Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

(Tiểu luận) phân tích vấn đề trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự trong bản án số 488 2017 hs pt của tand cấp cao tại thành phố hồ chí minh về tội tàng trữ hàng cấm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LUẬT

Đề tài:
Phân tích vấn đề trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự trong
bản án số 488/2017/HS-PT của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
về tội “Tàng trữ hàng cấm”

Học phần: Luật hình sự 1
Lớp học phần: 02
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Nhóm thực hiện: 08

Hà Nội, 10/2023


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................... 3
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 4
Phần 1: Phân tích bản án số 488/2017/HS-PT của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí
Minh ..................................................................................................................................... 5
1. Tóm tắt bản án theo mơ hình IRAC ............................................................................ 5
1.1. Issue (Vấn đề)........................................................................................................ 5
1.2. Relevant Law (Quy định pháp luật liên quan) ..................................................... 5
1.3. Application (Áp dụng) ........................................................................................... 5
1.4. Conclusion (Kết luận) ........................................................................................... 6
2. Phân tích TNHS và hình phạt trong phiên tòa sơ thẩm ............................................ 6
3. Vấn đề miễn TNHS trong phiên toà phúc thẩm ......................................................... 7
Phần 2: Vấn đề miễn TNHS trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và
BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) .................................................................. 9
1. Bảng so sánh BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và BLHS năm 1999


(sửa đổi, bổ sung năm 2009) về miễn TNHS ................................................................. 9
2. Sự thay đổi về căn cứ miễn TNHS quy định tại Điều 25 BLHS năm 1999 và Điều 29
BLHS năm 2015 ............................................................................................................. 13
Phần 3: Bình luận về vấn đề miễn TNHS trong thực tiễn ............................................... 14
1. Miễn TNHS thể hiện tính nhân đạo của nhà nước .................................................. 14
2. Bất cập về miễn TNHS............................................................................................... 14
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 17
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ................................................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 24

2


Bộ luật hình sự
Bộ luật tố tụng hình sự
Tồ án nhân dân
Tồ án nhân dân tối cao
Trách nhiệm hình sự
Viện kiểm sát nhân dân

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS
BLTTHS
TAND
TANDTC
TNHS
VKSND

3



LỜI MỞ ĐẦU
Trách nhiệm pháp lí là hậu quả bất lợi mà một chủ thể phải chịu do thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó TNHS được đánh giá là loại trách nhiệm
pháp lí nghiêm khắc nhất, dành cho người đã thực hiện một tội phạm được quy
định trong BLHS. Bên cạnh vấn đề về TNHS thì miễn TNHS cũng là một chế
định được Nhà nước và xã hội quan tâm. Tuy đã có quy định về miễn TNHS trong
BLHS ở phần chung và phần riêng, đối với một số tội phạm cụ thể nhưng cho đến
nay, miễn TNHS vẫn là một vấn đề phức tạp với rất nhiều quan điểm khác nhau
của các nhà khoa học pháp lí.
Trong phạm vi bài luận này, nhóm chúng tơi tập trung tìm hiểu vấn đề TNHS
mà chủ yếu là chế định miễn TNHS thơng qua bản án chính là bản án số
488/2017/HS-PT của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số vụ
án, bản án liên quan. Bên cạnh đó, nhóm cũng đưa ra quan điểm đối với các bản
án và chỉ ra một số bất cập trong thực tiễn áp dụng chế định miễn TNHS tại Việt
Nam hiện nay.

4


Phần 1: Phân tích bản án số 488/2017/HS-PT của TAND cấp cao tại Thành
phố Hồ Chí Minh
1. Tóm tắt bản án theo mơ hình IRAC
1.1. Issue (Vấn đề)
- 30/5/2015: Phát hiện tại cửa hàng và kho của cửa hàng ông Châu Văn O1 (chủ
hộ đứng tên là ông Châu Văn O1) cất giữ 16350 bao thuốc lá điếu do nước ngoài
sản xuất. Đại diện chủ hộ kinh doanh là bà Trương Thị V khơng xuất trình được
hố đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp của toàn bộ số thuốc lá trên.
- Trong quá trình điều tra, Châu Văn A khai nhận số thuốc lá nhập lậu 16350 bao
trên là của người đàn ông tên T1 (không rõ lai lịch), đến gặp A hỏi thuê kho cửa

