TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA LUẬT KINH TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
Giáo Viên hướng dẫn:
Trần Vân Long
Nhóm thực hiện đề tài:
Nguyễn Tôn Nữ Xuân
Diễm
Trần Thế Châu
Nguyễn Thị Quỳnh Nghi
Nguyễn Thành Danh
]Lê Thị Hoàng Ni
Lớp 68
Năm Học 2008 – 2009
S
ự ra đời của nhà nước và pháp luật đã được rất nhiều các cơng trình
nghiên cứu khoa học mang tính thế giới đề cập đến bởi đó là một vấn đề
lớn thuộc thượng tầng kiến trúc. Trong quá trình nghiên cứu về nhà
nước và pháp luật, chúng ta thường quan tâm đến việc tìm hiểu câu trả lời cho
các câu hỏi: Nhà nước xuất phát từ đâu? Từ khi nào nhà nước xuất hiện? Nhà
nước do ai lập ra? Vì sao nhà nước lại xuất hiện?.... Có vơ số câu hỏi bàn luận về
nguồn gốc của nhà nước và rất nhiều quan điểm giải đáp cho những câu hỏi trên.
Bài tiểu luận dưới đây là một trong những quan điểm về nguồn gốc của nhà
nước,đó là quan điểm theo “Thuyết khế ước xã hội về nguồn gốc của nhà nước”.
Nhưng trước khi tìm hiểu về thuyết khế ước xã hội chúng ta hãy tìm hiểu
khái quát về một số thuyết được đưa ra về nguồn gốc nhà nước để thấy được sự
khác biệt về ý kiến của các nhà nghiên cứu.Từ đó hiểu được nội dung của thuyết
khế ước xã hội và những quan điểm mà các nhà nghiên cứu đưa ra để biện chứng
cho ý kiến của họ.Dưới đây là một số thuyết được đưa ra để chúng ta hiểu khái
quát và có thể so sánh nó với thuyết khế ước xã hội.
Thứ nhất,
quan điểm
thần quyền cho
rằng “nhà
nước có nguồn
gốc
thánh”. Các nhà
tư
theo quan điểm
này lý giải
rằng nhà vua -
người đứng
đầu nhà nước là
do
thần
thánh sinh ra, là sự
hoá
thân
của
trên
trần
thế và quyền cai
trị
dân
chúng của họ cũng
là do thần
thần
thánh
thần
tưởng
thánh ban cho, họ được coi là “Thiên tử”, “Thiên hồng”, người thay Trời trị dân.
Vì vậy, các nhà vua phải được tôn thờ và được tuyệt đối phục tùng như thần
thánh. Trong Bộ luật Manou của ấn Độ cổ đại đã viết về nhà vua như sau: “Vua
được tạo ra từ những phần của các vị thánh siêu đẳng này… Người là vị thánh tối
cao mang hình người”. Rõ ràng, đây là một quan điểm hoàn toàn duy tâm về
nguồn gốc của nhà nước.
Thứ hai là quan điểm cho rằng nhà nước hình thành trên cơ sở sự phát
triển tự nhiên của các gia đình, là sản phẩm của tự nhiên. Chẳng hạn, Aristote đại diện điển hình của quan điểm này - luận giải rằng con người sẽ không thể tồn
tại được nếu
không
hợp lại với
nhau giống
như sự kết
hợp
giống đực và
giống cái để
duy trì nịi
giống trong
các sinh vật
khác,
điều
đó
thơng
qua
khơng
kết
giữa
một sự lựa
chọn mà chỉ
do
thơi
thúc có tính
bản
năng. Do đó
chất
sự
xã hội đầu tiên là xã hội giữa đàn ông với đàn bà trong một gia đình và sau đó là
xã hội của nhiều gia đình được tạo nên do sự thuận lợi lẫn nhau và sự bền vững
của chúng,. Aristotle còn luận giải thêm rằng do sự thúc đẩy tự nhiên mà con
người liên kết với nhau một cách tự nguyện tạo thành thành bang vì theo cách đó
mỗi người có thể tìm thấy những lợi ích lớn nhất.
Như vậy, theo Aristote, nhà nước ra đời trên cơ sở sự liên kết tự nhiên và
tự nguyện giữa mọi người vì lợi ích của mỗi người và vì lợi ích chung, con người
có thể liên kết với nhau thành các cộng đồng vì họ có khả năng nói nên họ có khả
năng giao tiếp cao hơn các động vật khác và là động vật có tính xã hội, khả năng
nhận thức điều tốt và điều xấu, cơng bằng và bất cơng và có quan điểm chung về
những điều đó. Sự xuất hiện của nhà nước là trực tiếp từ nhu cầu quản lý cộng
đồng, quản lý xã hội, vì nếu khơng có sự quản lý thì con người khơng thể sống và
sống tốt được, khơng có sự an toàn cho mọi người. Nhưng ta lại thấy điểm hạn
chế lớn nhất của quan điểm này là nó đã được sử dụng để biện minh cho sự bất
bình đẳng, sự nơ dịch .
Ngồi ra cịn có quan điểm của Mác-Lênin, quan điểm của họ được xem là
quan điểm tiến bộ và có khả năng thuyết phục cao nhất.
