Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số: 7 34 02 01

TRỊNH TUYẾT TRÂM

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC

NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ

MINH

KHĨA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM


Ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số: 7 34 02 01

Họ và tên

: TRỊNH TUYẾT TRÂM

Mã số sinh viên : 050607190568
Lớp sinh hoạt

: HQ7-GE07

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐỖ THỊ HÀ THƢƠNG


3

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


i

TĨM TẮT
Khóa luận này nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn (CTV)
của các doanh nghiệp (DN) ngành thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán
(TTCK) Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2022. Dữ liệu đƣợc tổng hợp từ báo cáo
tài chính của 27 DN ngành thực phẩm. Cấu trúc vốn đƣợc đo lƣờng bằng tổng nợ
trên tổng nguồn vốn (TLEV), nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn (SLEV) và nợ dài
hạn trên tổng nguồn vốn (LLEV). Biến phụ thuộc bao gồm: khả năng sinh lời

(PRO), tài sản cố định hữu hình (TANG), quy mơ cơng ty (SIZE), cơ hội tăng
trƣởng (GRO), tính thanh khoản (LIQ), thuế (TAX), và lá chắn thuế phi nợ (NDTS).
Bên cạnh đó, nghiên cứu phân tích dữ liệu bằng phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu
(Pooled OLS), mơ hình tác động cố định (FEM) và mơ hình tác động ngẫu nhiên
(REM), kiểm định khuyết tật của mơ hình và phƣơng pháp FGLS để khắc phục.
Kết quả nghiên cứu: đối với hệ số tổng nợ, LIQ và GRO có tƣơng quan thuận
chiều, nhƣng biến TANG và PRO có mối quan hệ ngƣợc chiều. Tiếp đến, SIZE,
LIQ và TANG có ảnh hƣởng ngƣợc chiều và cơ hội tăng trƣởng có tƣơng quan
thuận chiều với hệ số nợ ngắn hạn. Cuối cùng, hệ số nợ dài hạn có ảnh hƣởng thuận
chiều với LIQ, PRO, SIZE, GRO và TANG, và NDTS thì có tƣơng quan âm với hệ
số này.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các hàm ý quản trị cho các DN thực
phẩm niêm yết nhằm cải thiện và hoàn chỉnh CTV cho DN trong tƣơng lai.
Từ khóa chính: nhân tố ảnh hưởng, cấu trúc vốn, ngành thực phẩm, thị
trường chứng khoán.


ii

ABSTRACT
This research examines the factors affecting the capital structure of food
enterprises (DN) listed on Vietnam's stock market during the 2013- 2022 period.
Using secondary data collected from financial statements of 27 companies in the
food industry. Capital structure is measured by total debt to total capital (TLEV),
short-term debt to total capital (SLEV), and long-term debt to total capital (LLEV).
Dependent variables include: profitability (PRO), enterprise-scale (SIZE), tangible
fixed assets (TANG), liquidity (LIQ), growth opportunity (GRO), tax (TAX), and
the non-debt tax shield (NDTS). Besides, the study analyzes data by means of least
squares method (Pooled OLS), fixed effects model (FEM) and random effects
model (REM), defect tests of the model, and estimate the model by FGLS method

to overcome.
The research results: for the ratio of total debt, LIQ and GRO have a positive
relationship, but PRO and TANG have a negative relationship. Next, SIZE, TANG
and LIQ have a negative relationship; And GRO variable has a positive relationship
with the short-term debt ratio. Finally, the long-term debt ratio has a positive effect
on PRO, SIZE, TANG, LIQ and GRO; and NDTS are negatively related with this
ratio.
Based on the research results, the author provides management implications
for food enterprises listed on Vietnam's stock market in order to improve and
complete the capital structure for enterprises in the future.
Key keywords: influencing factors, capital structure, food industry, stock
market.


