung dịch thủy phân đun sơi có màu đỏ gạch vì enzyme amylase
trong nước bọt đã thủy phân tinh bột thành đường maltose có nhóm oh bán
acetal có khả năng mở vịng tạo nhóm -CHO có tính khử nên phản ứng với
Cu(OH)2 trong mơi trường kiềm tạo kết tủa Cu2O đỏ gạch.
Thí nghiệm 2
hiện tượng
Ống 1: 2 ml dịch gan nghiền + 1 giọt xanh methylen + 1 giọt aldehyd formic lắc
đều có màu xanh thêm 10 giọt dầu vaselin khơng lắc để yên ở nhiệt độ 40 độ C
trong 30 phút mất màu xanh.
Ống 2: 2 ml dịch gan nghiền đun sôi 3 phút thêm 1 giọt xanh methylen + 1 giọt
aldehyd formic lắc đều có màu xanh thêm 10 giọt dầu vaselin không lắc để yên
ở nhiệt độ 40 độ C trong 30 phút vẫn cịn màu xanh.
Giải thích
Ống 1: Khi cho aldehyde formic tác dụng với xanh methylen dạng oxh có màu
xanh khi có sự xúc tác của enzyme aldehyde dehydrogenase trong dịch gan
nghiền ở điều kiện yếm khí sẽ tạo thành acid formic và xanh methylen dạng khử
không màu nên làm mất màu xanh.
HCHO + xanh methylen (dạng oxh) —-> HCOOH + xanh methylen (dạng khử)


(enzym ghi trên mũi tên)
Ống 2: khi đun sôi dịch gan nghiền làm cho enzyme aldehyde dehydrogenase bị
biến tính nên khơng thể xúc tác phản ứng vì vậy khơng thể chuyển xanh
methylen về dạng khử được nên vẫn có màu xanh.

Thí nghiệm 3


hiện tượng cho 1ml nước bọt 1/100 vào 3 ống nghiệm. Ống 1 ngâm trong đá 15
phút, ống 2 để ở nhiệt độ 45 độ C trong 15 phút, ống 3 đun sơi 2 phút. sau đó
cho 4 ml dung dịch tinh bột vào cả 3 ống nghiệm lắc đều và tiếp tục để ở các
nhiệt độ tương ứng. Kiểm tra quá trình thủy phân tinh bột ở ống 2 bằng iode đến
khi không làm chuyển màu iode. Ngay lập tức cho cả 3 ống 2 giọt iode lắc đều:
Ống 1: dung dịch có màu đỏ tím.
Ống 2: dung dịch khơng đổi màu iode.
Ống 3: dung dịch có màu xanh tím.
Giải thích
Ống nghiệm 1 có hiện tượng là do khi ngâm trong đá 15 phút (không bổ sung
thêm đá) nhiệt độ từ 0 độ C sẽ tăng dần lên, khi ngâm đá chỉ làm giảm hoạt độ
enzyme chứ enzyme không bị biến tính. khi tăng nhiệt độ lên hoạt tính enzyme
tăng lên nên enzyme sẽ xúc tác phản ứng thuỷ phân tinh bột thành dạng dextrin
nên có màu đỏ tím ở dưới đáy ống nghiệm. Ống nghiệm 1 khơng có màu xanh
giống ống nghiệm 3 mà có màu đỏ tím chứng tỏ phản ứng thuỷ phân ống
nghiệm 1 xảy ra nhưng chậm hơn ống 2.
Ống nghiệm 2 vì ở nhiệt độ 45 độ C làm cho enzyme có hoạt tính lớn nhất nên
thuỷ phân tinh bột thành các dạng dextrin với phân tử lượng càng nhỏ và cuối
cùng là maltose ( phản ứng kết thúc) nên khi cho iode vào thì khơng làm đổi
màu iode.
Ống nghiệm 3 vì khi đun sôi ở nhiệt độ cao làm cho enzyme bị biến tính, khơng
thể xúc tác phản ứng nên khơng thuỷ phân được tinh bột do đó khi cho iode vào

