Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

(Tiểu luận) tiểu luận môn học lịch sử kinh tế đề tài tình hình kinh tế xã hội trung quốcthời kỳ 1949 1978

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: LỊCH SỬ KINH TẾ
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI TRUNG QUỐC
THỜI KỲ 1949-1978
NHÓM THỰC HIỆN

LỚP

: NHÓM 5
NGUYỄN THANH TÂM
PHẠM THỊ NGỌC
HUYỀN
PHẠM HÀ VY
NGUYỄN NGỌC ANH
NGUYỄN ĐỨC GIA MẠNH
: KẾ TOÁN 64A


Hà Nội – 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

I.

Nhiệm vụ:

STT



Tên thành viên

1

Nguyễn Ngọc Anh

Nhiệm vụ
- Tìm hiểu thơng tin phần 5: Bốn hiện đại hóa.
- Thuyến trình 2 phần thơng tin: phần 4 và phần 5

2

Phạm Thị Ngọc Huyền

- Tìm hiểu thơng tin phần 2: Kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất
- Tổng hợp thông tin phần 1, 2, 3, 5.
- Viết tiểu luận

3

Nguyễn Đức Gia Mạnh

-Tìm hiểu thơng tin phần 3 ( phần chính) : Đại nhảy
vọt.
-Thuyết trình phần Đại nhảy vọt

4


Phạm Thanh Tâm

- Tìm hiểu thơng tin phần 4: Đại Cách mạng Văn hóa
vơ sản.
- Thuyết trình phần trị chơi.
- Làm powerpoint phần 3,4,5.

5

Phạm Hà Vy
( nhóm trưởng)

- Làm powerpointh phần 1,2.
- Thuyết trình
- Hỗ trợ bài tiểu luận.

II.

Điểm số:

Thành
viên
Điểm số

Phạm Hà
Vy

Nguyễn
Nguyễn Đức
Thanh Tâm

Gia Mạnh

Phạm Thị
Ngọc Huyền

Nguyễn
Ngọc Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................... 1
I. Công cuộc khôi phục kinh tế của Trung Quốc từ 1949 đến 1953........................................................2
1. Hoàn cảnh lịch sử kinh tế...................................................................................................................2
2. Diễn biến công cuộc khôi phục kinh tế..............................................................................................2
3. Kết quả của công cuộc khôi phục kinh tế:........................................................................................4
II.

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 -1957)...................................................................................4

1.

Hoàn cảnh...................................................................................................................................4

2.

Kế hoạch......................................................................................................................................5

3.

Hiệp ước Hữu nghị Trung-Xô....................................................................................................6


4.

Kết quả........................................................................................................................................ 7

III. Đại nhảy vọt (1958 - 1965):..............................................................................................................7
1.

Giới thiệu..................................................................................................................................... 7

3.

Cách thức tổ chức và hoạt động................................................................................................8

4.

Hậu quả.....................................................................................................................................12

IV. Giai đoạn “Đại Cách mạng văn hóa vơ sản” (1966 - 1976)..............................................................15
1.

Giới thiệu...................................................................................................................................15

2.

Hoàn cảnh lịch sử..................................................................................................................... 15

4.

Diễn biến....................................................................................................................................16


5.

Đặc điểm nền kinh tế...............................................................................................................19

V. Giai đoạn “Bốn hiện đại hóa” (1976 - 1978).......................................................................................20
1.

Giới thiệu...................................................................................................................................20

2.

Kế hoạch....................................................................................................................................21

3.

Kết quả......................................................................................................................................21

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................23


MỞ ĐẦU
Trung Quốc là một quốc gia lớn trên cả hai bình diện: diện tích 9.390.784 km đứng
thứ ba trên thế giới, và dân số 1.449.977.597 người đứng thứ nhất trên thế giới.
Xét trên khía cạnh văn hóa: Trung Quốc được thế giới công nhận là một
trong ba cái nôi điển hình trong ba trung tâm văn hóa cổ của loài người ( Trung Quốc, Ấn
Độ và Hy Lạp). Ngay từ thế kỷ 18, người Châu Âu đã có cơng phát hiện ra văn minh
Trung Hoa. Diderot đã từng nhận xét: “ Mọi người đều công nhận rằng dân tộc khác ở
Châu Á: lịch sử của họ cổ hơn, tinh thần, nghệ thuật cũng tiến bộ hơn… họ không kém
các nước văn minh nhất của châu Âu”.

Xét trên khía cạnh kinh tế, xã hội … thì Trung Quốc hiện nay đã trở thành nền
kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (chiếm 18,5% nền kinh tế toàn cầu) với hàng loạt những
thành tự nổi tiếng, vượt bậc. Sản lượng kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng vượt bậc
trong suốt một thập kỷ qua. GDP của Trung Quốc tăng từ 54 nghìn tỉ nhân dân tệ (7,47
nghìn tỉ USD) vào năm 2012 lên 114 nghìn tỉ nhân dân tệ (15,74 nghìn tỉ USD) vào năm
2021.
Ngồi những lĩnh vực đó, thì Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia độc lập
có hoàn cảnh lịch sử và địa lý gần gũi gắn bó. Có lẽ cái duyên địa lý, cái duyên văn tự đã
làm cho hai quốc gia có những bước đi thăng trần lịch sử giống nhau. Việt Nam và Trung
Quốc đều phải trải qua mấy nghìn năm phong kiến lạc hậu, bảo thủ. Từ vị trí một nước
thuộc địa, Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã lật đổ ách thống trị, mở ra
thời kỳ hịa bình độc lập. Còn Trung Quốc cũng là một nước nửa thuộc địa nửa phong
kiến tuy nhiều cuộc cách mạng nổ ra nhưng đều để lại kết quả không triệt để chỉ khi đứng
dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, tháng 10/1949, CHND Trung Hoa ra đời mở đầu cho
trang sử mới. Với việc đều lựa chọn bỏ qua tư bản để tiến lên xã hội chủ nghĩa, cả hai
nước đã có những bước tiến ban đầu giống nhau. Nhưng do vận dụng cứng nhắc, thậm chí
sao chép mơ hình XHCN của Liên Xô, mà cả hai nước đều rơi vào một giai đoạn đen tối
với khuynh hướng tả khuynh, duy ý chí trong tư tưởng và hành động. Mặc dù đều rơi vào
thời kỳ đen tối nhưng nhìn vào những thành tựu hiện nay của Trung Quốc, thì việc nghiên
cứu quá trình cải cách kinh tế - xã hội Trung Quốc là vô cùng cần thiết. Không chỉ mang ý
nghĩa tìm hiểu mơ hình cải cách mà cịn mong muốn tiếp thu có chọn lọc những kinh
nghiệm quý báu làm tiền đề cho những chính sách đường lối của chúng ta. Đó là ý nghĩa
thực tiễn là lý do mà nhóm chúng em lựa chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài này.

