Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

hãy phân tích các chức năng của tiền tệ. Trong quá trình tổ chức và quản lý nền kinh tế Việt Nam, các chức năng đó đã được nhận thức và vận dụng như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.29 KB, 9 trang )

Họ tên: Nguyễn Thu Thảo
MSV: 11422146
ML: 114222

KIỂM TRA THỰC HÀNH
Học phần: Tài chính tiền tệ
Số tín chỉ: 03 TC (2+1*)

Câu 1: Bằng việc sử dụng các cơng cụ tìm kiếm trên mạng internet, hãy phân
tích các chức năng của tiền tệ. Trong quá trình tổ chức và quản lý nền kinh tế Việt
Nam, các chức năng đó đã được nhận thức và vận dụng như thế nào?
BÀI LÀM
I. CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ:
Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay thì tiền tệ có 5 chức năng cơ bản:
1.
Chức năng đo lường giá trị
Trong nền kinh tế sử dụng tiền tệ, mọi hàng hóa đều được đổi ra tiền tệ, cho
nên để thuận tiện cho việc tính tốn hay so sánh giá trị các hàng hóa với nhau
người ta quy giá trị của các hàng hóa ra tiền tệ, tức là tính xem một đơn vị hàng hóa
đổi được bao nhiêu đơn vị tiền tệ. Khi đó tiền tệ đã trở thành phương tiện để biểu
hiện, đo lường giá trị của các hàng hóa đem ra trao đổi. Biểu hiện bằng tiền của giá
trị hàng hóa gọi là giá cả hàng hóa.
Để chấp hành được chức năng thước đo giá trị, tiền tệ bản thân nó phải có giá
trị. Cũng giống như khi dùng quả cân để đo trọng lượng một vật thì bản thân quả
cần đó phải có trọng lượng. Như đã biết giá trị của tiền tệ được đặc trưng bởi khái
niệm sức mua tiền tệ tức là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hóa khác trong
trao đổi. Khi tiền tệ còn tồn tại dưới dạng hàng hóa (tiền có đầy đủ giá trị) thì sức
mua của tiền phụ thuộc vào giá trị trao đổi của hàng hóa dùng làm tiền tệ với các
hàng hóa khác. Đến lượt giá trị trao đổi của hàng hóa tiền tệ lại phụ thuộc vào cung
cầu hàng hóa đó trên thị trường với tư cách là một hàng hóa. Khi xã hội chuyển
sang sử dụng tiền tệ dưới dạng dấu hiệu giá trị (tiền giấy, tiền tín dụng,...) thì giá trị


của tiền tệ khơng cịn được đảm bảo bằng giá trị của ngun liệu dùng để tạo ra nó
(vì giá trị đó quá thấp so với giá trị mà nó đại diện) mà phụ thuộc vào tình hình
cung cầu tiền tệ trên thị trưởng, mức độ lạm phát, vào tình trạng hưng thịnh hay suy
thối của nền kinh tế và cả niềm tin của người sử dụng vào đồng tiền đó.
Để tiện cho việc đo lường giá trị của hàng hóa, cần có một đơn vị tiền tệ
chuẩn. Đơn vị tiền tệ lúc đầu do dân chúng lựa chọn một cách tự phát, sau đó do
chính quyền lựa chọn và quy định trong pháp luật từng nước. Ví dụ đơn vị tiền tệ
chuẩn ở Việt Nam là IVND, ở Mỹ là 1USD,... Người ta cũng quy định cả giá trị
của đơn vị tiền tệ chuẩn đó. Giá trị của các đơn vị tiền tệ chuẩn được gọi là tiêu
chuẩn giá cả. Khi tiền vàng đúc hoặc tiền giấy có khả năng đổi ra vàng cịn được
lưu thơng, hàm lượng vàng chứa trong 1 đơn vị tiền tệ chuẩn đại diện cho tiêu
chuẩn giá cả. Ví dụ: hàm lượng vàng của Bảng Anh năm 1870 là 7,32238 gam
vàng nguyên chất, hàm lượng vàng của đô la Mỹ năm 1939 là 0,888671 gam. Ngày
1


