Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Thảo luận tìm hiểu hoạt động marketing tại điểm đến du lịch thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.43 KB, 47 trang )

Môn: Quản lý điểm đến du lịch

GVHD: TS. Đỗ Thị Thu Huyền

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN
QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Thu Huyền
Nhóm: 02
Lớp học phần: 231_TSMG_2921_05

Hà Nội, tháng 10 năm 2023
Nhóm 2


Môn: Quản lý điểm đến du lịch

GVHD: TS. Đỗ Thị Thu Huyền

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 2
STT

Họ và tên



11 Lường Kim Chi

Nhiệm vụ
- Phần 1.2

Đánh giá

Ghi chú

A

- Tổng hợp Word
12 Nông Thị Tuệ Chúc

- Chương 3

B+

13 Phạm Thị Xuân Diệp

- Phần 2.3

B+

14 Hoàng Thị Phương Diệu

- Phần 2.1

A


- Làm Power Point
15 Nguyễn Thị Thùy Dung

- Phần 2.2

B+

16 Nguyễn Thị Hồng Duyên

- Phần 2.1

A

- Làm Power Point
17 Nguyễn Văn Dương B1

- Phần 1.1

B

18 Nguyễn Văn Dương B2

- Chương 3

B+

19 Nguyễn Anh Đức

- Phần 2.2


B+

20 Nguyễn Minh Đức

- Phần 2.3

B

21 Lê Thị Hương Giang

- Xây dựng đề cương,

NT

phân chia công việc
- Nhận xét, chỉnh sửa
nội dung và các sản
phẩm
- Thuyết trình

Nhóm 2

A


Môn: Quản lý điểm đến du lịch

GVHD: TS. Đỗ Thị Thu Huyền


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI ĐIỂM ĐẾN
DU LỊCH............................................................................................................................1
1.1. Các khái luận cơ bản về hoạt động marketing tại điểm đến du lịch..................2
1.1.1. Điểm đến du lịch................................................................................................2
1.1.2. Marketing điểm đến du lịch...............................................................................3
1.2. Nội dung chủ yếu của hoạt động marketing tại điểm đến du lịch.......................5
1.2.1. Nghiên cứu thị trường.......................................................................................5
1.2.2. Xác định thị trường mục tiêu............................................................................7
1.2.3. Triển khai các hoạt động marketing.................................................................9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI ĐIỂM ĐẾN DU
LỊCH THỪA THIÊN HUẾ.............................................................................................10
2.1. Giới thiệu tổng quan về điểm đến du lịch Huế...................................................10
2.1.1. Lịch sử hình thành..........................................................................................10
2.1.2. Địa hình, khí hậu, dân số................................................................................10
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch............................................................12
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động marketing tại điểm đến du lịch Thừa Thiên
Huế.................................................................................................................................13
2.2.1 Về nghiên cứu thị trường.................................................................................13
2.2.2. Xác định thị trường mục tiêu..........................................................................14
2.2.3. Triển khai hoạt động marketing......................................................................17
2.3. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động marketing tại điểm đến du lịch Thừa
Thiên Huế......................................................................................................................21
Nhóm 2


Môn: Quản lý điểm đến du lịch

GVHD: TS. Đỗ Thị Thu Huyền


2.3.1. Ưu điểm............................................................................................................21
2.3.2. Hạn chế............................................................................................................23
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI ĐIỂM
ĐẾN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ............................................................................25
KẾT LUẬN.......................................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................29
PHỤ LỤC.........................................................................................................................30

Nhóm 2


Môn: Quản lý điểm đến du lịch

GVHD: TS. Đỗ Thị Thu Huyền

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh mới hiện nay, khi vai trò của du lịch ngày càng được thể hiện rõ
nét trong phát triển kinh tế - xã hội, thì địa phương nào cũng ưu tiên và tập trung phát
triển, hoàn thiện các điểm đến mới, bổ sung dịch vụ, sản phẩm du lịch để thu hút du
khách. Bên cạnh những điểm tích cực, việc phát triển mạnh mẽ về số lượng điểm đến du
lịch vẫn còn một số tồn tại, đó là: số lượng khách và doanh thu của điểm đến bị ảnh
hưởng trực tiếp; các điểm đến có xu hướng dễ bị bão hòa và lu mờ; điểm đến khơng có
sự đặc trưng để phân biệt và thu hút khách du lịch so với các đối thủ khác. Chính điều
này đã đặt ra cho các điểm đến du lịch một yêu cầu là phải tìm cho mình sự độc đáo và
tập trung vào việc làm nổi bật linh hồn cũng bản sắc riêng có. 
Từ đó, hoạt động marketing tại điểm đến du lịch trở thành một công cụ đắc lực làm
nổi bật những điểm khác biệt, tạo lợi thế cạnh tranh của một điểm đến; đồng thời giúp
cho khách du lịch dễ dàng tiếp cận với điểm đến hơn bao giờ hết. Nhận thấy được tầm
quan trọng đó, Nhà nước cũng như các Sở ban ngành liên quan đã thực hiện truyền