1. SỰ RA ĐỜI CỦA THUYẾT KHẾ ƯỚC XÃ HỘI VÀ
NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THEO
THUYẾT KHẾ ƯỚC
Đến khoảng thế kỷ 16, 17, 18 đã xuất hiện hàng loạt quan niệm mới về
nguồn gốc nhà nước. Đa số các học giả tư sản đều tán thành quan điểm cho rằng
sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một khế ước (hợp đồng) được ký kết
trước hết giữa những con người sống trong tự nhiên khơng có nhà nước. Tiêu
biểu cho Thuyết khế ước xã hội là các nhà tư tưởng tư sản như Jean Bodin,
Thomas Hobben, John Locke, S.L Montesquieu, ...
Quan điểm hợp đồng xã hội cho rằng nhà nước ra đời trên cơ sở một hợp
đồng hay thoả thuận xã hội tự nguyện giữa mọi người trong trạng thái tự nhiên
nhằm bảo tồn cuộc sống, tự do và tài sản của họ, do vậy quyền lực nhà nước là
xuất phát từ nhân dân, do nhân dân uỷ quyền cho nhà nước. Quan điểm này được
đề cập đến bởi rất nhiều học giả như Thomas Hobbe, John Locke, Jean Jacque
Rouseau… Song mỗi người lại lý giải về nguồn gốc nhà nước theo một cách
riêng.
1.1 Nguồn gốc của nhà nước theo thuyết khế ước:
Quan điểm của Thomas Hobbes:
Thomas Hobbes (1588 - 1679) cho rằng cái gốc của bản chất con người là
tính ích kỷ, con người sống trong cộng đồng chỉ
nhằm lợi ích của riêng mình. Vì những ham muốn
của mình cho nên họ ln cạnh tranh với nhau. Do có
quyền ngang nhau về tất cả trước mọi vật nên họ
thèm muốn tất cả những vật đó; họ có cùng một khuynh hướng làm hại lẫn nhau
nên giữa họ luôn tiềm ẩn mối nguy hiểm và sợ hãi đối với nhau. Ơng viết: "Sự
cạnh tranh trong việc tìm kiếm của cải, danh vọng, quyền bính hay quyền lực nào
đó đã dẫn tới sự tranh giành, thù địch và chiến tranh bởi vì một kẻ kình địch sẽ
đạt được ý muốn của mình bằng con đường sát nhân, quy phục, xua đuổi hoặc
loại trừ kẻ khác." Những ham muốn này đã biến con người thành kẻ thù của nhau
nên trong trạng thái tự nhiên "người với người là chó sói". "Tạm thời con người
sống khơng có chính quyền chung để chống lại sự sợ hãi của mọi người, họ ở
trong trạng thái được gọi là chiến tranh hay chính là trạng thái chiến tranh của
tất cả mọi người chống lại tất cả mọi người".
Tự do là từ bản chất con người mà có. Luật đầu tiên của tự do là mỗi
người phải được chăm lo sự tồn tại của mình. Những điều quan tâm đầu tiên là
quan tâm đến bản thân. Ở tuổi lí trí, con người phải tự mình định đoạt các
phương tiện sinh tồn của mình, và do đó tự mình làm chủ lấy mình.
Như vậy, ta có thể coi gia đình là mơ hình đầu tiên của các thứ xã hội
chính trị; cha là hình ảnh của người thủ lĩnh, con cái là hình ảnh của dân chúng.
Thủ lĩnh cũng như dân chúng đều sinh ra bình đẳng, tự do, và họ chỉ từ bỏ quyền
tự do của họ khi phải lo toan lợi ích của bản thân họ mà thôi.Trong thèm muốn
và sợ hãi, con người bị tác động bởi sức ép của tự nhiên lúc ấy là tính ích kỷ theo
ngun tắc nhằm duy trì bản thân và tìm kiếm lại sự an tồn. Nhưng trong trạng
thái tự nhiên, những mệnh lệnh của quy luật tự nhiên là khơng bắt buộc. Cho
nên, để thốt khỏi "trạng thái tự nhiên" ấy, con người liên kết lại với nhau bằng
một sự thoả hiệp tương hỗ hình thành một liên minh bảo đảm chống sự hỗn loạn.
Sự liên kết đó là nhà nước. Do đó, chỉ khi con người đã bỏ trạng thái tự nhiên
thì pháp quyền xuất hiện. Chính nhà nước làm nảy sinh cái của tơi và cái của
anh, nó bắt buộc phải tơn trọng sở hữu của người khác. Nhà nước được lập ra
nhằm duy trì hồ bình; con người từ bỏ các quyền mà họ giữ ở trạng thái tự
nhiên để hưởng các quyền khác.