nay, khi tiền giấy khơng cịn được đổi ra vàng nữa thì tiêu chuẩn giá cả phụ thuộc
vào sức mua của đơn vị tiến tệ chuẩn đối với hàng hóa.
Ngày nay, một đồng tiền muốn được sử dụng rộng rãi trong cả nước làm đơn
vị tính tốn để đo lường giá trị hàng hóa phải được nhà nước chính thức định nghĩa,
theo những tiêu chuẩn nhất định. Nói cách khác đồng tiền đó phải được pháp luật
quy định và bảo vệ. Nhưng đây chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ.
Điều kiện đủ là phải được dân chúng chấp nhận sử dụng. Song muốn được dân
chúng chấp nhận, đơn vị tính tốn đó phải có một giá trị ổn định lâu dài. Trong lịch
sử tiền tệ của các nước, không thiếu những trường hợp dân chúng lại sử dụng một
đơn vị đo lường giá trị khác với đơn vị đo lường giá trị do nhà nước quy định.
Chẳng hạn, thời kỳ nội chiến ở Mỹ, chính phủ phát hành tờ dollar xanh là tiến tệ
chính thức thay thế cho đồng dollar vàng nhưng các nhà doanh nghiệp vẫn giữ
dollar vàng làm đơn vị tính tốn. Hay ở trong nước trước đây, mặc dù giấy bạc
ngân hàng nhà nước Việt Nam là đồng tiền chính thức nhưng đại bộ phận dân

chúng vẫn dùng vàng hay dollar Mỹ làm đơn vị tính tốn giá trị khi mua bán các
hàng hóa có giá trị lớn như nhà cửa, hàng vi tính.
Việc đưa tiền tệ vào để đo giá trị của hàng hóa làm cho việc tính tốn giá hàng
hóa trong trao đổi trở nên đơn giản hơn nhiều so với khi chưa có tiền. Để thấy rõ
được điều này, hãy thử hình dung một nền kinh tế khơng dùng tiền tệ: Nếu nền
kinh tế này chỉ có 3 mặt hàng cần trao đổi là gạo, vải và các buổi chiều phim, thì
chúng ta chỉ cần biết 3 giá để trao đổi thứ này lấy thứ khác: giá của gạo tính bằng
vải, giá của gạo tính bằng buổi chiếu phim và giả của buổi chiếu phim tính bằng
vải. Song nếu có 10 mặt hàng cần trao đổi thay vì chỉ có 3 như trên thì chúng ta sẽ
cần biết 45 giá để trao đổi một thứ hàng này với 1 thứ hàng khác, với 100 mặt hàng
chúng ta cần 4950 giá và cứ như vậy, càng nhiều mặt hàng thì càng nhiều giá. Sẽ
thật khó khăn cho bất kỳ ai khi ra chợ để quyết định gà hay cả rẻ hơn trong khi 1kg
gà được tính bằng 0,7kg cha, 1kg cá chép được định bằng 8kg đỗ. Để chắc chắn
rằng người này có thể so sánh giá của tất cả các mặt hàng trong chợ (giả sử có 50
mặt hàng), bảng giá của mỗi mặt hàng sẽ phải kê ra tới 49 giá khác nhau, chưa kể
rất khó khi phải đọc và nhớ hết chúng. Nhưng khi đưa tiền vào, chúng ta có thể
định giả các mặt hàng bằng đơn vị tiền, mỗi mặt hàng là 1 giá.
Thêm nữa, nhờ có chức năng này, mọi hình thức giá trị dù tốn tại dưới dạng
nào đi nữa cũng có thể dùng tiền tệ để định lượng một cách cụ thể. Chẳng hạn để
tính tổng giá trị tài sản của một cá nhân, ta phải cộng giá trị của cái nhà anh ta đang
ở, giá trị các thiết bị trong nhà,... Sẽ không thể có được kết quả nếu khơng có sự
tham gia của tiền tệ vì khơng có cách nào để cộng giá trị của các tài sản đó (có bản
chất tự nhiên khác nhau) với nhau được. Nhưng một khi quy tất cả các giá trị đó ra
tiền tệ thì cơng việc thật đơn giản. Chính vì vậy mà ngày nay việc định lượng và
đánh giá, từ GDP, thu nhập, thuế khóa,..... đều có thể thực hiện được dễ dàng.
Chức năng này nhấn mạnh vai trị thước đó giá trị của tiền tệ trong các hợp
đồng kinh tế. Chẳng hạn, trong các hợp đồng ngoại thương, khi sử dụng một đồng
2