hàng của bà V để cất giữ hàng hố và trả tiền cơng cho A là 1.000.000 đồng (một
triệu đồng). A đồng ý (kho hàng này do vợ chồng bà V thuê Châu Văn A trơng
giữ). Sau khi T vừa gửi hàng xong thì bị cơ quan chức năng kiểm tra và lập biên
bản.
Từ những sự kiện pháp lí trên, chúng tơi đặt ra vấn đề về TNHS và miễn TNHS.
Trong trường hợp này, Châu Văn A có phải chịu TNHS về tội “Tàng trữ hàng
cấm” hay khơng? Quyết định miễn TNHS của tồ án cấp phúc thẩm có đúng hay
khơng?
1.2. Relevant Law (Quy định pháp luật liên quan)
Bản án số 09/2016/HS-ST
Bản án số 488/2017/HS-PT
(TAND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) (TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh)
- Thơng tư liên tịch số
- Điều 6 Luật đầu tư 2014
36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP- Công văn số 154/ TANDTC-PC
BYT-TANDTC-VKSNDTC
- Điều 25 (BLHS năm 1999)
- Điều 155 BLHS năm 1999
1.3. Application (Áp dụng)
* Bản án số 09/2016/HS-ST của TAND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu:
Căn cứ điểm c, khoản 2, Điều 7 Thông tư liên tịch số 36/2012/TTLT-BCTBCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC và khoản 3 Điều 155 BLHS năm 1999,
bản án hình sự sơ thẩm tuyên bố Châu Văn A phải chịu TNHS về tội “Tàng trữ
hàng cấm” 1
* Bản án số 488/2017/HS-PT của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Căn cứ theo Điều 6 Luật đầu tư 2014 quy định về các ngành, nghề cấm đầu tư
kinh doanh không xác định thuốc lá điếu nhập lậu là hàng cấm.

Xem nội dung [1], [2] phần Nhận định của Hội đồng xét xử trong bản án số 488/2017/HS-PT của
TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1


5


Căn cứ Công văn số 154/TANDTC-PC ngày 25/7/2017 của TANDTC hướng
dẫn về xử lý hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong
nội địa nhận thấy: Trong vụ án này, hành vi tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu của
Châu Văn A xảy ra ngày 30/5/2015 và đang trong giai đoạn xét xử (Toà án cấp
sơ thẩm đã có quyết định tuyên bố Châu Văn A phạm tội “Tàng trữ hàng cấm”
và có kháng cáo của bị cáo sau đó). Vì vậy tồ phúc thẩm đã căn cứ vào Điều 25
BLHS năm 1999 quy định về miễn TNHS để miễn TNHS cho Châu Văn A.
1.4. Conclusion (Kết luận)
Toà án cấp phúc thẩm quyết định miễn TNHS theo Điều 25 BLHS năm 1999
đối với Châu Văn A về hành vi tàng trữ 16350 bao thuốc lá nhập lậu trong nội
địa xảy ra ngày 30/5/2015 là có căn cứ.
2. Phân tích TNHS và hình phạt trong phiên tịa sơ thẩm
TNHS là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác
động của hoạt động truy cứu TNHS, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của
TNHS (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.
Trong vụ án này, tịa án cấp sơ thẩm quyết định Châu Văn A phải chịu TNHS.
Và đặc điểm của TNHS được thể hiện qua các nội dung sau:
Thứ nhất, TNHS là hậu quả pháp lý mà Châu Văn A phải chịu vì hành vi phạm
tội của mình. Hành vi này được tịa án cấp sơ thẩm xác định là hành vi “Tàng trữ
hàng cấm” cụ thể là tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu trong nội địa. Hậu quả này
chỉ phát sinh khi bị cáo thực hiện hành vi phạm tội.
Thứ hai, TNHS chỉ có thể được xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định
của pháp luật khi mà VKSND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đưa ra cáo trạng sau quá
trình điều tra, khởi tố.
Thứ ba, TNHS được thể hiện ở việc Châu Văn A phải chịu biện pháp cưỡng
chế nghiêm khắc nhất của nhà nước là hình phạt 8 năm tù, khơng có biện pháp tư

pháp hình sự.
Thứ tư, TNHS là trách nhiệm mà bị cáo Châu Văn A phải chịu trước Nhà nước
chứ khơng phải đối với người có quyền lợi bị vi phạm.
Thứ năm, TNHS của bị cáo Châu Văn A được phản ánh trong bản án số
09/2016/HS-ST ngày 26/02/2016 của TAND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Căn cứ để Nhà nước buộc một người phải chịu TNHS chính là cấu thành tội
phạm. Cấu thành tội phạm là điều kiện cần và đủ của TNHS: “Chỉ người nào
phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS”2. Trong vụ án này,
2

Xem Khoản 1 Điều 2 BLHS năm 2015

6


Document continues below
Discover more
from:hình sự LHS 2
Luật
Đại học Kinh tế Quố…
6 documents