Khi tham gia ký kết hợp đồng thành lập nhà nước, con người phải từ bỏ
tất cả mọi quyền tự nhiên của mình và chuyển giao chúng cho nhà nước. Nhưng
để nhà nước tồn tại, một thoả ước giản đơn giữa những con người là không đủ
mà phải cần một sự liên hợp. Những con người khơng cịn sống như những cá
nhân độc lập và phân cách, mà phải hình thành một ý chí. Do đó, họ cũng khơng
giữ lại các quyền làm tổn hại đến sự liên kết. Tất cả các quyền lực được chuyển
cho nhà nước bằng cách từ bỏ, một mặt là sự kháng cự và mặt khác là sự thủ tiêu
việc ủy nhiệm đã trao đi. Bởi vậy, quyền lực của nhà nước, của vua chúa là tuyệt
đối và các thần dân khơng có bất cứ quyền hành gì đối với nhà nước.
Sống trong trạng thái nhà nước con người bị giữ trong những liên hệ của
một khế ước đơi. Qua khế ước đó một mặt các cá nhân liên hợp với nhau, mặt
khác là liên hợp giữa các cá nhân với người mà họ trao cho quyền lực tối cao
(chẳng hạn nhà vua) và phải cam kết phục tùng quyền uy của người đó một cách
tuyệt đối và không điều kiện. Hậu quả của cái điều ước đơi đó làm cho số đơng
thành một sinh vật duy nhất, ơng gọi đó là Lêviathan (tức là quái vật vạn năng
trong kinh thánh). Nhà nước thay mặt các cá nhân để thực hiện một quyền tối
thượng tuyệt đối.
Như vậy, theo Thomas Hobbes, quyền lực của nhà nước là một thứ quyền
lực nhân tạo và không giới hạn. Ngay cả suy nghĩ của thần dân cũng phải phụ
thuộc vào người cầm quyền, từ đó, nhà nước có quyền cấm đoán các học thuyết
nguy hại đối với nhà nước và buộc cho các thần dân một hình thức tư duy nào đó.
Mọi sự hạn chế và phân chia quyền lực của người cầm quyền đều nguy hại, bởi
lẽ những cái đó sẽ dẫn tới sự diệt vong của nhà nước và phục hồi "cuộc chiến
tranh của tất cả mọi người chống lại nhau".Ông quan niệm rằng nhà nước được
tạo thành bởi một sự hỗn hợp đầy đủ của những cá nhân nhằm thực hiện một
quyền tối thượng tuyệt đối.
Quan điểm của John Locke:
Giống với Hobbe, John Locke (1632 - 1704) cũng cho rằng trước
khi có nhà nước con người sống trong trạng thái tự nhiên. Ở đó mọi người hồn
tồn tự do, bình đẳng và độc lập với nhau, mỗi người
“là chúa tể tuyệt đối của con người và tài sản của
chính anh ta, bình đẳng đến mức tối đa và khơng bị ai
thống trị". Trong trạng thái đó, mỗi người có hai
quyền lực. Một là, làm bất cứ cái gì mà anh ta cho là
phù hợp với sự tự bảo tồn của anh ta và những người khác trong phạm vi cho
phép của Luật tự nhiên, bởi vì luật đó là chung cho tất cả mọi người. Hai là,
quyền lực để chống lại sự xúc phạm và xâm hại của người khác, xét xử và trừng
phạt những sự vi phạm Luật tự nhiên.
John Locke(1632-1704)
Song sự được hưởng những quyền trên và sự sở hữu tài sản của con người
rất khơng an tồn và khơng chắc chắn vì chúng ln ln bị vi phạm bởi những
người khác và lại thiếu nhiều thứ để bảo đảm cho chúng. Thứ nhất là ở đó khơng
có một thứ pháp luật được thiết lập ổn định, được biết rõ, được công nhận và cho
phép bởi sự ưng thuận chung, trở thành chuẩn mực của sự đúng, sai và là tiêu
chuẩn chung để giải quyết tất cả các tranh chấp giữa mọi người. Thứ hai, trong
trạng thái tự nhiên không có những quan tồ hiểu biết và cơng tâm với thẩm
quyền giải quyết tất cả các vụ việc khác nhau theo luật pháp đã được thiết lập. Vì
mỗi người vừa là quan toà, vừa là người thực hiện Luật tự nhiên nên họ không
thể công tâm khi giải quyết các vụ việc của mình. Thứ ba, ở đó khơng có một
quyền lực thường xuyên để ủng hộ và giúp đỡ một sự kết án đúng và sau đó đưa
bản án vào thực hiện. Những người bị làm tổn hại bởi một việc bất cơng nào đó
sẽ hiếm khi qn và khi có khả năng, họ sẽ dùng vũ lực để thực hiện một sự
trừng phạt lại nguy hiểm gấp nhiều lần sự gây thiệt hại đó, và thường là tiêu diệt
những người đã gây ra sự bất công ấy. Như vậy, loài người mặc dù được ban cho
tất cả những đặc quyền trong trạng thái tự nhiên, nhưng vì sống trong những điều
kiện xấu như trên nên đã tập hợp lại thành xã hội. Để bổ khuyết những sự thiếu
hụt và những sự khơng hồn hảo của con người khi sống đơn độc nên tự nhiên đã
xui khiến họ tìm kiếm sự cộng đồng và tình bằng hữu với những người khác. Để
thốt khỏi trạng thái tự nhiên, "Cái hồn cảnh mà tuy được tự do nhưng lại đầy
sự sợ hãi và sự nguy hiểm liên miên", con người đã liên kết với nhau tạo thành xã
hội, thành nhà nước, chuyển giao một phần quyền lực của mình cho nhà nước và
đặt mình dưới quyền thống trị của nó nhằm bảo tồn cuộc sống, tự do và tài sản
của mỗi người. Locke giải thích thêm: "Những sự bất tiện trong việc thực hiện
quyền lực mà mỗi người có để trừng phạt sự vi phạm của người khác rất không
chắc chắn và không theo quy tắc đã làm cho họ đi tìm sự nương náu dưới những
đạo luật đã được thiết lập của chính quyền để mưu cầu sự bảo tồn cho cuộc
sống, tự do và tài sản của họ. Điều đó đã làm cho họ rất vui lòng chuyển giao
quyền lực trừng phạt của mỗi cá nhân mà vẫn được thực hiện một cách đơn độc
cho những người trong số họ được bổ nhiệm để thực hiện quyền đó theo những
nguyên tắc vì xã hội như thế, hoặc những người được họ uỷ quyền, sẽ phải đồng
ý thực hiện quyền lực vì mục đích đó. Và ở đây chúng ta đã thấy rõ nguồn gốc
của cả quyền lực lập pháp lẫn quyền lực hành pháp cũng như của chính bản thân
các chính quyền và các xã hội".