tiền làm đơn vị tính giá, điều cần quan tâm là phải phòng ngừa nguy cơ do sự mất
giá của đồng tiền đó, khiến cho vai trị thước đo giá trị của nó bị giảm sút. Một
cách cụ thể hơn, nếu các hợp đồng ngoại thương được định giá bằng đồng ngoại tệ
thì sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tạo rủi ro cho các bên tham gia hợp đồng. Để
phịng ngừa chỉ có 2 cách: một là định giá bằng đồng nội tệ hoặc cố định tỷ giá
(tầm vĩ mơ là chính sách tỷ giá cố định, cịn tầm vi mơ là các hợp đồng mua bán
ngoại tệ mang tính chất bảo hiểm hoặc tự bảo hiểm.
2.
Chức năng trung gian trao đổi
Chúng ta thấy rằng tiền tệ được xã hội sử dụng với tư cách là vật trung gian
trong q trình trao đổi hàng hóa, các hàng hóa trước tiên sẽ được đổi ra tiền tệ rồi
sau đó người ta dùng tiền đó để đổi lấy hàng hóa khác. Do vậy tiền tệ được xem là
phương tiện để trao đổi hàng hóa trong nền kinh tế.
Khi thực hiện chức năng này, tiền tệ chỉ đóng vai trị môi giới giúp cho việc
trao đổi thực hiệ được dễ dàng. Do vậy tiền chỉ xuất hiện thoáng qua trong trao đổi
mà thơi (người bán hàng háo của mình lấy tiền rồi dùng nó để mua những hàng hóa
minh cần). Trong trao đổi, người ta đổi lấy tiền không phải vì bản thân nó mà vì
những gì mà nó sẽ đổi được. Tiền tệ được xem là phương tiện chứ khơng phải là
mục đích của trao đổi. Vì vậy tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi
không nhất thiết phải là tiền tệ có đầy đủ giá trị (ví dụ dưới dạng tiền vàng). Dưới
dạng dấu hiệu giá trị đã được xã hội thừa nhận (như tiền giấy), tiền tệ vẫn có thể
phát huy được chức năng phương tiện trao đổi.
Việc dùng tiền tệ làm phương tiện trao đổi đã giúp đẩy mạnh hiệu quả của nền
kinh tế qua việc khắc phục những hạn chế của trao đổi hàng hóa trực tiếp, đó là
những hạn chế về nhu cầu trao đổi (chỉ có thể trao đổi giữa những người có nhu cầu
phù hợp), hạn chế về thời gian (việc mua và bán phải diễn ra đồng thời), hạn chế về
không gian (việc mua và bán phải diễn ra tại cùng 1 địa điểm). Bằng việc đưa tiền
vào lưu thơng, con người đã tránh được những chi phí về thời gian và công sức
dành cho việc trao đổi hàng hóa (chúng ta chỉ cần bán hàng hóa của mình lấy tiền
rồi sau đó có thể mua những hàng hóa mà mình muốn bất cứ lúc nào và ở đâu mà

mình muốn). Nhờ đó, việc lưu thơng hàng hóa có thể diễn ra nhanh hơn, sản xuất
cũng được thuận lợi, tránh được ách tắc, tạo động lực cho kinh tế phát triển. Với
chức năng này, tiền tệ được ví như chất dầu nhờn bôi trơn giúp cho guồng máy sản
xuất và lưu thơng hàng hóa hoạt động trơn tru, dễ dàng.
Tuy nhiên để thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi đồng tiền phải được thừa
nhận rộng rãi, số lượng tiền tệ phải được cung cấp đủ lượng để đáp ứng nhu cầu
trao đổi trong mọi hoạt động kinh tế, đồng thời hệ thống tiền tệ phải bao gồm nhiều
mệnh giá để đáp ứng mọi quy mô giao dịch.
Rõ ràng, đối với từng chủ thể trong nền kinh tế, tiền tệ có giá trị vì nó mang
giá trị trao đổi, nhưng xét trên phương diện toàn bộ nền kinh tế thì tiền tệ khơng có
giá trị gì cả. Sự giàu có của một quốc gia được đo lường bằng tổng số sản phẩm mà
nó sản xuất ra chứ khơng phải là số tiền mà nó nắm giữ. Lý do là vì, xét trên
3


