Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Bài tiểu luận bảo tàng học chuyển đổi số trong hoạt động bảo tàng tại thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.49 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

BÀI TIỂU LUẬN
BẢO TÀNG HỌC
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO TÀNG
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Giáo viên hướng dẫn : Hoàng Thị Mai Sa
Sinh viên thực hiện

: Hoàng Thị Thanh Thảo

Lớp

: 19CVHH

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2023


MỤC LỤC
1. Mở đầu................................................................................................................... 1
2. Nội dung................................................................................................................. 5
2.1.

Vài nét về bảo tàng tại Việt Nam...................................................................5

2.1.1.

Khái niệm.................................................................................................5



2.1.2.

Lịch sử ra đời...........................................................................................5

2.1.3.

Hệ thống bảo tàng....................................................................................7

2.2.

Khái quát hệ thống bảo tàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng..................8

2.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển........................................................8

2.2.1.

Hệ thống bảo tàng....................................................................................9

2.3.

Chuyển đổi số trong hoạt động bảo tàng....................................................13

2.3.1.

Khái niệm...............................................................................................13

2.3.2. Quá trình chuyển đổi số trong hoạt động bảo tàng trong nước…...… 14

a. Tại Việt Nam..............................................................................................14
b. Tại địa bàn Thành phố Đà Nẵng..............................................................16
2.3.3.
2.4.

Quá trình chuyển đổi số trong hoạt động bảo tàng trên thế giới........19

Khó khăn và giải pháp khắc công tác chuyển đổi số trong hoạt động bảo

tàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng...................................................................23
2.4.1.

Khó khăn................................................................................................23

2.4.2.

Giải pháp khắc phục..............................................................................25

3. Kết luận................................................................................................................ 28
4.

Tài liệu tham khảo...........................................................................................30


1.

Mở đầu

Chuyển đổi số có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở giai
đoạn hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải
pháp quan trọng làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia.
Cả nước hiện có gần 200 bảo tàng nhà nước và tư nhân đang mở cửa,
nhưng số bảo tàng hoạt động thật sự có hiệu quả lại rất ít. Thực trạng này đòi hỏi
sự thay đổi mạnh mẽ về cách làm bảo tàng để phù hợp với cuộc sống hiện đại và
nhu cầu ngày càng đa dạng của công chúng. Những ngày cuối tháng 11/2018, có
hai sự kiện liên quan cơng tác bảo tàng diễn ra đã nhanh chóng thu hút sự quan
tâm của giới chuyên môn và người u thích tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc.
Ðó là hội thảo khoa học - thực tiễn "Tương tác, trải nghiệm từ trưng bày bảo
tàng" do Bảo tàng Tôn Ðức Thắng phối hợp Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy
giá trị di sản văn hóa (Hội Di sản văn hóa Việt Nam) tổ chức tại TP Hồ Chí
Minh và tọa đàm "Một số vấn đề xây dựng bảo tàng hiện đại" do Bảo tàng Báo
chí Việt Nam tổ chức ngày 26/11 tại Hà Nội. Ðáng chú ý, tại các diễn đàn này,
nhiều chuyên gia thẳng thắn chỉ ra thực trạng đáng lo ngại là, trong gần 200 bảo
tàng công lập và tư nhân đang hoạt động trên cả nước hiện nay, số bảo tàng hoạt
động thật sự hiệu quả chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Phần lớn các bảo tàng
đều hoạt động cầm chừng, bởi không thu hút được khách tham quan, kể cả
những bảo tàng mở cửa tự do, khơng thu phí. Việc vắng khách đã phần nào cho
thấy giá trị thực tiễn của bảo tàng chưa đáp ứng được địi hỏi của cơng chúng,
thậm chí có bảo tàng nhiều khi tồn tại chỉ cịn mang tính hình thức. Ðiều này
cũng đang tạo nên một nghịch lý.
Các hoạt động như chỉnh trang, sửa sang, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung
hiện vật, tổ chức hoạt động mới... cho bảo tàng bị ảnh hưởng do thiếu kinh phí,
thậm chí khơng có động lực. Nhưng nếu khơng nâng cấp bảo tàng, đa dạng hóa
các hoạt động tham quan sẽ khó thu hút, khó mời gọi được du khách ghé thăm.
Vòng luẩn quẩn ấy đang đòi hỏi từng bảo tàng phải nhanh chóng tìm được biện
pháp tháo gỡ. Việc mở cửa mỗi ngày, sẵn sàng đón khách tưởng là chuyện đơn
giản, song đang là bài tốn khó tìm ra lời giải với nhiều cơ sở bảo tàng. Bảo tàng
không phải "tháp ngà", mà cần phải là nơi phản biện xã hội, kể được câu chuyện

của đời sống đương đại - quan điểm này của PGS, TS Nguyễn Văn Huy đã được

1


hiện thực hóa ngay từ khi ơng cịn đảm đương trọng trách Giám đốc Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam. Từ năm 1995, khi Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chính
thức mở cửa đón khách, cơng chúng đã hết sức ngạc nhiên, thích thú khi được
trực tiếp nghe người dân của các vùng miền chia sẻ những câu chuyện gắn với
văn hóa, tập tục của địa phương mình trong một khơng gian mở thay vì bị bó
hẹp trong phịng trưng bày cứng nhắc như cách làm thường thấy. Cùng với đó,
khách tham quan cịn được tham dự các hoạt động giao lưu văn hóa, trẻ em có
phịng riêng để khám phá các giá trị văn hóa - lịch sử phù hợp với lứa tuổi...
Nhờ vậy, khách tham quan thuộc nhiều thế hệ khác nhau đều có được những trải
nghiệm thú vị, ý nghĩa. Việc mạnh dạn mở ra một hướng đi mới trong tổ chức
các hoạt động ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam khi đó ít nhiều đã thay đổi quan
niệm của giới làm bảo tàng trong nước.
Thậm chí, có người cịn ví đây như là một "cuộc cách mạng" trong trưng
bày bảo tàng ở Việt Nam và đưa hoạt động của bảo tàng chuyển từ "tĩnh" sang
"động". Nhưng trên thực tế, không phải bảo tàng nào cũng sẵn sàng thay đổi.
Cách nghĩ, cách làm vốn lâu nay đã "ăn vào nếp" cho nên tại khá nhiều bảo tàng
mơ hình thường thấy vẫn là các phịng trưng bày hiện vật sắp xếp theo thời gian.
Tùy theo khả năng thu thập mà từng bảo tàng có số lượng hiện vật nhiều hay ít.
Có nơi q dư thừa mà thiếu trọng tâm, có chỗ lại khá nghèo nàn, bày trí thiếu
khoa học. Ðể giúp khách tham quan hiểu được nội dung, ý nghĩa của hiện vật,
thông thường các bảo tàng có các tài liệu như: sách, tranh ảnh, bảng chú thích,
tờ rơi giới thiệu, video... cùng với sự hỗ trợ của hướng dẫn viên.
Tuy nhiên, ở một số bảo tàng, thông tin giới thiệu lại sơ sài, cẩu thả, đội
ngũ thuyết minh non yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, nội dung thuyết minh kém
hấp dẫn, đơi khi nói "như máy ghi âm", thậm chí sai về sử liệu, gây ra nhầm lẫn

tai hại, khiến du khách bức xúc. Chưa kể các hoạt động của phần lớn các bảo
tàng đều đơn điệu, nhàm chán cho nên khó hấp dẫn được khách tham quan.
Thực trạng này dẫn đến kết cục tất yếu là bảo tàng mở cửa nhưng vắng người,
khách tham quan thường chỉ đến một lần là không muốn quay trở lại. Ðiều đáng
nói là dù hàng loạt bảo tàng đang hoạt động kém hiệu quả như vậy nhưng ở một
số địa phương lại xuất hiện tình trạng đua nhau xây bảo tàng để chào mừng các
ngày lễ lớn, hoặc tư duy "hồnh tráng hóa" các cơng trình bảo tàng, để rồi khơng
thiếu bảo tàng khánh thành xong chỉ có "vỏ" mà khơng có "ruột", gây lãng phí
lớn. Cần phải nhìn nhận một thực tế là sự giảm sút số lượng khách tham quan tại
một số bảo tàng hiện nay có nguyên nhân từ sự lạc hậu, chậm thay đổi trong
cách vận hành của bảo tàng, không nắm bắt được nhu cầu của công chúng. Rõ