thông, quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế với mục tiêu đưa du lịch nơi đây trở thành
điểm đến không thể bỏ lỡ.
Thừa Thiên Huế với những nét đặc sắc riêng biệt không chỉ về di sản mà cịn về
kiến trúc, văn hóa, con người,... đã và luôn là điểm đến du lịch hấp dẫn không chỉ khách
du lịch trong nước mà cả khách quốc tế. Tuy nhiên, nhận thấy được tiềm năng phát triển
du lịch của Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều điểm hạn chế, đòi hỏi được nghiên cứu sâu
hơn để hiểu rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp cho vấn đề mà điểm đến này đang có,
nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu hoạt động marketing tại điểm đến du lịch
Thừa Thiên Huế”. 

Nhóm 2

1


Môn: Quản lý điểm đến du lịch

GVHD: TS. Đỗ Thị Thu Huyền

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI ĐIỂM
ĐẾN DU LỊCH
1.1. Các khái luận cơ bản về hoạt động marketing tại điểm đến du lịch
1.1.1. Điểm đến du lịch
a.

Khái niệm điểm đến du lịch
Tiếp cận điểm đến du lịch trên phương diện địa lý: Điểm đến du lịch được xác định

theo phạm vi không gian lãnh thổ. Điểm đến du lịch là một vị trí địa lí mà một du khách
đang thực hiện hành trình đến đó nhằm thỏa mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi của

người đó. 
Tiếp cận điểm đến du lịch dưới góc độ kinh tế: Xem xét trong mối quan hệ kinh tế du
lịch, điểm đến du lịch được hiểu là yếu tố cung du lịch. Sở dĩ như vậy là do chức năng
của điểm đến chính là thỏa mãn nhu cầu mang tính tổng hợp của khách du lịch. Từ góc
độ cung du lịch, điểm đến du lịch là sự tập trung các tiện nghi và dịch vụ được thiết kế
để đáp ứng nhu cầu của du khách. 
Tiếp cận điểm đến du lịch dưới góc độ tổng hợp: Khi nói đến hoạt động du lịch tức là
nói đến hoạt động rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi khác nhằm thỏa mãn
nhu cầu theo những mục đích khác nhau. Địa điểm mà khách du lịch lựa chọn trong
chuyến đi có thể là một địa danh cụ thể, một khu vực, một vùng lãnh thổ, một quốc gia,
thậm chỉ là châu lục. Trong các tài liệu khoa học về du lịch, các địa điểm này được gọi
chung là điểm đến du lịch.
Khái niệm chung về điểm đến du lịch: Điểm đến du lịch được hiểu là một vị trí địa lý,
có tài nguyên du lịch hấp dẫn, được quy hoạch, quản lý và thiết kế các tiện nghi, dịch vụ
nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
b.

Vai trị của điểm đến du lịch
Về mặt kinh tế:

Nhóm 2

2


Môn: Quản lý điểm đến du lịch

GVHD: TS. Đỗ Thị Thu Huyền

 Điểm đến du lịch đóng vai trị quan trọng cho việc thu hút khách du lịch đến tham

quan và du lịch.
 Là nơi xuất khẩu vơ hình và xuất khẩu tại chỗ với giá trị kinh tế cao.
 Là nơi thực hiện tái phân chia nguồn thu nhập giữa các địa phương, giữa các tầng
lớp dân cư và làm tăng giá trị của hàng hóa. 
 Phát triển điểm đến du lịch là động lực để thúc đẩy các ngành khác trong nền kinh tế
quốc dân phát triển.
Về mặt văn hóa:
 Điểm đến du lịch góp phần giới thiệu về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, đất
nước và con người với bạn bè năm châu nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xây
dựng tình đồn kết hữu nghị, hịa bình với các dân tộc khác nhau trên thế giới. 
 Giúp bảo tồn, khai thác những giá trị di sản văn hóa, lịch sử truyền thống của dân
tộc không chỉ để phục vụ cho du lịch mà còn để cho những thế hệ mai sau.
Về mặt xã hội: 
 Điểm đến du lịch tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho xã hội. 
 Thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở những vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo đói. 
Về mặt môi trường: 
 Nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội.
 Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc xử lý rác thải, chất thải, nước
thải để đảm bảo cho môi trường trong lành. 
1.1.2. Marketing điểm đến du lịch
a.