thì thấy xuất hiện màu xanh tím vì tinh bột tạo phức với iod.
Thí nghiệm 4
hiện tượng:
Lần lượt cho vào 3 ống nghiệm 1,2,3 1 ml dung dịch đệm phosphat có pH=5,6,
pH=6,8, pH=8. sau đó cho 1 ml dung dịch tinh bột trong NaCl và 1 ml nước bọt
1/100 vào mỗi ống nghiệm, lắc đều để ở nhiệt độ 37 độ C. kiểm tra quá trình
phản ứng ở ống nghiệm 2, thử màu dung dịch bằng iod cho đến khi không làm
đổi màu iode. Ngay lập tức cho vào mỗi ống nghiệm 2 giọt iode lắc đều:
Ống 1: dung dịch có màu xanh tím.
Ống 2: dung dịch khơng đổi màu vẫn là màu của iode.
Ĩng 3: dung dịch có màu đỏ tím.
Giải thích Ống nghiệm 1 có màu xanh tím do dung dịch đệm phosphate pH=5,6
thấp hơn pH tối ưu của enzyme amylase gây ra sự thay đổi điện tích ion hóa của
enzyme nên tốc độ phản ứng xảy ra chậm nên khi nhỏ iode vào thì dung dịch có
màu xanh tím do dextrin tạo ra từ phản ứng thuỷ phân tinh bột bằng enzyme
amylase kết hợp với iode tạo phức màu xanh tím (phản ứng thuỷ phân xảy ra
chưa hồn tồn).
Ống nghiệm 2 do dung dịch đệm phosphate pH 6,8 gần pH tối ưu của enzyme
amylase nên phản ứng xảy ra nhanh nhất, enzyme amylase trong nước bọt đã
thuỷ phân hoàn toàn tinh bột nên khi nhỏ iode vào dung dịch không đổi màu của
iode.


Ống nghiệm 3 do dung dịch đệm phosphate pH=8 cao hơn pH tối ưu của
enzyme amylase gây ra sự thay đổi điện tích ion hóa của enzyme nên tốc độ
phản ứng xảy ra chậm nên khi nhỏ iode vào thì dung dịch có màu đỏ tím do
dextrin tạo ra từ phản ứng thuỷ phân tinh bột bằng enzyme amylase kết hợp với
iode tạo phức màu đỏ tim (phản ứng thuỷ phân xảy ra chưa hồn tồn).

Thí nghiệm 5

hiện tượng
Ống 1: 2ml nước bọt 1/20 + 10 giọt nước cất + 2 ml dung dịch tinh bột.sau khi
kiểm tra quá trình phản ứng ở ống 2 bằng dung dịch iod cho đến khi dung dịch
không làm đổi màu iod. cho 2 giọt iode vào, dưới đáy ống nghiệm có màu vàng
nâu.
Ống 2: 2 ml nước bọt 1/20 + 10 giọt dung dịch NaCl 1% + 2 ml dung dịch tinh
bột. sau khi kiểm tra quá trình phản ứng ở ống 2 bằng dung dịch iod cho đến khi
dung dịch không làm đổi màu iod. cho 2 giọt iode vào, dung dịch không đổi màu
iode
Ống 3: 2 ml nước bọt 1/20 + 10 giọt dung dịch CuSO4 1% + 2 ml dung dịch tinh
bột sau khi kiểm tra quá trình phản ứng ở ống 2 bằng dung dịch iod cho đến khi
dung dịch không làm đổi màu iod. cho 2 giọt iode vào thì dung dịch màu xanh
tím.
Giải thích: Ống 1 có màu vàng nâu ở đáy ống nghiệm là do nước không phải là
chất ức chế cũng không phải là chất hoạt hố vì vậy enzyme amylase vẫn hoạt
động nhưng tốc độ phản ứng chậm hơn ống 2. Trong dung dịch vẫn còn 1 lượng
nhỏ dextrin được tạo ra từ phản ứng thủy phân tinh bột nên tạo phức với iod có
màu vàng nâu ở đáy ống nghiệm
Ống nghiệm 2 khơng có hiện tượng là do dung dịch NaCl 1% là chất hoạt hóa
làm tăng cường hoạt tính xúc tác của enzyme amylase nên thuỷ phân tinh bột
thành các dạng dextrin, cuối cùng là maltose( phản ứng kết thúc) nên khi cho
iode khơng làm đổi màu iod vì tốc độ phản ứng diễn ra nhanh,
Ống nghiệm 3 có hiện tượng là do có chứa dung dịch CuSo4 1% nên khi nhỏ
iode vào thì dung dịch xuất hiện màu xanh, chứng tỏ là CuSO4 là chất ức chế
đối với enzyme amylase làm mất hoạt tính xúc tác của enzyme amylase vì vậy
nó khơng phản ứng xúc tác chuyển hố tinh bột được nữa nên vẫn cịn tinh bột
nên dung dịch có màu xanh.
Thí nghiệm 6
hiện tượng
Ống 1: 1 ml dung dịch tinh bột 1% + 10 giọt nước bọt 1/100, lắc đều và để ở