Go to course

BT nhóm luật hình sự
7

- giải bài tập giáo…
Luật hình sự


None

100 CAU BAN TRC
11

Nghim LUT HINH Su
Luật hình sự

None

An Le28 - ALLHS
4

Luật hình sự

None

LHS nhóm 7 gửi nhóm
16

phản biện
Luật hình sự

6

LUCS1107 Luat hien
phap 3TC Tong quat
Luật hình sự

Practice exam1

25

None

None


Law on
Enforceme…

100% (1)

bị cáo đã vi phạm điểm c khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 36/2012/TTLTBTC-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 07/15/2012 hướng dẫn xử lý
vi phạm về kinh doanh Rượu nhập lậu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuộc
lá nhập lậu:
“Điều 7. Xử lý vi phạm về kinh doanh sản phẩm thuốc lá nhập lậu
2. Đối với hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ sản phẩm thuốc lá nhập lậu,
việc xác định số lượng làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể như
sau:
c) Số lượng từ 13.500 bao trở lên được coi là có số lượng đặc biệt lớn.”
Hành vi tàng trữ 16350 bao thuốc lá điếu nhập lậu của bị cáo Châu Văn A được
tòa sơ thẩm xác định đã thỏa mãn các dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm
tội “Tàng trữ hàng cấm” theo khoản 3 Điều 155 BLHS năm 1999. Đây là cơ sở
để buộc Châu Văn A phải chịu TNHS trước nhà nước.
“Điều 155. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc thu
lợi bất chính đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.”
Bằng cáo trạng của mình, VKSND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu xác định Châu Văn
A phạm tội “Tàng trữ hàng cấm” nhưng chỉ khi tòa án cấp sơ thẩm đưa ra quyết
định thì mới xác định Châu Văn A phải chịu TNHS và cụ thể hóa TNHS đó bằng

hình phạt cụ thể là 8 năm tù.
Ta nhận thấy ở đây, hình phạt 8 năm tù nói riêng và hình phạt nói chung là biện
pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất bởi nó tước bỏ ở bị cáo Châu Văn A một số
quyền và lợi ích thiết thân. Hình phạt này được quy định cụ thể trong khoản 3
Điều 155 BLHS năm 1999 và do Tồ án áp dụng. Ngồi ra, bị cáo cịn phải chịu
án tích trong một thời gian nhất định. Đồng thời, vì nguyên tắc trách nhiệm cá
nhân nên hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với bị cáo Châu Văn A- người thực
hiện hành vi phạm tội, còn những người không liên quan (ông O1, bà V) không
phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật.
3. Vấn đề miễn TNHS trong phiên toà phúc thẩm
Dựa trên kháng cáo của bị cáo Châu Văn A và quan điểm của kiểm sát viên
cũng như người bào chữa cho bị cáo, tồ án cấp phúc thẩm sau đó đã xem xét và
áp dụng công văn số 154/TANDTC-PC và khoản 1 Điều 25 BLHS năm 1999 để:
Miễn TNHS đối với Châu Văn A về hành vi tàng trữ 16.350 bao thuốc lá nhập
lậu trong nội địa xảy ra ngày 30/5/2015.

7


Như đã phân tích ở trên, bị cáo Châu Văn A phải chịu TNHS theo bản án sơ
thẩm. Tuy nhiên theo Luật đầu tư năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, không
xác định thuốc lá điếu nhập lậu là hàng cấm. Vì vậy áp dụng cơng văn số
154/TANDTC-PC ngày 25/7/2017 của TANDTC hướng dẫn đối với hành vi tàng
trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày
01/7/2015, tòa án cấp phúc thẩm căn cứ Điều 25 BLHS năm 1999 để miễn TNHS
cho người phạm tội.
“1. Kể từ ngày 01-7-2015 (ngày Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành) đến
ngày 01-01-2018 (ngày Luật số 12/2017/QH14 có hiệu lực thi hành), không xác
định thuốc lá điếu nhập lậu là hàng cấm và khơng xử lý hình sự đối với hành vi
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong nội địa theo quy định

tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 (sau đây gọi là Bộ luật Hình
sự năm 1999):
Đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong nội
địa xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01-7-2015, nếu vụ án đang trong giai đoạn
xét xử thì Tịa án phải mở phiên tòa và căn cứ vào Điều 25 của Bộ luật Hình sự
năm 1999 miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Khi miễn trách nhiệm
hình sự, Tịa án phải ghi rõ trong bản án lý do của việc miễn trách nhiệm hình sự
là do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội khơng cịn
nguy hiểm cho xã hội đến mức phải xử lý hình sự; người được miễn trách nhiệm
hình sự khơng có quyền u cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước.”3
“Điều 25. Miễn trách nhiệm hình sự
1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra,
truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người
phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa.”
Từ những căn cứ trên, cho thấy hành vi thực hiện tội phạm của bị cáo Châu
Văn A do có sự thay đổi về chính sách pháp luật, làm cho hành vi phạm tội của
bị cáo khơng cịn nguy hiểm cho xã hội đến mức phải xử lý hình sự nữa. Nên Hội
đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận theo quan điểm đề nghị của kiểm sát viên và
người bào chữa; miễn TNHS cho Châu Văn A về hành vi tàng trữ 16350 bao
thuốc lá điếu nhập lậu nội địa. Bị cáo Châu Văn A khơng có quyền u cầu bồi
thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Quyết định của toà phúc thẩm là có căn cứ và phù hợp với sự thay đổi của pháp
luật nên nhóm đồng ý với quan điểm này.
3

Xem công văn số 154/TANDTC-PC ngày 25/7/2017

8



Phần 2: Vấn đề miễn TNHS trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) và BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
1. Bảng so sánh BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và BLHS
năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về miễn TNHS
BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009)
Giống nhau Điều 289. Tội đưa hối lộ

BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017)
Điều 364. Tội đưa hối lộ

6. Người bị ép buộc đưa hối lộ
mà chủ động khai báo trước khi
bị phát giác, thì được coi là
khơng có tội và được trả lại
tồn bộ của đã dùng để đưa hối
lộ.