Nhóm 2

Khái niệm về marketing điểm đến du lịch

3



Môn: Quản lý điểm đến du lịch

GVHD: TS. Đỗ Thị Thu Huyền

Theo Borges (2003): Marketing điểm đến du lịch là quá trình quản lý để tạo ra mối
liên hệ giữa điểm đến và du khách bằng việc dự báo và đáp ứng các nhu cầu của họ đối
với điểm đến và khả năng thơng tin của nó. 
Theo Tiến sĩ Karl Albrecht: Marketing điểm đến du lịch là cách thức tiếp cận với sự
phát triển kinh tế và văn hóa của một khu vực một cách chủ động chiến lược và tập
trung vào con người, đồng thời giúp cân bằng và hịa nhập lợi ích của khách du lịch, các
nhà cung cấp dịch vụ và cộng đồng tại đó.
Theo Tổ chức Marketing điểm đến đô thị Canada: Marketing điểm đến du lịch là quá
trình liên hệ với những du khách tiềm năng để gây ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến
tới ý định du lịch của họ và hơn hết là điểm đến và sản phẩm du lịch cuối cùng mà họ
lựa chọn. 
Theo Nguyễn Văn Đảng (2010): Marketing điểm đến du lịch là quá trình quản trị cho
phép tổ chức marketing tạo dựng duy trì mối quan hệ giữa điểm đến du lịch và khách du
lịch (khách du lịch hiện tại và tiềm năng) thông qua việc dự báo và đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch đối với điểm đến và có khả năng dễ dàng giao tiếp liên hệ với điểm đến du
lịch. 
Khái niệm chung về marketing điểm đến: Marketing điểm đến du lịch là một tổ hợp
những chiến lược nhằm phát triển, khuếch trương những thế mạnh sẵn có của một điểm
đến từ đó tạo ra các kênh thơng tin đa chiều tác động tích cực đến hình ảnh điểm đến
trong tâm trí khách du lịch hiện tại và tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển kinh
tế, văn hóa, du lịch và đem lại những lợi ích hài hịa giữa khách du lịch, doanh nghiệp
và người dân tại điểm đến đó.
b.

Vai trị của marketing điểm đến du lịch
Vai trò đối với điểm đến du lịch: 


 Làm nổi bật những điểm khác biệt và tạo lợi thế cạnh tranh cho điểm đến. 
 Giúp điểm đến kết nối với khách hàng dễ dàng hơn.
Nhóm 2

4


Môn: Quản lý điểm đến du lịch

GVHD: TS. Đỗ Thị Thu Huyền

 Tạo sự kết nối chặt chẽ, đồng bộ giữa các lĩnh vực, các ban ngành, các chủ thể trong
phát triển điểm đến.
 Cung cấp thơng tin chính xác về điểm đến cho du khách.
 Thu hút sự chú ý và đầu tư từ bên ngoài cho điểm đến.
Vai trò đối với khách du lịch: 
 Giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin mong muốn về điểm đến.
 Tạo cơ hội cho khách hàng được sử dụng các sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượng
hơn.
 Thể hiện được “phong cách” của khách hàng.
Vai trò đối với doanh nghiệp du lịch: 
 Tăng hiệu quả các chiến lược marketing của doanh nghiệp.
 Định hướng sản phẩm marketing của doanh nghiệp.
1.2. Nội dung chủ yếu của hoạt động marketing tại điểm đến du lịch
1.2.1. Nghiên cứu thị trường
Khái niệm: Nghiên cứu thị trường là hoạt động thu thập thông tin về thị trường và
phân tích các dữ liệu thu được nhằm đưa ra những câu trả lời cho những vấn đề phát
sinh trong kinh doanh.
Phân loại nghiên cứu thị trường: nghiên cứu định tính (xác định được thị trường mục

tiêu và tạo sự thu hút, xây dựng thương hiệu điểm đến rõ ràng,..); nghiên cứu định lượng
(sự biến động của lượt khách du lịch tại điểm đến, sự thay đổi doanh thu từ du lịch của
địa điểm đó,...)
Phương pháp nghiên cứu thị trường: Phương pháp nghiên cứu tại bàn; Phương pháp
điều tra, khảo sát; Phương pháp thảo luận nhóm; Phương pháp quan sát hành vi; Phương
pháp thử nghiệm trọng điểm.

Nhóm 2

5


Môn: Quản lý điểm đến du lịch

GVHD: TS. Đỗ Thị Thu Huyền

Chọn mẫu và quy mô mẫu: Chọn mẫu (chọn ngẫu nhiên, quy định số lượng, chọn
mẫu theo mục đích); Quy mơ mẫu (Lý thuyết dung lượng mẫu có thể sử dụng để xác
định đúng số lượng mẫu cần thiết).
Ứng dụng của nghiên cứu thị trường: Phân đoạn thị trường và xác định thị trường
mục tiêu; Thực hiện các hoạt động marketing
Quy trình nghiên cứu thị trường:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước 2: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu: Dựa trên việc xác định mục tiêu nghiên
cứu để lựa chọn ra phương pháp phù hợp.
 Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Là phương pháp nghiên cứu mà thông tin cần thu
thập là dữ liệu thứ cấp đã qua xử lý trước đó, có độ tin cậy cao. 
 Phương pháp điều tra, khảo sát: Thực hiện nghiên cứu bằng bảng hỏi, thiết kế một
bảng câu hỏi thông minh, bám sát vào mục tiêu đã đề ra để khảo sát nhận thức, nhu
cầu của khách hàng với điểm đến. 

