ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN KAHOOT TRONG GIẢNG DẠY
MÔN CƠNG NGHỆ THCS
1. Phần mở đầu
Mơn cơng nghệ là mơn khoa học ứng dụng với rất nhiều kiến thức thiết
thực vì vậy địi hịi học sinh phải có rất nhiều kiến thức thực tiễn liên quan đến
nhiều chủ đề như nông - lâm - ngư nghiệp, vẽ kĩ thuật, cơ khí, kinh tế gia đình,
trồng cây ăn quả... Những kiến thức này chưa bao giờ là dễ dàng đối với học
sinh miền núi, nhất là học sinh vùng đặc biệt khó khăn trường TH&THCS
Thạch Lương với hơn 95% là dân tộc thiểu số, kiến thức thực tế ít (đặc biệt là
kiến thức về cơng nghiệp như cơ khí, điện, vẽ kĩ thuật...), tương đối rụt rè, nhút
nhát vì vậy khơng khí giờ học nhiều khi rất trầm, học sinh khơng sơi nổi, khơng
có nhiều tính cạnh tranh trong tiết dạy do đó hiệu quả giáo dục khơng cao.
Nhiệm vụ của người giáo viên hiện nay là phải tạo được hứng thú, động
lực để các em hào hứng với mỗi giờ học, để tiết học được các em đón nhận và
học tập say mê, chủ động. Cũng từ đó, học sinh ham thích mơn học và học tập
có hiệu quả hơn. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc áp dụng một số trò
chơi, ứng dụng hoặc các website vào giờ học mang lại hiệu quả cho việc dạy và
học. Những hoạt động này phù hợp với xu hướng đổi mới trong yêu cầu giảng
dạy của bộ môn, tăng sự thu hút, hứng thú, yêu thích của học sinh với mỗi giờ
học. Vì thế, mỗi giáo viên cần nghiên cứu, ứng dụng các trò chơi, hoạt động vào
trong mỗi bài dạy thật linh hoạt để mỗi giờ dạy đều góp phần nhỏ giúp xây dựng
tương lai, mở ra cơ hội cho các em sau này.
Qua quá trình dạy học, tham gia các lớp tập huấn, tự trau dồi tìm hiểu,
tơi nhận thấy có rất nhiều ứng dụng giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy, mang lại
trải nghiệm mới cho cả giáo viên và học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hoạt
động khác nhau trong mỗi tiết dạy, dưới đây tơi xin nêu ra cách áp dụng trị chơi
Kahoot trong nhiều hoạt động dạy học và nêu ví dụ một số hoạt động đã áp dụng
trong các tiết dạy của mình.
2. Nội dung biện pháp
2.1. Mục đích của biện pháp
Giúp học sinh hứng thú hơn với môn Công nghệ. Cải thiện khơng khí giờ
học cơng nghệ, tăng tính cạnh tranh trong học tập, giúp các em tiếp cận với
nhiều ứng dụng công nghệ mới.
2.2. Nội dung biện pháp
- Nội dung:
1
2
+ Kahoot là một công cụ học tập dựa trên nền tảng trị chơi, được áp dụng
trong cơng nghệ giáo dục tại các trường học. Đây là công cụ hỗ trợ giảng dạy
được sử dụng hơn 160 nước trên thế giới, hơn 300.000 người sử dụng và được
chọn sử dụng trong các hội thảo đào tạo quốc tế uy tín. Ứng dụng này không chỉ
giúp làm nổi bật nội dung bài giảng mà còn biến lớp học thành một sân chơi hào
hứng. Nó có thể giúp người dùng tạo được bài kiểm tra đánh giá trực tuyến dưới
dạng trò chơi chỉ với một chiếc điện thoại di động. Ngoài ra, giáo viên có thể sử
dụng ứng dụng này để giao bài tập về nhà cho học sinh dưới định dạng một bài
Quiz. Khơng những thế, người dùng cịn có thể thêm video, hình ảnh, sơ đồ …
vào nội dung các câu hỏi giúp bộ câu hỏi sinh động và thú vị hơn.
+ Bản chất của Kahoot là một website, vì thế, người học có thể trả lời
những câu hỏi thơng qua trình duyệt web trên mọi thiết bị có kết nối internet.
- Cách thức thực hiện:
Tùy từng mục đích và nội dung hoạt động như: khởi động, hình
thành kiến thức, luyện tập, vận dụng, tìm tịi mở rộng, ơn tập, giao bài tập về
nhà... giáo viên soạn câu hỏi kèm đáp án trên Kahoot.com hoặc app Kahoot trên
điện thoại, sau đó gửi mã Pin để học sinh tham gia được vào trò chơi, trả lời các
câu hỏi trực tiếp tại lớp hoặc như 1 dạng bài tập về nhà. Trong mỗi lượt chơi,
học sinh có thể tham gia theo từng cá nhân hoặc từng đội, câu hỏi sẽ hiện ra trên
màn hình chính, đáp án trả lời xuất hiện trên thiết bị của học sinh. Hết thời gian
cho mỗi câu hỏi, đáp án sẽ hiện ra ngay trên màn hình chính, sau đó là số điểm
của từng học sinh hoặc từng đội, điều này tạo nên tính ganh đua rất cao, thúc
đẩy sự cố gắng của học sinh.
- Các bước thực hiện:
Dưới đây là một số ví dụ về việc áp dụng Kahoot vào 1 số hoạt động dạy
học cụ thể trong nhà trường.