phương diện đó, tiền tệ chỉ xuất hiện trong nền kinh tế để thực hiện chức năng môi
giới, giúp cho trao đổi dễ dàng hơn chứ không tạo thêm một giá trị vật chất nào cho
xã hội. Nó đóng vai trị bơi trơn cho guồng máy kinh tế chứ khơng phải là yếu tố
đầu vào của guồng máy đó.
3.
Chức năng bảo tồn và tích lũy giá trị:
Đây là một chức năng rất hữu ích, bở sẽ là bất tiện và tốn kém nếu ta phải bán
hàng hóa của mình mỗi khi cần tiền để mua hàng hóa khác mà ngay cả khi đó,
chúng ta vẫn cầm tiền như là phương tiện để cất trữ giá trị trong suốt khoảng thời
gian từ lúc bán đến lúc mua cái khác.
Khi cất trữ, điều đặc biệt quan trọng là tiền tệ phải giữ nguyên giá trị hay sức
mua hàng qua thời gian. Vì vậy, đồng tiền đem cất trữ phải đảm bảo yêu cầu giá trị
của nó phải ổn định. Sẽ khơng ai dự trữ tiền khi biết rằng đồng tiền mà mình cầm
hôm nay sẽ bị giảm giá hoặc mất giá trị trong tương lai khi cần đến cho các nhu cầu
trao đổi, thanh tốn. Chính vì vậy mà trước đây để làm phương tiện dự trữ giá trị,

tiền phải là vàng hay tiền giấy tự do đổi ra vàng. Còn ngày nay, đó là các đồng tiền
có sức mua ổn định.
Tiền không phải là nơi cất trữ giá trị duy nhất. Một tài sản bất kỳ như cổ
phiều, trái phiếu, đất đai, nhà cửa, kim loại quý cũng đều là phương tiện cất trữ giá
trị. Nhiều thứ trong số những tài sản đó lại xét thấy có lợi hơn so với tiền về mặt
chứa giá trị, chúng có thể đem lại cho người chủ sở hữu một khoản lãi suất hoặc
thu nhập (cổ phiều, trái phiếu) hoặc một giá trị sử dụng khác (nhà cửa). Trong khi
đó, tiền mặt có thể sẽ trở thành nơi cất trữ giá trị tồi nếu giá cả hàng hóa tăng
nhanh. Song một cậu hỏi đặt ra là tại sao người ta vẫn giữ tiền nếu nó khơng phải là
nơi cất trữ giá trị tốt nhất. Điều này liên quan đến một khái niệm gọi là tính lỏng,
tính lỏng phản ánh khả năng chuyển một cách dễ dàng và nhanh chóng của một loại
tài sản thành tiền mặt (một phương tiện trao đổi). Khi xét dưới góc độ như vậy thì
tiền sẽ là một tài sản lỏng nhất. Khi có nhu cầu trao đổi, các tài sản khác (khơng
phải là tiền tệ) sẽ địi hỏi chỉ phí để chuyển thành phương tiện trao đổi. Ví dụ: khi
bạn bán nhà, đôi khi bạn phải trả một khoản phí cho người mỗi giới, và nếu cần
tiền ngay bạn cịn phải bán rẻ. Chính vì vậy, với mục đích cất trữ giá trị cho những
hu cầu trong tương lai gần, người ta có xu hướng cất trữ giá trị dưới dạng tiền.
Song vì tiền, nhất là tiền ngày nay, khơng có một sự đảm bảo chắc chắn về sự
ngun vẹn giá trị từ khi nhận cho đến khi đem ra sử dụng nên tiền sẽ không phải
là cách lựa chọn tốt nhất khi muốn dự trữ giá trị trong thời gian dài.
4.
Chức năng làm phương tiện thanh toán
Trong các hoạt động kinh tế, mua bán giao thương, thì tất yếu sẽ phát sinh
việc thanh toán qua lại, và giá trị hàng hóa được tính bằng tiền cho nên tiền thực
hiện chức năng làm phương tiện thanh toán. Trong các hoạt động này cũng thường
phát sinh việc vay mượn lẫn nhau nhất là đối với các hoạt động đầu tư dự án, xuất
nhập khẩu, nếu khơng có tiền thì khó có thể thực hiện việc vay mượn và thanh tốn
4