 Phương pháp thảo luận nhóm: Gặp mặt của nhóm nhỏ khách hàng với để trao đổi
với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, về nhận thức, những điều họ thích, khơng
thích để giúp NTOs/DMOs tại điểm đến nhìn sâu hơn về nhận thức, thái độ và sự
thỏa mãn của khách hàng đối với điểm đến chính xác hơn. 
 Phương pháp quan sát hành vi: Thu thập thông tin từ việc quan sát hành vi hay phản
ứng của khách hàng trong các tình huống khác nhau để thấy rõ cách thức họ tiêu
dùng, mức độ hài lòng, mong muốn của khách hàng tại điểm đến.
 Phương pháp thử nghiệm trọng điểm: Đưa ra những chính sách, chiến lược mới
trong một khoảng thời gian nhất định để thử phản ứng của khách hàng trong các
điều kiện trải nghiệm du lịch tại điểm đến.  

Nhóm 2

6


Môn: Quản lý điểm đến du lịch

GVHD: TS. Đỗ Thị Thu Huyền

Bước 3: Chọn mẫu và thiết kế bảng hỏi: Tùy vào sự lựa chọn phương pháp nghiên
cứu để thiết kế công cụ nghiên cứu thị trường hiệu quả.
Bước 4: Thu thập thông tin thị trường: Tiến hành đưa bản khảo sát trên thị trường,
hoặc thực hiện các buổi phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân hay quan sát, thực nghiệm,
ghi nhận và thu thập các câu trả lời hay thậm chí mọi thái độ hành vi của du khách.
Bước 5: Tổng hợp và phân tích dữ liệu: Từ những thơng tin được ghi chép, tổng hợp
những thơng tin đó lại thành bản dữ liệu hoàn chỉnh, thống nhất. 
Bước 6: Đánh giá thực trạng thị trường, nhận định xu hướng thị trường: Xác định
được những vấn đề NTOs/DMOs cần quan tâm, qua đó đánh giá và đưa ra những kết
luận về vấn đề điểm đến đang gặp phải, có thể đưa ra đối sách hay tìm được cách giải

quyết qua chính việc tìm hiểu, phân tích vấn đề trong nghiên cứu thị trường.
1.2.2. Xác định thị trường mục tiêu
a.

Phân đoạn thị trường 
Khái niệm: Phân đoạn thị trường thực chất là việc chia thị trường thành các nhóm,

mỗi nhóm có một đặc trưng chung. Một đoạn thị trường là một nhóm hợp thành xác
định được trong thị trường chung mà điểm đến có những đặc điểm có thể hấp dẫn và thu
hút đối với họ. 
Ý nghĩa: Giúp tiết kiệm chi phí marketing thu hút khách hàng thực sự quan tâm điểm
đến, nhận biết được đặc điểm của từng nhóm khách hàng để triển khai hiệu quả các
chương trình marketing.
Căn cứ để phân đoạn thị trường khách du lịch đối với điểm đến:
- Phân đoạn thị trường theo yếu tố địa lý: Chia thị trường thành các nhóm khách hàng
có cùng vị trí địa lý như vùng, quốc gia, tỉnh, thành phố,... rồi đánh giá theo tiềm
năng phát triển của chúng bằng cách khảo sát vấn đề như xu hướng phát triển, tình
hình kinh tế,...

Nhóm 2

7


Môn: Quản lý điểm đến du lịch

GVHD: TS. Đỗ Thị Thu Huyền

- Phân đoạn thị trường theo yếu tố nhân khẩu học: Chia thị trường theo thống kê được
rút ra chủ yếu từ thông tin điều tra dân số như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu

nhập bình qn đầu người,...
- Phân đoạn thị trường theo yếu tố mục đích chuyến đi: Thường được chia làm hai
mảng lớn là thị trường du lịch công vụ và thị trường vui chơi giải trí việc riêng. 

b.

Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là một phân đoạn thị trường được điểm đến chọn để tập trung nỗ

lực marketing có hiệu quả. 
Đánh giá các đoạn thị trường dựa trên các yếu tố: mục đích, căn cứ.
Phương án lựa chọn mục tiêu:
 Tập trung vào một đoạn thị trường: Với việc hiểu biết rõ hơn về một đoạn thị trường
giúp điểm đến có khả năng giữ vị trí vững chắc trong đoạn thị trường, tiết kiệm chi
phí do xúc tiến quảng bá điểm đến
 Chun mơn hóa chọn lọc: Chọn một số đoạn thị trường phù hợp với mục tiêu và
tiềm lực của điểm đến, mỗi đoạn đều có tiềm năng phát triển, hạn chế được rủi ro.
 Chun mơn hóa thị trường: Tập trung vào phục vụ nhiều nhu cầu của một nhóm
khách hàng cụ thể để tạo dựng được uy tín cho các sản phẩm dịch vụ tại điểm đến.
 Chuyên mơn hóa sản phẩm: Cung cấp một dịch vụ cho một số đoạn thị trường, có
thể gây dựng được uy tín cho sản phẩm dịch vụ tại điểm đến song có thể gặp rủi ro
nếu xuất hiện sản phẩm, dịch vụ thay thế.
 Bao phủ toàn bộ thị trường: Phục vụ tất cả các nhóm khách hàng tất cả các dịch vụ
mà điểm đến cung ứng.