2


ràng, nếu hoạt động của bảo tàng không lấy khách tham quan làm trung tâm,
không lấy mục tiêu phục vụ cộng đồng làm trọng yếu thì tất yếu sẽ bị đào thải.
Việc thay đổi cách tổ chức, vận hành hoạt động của bảo tàng theo hướng hiện
đại, phù hợp với xu thế chung và nhu cầu của cộng đồng đang là một địi hỏi
bức thiết.
Hiện nay, mơ hình "bảo tàng thông minh" với sự hỗ trợ của khoa học và
công nghệ đang là hướng đi mới của nhiều bảo tàng trên thế giới. Các bảo tàng ở
Việt Nam nếu muốn thu hút khách có lẽ cũng nên nghiêm túc tham khảo, nghiên
cứu về xu thế này. Nhờ ứng dụng công nghệ cao, chúng ta chứng kiến sự xuất
hiện của các loại hình bảo tàng mới đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú, đa
dạng của khách tham quan, như: bảo tàng kỹ thuật số (digital museum), bảo tàng
trực tuyến (online museum), bảo tàng mạng (web museum),... Ðồng thời, trong
hoạt động của bảo tàng truyền thống cũng có thay đổi mạnh mẽ như việc ứng
dụng công nghệ thực tế ảo, thuyết minh tự động, phim 3D,... giúp không gian
bảo tàng không bị bó hẹp giữa bốn bức tường, mà trở nên sinh động, hấp dẫn.

Khách tham quan qua đó sẽ thu nhận được sự tối ưu nhất cho bản thân trong khi
khám phá các giá trị quá khứ được lưu giữ, tơn vinh tại bảo tàng. Ðịi hỏi từ thực
tiễn và lối sống ngày một năng động, gấp gáp hơn đã khiến khơng phải ai cũng
có đủ thời gian để tham quan hết các gian trưng bày tại một bảo tàng. Thế
nhưng, sự xuất hiện của bảo tàng thông minh cũng như ứng dụng cơng nghệ cao
sẽ giúp cơng chúng có thể chủ động tiếp cận, tìm hiểu, khám phá, nhất là với
bảo tàng có quy mơ lớn. Thí dụ, Bảo tàng Hermitage (Nga) gồm sáu khối nhà
với 1.057 phòng, tọa lạc trên diện tích rộng tới 4,65 km². Nếu khách tham quan
chỉ dừng ngắm mỗi hiện vật trưng bày tại đây trong vòng một phút sẽ phải cần
đến sáu năm mới có thể chiêm ngưỡng được hết các hiện vật. Tương tự, Bảo
tàng Louvre (Pháp) diện tích 210 nghìn m2, trong đó có 60.600 m² dành cho tám
khu trưng bày chính cho nên để tham quan hết bảo tàng, nếu chỉ lướt qua thì du
khách cũng phải mất hàng tuần lễ. Vậy nhưng, với sự trợ giúp của công nghệ
như phim 3D, khơng gian thực tế ảo, phịng tương tác giữa người xem với hiện
vật,... giúp khách tham quan rút ngắn thời gian tìm hiểu về bảo tàng sao cho phù
hợp với nhu cầu, sở thích của mỗi người. Mặt khác, cơng nghệ số cịn giúp tạo
mối liên kết chặt chẽ giữa hiện vật được trưng bày với bối cảnh được phục dựng,
giúp người xem dễ dàng hình dung về "đời sống" trước đó của hiện vật. Tại Bảo
tàng Lịch sử tự nhiên New York (Mỹ), sở dĩ khu trưng bày "khủng long bay" thu
hút đông khách tham quan là bởi tại đây, các nhà khoa học sử dụng máy tính để
phục dựng quái vật tiền sử, từ khung xương, cơ bắp đến da; đồng thời thông qua
các tư liệu khảo cổ để phục dựng đời sống của loài khủng long thông qua các
3


thước phim 3D. Những ứng dụng của công nghệ số trong hoạt động của bảo
tàng đã giúp tạo ra môi trường trải nghiệm cho khách tham quan, do đó bảo tàng
khơng cịn là những gian trưng bày tĩnh với các hiện vật khô khan mà trở thành
những tư liệu lịch sử sống động, hấp dẫn.
Ở Việt Nam hiện nay, nhờ bước đầu ứng dụng thành công công nghệ mới

trong việc trưng bày và triển lãm hiện vật mà Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo
tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Ðức Thắng, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Khu di tích địa đạo Củ
Chi,... cũng đang tạo ra bước phát triển đột phá. Từ sự thống nhất về nguyên tắc
coi bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ các giá trị lịch sử - văn hóa của quá khứ
mà cần trở thành nơi kết nối giữa quá khứ - hiện tại và tương lai, gắn với sự phát
triển của xã hội, việc tổ chức hoạt động tại các bảo tàng cần đa dạng, hấp dẫn,
phù hợp đời sống đương đại, khơng thể đóng khung, biến thành "tháp ngà", nặng
tính hàn lâm nhưng lại xa lạ với cộng đồng. Sự xuất hiện của bảo tàng thông
minh đang mở ra một hướng đi mới, đòi hỏi các bảo tàng cần nhanh chóng nắm
bắt, kịp thời thích ứng với xu thế thời đại. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng
dù sự tham gia của công nghệ vào lĩnh vực bảo tàng có phát triển đến đâu thì
cũng khơng thể thay thế được vai trị của con người. Vì vậy, đội ngũ những
người làm công tác bảo tàng cần không ngừng nỗ lực học hỏi, nâng cao trình độ
chun mơn, nghiệp vụ, nắm bắt và đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe
của công chúng. Sự kết nối giữa bảo tàng với các chương trình giáo dục trong
nhà trường và cộng đồng, cũng như sự phối hợp với ngành du lịch cần được tăng
cường, góp phần mở rộng đối tượng tham quan và đa dạng hóa các chương trình
hoạt động, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng. Ðặc biệt, cần xác định
khách tham quan như đối tượng trung tâm của hoạt động bảo tàng để tiến hành
việc nghiên cứu nhu cầu của công chúng và xây dựng chương trình phù hợp,
như vậy sẽ xóa bỏ cung cách tổ chức theo kiểu áp đặt, cứng nhắc một chiều
đang tồn tại ở một số nơi. Sẵn sàng thay đổi tư duy, hướng tới mục tiêu phục vụ
lợi ích cộng đồng sẽ là yếu tố quan trọng giúp các bảo tàng chấm dứt tình trạng
đìu hiu, vắng khách như hiện nay.
Khi cơng nghệ thơng tin ngày càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ
số là phương thức quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Và
bên cạnh thời gian qua, cơng tác số hóa dữ liệu thì các Bảo tàng trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng cũng ứng dụng các giải pháp Công nghệ thông tin thông
minh và giúp cho du khách thăm quan thêm những trải nghiệm thú vị khi đến

