Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(Tiểu luận) phân tích nội dung, ý nghĩa các quy định pháp luật liên quan đến đề tài, trong đó chỉ ra các điều, khoản và văn bản cụ thể của những quy định pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI LUẬN NHĨM 8
Mơn: Luật lao động
Họ và tên: Lê Diệu Linh_11218127
Mai Danh Tấn_11203501
Trương Quốc Đạt_ 11211290
Cao Thị Phương Thảo_11206896
Nguyễn Thùy Trang_11208126
Trần Thu Ngân_11202772

Hà Nội – 3/2023


Mục lục
1. Tập hợp và lưu trữ được đầy đủ các văn bản pháp luật hiện hành
liên quan đến đề tài của bài tập nhóm .................................................. 1
2. Phân tích nội dung, ý nghĩa các quy định pháp luật liên quan đến
đề tài, trong đó chỉ ra các điều, khoản và văn bản cụ thể của những
quy định pháp luật này ........................................................................... 1
3. Những đề xuất đối với việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực
hiện pháp luật liên quan đến đề tài .....................................................17


1. Tập hợp và lưu trữ được đầy đủ các văn bản pháp luật hiện hành liên
quan đến đề tài của bài tập nhóm:







Luật viên chức 2010
Luật Cán bộ, cơng chức và Luật viên chức sửa đổi 2019
Nghị định 115/2020/NĐ-CP
Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm
bồi thường, hoàn trả của viên chức
Bộ Luật lao động 2019

2. Phân tích nội dung, ý nghĩa các quy định pháp luật liên quan đến đề
tài, trong đó chỉ ra các điều, khoản và văn bản cụ thể của những quy
định pháp luật này:
2.1. Chế độ giao kết hợp đồng làm việc với viên chức:
2.1.1. Khái niệm:
2.1.1.1. Viên chức
Là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn
vị sự nghiệp cơng lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của
đơn vị sự nghiệp công lập (theo điều 2 Luật Viên chức 2010 sửa đổi 2019).
Ví dụ như Giáo viên, Bác sĩ ở các trường hay bệnh viện trực thuộc của nhà
nước, Trung ương hoặc địa phương.
2.1.1.2. Hợp đồng làm việc
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Viên chức 2010 và khoản 1 Điều 20 NĐ 115/2020/
NĐ-CP thì Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc
người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công
lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên.
Trường hợp viên chức là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cơng lập thì do cơ
quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng làm việc.
2.1.2. Các loại hợp đồng làm việc:
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Viên chức 2010, được sửa đổi bởi
khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 như sau:

1) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định
thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12
tháng đến 60 tháng.
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm
viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm B và
điểm C khoản.


2) Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên
khơng xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm
việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm B khoản
1 Điều 58 của Luật này;
c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn;
3) Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy rằng hợp đồng làm việc của viên chức hiện
nay được chia làm hai loại, một là hợp đồng làm việc có thời hạn và hai là hợp đồng
làm việc không xác định thời hạn.
(1) Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn
Loại hợp đồng này chỉ áp dụng với 03 nhóm đối tượng sau đây:




Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020.
Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức;
Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn.

Tình huống pháp lý:

Bà Bùi Nguyễn Uyên Trinh (Gia Lai) được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tuyển dụng ngày 6/1/2020, làm việc tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Ya Hội, ký
hợp đồng làm việc xác định thời hạn 1 năm (13/1/2020 -31/12/2020), thời gian tập
sự 1 năm.
Kết quả đánh giá chất lượng viên chức năm 2020 bà Trinh hoàn thành tốt nhiệm
vụ. Hiện bà Trinh hết thời hạn hợp đồng và theo quy định của Nghị định số
115/2020/NĐ-CP, bà đủ 2 điều kiện để ký kết hợp đồng làm việc không xác định
thời hạn là: Được tuyển dụng trước 1/7/2020 và làm việc tại địa bàn đặc biệt khó
khăn.
Tuy nhiên, thủ trưởng đơn vị bà Trinh chỉ đồng ý ký hợp đồng làm việc xác định
thời hạn 5 năm.
Vậy quyết định của thủ trưởng đơn vị bà Trinh có hợp pháp khơng?
Trả lời:
Theo Khoản 2 Điều 25 Luật Viên chức (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2
Điều 2 của Luật số 52/2019/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cán bộ,
công chức và Luật Viên chức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020) thì hợp đồng làm việc
không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên khơng xác định thời hạn,


thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời
hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
 Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020;
 Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại Điểm b Khoản
1 Điều 58 của Luật này;
 Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn.
Tại Khoản 2a, Điều 59 (được bổ sung bởi Khoản 10 Điều 2 Luật số
52/2019/QH14) quy định: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020 nhưng