Nhóm 2

8



Môn: Quản lý điểm đến du lịch

GVHD: TS. Đỗ Thị Thu Huyền

1.2.3. Triển khai các hoạt động marketing 
Phát triển sản phẩm: Thực chất là việc phát triển các loại hình du lịch dựa trên tài
nguyên du lịch sẵn có, khai thác tốt các giá trị tài nguyên độc đáo, đặc trưng của điểm
đến, tạo được khác biệt và phù hợp nhu cầu của khách. 


Mời chuyên gia tư vấn để dự đốn phịng ngừa trước rủi ro có thể có trong quá trình
phát triển sản phẩm; doanh nghiệp du lịch lên ý tưởng phát triển các loại hình du
lịch dựa trên tài nguyên, giá trị sẵn có.



Mời gọi các nhà đầu tư, mở rộng quan hệ đối tác tạo điều kiện chính sách để thu hút
nhà cung cấp tham gia hình thành chuỗi giá trị sản phẩm du lịch phù hợp. 
Thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng cáo: Thiết kế website, ấn phẩm quảng cáo,

quảng cáo truyền hình, tuyên truyền, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp,...
Hoạt động phân phối có thể cấp phép cho một, một số doanh nghiệp du lịch khai thác,
đưa đón khách đến điểm đến, cho phép doanh nghiệp du lịch có điều kiện khai thác
điểm đến theo định hướng loại hình du lịch đã xây dựng nhằm đưa mức chi phí phân
phối giảm đi đáng kể.

Nhóm 2

9



Môn: Quản lý điểm đến du lịch

GVHD: TS. Đỗ Thị Thu Huyền

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI ĐIỂM ĐẾN DU
LỊCH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Giới thiệu tổng quan về điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế
2.1.1. Lịch sử hình thành
Những kết quả nghiên cứu khảo cổ học đã chứng minh vùng đất Thừa Thiên Huế
ngày nay có mối quan hệ nguồn gốc với văn hóa Sa Huỳnh và giao lưu với văn hóa
Đơng Sơn ở phía Bắc đất nước. Trải qua nhiều thế kỷ phát triển, Thừa Thiên Huế là địa
bàn giao thoa giữa hai nền văn hóa lớn của phương Đơng với nền văn hóa của các cư
dân bản địa. Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, Thừa Thiên Huế là kinh đô của cả nước
dưới thời Tây Sơn với tên gọi là Phú Xuân. Thời nhà Nguyễn, Thừa Thiên Huế ngày
nay thuộc dinh Quảng Đức; địa danh hành Quảng Đức tồn tại trong vòng 20 năm (1802
– 1822). Từ năm 1831 – 1832, vua Minh Mạng lần đầu tiên chia cả nước thành 31 đơn
vị hành chính cấp tỉnh, gồm 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Đến thời Pháp thuộc, được
đổi thành tỉnh Thừa Thiên. Sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975), tỉnh Thừa Thiên
hợp nhất với tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị và khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh Bình Trị
Thiên (năm 1976). Ngày 30/6/1989, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa VIII đã quyết định
tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh như cũ, riêng tỉnh Thừa Thiên sau khi tách thì
mang tên gọi mới là tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1.2. Địa hình, khí hậu, dân số
Thừa Thiên Huế nằm ở dải đất ven biển miền Trung Việt Nam, thuộc Bắc Trung
Bộ, bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đơng, có tọa độ địa
lý ở 16° – 16,8° vĩ độ Bắc và 107,8° – 108,2° kinh độ Đơng. Phía bắc giáp tỉnh Quảng
Trị; Phía đơng giáp biển Đơng; Phía tây giáp tỉnh Saravane của Lào; Phía nam giáp
tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.
Địa hình:


Nhóm 2

10


Môn: Quản lý điểm đến du lịch

GVHD: TS. Đỗ Thị Thu Huyền

Thừa Thiên Huế có cấu trúc địa hình đa dạng gồm vùng đồi núi, đồng bằng, vùng
biển và đầm phá. Địa hình núi chiếm khoảng ¼ diện tích, nằm ở biên giới Việt - Lào và
kéo dài đến Đà Nẵng. Địa hình trung du chiếm khoảng ½ diện tích, độ cao phần lớn
dưới 500m tính từ đất liền. Vùng đồng bằng của tỉnh là một phần của đồng bằng duyên
hải miền Trung, ngang hẹp và chiều dọc kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam, song
song với bờ biển...Trong miền đồng bằng ven biển có nhiều đầm phá đổ ra biển ở cửa
Thuận An và cửa Tư Hiền. Một dạng địa hình phân bố khá phổ biến trong vùng đồng
bằng là những cồn cát chạy song song với bờ biển có độ dài từ 5 - 30m, hai sườn không
cân xứng.
Hầu hết các sông lớn của Thừa Thiên Huế đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn,
chảy ngang qua đồng bằng, xuống đầm phá, đổ ra biển. Trong đó sơng Hương là con
sơng lớn nhất, có diện tích lưu vực khoảng 300km².
Bờ biển của tỉnh dài 120km, có cảng Thuận An và cảng Chân Mây độ sâu 18 - 20m.
Sân bay Phú Bài nằm cạnh quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua tỉnh. Giao
thông đường bộ, đường sắt, đường hàng khơng, đường thủy đều thuận lợi.
Khí hậu:
Thừa Thiên Huế là khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nên
thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẻ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu
dịu và mùa đơng gió rét. Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm
sau với những đặc điểm khí hậu nổi bật. Nhiệt độ khá cao đặc trưng cho khí hậu nhiệt