với Bảo tàng. Thay cho những chú thích q dài dịng bên dưới các bước tranh

4


hay hiện vật... là những chiếc mã QR nhỏ gọn. Và chỉ cần một chiếc điện thoại
thơng minh, bạn có thể nghe thuyết minh của các tư liệu, hiện vật bằng 3 thứ
tiếng là tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Ứng dụng cơng nghệ tin học
cịn giúp cơng tác sưu tầm, lưu trữ và bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của
thành phố Đà Nẵng ngày càng hiệu quả, đặc biệt là gắn kết bảo tàng với công
chúng thông qua các giải pháp công nghệ số hiện đại và thân thiện với người sử
dụng. Riêng đối với lĩnh vực bảo tàng, việc số hóa và từng bước chuyển đổi số
được xem là một bước tiến quan trọng để vừa làm tốt công tác bảo tồn di sản,
vừa đem lại những thay đổi tích cực trong việc quảng bá di sản văn hóa đến với
cơng chúng.
2.
Nội dung
2.1. Vài nét về bảo tàng tại Việt Nam
2.1.1. Khái niệm
Theo quy định của Luật di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009):
“Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu,
trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con
người và môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu,
học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của cơng chúng.”
Bảo tàng không chỉ là nơi đơn thuần để chứa đựng hiện vật mà phải được
xem như một tổng thể thống nhất giữa hình thức kiến trúc với nội dung trưng
bày, giữa khơng gian bên trong với hình khối bên ngồi.
Có thể nhận định rằng, bảo tàng ở Việt Nam hiện nay là nơi thực hiện hai
nhiệm vụ quan trọng, đó là bảo quản và trưng bày các sưu tầm hiện vật không
chỉ liên quan đến lịch sử xã hội mà còn liên quan đến cả lịch sử tự nhiên. Trong

thực tế, tùy thuộc vào nội dung chủ đạo của từng bảo tàng mà thực hiện việc bảo
quản và trưng bày hiện vật.
Một số bảo tàng nổi tiếng tại Việt Nam như: Bảo tàng Hồ Chí Minh; Bảo
tàng dân tộc học Việt Nam; Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; Bảo tàng Mỹ thuật Việt
Nam; Nhà tù Hỏa Lò; Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam; Bảo tàng Áo dài;
Bảo tàng Phịng khơng-Khơng qn;...
2.1.2. Lịch sử ra đời
Bảo tàng ra đời không phải là hoạt động ngẫu nhiên hay do ý muốn chủ
quan của những cá nhân trong xã hội. Bảo tàng chỉ xuất hiện khi sự phát triển

5


kinh tế, văn hóa đạt đến một trình độ nhất định của lịch sử nhân loại, khi mà xã
hội đã có sự phân chia giai cấp và nhà nước hình thành.
Tài liệu về lịch sử văn hóa cổ đại Hy Lạp cho biết, từ thế kỷ III TCN ở
Alexangdri – một trung tâm văn hóa Ai Cập – Hy Lạp thời bấy giờ đã có một
Bảo tàng mang tên Alexangdri, do vua Ptoleme xây dựng, ơng gọi nó là
“museion”, “Bảo tàng” này lưu giữ một số hiện vật, các bản chép tay, các bút
tích quý bằng giấy. Tại đây nhiều nhà bác học nổi tiếng đã sống và làm việc, gặp
gỡ và trao đổi khoa học. Bảo tàng này được coi như một cơ quan nghiên cứu
khoa học lớn mang tính chất một Hàn lâm viện.
Xã hội thời kỳ trung cổ, thực tiễn không thể tạo ra những điều kiện khách
quan, những nhu cầu xã hội cho sự phát triển của Bảo tàng. Ở thời kỳ này, người
ta chỉ thấy việc thu thập lưu giữ các báu vật khác nhau diễn ra trong các nhà thờ
tu viện của giáo hội thiên chúa giáo và tầng lớp vua chúa phong kiến.
Thời đại Phục hưng - đó là sự hồi sinh về văn hóa và khoa học của châu
Âu, đến cuối thế kỷ XVII Bảo tàng đã phát triển tương đối phong phú về thể loại
và các sưu tập hiện vật bảo tàng ngày càng được xem như nguồn “sử liệu” quan
trọng của khoa học của lịch sử, chúng được sử dụng để giáo dục, thảo mãn sự tò

mò, ham hiểu biết và nhu cầu thẩm mỹ của công chúng, cho nên đã có các
“phịng hiếu kỳ” Kunskamera hay “viện hiếu kỳ” ra đời.
Bảo tàng theo đúng nghĩa của nó ra đời từ thế kỷ XVIII đã phát triển
mạnh về số lượng và loại hình như Bảo tàng lịch sử quốc gia, Bảo tàng nghệ
thuật, Bảo tàng địa phương và Bảo tàng chuyên ngành, Bảo tàng thuộc loại hình
khoa học tự nhiên trong các trường đại học và bắt đầu ra đời loại hình Bảo tàng
kỹ thuật. Bảo tàng các loại hình khác nhau ra đời đã trực tiếp phục vụ nhu cầu
phát triển của khoa học, phát triển sản xuất, phục vụ nhu cầu giáo dục chính trị
và giáo dục ý thức dân tộc. Bảo tàng đã trở thành một yếu tố quan trọng cho sự
phát triển văn hoá, đồng thời cũng là một trong những cơ quan nghiên cứu khoa
học làm nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và trưng bày các sưu tập hiện
vật bảo tàng phục vụ nhu cầu của xã hội.
Có thể khẳng định rằng, những khuynh hướng tiến bộ của sự phát triển sự
nghiệp bảo tàng ở thế kỷ XVIII – XIX tiếp tục được phát triển ở thế kỷ XX, các
nhà Bảo tàng học trên thế giới đã xác định ngay từ cuối thế kỷ XIX và thế kỷ
XX là thời đại “bùng nổ” của Bảo tàng, bởi Bảo tàng đã phát triển, tăng nhanh
về số lượng, chất lượng, rất đa dạng phong phú về các kiểu, loại hình bảo tàng.
Nếu như trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất trên thế giới mới chỉ có 7.000
6


bảo tàng thì đến cuối những năm 50 của thế kỷ XX trên thế giới đã có 13.000
bảo tàng; nhưng đến cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI trên thế giới hiện nay đã có
65.000 bảo tàng (Dẫn theo tài liệu ICOM).
Riêng ở Việt Nam, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngoài việc
tiến hành một số hoạt động có ý nghĩa tích cực như kiểm kê các di tích lịch sử
văn hố, phát hiện khai quật các di tích khảo cổ học, người Pháp đã xây dựng
một số Bảo tàng ở nước ta. Ở miền Bắc bao gồm: Bảo tàng Louis-Finot xây
dựng năm 1926, khánh thành năm 1932 (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt
Nam), Bảo tàng Địa chất thánh lập năm 1914, Bảo tàng Động vật thành lập năm