các khoản vay mượn (Vd: các nhà đầu tư vay tiền ngân hàng thực hiện các dự án,
vay để nhập khấu....)
Tuy nhiên muốn được chấp nhận là phương tiện thanh tốn thi tiền tệ phải có
sức mua ổn định tương đối bền vững theo thời gian, điều đó đảm bảo cho người
được thanh toán tiền hoặc người chủ nợ nhận được các khoản tiền không bị suy
giảm về mặt giá trị.
5. Chức năng tiền tệ thế giới
KҺi quan hệ buôn bái quan hệ buôn bá ᥒ giữα những quốc ɡia vớᎥ nhau xuất Һi quan hệ bn báiện, thì tiền tệ
lὰm chức năng tiền tệ thế giới. Đm chức năng tiền tệ thế giới. ĐᎥều ᵭó cό nghĩa là thanh toán quốc tế giữα những
nս͗ớc vớớc vớᎥ nhau. Làm chức năng tiền tệ thế giới phảᎥ Ɩà tiền và ᥒ g hoặc tiền tín dụng
được thừa nҺi quan hệ bn báận thanh toán quốc tế. Việc đổi tiền của m ột quốc ɡia nàү thành tiền
của m ột quốc ɡia khác được thực hiện ƭheo tỷ giá hối đối. ᵭó Ɩà giá cả đồng tiền
của m ột quốc ɡia nàү so vớᎥ đồng tiền của quốc ɡia khác.
Ví ⅾụ ∨ề tiền tệ thế giới:
Hiện nay ngành ⅾu lịch phát trᎥển, mọi ᥒ gười dễ dàng ⅾu lịch nս͗ớc vớớc ngoài.
KҺi quan hệ buôn bái đᎥ ⅾu lịch bạn cầ ᥒ đổi tiền tệ của m ình sang tiền tệ nս͗ớc vớớc bạn. Tý giá hối đoái
dự vào nền kinh tế của những nս͗ớc vớớc nȇn cό giá trị khάc nhau. Hiệc nhau. Hiệ ᥒ tại 1usd =
24.500 VNĐ…
II: CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ TRONG QUÁ TRÌNH TỔ
CHỨC VÀ QUẢN LÝ KINH TẾ Ở VIỆT NAM.
1. Các chức năng của tiền tệ trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế ở
Việt Nam
Trong thời kỳ phong kiến, tiền tệ chủ yếu làm chức năng làm thước đo giá trị
và phương tiện lưu thông. Tiền tệ được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của
hàng hóa, cũng như làm mơi giới trong q trình trao đổi hàng hóa. Tiền tệ thời này
là tiền kim loại dạng hình trịn với lỗ vng ở giữa, có chữ Hán ghi niên hiệu và
loại tiền. Tiền tệ này được mô phỏng theo tiền kim loại của các triều đình Trung
Quốc. Tiền giấy xuất hiện ở Việt Nam khá sớm so với thế giới, vào năm 1396, thời
Hồ Quý Ly. Tuy nhiên, tiền giấy này không được lưu hành rộng rãi và không thay
thế được tiền kim loại12.

Trong thời kỳ thuộc địa, tiền tệ Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của các nước
thực dân Pháp và Nhật. Tiền tệ của Pháp được đưa vào lưu hành ở Việt Nam từ
năm 1875, bao gồm tiền bạc, tiền đồng và tiền giấy. Tiền tệ của Pháp được gắn liền
với đồng bạc Mexico, một loại tiền phổ biến ở Đông Nam Á thời bấy giờ. Tiền tệ
của Pháp được phát hành bởi Ngân hàng Đông Dương, một tổ chức tài chính của
thực dân Pháp. Tiền tệ của Nhật được đưa vào lưu hành ở Việt Nam từ năm 1940,
khi Nhật chiếm đóng Đơng Dương. Tiền tệ của Nhật được gọi là tiền quân phiếu,
có giá trị thấp hơn tiền của Pháp. Tiền tệ thời kỳ này không chỉ làm chức năng làm
thước đo giá trị và phương tiện lưu thơng, mà cịn làm chức năng phương tiện
thanh toán, khi tiền được dùng để trả tiền mua bán hàng hóa, trả nợ, nộp thuế, …
5