đới, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 21,5 - 25°C. Lượng mưa trung bình năm
khoảng 2.800 mm - 3.000 mm, một năm được phân chia thành mùa mưa từ tháng 9 - 12
và và mùa ít mưa từ tháng 1 - 8. Nhìn chung các điều kiện khí hậu ở Thừa Thiên Huế
thích hợp với các hoạt động du lịch.
Dân số: 

Nhóm 2

11


Môn: Quản lý điểm đến du lịch

GVHD: TS. Đỗ Thị Thu Huyền

Theo kết quả điều tra dân số tồn quốc, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019 tồn tỉnh
có 1.128.620 người. Sau 10 năm, quy mô dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng thêm
41,2 nghìn người, bình quân mỗi năm tăng 4,12 nghìn người. Dân số tính đến năm 2020
là 1.133.700 người. Theo Tổng cục thống kê, năm 2021, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế
khoảng 1.153.800 người, mật độ dân số là 233 người/km2, diện tích 4.947,11 km2. Tính
đến năm 2022, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.160.224 người, mật độ dân số là 234,5
người/km2.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch
Theo báo cáo sở Du Lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, tổng lượng khách năm 2019 ước đạt
4,81 triệu lượt, tăng 11,1%; trong đó, khách quốc tế ước đạt 2,186,747 lượt, tăng
12,06%. Khách lưu trú 2,247,885 lượt, tăng 7,3%. Doanh thu từ du lịch ước đạt 4.945 tỷ
đồng, tăng 10,54%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19, ngành
du lịch Thừa Thiên Huế đóng băng, sụt giảm mạnh về lượng khách và doanh thu. Theo
báo cáo cho thấy 6 tháng đầu năm 2020 về lượng khách đạt 1,1 triệu lượt, giảm 54,61%
so với cùng kỳ năm 2019; trong đó khách quốc tế giảm 51,51%; khách nội địa đạt giảm

57,08%. Doanh thu từ du lịch 6 tháng đạt hơn 2,5 nghìn tỷ đồng, giảm 57,69 % so với
cùng kỳ 2019.
Từ tháng 12/2021, Thừa Thiên - Huế triển khai đón và phục vụ khách đến từ các
vùng dịch an tồn, tiếp tục kích cầu du lịch nội tỉnh. Các hoạt động du lịch của địa
phương được khôi phục từng bước và cho thấy hiệu quả khi lượng khách tăng dần trong
điều kiện vẫn đảm bảo được an tồn phịng, chống dịch. Tổng lượt khách đến Huế trong
năm 2021 ước đạt 691.571 lượt, giảm gần 60% so với năm 2020 (trong đó, khách quốc
tế đạt 22,735 lượt, giảm gần 96% so với năm 2020). Doanh thu từ du lịch ước đạt 1.177
tỷ đồng, giảm hơn 69% so với năm trước.
Đến năm 2022, du lịch Huế đã có sự phục hồi. Theo Sở Du lịch, trong năm, tổng
lượng khách du lịch đến Huế là 2,05 triệu lượt, tăng 296% so với năm 2021. Khách
quốc tế đến Huế trong năm 2022 là 263 nghìn lượt, tăng 1.156% so với năm 2021;

Nhóm 2

12


Môn: Quản lý điểm đến du lịch

GVHD: TS. Đỗ Thị Thu Huyền

khách lưu trú trong năm là 1,292 triệu lượt, tăng 274% so với cùng kỳ; doanh thu từ du
lịch ước đạt 4.533 tỷ đồng, tăng 385% so với cùng kỳ.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, lượng khách du lịch đến Huế đạt khoảng hơn 1.640.185
lượt, trong đó khách nội địa đạt khoảng 1.072.969 lượt, khách quốc tế đạt khoảng
567.216 lượt. Khách lưu trú khoảng 845.892 lượt. Tổng thu từ du lịch 6 tháng ước đạt
khoảng 3.494 tỷ đồng, tăng 148% so với cùng kỳ năm 2022.
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động marketing tại điểm đến du lịch Thừa Thiên
Huế

