Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Cấp Bộ - Đề Tài Phát Triển Loại Hình Du Lịch Chậm Tại Đà Nẵng - Ngân - Phương - Anh Kdl.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 105 trang )



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài.............................................................................................4
3.Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................4
4.Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................4
5.Quan điểm và phương pháp nghiên cứu....................................................5
6.Khách thể và đối tượng nghiên cứu............................................................7
7.Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................7
8.Đóng góp của đề tài....................................................................................12
9.Cấu trúc của đề tài.....................................................................................12
NỘI DUNG............................................................................................................. 13
CHƯƠNG 1............................................................................................................ 13
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................................................13
VỀ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH CHẬM............................................13
1.1.Cơ sở lý luận............................................................................................13
1.1.1. Cơ sở lý luận về du lịch chậm.............................................................13
1.1.1.1.Quan niệm du lịch...............................................................................13
1.1.1.2.Quan niệm về du lịch chậm.................................................................14
1.1.1.3. Đặc điểm du lịch chậm.......................................................................16
1.1.1.4. Vai trò của du lịch chậm....................................................................20
1.1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành loại hình du lịch chậm.....22
1.1.2. Cơ sở lý luận về người cao tuổi..........................................................31
1.1.2.1.Quan niệm về người cao tuổi..............................................................31
1.1.2.2.Đặc điểm của người cao tuổi...............................................................32
1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................33
1.2.1.Thực tiễn loại hình du lịch chậm trên thế giới...................................33



1.2.2. Thực tiễn loại hình du lịch chậm ở Việt Nam...................................35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................37
CHƯƠNG 2............................................................................................................ 38
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN..............................................38
LOẠI HÌNH DU LỊCH CHẬM Ở ĐÀ NẴNG.....................................................38
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch chậm ở Đà Nẵng....................................38
2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý........................................................................38
2.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch chậm ở Đà Nẵng......................................39
2.3. Thực trạng phát triển du lịch chậm ở Đà Nẵng...................................59
2.3.1. Khái quát về phát triển du lịch Đà Nẵng...............................................59
2.3.2. Thực trạng phát triển du lịch chậm ở Đà Nẵng.....................................62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................66
CHƯƠNG 3............................................................................................................ 67
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN...................................................................................67
LOẠI HÌNH DU LỊCH CHẬM TẠI ĐÀ NẴNG.................................................67
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch ở Đà Nẵng.........................67
3.2. Giải pháp phát triển du lịch chậm........................................................67
3.2.1.Cơ sở xây dựng giải pháp.......................................................................67
3.2.2. Các giải pháp phát triển du lịch chậm ở Đà Nẵng.................................68
3.2.2.1. Giải pháp chung.................................................................................68
3.2.2.2. Các giải pháp cụ thể...........................................................................69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................................83
1.

Kết luận......................................................................................................................83

2.

Kiến nghị....................................................................................................................84


PHỤ LỤC I: CẤU TRÚC BẢNG HỎI.............................................................................89


DANH MỤC HÌNH ẢNH-BẢNG BIỂU

STT

Tên hình ảnh – biểu đồ

Trang

1.1

Minh họa về người cao tuổi

14

1.2

Khách du lịch trên Vịnh Hạ Long

15

1.3

Hình minh họa người cao tuổi khi đi du lịch

19


1.4

Cảnh quan du lịch tự nhiên Việt Nam

22

1.5

Tài nguyên du lịch nhân văn

24

2.1

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dân số Việt Nam. Nguồn

35

2.2

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ người già các nước trên thế giới

37

2.3

Biểu đồ 2.3: Khảo sát nhận thức của du khách về loại hình du lịch chậm

40


2.4

Biểu đồ 2.4: Khảo sát khách du lịch về khái niệm loại hình du lịch chậm

41

2.5

Biểu đồ 2.5: Đối tượng phù hợp với loại hình du lịch chậm

42

2.6

Biểu đồ 2.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển loại hình du lịch chậm