1


I. Công cuộc khôi phục kinh tế của Trung Quốc từ 1949 đến 1953
1. Hoàn cảnh lịch sử kinh tế
Trong giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1949, cuộc nội chiễn Trung Quốc diễn ra

ngay sau khi kết thúc chiến tranh Thế giới thứ 2. Vào tháng 10/1949: cuộc nội chiến kết
thúc với sự chiến thắng của Mao Trạch Đông và những người cộng sản.
Hai cuộc chiến diễn ra nối tiếp nhau đã mang đến nhiều tổn thất cho cả nền kinh tế
và chính trị của Trung Quốc. Nền kinh tế lúc bấy giờ có thể tóm gọn lại trong 1 cụm từ
"Poverty" (Nghèo đói).Trước đó sự nghèo đói đã diễn ra ở Trung Quốc, nhưng bước qua 2
cuộc chiến tranh thì tình trạng đó lại càng trầm trọng hơn.
Ở cuộc nội chiến, Quốc dân Đảng có xu hướng thà phá hủy các khu vực cơng
nghiệp cịn hơn để nó rơi vào tay Đảng cộng sản. Mặc dù chiến thắng nhưng Đảng Cộng
sản phải đối mặt với nền kinh tế mà ở đó cơng nghiệp bị phá hủy nghiêm trọng gây ra sự
thiếu hụt về tài nguyên nhiên liệu cũng như điện. Kết quả là đầu ra của Trung Quốc thấp
hơn 44% so với những năm trước 1937 (trước khi Nhật Bản tiến hành cuộc xâm lược
Trung Quốc). Và không chỉ bị ảnh hưởng về khia cạnh công nghiệp như trên mà chính
trong lĩnh vực nơng nghiệp cũng có sự suy tàn. Nền nơng nghiệp nhìn chung nghèo nàn
vào cuối 1949 đầu 1950 và nền nơng nghiệp thì có mối quan hệ mật thiết với Đảng cộng
sản vì lời hứa cải cách ruộng đất.Thêm vào đó cuộc nội chiến cũng khiến nhiều nông dân
từ bỏ ruộng đồng để nhập ngũ chiến đấu dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Trung Quốc nằm dưới kiềm kiểm sốt
của Liên Xơ. Và trong thời gian này, Liên Xô bắt đầu lấy rất nhiều nguồn tài nguyên công
nghiệp và vật liệu hiếm từ Trung Quốc vận chuyển về nước phục vụ cho công cuộc tái
thiết lập sau thế chiến thứ hai.
Toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc bị phá hủy như một kết quả tất yếu sau cuộc nội
chiến cũng như kết quả khi Trung Quốc tham chiến vào cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2.

2. Diễn biến công cuộc khôi phục kinh tế
 Nông nghiệp
2


Document continues below
Discover more

from:sử kinh tế
Lịch
ACC62A
Đại học Kinh tế…
708 documents

Go to course

SO SÁNH TRẬT TỰ
5

Vecxai Washington…
Lịch sử
kinh tế

100% (18)

Slides Văn minh Ấn
56

Độ cổ trung đại
Lịch sử
kinh tế

100% (7)

CÂU HỎI ÔN TẬP
31

LỊCH SỬ CÁC HTKT…

Lịch sử
kinh tế

100% (5)

Giáo trình Lịch sử
244

3

học thuyết kinh tế -…
Lịch sử
kinh tế

100% (3)

TỰ LUẬN GIỮA
KÌIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIII


Lịch sử
kinh tế

100% (3)

Giáo trình Lịch sử

Với vị trí của mình,Mao Trạch Đơng đã tiến hành kiểm tra sự thành cơng và thất bài
Đảng Cộng sản Việt…
của các chính sách nông nghiệp tồn tại trong các chế độ cộng sản khác. Ví dụ là Mao đã

224
thấy bài học thành cơng, thất bại trong chính sách nơng nghiệp
của sử
Liên Xơ. Mao quan
Lịch
100% (3)
niệm rằng nếu thực hiện cộng sản không tốt, chính sách nơngkinh
nghiệp
tếcó thể dẫn đến sự
phẫn nộ cũng như nạn đói - 1 trong những điều xảy ra vào năm 1920 ở Liên Xơ (chính
sách của Stallin đã dẫn đến nạn đói trầm trọng cho hàng chục nghìn con người ở khu vực
hiện nay là Ukarina) -> Từ bài học rút ra Liên xơ, Mao tìm kiếm một ranh giới giữa duy
trì sự hỗ trợ cho chủ nghĩa cộng sản ở nơng thơn đồng thười tìm kiếm cách gia tăng sản
lượng lương thực để cho phép các ngành công ngiệp khởi sắc. Vì khi nhìn mnền kinh tế
phải gắn cả hai khía cạnh là nơng nghiệp và cơng nghiệp. Từ đó, có hai chính sách được
tiến hành:
 Criticism of Landlordism: (Chỉ trích chủ nghĩa địa chủ phong kiến):
Một cách mà Mao đã dùng để thể hiện ánh sáng tích của của chủ nghĩa cộng sản
với nông dân là dùng những quan điểm miệt thị với các địa chủ phong kiến.( tức là ơng
định hình trong tư tưởng của nơng dân là chủ nghĩa cộng sản là một thứ gì đó tích cực với
cơng nhân, nơng dân cịn địa chủ là tiêu cực, chống lại, phản đồi công nhân, nông dân và
những người cộng sản).Ông đã giới thiệu họ là kẻ thù của giai cấp phong kiến và tìm cách
phá hủy các chính sách phân phối lại của cải của cộng sản. Từ cách tuyên truyền này, sự
phẫn nộ và phê phán địa chủ phong kiến trở nên mạnh mẽ hơn trong Đảng Cộng sản
Trung Quốc. Cùng với đó, theo chính sách này, họ cịn gửi những nhóm làm việc đến các
ngôi làng nhỏ hơn để thúc đẩy cuộc đấu tranh hướng đến tấn công các địa chủ phong
kiến. Đầu tiên, một số các địa chủ sẽ bị bôi xấu trước cơng chúng và từ đó họ sẽ từ bỏ
quyền sở hữu ruộng đất của mình và chia lại đất cho những người đã làm việc ở đó. Thâm
chí trong một số cuộc đấu tranh, ta thấy cả những địa chủ bị kết án tử hình → Điều này có
thể thấy rõ hơn qua Luật cải cách ruộng đất 1950.