2.2.1 Về nghiên cứu thị trường
Để có số liệu phân tích tổng hợp và đưa ra giải pháp cụ thể giải quyết thực trạng hoạt
động marketing du lịch của tỉnh, vào năm 2022, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa
Thiên Huế (HUEIDS) đã triển khai “Khảo sát thị trường khách du lịch tại Thừa Thiên
Huế”. Khảo sát được điều tra bằng hình thức gửi phiếu hỏi trực tuyến tới khách du lịch
thông qua các công ty lữ hành và chuỗi khách sạn trên địa bàn tỉnh. Dữ liệu nghiên cứu
là 750 bản hỏi được phát ra, kết quả thu về có 695 phiếu trả lời hợp lệ và có giá trị để
đưa vào phân tích. Việc thu thập dữ liệu được tiến hành từ giữa tháng 07 đến đầu tháng
08 năm 2022.
Kết quả thu nhận được như sau: Trong mẫu này có 336 nam (48,34 %) và 348 nữ
(50,07%), có 11 người không trả lời (1,58%).  Đối tượng khách phần lớn là khách nội
địa 465 người (66,90%), khách quốc tế là 230 người (33,09%). Độ tuổi của du khách ≤
35 chiếm 56,4%, 36 – 45 là 33,30% và 10,00% du khách có độ tuổi lớn hơn 46. Có 368
khách có trình độ đại học và sau đại học (52,95%), 139 người có trình độ cao đẳng
(20,00%), 156 người có trình độ phổ thông (22,50%) và 32 người không trả lời (4,60%).
Trong đó nhân viên & các nhà quản lý doanh nghiệp là 240 người (34,53%), cán bộ viên
chức là 219 người (31,50%), sinh viên là 53 người (7,62%), hưu trí là 21 người (3,00%),
các đối tượng khác là 38 người (5,50%), cịn lại 124 người khơng trả lời (17,84%).
Trong tổng số khách tham gia khảo sát, có 72,2% du khách đến Thừa Thiên Huế với
Nhóm 2

13


Môn: Quản lý điểm đến du lịch

GVHD: TS. Đỗ Thị Thu Huyền

mục đích du lịch và 27,8% du khách đến với mục đích cơng vụ, thăm thân, hội nghị và
hội thảo kết hợp với hoạt động du lịch tại điểm đến này. Đối với du khách đến Thừa

Thiên Huế, kênh thơng tin để tìm hiểu về điểm đến này khá đa dạng và được sử dụng
kết hợp: Bạn bè và người thân (30,00%), Internet (32,00%), tour du lịch (34,00%) và
khoảng 4,00% qua các kênh truyền hình, áp phích, quảng cáo. Thơng qua những kênh
thơng tin đó thì du khách chủ yếu lựa chọn hình thức tự tổ chức đi 276 người (69,00%),
số còn lại là mua tour lữ hành 124 (31,00%). Đa phần du khách đến đây đều là đến lần
đầu 236 người (59,00%)  và số còn lại là đã đến trên 1 lần là 164 khách (41,00%). Thời
gian lưu trú kháp thấp cụ thể 1 ngày (60,40%) và trên 1 ngày là  (39,60%). Hầu hết
khách du lịch đánh giá con người và chất lượng dịch vụ tại Thừa Thiên Huế mang xu
hướng tích cực nhiều hơn. Điểm đến có 3 thuộc tính được du khách đánh giá cao là nét
đẹp lịch sử-văn hóa (29,05%), ẩm thực ngon (26,35%), giá cả hợp lý (23,56%); cịn
thuộc tính các khu thương mại vui chơi giải trí (9,84%) và các bãi biển/cảnh quan thiên
nhiên đẹp (11,40%) lại có chút “trầm” hơn. 
Từ những dữ liệu nghiên cứu, Thừa Thiên Huế xác định tập trung tận dụng những lợi
thế sẵn có là các yếu tố lịch sử, văn hóa, ẩm thực để thu hút với du khách, đặc biệt là các
đối tượng nhân viên và quản lý doanh nghiệp, cán bộ công chức, sinh viên có trình độ
đại học/ sau đại học có nhu cầu du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch làng nghề, du
lịch sinh thái… Đồng thời, đầu tư vào công tác xúc tiến - quảng cáo thông tin của điểm
đến thơng qua 3 kênh chính là các website du lịch – internet, truyền miệng và các tour
du lịch lữ hành. 
2.2.2. Xác định thị trường mục tiêu
Trong Kỳ họp thứ 6 của hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VI đã thơng
qua nghị quyết số 10/2013/NQ-HĐND về “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa
Thiên Huế” giai đoạn 2013-2020 định hướng 2030. Trong đó đã chỉ rõ định hướng về
phát triển đồng thời du lịch quốc tế và nội địa. 