Sự ra đời của luật pháp:
Với công ước xã hội, chúng ta làm cho cơ thể chính trị tồn tại và có một
đời sống. Ta lại phải lấy việc lập pháp để làm cho cơ thể chính trị có vận động và
có ý chí; vì điều khoản đầu tiên làm cho cơ thể chính trị hình thành và cố kết
chưa phải là điều khoản làm cho nó được bảo tồn.
Sự vật tốt lành và hợp với trật tự là do bản chất của nó, chứ không phụ
thuộc vào các công ước giữa người với người.Tất cả công lý là tự Trời mà ra.
Trời là nguồn gốc của công lý. Nhưng nếu ta, biết tiếp nhận cơng lý từ Trời thì ta
chẳng cần đến Chính phủ và luật pháp nữa. Tất nhiên là có một cơng lý phổ
thơng tốt ra từ lý trí; nhưng cơng lý đó muốn được chấp nhận nhận phải có đi có
lại. Xem xét các sự vật một cách phàm tục, ta thấy dường như thiên nhiên đã qui
đinh rằng luật công bằng khơng ăn nhằm gì với con người. Pháp luật chỉ làm tốt
cho kẻ ác và làm xấu cho người đứng đắn. Anh ta tôn trọng luật pháp đối với mọi
người, nhưng mọi người lại không tôn trọng luật pháp với anh ta. Vậy phải có
những cơng ước và những đạo luật để gắn liền quyền hạn và nghĩa vụ, đưa cơng
lý về với đối tượng của nó.
Vậy rốt cuộc luật lệ là gì ? Chừng nào người ta cịn gắn cho chữ luật
những ý niệm siêu hình thì người ta cứ việc luận giải mà không cần phải hiểu
thấu; và khi người ta nói về qui luật tự nhiên thi người ta chẳng biết gì hơn về
luật của Nhà nước.
Những nguyên nhân làm phát sinh nhà nước cũng là những nguyên nhân
dãn đến sự ra đời của pháp luật. Trong XH cộng sản nguyên thuỷ, những tập
quán và tín điều tôn giáo đã là những quy phạm xã hội phù hợp để điều chỉnh các
mối quan hệ xã hội lúc đó, chúng phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế, xã
hội của chế độ cộng sản nguyên thủy. Khi chế độ tư hữu xuất hiện và XH đã
phân chia thành giai cấp thì những tập qn đó khơng cịn phù hợp nữa vì nó thể
hiện ý chí chung. Khi những xung đột về lợi ích giai cấp diễn ra gay gắt và cuộc
đấu tranh giai cấp là không thể điều hịa được thì cần có 1 loại quy phạm mới để
thiếp lập cho XH một trật tự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị đó là quy phạm
pháp luật. Hệ thống pháp luật của các nhà nước được hình thành dần dần từng
bước phụ thuộc vào điều kiện và hồn cảnh, cụ thể của mỗi nước. Nhưng nói
chung, giai cấp thống trị đều tìm cách vận dụng các tâậpqn để phục vụ lợi ích
của mình , dần dâầ thay đổi nội dung của các tập quán bằng con đường nhà nước,
nâng chúng thaàh các quy phạm Pháp Luật. Hệ thống pháp luật của nhà nước cịn
đựơc hình thành từ 1 nguồn khác, đó là cá văn bản do các cơ quan nhà nước ban
hành.
Như vậy, pháp luật ra đời cùng với nhà nước, không tách rời nhà nước,
đều là sản phẩm của XH có giai cấp đấu tranh giai cấp.