7. Người bị ép buộc đưa hối
lộ mà chủ động khai báo trước
khi bị phát giác, thì được coi
là khơng có tội và được trả lại
toàn bộ của đã dùng để đưa
hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị
ép buộc nhưng đã chủ động
khai báo trước khi bị phát giác,

thì có thể được miễn trách
nhiệm hình sự và được trả lại
một phần hoặc tồn bộ của đã
dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị
ép buộc nhưng đã chủ động
khai báo trước khi bị phát
giác, thì có thể được miễn
trách nhiệm hình sự và được
trả lại một phần hoặc toàn bộ
của đã dùng để đưa hối lộ.

Điều 314. Tội không tố giác
tội phạm

Điều 390. Tội không tố giác
tội phạm

3. Người không tố giác nếu đã
có hành động can ngăn người
phạm tội hoặc hạn chế tác hại
của tội phạm, thì có thể được
miễn trách nhiệm hình sự hoặc
miễn hình phạt.

2. Người khơng tố giác nếu đã
có hành động can ngăn người
phạm tội hoặc hạn chế tác hại
của tội phạm, thì có thể được

miễn trách nhiệm hình sự
hoặc miễn hình phạt.

Điều 19. Tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội là tự mình khơng thực
hiện tội phạm đến cùng, tuy
khơng có gì ngăn cản.

Điều 16. Tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội

9

Tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội là tự mình
khơng thực hiện tội phạm đến


Người tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội được miễn trách
nhiệm hình sự về tội định
phạm; nếu hành vi thực tế đã
thực hiện có đủ yếu tố cấu
thành của một tội khác, thì
người đó phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội này.

cùng, tuy khơng có gì ngăn

cản.

Điều 80: Tội gián điệp

Điều 110. Tội gián điệp

3. Người đã nhận làm gián điệp,
nhưng không thực hiện nhiệm
vụ được giao và tự thú, thành
khẩn khai báo với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, thì được
miễn trách nhiệm hình sự.

4. Người đã nhận làm gián
điệp, nhưng không thực hiện
nhiệm vụ được giao và tự thú,
thành khẩn khai báo với cơ
quan nhà nước có thẩm
quyền, thì được miễn trách
nhiệm hình sự về tội này.

Khác nhau Điều 25. Miễn trách nhiệm
hình sự
1. Người phạm tội được miễn
trách nhiệm hình sự, nếu khi
tiến hành điều tra, truy tố hoặc
xét xử, do chuyển biến của tình
hình mà hành vi phạm tội hoặc
người phạm tội khơng cịn nguy
hiểm cho xã hội nữa.

2. Trong trường hợp trước khi
hành vi phạm tội bị phát giác,
người phạm tội đã tự thú, khai
rõ sự việc, góp phần có hiệu
quả vào việc phát hiện và điều
tra tội phạm, cố gắng hạn chế
đến mức thấp nhất hậu quả của

10

Người tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội được miễn
trách nhiệm hình sự về tội
định phạm; nếu hành vi thực
tế đã thực hiện có đủ yếu tố
cấu thành của một tội khác,
thì người đó phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội này.

Điều 29. Căn cứ miễn trách
nhiệm hình sự
1. Người phạm tội được miễn
trách nhiệm hình sự khi có
một trong những căn cứ sau
đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy
tố hoặc xét xử, do có sự thay
đổi chính sách, pháp luật làm
cho hành vi phạm tội khơng
cịn nguy hiểm cho xã hội

nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
2. Người phạm tội có thể
được miễn trách nhiệm hình


tội phạm, thì cũng có thể được
miễn trách nhiệm hình sự.

sự khi có một trong các căn
cứ sau đây:

3. Người phạm tội được miễn
trách nhiệm hình sự khi có
quyết định đại xá.

a) Khi tiến hành điều tra, truy
tố, xét xử do chuyển biến của
tình hình mà người phạm tội
khơng cịn nguy hiểm cho xã
hội nữa;
b) Khi tiến hành điều tra, truy
tố, xét xử, người phạm tội
mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến
khơng cịn khả năng gây nguy
hiểm cho xã hội nữa;
c) Trước khi hành vi phạm tội
bị phát giác, người phạm tội
tự thú, khai rõ sự việc, góp
phần có hiệu quả vào việc

phát hiện và điều tra tội phạm,
cố gắng hạn chế đến mức thấp
nhất hậu quả của tội phạm và
lập cơng lớn hoặc có cống
hiến đặc biệt, được Nhà nước
và xã hội thừa nhận.
3. Người thực hiện tội phạm
nghiêm trọng do vơ ý hoặc tội
phạm ít nghiêm trọng gây
thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm
hoặc tài sản của người khác,
đã tự nguyện sửa chữa, bồi
thường thiệt hại hoặc khắc
phục hậu quả và được người
bị hại hoặc người đại diện hợp
pháp của người bị hại tự
nguyện hòa giải và đề nghị
miễn trách nhiệm hình sự, thì
có thể được miễn trách nhiệm
hình sự.

11


Khác nhau Điều 69: Nguyên tắc xử lý đối Điều 91: Nguyên tắc xử lý
với người chưa thành niên
đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội
phạm tội

2. Người chưa thành niên phạm
tội có thể được miễn trách
nhiệm hình sự, nếu người đó
phạm tội ít nghiêm trọng hoặc
tội nghiêm trọng, gây hại khơng
lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ
và được gia đình hoặc cơ quan,
tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

2. Người dưới 18 tuổi phạm
tội thuộc một trong các trường
hợp sau đây và có nhiều tình
tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc
phục phần lớn hậu quả, nếu
không thuộc trường hợp quy
định tại Điều 29 của Bộ luật
này, thì có thể được miễn
trách nhiệm hình sự và áp
4. Khi xét xử, nếu thấy không
dụng một trong các biện pháp
cần thiết phải áp dụng hình phạt
quy định tại Mục 2 Chương
đối với người chưa thành niên
này:
phạm tội, thì Tồ án áp dụng
một trong các biện pháp tư pháp a) Người từ đủ 16 tuổi đến
được quy định tại Điều 70 của dưới 18 tuổi phạm tội ít
Bộ luật này.
nghiêm trọng, phạm tội
nghiêm trọng, trừ tội phạm

quy định tại các điều 134,
141, 171, 248, 249, 250, 251
và 252 của Bộ luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi phạm tội rất
nghiêm trọng quy định tại
khoản 2 Điều 12 của Bộ luật
này, trừ tội phạm quy định tại
các điều 123, 134, 141, 142,
144, 150, 151, 168, 171, 248,
249, 250, 251 và 252 của Bộ
luật này;
c) Người dưới 18 tuổi là
người đồng phạm có vai trị
khơng đáng kể trong vụ án.”.

12


2. Sự thay đổi về căn cứ miễn TNHS quy định tại Điều 25 BLHS năm 1999
và Điều 29 BLHS năm 2015
Chế định miễn TNHS quy định tại Điều 25 BLHS năm 1999 và căn cứ miễn
TNHS tại Điều 29 BLHS năm 2015 đều gồm 2 loại quy định có tính chất bắt buộc
(“được miễn TNHS”) và quy định có tính chất tuỳ nghi (“có thể được miễn
TNHS”). Điểm khác nhau giữa 2 điều luật này là Điều 29 BLHS năm 2015 đã
mở rộng phạm vi miễn TNHS, thay đổi từ quy định có tính chất bắt buộc (khoản
1 Điều 25 BLHS năm 1999) thành quy định có tính chất tuỳ nghi (Điểm a khoản
2 Điều 29 BLHS năm 2015). Chúng tôi sẽ làm rõ sự mở rộng phạm vi miễn
TNHS, cụ thể ở đây là khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 qua bản án số
21/2018/HS-PT ngày 17/01/2018 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh.

Tóm tắt bản án: Năm 2012, bà Mai Thị N cho ông Nguyễn Tấn T là chồng của
bà Đinh Thị A vay 10.000.000 đồng, trả góp mỗi ngày 10.000 đồng. Vợ chồng
bà A trả được số tiền 2.310.000 đồng thì khơng trả nữa; việc vay tiền không lập
thành văn bản. Hiện tại ông T đã đi khỏi địa phương từ tháng 12/2015. Ngày
23/4/2017, bà N đến nhà bà A để đòi số tiền còn lại. Do khơng có tiền trả nên
giữa bà N và bà A xảy ra cự cãi, bà N đã dùng tay trái túm tóc bà A, tay phải với
lấy nồi cơm điện đánh nhiều cái vào đầu bà A gây thương tích theo tỉ lệ giám định
là 02%. Tồ án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo N tội “Cố ý gây thương tích”
thuộc trường hợp “dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều
104 BLHS năm 1999. Tại phiên toà phúc thẩm, bị hại là bà A đã xin miễn TNHS
cho bị cáo, cam kết đây là ý chí tự nguyện của bà và khơng có khiếu nại gì về sau.
Đồng thời bị cáo cũng tỏ thái độ ăn năn hối cải, tiếp tục khắc phục cho người bị
hại với tổng số tiền là 4.500.000 đồng.
Có thể thấy, bị cáo Mai Thị N phạm tội thuộc mức độ ít nghiêm trọng (theo
điểm a khoản 1 Điều 104 BLHS năm 1999); đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường
thiệt hại và được người bị hại tự nguyện đề nghị miễn TNHS. Các tình tiết này là
đầy đủ theo khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 để Hội đồng xét xử xem xét và
miễn TNHS cho bị cáo Mai Thị N. Vụ án này tuy xảy ra trước thời điểm BLHS
năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có hiệu lực thi hành (01/01/2018) nhưng
đến ngày 17/01/2018 vẫn đang trong thời gian xét xử nên căn cứ điểm b khoản 1
Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 hướng dẫn việc áp dụng
BLHS năm 2015, toà án cấp phúc thẩm tuyên bố miễn TNHS cho bị cáo N theo
khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 là đúng.
“Điều 2. Việc áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, Bộ luật Hình sự năm 2015 được áp dụng
như sau:
13