1928; Ở miền Nam có: Bảo tàng Parmentier xây dựng năm 1915, mở rộng năm
1936, khánh thành năm 1939 (nay là Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm),
Bảo tàng Khải Định thành lập năm 1923 (nay là Bảo tàng Mỹ thuật cung đình
Huế); Ở miền Nam có: Bảo tàng Hải Dương học thành lập năm 1923 (nay là
Bảo tàng Sinh vật biển), Bảo tàng Blanchard de la Brosse thành lập năm 1929
(nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh).
Cho đến nay, Việt Nam đã có một mạng lưới Bảo tàng bao gồm trên 140
đơn vị các loại, trong đó có Bảo tàng Quốc gia, Bảo tàng Chuyên ngành, Bảo
tàng thuộc các tỉnh, thành phố và các Bảo tàng thuộc lực lượng vũ trang do Bộ
Quốc phịng quản lý. Bên cạnh đó đã hình thành được hệ thống tổ chức quản lý
của ngành từ Trung ương đến địa phương với hai chức năng cơ bản là thống
nhất quản lý Nhà nước và chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ, xây dựng phong trào
quần chúng rộng khắp, tham gia vào sự nghiệp bảo vệ di sản văn hoá của dân
tộc.
2.1.3. Hệ thống bảo tàng
Hệ thống bảo tàng là tập hợp các bảo tàng có quan hệ hữu cơ với nhau,
tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh
thể. Từ đó xuất hiện một thuộc tính mới được gọi là tính trồi của hệ thống mà
từng phần tử riêng lẻ khơng có hoặc có khơng đáng kể.
Bên cạnh những chức năng và nhiệm vụ mang tính chuyên ngành bảo
tàng nói chung, hệ thống bảo tàng ln tìm đến những cách đi mới phù hợp với
quy mô và mục đích của các bảo tàng. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng và trong
công tác nghiên cứu của cán bộ khi thực hiện các chức năng sưu tầm, lưu giữ,
trưng bày và khai thác các bộ sưu tầm hiện vật nhằm đảm bảo: tính chính xác, rõ
ràng về nguồn gốc xuất xứ của hiện vật; tính mở và dễ trong tiếp cận nghiên cứu
mẫu vật; tính khát quát, đa dạng và tiêu biểu và tính liên tục của hiện vật; tính
7


đơn giản nhưng cập nhật trong trưng bày hiện vật; duy trì và phát huy chặt chẽ

mối quan hệ và tương hổ giữa trung bày và người xem.
Hệ thống bảo tàng không chỉ lưu giữ và trưng bày hiện vật mà còn cũng
cấp kiến thức cho người xem, thu hút và tạo sự quan tâm của người xem đối với
công cuộc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại ở
nhiều mức độ khác nhau và bằng nhiều hình thức khác nhau.
2.2. Khái quát hệ thống bảo tàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Đà Nẵng là một thành phố trẻ của khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Việt Nam. Mạng lưới các bảo tàng ở đây đã thể hiện giá trị biểu trưng cao nhất
về tri thức và văn hóa xã hội của con người và vùng đất bản địa. Do cội nguồn
văn hóa của vùng đất Đà thành không thể tách rời khỏi đất mẹ Quảng Nam, vì
thế, giá trị và vai trị của các bảo tàng ở Đà Nẵng hiện tại không chỉ là sự biểu
trưng cho con người thành phố Đà Nẵng, mà rộng hơn, nó cịn là sự đại diện,
mang những thơng điệp văn hóa tiêu biểu cho cả vùng văn hóa xứ Quảng.
Từ thực tế cội nguồn văn hóa đó, có thể thấy giá trị và vai trị của các bảo
tàng ở Đà Nẵng hiện tại không chỉ là sự biểu trưng cho con người, thành phố Đà
Nẵng, mà rộng hơn, nó cịn là sự đại diện, mang những thơng điệp văn hóa tiêu
biểu cho cả vùng văn hóa xứ Quảng.
Từ những năm cuối thế kỉ XIX, việc thu thập những tác phẩm điêu khắc
Chăm bắt đầu thực hiện bởi những người Pháp yêu thích ngành khảo cổ học, đặc
biệt là các nhà nghiên cứu làm việc cho Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp (L’
École Francais d’ Étrême – Orient, viết tắt là EFEO) và những đồng nghiệp Việt
Nam. Sang đầu thế kỉ XX, một số hiện vật điêu khắc Chăm đã được chuyển đi
Pháp, một số khác chuyển ra bảo tàng tại Hà Nội và Bảo tàng Sài Gòn, nhưng
phần nhiều những tác phẩm tiêu biểu vẫn còn để lại tại Đà Nẵng.
Ý tưởng về xây dựng ở Đà Nẵng một nhà bảo tàng cho các tác phẩm điêu
khắc Chăm đã mãnh nha từ năm 1902 với một đề án của Khoa Khảo cổ của
EFEO. Quá trình xây dựng đề án và vận động để đề án được thực hiện có sự
đóng góp lớn của Henri Parmentier (1871 – 1949), chuyên gia Khảo cổ học của
EFEO, một trong những người tiền phong có đóng góp quan trọng trong việc

sưu tầm, nghiên cứu di sản văn hóa Chăm. Tòa nhà đầu tiên của Bảo tàng Điêu
khắc Chăm được khởi cơng xây dựng vào những năm 1915, hồn thành trong
những năm 1916 và chính thức mở cửa đón khách tham quan vào đầu những

8


năm 1919. Dựa trên các ý tưởng thiết kế của kiến trúc người Pháp là Delaval và
Auclair cùng sự góp ý của H. Parmentier, tòa nhà bảo tàng là sự kết hợp các đồ
án trang trí đặc trưng của dền tháp Chăm với các nguyên tắc truyền thống của
kiến trúc Pháp của đầu thế kỉ XX, tạo nên một công trình tương thích với việc
trưng bày các tác phẩm điêu khắc Chăm. Trải qua hai lần mở rộng vào những
năm 1936 và 2002, cho đến nay, Bảo tàng Điêu khắc Chăm vẫn bảo lưu được
phong cách kiến trúc cổ kính, dun dáng và khơng gian trưng bày thống đãng
vốn có.
Trước năm 2007, Bảo tàng Điêu khắc Chăm là một bộ phận cơ quan của
Bảo tàng Đà Nẵng. Năm 2011, Bảo tàng đã được xếp hạng 1 trong hệ thống các
bảo tàng tại Việt Nam, khẳng định vai trò và những đóng góp của Bảo tàng Điêu
khắc Chăm trong cơng tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Để tạo
điều kiện chất lượng hoạt động bảo tàng, khai thác các thế mạnh của từng bảo
tàng chuyên ngành, đồng thời tăng cường cơng tác quản lí, bảo vệ, khai thác và
phát huy tốt giá trị văn hóa trên địa bàn thành phố, đáp ứng xu thế phát triển tất
yếu của đô thị loại I, Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng đã đầu tư và xây
dựng trụ sở trưng bày mới Bảo tàng Lịch sử; và tách Bảo tàng Điêu khắc Chăm
và Phịng Quản lí Di sản thuộc Bảo tàng Đà Nẵng để thành lập Bảo tàng Điêu
khắc Chăm Đà Nẵng và thành lập Trung tâm Quản lí Di sản văn hóa thành phố
Đà Nẵng, đưa Bảo tàng Đà Nẵng mới chính thức đi vào hoạt động và phục vụ
khách thăm quan. Đây là một thành quả lớn, bước tién mới trong sự nghiệp bảo
tàng của thành phố Đà Nẵng.
2.2.1. Hệ thống bảo tàng