chưa ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp
đồng làm việc đã ký kết; sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng làm việc đã ký kết
thì được ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nếu đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ
quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (có hiệu lực từ ngày
29/9/2020) quy định: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020 nhưng đang
thực hiện hợp đồng làm việc xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng làm
việc đã ký kết, kể cả trường hợp viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập
khác theo quy định tại Khoản 4 Điều này, sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng
làm việc đã ký kết thì được ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nếu
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt danh sách 20.176 thơn đặc biệt khó khăn, 1.935 xã khu vực III, 2.018 xã khu
vực II và 1.313 xã khu vực I của 51 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có vùng
dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020, trong đó xã Ya Hội (huyện Đak
Pơ, tỉnh Gia Lai) thuộc khu vực III, có 10 thơn đặc biệt khó khăn.
Nếu sự việc đúng như bà Bùi Nguyễn Uyên Trinh phản ánh, bà đã được Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai quyết định tuyển dụng vào viên chức
ngày 6/1/2020; được người đứng đầu Ban quản lý rừng phòng hộ Ya Hội ký kết hợp
đồng làm việc xác định thời hạn 1 năm kể từ ngày 13/1/2020 (được tuyển dụng vào
viên chức trước ngày 1/7/2020) và đang làm việc tại địa bàn miền núi, đặc biệt khó
khăn;
Căn cứ Khoản 2 Điều 25, Khoản 2a Điều 59 Luật Viên chức đã được sửa đổi, bổ
sung bởi Khoản 2, Khoản 10 Điều 2 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 115/2020/NĐCP, trường hợp bà Bùi Nguyễn Uyên Trinh sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng


làm việc đã ký trước ngày 1/7/2020, thì được ký kết hợp đồng làm việc không xác
định thời hạn.

(Nguồn: Báo Chính Phủ)
(2) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn
Loại hợp đồng này áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể
từ ngày 01/7/2020 (trừ đối tượng thuộc diện ký hợp đồng không xác định thời hạn).
Trong hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp
đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Theo đó, cần lưu ý như sau:
- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 nhưng đang thực hiện hợp đồng
làm việc xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết, kể cả
trường hợp viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác, sau khi kết thúc
thời hạn của hợp đồng làm việc đã ký kết thì được ký kết hợp đồng làm việc khơng
xác định thời hạn nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu có thay đổi nội dung hợp đồng
làm việc thì viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức thỏa thuận với
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về các nội dung thay đổi đó và được tiến
hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng làm việc hoặc ký kết hợp đồng làm việc
mới có những nội dung thay đổi đó.
2.1.3. Nội dung chủ yếu và hình thức của hợp đồng làm việc
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Viên chức 2010 như sau:
Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp
công lập;
b) Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.
Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ,
ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;
c) Cơng việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;
e) Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);

g) Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
h) Chế độ tập sự (nếu có);
i) Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;
k) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
l) Hiệu lực của hợp đồng làm việc;


Document continues below
Discover more
luật doanh
from:
nghiệp
BLA2021
Đại học Kinh tế…
85 documents

Go to course

BL A1 business law
17

report
luật doanh
nghiệp

100% (3)

Tài liệu ôn pháp luật
14


ngân hàng-đại học…
luật doanh
nghiệp

100% (3)

Tiểu Luận Tố Tụng
20

175

Trọng Tài Thương M…
luật doanh
nghiệp

100% (1)

Bài tập ôn tổng hợp
pháp luật kinh doanh
luật doanh
nghiệp

100% (1)

Câu hỏi nhận định
11

đúng sai môn chủ…



luật doanh
nghiệp

100% (1)

quye
t tranh
m) Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành,Gia
lĩnh ivực
và điều
kiện
đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy
định
của
Luật
nàyca…
cha p lao do ng
81
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
luật
doanh
2. Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa người
đứng
đầu đơn vị100%
sự (1)
nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức và được
lập thành ba bản,
nghiệp
trong đó một bản giao cho viên chức.
Hai bản còn lại sẽ được giữ bởi đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan quản lý nhà