Nhóm 2

14



Môn: Quản lý điểm đến du lịch

GVHD: TS. Đỗ Thị Thu Huyền

Đối với khách du lịch nội địa: Tập trung hướng vào khách ở các khu vực đô thị trong
nước, chú trọng những thị trường có khả năng chi tiêu cao, có nhu cầu thích hợp với các
loại hình du lịch của Thừa Thiên Huế, đặc biệt là du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng,
du lịch biển….
Đối với khách du lịch quốc tế: Duy trì khai thác thị trường truyền thống từ các nước
Châu Âu, Bắc Mỹ, chú trọng khai thác các thị trường tiềm năng của các nước Đông Bắc
Á và ASEAN.
Việc xác định rõ các thị trường mục tiêu cần hướng đến trong nghị quyết góp phần
tạo tiền đề thuận lợi cho việc nghiên cứu và đánh giá tiềm năng của các thị trường khách
du lịch khác nhau, từ đó tiến tới xây dựng các chiến lược, chương trình marketing thu
hút du khách tại điểm đến ngay cả trong giai đoạn cả thế giới đối diện với tình hình kinh
tế khó khăn sau đại dịch Covid-19. 
a.

Đánh giá thị trường khách quốc tế hiện nay
Theo báo cáo của Sở du lịch Thừa Thiên Huế cho biết trong 6 tháng đầu năm 2023,

lượng khách du lịch quốc tế đến Thừa Thiên Huế khách quốc tế ước đạt 567.216 lượt,
tăng 25,43% so với cùng kỳ 2022. Các thị trường khách quốc tế lưu trú tại Huế chiếm tỷ
trọng lớn là Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Pháp, Đức, Mỹ, Úc, Anh, Hà Lan, Tây Ban
Nha và một số quốc gia khác. Hồi đầu năm 2023, một số điểm đến trong cả nước đã đón
một số thị trường khách mới như Ấn Độ, Trung Quốc, nhưng ở Huế vẫn chưa thực hiện
được. Điều này đặt ra những nhiệm vụ, giải pháp mới trong thu hút khách quốc tế trở
lại. 
Đối với thị trường khách Châu Âu, Châu Úc, Bắc Mỹ cơ bản có nhu cầu tìm hiểu sâu
về văn hóa - di sản thì những gì mang tính ngun bản đã thu hút được khách. Ngoài các

thị trường truyền thống như Châu Âu, Bắc Mỹ và các thị trường đang nổi gồm các quốc
gia hồi giáo Đông Nam Á và Trung Đông, cái họ quan tâm cũng là văn hóa - di sản
nhưng địi hỏi thêm những trải nghiệm, các chương trình biểu diễn nghệ thuật mang tính

Nhóm 2

15


Môn: Quản lý điểm đến du lịch

GVHD: TS. Đỗ Thị Thu Huyền

giải trí cao hơn, vì vậy cần được quan tâm triển khai và xúc tiến để cung ứng những sản
phẩm phù hợp. 
Sau những ngày đón Tết Nguyên đán, lượng khách Thái Lan đến Huế đã nhiều hơn từ
cuối tháng 1 đến đầu tháng 2, nhưng vẫn xảy ra câu chuyện bỏ điểm khi tham quan, họ
không tham quan di sản Đại Nội mà chỉ đứng bên ngoài chụp ảnh lưu niệm, trong khi đó
thế mạnh của du lịch Huế là văn hóa-di sản và cung đình, nếu khơng sớm có giải pháp
và quảng bá tốt hơn, thương hiệu và hình ảnh mang tính biểu trưng như Đại Nội sẽ phai
dần trong lòng du khách.
Trung Quốc là thị trường khách quốc tế quan trọng, chiếm 1/3 nguồn khách quốc tế
đến Việt Nam hàng năm. Tuy nhiên, Thừa Thiên Huế lại khơng phải là địa điểm chính
của dịng khách du lịch này vì hạ tầng chưa đủ phục vụ các đồn khách đông. Mặt khác,
tỉnh cũng không phải là “thiên đường” mua sắm để đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, mua
sắm của phần đa khách Trung Quốc. 
Ấn Độ - quốc gia tỷ dân, có dân số đứng thứ 2 thế giới cũng là một thị trường khách
du lịch tiềm năng của tỉnh do đây là đất nước có sự tương đồng lớn với địa phương về
văn hóa, tín ngưỡng, ẩm thực. Tuy nhiên, người dân Ấn Độ vẫn chưa biết nhiều về
những điểm đến hấp dẫn xứ Huế. Nhóm du khách này có nhiều yêu cầu khắt khe đối với

du lịch địa phương như: nhà hàng phục vụ, sự thuận tiện trong vận chuyển giao thông và
các chuyến bay trực tiếp. 
Để thu hút những thị trường hấp dẫn như Trung Quốc, Ấn Độ hay các quốc gia châu
Á, tỉnh đẩy mạnh việc quảng bá và xúc tiến các sản phẩm đặc sắc của địa phương, đồng
thời tăng cường kết nối các chuyến bay thẳng giữa các địa điểm và Huế.
b.

Đánh giá thị trường khách nội địa hiện nay
Theo công bố của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, khách nội địa chủ yếu đến từ Hà Nội,

TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một phần nhỏ khách trong tỉnh. Hà Nội và Hồ Chí Minh
ln là thị trường nguồn khách lớn hàng đầu cả nước đối với hầu hết các điểm đến du

Nhóm 2

16



×