nhiệt độ 37 độ C trong 10 phút.Sau đó lấy ống nghiệm 1 phẩy cho 10 giọt dung
dịch của ống nghiệm 1+ 1 giọt iode, lắc đều dung dịch khơng đổi màu của
iode.Tiếp đó thêm 1ml thuốc thử Fehling vào lắc đều, đun sôi 5 phút thấy xuất
hiện kết tủa đỏ gạch.


Ống 2: 1 ml dung dịch saccharose 1% + 10 giọt nước bọt 1/100, lắc đều và để ở
nhiệt độ 37 độ C trong 10 phút. Sau đó lấy ống nghiệm 2 phẩy cho 10 giọt dung
dịch của ống nghiệm 2 + 1 giọt iode, lắc đều không đổi màu của iode. Tiếp đó
thêm 1ml thuốc thử Fehling vào lắc đều, đun sôi 5 phút thấy dung dịch không
đổi màu vẫn là màu xanh của thuốc thử fehling.
Ống 3: 1 ml dung dịch tinh bột 1% + 10 giọt dung dịch saccharase, lắc đều và để
ở nhiệt độ 37 độ C trong 10 phút. Sau đó lấy ống nghiệm 3 phẩy cho 10 giọt
dung dịch của ống nghiệm 3 + 1 giọt iode, lắc đều thì dung dịch màu xanh tím.
Tiếp đó thêm 1ml thuốc thử Fehling vào lắc đều, đun sôi 5 phút thấy dung dịch
không đổi màu vẫn là màu xanh của thuốc thử fehling.
Ống 4: 1 ml dung dịch saccharose 1% + 10 giọt dung dịch saccharase,lắc đều và
để ở nhiệt độ 37 độ C trong 10 phút. Sau đó lấy ống nghiệm 4 phẩy cho 10 giọt
dung dịch của ống nghiệm 4 + 1 giọt iode, lắc đều thì dung dịch khơng đổi màu
iode. Tiếp đó thêm 1ml thuốc thử Fehling vào lắc đều, đun sôi 5 phút thấy xuất
hiện kết tủa đỏ gạch.
Giải thích
Ống 1 tạo kết tủa đỏ gạch vì do tinh bột bị thủy phân bởi enzyme có chứa trong
nước bọt sau khi thủy phân thu được lactose và glucose. Khi cho thuốc thử
fehling vào thì có kết tủa đỏ gạch vì enzyme amylase trong nước bọt đã thủy
phân tinh bột thành maltose có nhóm oh bán acetal có khả năng mở vịng tạo
nhóm -CHO có tính khử nên phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo
kết tủa Cu2O đỏ gạch.
Ống 2: khơng hiện tượng vì enzyme amylase khơng thủy phân saccharose thành
glucose và fructose mà saccharose không phải đường khử nên khơng phản ứng

với thuốc thử fehling nên khơng có hiện tượng
Ống 3 khơng hiện tượng vì enzyme saccharase khơng thủy phân tinh bột thành
maltose nên không phản ứng với thuốc thử fehling nên khơng có hiện tượng
Ống 4 tạo kết tủa đỏ gạch vì enzyme saccharase thủy phân sacchrose thu được
fructose và glucose, cả 2 đều là đường khử nên phản ứng với Cu(OH)2 trong
môi trường kiềm tạo kết tủa Cu2O đỏ gạch.
ống 1 phẩy khơng đổ màu iod vì vì enzyme amylase trong nước bọt đã thủy
phân tinh bột thành maltose nên không tạo phức với iod nên không đổi màu
ống 2 phẩy khơng đổi màu vì saccharose khơng tạo phức với iode
ống 3 phẩy có màu xanh tím vì enzyme saccharase khơng thủy phân tinh bột
thành maltose nên tinh bột tạo phức với iode có màu xanh tím
ống 4 phẩy khơng đổi màu vì enzyme saccharase thủy phân sacchrose thu được
fructose và glucose nên ko phản ứng với iode



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×