42

2.7

Biểu đồ 2.7: Lợi ích của loại hình du lịch chậm

43

2.8

Biểu đồ 2.8:Khả năng phát triển loại hình du lịch chậm ở Đà Nẵng

44


2.9

Biểu đồ 2.9: Điều kiện phát triển loại hình du lịch chậm ở Đà Nẵng

45

2.10

Biểu đồ 2.10: Những thách thức phát triển loại hình du lịch chậm ở Đà Nẵng

45

2.11

Biểu đồ 2.11: Nhu cầu về các sản phẩm loại hình du lịch chậm ở Đà Nẵng

44

2.12

Biểu đồ 2.12:Mong muốn được tham gia loại hình du lịch chậm ở Đà Nẵng

46

2.13

Biểu đồ 2.13: Mong muốn được tư vấn trước khi tham gia loại hình du lịch

47


chậm ở Đà Nẵng
2.14

Biểu đồ 2.14: Số lượt du khách đến Đà Nẵng từ năm 2009 đến năm 2017

48



1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Già hóa dân số hay lão hóa dân số là sự gia tăng độ tuổi trung
bình của dân số một vùng/quốc gia, do tỷ suất sinh giảm và/hoặc tuổi thọ
trung bình tăng. Ở một số nước, tuổi thọ trung bình tăng lên và dân số đang
dần bị lão hóa. Tình trạng dân số bị lão hóa hiện nay đang đạt đỉnh cao trong
lịch sử nhân loại. Liên Hợp Quốc dự đốn tỷ lệ lão hóa dân số trong thế kỷ
XXI sẽ vượt mức thế kỷ trước.
Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã nhận định rằng dân số thế giới
đang già đi nhanh chóng, những người trên độ tuổi 60 đang chiếm 12,3% dân
số toàn cầu. Đến năm 2050, con số này được dự đoán sẽ tăng lên đến 22%.
Cũng theo UNFPA thì xu hướng già hóa dân số ở các nước đang phát triển
cao hơn các quốc gia đang phát triển, bao gồm cả những quốc gia có dân số
trẻ đơng hơn. Dân số già là một trong những xu hướng quan trọng nhất của
thế kỷ XXI. Cứ 8 người trên thế giới thì sẽ có 1 người ở độ tuổi 60 trở lên.
Chừng nào mà tỷ lệ sinh tiếp tục giảm, tuổi thọ tiếp tục tăng thì số người già
vẫn sẽ tăng theo tỷ lệ dân số.
Theo số liệu từ Liên Hiệp Quốc, các nước được xếp vào loại đang phát
triển (với tổng dân số 1,2 tỷ người vào năm 2005), độ tuổi trung vị đã tăng từ
28 vào năm 1950 lên 40 vào năm 2010, và được dự đoán sẽ lên đến 44 trước

năm 2050. Các con số tương tự khi tính tổng dân số thế giới lần lượt là 24
năm 1950, 29 năm 2010, và 36 năm 2050. Ở các vùng ít phát triển hơn, độ
tuổi trung vị sẽ tăng từ 26 tuổi năm 2010 lên 35 tuổi năm 2050. Tính từ năm
1950, số người từ 60 tuổi trở lên đã tăng gấp ba lần, đạt 600 triệu người trong
năm 2000 và vượt ngưỡng 700 triệu năm 2006. Số người trung niên và cao
niên dự đoán sẽ chạm mốc 2,1 tỉ người trước năm 2050.
Theo Tổng cục thống kê, số liệu về cơ cấu dân số theo độ tuổi ở Việt
Nam cho thấy rằng dân số Việt Nam cũng đang có xu hướng ngày một già