 The Agrarian Reform Law: ( Luật cải cách ruộng đất)
Được giới thiệu lần đầu năm 1950 và là bước đầu tạo ra “Hệ thống sở hữu đất đai”,
chính sách này đã gây ra hiều điều với địa chủ cũng như việc tái phân phối lại đất đai như:
những điều luật bảo vệ đất đai cho địa chủ bị loại bỏ, những đất lấy từ địa chủ sẽ được tái
phân chia.
Kết quả của điều luật này mang hướng tích cực cho mục đích dự dịnh:Vào mùa hè
năm 1952, 43% đất được tái phân chia đến 60% dân số. → Đúng với mục tiêu ban đầu
của khi thực hiện điều luật này đó là phân phối lại đất đai cho nơng dân để tạo nên một hệ
thống đất đai do nông dân sở hữu.Có sự gia tăng về sản lượng nơng nghiệp: Giữa năm
1950 và 1952, tổng sản lượng nông nghiệp tăng 15%/năm.
Tuy nhiên, điều luật này cũng mang những hậu quả:Việc tấn công các địa chủ đã
đẫn đến một lượng lớn cuộc bạo lực có chủ đích. Các đội làm việc khắp đất nước khuyến
3


khích hành động chống lại địa chủ để dành lấy đất đai. Và vì thế, trong thời kì đạo luật
này, có khoảng 1 đến 2 triệu địa chủ đã chết.
=> Mao đã thành công trong việc phân phối lại đất đại nhưng đây đều là cách thức mà đất
đai bị cưỡng chế tập thể hóa và hợp tác xã cũng được tạo ra một cách cưỡng bức
 Công thương nghiệp
Thương mại đã được kích thích và quy định một phần bởi việc thành lập các cơ quan
thương mại nhà nước (bộ phận thương mại), cạnh tranh với các thương nhân tư nhân
trong việc mua hàng hóa từ các nhà sản xuất và bán chúng cho người tiêu dùng hoặc
doanh nghiệp. Các cơ quan thương mại nhà nước phục vụ như một cơ chế để tái tạo và
tích hợp thị trường và thơng qua q trình tái hợp lý giữa các nền kinh tế thành thị và
nông thôn đã giúp ổn định giá trị của tiền.
Chuyển đổi quyền sở hữu trong ngành được tiến hành chậm. Khoảng một phần ba
doanh nghiệp của đất nước đã nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước trong khi chính phủ
dân tộc nắm quyền, cũng như phần lớn lĩnh vực giao thơng hiện đại hóa. ĐCSTQ ngay
lập tức đã thực hiện các đơn vị này các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước khi nắm

quyền vào năm 1949. Các doanh nghiệp tư nhân còn lại đã dần được đưa ra dưới sự kiểm
sốt của chính phủ, nhưng 17 phần trăm các đơn vị công nghiệp vẫn hoàn toàn nằm ngoài
hệ thống nhà nước vào năm 1952. Vì các phương tiện sản xuất cơng nghiệp đã được
chuyển đến nhà nước, điều kiện cho công nhân được cải thiện. Số lượng công nhân nhà
nước ngày càng tăng được hưởng việc làm vĩnh viễn, một ngày kéo dài tám giờ, lợi ích y
tế, thực phẩm và nhà ở được trợ cấp, cũng như thang lương tám cấp, phù hợp giữa các
doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước khác nhau. Mối quan hệ kinh tế - xã hội: quan hệ
phong kiến bị thủ tiêu

3. Kết quả của công cuộc khôi phục kinh tế:
Tổng sản lượng đạt 177,5% so với năm 1949. Năm 1952, sự ổn định giá cả được thiết
lập, các cuộc thương mại được phục hồi và công nghiệp nông nghiệp tái tăng trưởng
lại.Trước năm 1953, Trung Quốc đã hồi phục lại nền kinh tế.

II.

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 -1957)

1. Hoàn cảnh
Sau khi thành lập Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa và hồn thành Cải cách Ruộng đất,
mục tiêu tiếp theo của Mao là phát triển kinh tế và cơng nghiệp hóa quốc gia.
4


Mơ hình phát triển kinh tế mà Mao sử dụng được phỏng theo Liên Xơ. Như Spence
(1991:541) giải thích: ' một chuỗi các kế hoạch 5 năm được cho là nguyên nhân giúp quốc
gia này nổi lên như một cường quốc tầm cỡ thế giới vào những năm 1930, với khả năng
chống chọi và đẩy lùi toàn bộ cuộc tấn cơng của Đức. trong Thế chiến thứ hai. Chiến
thắng đó lại cho phép Liên Xô mở rộng ảnh hưởng của mình ở châu u khi chiến tranh kết
thúc, bất chấp nỗ lực ngược lại của Hoa Kỳ.' Thật vậy, Mao nhận ra rằng một nền kinh tế

mạnh sẽ chuyển thành sự công nhận và quyền lực ngày càng tăng trên trường thế giới.
Năm 1953, Mao đưa ra Kế hoạch 5 năm đầu tiên của Trung Quốc,mà chủ yếu dựa trên
việc giữ cho nhập khẩu nước ngoài ở mức tối thiểu và tăng nhanh sản lượng của ngành
công nghiệp nặng. Sản lượng nông nghiệp được sử dụng để nuôi sống dân cư đô thị và hỗ
trợ tăng trưởng công nghiệp.

2. Kế hoạch
Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất , Trung Quốc đã tiến hành công cuộc cải tạo
xã hội chủ nghĩa trên quy mô lớn, từ thành thị tới nông thôn với tất cả đối tương như nông
dân,, thợ thủ công, tiểu thương và công thương nghiệp tư bản doanh nghiệp .
Thép là mục tiêu cốt lõi để phát triển. Đến cuối kế hoạch 5 năm đầu tiên, thành phố
phía bắc An Sơn thuộc tỉnh Liêu Ninh chịu trách nhiệm cho 40% tổng sản lượng thép của
Trung Quốc. Trong kế hoạch 5 năm, sản lượng thép tăng từ 1,3 triệu tấn năm 1952 lên 5,2
triệu tấn năm 1957 . Ngồi Anshan, tầng lớp nơng dân ở nơng thơn được khuyến khích
thành lập các 'lị nung ở sân sau' của riêng họ để thúc đẩy hơn nữa sản xuất thép . Nguồn
1: Mục tiêu kinh tế Bảng chi tiết tăng trưởng của ngành công nghiệp nặng trong kế hoạch
5 năm đầu tiên.

5


Nguồn 1: Bảng chi tiết tăng trưởng của ngành công nghiệp nặng trong kế hoạch 5 năm đầu
tiên.

 Đơn vị cơng tác
Trong khi các cơng xã thực hiện một hình thức kiểm sốt xã hội ở các vùng nơng
thơn, thì danwei hay đơn vị công tác là đơn vị tương đương ở đô thị, và những đơn vị này
được thiết lập vào đầu kế hoạch 5 năm đầu tiên. David Bray (2005:5) mô tả danwei theo
cách sau: ' danwei là nền tảng của đơ thị Trung Quốc. Nó là nguồn cung cấp việc làm và
hỗ trợ vật chất cho phần lớn cư dân đơ thị; nó tổ chức, điều chỉnh, chính sách, đào tạo,