Tiền tệ thời kỳ này cũng làm chức năng tiền tệ thế giới, khi tiền được dùng để trao
đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia2.
Trong thời kỳ cách mạng, tiền tệ Việt Nam được phát hành bởi các cơ quan
cách mạng, nhằm phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Tiền tệ cách mạng có nhiều loại, như tiền của Việt Minh, tiền của Việt Bắc,
tiền của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiền của Việt Nam Cộng hòa, tiền của Việt
Nam Dân quốc, … Tiền tệ cách mạng không chỉ làm chức năng làm thước đo giá
trị, phương tiện lưu thơng và phương tiện thanh tốn, mà cịn làm chức năng làm
phương tiện cất trữ, khi tiền được rút khỏi lưu thơng và được cất trữ lại để khi cần
thì đem ra mua hàng. Tiền tệ cách mạng cũng làm chức năng làm công cụ tuyên
truyền và giáo dục, khi tiền được in hình ảnh và khẩu hiệu của cách mạng2.
Trong thời kỳ đổi mới, tiền tệ Việt Nam được thống nhất và ổn định, phù hợp
với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiền tệ
Việt Nam hiện nay là đồng Việt Nam, có hai hình thức là tiền giấy và tiền kim loại.
Tiền tệ Việt Nam hiện nay làm đầy đủ các chức năng của tiền tệ, bao gồm làm
thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán
và tiền tệ thế giới. Tiền tệ Việt Nam hiện nay cũng làm chức năng làm công cụ

quản lý kinh tế, khi tiền được dùng để điều tiết lạm phát, cân bằng thương mại, thúc
đẩy tăng trưởng, …
2. Những giải pháp để Việt Nam có thể vận dụng hiệu quả các chức năng
tiền tệ rong quá trình phát triển
Trước dự báo của các tổ chức quốc tế về tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng
khơng mấy khả quan, bất ổn kinh tế vĩ mô và biến động phức tạp của thị trường tài
chính tiền tệ tồn cầu dự kiến tiếp tục gây khó khăn cho quá trình phục hồi kinh tế
thế giới. Trong khi, kinh tế trong nước đang phải đối mặt với những vấn đề nan giải
như lạm phát, nhập siêu ở mức cao, tình trạng đơ-la hóa trong nền kinh tế, một số
bộ phận của khu vực tài chính (thị trường bất động sản, chứng khốn, ngoại hối .)
diễn biến cịn phức tạp…
NHNN xác định mục tiêu định hướng trong việc điều hành CSTT là điều hành
CSTT chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm
phát và ổn định kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế. Các công cụ CSTT và các
biện pháp điều hành được thực hiện phù hợp với quy định của Luật NHNN, chỉ đạo
của Chính phủ và điều kiện thực tế của thị trường tài chính – tiền tệ. NHNN tiếp
tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và linh hoạt để ưu tiên kiểm soát lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức phù hợp; thị trường tiền tệ,
ngoại hối ổn định phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô.
NHNN thay đổi chính sách điều hành, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý ngoại
hối, công cụ lãi suất. Đồng thời cũng rất chủ động, linh hoạt trong công tác quản lý,
nhằm đảm bảo tính kịp thời, thích ứng của các chính sách ban hành phù hợp với
thực tế và chỉ đạo của Chính phủ trong từng giai đoạn.
Nâng cao tính hiệu quả của công cụ lãi suất (đặc biệt là lãi suất huy động vốn, lãi
6


suất tái chiết khấu, lãi suất trên thị trường mở – OMO), kết hợp hài hịa với các
cơng cụ gián tiếp nhằm đảm bảo tính thanh khoản trong hệ thống, kiểm soát được
sức ép gia tăng lãi suất.