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan với nhà trƣờng rằng khóa luận tốt nghiệp: “Các nhân tổ
ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, kết
quả nghiên cứu này là trung thực và khơng có các nội dung trùng khớp với nghiên
cứu đƣợc công bố trƣớc đây ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong
khóa luận.
Tác giả

Trịnh Tuyết Trâm


iv


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn đến q thầy cơ Ban giám hiệu nhà trƣờng cùng
tồn thể Đồn khoa đặc biệt là Khoa Tài chính đã tạo cơ hội cho tơi trong q trình
học tập tại trƣờng cũng nhƣ giúp tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp theo đúng tiến
độ quy định.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giảng viên TS. Đỗ Thị Hà Thƣơng,
cô đã trực tiếp giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình trong suốt q trình bắt đầu và hồn
thiện bài khóa luận tốt nghiệp của mình một cách tốt nhất.
Trong quá trình làm nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế về mặt kiến
thức chun mơn, do đó bài khóa luận cũng sẽ có những sai sót nhất định. Rất mong
đƣợc sự đóng góp ý kiến từ các Q Thầy Cơ để bài đƣợc hoàn thiện hơn.
Trân trọng và chân thành cảm ơn!
Tác giả

Trịnh Tuyết Trâm


v

MỤC LỤC
TÓM TẮT .................................................................................................................. i
ABSTRACT .............................................................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. ix
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH......................................................................x
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...............................................................................3
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................3
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................3
1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................4
1.6. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI .......................................................................................5
1.7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI ..........................................................................................5
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ............................................................................................6
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .....7
2.1. TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ....................7


vi

2.1.1. Khái niệm cấu trúc vốn ..........................................................................7
2.1.2. Chỉ tiêu đo lƣờng cấu trúc vốn ...............................................................8
2.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN .....................................................9
2.2.1. Lý thuyết M&M .....................................................................................9
2.2.2. Lý thuyết đánh đổi (Trade-off Theory) ................................................10
2.2.3. Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory) ........................... 11
2.2.4. Lý thuyết chi phí đại diện (Agency Cost Theory)................................13
2.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ..............................................15
2.3.1. Nghiên cứu trên thế giới .......................................................................15
2.3.2. Nghiên cứu trong nƣớc.........................................................................17
2.3.3. Thảo luận các nghiên cứu trƣớc và khoảng trống của đề tài ................20
TĨM TẮT CHƢƠNG 2 ..........................................................................................20
CHƢƠNG 3. MƠ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................21
3.1. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................21

3.1.1. Mơ hình nghiên cứu .............................................................................21
3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................24
3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................29
3.3. MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................31
3.3.1. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................31
3.3.2. Công cụ nghiên cứu..............................................................................31
3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................31
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ..........................................................................................33
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................34


vii

4.1. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỰC
PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .......34
4.2. THỐNG KÊ MƠ TẢ .....................................................................................35
4.3. PHÂN TÍCH HỆ SỐ TƢƠNG QUAN ..........................................................38
4.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY ................................................................................39
4.4.1. Kết quả hồi quy hệ số nợ (TLEV) ........................................................39
4.4.2. Kết quả hồi quy hệ số nợ ngắn hạn (SLEV) ........................................41
4.4.3. Kết quả hồi quy hệ số nợ dài hạn (LLEV) ...........................................43
4.5. KIỂM ĐỊNH KHUYẾT TẬT MƠ HÌNH ......................................................46
4.5.1. Kiểm định đa cộng tuyến .....................................................................46
4.5.2. Kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi ................................47
4.5.3. Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan ...................................................48
4.6. ƢỚC LƢỢNG MƠ HÌNH THEO PHƢƠNG PHÁP FGLS..........................48
4.6.1. Mơ hình FGLS của hệ số tổng nợ (TLEV) sau khi khắc phục ............48
4.6.2. Mơ hình FGLS của hệ số nợ ngắn hạn (SLEV) sau khi khắc phục .....49
4.6.3. Mơ hình FGLS của hệ số nợ dài hạn (LLEV) sau khi khắc phục ........50
4.7. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................52