2
hóa, số lượng những người cao tuổi ngày một tăng lên. Trong giai đoạn 20092019, dân số cao tuổi tăng từ 7,45 triệu lên 11,41 triệu, tương ứng với tăng từ
8,68% lên 11,86% tổng dân số. Dân số cao tuổi tăng thêm chiếm gần 40%
tổng dân số tăng thêm. Cũng trong giai đoạn này, tổng dân số tăng trung bình
1,14%/năm thì dân số cao tuổi tăng tới 4,35%/năm. Trong số người cao tuổi
tăng thêm, nhóm người cao tuổi sơ lão (60-69) có tốc độ tăng cao nhất, tiếp
đó là nhóm người cao tuổi đại lão (từ 80 tuổi trở lên).
Sự gia tăng số lượng và tỉ lệ người cao tuổi trên thế giới đòi hỏi sự phát
triển đồng bộ các dịch vụ (trong đó có du lịch) và hệ thống cơ sở vật chất hạ
tầng đáp ứng nhu cầu của đối tượng này.
Bên cạnh đó, sau thời kỳ đại dịch Covid kéo dài từ 2019- 2022 làm cho
ngành du lịch đình trệ khơng chỉ ở Việt Nam mà trên tồn thế giới. Đại dịch
kéo dài đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của xã hội cũng như làm
thay đổi những xu hướng du lịch của du khách. Không chỉ là lượng khách du
lịch dự kiến đã giảm khoảng 80% so với năm ngoái khiến các khách sạn,
điểm du lịch và sự kiện lớn trên thế giới đều vắng vẻ mà xu hướng du lịch của
mọi người đã hoàn toàn thay đổi sau Covid-19. Sau thời kỳ kinh tế trì trệ vì
đại dịch Covid-19 thì mọi người đặt thêm nhiều yếu tố khi lựa chọn một loại
hình du lịch phù hợp, khơng chỉ là đảm bảo an tồn cho sức khỏe bản thân và
gia đình, tính tốn và chi tiêu cẩn thận hơn khi lựa chọn một tour du lịch mà

bên cạnh đó thì xu hướng du lịch sau Covid là mọi người thường ưu tiên
những điểm đến gần, ngắn ngày.
Chính vì những lý do trên mà việc nghiên cứu phát triển loại du lịch
chậm là một trong những giải pháp giúp kích thích lại nhu cầu du lịch của du
khách, thúc đẩy và phục hồi ngành du lịch sau đại dịch covid. Và đặc biệt
nhất, khi phát triển loại hình du lịch chậm sẽ là một bước đệm lớn để khai
thác nguồn khách từ những du khách cao tuổi- thành phần thường bị lãng
quên trong những loại hình du lịch phổ biến, từ đó khơng chỉ đáp ứng được


3
nhu cầu đi du lịch của người dân một cách tốt nhất mà còn đem lại hiệu quả
cao nhất trong kinh doanh du lịch.
Hiện nay, tại thị trường du lịch nội địa Việt Nam thì thành phố Đà
Nẵng là một trong những thành phố biển có tài nguyên du lịch hấp dẫn, đa
dang, phong phú bậc nhất. Đặc biệt, thành phố Đà Nẵng đã trở thành trung
tâm du lịch của cả nước, nơi hàng năm đón hàng triệu lượt du khách trong
nước và quốc tế. Trong số khách du lịch đến Đà Nẵng, số lượng khơng nhỏ là
nhóm khách người cao tuổi và xu hướng này đang tăng lên.
Mặc dù có tiềm năng lớn cho phát tiển du lịch nhưng Đà Nẵng vẫn
chưa thật sự trở thành trung tâm du lịch tương xứng với những tài nguyên
hiện có. Trong hiện tại, những thành tựu và sản phẩm du lịch ở Đà Nẵng có
thể được đánh giá phù hợp. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng và phát
triển thành một trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế trong thời gian tới, Đà
Nẵng cần phải có chiến lược đầu tư dài hạn và khoa học. Hiện nay, Đà Nẵng
vẫn thiếu những sản phẩm du lịch đẳng cấp quốc tế và các sản phẩm du lịch
mang tính đặc thù, thiếu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ và đặc thù
theo loại hình/đối tượng du lịch. Việc chưa khai thác hết các tiềm năng, chưa
phát triển được hệ thống các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, trong đó có
loại hình du lịch hướng tới khách du lịch là người cao tuổi có thể là một trong

những yếu tố làm cho du lịch Đà Nẵng phát triển chưa thật sự hiệu quả, bền
vững.
Trong thời gian tới, liệu du lịch Đà Nẵng sẽ phát triển theo hướng nào
để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách, nhất là khách du lịch cao tuổi?
Điều kiện nào sẽ phù hợp để phát triển loại hình du lịch chậm ở Đà Nẵng?
Giải pháp nào để phát triển có hiệu quả loại hình du lịch chậm phục vụ nhu
cầu ngày càng tăng của xã hội? Đây là những vấn đề cần có những câu trả lời
thỏa đáng để giúp du lịch Đà Nẵng phát triển hiệu quả. Chính vì vậy, chúng