nước về viên chức…
3. Đối với các chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật do cấp trên của
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm thì trước khi ký kết hợp đồng
làm việc phải được sự đồng ý của cấp đó.
Ví dụ:
Trong trường hợp một trường đại học cơng lập có một vị trí giáo sư cần được bổ
nhiệm. Vị trí này có thể được bổ nhiệm bởi cấp trên của người đứng đầu trường,
chẳng hạn như Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Ủy ban nhân dân thành phố. Trước khi
ký kết hợp đồng làm việc với giáo sư được bổ nhiệm, người đứng đầu trường cần
phải có sự đồng ý của cấp trên của mình. Điều này đảm bảo rằng quá trình bổ nhiệm
được thực hiện đúng quy định và các chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm đúng
thẩm quyền và trình tự.
Cần phải lưu ý: Theo Điều 27 Luật Viên chức 2010: Người trúng tuyển viên
chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở
lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được
tuyển dụng. Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong
hợp đồng làm việc.
2.1.4. Những nội dung liên quan đến hợp đồng làm việc
Theo “Điều 20 NĐ 115/2020/ND-CP”:
Điều 20. Các nội dung liên quan đến hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được
tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Trường
hợp viên chức là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cơng lập thì do cơ quan có thẩm
quyền quản lý đơn vị sự nghiệp cơng lập ký kết hợp đồng làm việc.
Ví dụ:
Giả sử ông A hiện là Giám đốc Trung tâm Y tế huyện X, cơ quan quản lý đơn vị
sự nghiệp công lập là Trung tâm Y tế huyện X. Nếu ông A muốn làm việc tại Trung
tâm Y tế tỉnh Y, một đơn vị sự nghiệp cơng lập khác, thì ông A phải ký kết hợp đồng
làm việc với Trung tâm Y tế tỉnh Y. Trong trường hợp này, Trung tâm Y tế tỉnh Y
sẽ là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và ký kết hợp đồng làm việc với ông

A.


2. Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 nhưng đang thực
hiện hợp đồng làm việc xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc
đã ký kết, kể cả trường hợp viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác
theo quy định tại khoản 4 Điều này, sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng làm việc
đã ký kết thì được ký kết hợp đồng làm việc khơng xác định thời hạn nếu đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Ví dụ:
Anh A được tuyển dụng làm viên chức tại Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ
Chí Minh trước ngày 01 tháng 7 năm 2020. Anh A ký kết hợp đồng làm việc xác
định thời hạn trong vòng 2 năm với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng làm việc, Anh A muốn tiếp tục làm việc tại
Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc chuyển đến làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập
khác.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật viên chức, Anh A được tiếp tục thực
hiện hợp đồng làm việc đã ký kết, kể cả trường hợp Anh A chuyển đến đơn vị sự
nghiệp công lập khác. Nếu Anh A đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của
pháp luật, Anh A sẽ có thể ký kết hợp đồng làm việc khơng xác định thời hạn với
đơn vị sự nghiệp công lập mà Anh A chuyển đến.
3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu có thay đổi nội dung hợp đồng
làm việc thì viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức thỏa thuận với
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về các nội dung thay đổi đó và được tiến
hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng làm việc hoặc ký kết hợp đồng làm việc
mới có những nội dung thay đổi đó.
4. Trường hợp viên chức được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến đơn vị sự
nghiệp cơng lập khác thì khơng thực hiện việc tuyển dụng mới và không giải quyết
chế độ thôi việc, nhưng phải ký kết hợp đồng làm việc mới với người đứng đầu đơn
vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công

lập; đồng thời thực hiện chế độ tiền lương đối với viên chức phù hợp trên cơ sở căn
cứ vào loại hình hợp đồng làm việc của viên chức đang được ký kết tại đơn vị sự
nghiệp công lập trước khi chuyển cơng tác, năng lực, trình độ đào tạo, q trình cơng
tác, diễn biến tiền lương và thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của viên chức.
2.1.5. So sánh hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động
Tiêu
chí
Khái
niệm

Hợp đồng làm việc
Theo Điều 13 Bộ Luật lao động
2019 quy định:

Hợp đồng lao động
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Viên
chức 2010 quy định:


Các
loại
hợp
đồng

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận
giữa người lao động và người sử
dụng lao động về việc làm có trả
công, tiền lương, điều kiện lao
động, quyền và nghĩa vụ của mỗi
bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận
bằng tên gọi khác nhưng có nội
dung thể hiện về việc làm có trả
cơng, tiền lương và sự quản lý,
điều hành, giám sát của một bên thì
được coi là hợp đồng lao động.

Hợp đồng làm việc là sự thỏa
thuận bằng văn bản giữa viên
chức hoặc người được tuyển dụng
làm viên chức với người đứng đầu
đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí
việc làm, tiền lương, chế độ đãi
ngộ, điều kiện làm việc quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên.