4.7.1. Khả năng sinh lời (PRO) ......................................................................52
4.7.2. Quy mô DN (SIZE) ..............................................................................52
4.7.3. Tài sản cố định hữu hình (TANG)........................................................53
4.7.4. Tính thanh khoản (LIQ) .......................................................................53
4.7.5. Cơ hội tăng trƣởng (GRO) ...................................................................54
4.7.6. Thuế (TAX) ..........................................................................................54


viii

4.7.7. Lá chắn thuế phi nợ (NDTS) ................................................................55
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ..........................................................................................55
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................56
5.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................56
5.2. MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ ......................................................................58
5.2.1. Đối với nhân tố quy mô doanh nghiệp .................................................58
5.2.2. Đối với nhân tố khả năng sinh lời ........................................................58
5.2.3. Đối với nhân tố cơ hội tăng trƣởng ......................................................59
5.2.4. Đối với vai trị quản trị tài chính ..........................................................59
5.3. HẠN CHẾ ĐỀ TÀI ........................................................................................59
5.4. ĐỀ XUẤT HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .......................................60
TÓM TẮT CHƢƠNG 5 ..........................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................62
PHỤ LỤC .................................................................................................................66


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu


Tiếng Anh

Tiếng Việt

CTCP

Công ty cổ phần

CTV

Cấu trúc vốn

DN

Doanh nghiệp

FEM
FGLS

Fixed Effect Model

Mơ hình hồi quy tác động cố định

Feasible Generalized

Mơ hình bình phƣơng tối thiểu tổng quát

Least Square


khả thi

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ

HOSE

Chí Minh

Pooled

Pooled Ordinary Least

OLS

Squares

REM

Random Effect Model

TTCK
UPCOM

Hồi quy bình phƣơng tối thiểu gộp
Mơ hình hồi quy tác động ngẫu nhiên
Thị trƣờng chứng khoán
Sàn giao dịch chứng khốn của các cơng

ty đại chúng chƣa niêm yết


x

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................29
Hình 4.1. Cấu trúc vốn trung bình của 27 doanh nghiệp thực phẩm giai đoạn
2013-2022..................................................................................................................34
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu ....................................................28
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến ................................................................35
Bảng 4.2. Ma trận tƣơng quan giữa các biến .................................................38
Bảng 4.3. Kết quả hồi quy hệ số tổng nợ (TLEV) .........................................39
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định F-Test hệ số tổng nợ (TLEV) ..........................40
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định Hausman hệ số tổng nợ (TLEV) .....................41
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy hệ số nợ ngắn hạn (SLEV) ..................................41
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định F-Test hệ số nợ ngắn hạn (SLEV)...................43
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Hausman hệ số nợ ngắn hạn (SLEV)..............43
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy hệ số nợ dài hạn (LLEV) ....................................44
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định F-Test hệ số nợ dài hạn (LLEV) ...................45
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định Hausman hệ số nợ dài hạn (LLEV) ..............45
Bảng 4.12. Kiểm định đa cộng tuyến .............................................................46
Bảng 4.13. Kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi (TLEV, LLEV) ................47
Bảng 4.14. Kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi (SLEV) ............................47
Bảng 4.15. Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan ..........................................48
Bảng 4.16. Kết quả hồi quy mô hình FGLS (TLEV).....................................49
Bảng 4.17. Kết quả hồi quy mơ hình FGLS (SLEV) .....................................50



xi

Bảng 4.18. Kết quả hồi quy mơ hình FGLS (LLEV).....................................51
Bảng 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ...........................................................57