4
tôi quyết định chọn đề tài “ Phát triển loại hình du lịch chậm tại Đà Nẵng” để
thực hiện nghiên cứu.
2. Mục tiêu đề tài
- Tổng hợp có chọn lọc cơ sở lý luận về người cao tuổi và những đặc
điểm tâm lý, thói quen, tính cách của người cao tuổi
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch chậm và thực trạng phát triển
loại hình du lịch chậm tại Đà Nẵng
- Phân tích tiềm năng và thực trạng để phát triển loại hình du lịch chậm
ở Đà Nẵng
- Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phần thúc đẩy quá trình
phát triển loại hình du lịch chậm tại Đà Nẵng
3.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập những tư liệu, tài liệu cơ sở lý luận có liên quan về người
cao tuổi và đặc điểm tâm lý, tính cách của người cao tuổi.
- Thu thập các tài liệu dữ liệu liên quan để phân tích điều kiện và thực
trạng phát triển loại hình du lịch chậm ở Đà Nẵng
- Tổ chức khảo sát thực tế, điều tra xã hội học, phân tích dữ liệu để làm
rõ nhu cầu, xu hướng và các giải pháp phát triển du lịch chậm ở Đà Nẵng.
- Xây dựng báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu chính của đề tài.

4.Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung: Phân tích những tiềm năng và hiện trạng để
phát triển loại hình du lịch chậm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
+ Phạm vi thời gian: từ năm 2010 cho tới năm 2020 là khoảng thời gian
để tìm hiểu những thơng tin, thu thập dữ liệu làm tiền đề cho cơ sở lý thuyết
của đề tài
+ Phạm vi không gian: trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.


5

5.Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1.Quan điểm
+ Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bền vững chính là khi phát triển loại hình du lịch
chậm vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại của khách du lịch, làm phong phú
thêm các loại loại hình du lịch mới, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân
địa phương mà không làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái, không gây ô nhiễm môi
trường, không phá hủy tài nguyên và kết cấu xã hội. Phát triển loại hình du
lịch chậm vừa cân bằng giữa phát triển kinh tế, bền vững xã hội và bảo vệ
môi trường.
+ Quan điểm cộng đồng
Mọi nghiên cứu đều xuất phát từ cộng đồng và vì cộng đồng. Vì thế,
quan điểm cộng đồng là một quan điểm vô cùng quan trọng trong đề tài
nghiên cứu khoa học. Dựa trên quan điểm cộng đồng, chúng tôi nghiên cứu
được những đặc điểm, thói quen, tính cách của con người trong xã hội từ đó
đưa ra giải pháp phục vụ cộng đồng.
+ Quan điểm thực tiễn
Đây là quan điểm quan trọng trong số những quan điểm nghiên cứu đề
tài. Bởi vì quan điểm thực tiễn yêu cầu đề tài nghiên cứu phải bám sát vào

thực tiễn, phải nghiên cứu cụ thể sự phát triển của xã hội để, tìm ra được
những vấn đề khó khăn khi phát triển loại hình du lịch chậm trên thị trường
và từ đó tìm ra hướng giải quyết đúng đắn nhất.
+ Quan điểm lịch sử- logic
Dựa trên quan điểm lịch sử-logic chúng tôi đã nghiên cứu được lịch sử,
nguồn gốc của loại hình du lịch chậm ở trên thế giới và Việt Nam, nghiên cứu