giáo dục và bảo vệ họ; nó cung cấp cho họ một danh tính và khn mặt; và, trong các đơn
vị khơng gian riêng biệt, nó hình thành các cộng đồng tích hợp, qua đó cư dân đơ thị có
được ý thức về vị trí và sự thuộc về xã hội.' Một ví dụ điển hình chứng minh chức năng
toàn diện của danwei là làng kiểu mẫu Caoyang được xây dựng khi bắt đầu kế hoạch 5
năm đầu tiên vào năm 1953. Nhiều cư dân đã rời khỏi những khu nhà ổ chuột để vào khu
phức hợp. Mặc dù tăng năng suất là động lực chính của kế hoạch 5 năm đầu tiên, nhưng
có lẽ đây khơng phải là mục tiêu chính của danwei.Như Gang (2012:479) lưu ý: 'giá trị
thực tế và cụ thể của Làng Công nhân Mới không lớn bằng giá trị biểu tượng của nó […]
Làng Cơng nhân Mới Caoyang, làng đầu tiên thuộc loại này của Thượng Hải, đã trở thành
biểu tượng cho một giai cấp công nhân bá quyền mới, một biểu tượng được lan truyền
khắp thành phố và cả nước.'
Đáng chú ý, nhà bếp và nhà vệ sinh trong làng công nhân là công cộng nên thực tế là
công nhân không chỉ sống với gia đình của họ mà cịn với đồng nghiệp của họ. Điều này
thấm nhuần một hình thức trách nhiệm tập thể đối với cuộc sống hàng ngày và mọi người
khơng chỉ chịu trách nhiệm với gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp của họ mà còn với
những người ở vị trí lãnh đạo của danwei .

3. Hiệp ước Hữu nghị Trung-Xô
Các chuyên gia từ Liên Xô đã có cơng trong việc đề xuất và thực hiện các dự án quy
hoạch đơ thị cũng như trong nhiều khía cạnh khác của kế hoạch 5 năm đầu tiên. Sau khi
chiến thắng Nội chiến, Mao đã ký Hiệp ước Hữu nghị Trung-Xô. Điều này mang lại nhiều
lợi thế và bất lợi. Như Spence (1991:544) lưu ý: 'Đây là thời kỳ hợp tác chặt chẽ nhất giữa
Trung Quốc và Liên Xô. Hàng nghìn cố vấn kỹ thuật Liên Xơ đã đến Trung Quốc để giúp
xây dựng nhà máy, quy hoạch công nghiệp, phát triển thủy điện, mở rộng mạng lưới
đường sắt và thậm chí cả kiến trúc đơ thị.' Thật vậy, Nguồn 4mơ tả một chun gia Liên
Xơ trình diễn một thí nghiệm cho các cơng nhân Trung Quốc tại Viện Dầu mỏ Bắc Kinh.
Trước khi các chuyên gia Liên Xô đến, Trung Quốc trước đây được coi là một quốc gia
nghèo về dầu mỏ, nhưng một báo cáo do các du khách Liên Xô đưa ra cho thấy Trung
6



Quốc có thể tự cung tự cấp hồn tồn về sản xuất dầu mỏ. Hơn nữa, 'dầu mỏ của Trung
Quốc đã đạt đến mức của Liên Xô trong kế hoạch 5 năm đầu tiên […] cơng nghiệp hóa
nhanh chóng như vậy hiếm khi được nhìn thấy ở bất kỳ đâu trên thế giới và tất nhiên
không thể tách rời sự trợ giúp của Liên Xô' (Zhou: 2014 .100). Tuy nhiên, các chun gia
Liên Xơ khơng miễn phí. Mặc dù Stalin đã cho Mao vay 300 triệu đô la, khoản vay này
có lãi suất rất cao. Tay của Mao bị trói vì ơng sợ một cuộc xâm lược của Hoa Kỳ để phục
hồi nhà lãnh đạo Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch, vì vậy sự hỗ trợ của Liên Xơ đã đóng
vai trị ngăn chặn. Sau kế hoạch 5 năm đầu tiên, căng thẳng giữa Trung Quốc và Liên Xô
bắt đầu nổi lên. Stalin qua đời năm 1953 và nhà lãnh đạo mới Khruschev có những khác
biệt nghiêm trọng về ý thức hệ với Mao. Ông đã từ chối ủng hộ Mao để xâm lược Đài
Loan vào năm 1958, và đã từ chối lời hứa trước đó là giúp Trung Quốc phát triển vũ khí
hạt nhân. Từ năm 1958 trở đi, viện trợ và chuyên gia của Liên Xô bị rút lại.

4. Kết quả
 Thành cơng
Nhìn chung , việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 -1957) về cơ bản
thành công. Công cuộc diễn ra nhanh và cơ bản hoàn thành từ nửa đầu năm 1956 .Thành
phần dân cư sống ở trong các thị trấn và thành phố đông đảo với hơn 100,000 người đã
phản ánh sự phát triển trong nền kinh tế và công nghiệp. Phần lớn các mục tiêu đã đạt
được hoặc vượt chỉ tiêu: sản xuất điện năng vượt kế hoạch với 121.6%, sản xuất thép với
129.8%, sản xuất than tăng với 115%...
 Hạn chế
Tuy vậy , kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1953-1957) còn tồn tại nhiều hạn chế. Mặc
dù đã đạt được sản xuất trữ lượng lớn so với kế hoạch ban đầu trong các ngành công
nghiệp sản xuất , chất lượng của hàng hóa lại khơng đạt chất lượng cao, cơ sở kỹ thuật
cịn yếu kém, lao động thủ cơng là phổ biến , năng suất lao động thấp. Trình độ tổ chức
quản lý còn bộc lộ nhiều yếu kém. Trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa thường chú
trọng về quy mơ số lượng, ít chú ý đến chất lượng và hiệu quả .


III. Đại nhảy vọt (1958 - 1965):
1. Giới thiệu
Đại nhảy vọt là tên thường gọi trong sách báo tiếng Việt cho kế hoạch xã hội và
kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thực hiện từ năm 1958 đến năm 1962
nhằm mục tiêu sử dụng dân số khổng lồ của Trung Quốc để chuyển tiếp nhanh chóng
7


Trung Quốc từ một nền kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp lạc hậu, dựa vào nơng dân là chính
sang một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại. Mao Trạch Đơng đặt điểm tựa của
chương trình vào Lý luận sức sản xuất. Đại nhảy vọt ngày nay được đa số mọi người, cả
trong và ngoài Trung Quốc, xem như là một chính sách kinh tế thất bại nặng nề. Sự thất
bại của kế hoạch này làm đình trệ sản xuất, kết hợp với những thiên tai (lũ lụt, hạn hán,
nạn châu chấu...) đã gây ra nạn đói, một con số ước lượng có đến 20 triệu (có thể lên đến
40 triệu) người chết trong nạn đói này đã kéo tụt nền kinh tế non trẻ của Trung Quốc
chậm lại hàng chục năm và được nhiều người gọi với cái tên đầy châm biếm Cuộc Cách
mạng Đại nhảy lùi. Sách báo tiếng Việt cịn có một số cách gọi khác như Bước nhảy lớn,
Bước nhảy vọt.
Trong những đại hội đảng vào tháng 3 năm 1960 và tháng 5 năm 1962, những kết
quả tồi tệ của cuộc Đại nhảy vọt được nghiên cứu bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC),
và Mao đã bị chỉ trích trước đại hội. Những đảng viên cao cấp dung hòa như Lưu Thiếu
Kỳ và Đặng Tiểu Bình nhờ vậy giành được nhiều sự ủng hộ, và Mao dần mất đi tiếng nói,
dẫn tới việc ơng khởi xướng cuộc cách mạng văn hóa năm 1966 để tái củng cố quyền lực.