b) Các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một

hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm
nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích
và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả
những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm
2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử
hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án
tích;”
Như vậy, có thể thấy, với những trường hợp tương tự như vụ án này, Điều 25
BLHS năm 1999 khơng có quy định về miễn TNHS. Nhưng với sự thay đổi của
BLHS năm 2015, mở rộng các căn cứ miễn TNHS thì các vụ án có đầy đủ căn
cứ theo khoản 3 Điều 29 có thể được xem xét để miễn TNHS. Tuy nhiên, điều
này khơng có nghĩa bất kì người phạm tội nào có đủ các điều kiện trên đều được
miễn TNHS mà việc miễn TNHS còn phải tuỳ từng trường hợp, tuỳ từng loại tội
cụ thể.
Phần 3: Bình luận về vấn đề miễn TNHS trong thực tiễn
1. Miễn TNHS thể hiện tính nhân đạo của nhà nước
Việc bị cáo Châu Văn A được miễn TNHS theo quy định của bản án số
488/2017/HS-PT ngày 19/09/2017 của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí
Minh là chế định mang tính chất nhân đạo bởi điều này cho thấy sự tôn trọng và
tư tưởng bảo vệ các quyền con người với tư cách là những giá trị xã hội cao quý
nhất được thừa nhận chung trong Nhà nước pháp quyền (ghi nhận trong Phần
chung BLHS).
Quyết định miễn TNHS đối với bị cáo Châu Văn A thể hiện sự công tâm, khoan
hồng của Nhà nước. Qua đó, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong việc cải
tạo, giáo dục, khuyến khích bị cáo Châu Văn A nói riêng và các bị cáo được miễn
TNHS nói chung có cơ hội sửa chữa sai lầm, tránh phạm tội và sớm tái hòa nhập
cộng đồng.
Có thể thấy, việc xem xét và quyết định miễn TNHS đối với bị cáo Châu Văn
A của Hội đồng xét xử thể hiện tính nhân văn, khẳng định pháp luật hình sự bảo
vệ những quyền tối thiểu của con người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Qua đó,

thể hiện tư tưởng vì con người của định hướng đi lên nhà nước xã hội chủ nghĩa.
2. Bất cập về miễn TNHS
Việc miễn TNHS bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn cịn tồn đọng nhiều bất
cập và lo ngại trong nhiều mặt của xã hội.
Thứ nhất, xét theo điều kiện thực tế, biện pháp miễn TNHS rất ít khi được các
cơ quan có thẩm quyền áp dụng bởi hậu quả pháp lý khi miễn TNHS cho một
14


người là người đó khơng phải chịu hình phạt hoặc biện pháp tư pháp thay thế cho
hình phạt và được xóa án tích. Nếu biện pháp miễn TNHS bị áp dụng khơng chính
xác sẽ dẫn tới bỏ lọt tội phạm, mang tới tâm lý lo ngại áp dụng biện pháp miễn
TNHS trong các cơ quan có thẩm quyền.
Thứ hai, việc miễn TNHS phải xuất phát từ TNHS, có nghĩa là chỉ miễn TNHS
đối với người phạm tội, người đã có đủ căn cứ để xác định đã thực hiện hành vi
mà BLHS quy định là tội phạm. Không thể miễn TNHS đối với người không
phạm tội hoặc không đủ căn cứ để xác định hành vi của người đó là tội phạm.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hành vi của một người không cấu thành tội
phạm hoặc không phạm tội nhưng khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đình
chỉ lại đưa ra căn cứ là miễn TNHS cho người phạm tội. Điều này vừa thể hiện
sự lạm dụng việc miễn TNHS để né tránh trách nhiệm của cơ quan chức năng,
đồng thời còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khơng phạm tội, làm
giảm lịng tin của nhân dân đối với Nhà nước.
Thứ ba, có những vụ án cơ quan có thẩm quyền miễn TNHS cho người phạm
tội trong khi người đó chỉ có tình tiết để xem xét giảm nhẹ TNHS. Ví dụ trường
hợp vụ án ơng Mai Nam Dương (cựu Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Lâm Đồng) đã lái xe trong trình trạng say rượu (nồng độ cồn đo
được của ơng Dương là 0,644 miligam/lít khí thở) và gây tai nạn làm 1 người chết
và 3 người bị thương ngày 22/5/2013. Tuy nhiên sau đó, ngày 7/12/2013 VKSND
Thành phố Đà Lạt bất ngờ ra quyết định “đình chỉ điều tra vụ án” vi phạm các