6
được quá trình phát triển của loại hình du lịch chậm và dự đoán những khả
năng, xu thế phát triển của loại hình du lịch chậm dành cho người cao tuổi tại
thị trường Đà Nẵng.
5.2.Phương pháp nghiên cứu
Để phân tích, nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch chậm tại Đà
Nẵng, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như là:
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Dựa trên những văn bản, tài liệu về lĩnh vực du lịch chúng tôi nghiên
cứu về độ tuổi của du khách khi tham gia các hoạt động du lịch và thực trạng
du lịch thực tế của du khách, phân tích theo mặt thời gian và vị trí địa lý. Sau
khi phân tích những thơng tin trên mặt lý thuyết, chúng tơi tổng hợp tổng hợp
lại để có được nguồn thông tin cần thiết, phù hợp nhất với đề tài.
+ Phương pháp điều tra xã hội học
Để thu thập được dữ liệu của các bên liên quan, nhóm nghiên cứu đã sử
dụng phương pháp điều tra xã hội học. Các thông tin thu thập được thông qua
khảo sát 137 khách du lịch và các đối tượng liên quan đến vấn đề nghiên cứu
được nhóm tác giả xử lý, phân tích để làm rõ các nội dung nghiên cứu liên
quan đến tiềm năng, điều kiện, xu hướng, nhu cầu,… phát triển du lịch chậm.
+ Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu
Qua phương pháp phỏng vấn chuyên sâu các bên liên quan tham gia
hoạt động du lịch, chúng tôi thu thập được các thông tin về các quan điểm,

nhận định, đề xuất,… liên quan đến phát triển du lịch chậm ở Đà Nẵng. Đây
là một nguồn thơng tin quan trọng góp phần làm rõ các nội dung nghiên cứu.
Ngồi ra, nhóm nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khác như khảo sát điền giã, phương pháp bản đồ,.. để thu thập thông tin và
làm rõ các vấn đề nghiên cứu được đặt ra.


7

6.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
+ Khách thể: Đề tài nghiên cứu chủ yếu tới những du khách có độ tuổi
từ trung niên đến cao tuổi khi tới du lịch tại Đà Nẵng.
+ Đối tượng nghiên cứu: Loại hình du lịch chậm trong sự phát triển của
ngành du lịch thị trường Đà Nẵng
+ Đối tượng khảo sát: khách du lịch đến Đà Nẵng (quy mô 137 người)
+ Đối tượng phỏng vấn: các nhà quản lý tại khách sạn/ hướng dẫn viên
du lịch tại Đà Nẵng
7.Tổng quan tình hình nghiên cứu
7.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Loại hình du lịch chậm được cho là có nguồn gốc từ Ý bắt nguồn khi
những loại hình du lịch thay thế được xúc tiến phát triển mạnh vào khoảng
những năm 80 của thế kỷ trước. Thuở sơ khai, loại hình du lịch chậm mang
hình dáng của những loại hình nghỉ dưỡng và trải nghiệm khi mà người dân
bắt đầu có phong trào “ăn chậm”-“sống chậm” để tận hưởng cuộc sống
[ CITATION Smi12 \l 1033 ]
Theo Taylor&Fanci, "Journal of Sustainable Tourism," A Review of
‘Slow tourism: experiences and mobilities thì loại hình du lịch chậm được
đánh giá là ít thu hút và ít nhận được sự quan tâm của mọi người khi nó xuất
hiện. Tuy nhiên, du lịch chậm lại có ý nghĩa khá quan trọng là mang lại nhiều
tích cực cho mơi trường và xã hội. Khi loại hình du lịch chậm ra đời, vấn đề

về ô nhiễm môi trường tại điểm đến đã được giải quyết, bên cạnh đó cũng hạn
chế được phần nào những khó khăn khi ứng dụng phương tiện vận chuyển với
khách du lịch. Mặc dù tại thời điểm ra đời, loại hình du lịch chậm chưa được
số đơng đón nhận và quan tâm nhưng thời bấy giờ nó vẫn được xác định có
đối tượng chính là người dân bản địa có cuộc sống khá giả và muốn tận