1

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU
Trong chương 1, tác giả trình bày chi tiết tổng quan nghiên cứu bao gồm
tính cấp thiết và lý do chọn đề tài, xác định các mục tiêu nghiên cứu tổng quát và cụ
thể, đồng thời các câu hỏi phù hợp mục tiêu nghiên cứu. Đồng thời, phương pháp
và ý nghĩa nghiên cứu cũng sẽ được trình bày, và cuối chương này tác giả trình bày
kết cấu tổng thể của bài.
1.1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tối ƣu hóa CTV ln là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản trị của
DN. Mục tiêu hàng đầu của các DN là phải tối đa hóa giá trị của cơng ty. Trƣớc bối
cảnh khó khăn của nền kinh tế, thì việc DN cần phải xây dựng một cấu trúc vốn tối
ƣu nhằm tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn và gia tăng giá trị của doanh nghiệp là
một trong những việc quan trọng và rất cần thiết. Vì vậy, nghiên cứu về cấu trúc
vốn ln là đề tài đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam lẫn nƣớc ngoài quan
tâm, cụ thể nhƣ Chen (2003), Both và cộng sự (2001) và Shamaileh và Khanfar
(2014). Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu của các tác giả Việt Nam nhƣ Lê Đạt Chí
(2013), Lê Hồng Vinh (2009), Lê Thị Thanh Tú (2012). Mục tiêu chung của các
nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến CTV của DN, đánh giá mức độ
tác động và đề xuất hàm ý quản trị để tối ƣu trúc vốn cho DN.
Với ngành thực phẩm đƣợc xem là nhóm ngành kinh tế quan trọng và đang
có xu hƣớng tăng trƣởng mạnh, ngày càng cung ứng đa dạng các loại sản phẩm có
sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trƣờng trong nƣớc và gia tăng xuất khẩu. Hiện

nay, trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của ngƣời tiêu dùng Việt Nam thì chi tiêu cho
thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất. Đồng thời, Việt Nam đang hội nhập kinh tế thế giới
thông qua việc ký kết hiệp định giữa Việt Nam với các quốc gia khác nhƣ Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dƣơng (CPTPP). Có nghĩa là, doanh
nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trƣờng các nƣớc thành viên trong
hiệp định sẽ đƣợc hƣởng cam kết cắt giảm thuế quan. Việc ký kết hiệp định này sẽ


2

thúc đẩy tăng trƣởng nền kinh tế và có nhiều cơ hội hơn đối với các ngành thực
phẩm.
Bên cạnh những cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh
nghiệp thực phẩm nói riêng thì cũng có nhiều thử thách khi phải cạnh tranh với các
tập đoàn đa quốc gia. Đồng thời, khi hoạt động kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào
cũng đều nhắm đến một mục tiêu chung là cải thiện hiệu quả sử dụng địn bẩy tài
chính. Vì thế, việc xây dựng một cấu trúc vốn phù hợp là một trong những biện
pháp chính và là cơ sở để tạo ra sự cân bằng giữa tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận, từ đó
doanh nghiệp có thể đƣa ra chiến lƣợc để tối ƣu việc sử dụng vốn đồng thời giảm
thiểu chi phí vốn.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu đề
tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực
phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là phân tích và đo lƣờng các nhân tố ảnh
hƣởng đến CTV của các DN ngành thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam. Từ
đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm góp phần hồn thiện CTV cho các DN thực
phẩm lựa chọn CTV phù hợp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Căn cứ vào mục tiêu chung nêu trên, nghiên cứu xác định các mục tiêu cụ
thể nhƣ sau:
 Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến CTV của các DN ngành thực phẩm
niêm yết tại TTCK Việt Nam.
 Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố ảnh hƣởng đến CTV của các
DN ngành thực phẩm niêm yết TTCK Việt Nam.
 Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm hoàn thiện CTV của các DN ngành thực
phẩm niêm yết tại TTCK Việt Nam.