Quan điểm của Rousseau:
Khi tìm hiểu về thuyết khế ước xã hội, có lẽ Rousseau là nhà nghiên cứu
sâu sắc và chi tiết nhất ông đã cho rằng:
1) Khế ước xã hội là cơ sở, nguồn gốc của xã hội dân sự và chủ quyền
nhân dân
Rousseau đặt vấn đề cần phải có một khế ước
hay một cơng ước xã hội khi con người đã thoát ra
khỏi trạng thái tự nhiên như các động vật khác để
trớ thành con người dân sự trong xã hội. Nhưng đế
tìm ra những yếu tố hợp lý làm nền tảng cho một
liên hợp chính trị chính đáng, theo Rousseau, người
ta phải tìm hiểu về tở chức đầu tiên của loài người tổ chức đời sống trong trạng thái tự nhiên trước khi
bước vào tổ chức của con người, để có thể biết được lý do tại sao con người liên
kết với nhau. Và ông đã giả định rằng con người trong trạng thái tự nhiên là tự do
bình đẳng nhưng do phải đối mặt với tự nhiên, con người gặp phải nhiều thử
thách quá lớn khơng thể tự vượt qua. Có thể một lúc nào đó sức mạnh bên ngồi
lấn át cá nhân và sự tự do tự nhiên cũng có thế bị lạm dụng và đưa đến tình trạng
mất an ninh. Vậy phương pháp duy nhất đế con người tự bảo vệ là họ phải kết
hợp lại với nhau thành một lực lượng được điều khiển bằng một động cơ chung.
khiến cho mọi người đều hành động một cách hài hịa. Kết quả của hình thức tổ
chức này là khơng ai bị mất cái gì cả, ngược lại, mọi người đều được bảo đảm an
ninh bởi sức mạnh của cộng đồng. Đó là vấn đề cơ bản mà Khế ước và xã hội đề
ra cách giải quyết.
Như vậy, xã hội dân sự được hình thành trên cơ sở những liên kết chính trị
của các cá nhân bình đẳng. Toàn thể thành viên trong cộng đồng xã hội sẽ trở
thành một tập thể chính trị với quyền hành tối thượng. Quyền hành tối thượng
này thuộc về cộng đồng thay vì một cá nhân hay một nhóm lãnh đạo. Cộng đồng
khó có thẻ xây dựng quyền lực tối thượng nếu các thành viên trong cộng đồng
đều đòi giữ lại quyền hành của cá nhân mình. Nếu mọi người đều tự ý làm theo ý
muốn của cá nhân thì xã hội sẽ trở nên hồn loạn và loài người sẽ quay trở lại
trạng thái tự nhiên. Do vậy, khi tham gia vào khế ước xã hội, con người phải từ
bỏ quyền tự do sống theo cảm xúc cá nhân mang tính cách phản xã hội. Quyền tự
do sống theo ý muốn riêng và quyền làm chủ tất cả những gì mà sức mạnh cá
nhân cho phép không phải là quyền tự do chân chính. Vậy thì bước vào xã hội
dân sự, con người mất đi cái tự do thiên nhiên và cái quyền hạn chế được làm
những điều muốn làm mà không làm được. Nhưng mặt khác con người thu được
quyền tự do dân sự và quyền sở hữu cái mà anh ta có. Tài sản thuộc sở hữu cá
nhân được tồn thể cộng đồng cơng nhận và tồn thể thành viên trong cộng đồng
đều được bình đẳng dưới pháp luật.Và mỗi người đều có chủ quyền riêng.
Chủ quyền nhân dân có hai đặc điểm là khơng thể ủy thác và không thể
phân chia. Chủ quyền không thể chuyển giao cho cá nhân, nó ln thuộc về nhân
dân và khơng thể bị hạn chế bởi bất kỳ đạo luật nào. Tính tối cao của nhân dân
thể hiện ở chỗ họ không bị ràng buộc bởi những luật lệ trước đó và vào mọi thời
điểm họ có thể thay đối cả những thỏa thuận ban đầu của khế ước. Sự tự do và
bình đẳng của những người tham gia khế ước là cái bảo đảm sự liên kết nhân dân
vào một thực thể với những quyền lợi không thể đi ngược với những quyền lợi
của từng cá nhân.
Như vậy ta có thể nói, tư tưởng dân chủ đã xun suốt tồn bộ học thuyết
của Rousseau về chủ quyền nhân dân. Rousseau đề ra tư tưởng quyền lực trực
tiếp của nhân dân, tính tối cao của quyền lực nhân dân, từ đó ơng đưa ra kết
luận đề sự không thể chấp nhận việc đại diện nhân dân cản trở nhân dân thực
hiện các quyền của mình.
1.2 Nguồn gốc của Luật Pháp
Trong xã hội dân sự, luật pháp không những có vai trị quan trọng đối với
việc xác lập quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi người, mà còn là cơ sở để đo lường
sự phải trái trong quan hệ giữa các thành viên xã hội và giữ cho xã hội trong
vòng trật tự. Theo Rousseau, luật là những điều khoản của ý chí chung và bao
giờ cũng mang tính tổng quát cho mọi người. Ý chí chung phản ánh lợi ích chung
của cộng đồng và chính lợi ích chung của cộng đồng phải trở thành nền tảng của
luật pháp. Thế nhưng ý chí chung muốn thật sự là ý chí chung thì phải là ý chí
chung từ trong đối tượng và trong bản chất của nó, phải từ tất cả và ứng dụng cho
tất cả. Ý chí chung sẽ mất đi sự đúng đắn tự nhiên khi nó thiên về một đối tượng
riêng lẻ nhất định".