2. Bối cảnh
Vào năm 1957, mặc dù kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã được hoàn thành và đạt được
một số thành công nhưng nền kinh tế vẫn bộc lộ nhiều yếu kém, đặc biệt là trong sản xuất
nông nghiệp, khiến Trung Quốc không bảo đảm được sản lượng xuất khẩu và cung cấp
thực phẩm cho lực lượng lao động thành thị đang gia tăng. Mao Trạch Đông bắt đầu nghi
ngờ về con đường tiến lên Chủ nghĩa Xã hội mà Liên Xô đã đi vốn ưu tiên phát triển cơng

nghiệp nặng liệu có thích hợp cho Trung Quốc hay không. Mao phê phán Khrushchev về
việc lật ngược các chính sách của Chủ nghĩa Stalin, bị báo động bởi các cuộc nổi dậy xảy
ra tại Đông Đức, Ba Lan và Hungary, và nhận thức rằng Liên Xơ đang tìm kiếm "chung
sống hịa bình" với các thế lực phương Tây. Mao trở nên thêm tin rằng Trung Quốc phải
tự chọn con đường riêng của mình để tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản.
Đến tháng 12/1957, những lãnh đạo của quốc gia xã hội chủ nghĩa để ăn mừng kỷ
niệm 40 năm Cách mạng tháng 10 Nga. Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Liên Xô thời đó, Nikita Khrushchev đã đề nghị rằng sẽ khơng chỉ bắt kịp mà cịn vượt
qua sản lượng cơng nghiệp của Mỹ trong 15 năm tới thơng qua cạnh tranh hịa bình. Lời
nói đó đã tác động mạnh mẽ vào Mao Trạch Đông đến mức Trung Quốc đưa ra mục tiêu
của họ: Bắt kịp và vượt qua nước Anh trong 15 năm tới.

3. Cách thức tổ chức và hoạt động
 Công xã nhân dân
8


Đại nhảy vọt được dựa trên một lý thuyết logic về sự phát triển kinh tế, thể hiện cho
một phát minh xã hội rõ ràng. Ý tưởng trung tâm đằng sau Đại nhảy vọt là sự phát triển
nhanh của nền công nghiệp và nông nghiệp Trung Quốc nên được diễn ra song song. Họ
hy vọng thực hiện cơng nghiệp hóa bằng cách lợi dụng nguồn cung ứng lao động giá rẻ
khổng lồ và tránh phải nhập cảng các thiết bị, máy móc nặng. Để đạt được điều này, Mao
chủ trương một vịng tập thể hóa sâu rộng hơn dựa theo mơ hình "Thời kỳ thứ 3" của Liên
Xơ là cần thiết trong nông thôn Trung Quốc nơi các hợp tác xã hiện hữu sẽ được nhập vào
thành các Công xã nhân dân.
Một công xã nhân dân thử nghiệm đã được thành lập tại Chayashen, Hà Nam vào
tháng 4 năm 1958. Tại đây, lần đầu tiên, đất tư hữu bị xóa bỏ hồn tồn và các nhà bếp
cơng xã được giới thiệu. Tại các cuộc họp của Bộ chính trị vào tháng 8 năm 1958, quyết
định được đưa ra là những cơng xã nhân dân này sẽ trở thành hình thức tổ chức chính trị
và kinh tế mới khắp các vùng nông thôn Trung Quốc. Vào cuối năm, khoảng 25.000 công

xã được lập lên, mỗi cơng xã có trung bình 5.000 hộ gia đình. Ở các cơng xã tự cung tự
cấp này, lương và tiền được thay thế bằng công điểm (work points). Ngồi nơng nghiệp,
chúng kết hợp một vài dự án xây dựng và công nghiệp nhẹ.
Trong công xã, mọi thứ đều là của chung. Nhà bếp công xã trở nên rườm rà. Mọi
thứ thuộc về nhà bếp như bàn ghế, dụng cụ nấu ăn và nồi chảo, tất cả được tập trung vào
nhà bếp công xã. Nấu ăn riêng lẻ bị cấm và được thay thế bằng ăn uống tập thể. Mọi thứ
ban đầu của các hộ gia đình như những con vật, thóc lúa dự trữ và các đồ vật khác cũng bị
tập trung vào công xã. Chúng được công xã sắp xếp cho những phận sự khác nhau. Tất cả
các hoạt động nông nghiệp đều do cán bộ tập quyền sắp xếp mỗi buổi sáng. Thậm chí tiền
bạc bị cấm sử dụng ở một số nơi. Hơn thế nữa, cuộc sống gia đình bị xóa bỏ; các nhà
dưỡng lão công xã được thiết lập, và người dân khơng được phép ăn chung với gia đình.
Dựa trên những nghiên cứu thực địa của mình, Ralph A. Thaxton Jr miêu tả những
công xã nhân dân như một dạng khác của hệ thống apartheid dành cho những nhà nông
dân. Hệ thống công xã nhân dận ngắm đến việc tối đa hóa sản xuất để chu cấp cho thành
phố và xây dựng các văn phòng, xưởng, trường học và hệ thống bảo hiểm xã hội cho
những người làm việc ở trên đô thị. Cư dân sống ở những khu vực hẻo lánh, những người
chỉ trích hệ thống này được coi là nguy hiểm. Việc trốn thốt khỏi những cơng xã nhân
dân cũng vơ cùng khó khăn.

 Cơng nghiệp hóa
Mao cho rằng sản xuất lúa gạo và thép như là cột trụ chính của phát triển kinh tế. Ơng
tiên đốn rằng trong vòng 15 năm kể từ Đại nhảy vọt, sản lượng thép của Trung Quốc sẽ
vượt qua sản lượng thép của Vương quốc Anh. Trong các cuộc họp Bộ chính trị vào tháng
9