Thành phố Đà Nẵng hiện có 4 bảo tàng, gồm Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng
điêu khắc Chăm, Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh quân khu 5 và Bảo tàng
Đồng Đình. Các bảo tàng này có thời điểm hình thành và quy mô xây dựng khác
nhau, nhưng đều đang là những địa chỉ hấp dẫn đối với khách du lịch, và là sự tự
hào của người dân địa phương khi nhắc đến các địa điểm lưu giữ dấu ấn lịch sử,
văn hóa của vùng đất quê hương. Cụ thể như sau:
Bảo tàng Đà Nẵng - nơi lưu giữ lịch sử hình thành và phát triển của
thành phố Đà Nẵng. Được thành lập từ năm 1989, và xây dựng mới vào năm
2011 trong khn viên Di tích quốc gia thành Điện Hải, số 24 Trần Phú, phường
Thạch Thang, quận Hải Châu, với diện tích trưng bày hơn 3000m2. Bảo tàng Đà
Nẵng đang lưu giữ gần 14.000 hiện vật, tư liệu. Nội dung trưng bày của Bảo
tàng Đà Nẵng bao gồm các chủ đề chính như lịch sử tự nhiên và xã hội Đà

9


Nẵng, lịch sử đấu tranh cách mạng; chứng tích chiến tranh của Mỹ ở Đà Nẵng
và vùng phụ cận, và đặc trưng văn hóa các dân tộc ở Đà Nẵng.
Nội dung của Bảo tàng Đà Nẵng giới thiệu tổng quát lịch sử hình thành và
phát triển của Đà Nẵng từ khởi thủy đến hiện đại trên các mặt: thiên nhiên, địa lí
hành chính, dấu tích của cư dân cổ trên vùng đất Đà Nẵng thời tiền sử - sơ sử,
kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội, lao động và sinh hoạt đời thường của cộng
đồng cư dân và các dân tộc cộng cư và cận cư ở Đà Nẵng trong tiến trình lịch
sử. Thơng qua đó, thể hiện truyền thống lịch sử lâu đời, văn hóa lâu đời của Đà
Nẵng.
Đà Nẵng là nơi đổ bộ của quân viễn chinh Mỹ, một căn cứ liên hợp quân
sự lớn nhất miền Nam Việt Nam của đế quốc Mỹ, cuộc kháng chiến chống Mỹ
gian khổ và ngoan cường của quân dân Đà Nẵng. Trên cơ sở tư liệu, hiện vật
đang lưu giữ tại Bảo tàng Đà Nẵng, phần trưng bày chuyên đề chứng tích chiến
tranh, nằm trong hệ thống Bảo tàng Đà Nẵng, là một trưng bày chuyên đề có ý

nghĩa nhân văn lớn thể hiện khát vọng hịa bình. Nội dung trưng bày, chủ yếu là
chứng tích chiến tranh mang tính tích cực nhằm khẳng định tính chất, mục đích
và bản chất của các cuộc chiến tranh chính nghĩa mà dân tộc ta phải đương đầu
với các thế lực ngoại xâm.
Bảo tàng điêu khắc Chăm - nằm ở góc đường Bạch Đằng và Trưng Nữ
Vương, bên dịng sơng Hàn. Đây là một cơng trình kiến trúc hết sức độc đáo,
hình thành từ cách đây hơn 100 năm, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử văn hóa.
Như chúng ta đã biết, vùng Quảng Nam - Đà Nẵng, trước khi trở thành một
phần lãnh thổ của quốc gia Đại Việt vào năm 1306, đã thuộc lãnh thổ Amaravati
của vương quốc Champa. Đây là khu vực có vị trí quan trọng, thể hiện rõ vai trị
của tư tưởng đạo Bàlamơn giáo trong đời sống văn hóa xã hội Champa. Vì vậy,
đây cũng là vùng đất được vua Chăm cho xây dựng nhiều đền thờ, đỉnh cao là
thờ tự thần Siva.
Hiện tại, Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng lưu giữ gần 2.000 hiện vật
lớn nhỏ, hầu hết các tác phẩm điêu khắc là những tác phẩm nguyên bản trên 3
chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng; trong đó phần lớn là sa thạch, có
niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV, thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác
nhau. Phía ngồi khn viên của Bảo tàng, các mảng đài thờ, tượng đá được xếp
đặt rải rác, hài hịa với khơng gian thống mát và trong lành, xen kẽ giữa những
cây cổ thụ, làm tăng thêm vẻ cổ kính, bí ẩn của Bảo tàng. Bên trong tịa nhà Bảo
tàng trưng bày gần 500 hiện vật, được phân chia thành các phòng trưng bày: Mỹ

10


Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm, các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định. Hơn 1.200 hiện vật cịn lại
được lưu giữ cẩn thận trong kho. Đây là cách phân loại hiện vật để trưng bày
theo nguồn gốc địa điểm nơi di vật được phát hiện hoặc khai quật. Sự trưng bày,
phân loại hiện vật này theo ý tưởng của Henri Parmentier, một nhà khảo cổ học

người Pháp, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa Champa cổ. Ơng là người góp
phần quan trọng trong việc thu thập, bảo tồn những hiện vật thuộc nền văn hóa
Chăm ở Mỹ Sơn, và phục hồi các di tích Angkor ở Campodia. Bảo tàng Điêu
khắc Chăm còn là nơi lưu giữ 3 bảo vật quốc gia thuộc nền Văn hóa Champa, đó
là Tượng Bồ tát Tara, Đài thờ Mỹ Sơn E1, và Đài thờ Trà Kiệu.
Là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam. Hình dáng
mặt tiền bảo tàng mơ phỏng theo kiến trúc Gothique hài hịa với khơng gian
xung quanh. Tổng số hiện vật nghệ thuật trưng bày tại bảo tàng lên đến khoảng
500 hiện vật và được phân chia theo các gian phòng tương ứng với các khu vực
địa lý nơi chúng được phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương,
Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum,
Quảng Bình và Bình Định.
Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quân khu 5, tọa lạc tại số 01
đường Duy Tân, được khởi công xây dựng vào năm 1976 tại thành phố Đà
Nẵng. Ngày 19 tháng 5 năm 1977, Bảo tàng chính thức đi vào hoạt động, và
được xếp hạng là bảo tàng Quốc gia hạng hai vào năm 1995. Nơi đây, theo
nguyện vọng của nhân dân và lực lượng vũ trang Quân khu 5, ngôi Nhà sàn và
ao cá Bác Hồ được dựng lại theo tỷ lệ 1/1 đúng với di tích ở Thủ đơ Hà Nội. Với
diện tích rộng hơn 9 ha, Bảo tàng được chia làm hai phần chính là khu trưng bày
ngồi trời và các phịng trưng bày bên trong. Khu trưng bày ngồi trời bao gồm
khn viên Nhà sàn với vườn cây, ao cá Bác Hồ, và khu vực trưng bày các vũ
khí thể khối lớn như: máy bay, xe tăng, xe bọc thép, các khẩu pháo từ 75mm đến
175mm…, các loại vũ khí của quân đội Pháp, Mỹ bị bộ đội Khu 5 thu được, và
sử dụng đánh địch trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ
quốc. Khu nhà trưng bày gồm 4 phòng trưng bày, giới thiệu về cuộc đời, sự
nghiệp cách mạng của anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới
Hồ Chí Minh; cùng 8 nhà trưng bày hàng ngàn hình ảnh, hiện vật về sự ra đời,
chiến đấu và chiến thắng của các lực lượng vũ trang Khu5. Đặc biệt có nhiều
hình ảnh, hiện vật quý hiếm được trưng bày thể hiện sự sáng tạo, độc đáo, hiệu
quả của sức mạnh chiến tranh nhân dân địa phương Khu 5 trong hai cuộc kháng