8
hưởng cuộc sống một cách chậm rãi thay vì nhịp sống xô bồ thường ngày.
[ CITATION Tay \l 1033 ]
Weiermair & Mathies đã viết trong cuốn Tourism and the leisure
industry shapping in the future thì đối tượng chính của du lịch chậm là những
du khách muốn tìm cách tương tác với người dân địa phương cao nhất, dành
nhiều thời gian hơn trong mỗi điểm đến, giảm số lượng điểm đến, tăng thời
gian nghỉ ngơi và tận hưởng điểm đến, chú trọng chất lượng mỗi chuyến đi.
[ CITATION tou \l 1033 ]
Dựa theo nghiên cứu của Weiermair & Mathies thì loại hình du lịch
chậm cũng được đánh giá là loại hình chú trọng vào chất lượng du lịch chứ
không phải số lượng điểm đến. Cũng theo hai tác giả trên, loại hình du lịch
chậm được xem như là một loại hình du lịch thay thế, tạo thêm nhiều sự lựa
chọn cho du khách khi tham gia du lịch.
Tương tự, theo nghiên cứu được viết trong cuốn Reflecting upon slow
travel and tourism experiences của Fullagar, Wilson, & Markwell du lịch
chậm được xác định có mối quan hệ tương tác giữa nhận thức và hành vi tiêu
dùng của du khách với tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa. Theo đó,
du lịch chậm được nhận xét là không phù hợp với những người có lối sống
nhanh mà hướng đến những du khách muốn tạo kết nối với con người, thiên
nhiên và văn hóa địa phương tại mỗi điểm đến. [ CITATION Kev12 \l 1033 ]
Theo thơng tin có được từ báo cáo Bulgari tourism: A state of uncently
của tác giả Harrison thì những năm cuối thế kỉ XX, tại Bulgari ra đời loại hình

du lịch chậm bắt đầu được du nhập và mang hình dáng của những loại hình
nghỉ dưỡng và trải nghiệm, du khách chủ yếu nghỉ ngơi tại những homestay
của người dân bản địa và làm những công việc đồng áng phụ giúp chủ nhà.
Trong báo cáo cũng có trích dẫn rằng: “Theo bà Ekaterina Terzieva, Giám
đốc Trung tâm xúc tiến du lịch thay thế của Bulgaria thì loại hình du lịch này
chủ yếu dành cho các nhóm nhỏ, hạn chế tụ họp đông người và phương tiện


9
di chuyển chính là phương tiện cá nhân thay vì những phương tiện công cộng
thường dùng.”[CITATION LêT20 \l 1033 ]
Theo tạp chí National Geographic, cho tới gần đây hơn, vào cuối năm
2021 thì xu hướng du lịch chậm lại được phát triển một cách mới lạ hơn tại
thị trường Trung Đông dưới dạng trekking-đi bộ đường dài. Đặc điểm của
loại hình này là những nơi hoang dã có nhiều cung đường mạo hiểm và đối
tượng du khách chính là những người trẻ tuổi với niềm đam mê mạo hiểm
muốn thử sức chinh phục những điều bí ẩn. [ CITATION Nat18 \l 1033 ]
Trong luận văn Trekking tourism in Southeast Asia của tác giả Gauche,
trong khoảng cuối năm 2021- đầu năm 2022 thì ở tại thị trường Đơng Nam Á
những loại hình du lịch chậm phát triển mạnh mẽ sau đại dịch covid. Các
công ty lữ hành tổ chức những tour du lịch với số lượng khách ít, từ 5-10
người và chỉ từ 1-2 địa điểm trong tour để đảm bảo an tồn sau dịch cho du
khách.[CITATION Trị \l 1033 ]
Thơng qua những nghiên cứu đã thu thập được ở trên về loại hình du
lịch chậm, bao gồm cả những nghiên cứu về khái niệm, định nghĩa và những
phát triển của loại hình du lịch chậm trên thế giới thì chúng tơi nhận thấy rằng
những loại hình du lịch chậm ở những lãnh thổ khác nhau sẽ mang nét đặc
trưng khác nhau và phục vụ đối tượng du khách khác nhau. Điểm chung của
những nghiên cứu trên cũng đã chỉ ra rằng loại hình du lịch chậm là loại hình
tập trung chú trọng vào chất lượng mỗi điểm đến thay vì số lượng các điểm

đến, và đối tượng chính được các nghiên cứu chỉ ra cũng là những người có
nhiều thời gian rảnh rỗi và muốn kết nối nhiều hơn với thiên nhiên, con
người, văn hóa tại mỗi điểm đến. Tuy nhiên, xét riêng lẻ về mặt đối tượng du
khách thì đối tượng du khách cao tuổi chưa phải là đối tượng được quan tâm
và chưa được các nghiên cứu chỉ rõ.
7.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam


10
Những năm gần đây, mơ hình du lịch chậm bắt đầu du nhập vào Việt
Nam và dần nhận được sự đón nhận của mọi người. Tuy nhiên, cho đến thời
điểm hiện tại thì chỉ mới có một vài tỉnh thành đưa loại hình du lịch chậm ứng
dụng vào thị trường du lịch thực tế, trong đó có một số tỉnh thành tiêu biểu
như: Đà Lạt, Sa Pa, Ninh Bình, Huế, Hội An, và một số tỉnh thành ở miền núi
Tây Bắc. Nhưng nhìn nhận một cách tổng quát thì loại hình du lịch chậm khi
được du nhập về thị trường Việt Nam chủ yếu nhằm mục đích phục vụ cho
những du khách muốn có những trải nghiệm nhẹ nhàng, thư giãn và hịa mình
vào với đời sống của người dân địa phương.
Trong cơng trình nghiên cứu “Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam
trong thời đại công nghiệp 4.0” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga đã chỉ ra
rằng ở thời điểm đất nước phát triển nền kinh tế hiện đại kéo theo đời sống
con người phát triển nhanh chóng thì nhịp sống của người dân cũng bị cuốn
vào chuỗi những hoạt động tù bí, náo nhiệt và mọi người đang tự tìm kiếm
cho mình những loại hình du lịch nghỉ dưỡng để làm giảm nhịp sống thường
ngày. Trong nghiên cứu này, tác giả Thanh Nga đã nêu ra việc ứng dụng loại
hình du lịch chậm tại các tỉnh miền núi Tây Bắc và đưa lộ trình Hà Nội- Bắc
Quang- Hồng Su Phì- Xín Mần- Bắc Hà- Bảo Hà- Hà Nội vào lịch trình du
lịch chậm trong vịng 6 ngày đêm. Những hoạt động du lịch được diễn ra
trong lịch trình du lịch chậm này sẽ bao gồm hoạt động tham quan, nghỉ
dưỡng, khám phá nét đẹp văn hóa đồng bào, trải nghiệm đời sống của người

dân tộc thiểu số vùng cao. [ CITATION Ngu19 \l 1033 ]
Trong Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật
lần thứ 4, hai tác giả Trương Bá Vương và Nguyễn Thị Ngọc Ân đã đưa đến
đề tài “Nghiên cứu và đề xuất tuyến du lịch chậm với sự kết hợp của du lịch
cộng đồng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và gìn giữ bản sắc dân tộc tại tỉnh
Thừa Thiên Huế”. Trong nghiên cứu này, hai tác giả đã nhận định rằng du
lịch chậm là loại hình du lịch phù hợp với xu thế hiện đại, không chỉ thúc đẩy


11
sự phát triển của nhiều loại hình du lịch khác, đem lại trải nghiệm mới mẻ cho
khách du lịch mà cịn bảo vệ tài ngun thiên nhiên và gìn giữ được bản sắc
dân tộc địa phương. [ CITATION Ngh \l 1033 ]
Trong trích dẫn nghiên cứu “Xu hướng du lịch Việt Nam thay đổi thế
nào sau đại dịch Covid -19” của nhóm tác giả Trần Trí Thơng, Nguyễn Đức
Minh, Nguyễn Trọng Nhân, Lê Thị Thu Huyền đã cho rằng du lịch chậm
chính là xu hướng du lịch phù hợp nhất trong bối cảnh Việt Nam vừa trải qua
đại dịch covid. Trong đó, du lịch chậm cịn được nhận định là “Hành trình kết
hợp nhẹ nhàng có sự thư giãn, chương trình chi tiết thơng tin trước chuyến đi
chuẩn bị hành trình trang phục vật dụng mang theo, phịng ốc bố trí tầng thấp,
giới trẻ ẩm thực khác, các bạn mong muốn ăn nhiều món lạ các bác thì nhiều
dinh dưỡng rau nhiều hơn.” [ CITATION Trầ \l 1033 ].
Bên cạnh những tài liệu nghiên cứu thì chúng tơi cịn tham khảo trên thị
trường du lịch nội địa thực tế thông qua các công ty cung cấp dịch vụ du lịch,
chúng tơi nhận thấy rằng phổ biến nhất về loại hình du lịch chậm ở thị trường
du lịch Việt Nam vẫn là khái niệm trekking- tản bộ đường dài. Theo tìm hiểu
của chúng tơi thơng qua những chương trình tour của công ty cung cấp dịch
vụ du lịch và lữ hành Vietravel thì những tour du lịch chậm tại những tỉnh
miền núi phía bắc sẽ là những trải nghiệm leo núi ở địa hình ít đồi dốc, cắm
trại… cịn ở những tỉnh phía nam như Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang thì khi