Theo khoản 1 Điều 20 Bộ Luật Lao
động 2019 quy định hợp đồng lao
động phải được giao kết theo một
trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác
định thời hạn (không yêu cầu về
đối tượng áp dụng)
b) Hợp đồng lao động xác định thời
hạn là hợp đồng mà trong đó hai
bên xác định thời hạn, thời điểm
chấm dứt hiệu lực của hợp đồng
trong thời gian không quá 36 tháng
kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng.


Theo khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ,
công chức và Luật Viên chức sửa
đổi 2019 sửa đổi Điều 25 Luật
viên chức 2010 như sau:
- Hợp đồng làm việc xác định thời
hạn là hợp đồng mà trong đó hai
bên xác định thời hạn, thời điểm
chấm dứt hiệu lực của hợp đồng
trong khoảng thời gian từ đủ 12
tháng đến 60 tháng.
- Hợp đồng làm việc khơng xác
định thời hạn là hợp đồng mà
trong đó hai bên không xác định
thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu
lực của hợp đồng. Hợp đồng làm
việc không xác định thời hạn áp
dụng đối với các trường hợp sau
đây:
+ Viên chức được tuyển dụng
trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
+ Cán bộ, công chức chuyển sang
làm viên chức theo quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật
này;
+ Người được tuyển dụng làm
viên chức làm việc tại vùng có


điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt

khó khăn.”
Chủ
thể
giao
kết

Theo Điều 3 Bộ luật lao động 2019
quy định như sau:
- Người lao động là người làm việc
cho người sử dụng lao động theo
thỏa thuận
- Người sử dụng lao động là doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác
xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê
mướn, sử dụng người lao động làm
việc cho mình theo thỏa thuận;
trường hợp người sử dụng lao động
là cá nhân thì phải có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ.

Theo Điều 25 Luật viên chức
2010: Người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập.
- Người là viên chức hoặc người
trúng tuyển vào viên chức.
- Người là cán bộ, cơng chức
chuyển thành viên chức.

Hình
thức

hợp
đồng

Theo Điều 14 Bộ luật lao động
2019
1. Hợp đồng lao động phải được
giao kết bằng văn bản và được làm
thành 02 bản, người lao động giữ
01 bản, người sử dụng lao động giữ
01 bản, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết
thơng qua phương tiện điện tử dưới
hình thức thông điệp dữ liệu theo
quy định của pháp luật về giao dịch
điện tử có giá trị như hợp đồng lao
động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng
lao động bằng lời nói đối với hợp
đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2
Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145
và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật
này.

Theo Điều 26 Luật viên chức
2010 quy định: Giao kết bằng văn
bản.
Lập thành 3 bản, 1 bản giao cho
viên chức.



2.2. Thực hiện hợp đồng làm việc với viên chức:
2.2.1. Thay đổi nội dung hợp đồng và ký kết tiếp
Theo khoản 1 Điều 28 Luật Viên chức 2010, khoản 3 Điều 20 Nghị định
115/2020/NĐ-CP: Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu một bên có yêu
cầu thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất
03 ngày làm việc để hai bên tiến hành thỏa thuận:
 Trường hợp thỏa thuận được về các nội dung thay đổi: Tiến hành sửa đổi, bổ
sung nội dung liên quan của hợp đồng làm việc bằng một trong 02 cách:
+ Ký kết phụ lục hợp đồng làm việc có những nội dung thay đổi đó;
+ Ký kết hợp đồng làm việc mới có những nội dung thay đổi đó.
 Trường hợp khơng thoả thuận được về các nội dung thay đổi:
+ Các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết; hoặc
+ Thoả thuận chấm dứt hợp đồng làm việc.
Trong thời gian tiến hành thoả thuận, các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng làm
việc đã ký kết.
Theo khoản 2, Điều 28 Luật Viên chức 2010 quy định về ký kết tiếp hợp đồng
làm việc với viên chức như sau:
2. Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc
60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào nhu cầu của đơn vị,
trên cơ sở đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ của viên chức, quyết định ký kết
tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức.
Giả sử bạn l à chủ doanh nghiệp và đã kí kết hợp đồng lao động với viên chức A vào
ngày 1/1/2022 với mức lương hàng tháng là 10 triệu đồng. Tuy nhiên do sự thay đổi
về định mức cơng việc v à nguồn lực tài chính hiện tại của doanh nghiệp, bạn cần
phải thay đổi nội dung hợp đồng và điều chỉnh lại mức lương cho viên chức A.
Trước khi ti ến hành thay đổi và điều chỉnh nội dung hợp đồng, bạn cần phải thông
báo trước với viên chức A trước 03 ngày làm việc. Khi thỏa thuận thành công, ti ến
hành sửa đổi, b ổ sung nội dung b ằng cách k ý kết phụ lục hoặc l à ký kết hợp đồng