quy định về điều khiển phương tiện giao thông đối với ông Mai Nam Dương.
Ngồi ra, ơng Dương được tun miễn truy cứu TNHS do đã đền bù cho các nạn
nhân hơn 1 tỷ đồng và gia đình các nạn nhân cũng ký đơn bãi nại cho ơng. Theo
luật sư Huỳnh Nam (Đồn luật sư Thành phố Hà Nội), “Việc miễn TNHS theo
Điều 25 BLHS năm 1999 được áp dụng khi quá trình điều tra, truy tố, xét xử, do
chuyển biến của tình hình, hành vi phạm tội hoặc người phạm tội khơng còn nguy
hiểm cho xã hội nữa. Hoặc trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm
tội đã tự thú, khai báo rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều
tra tội phạm hay khi có quyết định đại xá. Tuy nhiên, trong vụ án này, ông Dương
không tự thú trước khi hành vi bị phát giác, khơng thuộc trường hợp đại xá, tình
hình tội phạm về trật tự an tồn giao giao thơng khơng có sự thay đổi gì để cho
rằng hành vi uống rượu bia rồi lái xe ô tô gây chết 1 người, làm bị thương nhiều
người và thiệt hại về tài sản của họ là hành vi khơng cịn nguy hiểm cho xã hội
nữa. Vì vậy, hành vi phạm tội của ông Dương không thuộc trường hợp được miễn
trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên. Việc ơng Dương đã bồi thường cho
các nạn nhân được hơn 1 tỷ đồng và họ có đơn xin bãi nại cũng chỉ được áp dụng
là tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 khi
15


vụ án được đưa ra xét xử.”4 Điều này đã đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh việc
VKSND Thành phố Đà Lạt miễn truy cứu TNHS đối với ông Mai Nam Dương,
là do năng lực yếu kém của cơ quan chức năng hay do “chạy chọt”?
Thứ tư, sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan chức năng
có thẩm quyền bị ảnh hưởng do BLHS và BLTTHS năm 2015 khơng quy định cụ
thể về trình tự, thủ tục cũng như thẩm quyền miễn TNHS cho người phạm tội.
Điều 230 BLTTHS về đình chỉ điều tra và Điều 248 BLTTHS về đình chỉ vụ án
của viện kiểm sát, xác định cơ quan điều tra và viện kiểm sát ra quyết định đình
chỉ vụ án khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 16, Điều 29, khoản 2 Điều
91 BLHS hoặc khoản 2 Điều 155 BLTTHS. Nếu căn cứ vào quy định này, có thể

khẳng định việc miễn TNHS thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra và viện kiểm
sát. Nhưng theo quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a, b khoản 2 Điều 29 BLHS
quy định rất rõ là “Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử” có nghĩa là cơ quan
điều tra, viện kiểm sát, tịa án có thẩm quyền đương nhiên miễn hoặc có thể miễn
TNHS cho người phạm tội. Có thể thấy, theo quy định tại Điều 16 BLHS (Tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội), điểm b khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 3
Điều 29 BLHS, khoản 4 Điều 110 BLHS (Tội gián điệp), khoản 4 Điều 247 BLHS
(Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa
chất ma túy), khoản 7 Điều 364 BLHS (Tội đưa hối lộ), khoản 6 Điều 365 BLHS
(Tội môi giới hối lộ), khoản 2 Điều 390 BLHS (Tội không tố giác tội phạm)
không thể hiện rõ là các cơ quan tiến hành tố tụng ở giai đoạn nào có thẩm quyền
miễn TNHS cho người phạm tội.