Như vậy, ý chí chung chỉ tính đến lợi ích chung của cộng đồng và xã hội
sẽ phát hiện ra lợi ích chung của cộng đồng để xác định ý chí chung. Để xác định
ý chí chung, người ta phải loại bỏ tất cả những ý kiến khác biệt của các thành
viên trong xã hội để có thể tổng hợp được ý muốn chung. Rousseau phân biệt ý
chí chung và ý chí của tất cả. ý chí của tất cả chỉ là sự tập hợp thuần túy những
quyền lợi riêng rẽ, trong khi đó ý của chung được hình thành bằng cách loại bỏ
trong tập hợp đó những quyền lợi triệt tiêu nhau. Đằng sau những suy luận toán
học này là một vấn đề chính trị quan trọng: vấn đề hịa hợp những quyền lợi mâu
thuẫn với nhau giữa các cá nhân, các đẳng cấp và toàn xã hội. Tuy nhiên, phương
pháp này chỉ có thể thành cơng khi mà mọi người đều đưa ra ý kiến riêng với tư
cách công dân của quốc gia thay vì trên tư cách thành viên của một thế lực riêng
nào đó.
Khi ý chí chung của tồn thể dân chúng được cơng bố, nó sẽ trở thành hành
động của chủ quyền tối cao, đó tức là luật. Như vậy "luật chỉ là sự cơng bố của ý
chí tồn dân, cho nên trong quyền lực lập pháp khơng ai có thể đứng ra thay mặt
nhân dân để làm ra luật". Luật này phải có sự tham gia soạn thảo của tất cả dân
chúng và chỉ có hiệu lực khi được đa số dân chúng thông qua, tuy nhiên
Rousseau cũng đề cập đến việc bảo lưu ý kiến của thiểu số. Ông cũng cho rằng
đa số chưa chắc đã đúng và thiểu số không hẳn là sai. Để cho đa số không bị
nhầm lẫn, theo ông, phải công khai cung cấp đầy đủ thông tin cho dân chúng để
họ tự bàn bạc và quyết định. Ông cũng lên tiếng cảnh báo thủ đoạn lợi dụng số
đơng, núp bóng tập thể để mưu lợi cho cá nhân. ông cho rằng mỗi người phải bỏ
qua quyền lợi bè phái và hành động như một công dân của quốc gia khi đóng góp
ý kiến, và xã hội phải loại bỏ những nhóm hay tổ chức với các mục tiêu phục vụ
quyền lợi riêng biệt.
Bàn về khế ước xã hội cũng đề cập những vấn đề nêu trên nhưng đi theo
hướng tư duy hoàn toàn khác: Nếu như Montesquieu muốn khám phá cái “trật
tự, cái quy luật trong mớ hỗn độn các luật pháp ở mọi xứ sở và mọi thời đại” thì
Rousseau lại cố gắng tìm kiếm trong cái “trật tự dân sự có hay khơng một số quy
tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với con người như con người”;
nếu như Montesquieu dùng phương pháp quy nạp trên cơ sở khảo sát, phân tích
đặc điểm từ tự nhiên đến xã hội và các chính thể để rút ra các nguyên tắc chi
phối chúng, thì Rousseau đi từ những nguyên tắc chung để đưa ra những hình
thức chính thể cần phải có. Vì vậy, Rousseau chỉ đề cập lịch sử chính trị của lồi
người một cách khái quát nhất, còn lại tập trung bàn đến vấn đề phải tổ chức lại
xã hội như thế nào. Ông đưa ra những nguyên tắc thiết lập một xã hội lý tưởng
bằng các khế ước - đó là những luật cơ bản như hiến pháp, luật dân sự, hình sự...
mà mọi thành viên trong đó phải tự nguyện tuân theo. Những khế ước đó bảo
đảm các quyền lợi của xã hội, của mỗi thành viên như sự tự do, bình đẳng, quyền
tư hữu... Sau khi đưa ra những ngun tắc ấy, Rousseau bàn đến các hình thức
chính thể. Ông đề cao chính thể dân chủ - chính thể mà người dân có thể tham
gia nhiều nhất vào các hoạt động điều hành của nhà nước, đặc biệt là trên lĩnh
vực lập pháp. Do đó, bao trùm tác phẩm là tinh thần xây dựng nguyên tắc của
chế độ mới.
Qua phân tích tổ chức quyền lực như trên có thể thấy Rousseau luôn nhấn
mạnh yếu tố dân chủ trực tiếp trong mọi q trình tổ chức quyền lực nhà nước:
Tồn thể dân chúng là cơ quan lập pháp với chủ quyền tối thượng, hành pháp và
tư pháp đều do lập pháp lập ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Để quyền lực
khơng bị tha hóa, Rousseau khơng chỉ thiết lập hệ thống kiểm soát quyền lực từ
phía nhà nước, mà cịn nhấn mạnh vấn đề kiểm sốt quyền lực từ phía xã hội và
khơng bao giờ cho phép quyền lực tách rời khỏi nhân dân. Đây là điểm rất tiến
bộ mà ngày nay nhiều Nhà nước hiện đại đã kế thừa trong tổ chức và thực thi
quyền lực của mình.