làm việc mới có những thay đổi đó.
Khi ký kết hợp đồ ng làm việc xác định thời h ạn với viên chức A, trước khi hết hạn
hợp đồng làm việc 60 ngày, b ạn cần phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị, đánh giá
khả năng hoàn thành nhiệm vụ của viên chức từ đó quyết định ký kết tiếp hoặc chấm
dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức.
2.2.2. Tạm hoãn hợp đồng làm việc
Theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật viên chức 2010 quy định “Việc tạm
hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc được thực
hiện theo quy định về pháp luật lao động”.
Điều 32 Bộ luật lao động 2012 quy định các trường hợp tạm hoãn hợp đồng:
1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:


a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự
vệ;
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố
tụng hình sự;
c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
d)Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có
quyền tạm hỗn thực hiện hợp đồng lao động. Trường hợp tạm hoãn thực
hiện hợp đồng lao động thì phải thơng báo cho người sử dụng lao động kèm
theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp
tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ;
e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại
diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh
nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động
không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao
động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác
Viên chức A trong quá trình làm vi ệc không may bị tạm giam theo quy định của
pháp luật về tố tụng hình sự, bạn có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc và
trong thời gian tạm hỗn này, viên chức A sẽ khơng được hưởng lương và quyền,
lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động.

2.3. Chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức:
2.3.1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng làm việc
Theo khoản 3 Điều 28 Luật viên chức, việc chấm dứt hợp đồng làm việc được
thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
- Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp
đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp
luật.
- Khi viên chức được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ được pháp luật quy
định là công chức tại đơn vị sự nghiệp cơng lập hoặc có quyết định nghỉ hưu thì hợp
đồng làm việc đương nhiên chấm dứt.
2.3.2. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức


2.3.2.1. Theo khoản 4 Điều 29 Luật viên chức, Viên chức làm việc theo hợp đồng
làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng
phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cơng lập biết
trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06
tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
2.3.2.2. Theo khoản 5 Điều 29 Luật viên chức, viên chức làm việc theo hợp đồng

làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các
trường hợp sau:
- Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được
bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
- Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp
đồng làm việc;
- Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
- Bản thân hoặc gia đình thật sự có hồn cảnh khó khăn khơng thể tiếp tục thực hiện
hợp đồng;
- Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
- Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm
việc chưa hồi phục.
Ví dụ 1:
Chị A là viên chức làm việc tại một bệnh viện cấp huyện. Vì lý do khách quan,
bệnh viện đã 3 tháng không trả lương, gây ảnh hưởng đến đời sống của gia đình nên
chị A quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
Chị A có được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc không?
Trả lời:
Theo điểm B, khoản 5 Điều 29 Luật viên chức, viên chức làm việc theo hợp đồng
làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường
hợp viên chức không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời
hạn theo hợp đồng làm việc. Do đó, chị A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
làm việc ngoại trừ trường hợp chưa được giải quyết thôi việc quy định tại Khoản 2,
Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:
- Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
- Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi
đào tạo;
- Chưa hồn thành việc thanh tốn các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên
chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Do yêu cầu cơng tác và chưa bố trí được người thay thế.

Ví dụ 2:
Anh C là viên chức tại một đơn vị sự nghiệp, đã đi làm ở cơ quan này 5 năm và
ký kết hợp đồng không xác định thời hạn. Vài tháng gần đây anh C phát hiện mình


bị bệnh Rối loạn stress cấp (ASD). Anh đã điều trị suốt 04 tháng nay mà bệnh tình
khơng thun giảm. Anh C có viết đơn lên cấp trên nhưng khơng được duyệt.
Trong trường hợp này anh C có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
không? Hậu quả pháp lý khi viên chức thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng khơng đúng quy định pháp luật là gì?
Trả lời:
Căn cứ theo khoản 4 Điều 29 Luật viên chức, anh A làm việc theo hợp đồng
làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng
phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cơng lập biết
trước ít nhất 45 ngày.
Theo nội dung trên, nếu viên chức không thuộc các trường hợp được đơn
phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không đáp ứng các điều kiện về thời gian
báo trước thì sẽ bị coi là nghỉ việc trái luật. Khi đó, viên chức có thể phải bồi thường
chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 35 Luật Viên chức 2010
Nếu viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật sẽ ảnh hưởng đến việc giải
quyết thôi việc theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Viên chức 2010, viên chức
không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật viên viên chức.
2.3.3. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của đơn vị sự nghiệp công
lập
Theo khoản 1 Điều 29 Luật viên chức, đơn vị sự nghiệp công lập được đơn
phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
- Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ khơng hồn thành
nhiệm vụ;
- Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1