8 năm 1958, quyết định được đưa ra là sản xuất thép được ấn định tăng gấp đôi trong
năm, đa số sản lượng gia tăng tới từ các lò nung thép sân vườn.
 Lò nung sân vườn
Với kiến thức luyện kim hạn hẹp, Mao khuyến khích sự thành lập của những lị nung

sân vườn nhỏ ở mọi cơng xã nhân dân và các khu vực đô thị lân cận. Mao được Bí thư
tỉnh An Huy cho xem một thí dụ về một lị nung thép sân vườn ở Hợp Phì vào tháng 9
năm 1958. Lò nung này được cho là đang sản xuất thép chất lượng cao (mặc dù thực tế thì
thép tinh luyện này đã được sản xuất ở nơi khác). Nỗ lực khổng lồ từ nông dân và các
công nhân khác được đưa vào để sản xuất thép từ sắt vụn. Để cung cấp nhiên liệu đốt cho
các lò nung, cây rừng bị chặt bừa bãi, gây thiệt hại lớn cho mơi trường thiên nhiên của địa
phương. Tình trạng phá cửa nhà và bàn ghế đồ đạc để lấy củi đốt lò nung cũng xảy ra
khắp nơi. Nồi, xoong, chảo, và các thứ vật dụng kim loại khác được trưng dụng để cung
cấp "sắt vụn" cho các lò nung để có thể đạt được mục tiêu sản xuất. Nhiều nam lao động
nông nghiệp bị thuyên chuyển từ thu hoạch mùa màng sang giúp sản xuất thép cũng giống
như các công nhân ở nhiều nhà máy, trường học và thậm chí cả bệnh viện. Đối với những
ai có chút kinh nghiệm về sản xuất thép hoặc có hiểu biết cơ bản về luyện kim thì cũng có
thể đốn ra được rằng sản phẩm từ các lò nung này là những đống sắt nguyên liệu phẩm
chất thấp và chẳng có chút giá trị gì về kinh tế. Tuy nhiên, chính sự ngờ vực sâu đậm của
Mao đối với giới trí thức, và niềm tin vào sức mạnh huy động khổng lồ của giới nông dân
đã khiến ông ra lệnh thực hiện nỗ lực khổng lồ này trên toàn quốc mà không cần hỏi ý
kiến của các chuyên gia.
Hơn nữa, kinh nghiệm của các tầng lớp trí thức theo sau Chiến dịch trăm hoa đua nở,
một chiến dịch mà các quan chức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc khuyến khích
nhiều quan điểm và giải pháp đề xuất khác nhau để giải quyết các vấn đề hiện hữu lúc đó
nhưng thật ra là một cái bẫy chính trị để Mao Trạch Đơng có thể phát hiện và loại bỏ
những nhân vật bất đồng quan điểm chính kiến với mình ra khỏi đảng, đã khiến những ai
biết được kế hoạch như thế là một chuyện điên rồ cũng chẳng dám lên tiếng chỉ trích.
Theo bác sĩ riêng của ơng là Lý Chí Tuy, Mao và đồn tùy tùng đến viếng thăm khu sản
xuất thép truyền thống tại Mãn Châu tháng 1 năm 1959 và khi đó ơng mới biết được là
thép chất lượng cao chỉ có thể sản xuất tại các nhà máy quy mô lớn, sử dụng nhiêu liệu
đáng tin cậy như than đá. Tuy nhiên, ông quyết định không ra lệnh ngưng các lị nung
thép sân vườn vì khơng muốn dập tắt nhiệt tâm cách mạng của quần chúng. Chương trình
chỉ được bãi bỏ một cách lặng lẽ nhiều tháng sau đó.


 Sáng kiến nơng nghiệp
Tại các cơng xã, một số sáng kiến nông nghiệp gây tranh cãi được đề bạt theo mệnh
lệnh của Mao. Nhiều sáng kiến trong số này dựa theo ý tưởng của nhà sinh vật học Liên
10


Xô là Trofim Lysenko và những người theo chân ông. Các chính sách bao gồm việc trồng
trọt trong đó hạt giống được gieo với mật độ dày hơn bình thường với nhận định sai lầm
là các hạt giống cùng loại sẽ không cạnh tranh đất sống với nhau. Cày sâu được khuyến
khích vì niềm tin sai lầm điều này sẽ cho cây trồng có thêm hệ thống rễ lớn hơn. Tai hại
hơn chính là có ý kiến cho rằng một phần đất trồng nên bỏ hoang bởi niềm tin rằng tập
trung cơng sức và phân bón trên những vùng đất màu mỡ nhất sẽ thu được nhiều sản
phẩm hơn. Tất cả những sáng kiến này đã dẫn đến sự giảm mạnh trong sản lượng nơng
nghiệp thay vì tăng.
Trong khi đó, những lãnh đạo địa phương bị ép báo cáo giả về sản lượng sản xuất cao
đối với cấp trên. Những người đã từng tham gia vào những cuộc học chính trị đã nói rằng
những con số này thường được tăng lên 10 lần những thông số thực để làm hài lịng
những người cầm quyền và những kiểm tốn viên, tăng cơ hội được gặp Mao Trạch
Đông. Việc các con số khác biệt quá lớn giữa báo cáo và thực tế khiến cho nhiều nơng
dân khơng cịn đủ lương thực ni sống mình và gia đình, và ở một số nơi, nạn đói bắt
đầu xảy ra

 Đối đãi với nhân dân
Đại nhảy vọt đã hủy hoại cuộc sống của nhiều nông dân. Theo Jonathan Mirsky, một
nhà sử học và nhà báo chun về Trung Quốc, người dân khơng thể tích trữ đủ thức ăn để
có thể tiếp tục sống và làm việc tại các công xã nhân dân đã tước đi quyền được thuê, bán
hay thế chấp đất cho các khoản vay. Ở một ngôi làng, khi các công xã nhân dân được
thành lập, các lãnh đạo cùng đồng nghiệp đã bắt người dân làm việc theo những giờ giấc
vô lý và bắt người dân phải đứng, chết đói để đánh lạc hướng họ khỏi những hoạt động
khác.

Những phong tục truyền thống của người dân cũng được coi là dấu hiệu cho thấy sự
tồn tại của chế độ phong kiến và cần được tiêu hủy. Mirsky đã nói rằng: “Trong số đó là
đám tang, đám cưới, họp chợ và các lễ hội. Đảng đã phá hủy những thứ tạo nên ý nghĩa
cuộc sống của người dân Trung Quốc. Những hoạt động này chính là những thứ keo dán
xã hội. Cảm thấy thương tiếc và ăn mừng chính là minh chứng cho thấy ta là con người.
Chia sẻ niềm vui, tiếc nuối và đau đớn chính là sự nhân đạo” (Among them were funerals,
weddings, local markets, and festivals. The Party thus destroyed much that gave meaning
to Chinese lives. These private bonds were social glue. To mourn and to celebrate is to be
human. To share joy, grief, and pain is humanizing) . Thất bại trong việc tham gia những
chiến dịch chính trị của CPC- mặc dù mục đích của những chiến dịch này thường mâu
thuẫn- có thể dẫn đến tra tấn, cái chết hoặc thậm chí cả một gia đình phải chịu khổ.
Những phiên chỉ trích cơng khai được diễn ra thường xun để đe dọa người dân tuân
theo chỉ thị của những quan chức địa phương.Thống kê cho thấy rằng, 6% đến 8% lượng
11


người chết trong Đại nhảy vọt là do bị tra tấn đến chết hoặc bị giết. Benjamin Valentino,
một nhà khoa học chính trị và là giáo sư tại Đại học Dartmouth, đã ghi lại rằng : “ Các
quan chức cộng sản đôi khi tra tấn và giết những người bi cáo buộc là không đạt chỉ tiêu”
 Hội nghị Lư Sơn
Tác động ban đầu của Đại nhảy vọt đã được bàn luận tại Hội nghị Lư Sơn vào
tháng 7/8 năm 1959. Mặc dù nhiều người trong số các lãnh đạo ơn hịa hơn có giữ các
điều kiện hạn chế đối với chính sách mới, người lãnh đạo cao cấp duy nhất cơng khai nói
thẳng là ngun sối Bành Đức Hồi. Mao dùng hội nghị để gạt bỏ Bành ra khỏi chiếc
ghế Bộ trưởng Quốc phịng của ơng và lên án cả Bành (người xuất thân từ một gia đình
nơng dân) và các người ủng hộ ông như những người tư sản và mở chiến dịch toàn quốc
chống "chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh". Bành bị Lâm Bưu thay thế và Lâm Bưu bắt đầu
một cuộc thanh trừng có hệ thống những người ủng hộ Bành ra khỏi quân đội.