tham gia loại hình du lịch chậm du khách sẽ được tận hưởng kết nối người
dân địa phương, tìm hiểu những thói quen đời sống hàng ngày của họ. Và
điểm đặc biệt của những tour du lịch chậm chính là lịch trình khơng gị bó,
điểm đến linh hoạt và đảm bảo sự riêng tư cho từng khách hàng
Cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi nhận thấy rằng vẫn chưa có nhiều
cơng trình nghiên cứu về sự phát triển loại hình du lịch chậm tại thị trường du
lịch Đà Nẵng và đặc biệt là dành cho đối tượng du khách cao tuổi. Chính vì
thế mà chúng tơi càng có thêm độc lực để tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát


12
triển loại hình du lịch chậm ở Đà Nẵng” từ đó đóng góp hồn thiện những
phương pháp, tìm hiểu thêm nhiều yếu tố liên quan đến xu hướng, nhu cầu du
lịch của người cao tuổi tại Đà Nẵng và thông qua đó để xây dựng, đề xuất
những giải pháp phù hợp nhất khắc phục những hạn chế chưa được triển khai
trong vấn đề này.

8.Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu Phát triển loại hình du lịch chậm tại Đà Nẵng là một
đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực du lịch, sự đóng góp của đề tài
được thể hiện qua các nội dung sau:
- Tổng hợp, chọn lọc, hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch chậm, từ đó
có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tương tự và tài liệu
tham khảo cho sinh viên.
- Đề xuất được giải pháp góp phần phát triển loại hình du lịch phù hợp
sau thời kỳ dịch bệnh.
- Phát triển những sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu cho du khách và
tạo công việc mới cho người dân địa phương.
- Gợi ý định hướng khởi nghiệp cho các doanh nghiệp trong phát triển
dịch vụ du lịch.

9.Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục, tài liệu tham khảo thì nội
dung của đề tài được trình bài trong phần nội dung gồm 3 chương.
Chương 1:Cơ sở lý luận và thực tiễn về loại hình du lịch chậm
Chương 2:Tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình du lịch chậm ở Đà
Nẵng


13
Chương 3: Giải pháp phát triển loại hình du lịch chậm ở Đà Nẵng


14
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH CHẬM
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở lý luận về du lịch chậm
1.1.1.1.Quan niệm du lịch
Tại hội nghị quốc tế về du lịch do Liên hợp quốc tổ chức tại Roma
(21/8 – 5/9/1963), các nhà khoa học đã thống nhất rằng : “Du lịch là tổng hợp
các mối quan hệ, hiện tượng mà các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú cá thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ và trong
nước họ với một mục đích hồ bình, nơi họ đến lưu trú khơng phải là nơi làm
việc của họ” [ CITATION Hội \l 1033 ]
Nguyễn Minh Tuệ trong Giáo trình Địa lý Du lịch (2018), “Theo I.I.
Pirôginoic (1985) cho rằng : “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư
trong thời gian rỗi có liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài
nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và

tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá và thể thao kèm theo việc sử
dụng các giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hoá” [ CITATION Đặn15 \l 1033 ]
[15]
Trong cuốn Việt Nam văn hóa và du lịch của tác giả Trần Mạnh
Thường thì du lịch được hiểu là nhận định rằng: “Du lịch được hiểu là hành
động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình
nhằm mục đích khơng phải để làm ăn, tức khơng phải để làm một nghề hay
một việc kiếm tiền sinh sống” [ CITATION Trầ1 \l 1033 ]



×