Điều 57 của Luật này;
- Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã
điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời
hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi
sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm
việc;
- Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của
Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp cơng lập buộc phải thu hẹp quy mơ, khiến vị trí
việc làm mà viên chức đang đảm nhận khơng cịn;
- Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có
thẩm quyền.
- Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.
2.3.4. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập không được thực hiện quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng làm việc


Theo khoản 3 Điều 29 Luật viên chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công
lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các
trường hợp sau:
- Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết định
của cơ sở chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
- Viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác
được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép;
- Viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, ni con dưới 36 tháng
tuổi, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.
2.3.5. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
- Nếu nghỉ việc trái luật, viên chức có thể phải bồi thường chi phí đào tạo bởi theo
khoản 3 Điều 35 Luật Viên chức 2010: Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập
cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải
đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.

- Đồng thời, theo Điều 7 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, viên chức phải bồi thường
chi phí đào tạo khi:
. Tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào
tạo;
Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc
đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa thực hiện đủ thời gian cam kết.
Do đó, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì viên chức phải đền bù chi
phí đào tạo (nếu có).
2.3.6. Nghĩa vụ của viên chức khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trái pháp
luật
Theo Điều 30 Luật Viên chức 2010, quy định giải quyết tranh chấp về hợp
đồng làm việc như sau: Tranh chấp liên quan đến việc ký kết, thực hiện hoặc chấm
dứt hợp đồng làm việc được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động. Do
đó, căn cứ theo Điều 40 Bộ luật Lao động 2019, nghĩa vụ của người lao động khi
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật bao gồm:
- Không được trợ cấp thôi việc.
- Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng
lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong
những ngày khơng báo trước.
- Phải hồn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của
Bộ luật này."
2.3.7. Thông báo chấm dứt hợp đồng làm việc
Theo khoản 6 Điều 29 Luật viên chức, viên chức phải thông báo bằng văn bản
về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp sau (quy định tại
các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều 29):


- Khơng được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được
bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

- Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp
đồng làm việc;
- Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
- Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh.
- Đối với trường hợp bản thân hoặc gia đình thật sự có hồn cảnh khó khăn không
thể tiếp tục thực hiện hợp đồng, viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn
phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cơng lập
biết trước ít nhất 30 ngày (quy định tại điểm d khoản 5 Điều 29).
Theo khoản 2 Điều 29, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, người
đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải báo cho viên chức biết trước ít nhất 45
ngày đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc ít nhất 30 ngày đối
với hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Đối với viên chức do cơ quan quản lý đơn
vị sự nghiệp công lập thực hiện tuyển dụng, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng
làm việc do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định sau khi có sự đồng
ý bằng văn bản của cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập, trừ trường hợp viên
chức bị buộc thôi việc trong trường hợp sau
- Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong q trình thực hiện cơng việc
hoặc nhiệm vụ, phải chịu hình thức kỷ luật là buộc thôi việc (theo quy định tại điểm
d khoản 1 Điều 52)
- Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà khơng được hưởng án treo hoặc bị Tịa án
kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thơi việc, kể từ ngày bản án, quyết định
của Tòa án có hiệu lực pháp luật (khoản 1 Điều 57 của Luật viên chức)
2.3.8. Trợ cấp thôi việc
Theo Điều 45 Luật viên chức, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp
mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao
động và pháp luật về bảo hiểm khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt
hợp đồng làm việc với viên chức, hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng
lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc, viên chức đơn phương chấm dứt hợp
đồng do ốm đau, bị tai nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 hoặc đơn phương chấm
dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này, trừ trường hợp viên

chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Bị buộc thôi việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5
và 6 Điều 29 của Luật này;
- Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.
Tình huống pháp lý:
Trước khi được tuyển dụng Viên chức theo Luật Viên chức 2012, bà T làm việc ở
vị trí Văn thư của Ban quản lý rừng L (Ban QLRL) theo hợp đồng lao động không