chiến chống Pháp và Mỹ, thể hiện tấm lòng son sắt, thủy chung của đồng bào,

11


cán bộ và chiến sĩ Khu V đối với Bác Hồ và tình cảm sâu nặng của Bác Hồ đối
với đồng bào, chiến sĩ Khu 5.
Bảo tàng Đồng Đình - nằm ở khu vực thượng lưu suối Bụt, Bán đảo Sơn
Trà, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Đồng Đình là loại
cây họ cau (caryota mitislour) mọc phổ biến ở rừng cấm quốc gia Sơn Trà. Loại
cây này mọc tự nhiên và được trồng thêm chung quanh khu vực bảo tàng như
một điểm nhấn cho cảnh quan sinh thái chung và được lấy làm tên là “Bảo tàng
Đồng Đình”. Đây là bảo tàng tư nhân, một điểm nhấn của làng quê Việt giữa
lòng thành phố trẻ hiện đại. Ngày 28/01/2011 là ngày đầu tiên bảo tàng Đồng
Đình đi vào hoạt động. Đó là kết quả của 40 năm góp nhặt, sưu tập nhiều cổ vật
quý, trên chặng đường làm phim tài liệu truyền hình khắp vùng miền của ơng
Đồn Huy Giao – tên thật là Nguyễn Trì. Là một nhà thơ, nhà đạo diễn, NSƯT
Đoàn Huy Giao với niềm say mê, đam mê cổ vật đã dành tâm huyết tạo ra một
địa chỉ văn hóa độc đáo kết hợp hài hịa giữa bảo tồn khơng gian sinh thái rừng
với việc lưu giữ giá trị văn hóa cổ xưa của dân tộc. Bộ sưu tập của NSƯT Đoàn
Huy Giao khá đồ sộ. Các cổ vật có niên đại từ 1000 - 2500 năm thuộc các nền
văn hóa Champa, Sa Huỳnh, Đơng Sơn, Ĩc Eo, Đại Việt...; bộ sưu tập dân tộc
học từ các buôn làng dân tộc thiểu số miền Trung - Tây Nguyên như chiếc trống
bằng da voi của một thủ lĩnh Mơ Nông, chim thần, áo vỏ cây...; hay con thuyền
độc mộc và chiếc cà ràng được tìm thấy dưới lịng sơng Đồng Nai Thượng; hàng
loạt cơng cụ và linh khí thuộc nền văn hóa rừng thiêng của các tộc người thiểu
số ở Tây Nguyên; hay Nhà ký ức làng chài, một ngơi nhà làm tồn bằng các vật
liệu từ hai chiếc thuyền đi biển của một trong những làng ngư dân cổ nhất Đà
Nẵng là Làng chài Nam Thọ, đã được NSƯT Đoàn Huy Giao tái hiện lại ở
khơng gian của bảo tàng Đồng Đình. Các chuyên gia đánh giá bộ sưu tập gốm

cổ của Bảo tàng Đồng Đình được cho là có một khơng hai hiện nay với một số
tiêu bản quý nhìn thấy lần đầu ở Việt Nam như: chiếc đĩa gốm men lam đắp nổi
hình cá chép tìm thấy ở khu vực tháp Đồng Dương có niên đại thế kỷ thứ XVI
(triều Mạc); một Kosa Linga bằng bạc tìm thấy ở kinh thành Trà Kiệu...
Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Đà Nẵng – tại 78 Lê Duẩn. Trước đây, là
địa điểm và ngôi nhà của Bảo tàng Đà Nẵng. Sau khi Bảo tàng Đà Nẵng chuyển
về nhà trưng bày mới ở Thành Điện Hải, sẽ đầu tư nâng cấp và cải tạo để xây
dựng Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Đà Nẵng. Bảo tàng Mỹ thuật là nơi lưu
giữ,bảo quản và trưng bày những tác phẩm mỹ thuật thủ công mỹ nghệ truyền
thống của địa phương. Hướng đến quy hoạch xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật

12


Thành phố, cần phải đầu tư cho hoạt động nghiên cứu sưu tầm, hoàn chỉnh các
bộ sưu tầm phục vụ cho trưng bày.
2.3. Chuyển đổi số trong hoạt động bảo tàng
2.3.1. Khái niệm
Khó có được một định nghĩa rõ ràng và cụ thể về chuyển đổi số, bởi vì
quá trình áp dụng chuyển đổi số sẽ có sự khác biệt ở từng lĩnh vực khác nhau.
Nhấn để phóng to ảnh
Chuyển đổi số đóng một vai trị quan trọng trong cuộc Cách mạng cơng
nghiệp 4.0
Tuy nhiên, để có thể định nghĩa một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì chuyển
đổi số (Digital Transformation trong tiếng Anh) là sự tích hợp các công nghệ kỹ
thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ
để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mơ hình kinh doanh và cung cấp các giá
trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động
kinh doanh. Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa của các doanh
nghiệp, địi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và

thoải mái chấp nhận các thất bại.
Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là
q trình thay đổi từ mơ hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số
bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn
vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành,
lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa cơng ty.
Khơng chỉ có vai trị quan trọng tại các doanh nghiệp mà chuyển đổi số
cịn đóng vai trị quan trọng trong các lĩnh vực khác của xã hội như chính phủ,
truyền thơng đại chúng, y học, khoa học...
“Chuyển đổi số” (Digital Transformation) có thể dễ bị nhầm lẫn với khái
niệm “Số hóa” (Digitizing). Để phân biệt hai khái niệm này, có thể hiểu rằng
“Số hóa” là q trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ
thống kỹ thuật số (chẳng hạn như chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file mềm
trên máy tính, số hóa truyền hình chuyển từ phát sóng analog sang phát sóng kỹ
thuật số...); trong khi đó, “Chuyển đổi số” là khai thác các dữ liệu có được từ
q trình số hóa, rồi áp dụng các cơng nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó

13


và tạo ra các giá trị mới hơn. Có thể xem “Số hóa” như một phần của q trình
“Chuyển đổi số”
Chuyển đổi số là quá trình khách quan, muốn hay khơng thì chuyển đổi số
vẫn xảy ra và đang diễn ra. Cuộc sống không ngừng vận động, biến đổi. Mỗi
người cũng cần khơng ngừng thay đổi, thích nghi, nếu khơng sẽ bị bỏ lại ở phía
sau. Do đó, có thể chuyển đổi số ngay lập tức bằng cách chuyển đổi về tư duy,
nhận thức, sau đó dần chuyển đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản
xuất dựa trên các cơng nghệ số.
Chuyển đổi số là một q trình đa dạng, khơng có con đường và hình mẫu
chung cho tất cả, và do vậy, từng tổ chức, từng cá nhân cần xác định lộ trình