Nhận xét:
Qua quan điểm của thuyết hợp đồng hay khế ước xã hội về nguồn
gốc nhà nước, có thể thấy, điểm hợp lý của quan điểm này là ở chỗ nó thừa
nhận rằng nhà nước khơng xuất hiện ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện
mà nó chỉ ra đời khi xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, nhà
nước ra đời do nhu cầu quản lý xã hội, bảo đảm sự an toàn cho mọi người
và sự an ninh cho xã hội; nhà nước có chức năng quản lý xã hội, giữ gìn trật
tự, sự ổn định của xã hội và bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng. Song
điểm bất hợp lý của quan điểm này là ở chỗ nó khơng chỉ ra được rằng nhà
nước ra đời khơng chỉ do nhu cầu tổ chức và quản lý xã hội mà còn do nhu
cầu thống trị giai cấp nên ngồi tính xã hội nó cịn có tính giai cấp.
Đã hơn 200 năm trôi qua kể từ khi ra đời,. những giá trị kinh điển của
nó đến nay vẫn cịn nguyên giá trị và các tác phẩm này được xếp vào hàng
tinh hoa tư tưởng của nhân loại. Bàn về tinh thần pháp luật và Bàn về khế
ước xã hội khơng tránh khỏi có một số quan điểm bị lịch sử vượt qua. Tuy
nhiên trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay vẫn còn những vấn đề
phải áp dụng khế ước này.
2. THUYẾT KHẾ ƯỚC TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
HIỆN NAY
Trong giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại, pháp luật của nhiều nước có
nền kinh tế thị trường phát triển đều sử dụng hai hình thức ký kết hợp đồng hoặc
ký kết khế ước. Ở nước ta, vào công cuộc đổi mới trên 20 năm, năm 2005, Quốc
hội đã thông qua Bộ luật Dân sự làm nền tảng cho các mối giao lưu dân sự, kinh
tế.
Đáng chú ý là tất cả các mối giao lưu kể trên đều được Luật Dân sự và các
đạo luật khác quy định chỉ dùng hình thức hợp đồng, khơng dùng hình thức khế
ước. Nói riêng Bộ luật Dân sự gồm 777 điều đã có tới 205 điều từ điều 388 đến
593 ấn định về các loại hợp đồng, nội dung cụ thể của từng chủng loại, quyền
nghĩa vụ các bên tham gia, trách nhiệm bồi thường thiệt hại...
Luật về nhà ở (2005), Luật kinh doanh bất động sản (2006) cùng sử dụng
hình thức hợp đồng trong tất cả các mối giao lưu về bất động sản và nhà ở.
Hình thức khế ước tuy khơng xuất hiện trong các đạo luật nhưng đã được
sử dụng trong đời sống thực tiễn của dân ta từ lâu đời như việc mua bán ruộng
đất, nhà cửa trước đây chúng ta có phòng quản lý văn khế, (giấy tờ khế ước) hoặc
trong một thời gian sau giải phóng miền Nam có phịng chưởng khế, nay ở các
tỉnh gọi là phịng cơng chứng có chức năng chính là chứng thực các giấy tờ giao
dịch dân sự (các giao dịch bằng khế ước).
Vậy nên chẳng cần phân biệt hình thức hợp đồng với hình thức khế ước
xem nó có tác dụng thực tiễn gì, nếu khơng phân biệt thì nó có tác hại như thế
nào trong đời sống kinh tế thị trường, trong hoạt động của Nhà nước pháp quyền
và xây dựng xã hội dân sự ở nước ta.
Hình thức khế ước xuất phát từ mối Quan hệ cộng sinh, được hiểu khi hai
bên ký một văn bản hợp đồng hoặc khế ước thì hai bên đều cùng hưởng, cùng
chịu, cùng chia sẻ các hoạt động, thụ hưởng kết quả,đồng thời niềm tin vào đối
tác là một điều rất cần thiết. Gặp khó khăn các bên gặp nhau tìm biện pháp khắc
phục bao gồm cả những biện pháp có lợi hoặc khơng có lợi cho mình. Trong
quan hệ cộng sinh, các quyền, lợi ích và nghĩa vụ phần lớn là thuận chiều, cùng
chiều, ít trái ngược hoặc khơng có trái ngược.
Trong quan hệ thành lập một công ty như công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty hợp danh hoặc 1 hợp tác xã, một liên doanh với nước
ngoài, các thành viên tham gia đều cùng chung một mục đích, cùng thực hiện các
nghĩa vụ, cùng hưởng các lợi ích theo điều lệ, được coi như 1 bản hợp đồng gốc.
Do tầm quan trọng của việc thành lập một công ty hay một tổ chức mà ta
thấy cần được ký kết bằng một bản hợp đồng không thể ký bằng một bản khế
ước.