Nếu như trong năm 2008, để kiểm soát lạm phát, hạ nhiệt thị trường tín dụng,
lãi suất cơ bản được sử dụng như là cơng cụ chính yếu với tần suất và mức độ điều
chỉnh lớn, thì trong những tháng đầu năm 2012, để phù hợp với tinh thần của Luật
NHNN ban hành năm 2010 chủ yếu sử dụng lãi suất cơ bản làm công cụ chống cho
vay nặng lãi nên NHNN đã liên tục điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất
tái chiết khấu. Cho đến thời điểm này, NHNN điều chỉnh đối với lãi suất tái cấp
vốn, đối với lãi suất tái chiết khấu kể từ đầu năm 2012. Hiện tại, lãi suất tái cấp vốn
là 13% và lãi suất tái chiết khấu lên mức 11%.
Xu hướng điều hành này là một bước tiến tích cực của NHNN trong công tác
điều hành lãi suất, từng bước cơ cấu lại các mức lãi suất cho phù hợp với thông lệ
quốc tế, giúp cho NHNN thực hiện tốt hơn vai trị người cho vay cuối cùng của
mình, cũng như ngăn chặn được sự ỷ lại và lạm dụng nguồn vốn giá rẻ của một số
NHTM từ NHNN. Đồng thời, các mức lãi suất này cũng đã phát được tín hiệu điều
hành CSTT của NHNN, thực hiện tương đối tốt vai trị là lãi suất định hướng trên
thị trường). Nhờ đó mà hoạt động điều tiết thị trường của NHNN qua thị trường mở
vận hành trôi chảy, giữ vững được thanh khoản cả hệ thống, kết hợp hài hòa giữa
thị trường và quản lý.
NHNN cũng chủ động trong việc điều hành lãi suất ngoại tệ theo nguyên tắc
góp phần đảm bảo mức ngang giá của đồng nội tệ và ngoại tệ trong nền kinh tế,
góp phần đảm bảo sự ổn định của tỷ giá, tạo niềm tin vào giá trị đồng nội tệ.
Các biện pháp điều hành công cụ lãi suất NHNN kiên quyết bảo vệ quan điểm
sử dụng các biện pháp quyết liệt để giảm tổng cầu, kiểm soát lạm phát. Trong đó,
NHNN điều hành tăng các lãi suất chủ đạo nhằm tác động vào thị trường theo
hướng thu hút được tiền vào hệ thống, và chọn lọc các dự án cho vay có hiệu quả.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh tăng các lãi suất điều hành này đã tác động nhất
định ( không lớn) đến việc tăng của lãi suất huy động và cho vay trong nền kinh tế.
Xác định được tác động bất lợi này, cùng với những hành vi cạnh tranh tăng lãi
suất để chiếm giữ thị phần của các NHTM (các hành vi này có thể gây mất an toàn
hệ thống), NHNN đã chủ động đưa ra các biện pháp quản lý chặt chẽ, cụ thể là quy
định lãi suất huy động bằng VNĐ của các tổ chức tín dụng (TCTD) khơng vượt q

12%/năm;
Nhìn chung, mặt bằng lãi suất trên vẫn được đánh giá là còn cao, tuy nhiên
trong bối cảnh hiện này, khi lạm phát ở mức cao thì thực tế này là một điều khơng
thể tránh khỏi. Để giảm tổng cầu thì lãi suất phải cao, phải giảm tốc độ tăng trưởng
tín dụng. Và NHNN chỉ có thể sử dụng các cơng cụ điều hành để tác động giảm
dần lãi suất theo hướng đạt được sự ổn định tương đối vững chắc khi chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) giảm dần.
Điều hành tỷ giá ổn định, linh hoạt phù hợp với diễn biến của thị trường, tăng
7


cường quản lý ngoại hối tập trung, đảm bảo tính thanh khoản ngoại tệ, tăng dự trữ
ngoại hối; Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng, thị trường vàng trong
nước theo sát thị trường vàng thế giới.
Công tác quản lý ngoại hối trong thời gian qua được đánh giá là có những
bước chuyển biến lớn, đã thể hiện sự chủ động của NHNN trong cơng tác đón đầu
những rủi ro tiềm ẩn của thị trường ngoại hối. Và nhằm tăng tính thanh khoản của
thị trường ngoại hối được nhìn nhận là văn bản pháp lý ngoại hối quan trọng đầu
tiên, tạo bước ngoặt cho xu hướng tỷ giá USD/VNĐ.
Không chỉ điều hành để ổn định tỷ giá, các giải pháp chính sách quản lý ngoại
hối cịn tập trung giảm thiểu dần hiện tượng đơ-la hóa trong nền kinh tế. NHNN và
các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện các biện pháp tăng cường giám sát,
kiểm tra và xử lý các điểm kinh doanh ngoại tệ trái phép, làm hoạt động mua – bán
ngoại tệ trên thị trường tự do giảm mạnh và nhiều điểm mua – bán USD đã phải
ngưng giao dịch. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của người
dân, các TCTD được phép hoạt động ngoại hối chỉ đạo toàn hệ thống tăng cường
hoạt động mở thẻ thanh toán quốc tế và chủ động bán ngoại tệ tiền mặt để đáp ứng
các nhu cầu hợp pháp như đi công tác, học tập, chữa bệnh của cá nhân theo các quy
định của pháp luật.
Mặc dù diễn biến thị trường ngoại hối là ổn định nhưng để tăng cường tính