4. Hậu quả

 Nạn đói
Chính sách kinh tế sai lầm đã đưa đến nạn đói lớn. Mặc dù có những sáng kiến nông
nghiệp tai hại nhưng thời tiết năm 1958 rất thuận lợi và mùa thu hoạch rất hứa hẹn được
mùa. Không may là rất nhiều lao động đã chuyển qua sản xuất thép và các dự án xây
dựng, có nghĩa là nhiều vụ mùa bị bỏ hư không thu hoạch tại một số nơi. Một lý do khác
là kết quả của Chiến dịch diệt chim sẻ, một chiến dịch nhằm nâng cao sản lượng lương
thực của Trung Quốc bằng cách diệt các loài vật gây hại (chuột, ruồi, muỗi, và chim sẻ)
mà quên quên đi một sự thật là chim sẻ ăn châu chấu. Mặc dù các vụ mùa thu hoạch giảm
sút, các quan chức địa phương, dưới áp lực kinh khủng của chính phủ trung ương báo cáo
các vụ mùa thu hoạch kỷ lục ứng với các sáng kiến mới, đã tranh nhau báo cáo với kết
quả bị thổi phồng. Các con số này được dùng để tính số lượng lúa gạo mà nhà nước lấy để
cung cấp cho thành thị và xuất khẩu. Việc các con số khác biệt quá lớn giữa báo cáo và
thực tế khiến cho nhiều nơng dân khơng cịn đủ lương thực ni sống mình và gia đình,
và ở một số nơi, nạn đói bắt đầu xảy ra.
Trong những năm 1958-1960, Trung Quốc vẫn tiếp tục là nước xuất khẩu lúa gạo đáng
kể mặc dù việc nạn đói lan rộng chỉ được biết đến ở nơng thơn vì Mao muốn giữ thể diện
và thuyết phục thế giới bên ngồi về sự thành cơng của những kế hoạch của ông.
Các sách niên giám của Encyclopaedia Britannica cho các năm từ 1958 đến 1962
có nhắc đến thời tiết bất thường như sau: Các vụ hạn hán xảy ra sau các vụ lụt lội. Tuy
nhiên, tất cả các dữ liệu thời tiết cho sách niên giám của Encyclopaedia Britannica là từ
nguồn của chính phủ Trung Quốc.Vào năm 1959 và 1960, thời tiết ít thuận lợi hơn và tình
hình trở nên khá nghiêm trọng, với nhiều tỉnh của Trung Quốc gặp phải nạn đói trầm
trọng. Khơ hạn, lụt lội, và thời tiết xấu làm cho Trung Quốc hoàn toàn trở tay khơng kịp.
Sơng Hồng Hà gây lụt miền Đơng Trung Quốc vào tháng 7 năm 1959. Theo Trung tâm
12


Thảm họa (Disaster Center), ước tính khoảng 2 triệu người vì đói và chết đuối do nạn lụt
đó.
Vào năm 1960, ảnh hưởng của hạn hán và các điều kiện thời tiết xấu khác đã làm

ảnh hưởng đến 55 phần trăm đất canh tác. Khoảng 60% đất nông nghiệp ở miền bắc
khơng có một chút mưa nào.
Với năng suất giảm kỷ lục, thậm chí các khu vực thành thị cũng phải chịu sự cắt giảm
khẩu phần lương thực rất nhiều; tuy nhiên, nạn đói hàng loạt phần lớn chỉ tập trung ở
nông thôn, nơi các con số thống kê sản xuất bị thổi phồng khủng khiếp. Kết quả là chỉ có
rất ít lúa gạo cịn lại cho nơng dân. Sự thiếu lương thực xảy ra tồi tệ khắp đất nước; tuy
nhiên, các tỉnh nào mà áp dụng cải cách của Mao triệt để nhất, ví dụ như An Huy, Cam
Túc, Hà Nam, thường chịu thiệt hại nhiều hơn.
 Tác động đến nền kinh tế
- Tiêu cực:
Theo Frank Dikotter, một nhà sử học người Hà Lan chuyên về Trung Quốc hiện đại,
Đại nhảy vọt dẫn đến cuộc tàn phá bất động sản trong lịch sử nhân loại, vượt xa bất kỳ
chiến dịch ném bom nào trong thế chiến thứ hai. Khoảng 30% đến 40% ngôi nhà bị biến
thành đống đổ nát. Frank Dikotter nói rằng “Nhà cửa bị rỡ xuống để làm phân bón, xây
canteen, thay đổi vị trí làng mạc, làm phẳng đường, tạo chỗ cho một tương lai tốt đẹp hơn,
hoặc trừng phạt chủ nhân của chúng”( Mao had a deep distrust of intellectuals, engineers
and technicians who could have pointed this out and instead placed his faith in the power
of the mass mobilization of the peasants.)
Về chính sách ruộng đất, các thất bại trong việc cung ứng thực phẩm trong Đại nhảy
vọt đã dẫn đến việc dần loại bỏ tập thể hóa trong thập niên 1960. Nó báo hiệu cho các
cuộc xóa bỏ tập thể hóa xa hơn nữa dưới thời Đặng Tiểu Bình. Nhà khoa học chính trị
Meredith Woo-Cumings cho rằng: "Chắc chắn là chế độ này đã không phản ứng kịp thời
để cứu mạng sống của hàng triệu nơng dân, nhưng khi nó phản ứng, cuối cùng cũng
chuyển đổi được kế sinh nhai của hàng trăm triệu nông dân (một cách khiêm tốn vào đầu
thập niên 1960, nhưng lâu bền sau các cải cách của Đặng Tiểu Bình đến sau năm 1978)"
Mặc dù đối mặt với những nguy cơ đánh mất sự nghiệp của họ, một số đảng viên cộng
sản công khai đổ lỗi thảm họa này là do giới lãnh đạo Đảng gây ra và cho rằng đấy là
bằng chứng Trung Quốc cần phải dựa nhiều vào giáo dục, tích lũy thành thạo kỹ thuật và
áp dụng các phương thức tư sản trong việc phát triển kinh tế. Trong một bài diễn văn của
Lưu Thiếu Kỳ trước 3.000 người trong Đại hội Đại biểu Nhân dân năm 1962, ơng chỉ

trích rằng "thảm họa kinh tế có 30% lỗi do tự nhiên, 70% là do con người". Đây là lý do
chính cho sự đàn áp chống đối mà Mao đã tung ra trong cuộc Cách mạng Văn hóa đầu
năm 1966.
13