*Ví dụ 1: Hoạt động khởi động tiết 7 - Chủ đề: Phân bón - Cơng nghệ 7
Giáo viên thiết kế 8 câu hỏi liên quan đến các nhóm phân bón, loại phân
bón, tác dụng của phân bón của bài này với các câu hỏi từ dễ đến khó, gọi 2 - 5
học sinh làm bài độc lập trên từng thiết bị, sau khoảng 4 phút làm bài trực tiếp,
giáo viên có được kết quả khách quan của các học sinh. Sau khi cho điểm và
đánh giá, giáo viên có thể mở lại từng câu hỏi để học sinh cả lớp cùng ôn lại nội
dung của bài học cũ, dẫn vào bài học mới.
Đối với cách làm này, giáo viên cũng có thể linh hoạt thiết kế những câu
hỏi dành riêng cho đối tượng học sinh yếu kém. Giáo viên đưa ra những câu hỏi
dễ, ở mức độ nhận biết. Sau đó gọi vài học sinh yếu, kém làm bài độc lập trên
thiết bị. Với đối tượng học sinh khá hơn, tôi chọn ra những câu hỏi ở mức độ
thông hiểu và vận dụng.
3
*Ví dụ 2: Hoạt động luyện tập cuối giờ bài 2 - tiết 6: Xây dựng nhà ở Công nghệ 6
Giáo viên thiết kếcâu hỏi liên quan đến xây dựng nhà ở, mỗi bàn là 1 đội,
giáo viên chọn chế độ chơi TEAM, mỗi bàn sử dụng 1 thiết bị để trả lời, học
sinh cùng trao đổi để đưa ra câu trả lời cho mỗi câu hỏi. Sau mỗi câu hỏi, giáo
viên gọi 1 học sinh giải thích lí do có đáp án đúng, giúp cả lớp vừa chơi vừa
luyện tập nội dung bài học. Với việc đáp án đúng, số điểm và thứ hạng sau mỗi
câu hỏi được hiển thị trực tiếp trên màn hình, học sinh sẽ rất hào hứng và cố
gắng trong học tập.
* Ví dụ 3: Bài tập ơn tập giữa kì – Cơng nghệ 8
Giáo viên thiết kế 12 câu hỏi liên quan đến hình chiếu, phép chiếu, vị trí
các hình chiếu, hình cắt, khối đa diện, khối tròn xoay... Với phần bài tập này,
giáo viên có thể linh hoạt áp dụng tại nhiều lớp học với nhiều đối tượng học sinh
khác nhau, vào nhiều mục đích khác nhau.
Tùy từng mục đích giảng dạy, giáo viên có thể chọn thời điểm và cách tổ
chức học sinh chơi trò chơi này cho phù hợp. Sau mỗi câu hỏi, giáo viên nên gọi
1 học sinh giải thích lí do có đáp án đúng hoặc dừng lại giải đáp vấn đề cần nhấn
mạnh trong câu hỏi đó, giúp cả lớp vừa chơi vừa củng cố, khắc sâu nội dung bài
học.
- Các điều kiện để thực hiện: Bản chất của Kahoot là một website, vì
thế, người học có thể trả lời những câu hỏi thơng qua trình duyệt web trên mọi
thiết bị có kết nối internet như laptop, smartphone, máy tính để bàn, máy tính
bảng kết nối 4G hoặc mạng Internet
- Tính mới, sự khác biệt của biện pháp:
+ Khuyến khích học sinh sử dụng cơng nghệ và cạnh tranh lành mạnh…
kahoot với các thiết kế và tính năng hấp dẫn sẽ giúp học sinh có sự cạnh tranh
một cách công bằng về khả năng đưa ra câu hỏi nhanh nhất và nhiều nhất.
+ Sử dụng kết quả để điều khiển các hoạt động. Giáo viên nên sử dụng
các dữ liệu như cách để tổ chức và hấp dẫn từng nhóm học sinh
+ Đặc biệt hiệu quả cho kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh, kết quả
hiện ra ngay sau lượt kiểm tra. Xếp theo đúng thứ tự học sinh hoàn thành trước
và kết quả đúng nhất. Qua đó giáo viên sẽ nắm được những học sinh (nhóm)
hiểu bài từ đó điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp.
+ Giáo viên có thể đặt lịch để học sinh hoàn thành bài tập về nhà, hoàn
thành trên Kahoot, từ xa hồn tồn có thể giám sát q trình làm bài và và kết
quả làm bài của học sinh.
+ Giáo viên có thể sử dụng kho dữ liệu rất phong phú có sẵn trên ứng
dụng, chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung và đối tượng cần truyền tải.
4
3. Khả năng áp dụng của biện pháp:
Ứng dụng này rất dễ áp dụng ở nhiều lớp học, với nhiều đối tượng học
sinh và vận dụng vào nhiều hoạt động dạy học khác nhau. Với ứng dụng này,
việc tham gia trị chơi khơng chỉ trong 1 nhóm nhỏ trong lớp học mà có thể học
sinh trường khác cùng tham gia.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
biện pháp
Bước đầu khi tôi áp dụng tôi nhận thấy như sau:
- Học sinh rất hào hứng tham gia vào các phần chơi, thi đua cạnh tranh
với nhau trong từng câu hỏi qua đó giúp giờ học sơi nổi hơn nhiều, thúc đẩy tính
cạnh tranh vì vậy tạo động lực cố gắng hơn cho các em.
- Khuyến khích học sinh sử dụng cơng nghệ một cách lành mạnh.
- Thời gian tạo bài tập của giáo viên cũng được rút ngắn đáng kể.
Giáo viên có thể sử dụng kho dữ liệu rất phong phú có sẵn trên ứng dụng,
chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung và đối tượng cần truyền tải.
5. Tài liệu gửi kèm: Không
Nghĩa Lộ, ngày 25 tháng 10 năm 2022
Người viết báo cáo
Đặng Kim Dung
5
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
6