chủ động trong cơng tác điều hành chính sách tỷ giá trong điều kiện nhập siêu còn
lớn, lạm phát gia tăng, vốn FDI có xu hướng giảm, NHNN phải ban hành những
chính sách mới với kỳ vọng là sẽ hỗ trợ tốt cho công tác điều hành CSTT để kiềm
chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mơ theo chủ trương của
Chính phủ, tiếp tục duy trì được sự ổn định cho tỷ giá, tăng cường dự trữ ngoại hối,
giảm mức độ đơ-la hóa.
Quyết tâm thực hiện hiệu quả cơng cụ hạn mức tín dụng, hạn chế cung tiền
thơng qua kênh tín dụng, kết hợp hài hịa với công cụ lãi suất nhằm thực hiện giảm
tổng cầu
– Kiểm sốt chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng
– Điều chỉnh cơ cấu tín dụng, tập trung vốn phát triển sản xuất kinh doanh, nông
nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ mục tiêu tập trung vốn vay cho phát triển sản xuất
kinh doanh và nông nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng. Đồng thời để
hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ quá nóng.
Những mối lo về việc tạo lập được một mặt bằng lãi suất phù hợp (không quá
cao, đảm bảo cho các doanh nghiệp tiếp cận được vốn của ngân hàng để phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh), đảm bảo tính thanh khoản hệ thống, duy trì sự
ổn định bền vững của thị trường ngoại hối vẫn còn là những thách thức của NHNN.
Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần nhận thức rõ trách nhiệm và
chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp, đất nước và tập trung thực hiện một số giải
pháp sau:
8


– Kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng dưới 20% ở mọi thời
điểm; giảm dần tốc độ và tỷ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dư nợ;
kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đánh giá lại các khoản cấp tín dụng đối với
khách hàng;
– Chấp hành nghiêm quy định về lãi suất huy động tối đa bằng đồng Việt Nam;

– Xem xét, đánh giá lại rủi ro, giảm dần quy mô hoạt động trên thị trường 2 ở mức
hợp lý nhằm đảm bảo phù hợp với quy mô của TCTD trên thị trường 1 và khả năng
quản trị rủi ro của đơn vị;
– Thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất, tránh hiện
tượng cạnh tranh không lành mạnh.
Các đơn vị chức năng thuộc NHNN tập trung thực hiện các giải pháp sau:
– Tiếp tục điều hành CSTT chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, bảo đảm tốc độ tăng
trưởng tín dụng; sử dụng linh hoạt các loại lãi suất thuộc công cụ điều hành của
NHNN để điều tiết và tác động ổn định thị trường tiền tệ;
– Tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường ngoại tệ, vàng, đặc biệt là những tháng
cuối năm để có giải pháp điều hành thích hợp; thực hiện các biện pháp để tăng dự
trữ ngoại tệ;
– Tăng cường thanh tra, kiểm tra tính tuân thủ, chấp hành kỷ cương, giám sát thị
trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động của
các TCTD; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về các tỷ lệ đảm bảo an
toàn, quy định về trần lãi suất huy động và các quy định khác; phối hợp với các cơ
quan truyền thông để thông tin hành vi vi phạm và kết quả xử lý đối với TCTD;
đảm bảo an toàn hệ thống tránh rủi ro và giảm nợ xấu, ổn định và lành mạnh hóa
thị trường tiền tệ, trước hết là thị trường liên ngân hàng, kể cả nội ngoại tệ, thị
trường vàng
– Xây dựng đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để nâng cao chất lượng, hiệu quả
và an toàn hệ thống; Triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hoạt động ngân
hàng theo Đề án được Chính phủ phê duyệt với nguyên tắc không để xảy ra đổ vỡ
ngồi tầm kiểm sốt, từng bước nâng cao tính an toàn, lành mạnh và hiệu quả của
hệ thống ngân hàng. Kiên quyết xử lý dứt điểm những ngân hàng yếu kém, tạo điều
kiện thuận lợi cho các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả phát triển. Nghiên cứu,
sớm ban hành một số văn bản hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng như: vay vốn giữa các
TCTD, đầu tư tài chính, trong đó có hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, ủy
thác, nhận ủy thác đầu tư.
Bên cạnh đó, Ngồi ra sẽ không ngừng nâng cao chất lượng thống kê, dự báo

phục vụ cho hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ. Đồng thời, làm tốt công
tác thông tin truyền thông, đưa thông tin đầy đủ, kịp thời về các giải pháp điều
hành và hoạt động ngân hàng.

9



×