xác định thời hạn ngày 03 tháng 11 năm 2008. Đến ngày 29/02/2012, bà T được
tuyển dụng vào vị trí Văn thư Ban QLRL. Ngày 04/3/2020, bà T nộp đơn xin nghỉ
phép từ ngày 05/3/2020 nhưng không được Giám đốc Ban QLRL là ơng Nguyễn Đ
chấp thuận (bằng lời nói) nên đơn xin nghỉ phép của bà T vẫn để lại phịng làm việc
của ơng Nguyễn Đ. Ngày 06/03/2020, Giám đốc Ban QLRL ban hành Quyết định
số 48/QĐ-BQL, có nội dung: Không giao nhiệm vụ công tác cho bà T với lý do “Tập
thể, Lãnh đạo đơn vị đã nhiều lần nhắc nhở về đạo đức công vụ nhưng vẫn vi phạm
và làm mất lòng tin với tập thể, lãnh đạo đơn vị”, sau quyết định này, bà T vẫn đến
nơi làm việc nhưng khơng được giao làm việc gì và cũng khơng được vào phịng
làm việc như trước đây. Ngày 13/3/2020, ơng Nguyễn Đ gọi bà T lên phịng Giám
đốc và thơng báo bằng lời nói là cho bà T nghỉ phép từ tháng 4/2020, đồng thời đơn
vị tạo điều kiện cho bà T nghỉ từ ngày 13/3/2020 (nghỉ trước phép) để bà T liên hệ
chuyển công tác cơ quan khác, khi đó bà T đề nghị viết lại đơn xin nghỉ phép từ
tháng 4/2020 nhưng Giám đốc nói không cần và sẽ giải quyết cho nghỉ phép đúng
theo quy định.
Do tin lời Giám đốc về việc cho nghỉ trước phép từ 16/3/2020 kết hợp với kỳ nghỉ
phép năm từ tháng 4/2020 để liên hệ tìm cơng việc mới nên tối ngày 15/3/2020, bà
T đã sang thành phố ĐL tìm việc làm và nghỉ phép từ 01/4/2020.
Đến tối ngày 20/4/2020, bà T được chị Hoàng Thị A, cán bộ phụ trách công tác tổ
chức của Ban QLRL gọi điện thoại báo cho bà ngày 21/4/2020 đến đơn vị để họp

nhưng khơng nói rõ nội dung nên bà nghĩ là họp xử lý việc bà T thâm hụt quỹ cơng
đồn.
Tại cuộc họp xử lý kỷ luật ngày 21/4/2020, các ý kiến đều tập trung phát biểu về
những việc mà bà T đã thực hiện gồm: Việc thâm hụt quỹ công đồn, việc nhờ đồng
nghiệp đứng vay tiền ngân hàng khơng có khả năng chi trả, việc vay, nợ cá nhân
khơng trả được nợ và việc trễ phép …bà T đã nhận lỗi và có phương án giải quyết
nợ, đồng thời có thanh minh về lý do trễ phép nhưng được ông Nguyễn Đ động viên
là việc phải đưa ra họp để có hình thức cịn sẽ giải quyết cho bà T chuyển đơn vị
công tác hoặc giải quyết theo chế độ xin thôi việc, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi
của bà T sau này.
Sau đó, Giám đốc động viên bà viết đơn xin thơi việc nhưng vì bà T khơng viết đơn
xin thôi việc nên Giám đốc đã ban hành Quyết định số 103/QĐ-BQL ngày 18/5/2020
về việc buộc thôi việc đối với bà T vì lý do chiếm đoạt quỹ cơng đồn và nghỉ việc
trên 07 ngày trong một tháng.
Vấn đề:
1. Giám đốc Ban QLRL ban hành quyết định xử lý kỷ luật bà T với hình thức “buộc
thơi việc” có phù hợp với quy định của pháp luật?
Tại biên bản họp hội đồng kỷ luật ngày 15/5/2020 có sự tham gia và ký xác nhận
của bà T, bà T cũng thừa nhận từ ngày 07/4/2020 bà T đã có mặt tại huyện L. Tuy
nhiên, theo bảng chấm công tháng 4 thể hiện bà T vắng mặt từ ngày 07/4/2020 đến


ngày 29/4/2020 (trừ ngày 21/4/2020 bà T lên cơ quan để họp hội đồng kỷ luật). Bà
T cũng không xuất trình được tài liệu, chứng cứ để chứng minh việc bà T tự ý nghỉ
việc từ ngày 07/4/2020 đến ngày 29/4/2020 là có lý do chính đáng. Do đó, bà T đã
có hành vi vi phạm là tự ý nghỉ việc tổng số 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng
mà khơng có lý do chính đáng được quy định tại khoản 5, Điều 13 Nghị định số 27
nên việc Ban quản lý rừng L áp dụng hình thức kỷ luật buộc thơi việc là có căn cứ,
đúng quy định của pháp luật.
2. Giám đốc cơ quan đồng ý cho bà T nghỉ phép, nhưng lại không cấp giấy phép làm