Xem: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, bài “Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Mai Nam
Dương là không đúng pháp luật”
4

16


KẾT LUẬN
Tóm lại, thơng qua bài luận Phân tích vấn đề trách nhiệm hình sự và miễn
trách nhiệm hình sự trong bản án số 488/2017/HS-PT của TAND cấp cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh về tội “Tàng trữ hàng cấm”, nhóm chúng tơi đã:
- Phân tích bản án số 09/2016/HS-ST ngày 26/02/2016 của TAND tỉnh Bà RịaVũng Tàu để chỉ ra nội dung liên quan đến TNHS và hình phạt;
- Phân tích bản án số 488/2017/HS-PT của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí
Minh về căn cứ miễn TNHS đối với bị cáo Châu Văn A;
- So sánh các điều luật quy định về miễn TNHS trong BLHS năm 1999 và năm
2015, cụ thể là Điều 25 và Điều 29 tương ứng trong 2 bộ luật này thông qua bản
án số 21/2018/HS-PT ngày 17/01/2018 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh;

- Nêu lên một số quan điểm hiện nay về vấn đề áp dụng chế định miễn TNHS tại
Việt Nam.
Qua phân tích các nội dung trên, nhóm nhận định, miễn TNHS có mối quan hệ
chặt chẽ với chế định rộng lớn, bao trùm trong luật hình sự- chế định về TNHS.
Chính vì vậy, việc quy định đầy đủ, giải quyết tốt vấn đề TNHS và áp dụng đúng
đắn miễn TNHS trong thực tiễn là rất cần thiết.

17


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (Dễ): Khẳng định nào đúng?
A. Miễn trách nhiệm hình sự chính là trường hợp khơng cấu thành tội phạm
B. Hình phạt chính khơng tước tự do bao gồm cải tạo không giam giữ và án treo
C. Mọi chủ thể khi thực hiện hành vi phạm tội đều bị áp dụng hình phạt trên thực
tế
D. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế hình sự nghiêm khắc nhất.
Giải thích:
- A sai vì miễn TNHS là khơng buộc một người phải chịu TNHS về tội mà
người đó đã thực hiện (trên thực tế người đó đã thực hiện hành vi CTTP)
- B sai vì hình phạt án treo có tước tự do có người phải chịu hình phạt
- C sai vì trên thực tế có những trường hợp miễn áp dụng hình phạt đối với
người phạm tội
Câu 2 (Dễ): Nếu tính từ ngày tội phạm được thực hiện, thời hiệu để người
phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm nghiêm
trọng là?
A.

5 năm


B.

10 năm

C.

15 năm

D.

20 năm

Giải thích: Áp dụng điểm b khoản 2 điều 27 BLHS năm 2015
Câu 3 (Vừa): M thiếu tiền do đánh bạc, đã chuẩn bị dao găm, bao tải và xăng
đến cướp của nhà ông N. Khi đến trước cổng, M nghĩ lại và thấy ông N là
người tốt với mình nên đã quay về. Ơng N sau khi trích camera, thấy M cầm
dao và xăng đến nhà mình nên đã sốc nặng và đột quỵ tử vong. Trong trường
hợp này, M phải chịu TNHS về hành vi của mình như thế nào?
A. M phải chịu TNHS vì đã có hành vi “phạm tội chưa đạt" căn cứ điều 15 BLHS
2015
B. M phải chịu TNHS vì trong trường hợp này M đã giết người dưới dạng không
hành động
C. M phải chịu TNHS vì đã cố ý gián tiếp gây ra cái chết của ông N

18


D. M khơng phải chịu TNHS vì đã chấm dứt việc phạm tội một cách tự nguyện
và dứt khốt
Giải thích: Căn cứ vào Điều 16 BLHS 2015, N đã tự ý chấm dứt hành vi “giết

người cướp của, đốt nhà" ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội cho nên đã làm cho tính
nguy hiểm cho xã hội của hành vi khơng cịn. Việc ơng N đột quỵ tử vong là do
tình trạng sức khỏe của ơng và nằm ngồi ý muốn của M.
Câu 4 (Vừa): T và M do có mâu thuẫn trong kinh doanh nên đã hẹn gặp mặt
để nói chuyện. Trong q trình giải quyết, giữa T và M đã xảy ra xô xát và
cãi vã. Hậu quả là M bị thương tích và T bị truy cứu TNHS, phạt cải tạo
không giam giữ 3 năm. Trường hợp nào sau đây, T có thể được miễn hình
phạt:
A. T chưa chấp hành hình phạt thì bị bệnh hiểm nghèo.
B. T đang có thai
C. T đang hỗ trợ ni dưỡng các trẻ em mồ côi tại chùa
D. T cam kết sẽ chấp hành tốt pháp luật
Giải thích: Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 62 BLHS 2015: Theo quyết định của
Viện trưởng VKS, Tồ án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt đối với
người mắc bệnh hiểm nghèo khi người này bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc
tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt.
Câu 5 (Vừa): H (15 tuổi) đánh L bị thương phải nhập viện cấp cứu. Qua
giám định xác định tỷ lệ thương tật của L là 21%. Trường hợp này, H có
phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình khơng?
A. H khơng phải chịu trách nhiệm hình sự
B. H phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác
C. H phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác đồng thời phải chịu thêm các tình tiết tăng nặng
khác
D. H phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác, nhưng được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Giải thích: Căn cứ khoản 1 Điều 9, Khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015: Người từ
đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở mức độ rất

nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên theo điểm a khoản 1 điều 134
19



×