3

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Từ những mục tiêu nghiên cứu, tác giả sẽ làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến
CTV của các DN thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam thông qua việc trả lời
các câu hỏi sau:
 Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến CTV của các DN ngành thực phẩm niêm
yết trên TTCK Việt Nam?
 Mức độ và chiều hƣớng ảnh hƣởng của các nhân tố đến CTV của các DN
ngành thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam nhƣ thế nào?
 Các hàm ý quản trị nào đƣợc đƣa ra nhằm hoàn thiện CTV của các DN
ngành thực phẩm niêm yết tại tại TTCK Việt Nam?
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hƣởng đến CTV của các DN ngành
thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2013-2022 (phụ lục 1 đính
kèm).
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu trong khoảng 10 năm từ 20132022 trên Báo cáo tài chính của 27 DN ngành thực phẩm niêm yết trên ba sàn
chứng khoán là Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Sở

Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sàn giao dịch chứng khốn của các cơng
ty đại chúng chƣa niêm yết (UPCOM). Nghiên cứu phân tích trong hai giai đoạn là
trƣớc và sau đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh giãn cách xã hội diễn ra, thì thực
phẩm là nguồn vơ cùng cần thiết cho mỗi ngƣời dân. Theo đó, các doanh nghiệp
thực phẩm gia tăng thêm 30% năng suất hoạt động. Tuy nhiên chỉ khoảng 50% có
hoạt động kinh doanh tƣơng đối ổn định, còn các DN còn lại phải gặp những vấn đề
khó khăn khi đại dịch bất ngờ xảy ra. Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp thực
phẩm đã và đang chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 dẫn đến sự khác biệt
trong CTV của DN so với giai đoạn trƣớc 2019. Nhƣ vậy, nghiên cứu đã lựa chọn


4

giai đoạn 2013-2022, cả giai đoạn trƣớc và sau đại dịch Covid-19 để có cái nhìn
khái qt hơn.
Phạm vi về khơng gian: Hiện có 54 DN thực phẩm đƣợc niêm yết trên
TTCK Việt Nam, trong đó có 10 DN niêm yết trên sàn HOSE, 11 DN niêm yết trên
sàn HNX và 33 DN niêm yết trên sàn UPCOM, tính đến thời điểm tháng 07/2023.
Những DN này là những DN đã có thành tựu, uy tín và kinh nghiệm nhất định trong
thị trƣờng ngành thực phẩm. Tuy nhiên, có một số công ty không thỏa mãn đồng
thời các điều kiện nên nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 27 DN ngành thực phẩm
đƣợc niêm yết tại Việt Nam.
Nghiên cứu lựa chọn các DN đƣa vào mẫu nghiên cứu khi thỏa mãn đồng
thời các điều kiện sau:
 Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và không bị phá sản, thời gian hoạt
động từ 2013-2022.
 Phải là các DN thuộc nhóm ngành thực phẩm đƣợc niêm yết trên TTCK
Việt Nam.
 Phải có đầy đủ báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm tốn bởi cơng ty kiểm tốn
độc lập từ năm 2013-2022 để minh bạch số liệu thống kê.

 Tất cả các báo cáo tài chính phải có sự xác nhận của Cơng ty kiểm tốn về
tính hợp lý và trung thực của báo cáo theo nguyên tắc trọng yếu trong kế toán.
1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu của 27 DN thực phẩm niêm yết TTCK Việt
Nam từ 2013-2022 bằng phƣơng pháp định lƣợng: Nghiên cứu thực hiện chạy hồi
quy mơ hình Pooled OLS, mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM), mơ hình tác động
cố định (FEM) thơng qua phần mềm STATA 17. Để lựa chọn đƣợc mơ hình phù hợp
nhất cho bài nghiên cứu tác giả thực hiện kiểm định Hausman. Tiếp đến, thực hiện
các kiểm định để kiểm tra hiện tƣợng tƣợng đa cộng tuyến, phƣơng sai sai số thay
đổi và tự tƣơng quan. Nếu mơ hình có xảy ra các hiện tƣợng trên thì sử dụng mơ
hình bình phƣơng tối thiểu tổng qt khả thi (FGLS) để khắc phục. Từ đó đƣa ra kết