riêng, thích hợp với mình.
Tại Việt Nam, các mơ hình chuyển đổi số cũng đang tạo ra những dịch vụ
có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã
hội. Tuy nhiên, họ cũng tạo ra những mâu thuẫn, thay đổi cơ bản với mơ hình
kinh doanh truyền thống. Thế mạnh công nghệ mới đang giúp cho các doanh
nghiệp khởi nghiệp giành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Xu
thế này tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công
nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh của nền kinh kế số
hiện nay, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và mơ hình truyền thống phải có sự
thay đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển.
2.3.2. Quá trình chuyển đổi số trong hoạt động bảo tàng trong nước
a. Tại Việt Nam
Với sự phát triển của cơng nghệ, hình thức hướng dẫn tham quan, giới
thiệu các sưu tập hiện vật trực tuyến hay trưng bày ảo... ngày càng phong phú,
đa dạng; cho thấy xu hướng tất yếu này trong hoạt động bảo tồn, bảo tàng và du
lịch. Đổi mới cách thức, trưng bày để thu hút khách thăm quan từ offline, online.
Quảng bá thu hút, tạo lợi thế dẫn dầu, thuận tiện cho quản lý, trải nghiệm, bảo
tồn, khôi phục. Với các công nghệ số hóa, website3D, di động, VR /AR trên
internet, các cơng nghệ mới nhất phù hợp thời đại IoT, kết nối mọi lúc, mọi nơi
phục vụ mọi người. Đúng như bản chất của Cách mạng Công nghệ 4.0
Chuyển đổi số từ truyền thống sang di tích, bảo tàng số là một bước tiến
để đi vào một cuộc cách mạng trong nghành du lịch nói chung và di tích, cổ vật
nói riêng. Các di tích, bảo tàng ngày càng trở nên hấp dẫn, gần gũi hơn với cơng
chúng. Để có được kết quả này, ngành du lịch nói chung đã có những thay đổi

14


đáng kể để thích ứng với xu thế phát triển chung, nhất là trong thời kỳ công
nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và phổ biến như hiện nay.

Ứng dụng công nghệ một cách tổng thể, đồng bộ, hiện đại phục vụ quản
lý, bảo tồn, phát huy và khai thác giá trị di sản, di tích đang là xu hướng tất yếu.
Sự chuyển đổi này sẽ giải quyết, bổ sung hiệu quả cho công tác nghiên cứu khoa
học, giáo dục truyền bá giá trị di sản, truyền thông và thuyết minh.
Việc sử dụng công nghệ để phát triển du lịch thông minh đang được triển
khai ngày càng nhiều tại các bảo tàng, khu di tích ở Việt Nam. Trong đó, Trung
tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong
những đơn vị tiên phong. Bên cạnh sự thuận tiện, nâng cao trải nghiệm cho du
khách, các dịch vụ, tiện ích sử dụng cơng nghệ cịn mang đến hình ảnh hiện đại,
thơng minh tại một điểm di tích quan trọng của Hà Nội.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia có lẽ là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong
lĩnh vực bảo tàng nói riêng, nghệ thuật nói chung khi đi tiên phong trong cơng
tác số hóa các hiện vật tại Bảo tàng. Nhờ ứng dụng CNTT, hiện bảo tàng đã sở
hữu những kho học liệu, tư liệu vô cùng quý giá theo hướng chuyên đề, phục vụ
triển lãm 3 D. Đặc biệt, đã số hóa thành công 14 bảo vật quốc gia, được đánh giá
cao về mặt học liệu cũng như những giá trị nghệ thuật mang đậm bản sắc riêng.
Cùng với bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng
chọn con đường đẩy nhanh số hóa để đến gần hơn với công chúng. Cụ thể, trên
website của Bảo tàng (vnfam.vn) công chúng yêu nghệ thuật sẽ được thưởng
lãm các tác phẩm q, qua cơng nghệ 3 D. Ngồi ra, 100 hiện vật tiêu biểu của
nền Mỹ thuật Việt Nam cũng đã được số hóa, giới thiệu trong ứng dụng thuyết
minh đa phương tiện iMuseum VFA và được gắn biểu tượng chỉ dẫn giúp cho
cơng chúng có thể dễ dàng truy cập chỉ bằng thao tác click chuột vô cùng đơn
giản. Bên cạnh 100 hiện vật tiêu biểu nói trên, bảo tàng còn xây dựng kịch bản,
quay video giới thiệu 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật bà Quan Âm và tác phẩm
tranh sơn mài “Bình phong” của danh họa Nguyễn Gia Trí giúp người xem cảm
nhận được vẻ đẹp, giá trị lịch sử, nghệ thuật của những kiệt tác có một không
hai của Việt Nam và trên thế giới. Sự nhanh nhạy trong chuyển đối số, tận dụng
nền tảng của MXH để chuyển hướng hoạt động bảo tàng trong bối cảnh dịch
bệnh thành cơng, cịn phải kể đến những cái tên như: Bảo tàng Hồ Chí Minh,

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam… trong thời gian qua những bảo tàng này đã khơng
ngừng làm mới mình bằng các cuộc triển lãm trực tuyến theo chuyên đề, phục

15


vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, nghiên cứu của công chúng trên cả nước
cũng như quốc tế.
Bảo tàng Nghệ An cũng là nơi đang lưu giữ hơn 30.000 hiện vật và tài
liệu có giá trị, trong có có những hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia.
Thực hiện số hóa, Bảo tàng Nghệ An đã đưa được trên 11.000 tài liệu hiện vật
vào phần mềm của Cục Di sản văn hóa. Điều này, khơng chỉ thực hiện tốt cơng
tác lưu giữ và mà cịn xây dựng được một hệ thống tư liệu đồ sộ để giúp cho
việc tìm kiếm, nghiên cứu được thuận lợi. Nhờ số hóa các tài liệu, hiện vật, Bảo
tàng đã tổ chức được 4 trưng bày online; tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ “Em u
lịch sử” online về Văn hóa Đơng Sơn tại Nghệ An qua ứng dụng Google meet
cho học sinh nhiều trường học trong tỉnh và tạo được sự hứng thú. Bảo tàng Xô
viết Nghệ Tĩnh cũng đã vào phần mềm Quản lý hiện vật của Cục Di sản văn hóa
hơn 4.000 hiện vật; scan 4.389 phim, ảnh và 300 bản tài liệu khoa học.
Cũng giống như các bảo tàng và di tích lịch sử trong cả nước, Trung tâm
Hoạt động Văn hóa, Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã ứng dụng công
nghệ thông tin trong phát triển du lịch như: Triển khai mã QR code cho 40 hạng
mục của di tích, cung cấp thơng tin cho khách tham quan; hình thành và phát
triển nhiều phần mềm, tiện ích thông minh trong du lịch như hệ thống thuyết
minh tự động, hệ thống quản lý nội dung. Hỗ trợ thuyết minh cho khách tham
quan bằng thiết bị thuyết minh tự động (Audio Guide) theo chuẩn quốc tế với 12
ngôn ngữ tiếng bản địa: Việt, Anh, Pháp, Trung Quốc...Là một trong những đơn
vị ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt
Nam từ năm 2005 đã bắt đầu ứng dụng công nghệ trong hoạt động nghiệp vụ
của bảo tàng. Khởi nguồn là phần mềm quản lý hiện vật, màn hình cảm ứng,

website, tiếp đến là âm thanh kỹ thuật số hỗ trợ các tổ hợp trưng bày để phục vụ
khách tham quan.
Yêu cầu số hóa tài liệu, dữ liệu là thực sự cần thiết vừa đáp ứng yêu cầu
lưu trữ dữ liệu, vừa có thể phục vụ cho khách tham quan khai thác tối đa các dữ
liệu mà Bảo tàng hiện có. Từ đó góp phần quảng bá các di sản văn hóa tới đơng
đảo du khách, đem lại lợi ích khơng chỉ về kinh tế mà cịn góp phần bảo tồn các
giá trị di sản văn hóa của dân tộc, thúc đẩy du lịch số phát triển.
b.