Đương nhiên khi muốn giao ước hợp tác trong một lĩnh vực nhất định, hai
bên có thể thoả thuận lựa chọn hình thức hợp đồng hay khế ước miễn là cân nhắc
kỹ các mối quan hệ cộng sinh hay cạnh sinh trong giao ước. Sự lựa chọn linh
hoạt giữa 2 hình thức hợp đồng hoặc khế ước được áp dụng nhiều trong hoạt
động dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ xây dựng nhà ở, dịch vụ y tế, quan
hệ tặng cho tài sản...
Nhưng thói quen của mấy thập kỷ hoạt động theo chế độ bao cấp, các mối
quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại đều được giao lưu trong quan hệ cộng sinh,
mọi hoạt động đều tuân theo các chỉ tiêu kế hoạch, các bên đều cùng chung một
mục đích phục vụ nền kinh tế tập trung, lợi nhuận nhiều hay bị thua lỗ, hưởng
nhiều hưởng ít đều được chia sẻ qua lại. Đã là các quan hệ cộng sinh, nhà lập
pháp coi hình thức hợp đồng hay hơn hình thức khế ước, coi nhẹ các quan hệ
cạnh sinh của kinh tế thị trường nên khơng đề cập đến hình thức khế ước là một
hình thức cần có bên cạnh hình thức hợp đồng.
Hợp đồng là hình thức pháp luật chủ yếu của các quan hệ cộng sinh – khế
ước là hình thức pháp luật chủ yếu của các quan hệ cạnh sinh.
Các quan hệ mua bán hàng hoá, tài sản, vay mượn, thuê mướn, cầm cố,
thế chấp tài sản thì cần thiết phải dùng hình thức khế ước, khơng thể có sự lựa
chọn giữa 2 hình thức, khơng nên dùng hình thức hợp đồng.
Đẳc biệt hình thức khế ước được sử dụng rộng rãi nhất khi có Quan hệ
phụ thuộc, được hiểu như hai bên giao ước, trong đó bên này phụ thuộc hoàn
toàn vào bên kia.Các tập đoàn kinh tế lớn ở một số nước thành lập ra công ty mẹ,
cơng ty con, các chi nhánh, văn phịng đại diện ở nước ngồi, mối quan hệ nội bộ
đó đều là các quan hệ phụ thuộc.
Ở nước ta, doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp các thành phần kinh
tế đang có xu hướng thành lập cơng ty mẹ, cơng ty con.
Các mối quan hệ phụ thuộc đó, xét trong điều kiện kinh tế thị trường, cái
nào thuộc quan hệ cộng sinh, cái nào thuộc quan hệ cạnh sinh, đều chưa thật rõ
ràng. Quan hệ giữa các Cty con với nhau trong một Cty mẹ là quan hệ cộng sinh
hay cạnh sinh, chưa có lời giải đáp.
Trong lĩnh vực thuần tuý dân sự, quan hệ phụ thuộc 1 chiều được xem như
một bên hồn tồn có nghĩa vụ, một bên hồn tồn có quyền. Bên có nghĩa vụ
phải làm (hoặc khơng làm) những cơng việc cần thiết vì lợi ích của bên có quyền
– Luật dân sự năm 2005 gọi tên là hợp đồng đơn vụ.
Hai bên trong quan hệ phụ thuộc có thể lựa chọn hình thức hợp đồng hoặc
hình thức khế ước. Để kết luận, cần coi khế ước là một loại hợp đồng, nhưng
không thể coi hợp đồng là khế ước, mà cần có sự phân biệt, lựa chọn khi ký kết
để nếu tranh chấp xảy ra dễ bề giải quyết.
Từ những vấn đề nêu trên chúng ta thấy được vai trị thực tiễn của thuyết
khế ước.Tuy khơng được thừa nhận là một bằng chứng khoa học về nguồn gốc
của nhà nước và pháp luật và gây ra nhiều tranh cãi nhưng thật sự ngay trong xã
hội hiện nay hình thức khế ước vẫn được sử dụng rộng rãi và thậm chí được cơng
nhận về tính hợp pháp của nó. Tuy vậy vẫn phải cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng
hình thức khế ước để ký kết vì nó dễ xảy ra những vấn đề và mâu thhuẫn giữa
các bên.Mặc dù vậy các hợp dồng khế ước từ lâu đã ăn sâu vào trong thói quen
của cộng đồng người dân Việt Nam. Và nó vẫn tiếp tục tồn tại qua bao thập kỷ
nay và cùng phát triển song song với nền kinh tế của đất nước.
Mục Lục Bài Tiểu Luận
1. SỰ RA ĐỜI CỦA THUYẾT KHẾ ƯỚC XÃ HỘI VÀ
NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
THEO THUYẾT KHẾ ƯỚC
1.1 Nguồn gốc của nhà nước theo thuyết khế ước
1.2 Nguồn gốc của Luật Pháp Theo thuyết khế ước
2. THUYẾT KHẾ ƯỚC TRONG HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT HIỆN NAY
(“Một số nội dung được sưu tầm từ sách
và tài liệu trên internet”)