5

luận các nhân tố ảnh hƣởng đến CTV của các DN ngành thực phẩm niêm yết trên
TTCK Việt Nam.
1.6. ĐÓNG GĨP ĐỀ TÀI
Có rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả đã nghiên cứu về đề tài này, tuy
nhiên số liệu trong q khứ khơng cịn phù hợp và kết quả sẽ thay đổi theo thời
gian. Do đó, khóa luận này sẽ tiếp nối và bổ sung từ các nghiên cứu trƣớc đây để
làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến CTV của DN thực phẩm niêm yết tại Việt Nam
trong giai đoạn 2013-2022. Thơng qua đó, đề xuất hàm ý quản trị phù hợp và có
tính khả thi nhằm hoàn thiện cơ cấu vốn phù hợp với các kế hoạch của các DN thực
phẩm trong tƣơng lai.
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa các lý thuyết nền
tảng liên quan đến đề tài và làm tăng thêm sự nhận định về các nhân tố tác động đến
cấu trúc vốn của các DN thực phẩm đƣợc niêm yết trên TTCK Việt Nam. Từ đó làm
cơ sở để tiếp nối cho các nghiên cứu sau có cùng lĩnh vực.
Ý nghĩa thực tiễn: Khóa luận cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm góp

phần củng cố các lý thuyết và làm rõ về nhân tố thực sự có ảnh hƣởng đến CTV của
DN thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó, các hàm ý quản trị
đƣợc đề xuất trong nghiên cứu có thể hỗ trợ các DN thực phẩm có thêm nhiều giải
pháp để xây dựng CTV hiệu quả và tối ƣu.
1.7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Cấu trúc đề tài nghiên cứu gồm 5 chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU
Chƣơng 1 trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu- giới thiệu chung cũng
nhƣ khái quát một số nội dung liên quan đến đề tài.
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN
Ở chƣơng này, nội dung chính của chƣơng này là cung cấp các lý thuyết nền
tảng liên quan đến đề tài. Đồng thời, khảo lƣợc kết quả của các nghiên cứu về cấu


6

trúc vốn trong nƣớc và trên thế giới. Qua đó, để xây dựng các giả thuyết và biến
trong mơ hình hồi quy ở chƣơng tiếp theo
CHƢƠNG 3. MƠ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung chính của chƣơng 3 trình bày về mơ hình nghiên cứu, quy trình
nghiên cứu, thu thập và mơ tả dữ liệu. Bên cạnh đó, đề cập đến phƣơng pháp nghiên
cứu đã sử dụng để có đƣợc kết quả phù hợp với mục tiêu đề ra.
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Mục tiêu của chƣơng 4 là sử dụng kết quả của chƣơng 3 để đo lƣờng mức độ
ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn. Thực hiện một số bƣớc phân tích định lƣợng nhằm
cung cấp ý nghĩa cho nghiên cứu nhƣ thống kê mô tả, phân tích hệ số tƣơng quan
của các biến trong mơ hình và thực hiện phân tích hồi quy. Từ kết quả đó tác giả sẽ
phân tích và đối chiếu với các nghiên cứu trƣớc.
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Chƣơng 5 tập trung vào việc đƣa ra những kết luận chính, đề xuất hàm ý
quản trị cho các DN nhằm hoàn thiện CTV. Đồng thời, một số hạn chế của đề tài
cũng đƣợc đề cập đến, từ đó chỉ ra những hƣớng phát triển mới phù hợp hơn.
TĨM TẮT CHƢƠNG 1
Chương 1 của nghiên cứu trình bày các vấn đề cơ bản của nghiên cứu như là
lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và đóng góp đề tài. Bên cạnh đó, nghiên cứu
cịn đưa ra các phương pháp cũng như kết cấu của đề tài, từ đó làm cơ sở cho các
chương tiếp theo.



×