căn cứ xác định thời gian nghỉ phép thì có trái quy định của pháp luật lao động hay
khơng?
Ngày 04/3/2021, bà T có làm đơn xin nghỉ phép năm 2020 gửi ban lãnh đạo Ban
quản lý rừng L để đề nghị xem xét, giải quyết cho bà T được nghỉ phép năm 2020,
thời gian từ ngày 05/3/2020, tuy nhiên, ban lãnh đạo đã xét duyệt cho bà T được
nghỉ từ ngày 16/3/2020 đến hết ngày 06/4/2020. Bà T cho rằng, chưa được cấp giấy
nghỉ phép nên không biết được thời gian nghỉ phép là khơng có căn cứ. Bởi lẽ, pháp
luật không quy định bắt buộc cơ quan phải cấp giấy nghỉ phép cho viên chức. Bà T
là người xin nghỉ nên bà T phải có trách nhiệm chủ động liên hệ với cơ quan để xác
định thời gian nghỉ phép của mình, tuy nhiên bà T khơng thực hiện là lỗi chủ quan
của bà T.
3. Việc xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với bà T đã được thực hiện đúng trình tự, thủ
tục do pháp luật quy định hay khơng?
Trong q trình xử lý kỷ luật đối với bà Nguyễn Thị T, Ban quản lý rừng L đã vi
phạm một số quy định tại Nghị định 27/2012/NĐ – CP ngày 06/4/2012 của Chính
phủ, cụ thể: Chưa ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật theo quy
định tại khoản 2, Điều 7; chưa tổ chức họp kiểm điểm viên chức có hành vi vi phạm
pháp luật và viên chức có hành vi vi phạm pháp luật chưa làm bản kiểm điểm và tự
nhận hình thức kỷ luật theo quy định tại Điều 15; cả hai cuộc họp hội đồng kỷ luật
viên chức đều không thể hiện việc viên chức vi phạm được triệu tập theo quy định
tại điểm a khoản 1 Điều 18; thành phần Hội đồng kỷ luật không đúng với quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 17; không thông báo trước cho bà T chậm nhất là 03 ngày
làm việc trước cuộc họp hội đồng kỷ luật là vi phạm quy định tại Điều 18 về tổ chức
họp hội đồng kỷ luật; biên bản họp Hội đồng kỷ luật ngày 21/4/2020 không thể hiện
rõ từng hành vi vi phạm, khi bỏ phiếu đã tiến hành bỏ phiếu chung, không thể hiện
rõ bỏ phiếu kỷ luật đối với hành vi vi phạm nào.


3. Những đề xuất đối với việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện
pháp luật liên quan đến đề tài:

Một số đề xuất có thể liên quan đến chế độ giao kết hợp đồng lao động với viên
chức tại Việt Nam bao gồm:
1. Tăng tính minh bạch và cơng bằng trong q trình tuyển dụng viên chức: Để
đảm bảo nguyên tắc đối xử công bằng và tạo điều kiện cho các ứng viên tốt
nhất được tuyển dụng, cần đẩy mạnh việc công khai thông tin tuyển dụng,
đánh giá, lựa chọn và ký hợp đồng lao động cho viên chức.
2. Đề xuất chế độ hợp đồng lao động cố định và hợp đồng lao động thời vụ:
Ngoài hợp đồng lao động khơng xác định thời hạn, cần có sự linh hoạt trong
việc áp dụng hợp đồng lao động cố định và thời vụ cho các viên chức để phù
hợp với công việc và nhu cầu của tổ chức.
3. Đề xuất chính sách phúc lợi hấp dẫn: Chính sách phúc lợi như bảo hiểm y tế,
bảo hiểm xã hội, nghỉ phép, phụ cấp, v.v. sẽ giúp thu hút và giữ chân những
nhân viên tốt nhất, nâng cao chất lượng công việc và tăng cường sự ổn định
cho tổ chức.
4. Đề xuất chính sách thăng tiến nghề nghiệp: Cần thiết lập các chương trình
đào tạo, bồi dưỡng và thăng tiến nghề nghiệp cho viên chức để giúp họ nâng
cao kỹ năng, cải thiện chất lượng công việc và đáp ứng nhu cầu phát triển
của tổ chức.
5. Đề xuất chính sách xét tuyển và thăng chức cơng bằng: Cần xây dựng chính
sách xét tuyển và thăng chức công bằng, dựa trên năng lực, kết quả làm việc
và khả năng phát triển của từng viên chức, để giảm thiểu sự ảnh hưởng của
quan hệ cá nhân, thân hữu trong quá trình tuyển dụng và thăng chức.



×