Tại địa bàn Thành phố Đà Nẵng
Xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa phù hợp với đối tượng, phạm
vi hoạt động và điều kiện thực tế của bảo tàng để phục vụ cho hoạt động nghiên
cứu, trưng bày, giáo dục và giới thiệu về di sản văn hóa trong khơng gian số.

16


Nghiên cứu cách thức ứng dụng công nghệ số của một số bảo tàng đã bước đầu
thành công để xây dựng các ứng dụng giới thiệu nội dung trưng bày chun đề,
hoạt động giáo dục di sản văn hóa thơng qua hình thức trực tuyến…
Trải quả những năm khó khăn, trước tác động và ảnh hưởng nặng nề do
đại dịch COVID-19 gây ra, nhận thấy nhu cầu tiếp cận thông tin trên môi trường
Internet và mạng xã hội rất cao, nhất là giới trẻ, đội ngũ những người làm công
tác tại Bảo tàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã tận dụng thế mạnh của công
nghệ số để xây dựng bảo tàng mở nhằm đa dạng hóa cách tiếp cận, thu hút công
chúng.
Bằng sự nỗ lực tự thân, thông qua các sưu tập hiện vật cùng hệ thống
trưng bày hiện tại, hơn 1,5 năm qua, Bảo tàng Đà Nẵng đã cho ra đời 11 video
clip tái hiện các câu chuyện lịch sử, giới thiệu các di sản văn hóa gắn với đất và
người Đà Nẵng gửi đến công chúng. Điều đáng trân trọng là, tất cả đều được

thực hiện bởi đội ngũ "tay ngang", không chuyên ngành về báo chí truyền hình.
Các video này được đăng tải trên website cùng 4 trang mạng xã hội của Bảo
tàng Đà Nẵng: facebook, youtube, zalo, instagram. Cùng với đó, Bảo tàng Đà
Nẵng cũng tiến hành chuyển đổi số đối với toàn bộ hiện vật đang trưng bày, bảo
quản thông qua mã QR nhằm cải thiện chất lượng phục vụ khách tham quan, tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho khâu lưu trữ và quảng bá giá trị các di sản văn hóa
vật thể. Hiện Bảo tàng Đà Nẵng đang cùng các đơn vị thực hiện giải pháp
chuyển đổi số ứng dụng trong lĩnh vực văn hóa. Trong đó, đưa ra giải pháp tổng
thể về số hóa tài nguyên di sản; hệ sinh thái ứng dụng phục vụ chuyển đổi số;
nội dung chuyển đổi số trong bảo tàng - bảo tàng số thông minh… Bảo tàng Đà
Nẵng đưa vào sử dụng Hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động và
Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng. Đây là hoạt động nhằm thực hiện
chương trình quảng bá, xúc tiến, giới thiệu điểm tham quan Bảo tàng Đà Nẵng
và một số ứng dụng mới tại Bảo tàng đến với công chúng và các cơ quan và đơn
vị kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, để thuận lợi cho cơng tác truyền thông
quảng bá và xây dựng thương hiệu, Bảo tàng đã thiết kế logo mới, thể hiện ý
nghĩa trọn vẹn của thương hiệu Bảo tàng Đà Nẵng, góp phần tạo dựng hình ảnh
mới của Bảo tàng. Logo Bảo tàng Đà Nẵng được thiết kế với đường nét hiện đại,
độc đáo và mạnh mẽ, với bố cục bên ngồi là hình trịn tượng trưng cho trời,
giữa là lỗ hình vng tượng trưng cho đất. Sự hịa quyện của Trời ngồi, Đất
trong tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển và thịnh vượng. Các đường nét,
mảng khối gắn kết nhau như vòng xoay của bánh xe lịch sử, mang ý nghĩa cho
các giai đoạn lịch sử Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng qua các thời kỳ.

17


Trung tâm logo là hình ảnh cách điệu về Di tích Quốc gia đặc biệt Thành Điện
Hải. Hình ảnh chủ đạo ở trung tâm logo được cách điệu logic với các chữ cái: DN-M, từ ba chữ cái đầu tiên của tên gọi Bảo tàng theo tiếng Anh là Da Nang
Museum, mang ý nghĩa cho thương hiệu Bảo tàng Đà Nẵng. Màu sắc chủ đạo

trong logo là màu đỏ đô và màu vàng cam-gam màu biểu trưng cho những khía
cạnh mang giá trị lịch sử, văn hóa. Tất cả những hình ảnh, họa tiết trong logo
của Bảo tàng Đà Nẵng biểu trưng cho tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới và
chuyên nghiệp. Tháng 10/2016, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng
ban hành Quyết định về việc phê duyệt đề tài Khoa học và Công nghệ cấp thành
phố “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động tại
Bảo tàng Đà Nẵng.” Đề tài do Đại học Đà Nẵng chủ trì và Bảo tàng Đà Nẵng
phối hợp thực hiện với mục tiêu là ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ hoạt
động thuyết minh các nội dung, tư liệu, hiện vật đang được trưng bày tại Bảo
tàng. Hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động giúp cho du khách tìm
hiểu thơng tin về nội dung trưng bày của Bảo tàng thông qua việc quét mã QR
Code được gắn cho hiện vật.
Cùng với xu hướng chuyển đổi số toàn cầu, nhằm cải thiện, nâng cao chất
lượng phục vụ công chúng, tăng trải nghiệm cho khách tham quan trong và
ngoài nước, ngày 30-9-2022, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng và Công ty Cổ phần
Giải pháp Chuyển đổi số (VR360) tổ chức ký kết hợp tác chuyển đổi số. Hai bên
sẽ hợp tác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào công tác bảo tồn, phát huy giá
trị di sản văn hóa nói chung, di sản mỹ thuật nói riêng, đồng thời quảng bá hiệu
quả hơn hình ảnh của Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng đến với công chúng. Bảo tàng
Mỹ thuật Đà Nẵng hiện lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật mang giá trị văn hóa
độc đáo đặc sắc; tại đây cũng trưng bày, giới thiệu các tác phẩm mỹ thuật hiện
đại, hiện vật mỹ thuật dân gian cùng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền
thống khu vực miền Trung Tây Nguyên. Đây là hoạt động được tổ chức nhằm
cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ công chúng, tăng trải nghiệm cho khách
tham quan trong và ngoài nước. Đồng thời, thực hiện ứng dụng công nghệ số
vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di sản mỹ thuật
nói riêng. Đây cũng là dịp quảng bá hiệu quả hơn hình ảnh của Bảo tàng Mỹ
thuật Đà Nẵng đến với công chúng. Trong thời gian tới, Bảo tàng sẽ hoàn thiện
và nâng cấp công nghệ chuyển đổi số, phát huy tốt giá trị các sưu tập hiện vật
thông qua khai thác thế mạnh của phương tiện truyền thông xã hội.

Tháng 9-2022, Bảo tàng Điêu khắc Chăm tiếp tục được giới thiệu trên nền
tảng VR360 - Một chạm đến Đà Nẵng ở phiên bản nâng cấp, có tích hợp nhiều

18



×