-

Tích cực:

Có ý kiến cho rằng những chính sách của Đại Nhảy Vọt đã làm rất nhiều để dữ vững
sự phát triển chung của nền kinh tế Trung Quốc sau những giai đoạn hỗn loạn đầu. Những
thống kê chính thức của Trung Quốc cho thấy rằng ở giai đoạn cuối của Đại nhảy vọt
trong 1962, giá trị sản lượng công nghiệp tăng gấp đôi, tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp
tăng 35%, sản xuất thép trong năm 1962 rơi vào khoảng 10,6 triệu tấn đến 12 triệu tấn,
đầu tư vào xây dựng cơ bản cũng được gia tăng và thu nhập trung bình của cơng nhân và
nơng dân tăng lên đến 30%. Ngoài ra, những hoạt động xây dựng cơ bản đáng kể (đặc biệt
là trong ngành sản xuất sắt, thép, khai khống và dệt may) đã đóng góp to lớn vào q
trình cơng nghiệp hóa của Trung Quốc. Thời kỳ Đại nhảy vọt cũng đánh dấu sự khởi đầu
cho sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc trong sản xuất máy kéo và phân bón.
Kháng cự:
Đã có nhiều dạng kháng cự đối với đại nhảy vọt. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang diễn ra
ở nhiều quận huyện nhưng những cuộc khởi nghĩa này chưa bao giờ gây nhiều áp lực đối
với chính quyền. Khởi nghĩa được báo cáo là đã diễn ra ở Hà Nam, Sơn Đông, Thanh Hải,
Tứ Xuyên, Phúc Kiến, Vân Nam và Tây Tạng. Ở Hà Nam, Sơn Đông, Thanh Hải, Tứ
Xuyên, những cuộc khởi nghĩa thường diễn ra hơn 1 năm với cuộc khởi nghĩa Spirit
Soldier vào năm 1959 là một trong những cuộc khởi nghĩa quy mô lớn. Những cuộc ẩu đả
với cán bộ thi thoảng cũng được diễn ra. Các cuộc cơng kích vào kho thóc và các hành vi
phá hoại khá như đốt phá, cướp tàu hỏa cùng các cuộc cơng kích vào các làng và quận lân
cận là phổ biến.

-

*Tác động chính trị:
Các quan chức đã bị truy tố vì phóng đại con số. Có trường hợp bí thư tỉnh ủy bị
cách chức và cấm đảm nhiệm chức vụ cao hơn. Một số quan chức cấp quận đã bị xét xử
công khai và hành quyết.
Mao tự rời chức vụ Chủ tịch Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa năm 1959 vì tiên đốn
rằng ơng sẽ lãnh trọn sự đổ lỗi cho sự thất bại của Đại nhảy vọt. Tuy nhiên, ông vẫn giữ
chức Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lưu Thiếu Kỳ (chủ tịch mới của CHND
Trung Hoa) và Đặng Tiểu Bình (Tổng bí thư Trung ương Đảng) được giao quyền thực thi
các phương pháp phục hồi nền kinh tế. Hơn nữa, chính sách Đại nhảy vọt của Mao đã bị
chỉ trích cơng khai tại một đại hội đảng ở Lư Sơn tỉnh Giang Tây. Cuộc tấn công là do Bộ
trưởng Quốc phịng Bành Đức Hồi chủ động. Bành trở nên bực bội bởi tác động bất lợi
tiềm tàng mà các chính sách của Mao đã gây ra cho việc hiện đại hóa các lực lượng vũ
trang. Bành cho rằng "để cho chính trị lãnh đạo" thì khơng thay thế được chính sách và
luật lệ kinh tế; nhiều lãnh đạo đảng không nêu danh cũng bị khiển trách là cố "nhảy một
cú vào chủ nghĩa cộng sản". Sau cuộc thách thức tại Lư Sơn, Bành Đức Hoài, bị cho là
14


được Nikita Khrushchev xúi giục chống Mao, bị phế truất. Bành được thay thế bởi Lâm
Bưu, một người theo chủ nghĩa cơ hội cấp tiến và theo chủ nghĩa Mao.

IV. Giai đoạn “Đại Cách mạng văn hóa vơ sản” (1966 - 1976)
1. Giới thiệu
Đại Cách mạng Văn hóa Giai cấp Vô sản hay gọi tắt là Đại Cách mạng Văn hóa
(Văn Cách) là một phong trào chính trị xã hội tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa diễn ra
trong 10 năm từ tháng 5 năm 1966 tới tháng 10 năm 1976, gây tác động rộng lớn và sâu
sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội ở Trung Quốc đại lục. Ngoài ra,
cuộc cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị, và đạo đức của quốc gia

này một cách sâu sắc và toàn diện. Tuy nhiên, phong trào này cũng gây ra những vụ bạo
động, sự hỗn loạn và tổn thất lớn, nên nó cũng được gọi là "10 năm hỗn loạn", "10 năm
thảm họa"

2. Hoàn cảnh lịch sử
Sau khi cuộc Cách mạng “Đại nhảy vọt” thất bại nặng về, uy tín của Mao Trạch
Đơng bị ảnh hưởng nghiêm trọng trước những lãnh đạo bất đồng ý kiến như Lưu Thiếu
Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hồi,...Trước tình hình đó, ngày 16 tháng 5 năm 1966,
Mao Trạch Đông quyết định khởi xướng với mục tiêu chính thức là "đấu tranh với giai
cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng và lề thói mới của giai cấp
vô sản để thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội". Nhưng trên thực tế, nhiều
người cho rằng nguyên nhân sâu xa khiến Mao phát động “Đại Cách mạng văn hóa vơ
sản” là nhằm lấy lại quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Mao tuyên bố rằng "các phần tử tư sản đã xâm nhập vào chính phủ và xã hội",
chúng đang có âm mưu "khơi phục chủ nghĩa tư bản". Lâm Bưu, người đứng đầu Quân
Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đã được cơng nhận trong hiến pháp là người kế vị của
Mao sau khi Mao qua đời. Để tiêu diệt các thành phần chống đối trong Đảng Cộng sản
Trung Quốc cũng như trong các trường học, nhà máy và các tổ chức chính phủ, Mao nhấn
mạnh rằng những người theo chủ nghĩa xét lại cần phải bị loại bỏ thông qua đấu tranh giai
cấp bạo lực.

3. Sự thành lập của Hồng vệ binh
Hồng vệ binh hay là Vệ binh đỏ là danh xưng dùng để chỉ các thanh thiếu niên
Trung Quốc được giáo dục tôn sùng chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông.
Trong Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc thập niên 1960, lực lượng này được coi là xung
kích trong việc đấu tranh, phá bỏ những tập tục hủ lậu trong xã hội, nhưng dần dần lực
15




×